Xu Hướng 6/2023 # Phóng Sự Đặc Biệt: Cả Nước Hân Hoan Đón Mừng Phật Đản Pl. 2553 # Top 9 View | Apim.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Phóng Sự Đặc Biệt: Cả Nước Hân Hoan Đón Mừng Phật Đản Pl. 2553 # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Phóng Sự Đặc Biệt: Cả Nước Hân Hoan Đón Mừng Phật Đản Pl. 2553 được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Sáng 9/5, tại sân vận động Quân khu 7 – chúng tôi hàng chục ngàn chư Tăng Ni, Phật tử tham dự Đại lễ Phật đản (PL.2553-2009) do Thành hội Phật giáo kết hợp Văn phòng II TƯGH tổ chức với sự chứng minh của chư tôn giáo phẩm Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự, Ban Trị sự Thành hội PG chúng tôi Đại lễ Phật đản bắt đầu bằng nghi thức rướt Phật, chào quốc kỳ, Phật kỳ và tưởng niệm. Tại buổi lễ, sau khi HT.Thích Từ Nhơn – Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS tuyên đọc Thông điệp Phật đản của Đức Pháp chủ GHPGVN; HT. Thích Trí Quảng – Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng Ban Trị sự THPG chúng tôi đã tuyên đọc Diễn văn Phật đản của Hòa thượng Chủ tịch HĐTS. Diễn văn nhắc nhở sự phát triển của Phật giáo VN từ trước đến nay luôn song hành với sự phát triển của đất nước. Hòa thượng nhấn mạnh: ” Chính sách bảo vệ và phát huy tư tưởng, văn hóa truyền thống dân tộc của Nhà nước ta đã tạo những thuận duyên lớn cho việc phát triển tôn giáo trên đất nước VN, trong đó có Phật giáo “.

Phát biểu nhân Đại lễ Phật đản, tiến sĩ Trần Thành Long – Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam chúng tôi khẳng định: “Đồng bào Phật tử đã có nhiều đóng góp tích cực trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng, hưởng ứng tham gia cuộc vận động toàn dân kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, chương trình vì người nghèo, xây dựng nhà tình nghĩa, tổ chức các lớp tình thương, nuôi dạy trẻ mồ côi, khuyết tật…”.

Sau đó, toàn thể chư tôn đức Tăng Ni, Phật tử đã thành tâm hướng về tôn tượng Đản sinh thực hiện thi thức dâng hoa cúng dường, niêm hương và khóa lễ Đản sinh theo truyền thống Bắc tông, tông. Nhân dịp này, Thành hội Phật giáo chúng tôi cũng phát 400 phần quà cho đồng bào khó khăn thuộc 15 phường của Q. Tân Bình với tổng giá trị 120 triệu đồng.

Trước đó, trong tuần lễ Phật đản từ ngày 3/5 đến – 9/5, trên khắp các chùa tại chúng tôi đã trang nghiêm làm lễ tắm Phật, triển lãm, biểu diễn văn nghệ, thiết lập vườn Lâm Tỳ Ni và phát quà cho đồng bào nghèo…

Hà Nội: Đại lễ Phật đản 2009 tràn đầy an lạc

Hơn 2.000 chư tôn đức Tăng Ni, Phật tử thủ đô đã tham dự Đại lễ Phật đản PL. 2553 – DL.2009 do Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt phối hợp cùng Thành hội Phật giáo Hà Nội tổ chức sáng 9/5, tại Cung văn hóa Hữu nghị Việt Xô – Hà Nội. Đức Pháp chủ GHPGVN Đại lão HT. Thích Phổ Tuệ, c tôn Giáo phẩm HĐCM, HĐTS quang lâm chứng minh Đại lễ. Ông Huỳnh Đảm – Chủ tịch UBTƯ MTTQ VN cùng lãnh đạo thành phố Hà Nội đã đến dự và chúc mừng.

Được biết, năm nay là năm đầu tiên, chư Tăng Ni và Phật tử thủ đô hân hoan mừng Đại lễ Phật đản sau khi đã hợp nhất Phật giáo Hà Nội với Phật giáo Hà Tây (cũ). Cũng vì thế để thiết thực kính mừng Phật đản, Thành hội Phật giáo Hà Nội đã chú trọng tổ chức nhiều hoạt động hoằng pháp, hoạt động xã hội lớn như: Hội thi giáo lý cư sĩ Phật tử (về giáo lý đạo Phật, lịch sử ra đời đạo Phật và Đức Phật) với sự tham gia của hơn 300 Phật tử tiêu biểu được tổ chức tại chùa Mỗ Lao (Hà Đông) vào sáng 6/5 (tức 12/4 âm lịch); biểu diễn nghệ thuật chào mừng Phật đản tại Cung văn hóa Hữu nghị tối 8/5 (tức 14/4 âm lịch), tuần thuyết giảng giáo lý cho Phật tử tại hai địa điểm: chùa Mỗ Lao (2-8/4 âm lịch) và tại chùa Bà Đá (7-13/4 âm lịch).

Huế: Phật đản PL. 2553 trang nghiêm, trọng thể

Ban Trị sự tỉnh hội Phật giáo tỉnh Thừa Thiên Huế đã trang nghiêm tổ chức lễ chính thức đại lễ Phật đản PL. 2553 vào sáng ngày 09-5-2009 (15-4-Kỷ Sửu). Đến dự có HT. Thích Đức Phương, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Thừa Thiên Huế, chư tôn thiền đức Tăng Ni cùng đại diện các sở ban ngành tỉnh, thành phố và các huyện, phường, xã và hàng ngàn Tăng, Ni Phật tử.

Tại buổi lễ, HT. Thích Đức Thanh – Phó Ban Trị sự đã tuyên đọc Thông điệp Phật đản PL.2553 của HĐCM; HT. Thích Giác Quang – Phó Ban Thường trực Ban Trị sự tuyên đọc diễn văn Phật đản của HĐTS. Sau đó, nghi thức truyền thống được bắt đầu bằng lễ dâng hoa đăng của HT. Thích Đức Phương, đại diện cho hàng vạn Tăng Ni và tín đồ Phật giáo tỉnh Thừa Thiên Huế lên đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật trong ngày đản sanh của Ngài.

Các thiếu nữ Đoàn sinh, Huynh trưởng GĐPT tỉnh Thừa Thiên Huế cũng múa dâng hoa cúng dường theo truyền thống của Gia đình Phật tử tỉnh Thừa Thiên Huế trong lời tán thài của chư tôn đức trong Ban Nghi lễ Phật giáo Huế và nghi thức tụng niệm tưởng niệm ngày đản sanh của đức Từ phụ. Buổi lễ kết thúc trong sự thanh tịnh và niềm hân hoan của chư tôn đức, quan khách cùng hàng ngàn Tăng Ni, Phật tử và đồng bào theo truyền thống văn hóa – tâm linh Phật giáo.

Trước đó,vào 17giờ ngày 8-5-2009 (14-4-Kỷ Sửu), tại Quốc tự Diệu Đế, Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản PL.2553 đã cử hành nghi lễ tắm Phật, sau đó rước Phật đến chùa Từ Đàm.

Lễ chính thức Phật Đản PL 2553 đã long trọng được tổ chức tại lễ đài chính Trung tâm Phật giáo TP. Đà Nẵng chùa Pháp Lâm vào sáng ngày 9/5. Chứng minh và tham dự lễ có HT. Thích Giác Viên, HT. Thích Viên Minh, HT Thích Minh Tuấn, HT Thích Chí Mãn. Ông Nguyễn Thanh Quang, Chủ tịch UBMTTQ TP. Đà Nẵng, Bà Nông Thị Ngọc Minh, Phó Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, cùng hàng ngàn người con Phật trên địa bàn thành phố cùng về tham dự.

Tại buổi lễ chư tôn đức Tăng Ni, Phật tử ôn lại ý nghĩa của lễ Phật đản, tuyên đọc Thông điệp Phật đản của đức Pháp chủ GHPGVN gửi Tăng Ni, Phật tử trong và ngoài nước về việc đề cao vai trò, trách nhiệm, phụng sự đạo pháp, đồng hành cùng dân tộc, góp phần xây dựng giáo hội và đất nước ngày càng phồn vinh, an lạc.

Sau lễ dâng hương, cúng dường Đản sanh, chư tôn đức Tăng Ni cùng các địa biểu thả chim bồ câu mang theo thông điệp cầu cho quốc thái, dân an, thế giới hòa bình.

Tối ngày 8/5 lễ kỷ niệm chính thức Đại lễ Phật đản 2009 – PL. 2553 được Ban Đại diện Phật giáo TP. Hội An tổ chức tại lễ đài chính chùa Pháp Bảo – Hội An. Về chứng minh có Chư tôn giáo phẩm trong Ban Trị sự THPG Quảng Nam, Ban Đại diện Phật giáo Hội An và chư tôn đức trụ trì các cơ sở tự viện trong toàn thành phố. Ngoài ra còn có đông đảo Phật tử. Sau lễ chính thức là đêm hoa đăng diễn hành qua cùng Đêm phố cổ của Hội An gồm 10 cộ hoa cùng với gần 1000 Phật tử.

Đại lễ Phật đản 2009 – PL. 2553 tại Hội An – Quảng Nam còn có nhiều hoạt động phong phú như: thuyết giảng giáo lý, Văn nghệ cúng dường Đản sanh do GĐPT Hội An thực hiện, Hội Thi giáo lý cho Phật tử về cuộc đời của đức Bổn sư với hơn 150 người tham gia, hội thảo về “Hoằng pháp với lễ hội Phật đản”, tổ chức học tập ý nghĩa ngày Phật đản cho Phật tử tại các cơ sở từ ngày 1 đến ngày 10-4 ÂL.

Đại lễ Phật đản 2009 – PL. 2553 do Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Quảng Ngãi tổ chức diễn ra trang nghiêm, trọng thể vào sáng ngày 09-5 với sự tham dự đông đảo chư tôn đức Tăng Ni và Phật tử gần xa. Trươc đó, sáng ngày 8/5, đoàn đại diện Phật giáo tỉnh Quảng Ngãi đã đến viếng, đặc vòng hoa tưởng niệm nghĩa trang Liệt sĩ và tối cùng ngày là chương trình văn nghệ đặc sắc về Phật đản diễn ra tại lễ đài chính của Ban Trị sự thu hút đông đảo khán giả đến xem và chúc mừng.

Hòa chung không khí của người con Phật trên khắp cả nước chào đón ngày Đức Phật đản sanh, sáng ngày 9/5, Ban Trị sự tỉnh hội Phật giáo tỉnh Bình Phước đã long trọng tổ chức Đại lễ Phật đản – PL 2553 với các hoạt động thiết thực tại văn phòng Tỉnh hội (chùa Thanh Long – Đồng Phú tỉnh Bình Phước) với nội dung: tuyên đọc Thông điệp Phật đản, phát biểu của đại diện chính quyền, khóa lễ Phật đản, dâng hoa cúng dường… Tại buổi lễ, đại diện chính quyền tỉnh đã cùng Hòa thượng Trưởng Ban Trị sự thả chim bồ cầu và bong bóng mong cầu cho cuộc sống ấm no, quốc thái dân an, thế giới hòa bình.

Bên cạnh đó, Ban Trị sự Tỉnh hội còn chức diễu hành 20 xe hoa đến từ các tự viên qua khắp các con đường phố của tỉnh Bình Phước. Trước đó, Tỉnh hội đã cho phép các huyện Phước Long, Bình Long, Thị xã Đồng Xoài… kính mừng Đại lế sớm. Trong dịp này. Phân ban Hướng dẫn GĐPT tỉnh cũng đã tổ chức trại họp bạn “Tất Đạt Đa” và đêm văn nghệ cúng dường Phật Đản.

Các hoạt động đã thu hút hàng ngàn Phật tử, đạo hữu và du khách tham gia chiêm ngưỡng, đặc biệt là phần thuyết pháp về Ý nghĩa ngày Phật đản đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng mỗi người con Phật.

Đại lễ Phật đản PL.2553 diễn ra bằng cuộc diễu hành 17 chiếc xe hoa khá quy mô và hoành tráng đi suốt chiều dài 20km làm nức lòng hàng ngàn Tăng Ni, Phật tử địa phương. Ngoài ra, tại lễ đài chính của Ban Trị sự (chùa Hội Khánh – TX, Thủ Dầu Một), chương trình văn nghệ Phật đản gồm 30 tiết mục do các nghệ sĩ chuyên nghiệp và huynh trưởng, đoàn sinh Gia đình Phật tử biểu diễn thu hút khá đông người xem. Dưới sự chỉ đạo của HT. Thích Minh Thiện – Trưởng Ban Trị sự và sự điều hành tổng quát của TT. Thích Huệ Thông – Phó ban Thường trực BTS, Tăng Ni và Phật tử Bình Dương đã trang nghiêm mừng Phật đản với tinh thần đoàn kết và mang lại niềm an lạc chung cho mọi người.

Trong hai ngày 8 – 9/5/2009 (14 – 15/04 ÂL), tại chùa Từ Quang (TP. Vũng Tàu), Ban Trị sự THPG tỉnh long trọng tổ chức đại lễ Phật đản. Tham dự và chứng minh: HT. Thích Quảng Hiển, Phó Ban Trị sự kiêm Trưởng ban GDTN, HT. Thích Nguyên Trực, Phó Ban Trị sự kiêm Trưởng Ban Tăng sự, chư Tôn đức trong Ban Trị sự cùng Tăng Ni, nam nữ Phật tử trong tỉnh; về phía chính quyền có Ông Trần Hồng Hà – Phó Bí thư Tỉnh ủy, đại diện lãnh đạo Ban Tôn giáo, Công an tỉnh, UB MTTQ, Ban Dân vận. . . Đại diện Ban Trị sự, HT. Thích Quảng Hiển đọc thông điệp của đức Pháp chủ Hội đồng Chứng minh GHPGVN, HT. Thích Nguyên Trực đọc diễn văn đại lễ Phật đản của Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN.

Chương trình đại lễ Phật đản năm nay phong phú hơn mọi năm, đặc biệt, là triển lãm Văn hóa Phật giáo, chương trình Văn nghệ Phật giáo với các tiết mục múa, hát, hoạt cảnh và ảo thuật đặc sắc như: Mừng này Phật đản, ngày Đản sanh, Tây Nguyên mừng Phật đản, Hoa Ưu 9àm… Đêm diễn hành xe hoa thật ấn tượng với hàng ngàn Phật tử và đồng bào trong tỉnh cùng một số khách du lịch trong và ngoài nước đều đồng tâm thành kính hướng về ngày Đản sanh của Bậc Thầy vĩ đại của nhân loại – Đức Phật Thích Ca.

Hòa chung niềm hân hoan của Tăng, Ni, đồng bào Phật tử cả nước, sáng ngày 9/5/2009 Ban Trị sự THPG Kiên giang đã trang nghiêm, trọng thể tổ chức Đại lễ Phật đản PL.2553 – DL.2009 tại chùa Phổ Minh (TP.Rạch Giá).

Chứng minh và tham dự lễ có HT. Thích Huyền Thông – UV HĐTS, Phó Ban Thường trực BTS THPG Kiên Giang, Trưởng Ban tổ chức; HT. Danh Dĩnh – UV HĐTS, Phó Ban trị sự THPG Kiên giang cùng Chư tôn giáo phẩm, chư tôn đức Thường trực BTS Tỉnh hội, tăng, ni trụ trì các tự viện và hơn 300 Phật tử tại TP. Rạch Giá. Đại lễ còn tiếp đón ông Phan Thanh Bình – UV Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban dân vận Tỉnh ủy Kiên Giang; ông Nguyễn Hoàng Oanh – Phó Chủ tịch UB MTTQVN tỉnh Kiên giang; Đại diện Ban tôn giáo tỉnh, các cơ quan chính quyền các cấp.

Sau phần dâng hoa cúng dường Đức Từ phụ Thích Ca Mâu Ni của Phật tử chùa Phổ Minh, HT. Thích Huyền Thông đã tuyên đọc Thông điệp Phật đản PL.2553 của Đức Pháp chủ HĐCM GHPGVN, tiếp đó HT. Danh Dĩnh tuyên đọc Diễn văn Phật đản PL.2553 của Hòa thượng Chủ tịch HĐTS GHPGVN. ĐĐ. Thích Minh Nhẫn – Chánh Thư ký BTS Tỉnh hội đã thông qua những thông tin Phật sự quan trọng của Phật giáo tỉnh nhà trong thời gian tới, đặc biệt là việc đăng cai tổ chức Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc vào năm 2010. Tiếp theo là nghi lễ cúng dường Phật đản theo nghi thức truyền thống của Phật giáo Bắc tông và tông.

Buổi lễ đã kết thúc trên tinh thần đoàn kết, hòa hợp trong niềm hoan hỷ của Tăng Ni cũng như Phật tử Kiên giang mừng ngày Đức Bổn Sư Thích Ca Phật ra đời.

Sóc Trăng: Sáng ngày 09 tháng 05 năm 2009, Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Sóc Trăng long trọng tổ chức Đại lễ Phật đản PL: 2553 – DL: 2009 tại trụ sở Ban Trị sự Tỉnh hội – Chùa Khánh Sơn, 30 Ngô Gia Tự, phường 6, Tp Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.

Chứng minh và chủ trì có HT. Dương Nhơn – Phó Pháp chủ HĐCM – Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN – Trưởng ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Sóc Trăng – Trưởng ban Tổ chức Đại lễ, HT. Thích Thiện Sanh – Ủy viên HĐTS GHPGVN – Phó Trưởng ban Thường trực Ban Trị sự Tỉnh hội cùng chư Tôn Hòa thượng, chư Thượng tọa Đai đức Tăng Ni và đồng bào Phật tử trong tỉnh về tham dự.

Về phía chính quyền có ông Huỳnh Thành Hiệp – Phó Bí thư Tỉnh ủy – Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cùng quý vị lãnh đạo Đảng, chính quyền, Mặt trận các cấp đến chứng dự và phát biểu chúc mừng. Đại lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm và thắm tình đạo vị, hòa hợp giữa Nam – Bắc tông Phật giáo và pha trộn với ba sắc tộc Kinh – Hoa – Khmer trên mãnh đất Sóc Trăng thân yêu.

Trong tuần lễ diễn ra Đại lễ Phật đản tại Sóc Trăng. Ban Trị sự Tỉnh hội đã tham dự 08 lễ đài Phật đản tại các huyện, kịp thời động viên khích lệ Tăng Ni, Phật tử trong toàn tỉnh tích cực tham gia nhiều công tác phúc lợi xã hội. Cụ thể trong tuần diễn ra Đại lễ Phật đản, Ban Từ thiện Xã hội Tỉnh hội Phật giáo Sóc Trăng đã Phát gạo từ thiện, tặng quà Phật đản. tổng chi phí trên 500.000.000 đồng (năm trăm triệu đồng). Tất cả những công tác Phật sự ấy là hoa lành trái ngọt công đức Tâm-Tài-Lực của Tăng Ni Phật tử Sóc Trăng cúng dường nhân lễ đản sanh của đức Từ thụ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.

Phong Tục Đón Tết Của Người Hoa Có Gì Đặc Biệt?

Phong tục đón Tết của người Hoa có nhiều điều đặc biệt, với những điểm giống nhưng cũng có sự khác biệt so với các quốc gia đón Tết Nguyên đán khác. Vào thời gian này, các cơ quan, văn phòng, trường học đều đóng cửa và có hơn 3 tỷ người rời thành phố lớn để trở về quê nhà, quây quần cùng gia đình. Cùng với đó là công tác chuẩn bị đón Tết, dọn dẹp nhà cửa và nhiều phong tục độc đáo khác.

Thông tin về Tết Nguyên đán ở Trung Quốc

Tết Nguyên Đán hay còn được gọi là lễ hội mùa xuân, thường được tổ chức ở Trung Quốc theo lịch tuần trăng, bắt đầu từ ngày đầu tiên cho tới ngày rằm tháng Giêng âm lịch. Có nhiều quốc gia đón Tết Nguyên Đán, nhưng sự kiện lớn nhất vẫn là ở Trung Quốc và đây cũng là quốc gia có nhiều phong tục đón Tết đa dạng và đặc biệt nhất.

Tết Nguyên Đán là một sự kiện văn hóa lớn ở Trung Quốc

Lịch âm dựa trên chu kỳ của mặt trăng nên ngày của kỳ nghỉ sẽ có sự khác biệt giữa các năm và thường là bắt đầu từ ngày 12 tháng 1 đến ngày 20 tháng 2 theo lịch phương Tây. Vào năm 2021, Tết Trung Quốc là ngày nào? Tết Nguyên Đán rơi vào thứ 6 ngày 12 tháng 2, thời gian nghỉ lễ sẽ được diễn ra trước đó, từ ngày 11 tháng 2 cho tới ngày 17 tháng 2 năm 2021.

Tuy diễn ra vào mùa đông nhưng Tết Nguyên Đán vẫn được biết đến với tên gọi là lễ hội mùa xuân ở Trung Quốc. Bởi vì nó bắt đầu từ ngày đầu tiên của mùa xuân – ngày đầu tiên trong 24 điều phối hợp với những thay đổi của thiên nhiên, và đánh dấu sự kết thúc của mùa đông, bắt đầu cho mùa xuân. Lễ hội mùa xuân đánh dấu một năm mới theo âm lịch và thể hiện ước vọng về một cuộc sống mới.

Lễ hội năm mới đầy sôi động của Trung Quốc

Phong tục đón Tết của người Hoa trước thời điểm giao thừa

Phong tục đón Tết của người Hoa được thể hiện từ trước khi bắt đầu ngày đầu tiên của năm mới. Trước đó, người dân Trung Quốc sẽ tiến hành dọn dẹp, trang trí nhà cửa, chuẩn bị và thực hiện các nghi lễ khác nhau để chào đón năm mới.

Dọn dẹp nhà cửa

15 ngày trước khi thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới bắt đầu, người dân Trung Quốc đã bắt đầu tất bật cho các hoạt động mua sắm quần áo, đồ trang trí, thực phẩm cất trữ. Vài ngày trước Tết thường là từ 2 – 3 ngày, mọi người sẽ bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, để loại bỏ đi những mảnh vụn, mảnh đất xấu của năm trước. Việc dọn dẹp này được xem như là cách để xua đi những thứ cũ kỹ đã qua và chào đón điều mới mẻ trong năm mới.

Dọn dẹp nhà cửa là phong tục phổ biến dịp năm mới tại Trung Quốc

Dọn dẹp nhà cửa thường là hoạt động chung, tất cả các thành viên trong gia đình sẽ tham gia hoạt động này. Đây là một cách để tạo sự gắn kết các thành viên trong nhà, đồng thời cũng mang đến khoảng thời gian thư giãn, thoải mái nhất cho mọi người. Kết hợp với dọn dẹp vệ sinh, nhiều gia đình cũng sơn sửa lại nhà, tạo nên một không gian mới mẻ hơn để chào đón năm mới.

Trang trí nhà cửa

Mọi con phố, tòa nhà, ngôi nhà ở Trung Quốc vào dịp Tết Nguyên Đán đều được trang trí bằng màu đỏ. Màu đỏ chính là màu của lễ hội, vì đây là màu sắc thể hiện cho sự tốt lành. Đèn lồng đỏ treo trên các đường phố, câu đối đỏ được dán trên cửa ra vào, các ngân hàng, tòa nhà trang trí bằng những bức tranh Tết màu đỏ,… tất cả đều thể hiện cho sự thịnh vượng.

Trang trí nhà cửa bằng những hình ảnh có màu đỏ là phong tục lâu đời

Hầu hết việc trang trí nơi công cộng sẽ được thực hiện trước đó 1 tháng, còn đối với những trang trí nhà cửa truyền thống sẽ được tiến hành trước hoặc đúng vào ngày giao thừa. Hình ảnh trang trí sẽ có sự thay đổi theo từng năm nhất định, năm 2020 là hình chuột, thì năm 2021 sẽ là hình ảnh của những chú trâu.

Tiễn ông Táo về trời

Khi tìm hiểu phong tục đón Tết của Trung Quốc, chắc chắn bạn sẽ nhận thấy nhiều điểm tương đồng với phong tục đón Tết ở Việt Nam, trong đó có lễ tiễn ông Táo về trời. Vào ngày 23 tháng Chạp, người Hoa sẽ tiễn hành các lễ cúng ông Táo và sau đó sẽ thả cá chép để đưa ông về trời. Trên thiên đình, ông Táo sẽ tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cách sống của người dưới hạ giới.

Sau lễ cúng ông Táo người ta sẽ thả cá xuống nước

Lễ cũng ông Táo thường được thiết kế với mâm lễ gồm trái cây, bánh kẹo, đốt giấy hình ông Táo. Sau khi cúng, người ta sẽ mang cá chép đi thả tại các hồ nước, con sông gần nhà.

Phong tục đón Tết của người Hoa trong thời khắc giao thừa

Bữa cơm đoàn tụ

Theo truyền thống, thời khắc giao thừa và ngày đầu năm mới được dành cho các lễ kỷ niệm của gia đình, bao gồm các nghi lễ tôn giáo tôn vinh tổ tiên. Đêm giao thừa là một thời khắc quan trọng, cho dù ở bất cứ đâu, mọi người đều mong được trở về nhà để cùng gia đình tổ chức lễ hội. Bữa tối cuối cùng của năm là một bữa ăn quan trọng, được gọi là “bữa tối đoàn tụ”.

Bữa ăn đoàn tụ vào ngày cuối cùng của năm cũ

Khi tụ tập đủ những người thân yêu và gần gũi của mình nhất trong bữa tối, mị người sẽ có thêm thời gian để trao đổi, chia sẻ với nhau những gì đã diễn tra trong năm. Trong bữa ăn này sẽ có món cá – thể hiện cho sự thịnh vượng, thường được phục vụ nguyên con, bánh bao – có hình dạng như thỏi vàng, bạc và có thêm bánh gạo nếp cùng nhiều lựa chọn ăn uống đa dạng khác.

Cũng giống như mọi người chờ đợi ở quảng trường Thời gian tại New York để chào đón năm mới, người Hoa có phong tục thức khuya vào đêm giao thừa để chào đón thời khắc quan trọng này. Đêm giao thừa chính là đêm quan trọng để mọi người có thể gắn bó với nhau, trước đây mọi người thường ở nhà nhưng hiện tại đã có chút thay đổi. Nhiều người sẽ chọn đi ra các điểm tập trung đếm ngược để tìm kiếm trải nghiệm đón năm mới tuyệt vời.

Bữa ăn có nhiều món và mỗi món sẽ có ý nghĩa riêng

Xem chương trình chào xuân trên CCTV

Khi đài truyền hình Trung ương Trung Quốc phát sóng Gala mừng năm mới vào năm 1983. Tính cho tới thời điểm hiện tại, đây là một trong những chương trình được xem nhiều nhất vào dịp Tết cổ truyền của người Hoa. Chương trình gala này luôn giữa được truyền thống giờ phát đừng đầu và cũng là chương trình được xem nhiều nhất vào dịp Tết cổ truyền.

Chương trình chào năm mới có nhiều mãn biểu diễn ấn tượng

Đốt pháo hoa

Từ lâu truyền thống của người Trung Quốc vào thời khắc giao thoa gữa năm cũ và năm mới người ra sẽ đốt pháo hoa. Hiện tại, bắng pháo hoa đã trở thành một trải nghiệm phổ biến cho cu khách. Pháo hoa được thêm vào nhiều hơn và kết hợp với các bản giao hưởng, giúp mang đến bầu không khí tuyệt vời.

Màn bắn pháo hoa ấn tượng vào ngày giao thừa

Từ các màn trình diễn công cộng ở những thành phố lớn, đến hàng triệu lễ kỷ niệm riêng ở các vùng nông thôn của Trung Quốc, đốt pháo và bắn pháo hoa là một lễ hội không thể thiếu. Hàng tỷ quả pháo hoa được bắn lên ở Trung Quốc vào lúc 12 giờ sáng Tết Nguyên đán, nhiều nhất ở bất cứ đâu vào bất kỳ thời điểm nào trong năm.

Ở Trung Quốc, pháo hoa năm mới được làm từ những sợi giấy đỏ cuộn tròn có chứa thuốc súng, khi đốt xong sẽ để lại những mảnh giấy đỏ tươi. Người ta tin rằng tiếng nổ ồn ảo của pháo sẽ khiến Nian sợ hãi – con quái vật giống sư tử mà theo như truyền thuyết thì nó trồi dậy từ biển để thưởng thức bữa tiệc thịt người vào năm mới.

Kết hợp với pháo hoa là màn múa lân ấn tượng

Thần thoại Nian cũng xuất hiện trong các điệu múa sư tử thường được tìm thấy trong các lễ hội chào năm mới – 1 trong những truyền thống được công nhận trên toàn cầu vì sự nổi bật của nó trong lễ kỷ niệm cộng đồng. Điệu múa truyền thống đầu màu sắc được biểu diễn ngoài trời cùng với tiếng đệm của trống, chũm chọe và đôi khi là cuộc diễu hành đường phố.

Phong tục đón Tết của người Hoa vào đầu năm mới

Lì xì năm mới

Một phong tục đón Tết của người Hoa phổ biến vào ngày đầu năm mới chính là lì xì. Theo truyền thống, hồng bao – phong bao đỏ – chưa một lượng tiền đáng kể sẽ được dành tặng cho trẻ em, người lớn chưa lập gia đình và người già ngay sau thời khắc giao thừa hoặc vào ngày đầu tiên của năm mới. Hiện tại phong tục này vẫn còn nhưng phong bao đỏ đã không còn phổ biến, thay vào đó là những giao dịch tặng quà được thực hiện trên các ứng dụng chuyển tiền.

Lì xì năm mới là phong tục lâu đời dịp Tết Nguyên Đán

Đi chùa đầu năm

Mùa Tết Nguyên Đán là thời điểm nhộn nhịp của các ngôi chùa ở Trung Quốc. Những người thờ cúng thường đến chùa vào ngày thứ 3 của năm mới để thắp hương, cầu nguyện các vị thần phù hộ và mang đến may mắn trong năm sắp tới. Ở thời điểm này, nhiều ngôi chùa lớn sẽ tổ chức các lễ hội múa lân sư rồng tại sân đình cùng nhiều hoạt động đặc sắc khác dành cho tín đồ Phật tử.

Ngày đầu năm người dân Trung Quốc lại đi chùa để cầu chúc cho năm mới bình an

Chúc Tết người thân, bạn bè

Vào những ngày đầu năm mới, người Trung Quốc sẽ đến chơi nhà của người thân, bạn bè, có thể dùng chung bữa cơm thân mật. Trong chuyến đi này, họ sẽ gửi cho nhau những lời chúc năm mới may mắn, an lành và tốt đẹp. Trẻ em thì luôn ngoan ngoãn, vui tươi, người già thì nhiều sức khỏe,…

Ngày đầu năm người ta thường dành những lời chúc tốt đẹp cho nhau

Chia sẻ bài viết này:

Dành Cho Người Dẫn Chương Trình Trong Đại Lễ Phật Đản Pl.2557

Trang nhà xin trân trọng giới thiệu CHƯƠNG TRÌNH PHẬT ĐẢN đến Quý vị có thể tham khảo tải về để làm cho buổi lễ được thêm phần trang trọng.

CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PL.2557

6,30 giờ – Phật Tử vân tập7,30 giờ – Ổn định tổ chức .8,30 giờ – Lễ chính thức.

Cung nghinh chư tôn đức và quan khách quang lâm lễ đài (ba hồi chuông trống Bát Nhã ).NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬTThay mặt cho ban tổ chức chúng tôi long trọng tuyên bố khai mạc đại lễ đón mừng Phật Đản Sanh PL.2557 ( DL.2013) xin được bắt đầu (nổ pháo hoa hoặc tràng vỗ tay).

” Hân hoan mừng đón Phật đản sanhBốn bể năm châu toả hương lànhThôn trên xóm dưới vui mở hộiNúi rừng chim hót giữa trời xanh”.

– Kính bạch chư tôn thiền đức chứng minh .Kính bạch chư đại đức tăng ni.Kính thưa Ban Đại Diện Hộ trì Tam Bảo các tự viện, tịnh xa, tịnh thất niệm Phật đường trong và ngoài huyện .Kính thưa chư vị khách quý, lãnh đạo chính quyền các cấp, HĐND – UBND – chúng tôi – Phòng Nội Vụ cùng toàn thể ban ngành đoàn thể chính quyền sở tại .Kính thưa quý vị chư thiện hữu tri thức – quý đại diện tôn giáo bạn – quý đạo tràng thiện nam tín nữ Phật Tử gần xa .Kính thưa quý liệt vị,

Trước hết và trên hết , chúng con thành tâm gửi đến chư tôn thiền đức – chư Đại Đức Tăng Ni lời vấn chào cung kính – chúng tôi trân trọng kính gửi lời chào mừng đến quý cấp lãnh đạo chính quyền – quý đạo tràng thiện nam tín nữ Phật tử từ các đơn vị xa gần, mỗi người là mỗi đoá vô ưu về đây góp phần mở hội khai hoa kính dân lên Phật nhân mùa Đản Sanh PL.2557.

Kính thưa quý liệt vị, những cơn gió mùa hạ nhè nhẹ thổi , những cánh sen trong đầm hé nở báo hiệu một mùa Phật Đản lại đến với tất cả những người con Phật khắp năm châu . Những đứa con thơ dại lạc loài giữa biển trần khổ đang dõi mắt lắng lòng hướng về lễ hội với lòng thành kính và hoài niệm đến hình ảnh đức Phật giáng thế cách đây hơn 25 thế kỷ . Thực vậy, sự xuất hiện của ngài đối với người con Phật không còn xa lạ gì nữa, có thể nói một cách khẳng khái rằng: Ai cũng nghe cũng biết, nghe quý thầy giảng, nghe qua sự truyền khẩu từ người này sang người khác, nghe qua các học giả, thức giả, sử gia, qua thông tin đại chúng …sự xuất hiện của đức Thế Tôn đã được lịch sử nhân loại minh chứng hùng hồn qua đại lễ Phật Đản VESAK vào năm 2008 do tổ chức văn hoá Liên Hiệp Quốc đăng cai tổ chức tại Việt Nam, thủ đô Hà Nội , có trên 85 quốc gia trên toàn thế giới hướng tâm về tham dự , và mới đây, Phật Giáo Việt Nam nói riêng, dân tộc Việt Nam nói chung được đón nhận một sự kiện thần kỳ của thế kỷ 21 đó là cung nghinh rước Phật Ngọc cho hoà bình thế giới do Trung Tâm Phật Giáo ATISHA ( Úc ) khởi xướng tổ chức tại một số trung tâm tự viện trọng điểm trong nước .

” Sớm nay trời ửng nắng hồng – Lời chim hót tiếng ca trong ngọt ngào Rừng xanh âm dậy dạt dào – Hỏi ra mới biết Phật vào cõi hương”

Hoà cùng với niềm hân hoan bất tận của ngày đại lễ Phật Đản PL.2557 đang náo nức trở về trên hành tinh cố quận, nhà nhà người người đón mừng Phật Đản, nói riêng Phật Giáo đồ huyện ĐăkR’Lấp từ khắp các xã bản làng xa gần câu hội về đây lắng lòng sửa soạn hương đăng thiết lập lễ đài cử hành lễ hội với tất cả tâm thành dâng lên đức Từ Phụ nguyện cầu” quốc thái dân an – chúng sanh an lạc” – cho thế giới hoà bình đó là lý do của buổi lễ hôm nay ( A DI ĐÀ PHẬT).

Phần tuyên bố lý do vừa được thông qua, trước khi đi vào chương trình chính thức, tiên lễ chúng con kính cung thỉnh chư tôn đức tăng ni – chúng tôi kính mời các vị khách quý cùng toàn thể Phật Tử trang nghiêm đứng dậy niệm Phật cầu gia bị ( cung thỉnh chư tôn đức chứng minh khởi niệm )

3/- CỬ QUỐC CA VÀ ĐẠO CANAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Tiếp theo chương trình là lễ chào cờ (Quốc kỳ và Giáo Kỳ ) tất cả chú ý : Nghiêm (chào cờ chào ) phụ trách âm thanh lưu ý nhịp nhàng .Đạo Ca : Phật Tử : Tinh Tấn (bắt bài Phật Giáo Việt Nam)

4/- PHÚT NHẬP TỪ BI QUÁNNAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Để tưởng nhớ công ơn chư thánh tử đạo – chư Hoà Thượng tăng ni phật tử, các đồng bào chiến sĩ trận vong đã nằm xuống cho quê hương đất mẹ Việt Nam – Phút nhập từ bi quán bắt đầu – (phút nhập từ bi quán đã qua ) kính cung thỉnh chư tôn đức, kính mời quý liệt vị đồng an toạ ( A DI ĐÀ PHẬT )

5/- GIỚI THIỆU THÀNH PHẦN THAM DỰNAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Sáng hôm nay trong bầu không khí đoàn kết thắm tinh đạo vị sắc hương giữa mùa Phật Đản ” Tay trong tay , lòng chung lòng trong buổi hạnh ngộ “châu về hợp phố” để ấm lòng xao xuyến tình người , tình đất, những nụ cười những cái bắt tay niềm nở nhiều cung bậc thân thương tất cả đều háo phóng tưạng cho nhau cho hương đời mãi thơm nồng vào cùng tâm khảm của mỗi chúng ta đang có mặt hôm nay . Quang lâm chứng minh Đại Lễ sáng hôm nay chúng con xin cung kính giới thiệu:………..

Về phía lãnh đạo chính quyền các cấp trước hết chúng tôi trân trọng giới thiệu ông: …….

Ban Hộ Trì Tam Bảo (xin phép được giới thiệu chung ) đạo tràng Phật tử đến từ các chùa, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường trong và ngoài huyện về tham dự đại lễ Phật Đản PL.2557 hôm nnay tại khuôn viên chùa Hoa Khai xã Đạo Nghĩa do Huyện Hội Phật Giáo ĐăkR’Lấp tổ chức, chúng tôi hân hạnh tiếp đón các đơn vị : chùa Hoa Khai xã Đạo Nghĩa, chùa Pháp Viên xã ĐaKwer , đạo tràng Liên Hoa thị trấn Kiến Đức, Phổ Hoà xã Nhân Cơ – Đạo tràng Quảng Tín, Đăk Ru – Đăk Sin, Lạc Vân, Trúc Lâm (Nhân Đạo) (xin quý vị cho một tràng pháo tay nhiệt liệt chào mừng )

6/- DÂNG HOA CÚNG DƯỜNG NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT Hoa là sứ giả mùa xuân – Hoa mang yêu thương dâng tặng đến cuộc đời Hoa toả ngát hương từ về muôn lối – Đây đoá Vô Ưu kính dâng tặng lên người.

7/- TẶNG HOA CHÚC MỪNG ĐẠI LỄNAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Lại một mùa Đạo Pháp nở hoa – Tình yêu đất nước vọng lời ca Ngàn năm lưu dấu hồn non nước – Phật đản sanh thế giới an hoà.

Đến tham dự và chia sẻ niềm vui cùng lễ hội sáng hôm nay , chúng tôi rất hân hạnh vui mừng đón nhận lẵng hoa của : ………………………………………………

CHỦ HỘI ĐỒNG CHỨNG MINH GHPG GỬI TĂNG NIPHẬT TỬ NHÂN DỊP ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PL.2557 (DL.2013 )

NAM MÔ BỐN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT Lời tuyên ngôn của đức Phật lúc ngài vừa đản sanh ” Thiên thượng, thiên hạ duy ngã độc tôn” phát đi một tia sáng lương tâm của nhân loại – bất cứ ở đâu và thời điểm nào , mỗi lần đề cập đến giáo dục Phật Giáo thì hình ảnh của đức từ phụ Thích Ca lại có dịp tái hiện một cách sống động, diễm ảo và mầu nhiệm trong lòng người con Phật – Chúng con kính cung thỉnh Đại Đức Thích …….. – Phó BTS THPG Tỉnh Đăk Nông – Trưởng Ban Hoằng Pháp – Chánh đại diện Huyện Hội PG ĐăkR’Lấp lên đọc cung tuyên bức thông điệp của đức Pháp Chủ (đọc mục số 8 ).

9/- TUYÊN ĐỌC DIỄN VĂN KÍNH MỪNG PHẬT ĐẢN

CỦA HOÀ THƯỢNG CHỦ TỊCH HĐTS TW GHPG VIỆT NAMNAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT Kính thưa quý liệt vị, từ sơ sanh đến nhập diệt trải qua bao bụi đường sương gió, dòng ANÔMA , đến bờ NILIÊN con sóng vỗ đôi bờ ghi dấu tích Phật Sử từ ngàn xưa cho đến ngàn sau . Chúng con kính cung thỉnh Đại Đức Thích………… lên tuyên đọc diễn (đọc mục số 9 ).

10/- PHÁT BIỂU CỦA CHÍNH QUYỀNNam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Trong chiều dài lịch sử dân tộc , từ thưở Đinh,Lê, Trần, Lý Phật giáo Việt Nam đã có mặt hoà nhập chung dòng sinh mệnh với tổ quốc ” Sinh Tử bất ly” và đóng góp cho dân tộc trong nhiều lãnh vực, chính trị, xã hội, văn hoá , y học, giáo dục v.v…. thời đại Phật Hoàng Trần Nhân Tông là một minh chứng hùng hồn đã tạc vào bia đá trăng sao của đất nước . Chúng tôi trân trọng kính mời ông:…………………..lên phát biểu.

11/- HUẤN TỪ VỀ Ý NGHĨA ĐẢN SANH ( ban chứng minh )NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT Đây một niềm tin lại nở hoa – Tam thiên rúng động vọng lời ca Chúng sanh muôn loài vui mừng đón – Cứu thế ra đời đấng giác tha.

Chúng con kính cung thỉnh Đại Đức Thích Chiếu Ý Phó BTS THPG Tỉnh Đăk Nông – Trưởng Ban Hoằng Pháp – Chánh đại diện Huyện Hội PG ĐăkR’Lấp lên ban huấn từ về ý nghĩa đản sanh

12/- PHẦN NGHI LỄ TÔN GIÁO

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

– Kính bạch chư tôn thiền đức chứng minh .– Kính bạch chư Đại Đức Tăng Ni .– Kính thưa quý đại biểu lãnh đạo các cấp – các ban ngành .– Thưa Quý Liệt Vị Phần nghi thức đón mừng đại lễ Phật đản sanh PL.2557 đến đây đã viên mãn – tiếp theo chương trình là nghi lễ tôn giáo – chúng tôi trân trọng kính mời quý quan khách – cùng toàn thể đạo tràng Phật Tử chúng ta chỉnh tề bước sang phần nghi lễ tôn giáo . Ban chung, cổ cử ba hồi chuông trống Bát Nhã cung nghinh chư tôn đức quang lâm lễ đài niêm hương đảnh lễ Tam Bảo .(cử nhạc Trầm Hương Đốt ) – Niêm hương đảnh lễ Phật – Pháp – Tăng.– Tụng sám Đản Sanh– Hồi Hướng– Cử nhạc Kính Mừng Phật Đản Sanh– Lời cảm tạ của Ban Tổ Chức .– Mời dùng cơm thân mật .

13/- LỜI CẢM TẠ CỦA BAN TỔ CHỨC (Cư sĩ Tâm Kinh – Nguyễn Văn Chính)

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Kính Bạch : Chư tôn thiền đức chứng minh . Kính Bạch : Chư Đại Đức Tăng Ni . Kính Thưa : Quý vị đại biểu lãnh đạo đại diện chính quyền các cấp . Kính Thưa : Quý vị quan khách – Quý đạo tràng thiện nam tín nữ Phật Tử xa gần . Chương trình đón mừng đại lễ Phật Đản sanh PL.2557 do Huyện Hội PG ĐăkR’Lấp tổ chức – đến đây đã hoàn thành viên mãn . Thay mặt Ban Tổ Chức và những người làm chương trình – Chúng con xin thành tâm gửi lời tri ân sâu xa đến quý chư tôn – chư Đại Đức Tăng Ni và xin cung thỉnh quý ngài hồi liêu phương trượng . Chúng tôi không quên chân thành gửi lời tri ân đến quý cấp lãnh đạo chính quyền – quý quan khách – quý đạo tràng và đồng bào Phật Tử đã không quản ngại thời giờ vàng ngọc, đường sá xa xôi câu hội về đây tham dự và chia sẻ cùng chúng tôi trong ngày lễ hội tràn đầy ý nghĩa thiêng liêng này . Chúng tôi gửi lời cảm ơn đến quý lãnh đạo cơ quan truyền thông, phòng thông tin văn hoá , đài truyền hình Huyện ĐăkR’Lấp, các phóng viên báo chí về tham dự và đưa tin . Sự hiện diện của quý liệt vị là niềm vinh dự lớn lao cho buổi lễ thêm phần long trọng – chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến các cấp chính quyền sở tại xã Đạo Nghĩa đã đến tham dự và chỉ đạo giúp đỡ về công tác an toàn trật tự cho lễ hội sáng nay thành công tốt đẹp. Xin trân trọng kính mời toàn thể quý liệt vị trở lại hội trường để dùng cơm thân mật cùng ban tổ chức chúng tôi – trong khi thực hiện chương trình lễ không làm sao tránh khỏi những thiếu sót nhất định – Kính mong quý liệt vị lượng tình tha thứ . Một lần nữa xin chân thành cảm ơn và cảm ơn .

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật .

Văn Khấn Lễ Phật Đản

Kính lạy Đức Thế Tôn: đã đến lúc ánh sáng của ngọn đèn chánh pháp phải được vận dụng một cách trịnh trọng để xua tan bóng đêm tà kiến đang bao phủ nhân loại… Văn khấn lễ Phật Đản Nam mô Bổn sư Thích ca Mâu Ni Phật

Tình thương mà Ngài đã đánh thức chúng con trên mọi nẻo tăm tối khổ đau. Tình thương mà Ngài đã đánh thức chúng con thật cần thiết để giữ yên cho thế giới khỏi biến thành biển lửa chiến tranh thù hận.

Kính lạy Đức Thế Tôn: đã đến lúc ánh sáng của ngọn đèn chánh pháp phải được vận dụng một cách trịnh trọng để xua tan bóng đêm tà kiến đang bao phủ nhân loại.

Đã đến lúc tiếng chuông từ bi phải được lắng nghe một cách tha thiết để mọi trái tim cùng nhịp đập yêu thương,xây dựng tình người để thế giới mãi xanh màu hạnh phúc.

Kính lạy Đức Thế Tôn: sức mạnh mà ngài đã khơi dậy trong chúng con thật có hiệu lực và hiệu lực mãi trước một thế giới quá nhiều bạo động và mâu thuẫn.

Sức mạnh nội tâm đã giúp chúng con vượt qua mọi thử thách để tự chủ. Những lời dạy của Ngài thật thiết thực và hữu ích đã có giá trị suốt 2641 năm và sẽ còn giá trị mãi mãi.

“Hận thù không dập tắt được hận thù, chỉ có tình thương mới dập tắt được hận thù”

” Chiến thắng ngàn quân giữa bãi chiến trường chưa gọi là thắng. Tự chiến thắng mình mới là chiến công oanh liệt nhất.”

” chính ngươi là hải đảo vững chắc cho tự thân ngươi. Không một người nào khác,không một nơi nào khác là nơi nương tựa. Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi.”

Kính lạy Đức Thế Tôn: Nhân mùa đản sanh của Ngài,chúng con thành kính hái đóa Vô Ưu thanh khiết dâng lên cúng dường dường bậc vô thượng giác, Đấng Thiên Nhơn Sư như là tặng phẩm cao quý nhất xin dâng tặng cho cuộc đời với cầu nguyện chân thành tha thiết:

Xin cho khói trầm thơm, kết thành mây năm sắc, dâng lên khắp mười phương, cúng dường vô lượng Phật, vô lượng chư Bồ-tát, cùng các thánh hiền tăng, trên pháp giới dung thông, kết đài sen rực rỡ, nguyện làm kẻ đồng hành, trên con đường giác ngộ, xin mọi loài chúng sanh, từ bỏ cõi lãng quên, theo đường giới định tuê, quay về trong tĩnh thức.

Cập nhật thông tin chi tiết về Phóng Sự Đặc Biệt: Cả Nước Hân Hoan Đón Mừng Phật Đản Pl. 2553 trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!