Bạn đang xem bài viết Review Về Chùa Bà Châu Đốc 3 – Chùa Phước Long Quận 9 được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chùa Bà Châu Đốc 3 ở đâu?
Chùa Bà Châu Đốc 3 (Chùa Phước Long) nằm giữa một cù lao trên sông Đồng Nai. Nằm trên cù lao Bà Sang giữa sông Đồng Nai (phường Long Bình, quận 9, TP HCM) đây là điểm hành hương linh thiêng thu hút nhiều du khách. Chùa cách trung tâm thành phố khoảng 25 km.
Hướng dẫn đường đi Chùa Bà Châu Đốc 3
Du khách có thể kết hợp 2 điểm chùa Bửu Long – Chùa Phước Long đi cùng với nhau vì 2 địa điểm này nằm gần nhau. Người Sài Gòn hay thường nói “Qua sông Đồng Nai là tới Châu Đốc”. Tuy nhiên đi như thế nào thì chắc chắn một điều rằng không phải cá nhân nào cũng biết.
Du khách có thể đi xe máy, ô tô hoặc xe buýt di chuyển đến Chùa Bà Châu Đốc 3. Cũng không có gì khó khăn với những người trẻ đem mê phượt thì các bạn có thể đi xe máy để ngắm được nhiều cảnh trên chặng đường đi.
Du khách có thể đi ô tô theo đoàn và như vậy du khách muốn được chủ động về thời gian. Chỉ cần xuất phát từ Thủ Đức chạy hết đường Lê Văn Việt rẽ phải đường Nguyễn Văn Tăng khoảng 5km, bạn sẽ gặp một biển chỉ dẫn đến bến đò chùa Hội Sơn. Tiếp đến chúng ta sẽ qua đò và chỉ với giá vé 10.000 đồng/ 2 chiều, du khách từ bến đò chạy dài trên sông Đồng Nai khoảng 20 phút sẽ thấy ngay chùa Châu Đốc 3.
Chùa Bà Châu Đốc 3 (Chùa Phước Long quận 9) kỳ vĩ và thơ mộng. Với phong cảnh non nước hữu tình thật khiến du khách không thể chối từ điểm đến này.
Chùa Bà Châu Đốc 3 (Chùa Phước Long) có từ khi nào?
Chùa Bà Châu Đốc 3 (Chùa Phước Long) được xây dựng vào năm 1965, thuộc hệ phái Phật giáo Bắc Tông.
Lúc bấy giờ chùa chỉ là nhà mái tranh vách đất. Vào năm năm 2009 chùa được xây dựng, trùng tu trên diện tích rộng 1,5 ha.
Khi nhắc đến Sài Gòn không chỉ là tụ điểm ăn chơi cả ngày lẫn đêm mà còn nổi tiếng với nhiều địa điểm du lịch khác. Chắc chắn luôn có những người muốn tìm đến những nơi yên bình để thư giãn đầu óc. Và một trong những nơi thu hút du khách nhất đó chính là Chùa bà Châu Đốc 3. Đây là gợi ý hấp dẫn thu hút du khách trong và ngoài nước khám phá và thăm quan nơi này.
Ngôi chùa Bà Châu Đốc 3 (Chùa Phước Long) được hình thành dưới sự chủ trì của Hòa Thượng Thích Nhật Phát xây dựng. Vẻ đẹp tượng Phật nghìn mắt nghìn tay được chạm khắc rất gọn gàng, tinh tế, quá bao nhiêu năm vẫn giữ nguyên vẻ đẹp đầy tiềm ẩn.
Chùa Bà Châu Đốc 3 (Chùa Phước Long) có điểm gì nổi bật
Chùa Bà Châu Đốc 3 (Chùa Phước Long ) có rất nhiều tượng như thập bát la hán, các bồ tát, những nhân vật theo tín ngưỡng nhân gian, có cả tượng Tôn Ngộ Không, Đường Tăng… và điểm đặc biệt ở đây là tượng với màu sắc sặc sỡ không giống như những ngôi chùa khác.
Đập vào mắt du khách khi nhìn từ cổng chùa vào đó là pho tượng Phật nằm dài khoảng 10m. Sau đó là hình ảnh khuôn viên chùa, Khuôn viên chùa như một vượn tượng, tượng Quan âm bằng đá ở chính giữa hồ nước, bao quanh bởi những con rồng, trung tâm chùa là chánh điện.
Chánh điện với chiều dài 80m, rộng 25m, diện tích 2.000m2 được thiết kế với liệu chủ yếu là 1.500 khối gỗ trong ba năm.
Bên trong chánh điện Chùa Bà Châu Đốc 3 (Chùa Phước Long ) gồm ba gian với kết cấu chính là gỗ gụ. Các cột kèo, mái sơn son thếp vàng càng làm không gian chùa thêm phần cổ kính.
Kiến trúc của ngôi chùa từ các cây cột, kèo, cánh cửa đến tượng Phật được các nghệ nhân nổi tiếng đến từ Huế chế tác tỉ mỉ.
Du khách đến với chùa Bà Châu Đốc 3 (Chùa Phước Long) ngoài việc cúng viếng ra thì du khách còn có thể chiêm ngưỡng bộ sưu tập xe cổ, đồ gốm sứ qua các thời kỳ khác nhau; cũng như nhiều vật dụng có giá trị lịch sử được nhà chùa sưu tầm, trưng bày.
ĐẶC BIỆT: Mỗi buổi trưa, du khách viếng chùa đều được miễn phí cơm chay do Phật tử nhà chùa nấu.
Chùa Bà Châu Đốc 3 (Chùa Phước Long) – Điểm thăm quan nổi tiếng tại Sài Gòn
Chùa Bà Châu Đốc 3 (Chùa Phước Long) được biết đến là một trong những ngôi chùa linh thiêng nhất Sài Gòn. Mỗi ngày, ngôi chùa này thu hút rất nhiều du khách từ nhiều nơi tới tham quan và cúng viếng chùa cả khách trong nước lẫn nước ngoài.
Kiến trúc ngôi chùa cổ kính, độc đáo, thu hút sự chú ý khi khách du lịch ghé đến tham quan. Chùa Châu Đốc 3 (Chùa Phước Long quận 9) linh thiêng và mang đậm nét giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Còn chần chừ gì mà không đi luôn và ngay đúng không. Đây sẽ là một trong những địa điểm nên đến nhất trong dịp Tết 2021 này.
Mua đồ thờ cúng dịp Tết ở đâu?
Trong các chất liệu tạo nên những bộ đồ thờ thì chất liệu gốm sứ thương hiệu Bát Tràng được đánh giá cao nhất. Để thuận tiện cho việc thờ cúng hãy đến ngay KHÔNG GIAN GỐM để mua những bộ đồ thờ sang trọng trang nghiêm.
Hotline: 0912 992 544
Showroom 1: Số 021 Nguyễn Văn Linh , Phú Mỹ Hưng , P, Tân Phong, Quận 7, Tp HỒ CHÍ MINH
Showroom 2 : Số 130 Cộng Hòa , Phường 4 , Quận Tân Bình, Tp HỒ CHÍ MINH
Showroom 3 : Số 6 Chế Lan Viên, Tây Thạnh, Tân Phú, Hồ Chí Minh
Showroom 4 : 98 Võ Thị Sáu, Tân Định, Quận 1, Hồ Chí Minh
Showroom 5 : 863 Trường Chinh, Tây Thạnh, Tân Phú, Tp.HCM
Showroom 6 : 351 Bạch Đằng, F15, Bình Thạnh, Tp.HCM
Đồ thờ gốm sứ đa dạng mẫu mã thiết kế. Trong đó có 3 màu men đặc sắc được ưu chuộng nhất: đồ thờ men rạn, đồ thờ men trắng xanh, đồ thờ men xanh ngọc cao cấp….
Không Gian Gốm cam kết bán đúng giá, mẫu mã cập nhật thường xuyên, đảm bảo rằng mọi gia đình sẽ có được một không gian thờ cúng linh thiêng và trang nghiêm nhất.
Chùa Bà Châu Đốc 2
Chùa Bà Châu Đốc 2 thuộc huyện Nhà Bè – TP Hồ Chí Minh là một ngôi chùa rất nổi tiếng trong cầu lộc, cầu tiền tài, cầu cho làm ăn phát đạt,… Cho nên rất được các thương nhân từ tiểu thương cho đến những doanh nhân lớn ưu ái chọn chùa Bà Châu Đốc 2 làm nơi cúng bái đầu năm. Tuy nhiên ít ai biết được những sự thật về nguồn gốc ngôi chùa này vốn dĩ là “Chùa mà không phải chùa”
Chùa Bà Châu Đốc có đến ba ngôi chùa cùng tên : Chùa Bà Châu Đốc hay còn gọi là chùa Bà Châu Đốc 1 nằm ở huyện Châu Đốc tỉnh An Giang, chùa Bà Châu Đốc 2 và chùa Bà Châu Đốc 3
Mỗi dịp tết đến xuân về, khắp nơi, người người kéo về 3 ngôi chùa này hành hương cầu may. Tuy nhiên, chẳng mấy ai biết được ý nghĩa và sự linh thiêng của nó từ đâu mà có.
Chùa Bà Châu Đốc 2 – Chùa mà không phải chùa
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến ngôi chùa có tên là chùa Bà Châu Đốc 2. Chùa Bà Châu Đốc 2 có địa chỉ ở đâu?
Đường đến chùa khá khó khăn khi ngôi chùa tọa lạc tại một con hẻm nhỏ- hẻm 908, Đường Huỳnh Tấn Phát, huyện Nhà Bè – Thành phố Hồ Chí Minh.
Mỗi dịp rằm tháng Giêng, dòng người kéo về hành hương tại chùa Bà Châu Đốc 2 đông không đếm xuể, cả ngày lẫn đêm đều lườm lượp người ra người vào.
Tuy nhiên, trong cả trăm ngàn người đó, chẳng mấy ai hiểu đúng về Chùa Bà Châu Đốc 2. Bởi thực chất thì chùa Bà Châu Đốc 2 chỉ là hai miếu thờ mà thành.
Thực chất xưa kia chùa Bà Châu 2 chỉ là 2 chiếc miếu thờ được xây rất tạm bợ bằng gỗ dừa.
Thời đó, người dân huyện nhà Bè dựng lên miếu này để thờ những người chết đuối trôi dạt về vùng ngã ba khúc sông trước miếu.
Về sau, cụ thể là những năm 90, tục thờ cúng trở nên phổ biến.
Một số nhà sư đã tôn tạo lại hai chiếc miếu xưa trở thành hình hài một ngôi chùa và lập ra Hương hội cho ngôi “chùa – miếu” này.
Rồi trong giới thương gia lan truyền lời đồn rằng Chùa Bà Châu Đốc ở Châu Đốc – An Giang hay chính là chùa Bà Châu Đốc 1.
Ngôi chùa cầu tài thiêng bậc nhất nếu dịp đầu năm có thể đến đây để cầu tài thì cả năm đó sẽ mua may bán đắt.
Cho nên, “Hương hội” của 2 miếu thờ đã đến chùa Bà Châu Đốc An Giang để xin làm một nhánh của chùa chính và lập thành chùa Bà Châu Đốc 2.
Đó là lý do tại sao người ta vẫn quen gọi là chùa Bà Châu Đốc 2, nhưng khi đến thì vẫn có tấm biển tên là miếu Ngũ Hành
Do lối vào chùa Bà Châu Đốc 2 – miếu Ngũ Hành rất nhỏ nên mỗi dịp đầu xuân khi du khách thập phương kéo về hành lễ quá đông, thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc tại ngõ vào.
Do vậy, với những ai ở gần thì phương tiện lý tưởng để đến đây là xe bus. Chùa Bà Châu Đốc 2 – Phú Xuân- Nhà Bè có 4 tuyến xe bus đi qua đó là : 139, 20, 72, 110.
Hoặc nếu đi phương tiện cá nhân thì các bạn nên đi chung hoặc thuê xe, hạn chế tối đa phương tiện để có thể di chuyển dễ dàng đến chùa nhất.
Khu vực xung quanh chùa Bà Châu Đốc là nơi vấn nạn chặt chém hoành hành.
Du khách khi đến đây rất ưa chuộng bộ hàng mã “Áo Bà” có giá bán 25-50 ngàn/ chiếc, có loại áo chất liệu vải có giá hàng triệu đồng.
Ngoài ra, còn có những sạp hàng bán lễ cúng đã sắp sẵn với giá 100 ngàn đồng với 4-5 loại hoa quả mỗi thứ tượng trưng 1-2 quả.
Nếu là ngày lễ ông công ông táo thì mỗi túi cá ( chỉ có 1 con cá chép vàng nhỏ) có giá 10 ngàn đắt gấp 5 lần nếu được mua ở ngoài.
Ở đây người ta còn bày bán nhiều món ăn sẵn ưa thích của rất nhiều người như bánh xèo, bánh tôm,… Tuy nhiên mức giá cũng đắt gấp 2-3 lần so với bình thường.
Cho nên để đề phòng khi đói, các bạn có thể đem theo đồ ăn từ nhà, tránh việc bị chặt chém với mức giá “trên trời”.
Người hướng phật thì sẽ đi chùa mang theo chữ “tâm”. Bởi theo phật là hướng thiện.
Tuy nhiên, nhiều người đến chùa Bà Châu Đốc 2 lại có xu hướng “dùng tiền nịnh Phật”. Bằng cách đốt đến vài chục nén nhang một lần, hay cả nắm tiền vàng và những bộ “Áo Bà” vô số,…
Đây là điều tối kỵ mà mỗi khách đến hành hương tại chùa Bà Châu Đốc 2 cần biết để tránh, để là một người hướng Phật đúng nghĩa.
Chùa Bà Châu Đốc 2 hay chính xác hơn là miếu Ngũ Hành là nơi được mọi người ưu ái với tên gọi thể hiện sự linh thiêng của “chùa cầu tài lộc”.
Ngôi chùa còn được mệnh danh là mảnh đất thiêng, nơi những tiểu thương có thể “vay vốn” thần linh để làm ăn phát đạt, tiền tài may mắn, mua may bán đắt, …
Tuy nhiên, du khách khi đến chùa cúng bái cần chú ý thể hiện nét văn minh trong văn hóa tâm linh như đã được đề cập trong bài viết ở trên.
Kinh Nghiệm Đi Chùa Bà Châu Đốc An Giang Từ A
Tọa lạc dưới chân núi Sam ở thành phố Châu Đốc, miếu chùa bà Châu Đốc An Giang từ lâu đã là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng miền Tây. Mỗi năm nơi đây đón khoảng 2 triệu lượt khách hành hương.
2. Đi chùa bà Châu Đốc An Giang cúng gì?
Rất nhiều bạn thắc mắc về những nghi lễ khi đi chùa. Việc cúng lễ khi tới chùa đều là thành tâm và tùy điều kiện mỗi người. Một số người có điều kiện thường mua heo quay để cúng. Tuy nhiên, heo quay được bán ở ngoài cổng chùa thường không đảm bảo vệ sinh. Các bạn không cần phải mua để mang vào chùa.
Ảnh: @rabbit_huynh
3. Những lưu ý khi đi chùa bà Châu Đốc
Một số ngôi chùa An Giang đẹp:
3.1. Nên đi chùa vào thời điểm nào?
Chùa Bà Châu Đốc rất linh thiêng, mọi người đến cầu được ước thấy ứng nghiệm nên càng ngày càng nhiều người đi. Thời điểm đi chùa cũng rất đa dạng, tùy theo sự sắp xếp thời gian của mỗi người. Tuy nhiên, chùa thường đông nhất vào khoảng thời gian đầu năm. Đây là lúc người Việt thường có thói quen đi chùa đầu năm lấy lộc.
Xung quanh chùa bà Châu Đốc An Giang có rất nhiều những dịch vụ phục vụ người đi chùa.Tuy nhiên, rất nhiều dịch vụ không hợp lý, chỉ có mục đích ham lợi. Khi đến chùa, bạn đặc biệt không nên tham gia thả chim phóng sinh. Những con chim ở đây thường bị nhốt lâu, khó có thể bay xa và thường bị bắt trở lại sau khi thả.
4. Tham quan quần thể di tích núi Sam
Nếu đã đến chùa bà Châu Đốc An Giang, bạn nên tham quan núi Sam ở ngay gần đó. Quần thể núi Sam còn có chùa cổ Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Hang và nhiều chùa, miếu trên núi. Đây đều là những điểm tham quan nổi tiếng ở Châu Đốc nên đi sau khi viếng chùa Bà.
5. Đặc sản tại chợ Châu Đốc
Ảnh: @nbaolam Bài viết bạn quan tâm:
Khám Phá Chùa Bà Châu Đốc An Giang ” Địa Điểm Linh Thiêng”
Chùa Bà Châu Đốc An Giang hiện đang là điểm đến thu hút rất đông du khách thập phương tới viếng thăm trong những dịp lễ, Tết. Tọa lạc ngay dưới chân núi Sam thuộc phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Chùa bà Châu Đốc là một trong những di tích lịch sử, kiến trúc và tâm linh quan trọng cần được bảo tồn và phát triển.
Tìm hiểu chùa Bà Châu Đốc An Giang
Mỗi khi nhắc tới núi Sam hay Châu Đốc thì ai ai cũng nghĩ tới miếu Bà Chúa Xứ. Với sự linh thiêng và ứng nghiệm, cầu được ước thấy khiến chùa Bà hàng năm thu hút hàng triệu lượt khách đến tham quan, cúng viếng. Không chỉ là trung tâm văn hóa tín ngưỡng của người dân An Giang nói riêng và dân miền Tây nói chung mà còn là địa điểm du lịch tâm linh hấp dẫn trong những ngày lễ, Tết.
Nguồn gốc chùa Bà Châu Đốc An Giang
Theo những thông tin cho biết thì cách đây 200 năm, người dân địa phương tại Châu Đốc đã phát hiện ra tượng Bà ở trên đỉnh núi Sam và muốn đưa xuống. Tuy nhiên, mấy chục thanh niên cường tráng định khiêng tượng Bà nhưng không được. Sau đó qua miệng bà “cô Đồng” bảo chỉ cần 9 cô gái đồng trinh lên khiêng xuống. Nhưng đến chân núi thì tượng Bà bất ngờ nặng trịch không thể đi nữa. Người dân nghĩ Bà chọn nơi đây để an vị ở đây và đã lập miếu tôn thờ.
Đường đi chùa Bà Châu Đốc An Giang
Nằm cách thành phố Hồ Chí Minh hơn 200km và thành phố An Giang khoảng 36km. Du khách có thể tham khảo các tuyến đường sau đây.
– Xuất phát từ TP HCM: Các bạn đi theo Phan Văn Hớn đến Xa lộ Đại Hàn/QL1A tại Tân Thới Nhất. Sau đó đi theo ĐCT Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương/ĐCT01 và QL62 đến ĐT 819 tại Tân Lập. Tiếp tục Đi dọc theo ĐT 819 đến đường 3 Tháng 2 tại tt. Tân Hưng.
Sau đó Đi dọc theo TL831/Tỉnh lộ 831/ ĐT831, ĐT842 và ĐT841 đến Thường Phước 2. Tiếp tục đi đến Phà Tân Châu/Tân Châu – Hồng Ngự. Đến đây, các bạn mua vé tuyến phà Phà Tân Châu/Tân Châu – Hồng Ngự. Sang bên kia sông, các bạn tiếp tục đi thẳng để vào Phà Tân Châu/Tân Châu – Hồng Ngự. Đến tiệm Uốn Tóc Mỹ Nguyệt thì rẽ phải vào đường Trần Hưng Đạo/ĐT954. Sau đó chạy thẳng ĐT953 đến Phà Châu Giang tại Phú Hiệp.
– Xuất phát từ thành phố An Giang: Chạy đếnVĩnh Thạnh Trung và đi dọc theo ĐT945 – QL91 đến Kinh 4 tại Châu Phú B, Thành phố Châu Đốc. Sau đó là lái xe đến Châu Thị Tế/Tân Lộ Kiều Lương tại Núi Sam.
Kiến trúc chùa Bà Chúa Xứ núi Sam
Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam không chỉ nổi tiếng linh thiêng mà còn biết đến với lối kiến trúc độc đáo và đẹp mắt. Ngày trước miếu Bà được xây dựng đơn sơ bằng tre lá, nằm quay về hướng tây bắc, phần lưng thì quay về vách núi, còn chính điện nhìn ra con đường và cánh đồng làng.
Vào năm 1870, miếu được người dân xây dựng lại bằng gạch hồ ô dước. Trong 4 năm từ 1972 đến 1976, miếu Bà được hai kiến trúc sư Huỳnh Kim Mãng và Nguyễn Bá Lăng tái thiết lớn tạo nên dáng vẻ như hiện nay. Miếu có kiến trúc dạng chữ “quốc”, hình khối tháp dạng như hoa sen đang nở. Mái tam cấp ba tầng lầu được lợp bằng ngói đại ống màu xanh ngọc bích đẹp mắt, góc mái thì vút cao như mũi thuyền đang lướt sóng.
Bên trong miếu thì lại được thiết kế và trang trí mang đậm nét nghệ thuật Ấn Độ. Các cánh cửa miếu được các nghệ nhân chạm trổ, điêu khắc tinh xảo. Đặc biệt, nhiều liễn đối và hoành phi ở nơi đây cũng được dát vàng son rực rỡ.
Tượng Bà được người dân đặt ở giữa chính điện, xung quanh đó còn có bàn thờ Hội đồng ở phía trước, Tiền hiền và Hậu hiền thì đặt hai bên. Bàn thờ Cậu đặt ở bên trái, có thờ một Linga bằng đá rất to, cao khoảng 1,2m, còn bàn thờ Cô thì ở bên phải thờ một tượng nữ thần nhỏ bằng gỗ,…
Tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam – An Giang
Theo lời truyền miệng dân gian thì vào những năm 1820 – 1825, quân Xiêm sang quấy phá nước ta và đuổi theo dân lên đỉnh núi Sam thì gặp tượng Bà. Bọn chúng ra sức khiêng bức tượng nhưng không nhấc nổi, một tên trong số đó đã làm tức giận làm gãy tay Bà và ngay lập tức hắn bị trừng phạt. Từ đó người dân gọi là Bà Chúa Xứ và lập miếu thờ để cho Bà Chúa phù hộ mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, tránh được giặc cướp, thoát khỏi dịch bệnh.
Còn theo nhà khảo cổ học người Pháp Malleret nghiên cứu vào năm 1941 cho biết tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam thuộc loại tượng thần Vishnu (nam thần). Tạc dáng người nghĩ ngợi, quý phái, chất lượng bằng đá son, có giá trị nghệ thuật cao. Bức tượng được tạc vào cuối thế kỷ 6 và rất có thể đây một trong số hiện vật cổ còn sót lại của nền văn hóa Óc Eo xưa.
Vào năm 2009, tượng Bà được ghi vào sách Kỷ lục An Giang là bức tượng bằng đá sa thạch xưa nhất Việt Nam và có áo phụng cúng nhiều nhất. Hiện nay, chùa Bà Châu Đốc An Giang “điểm nhấn” của du lịch tâm linh hấp dẫn của vùng ĐBSCL.
Thời điểm để đi hành hương Chùa Bà Chúa Xứ Châu Đốc
Do nhu cầu hành hương về Châu Đốc ngày một tăng cao, nhất là vào tháng 1 đến tháng 3 âm lịch. Do đo mà bạn nên lựa chọn thời gian hợp lý để đến Châu Đốc tránh tình trạng đông đúc, chen lấn, xô đẩy, kẹt xe, móc túi. Lời khuyên của chúng tôi dành cho cá bạn thì thời điểm thích hợp để hành hương tới chùa Bà là vào những ngày đầu tuần và giữa tuần. Bởi vì lúc này giá vé xe cũng “mềm” hơn ngày thường và đỡ đông hơn so với những ngày lễ, Tết.
Cập nhật thông tin chi tiết về Review Về Chùa Bà Châu Đốc 3 – Chùa Phước Long Quận 9 trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!