Xu Hướng 6/2023 # Phong Tục Cúng Gia Tiên Ngày Tết # Top 11 View | Apim.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Phong Tục Cúng Gia Tiên Ngày Tết # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Phong Tục Cúng Gia Tiên Ngày Tết được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trong những ngày Tết, các thành viên trong gia đình dù có đi đâu xa cũng đều trở về sum họp bên nhau, cùng nhau thăm hỏi người thân, họ hàng, mừng tuổi, đi lễ đầu năm cầu may mắn,… Bên cạnh đó, ngày Tết là ngày con cháu sẽ sửa soạn những mâm cơm cúng rước ông bà theo phong tục truyền thống. Và sau đây là một số phong tục cúng gia tiên trong ngày Tết Nguyên Đán:

1.Lễ cúng tiễn đưa ông Công ông Táo về Trời

Công việc sửa soạn cho ngày Tết của người Việt thường bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp, là ngày mà người Việt cúng ông Công ông Táo – Táo quân. Theo quan điểm của người Việt thì ông Công ông Táo vừa là thần bếp trong nhà vừa là người ghi chép tất cả những việc làm tốt xấu mà gia chủ đã làm trong năm cũ và báo cáo với Ngọc Hoàng. Ông Công ông Táo được cúng vào trưa hoặc chiều ngày 23 tháng Chạp Âm lịch hàng năm.

Mâm lễ cúng ông Táo về chầu trời đủ đầy sẽ là hiện thân của ước muốn một năm mới gia đình sung túc. Theo quan niệm dân gian, phương tiện đi lại của các Táo từ hạ giới lên chầu trời là cá chép. Vì vậy, người ta thường chuẩn bị 3 con cá chép đỏ sống để bơi trong chậu nước với quan niệm “cá chép hóa rồng” đưa các Táo về trời. Những con cá chép này sau khi làm lễ sẽ được thả (phóng sinh) ra các ao hồ hoặc sông.

Về mâm cơm cúng ông Táo, không cần quá cầu kỳ, tùy theo điều kiện gia cảnh mà gia chủ có thể chuẩn bị, có thể làm món mặn và món chay. Mâm cúng phổ biến cúng ông Táo gồm:

– 1 con gà trống luộc chéo cánh ngậm hoa tỉa ớt hoặc hoa hồng (có thể thay bằng thịt heo luộc hoặc vịt quay)

– 1 đĩa xôi gấc (có thể thay bằng xôi lá cẩm, xôi đậu, xôi lá nếp)

– 1 đĩa giò lợn, 1 cái bánh chưng, 1 tô canh chân giò nấu măng (hoặc canh mọc)

– 1 đĩa rau xào thập cẩm, chả rán, thịt đông,…

Và một số loại chè bánh khác.

2.Lễ cúng đón ông bà ngày tất niên

Ngày Tất niên có thể là ngày 30 tháng Chạp nếu là năm đủ hoặc 29 tháng Chạp nếu là năm thiếu. Lễ đón ông bà thường vào trưa ngày 30 tháng Chạp hoặc đôi lúc gia đình tổ chức cúng trước khi thời khắc giao thừa đến, khi trời đất chuyển thời, năm cũ đi, năm mới đến.

Mâm cúng ông bà, gia tiên ngày 30 Tết thường có đủ món mặn và cả món chay. Những món cúng thường là thịt heo kho tàu với trứng vịt, gà luộc với xôi, nem chả, thịt nguội, bánh các loại, trà sen, rượu,… Nhiều gia đình quen nấu những món ăn mà ngày xưa ông bà thích dùng. Hai món không thể thiếu trên bàn thờ là bình hoa và dĩa trái cây.

Một số gia đình có món canh khổ qua, ý cầu mong những khổ sở, khốn khó sẽ đi qua khi năm cũ hết và năm mới đến. Cúng lễ trước là để thể hiện lòng thành kính, tưởng nhớ đến các bậc tiền bối, đấng sinh thành… sau là dịp để mọi người tụ tập chúc tụng, ăn uống, chuyện trò vui vẻ.

Hai cách rước gia tiên về ăn Tết theo truyền thống:

Cách thứ nhất, con cháu chỉ làm cỗ dâng cúng gia tiên vào trưa ngày 30 Tết, khấn vái mời gia tiên về dự hưởng tại nhà.

Cách thứ hai là chiều ngày 30 Tết, gia chủ và người thân trong gia đình ra mộ, sửa sang, dọn dẹp và thắp hương làm lễ Tạ mộ, còn gọi là lễ Chạp, khấn mời tổ tiên về nhà cùng con cháu đón Tết.

Sau khi rước gia tiên về nhà, đợi cháy hết tuần hương, mâm cúng được hạ xuống, cả nhà quay quần xung quanh mâm cơm tất niên vui vẻ, sum vầy.

Năm cũ sắp qua năm mới sắp đến, đây là lúc chúng ta dành thời gian làm lễ tạ ơn những vị thần linh thổ địa bản gia trên mảnh đất mà mình đang sinh sống gọi là Lễ cúng tạ đất. Lễ cúng tạ đất thường được làm vào dịp cuối năm, từ sau rằm tháng Chạp đến ngày 30 Tết. Tuy nhiên thông thường Lễ cúng tạ đất được thực hiện chung với Lễ cúng đón ông bà ngày tất niên vào trưa ngày 30 Tết.

– Hoa tươi ( hoa hồng đỏ) 10 bông chia ra hai lọ hai bên

– Trầu 3 lá, Cau 3 quả cành dài đẹp

– Trái cây 2 đĩa bày ở hai bên

– Xôi trắng 2 đĩa to cũng bày hai bên

– Gà luộc nguyên con bày vào 1 đĩa (Gà giò hoặc là trống thiến) hoặc là một cái chân giò heo (chân trước) luộc, chân trái hay phải đều được.

– Rượu trắng 0,5 lít + Chén đựng rượu 3 cái + 10 lon bia + 6 lon nước ngọt bày ở hai bên ban thờ + 1 bao thuốc lá + 1 gói chè (1 lạng/gói)

– Một số bánh kẹo bày vào một đĩa to.

– Ở một số gia đình thường có đèn thờ thì không cần phải dùng nến cốc, nếu không có đèn thờ thì phải dùng đôi nến khi thắp hương làm lễ.

– 6 con ngựa, trong đó: 5 con ngựa 5 màu ( đỏ, xanh, trắng, vàng, chàm tím) cùng với 5 bộ mũ, áo, hia ( loại nhỏ) kèm theo ngựa là cờ lệnh, kiếm, roi. Mỗi ngựa trên lưng đặt 10 lễ tiền vàng.

– 1 con ngựa đỏ to hơn 5 con ngựa trên, cũng kèm theo mũ, áo, hia nhưng to hơn và cờ, roi, kiếm.

– 1 cây vàng hoa đỏ (1000 vàng)

– 1 đĩa đựng 50 lễ vàng tiền (dâng gia tiên)

Theo quan niệm dân gian, lễ cúng Giao thừa được cử hành ở cả trong nhà và ngoài trời. Đêm 30 tháng Chạp, rạng sáng mùng 1 Tết, nhiều nhà bày lễ cúng lúc Giao thừa trong sân hay trước cửa nhà.

Mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời có bình hương, hoa, hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến. Lễ vật gồm: con gà, bánh chưng, mứt kẹo, hoa, quả, rượu, vàng mã (bao gồm 1 bộ mũ áo giày quan và tiền vàng).

Cỗ mặn: Bánh chưng, giò – chả, xôi gấc, thịt gà, xôi đậu xanh, các món ăn mặn khác tùy theo nhu cầu của gia đình.

Cỗ ngọt và chay: Hương, hoa, đèn nến, bánh kẹo, mứt Tết, rượu/bia và các loại đồ uống khác.

5.Lễ cúng rước ông Táo về nhà

Lễ cúng đưa ông Táo về trời đã được thực hiện vào ngày 23 tháng Chạp thì vào đêm giao thừa, các gia đình sẽ phải cúng để rước ông Táo về nhà. Thời gian cúng từ 23h đến 23h45 ngày 30 Tết, lễ vật chuẩn bị giống như tiễn ông Táo về trời.

Các món trong mâm cỗ mặn cũng được tuỳ biến theo điều kiện từng gia đình, nhưng không thể thiếu các món ăn cơ bản ngày Tết là bánh chưng, xôi, gà, giò, thịt heo,… Ngày mùng 1 Tết kiêng sát sinh, nên gà sẽ được làm thịt từ ngày hôm trước.

Trong lễ cúng, gia chủ cảm ơn công đức của tổ tiên và mời tổ tiên về thụ lễ. Sau khi cúng xong con cháu thụ lộc tổ tiên rồi mới đi chúc Tết, thăm thú họ hàng, bạn bè.

Người Việt xưa quan niệm ăn Tết 3 ngày, nên ngày mùng 3 thường là ngày cuối cùng của Tết. Vào ngày này sẽ làm lễ hoá vàng mã để tiễn ông bà tổ tiên về trời, đồng thời đón thần tài, thần lộc.

Ngày nay, lễ hoá vàng mã có thể được du di đến ngày mùng 5, mùng 7 hay mùng 10 âm lịch. Gia đình có nhiều anh em không ở chung nhà có thể làm lễ hoá vàng khác ngày nhau và sắp xếp để người anh lớn nhất hoặc người có cha mẹ ở chung thì làm lễ hoá vàng cuối cùng.

Cũng như lễ cúng rước ông bà về, ngày tiễn đưa con cháu phải tề tựu đông đủ, mâm cơm cúng cũng có đủ những món ăn truyền thống như gà luộc, bánh chưng, bánh tét, thịt kho, củ kiệu,… để dâng lên ông bà tổ tiên.

Sau khi cúng xong thì đem bao nhiêu vàng mã đã cúng trong ba ngày tết ra hóa. Những vàng mã dành cho người mới mất trong năm qua thì được hóa riêng. Khi hóa vàng mã xong thì người ta vẩy vào mấy giọt rượu cúng trên bàn vì tục cho rằng có làm như thế mới thiêng.

Tục Cúng Gia Tiên Ba Ngày Tết Của Người Việt

Phong tục thờ cúng gia tiên ngày Tết

Tục cúng gia tiên ba ngày Tết của người Việt

Phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt đã là tục lệ lâu đời, đặc biệt trong những dịp lễ, Tết để thể hiện lòng thành dâng lên ông, bà tổ tiên, tỏ lòng nhớ ơn nguồn cội của mình. Mời các bạn cùng tham khảo tục cúng gia tiên ba ngày Tết của người Việt.

Văn khấn gia tiên ngày mùng 1 Tết Những kiêng kỵ nên tránh khi đi chùa mùng một Tết Những điều kiêng kỵ khi bài trí bàn thờ ngày Tết

Trong các lễ cúng ba ngày Tết, lễ nào cũng có một mâm cỗ cùng hương hoa, trầm trà, rượu bánh, để cúng gia tiên.

Cúng gia tiên là cúng tổ tiên trong nhà, là nghĩa vụ thiêng liêng của con cháu để tỏ lòng nhớ ơn nguồn cội của mình “Cây có cội nước có nguồn”.

Cúng gia tiên là một cái đạo “Đạo thờ cúng ông bà“, gọi tắt là đạo ông bà. Đạo ở đây không phải là tôn giáo vì không có giáo chủ, môn đệ… mà chỉ là “đạo làm người” trong gia đình, lấy tình cảm và sự liên hệ máu mủ ruột thịt trong gia đình làm chủ yếu.

Cúng gia tiên là thể hiện sự hiếu thảo và tình thương yêu của con cháu đối với người quá cố. Cúng gia tiên trong ba ngày Tết bày tỏ lòng tri ân, thương nhớ của con cháu đối với tổ tiên nguồn cội. Việc cúng kính không chú trọng ở hình thức mâm cao cỗ đầy mà chú trọng ở nội dung, đó là tấm lòng thành kính tri ân thương nhớ và noi gương. Vua Hùng Vương thứ 6 không chọn cao lương mỹ vị để cúng gia tiên mà chọn bánh chưng bánh dầy là món đơn sơ giản dị nhưng hàm chứa nội dung ý nghĩa sâu sắc.

Khi cúng gia chủ phải ăn mặc chỉnh tề, lên đèn, đốt hương, đánh chuông, hai tay chắp lại đưa lên ngang trán và khấn, khi khấn nêu ngày tháng, làng xã, tên mình, tên vợ con, tên người quá cố, lễ vật cúng, lý do cúng, cầu nguyện… rồi tùy theo vị trí lớn nhỏ của mình đối với người quá cố, nếu nhỏ thì lạy 4 lạy hoặc vái 4 vái. Việc cúng kính tuỳ thuộc vào đức tin và đời sống đạo đức của mình.

Cúng là bày lễ vật, lên đèn thắp hương, khấn, vái, lạy. Khấn là lời cầu khẩn lầm rầm trong miệng, khấn xong thì vái từ 2 đến 5 vái, tùy theo từng trường hợp, mỗi lần vái đầu cúi xuống: Lầm rầm khấn vái nhỏ to (Kiều). Nếu vái là cử chỉ chào hỏi kính cẩn, thì lạy là hành động chỉ sự tôn kính từ tâm hồn đến thể xác đối với người trên hay người quá cố ở vào bậc trên của mình.

Đàn ông lạy đứng nghiêm, hai tay chắp lại để trước ngực giơ lên ngang trán, mình cúi xuống, hai bài tay xòe ra úp xuống, chiếu, quỳ gối trái rồi gối phải rạp đầu xuống theo thư thế phủ phục, sau vài giây cất người lên hai bàn tay để lên đầu gối trái vừa co lên đưa tới trước nửa bước để lấy đà đứng dậy, chân phải đang quỳ cũng theo đà đứng dậy, rút chân trái về ngang chân phải đứng nghiêm, là xong một lạy. Lạy xong vái 3 vái rồi lui ra.

Các nhà sư lạy hơi khác một chút, phất tay áo cà sa đưa 2 tay xuống đất rồi quỳ 2 đầu gối xuống luôn, khi đứng lên đẩy hai bàn tay để lấy thế đứng thẳng nên khỏi tì bàn tay lên đầu gối.

Phụ nữ lạy ngồi trệt xuống đất để 2 cẳng chân vắt chéo về bên trái, bàn chân phải ngửa lên để hai cẳng chân vắt chéo về bên trái, bàn chân phải ngửa lên để dưới đùi chân trái, nếu mặc áo dài thì kéo tà áo trước trải về phía trước, tà áo sau trải về phía sau, rồi chắp 2 bàn tay để trước ngực đưa lên ngang trán cúi đầu xuống, hai bàn tay úp xuống chiếu, đầu đặt lên hai bàn tay. Sau vài giây đẩy hai bàn tay để lấy thế ngồi thẳng lên, chắp hai bàn tay đưa lên ngang trán là xong một lạy.

Lạy, xong đứng lên vái 3 vái rồi lui ra. Nhiều người theo cách lạy khác, hai đầu gối quỳ xuống chiếu, mông để lên 2 gót chân, hai bàn tay chắp lại đưa lên ngang trán, hai bàn tay giữ ở vị thế chắp, mình cúi xuống khi gần tới chiếu thì hai bàn tay xòe ra úp xuống chiếu đặt đầu lên hai bàn tay, cứ thế mà lạy.

Phong Tục Cúng Lễ Ngày Tết

Trong gia đình người Việt thường có một bàn thờ tổ tiên, ông bà. Tuỳ theo từng nhà, cách trang trí và sắp đặt bàn thờ khác nhau. Bàn thờ là nơi tưởng nhớ, là thế giới thu nhỏ của người đã khuất. Vì vậy gần đến ngày Tết mọi người ai cũng lo trang trí bàn thờ tổ tiên để đón năm mới.

Hai cây đèn tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng, hương là tinh tú. Hai bát hương để đối xứng, phía sau 2 cây đèn thường có hai cành hoa cúc giấy, với nhiều bông nhỏ bao quanh bông lớn.

Cũng có nhà cắm “cành vàng lá ngọc” (một thứ hàng mã) với cầu mong làm ăn được quả vàng, quả bạc, buôn bán lãi gấp 5, gấp 10 lần năm trước. Ở giữa có trục “vũ trụ” là khúc trầm hương dưới dạng khúc khuỷu, vươn lên trong bát hương.

Nhiều gia đình đặt xen giữa đèn và hương là hai cái đĩa để đặt hoa quả lễ gọi là mâm ngũ quả (tuỳ mỗi miền có sự biến thiên các loại quả, nhưng mỗi loại quả đều có ý nghĩa của nó), phía trước bát hương để một bát nước trong, coi như nước thiêng.

Hai cây mía đặt ở hai bên bàn thờ là để các cụ chống gậy về với con cháu, dẫn linh hồn tổ tiên từ trên trời về hạ giới…

: Theo quan điểm của người Việt thì ông Táo là người ghi chép tất cả những gì con người làm trong năm và báo cáo với Ngọc Hoàng. Ngoài ra, ông Táo còn đại diện cho sự ấm no của một gia đình.

Ông Táo được cúng vào ngày 23 tháng chạp Âm lịch hàng năm. Lễ cúng ngoài hương, nến, hoa quả, vàng mã còn có hai mũ đàn ông, một mũ đàn bà và con cá chép, cá chép sẽ đưa ông Táo vượt qua Vũ Môn để lên Thiên đình gặp Ngọc Hoàng.

: Lúc đầu được hiểu như là hoàn tất (công việc) trong năm, tức cúng các tổ nghề đã phù hộ cho công việc làm ăn, nhưng vì không phải thợ nào cũng có vị tổ nghề rõ ràng, nên dần dà mọi người ai cũng đều cúng, nhưng là cúng “Tạ chỗ Đất đai” sau một năm làm ăn…Và lễ cúng được cúng tại nhà, kể cả lễ cúng tại công ty… Lễ cúng này thường vào các ngày từ sau 23 đến 29 hoặc 30 Tết.

Các Phong Tục Thờ Cúng Trong Ngày Tết

Thứ 3, 17/02/2015, 14:28 PM

Tết Nguyên đán là tiết lễ đầu tiên của năm, bắt đầu từ lúc giao thừa với lễ trừ tịch. Nguyên là bắt đầu. Đán là buổi sớm mai. Tết Nguyên Đán tức là Tết bắt đầu năm, mở đầu cho một năm mới với mọi cảnh vật đều mới mẻ đón Xuân sang. Theo sử Trung Quốc, âm lịch có từ đời nhà Hạ và lấy mười hai chi đặt cho mười hai tháng. Tháng Dần là tháng giêng được chọn làm tháng đầu năm và người ta ăn Tết Nguyên Đán vào đầu tháng Dần.

1. Giao thừa

Tết Nguyên Đán bắt đầu từ lúc giao thừa . Lẽ trời đất có khởi thuỷ phải có tận cùng , một năm đã bắt đầu ắt phải có hết , bắt đầu từ lúc giao thừa ,cũng lại hết vào lúc giao thừa .

Giao thừa là gì ?Theo Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh nghĩa là cũ giao lại , mới tiếp lấy .Chính vì ý nghĩa ấy nên hàng năm vào lúc giao tiếp giữa hai năm cũ mới này , có lễ trừ tịch.

2. Lễ trừ tịch

Trừ tịch là phút cuối cùng cũ năm cũ sắp qua năm mới , giữa giờ Hợi ngày 30 hoặc nếu tháng thiếu thì ngày 29 tháng chạp năm trước và giờ Tý ngày mồng một thág giêng năm sau .Vào lúc này người Việt nam theo phong tục cũ làm lễ trừ tịch .

Ý nghĩa của lễ này là đem bỏ đi hết những điều xấu , dở , cũ kỹ của năm sắp qua để đón những cái mới mẻ , tốt đẹp của năm mới sắp tới .

Lễ trừ tịch của người Trung Quốc còn là lễ khu trừ ma quỷ .Vào ngày trừ tịch dùng 120 trẻ con trạc 9 , 10 tuổi mặc áo thâm , đội mũ đỏ , cầm trống vừa đi đường đánh để khu trừ ma quỷ , do đó có danh từ trừ tịch .Lễ trừ tịch cử hành vào lúc giao thừa nên còn mang tên là lễ giao thừa .

3. Cúng ai trong lễ giao thừa

Phan Kế Bính trong Việt Nam phong tục có viết : Tục ta tin rằng mỗi năm có một ông hành khiển coi việc nhân gian , hết năm thì thần nọ bàn giao công việc cho thần kia , cho nên cúng tế để tiễn ông cũ và đón ông mới .

Cúng tế cốt ở tâm thành , và lễ cúng vào giữa nửa đêm nên đượm vẻ thần bí trang nghiêm . Cựu vương hành khiển bàn giao công việc cho tân vương thay đức Ngọc Hoàng để coi sóc nhân gian trong một năm cho đến giờ phút giao thừa sang năm .

Lễ trừ tịch bao hàm một ý nghĩa trọng đại tống cựu nghinh tân nên lễ được cử hành rất trịnh trọng từ tư gia tới các đình chùa.

Những năm về trước , trong giờ phút này , chuông trống đánh vang , pháo nổ không ngớt , truyền từ nhà nọ sang nhà kia , khắp kẻ chợ nhà quê.

Thắp hương vào ngày Tết là phong tục ngày Tết Việt Nam

4. Sửa lễ giao thừa

Tại các đình miếu cũng như tại các tư gia lễ giao thừa đều cúng mặn .Các ông thủ từ lo ở đình miếu , còn tại các tư gia do người gia trưởng đảm nhiệm .Xưa kia người ta cúng giao thừa ở đình , ông Tiên chỉ hoặc thủ từ đứng làm chủ lễ , nhưng người ta cũng cúng giao thừa ở thôn ở xóm nữa.

Bàn thờ giao thừa được thiết lập ở giữa trời . Một chiếc hương án được kê ra .Trên hương án có đỉnh trầm hương hay bình hương .Hai bên đỉnh trầm hương có hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến . Lễ vật gồm chiếc thủ lợn hoặc con gà , bánh chưng , mứt kẹo , trầu cau , hoa quả , rượu nước và vàng mã , đôi khi thêm cỗ mũ của Đại vương hành khiển.

Lễ vật được bày trên hương án trước giờ trừ tịch .Đúng giao thừa chuông trống vang lên ,ông chủ ra khấu lễ , rồi dân chúng kế đó lễ theo , cầu xin vị tân vương hành khiển phù hộ độ trì cho một năm may mắn.

Tại đình làng , cùng với lễ cúng ngoài trời còn lễ Thành Hoàng hoặc vị phúc thần tại vị nữa . Các chùa chiền cũng có lễ cúng giao thừa , nhưng lễ vật là đồ chay , và đồng thời với lễ giao thừa nhà chùa còn cúng Phật , tụng kinh và cúng Đức Ông tại chùa.

Ở các tư gia , các gia trưởng thường lập bàn thờ ở giữa sân , hoặc ở trước của nhà đối với những nhà không có sân.

Ngày nay ở thôn quê rất ít nơi còn cúng lễ giao thừa ở các thôn xóm , ngoài lễ cúng tại đình đền .Và ở các tư gia tuy vẫn cúng giao thừa nhưng bàn thờ thật là đơn giản.

Có khi chỉ là chiếc bàn con với mâm lễ vật , có khi mâm lễ vật lại đặt trên chiếc ghế đẩu .Hương thắp lên được cắm vào một chiếc ly đầy gạo hoặc chiếc lọ nhỏ .Có gia đình hương thắp đặt ngay trên mâm lễ , hoặc cắm vào khe nải chuối.

5. Đại vương hành khiển và phán quan

Có mười hai vị đại vương , mỗi ông cai trị một năm cõi nhân gian là Thập nhị hành khiển vương hiệu tính theo thập nhị chi, bắt đầu từ năm Tý , cuối cùng là năm Hợi .Hết năm Hợi lại quay trở lại năm Tý với Đại vương hành khiển của mười hai năm trước.

Các vị đại vương này còn được gọi là đương nhiên chi thần , mỗi vị có trách nhiệm cai trị thế gian trong một năm , xem xét mọi việc hay dở của từng người , từng gia đinh ,từng thôn xã cho đến từng quốc gia để định công luận tội , tâu lên Thượng đế . Mỗi vị đại vương hành khiển có một vị phán quan giúp việc.

Vị đại vương hành khiển lo việc thi hành những mệnh lệnh của Ngọc Hoàng Thượng đế và trình lên những việc xảy ra .Còn vị phán quan thì lo việc ghi chép công tội của mọi người , mọi gia đình , mọi thôn xã , mọi quốc gia.

Trong khi làm lễ cúng Đức đương niên đại vương hành khiển người ta khấn theo đức Thổ thần và Thành Hoàng vì khi đức đại vương hành khiển đã giáng lâm thì Thổ thần và Thành Hoàng có nhiệm vụ nghênh tiếp do đó cũng được phối hưởng lễ vật.

6. Lễ cúng thổ công

Sau khi cùng giao thừa xong , các gia chủ cúng khấn Thổ Công , tức là vị thần cai quản trong nhà , thường được gọi là “Đệ nhất gia chi chủ” .Lễ vật cũng tương tự như cúng giao thừa nghĩa là gồm trầu rượu ,nước ,đèn nhang , vàng bạc , hoa quả cùng các thực phẩm xôi gà , bánh , mứt v.v …

7. Lễ cúng gia tiên

Chiều ba mươi Tết sau khi sửa soạn xong xuôi người ta làm lễ cúng gia tiên sau đó đèn nhang phải giữ thắp suốt mấy ngày Tết cho tới khi hoá vàng.

Trong mấy ngày này , trên bàn thờ luôn luôn có sự hiện diện của tổ tiên .Để giữ cho hương khỏi bị tắt từ chiều ba mươi người ta thường dùng hương vòng .

Cùng với cúng gia tiên ta phải cúng Thổ Công trước để xin phép cho tổ tiên được về đón Tết cùng con cháu.

Cúng gia tiên ba mươi Tết , sáng mùng một lại cúng .Và trong mấy ngày Tết cho đến khi hoá vàng ngày hai bữa có lễ cúng gia tiên .Và bao giờ cũng phải cúng Thổ Công trước . Trong khi cúng giao thừa , cúng Thổ Công , cúng gia tiên ta phải có văn khấn.

Theo DanViet

Cập nhật thông tin chi tiết về Phong Tục Cúng Gia Tiên Ngày Tết trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!