Xu Hướng 3/2023 # Phật Học Phổ Thông: Khóa 1 # Top 3 View | Apim.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Phật Học Phổ Thông: Khóa 1 # Top 3 View

Bạn đang xem bài viết Phật Học Phổ Thông: Khóa 1 được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

HT Thích Thiện Hoa

A. Mở Ðề

Xưa nay, những bậc có công ơn lớn đối với Quốc gia, xã hội đều được tôn sùng, nhưỡng mộ. Sự tôn sùng ngưỡng mộ này do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính là lòng tri ân và sự mong muốn được noi theo gương sáng. Tục ngữ có câu: “Ăn trái phải nhớ kẻ trồng cây, uống nước phải nhớ người đào giếng”.

 Lòng tri ân là một đức tính quí báu, mà những người có chút công bằng không thể thiếu được. Một xã hội gồm những phần tử phi ân bội nghĩa,ăn cháo đá bát, không có thể tồn tại được lâu dài, vì nó làm chán nản những kẻ có lòng, và làm khô cạn nguồn hy sinh. Vả lại, nếu con người thấy điều tốt, người hiền mà chẳng hâm mộ, thấy điều xấu, người ác mà không tránh xa, thì con người ấy là người thiếu căn bản đạo đức, thiếu mầm thiện, khó có thể tiến bộ. Vì những lý do trên, ta thấy trên thế giới, bất luận ở phương trời nào, dân tộc nào, thời đại nào, hễ kẻ có công với làng xóm, thì được làng xóm tôn thờ, kẻ có công với quốc gia, dân tộc, thì được quốc gia, dân tộc tôn thờ, kẻ có công đức với nhân loại, thì được nhân loại sùng thượng.

Sự thờ cúng trong các tôn giáo cũng không ra ngoài những lý do đã kể trên. Nhưng ở các tôn giáo, sự thờ cúng có tính cách thường trực và thiết tha hơn, vì các vị Giáo chủ là những bậc có công ơn lớn đối với nhân loại và là những gương sáng mà tín đồ cần đặt luôn luôn ở trước mắt để soi sáng đời mình. Trong các vị Giáo chủ, thì Ðức Phật là Vị được nhiều tín đồ sùng mộ nhất. Sự sùng mộ ở đây biểu hiện trong sự thờ, lạy và cúng Phật.

B. Chánh Ðề

I.- Thờ Phật

1) Phật là bậc đáng tôn thờ. Phật là những bậc đã dày công tu luyện phước đức và trí tuệ, cho nên đã được hoàn toàn sáng suốt và có đầy đủ đức hạnh cao quý. Các Ngài đã dùng đức và trí ấy để dẫn dắt chúng sanh ra ngoài biển khổ luân hồi, và đua đến địa vị sáng suốt an vui. Trong công việc độ sanh ấy, các Ngài lại không bao giờ thối chuyển ngã lòng mặc dù gặp trở lực khó khăn. Các Ngái đã nguyện độ cho toàn thể chúng sanh, cho đến khi nào không còn một chúng sanh nào để độ nữa mới thôi. thật là đúng với câu: “Tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn”. Một bậc có đủ ba đức tính quý báu là Bi, Trí, Dũng, ba đức tính căn bản mà một con người muốn được toàn thiện, toàn mỹ, toàn chân, không thể thiếu được. Một bậc siêu phàm xuất chúng, có những lời dạy quý báu, những cử chỉ cao thượng, những hành động sáng suốt, một đời sống gương mẫu như Phật, mà chúng ta không tôn thờ, thì còn tôn thờ ai nữa?

2) Nhưng chúng ta phải thờ Phật như thế nào mới đúng ý nghĩa. Như trên đã nói, chúng ta thờ Phật là để tỏ lòng tri ân của chúng ta đối với một Vị đã có ân đức lớn với nhân loại. Chúng ta thờ Phật là để có luôn luôn ở trước mặt một gương mẫu sáng suốt trọn lành để khuôn rập tư tưởng, lời nói và hành động của chúng ta được chân, thiện, mỹ như Phật vậy. Người ta thường nói: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Chúng ta thờ Phật là muốn luôn luôn được có bên mình ngọn đèn trí tuệ của Ngài, cái hương từ bi của Ngài, để được sáng lây, thơm lây, chứ không phải chúng ta có mục đích cầu cạnh Ngài để Ngài ban phước, trừ họa, để Ngài che chở cho chúng ta mua may bán đắt một cách bất lương, hay để chúng ta dựa vào thế lực của Ngài, tha hồ làm những điều bất chính. Nếu chúng ta thờ Ngài với mục đích sai lạc như vừa nói ở trên, thì không những chúng ta đã phỉ bán Ðức Phật, mà chúng ta còn tự tạo tư tưởng không tốt cho chúng ta nữa.

3) Phải thờ Ðức Phật nào? Ðức Phật nào cũng có nghĩa vô lượng quang, vô lượng thọ bao la cùng khắp và công đức tu hành phước trí vô lượng vô biên cả; nên hễ thờ một Ðức Phật là thờ tất cả các Ðức Phật. Nhưng chúng ta cũng nên tuỳ theo thời kỳ giáo hóa của mỗi Ðức Phật và pháp môn tu hành mà thờ cho xứng lý, hợp cơ. Thí dụ như hiện nay, chúng ta ở vào thời kỳ giáo hóa của Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni, thì lẽ cố nhiên, chúng ta phải thờ Ngài trước hết. Nếu tín đồ nào tu về “Tịnh Ðộ Tông”, chuyên về pháp môn “Trì danh niệm Phật” để cầu vãng sanh, thì tín đồ ấy phải thờ Ðức Phật A-Di-Ðà. Hoặc giả, nếu Phật tử muốn thờ tất cả Phật trong ba đời, thì nên thờ Ðức Phật Thích Ca, Ðức A-Di-Ðà, và Ðức Di-Lặc, gọi là thờ “Tam Thế Phật”.

4) Cách thức thờ Phật. Như vậy trong nhà tín đồ, nếu muốn thờ tượng Phật, thì nhiều nhất là ba Vị. Và nên nhớ rằng, trong khi thờ Tam Thế Phật, phải sắp đặc chung một bàn. Nếu tượng lồng kiếng thì nên treo ngay thẳng, không được cái cao, cái thấp, cũng không được cái to, cái bé; còn như tượng gỗ, tượng đồng tượng sành, thì để ngang hàng đồng bực, không nên để tùng trên, cấp dưới. Bàn thờ Phật phải đặt chính giữa nhà, bàn thờ ông bà ở phía dưới hoặc sau đúng câu: “Tiền Phật hậu Linh, hay Thượng Phật hạ Linh”. Nếu nhà lầu thì thờ Phật ở tầng trên. Tại bàn thờ Phật không nên để tạp vật nào khác, ngoài bình bông, lư hương,, chân đèn và dĩa quả. Những vật này mỗi ngày đều chăm sóc lau quét sạch sẽ luôn. Lần đầu tiên thỉnh Tượng Phật, tín đồ phải làm lễ thượng tượng, cũng gọi là lễ an vị Phật. Lễ này không bắt buộc phải tổ chức linh đình, chỉ nên làm một cách đơn giản, nhưng không kém vẻ trang nghiêm và tinh khiết. Muốn được hai đặc diểm ấy, chủ nhà phải dọn mình sạch sẽ: ăn chay, giữ giới và mời thêm thiện hữu trí thức đến hộ niệm một thời kinh. Và bắt đầu từ ngày làm lễ an vị Phật trở đi, tất cả mọi người trong nhà, mỗi ngày ra vô trông thấy tượng Phật, nên nghĩ nhớ đến đức hạnh cao cả của Ngài mà chỉnh đốn lại thân tâm mình. Mỗi ngày đều lo cải thiện lại sự cư xử với nhau, đối nội cũng như đối ngoại, phải luôn luôn thấm nhuần tinh thần từ bi, bác ái và bình đẳng. Như thế mới xứng đánh với danh nghĩa của một gia đình có thờ Phật. Thờ phụng lâu năm, tượng Phật bi hư rách, không thể sơn phết hay sửa chữa lại được, thì nên thay đổi tượng mới. Khi có tượng mới rồi thì tượng cũ phải dâng vào chùa chờ dịp nhập tháp, chớ không nên bạ đâu bỏ đó, mà mang tội.

II.- Lạy Phật

1) Ý nghĩa lạy Phật.– Ngày xưa, khi Ðức Phật còn tại thế, các đệ tử từ vua quan , đến dân chúng, mỗi lần được may mắn gặp Ðức Phật Thích Ca, đều cuối xuống ôm chân Phật và đặt trán mình klên chân Ngài để tỏ lòng ngưỡng mộ, tôn thờ một bậc tối thượng: Bi, trí siêu phàm. Cử chỉ ấy là một cử chỉ vô cùng khiêm tốn, nhu thuận và hoàn toàn tin cậy đối với Ðức Phật. Sau khi Phật nhập diệt, toàn thể tín đồ vẫn xem Ngài như còn tại thế, và cái cử chỉ cuối xuống ôm chân Phật vẫn còn tiếp nối tồn tại cho đến ngày nay và muôn ngàn năm sau. Cái cử chỉ ấy chỉ có cái công dụng làm cho tínn đồ bao giờ cũng hình dung như Ðức Phật còn ngồi trước mặt mình để chứng giám cho tấm lòng thành kính thiết tha của mình.

2) Phải lạy Phật như thế nào mới đúng ý nghĩa.- Ðể cho đúng với ý nghĩa trên, khi lạy Phật phải quỳ xuống, ngửa hai bàn tay ra như đang nâng hai chân Phật và cuối lưng xuống đặt trán mình trên hai lòng bàn tay. Trước khi lạy Phật, phải dọn mình cho sạch sẽ: rửa mặt, súc miệng, lau tay chân, thay y phục và mặc áo tràng. Xong xuôi, mới đốt hương ra trước bàn Phật, đứng ngay thẳng, tay chắp để trước ngực, mắt nhìn tượng Phật, tâm tưởng đến các tướng tốt và những đức hạnh cao cả của Ngài, và tỏ bày nguyện vọng chân chánh của mình, xá rồi cắm hương vào lư, đánh tiêng chuông và lạy Phật ba lạy. Lễ Phật như thế mới đúng pháp; trong kinh gọi là “thân tâm cung kính lễ” , nghĩa là thân tâm hăng hái tề chỉng, nghiêm trang, tâm thì hớn hở vui mừng và hết lòng thành kính như gặp được Phật còn tại thế. Trái lại, chúng ta lễ Phật với lòng ngã mạng (ngã mạng lễ), hay với tâm cầu danh (cầu danh lễ), thì đã không có kết qủa gì, mà còn mang thêm tội.

3) Bốn phép lạy (thuộc về lý).- Về phương diện lý thì có bốn phép lễ.

a) Phát trí thanh tịnh lễ.- Trong phép này, người hành lễ phải thấu suốt rằng cảnh giới của Chư Phật đều tùy tâm hiện bày, nên lạy một Ðức Phật, tức là lạy tất cả Chư Phật, lạy một lạy, tức là lạy tất cả Pháp giới, vì Pháp thân của Phật dung thông.

b) Biến nhập pháp giới lễ.- Trong pháp này, người hành lễ phải tự quán thân, tâm cùng tất cả các pháp, từ hồi nào đến giờ đều không rời pháp giới.

c) Chánh quán lễ.- Trong pháp này, người hành lễ lạy Ðức Phật ngay nơi tự tâm của mình, chứ không duyên với Ðức Phật nào khác, vì tất cả chúng sanh từ xưa đến nay, đều sẵn có Phật tánh viên mãn, bình đẳng và chân giác.

d) Thật tướng bình đẳng lễ.- Trong pháp lễ này, người hành lễ không thấy có tự, có tha; người và mình là một, phàm và Thánh nhứt như, thế và dụng không hai. Do đó, Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồtát có nói: “Năng lễ, sở lễ tánh không tịch”, nghĩa là người lạy, và đấng mình lạy, thể tánh đều vẳng lặng. Như thế mới thấu đáo và hợp lý Bát Nhã.

Bốn phép lễ này, lý cao khó nghĩ bàn, nếu chẳng phải bực thượng căn, thượng trí, thì không thấu nổi và khó làm theo được.

III.- Cúng Phật : Là nói tắt, nói cho đủ nghĩa là cúng dường Tam Bảo: Phật, Pháp, Tăng. Cúng dường có nghjĩa là cung cầp và nuôi dưỡng.

1.- Ý nghĩa về cúng Phật.- Có người sẽ hỏi: Tại sao Ðức Phật đã là bất sanh, bất diệt mà lại còn phải cúng dường? Thật ra, Ðức Phật đã thoát ra ngoài vòng sanh tử, thì đâu còn hạn cuộc trong sự ăn uống. Nhưng đây chỉ là một hình thức để ngụ ý rằng, mặc dầu Phật đã nhập diệt lâu rồi, nhưng đối với chúng ta, bao giờ cũng xem như Ngài còn tại thế. Xưa, các đệ tử, các đàn na thí chủ đã cúng dường Ngài như thế nào, nay chúng ta vẫn tiếp tục cái cử chỉ ấy. Sự cúng dường này làm cho chúng ta gần với Phật, có cảm tưởng như bao giờ cũng ở bên cạnh Phật. Cũng nhơn sự thờ phụng, lễ bái cúng dường này mà chúng ta được kết duyên lành với Phật, hình dung rõ rệt cuộc đời của Ngài để quyết noi theo bước chân của Ngài.

2.- Phải cúng Phật với những gì? (Về sự) .- Vẫn biếât rằng chúng ta nên cúng dường Phật để hình dung như Ngài còn tại thế, nhưng nếu chúng ta, mỗi khi cúng Phật, lại bày biện đủ thức ăn uống, nào yến tiệc cỗ bàn linh đình thì thật là phí của, phí công mà lại còn làm sai lạc ý nghĩa sâu xa của sự cúng Phật. Vậy muốn cúng Phật đúng ý nghĩa thì chỉ nên dùng hương thơm, đèn sáng, hoa tươi, trái tốt, nước trong và đôi khi thêm cơm trắng là đủ.

3.- Năm món diệu hương để cúng Phật. Ðoạn trên là nói về Sự, về hình tướng bên ngoài để cúng Phật. Còn về phương diện Lý, thì phải dùng năm món diệu hương để cúng Phật như sau:

a) Giới hương.- Pháp thân của Phật rất thanh tịnh, nếu về mặt Sự, chúng ta đã dùng hương trầm đốt cúng, thì về mặt Lý, chúng ta cũng phải trì giới cho trang nghiêm thanh tịnh, để cúng dường được đủ cả về Sự và Lý.

b) Ðịnh hương.- Thân tâm chúng ta bị mê nhiễm và thường loạn động trong mọi hoàn cảnh. Nếu để buông trôi mãi trong tình trạng ấy, thì chúng ta chẳng tu hành gì được. Vậy hằng ngày, hằng giờ, hằng phút, hằng giây, hằng sát na chúng ta phải cố gắng tập định tĩnh tâm hồn, đừng để cho những ý nghĩ, hành động xấu xa xâm chiếm tâm hồn và làm cho chúng ta phải loạn động. Làm cho tâm tư lắng xuống, như thế là dùng Ðịnh hương cúng Phật.

c) Huệ hương.- Huệ hương cúng Phật là lúc nào cũng phải lưu tâm vào ba món sáng tỏ: Văn huệ, Tư huệ, và Tu huệ. Văn huệ là lắng nghe lời giáo hóa quý báu của Chư Phật và Thánh Hiền Tăng, Tư huệ là đem những lời quý báu nói trên ra suy xét, nghiền ngẫm, biết thế nào là phải, thế nào là quấy, cái nào là chân thật, cái nào là luống dối để khỏi lầm lạc vào đường tà; Tu huệ là quyết tâm thực hành những điều mình cho là phải, trừ bỏ những điều mình cho là trái, thực hiên đ1ung đắng giáo lý sáng suốt của Ðức Phật.

d) Giải thoát hương.- Giải thoát hương cúng Phật là quyết tâm phá trừ ngã chấp, nguồn gốc của bao sự đau khổ luân hồi. Chúng ta phải luôn luôn quán vô ngã, không nhận chiếc thân tứ đại này là mình, cũng không nhìn cái nghiệp thức phân biệt là mình, để được thoát ly ra ngoài vòng sanh tử luân hồi.

e) Giải thoát tri kiến hương.- Chúng ta đã biết quán vô ngã, để phá trừ ngã chấp thì được giải thoát, song vẫn còn “Pháp chấp” ràng buộc, nên chưa đến được cảnh giới tự tại, vô ngại như Phật. Còn Pháp chấp nghĩa là còn thấy các pháp như : đất, nước, gió, lửa là có thật; còn thấy vui buồn sướng khổ là có thật. Khi nào chúng ta thể nhận được rằng tứ đại sở dĩ in tuồng có thật là vì chúng ta còn ở trong nghiệp người, chớ đối với các loài khác, như cá chẳng hạn, thì nước đâu phải là nước như chúng ta quan niệm, mà chính là lâu đài, nhà cửa; đối với loài mọt, thì gỗ đâu phải như chúng ta quan niệm, mà là những thức ăn và nhà ở. Cho đến vui, buồn, sướng, khổ đều là đối đãi với nhau mà sanh ra. Vậy thì Pháp cũng như Ngã, đều là giả dối, không có thật, mà chỉ là những danh từ suông mà thôi. Luôn luôn, quán như thế, để được giải thoát ra khỏi sự chấp Pháp, như thế gọi là “Giải thoát tri kiến hương” cúng Phật.

5.- Cúng dường Tăng bảo: Nếu chúng ta đã thành tâm thờ cúng Phật, thì tất nhiên chúng ta phải kính trọng Tăng. Chư Tăng đã thay Phật mà truyền giáo lý của Ngài lại cho chúng ta, lẽ nào chúng ta lại làm ngơ không biết đến? Chúng ta không nên phân biệt Tăng ở xứ nào, chùa nào hay phái nào. Vị Tăng nào có đủ giới đức chúng ta cũng sẵn sàng cung phụng cả, như thế gọi là cúng dường Tăng bảo.

C.- Kết Luận:

1.- Lợi ích của sự thơ lạy và cúng Phật. Như các đoạn trên đã nói, chúng ta thờ lạy và cúng Phật là do lòng tri ân sâu xa của chúng ta đối với bậc đã hy sinh tất cả hạnh phúc vĩnh cửu cho chúng sanh; Lý do thứ hai của sự thờ lạy và cúng, ấy là để cho chúng ta luôn luôn có trước mắt, trên đầu chúng ta, một cái gương mẫu hoàn toàn chân, thiện, mỹ để noi theo. Sự thờ lạy và cúng Phật, nếu thực hành một cách thành tâm, thiện chí và đúng ý nghĩa, thì sẽ đem lại cho người rất nhiều lợi ích trong hiện tại và vị lai:

a) Trong hiện tại: mỗi chúng ta và gia đình chúng ta, bao giờ cũng như sống trong bầu không khí xán lạn, trong ảnh hưởng tốt lành, đạo vị của Chư Phật. Chúng ta luôn luôn sống trong nghiêm chỉnh, trong lễ nghi, trên thuẫn dưới hòa, vì mỗi ý nghĩ, mỗi cử chỉ, mỗi lời nói của chúng ta đều được đôi mắt sáng suốt của Ðức Phật soi xuống. Chúng ta không dám sống bừa bãi, làm xằng, nghĩ quấy khi Ðức Phật đang ngự trị trong gia đình và trong lòng mỗi chúng ta. Chỉ những tâm hồn trống rổng, không tin tưởng, không tôn thờ một vị thiêng liêng cao cả nào, mới dễ sa ngã, trụy lạc. Cho nên trong gia đình, nếu muốn có hạnh phúc trong hiện tại, muốn sống một đời sống có ý nghĩa, muốn con em đừng bê tha, trụy lạc, thì người gia chủ nên thiết bàn Phật, để ngày ngày lễ bái và cúng dường Ngài và tập cho con em sống một đời sống hiền lương và có đạo vị.

b) Khi lâm chung: Nghiệp lành mà chúng ta đã huân tập trong hằng ngày sẽ cảm ứng đến lòng từ bi vô hạn của Chư Phật và Bồ tát. Do “Luật đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”, Chư Phật và Bồtát s sẽ phóng quang đến tiếp dẫn giác linh chúng ta về cõi Tịnh độ an vui, tự tại.

2.- Khuyên phát tâm chánh tín trong sự thờ, lạy và cúng Phật, Pháp, Tăng. Muốn có được kết qủa tốt đẹp như trên, chúng ta phải phát tâm chánh tín. Nếu thờ, lạy và cúng dường Ram bảo một cách sai lạc thì không những không ích lợi gì cho ta mà lại còn mang thêm tội, và trôi lăn mãi trong cảnh sanh tử luân hồi. Chúng ta phải tin tưởng một cách mạnh mẽ rằng:

a) Ðức Phật là bậc hoàn toàn gíac ngộ, siêu sanh, thoát tử, có năng lực độ thoát chúng sanh khỏi nẻo luân hồi, và xứng đáng làm thầy chúng sanh trong ba cõi. Vì thế nên chúng ta thờ Ngài.

b) Phật pháp là phương thuốc thần diệu, trừ được tất cả nguyên nhân đau khổ của chúng sanh; vì thế cho nên chúng ta thờ Phật pháp.

c) Chư Tăng, nếu có đủ giới hạnh thanh tịnh, là những Thầy sáng, bạn lành của chúng ta. Vì thế, chúng ta kính thờ, thân cận các Ngài để học hỏi đường lối tu hành.

d) Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh sáng suốt, nếu chí tâm tu tập theo Phật pháp, thì chắc chắn sẽ thành Phật.

e) Lý nhân qủa không hề sai chạy, nếu tâo nhân lành thì hưởng qủa tốt. Trong các nhân lành, không có nhân lành nào thù thắng hơn là nhân “Thờ Phật, lạy Phật, và cúng dường Tam Bảo”, đủ cả sự và lý. Vẫn biết thờ, lạy và cúng phật đủ cả hai phương diện sự và lý là khó, nhưng chung quanh chúng ta, ở trong thế giới này sẵn có vô lượng vô biên kim cương Bồtát và Hộ pháp thần vương, đồng phát tâm giúp đỡ, hộ niệm cho tất cả những người phát tâm chánh tínm thờ cúng Phật, thì lo gì công của chúng ta không tròn, qủa của chúng ta không mãn?

[ Quay lại ]

Trang Thông Tin Tuyên Truyền, Phổ Biến Pháp Luật

Ba ngày nữa là giỗ mẹ anh Tiến, mấy anh chị em trong nhà bàn nhau, anh Tú nêu ý kiến “giỗ mẹ nếu không mời bên nội thì cũng nên mời ông bác và hai bà dì là anh em ruột của mẹ đến dự”.

Anh Tiếp cho rằng “đang dịch covid-19 thế này thì không nên mời ai, chỉ nên làm mâm cơm cúng mẹ là được”. Bàn đi tính lại, cuối cùng mấy anh em họ đã thống nhất, không mời mọi người đến ăn giỗ như mọi năm mà chỉ mấy anh em trong nhà làm cơm cúng mẹ. 

Còn nhớ, ngày giỗ bố mấy anh em họ năm trước, nếu không có ông Quyết ra tay giúp đỡ thì anh Tú, anh Tiếp đã không sang nhà anh Tiến cùng làm giỗ bố. Chả là, dạo đó xảy ra một số việc khiến ba anh em trai phát sinh mâu thuẫn. Sau lần cãi vã ấy, anh Tú, anh Tiếp không thèm đến nhà anh Tiến nữa, họ thật sự đã giận nhau.

Gần đến ngày giỗ bố, chị Lành đến hỏi và gửi giỗ nhà anh Tiến như mọi năm. Sau vài lời hỏi han việc làm giỗ vào ngày tới, chị Lành mới biết và tá hỏa lên, thì ra giữa anh Tiến và hai em trai vẫn giận nhau. Anh Tiến vẫn làm giỗ bố như mọi năm, vẫn mời các cô, dì, chú, bác ruột và mấy cụ cao niên trong họ tộc đến ăn giỗ. Nhưng có điều đặc biệt là, năm ấy anh Tú, anh Tiếp không đến nhà anh Tiến hỏi và bàn việc tổ chức giỗ bố nữa. Họ tuyên bố rằng, họ sẽ tự làm giỗ bố tại nhà mình.

Thấy sự việc quá trầm trọng, chị Lành đã khuyên nhủ hai em nhưng không được, chị bèn đến gặp ông Quyết là trưởng họ nhờ giúp đỡ. Thực hiện lời hứa giúp, ông Quyết đã gọi anh Tú, anh Tiếp đến nhà. Sau vài câu thăm hỏi, ông Quyết vào đề:

– Bác nghe nói ba anh em cháu đang giận nhau, đến cả ngày giỗ bố cũng mỗi đứa một phách. Thế các cháu định cúng giỗ bố các các cháu tại nhà mình hay sao?

Thấy ông Quyết hỏi vậy, anh Tiếp nhanh nhảu trả lời:

– Bác ạ, chỉ là chúng cháu không đến nhà anh Tiến nữa, nên chúng cháu định làm giỗ bố cháu ở nhà anh Tú, gia đình cháu sẽ sang đó.

– Thế làm giỗ ở nhà anh Tú thì các cháu định làm thế nào?

– Vậy chị Lành cháu thì theo giỗ ở nhà ai?

– Chị ấy theo giỗ ở đâu thì tùy chị ấy.

Thấy anh Tú, anh Tiếp không nói gì, ông Quyết dấn lời:

– Hơn nữa, anh em trong nhà mà không nhường nhịn, bảo ban được nhau thì khi ra ngoài xã hội các cháu sẽ gặp rất nhiều khó khăn đấy. Bởi thông thường khi định kết bạn hay làm ăn với ai đó, người ta đều tìm hiểu, nếu thấy ngay cả anh em ruột với nhau còn không chơi với nhau được huống hồ là người ngoài, nên cơ hội có được người bạn tốt hay đối tác làm ăn tin cậy là rất khó. Hai đứa nghe bác, về và sang ngay nhà anh trưởng mà nói lời xin lỗi, rồi hôm này giỗ bố không nên cúng riêng tại nhà, tất cả tập trung ở nhà anh trưởng.    

Như đã nghe ra, anh Tú, anh Tiếp lí nhí vâng dạ. Thế rồi, đến ngày giỗ bố, tất cả anh em nhà chị Lành đã tập trung tại nhà nhà anh Tiến để làm giỗ. Hôm đó ông Quyết cũng có mặt từ sáng, tiếng ông oang oang, “Có thế chứ, các cháu hiểu ra, bác rất mừng, hôm nay bác cháu ta phải uống thật say mới được”. Giờ, sắp đến ngày giỗ mẹ, họ vẫn cùng nhau bàn bạc và làm giỗ ở nhà anh Tiến, người anh trai trưởng trong nhà. Vì thực hiện yêu cầu của cơ quan chức năng về phòng chống dịch covid-19, ngày giỗ mẹ tới đây họ không thể mời ông Quyết và những người thân đến dự.    

*Thông điệp 5K của Bộ Y Tế: “Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế”.

Khẩu trang: Đeo khẩu trang thường xuyên tại nơi công cộng, nơi tập trung đông người; đeo khẩu trang y tế tại các cơ sở y tế, khu cách ly.

Khử khuẩn: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Vệ sinh các bề mặt, vật dụng thường xuyên tiếp xúc (tay nắm cửa, điện thoại, máy tính bảng, mặt bàn, ghế…). Giữ vệ sinh, lau rửa và để nhà cửa thông thoáng.

Khoảng cách: Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác.

Không tập trung đông người.

Khai báo y tế: Thực hiện khai báo y tế trên ứng dụng NCOVI; cài đặt ứng dụng Bluezone tại địa chỉ https://www.bluezone.gov.vn để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Khi có dấu hiệu sốt, ho, khó thở hãy gọi điện cho đường dây nóng của Bộ Y tế 1900 9095 hoặc đường dây nóng của y tế địa phương để được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn đi khám bệnh bảo đảm an toàn.

Khánh An

Nguyễn Thị Vĩnh

Các Loại Khóa Cửa Thông Minh Hiện Nay? Cần Lưu Ý Gì Khi Mua?

Về cơ bản, khóa cửa thông minh là loại khóa cửa điện tử (smart door lock), thiết bị điện khóa cửa an ninh sử dụng công nghệ nhận dạng thông minh để mở hay khóa cửa khi có lệnh từ các thiết bị có chức năng xác thực, giúp kiểm soát việc xâm phạm an ninh nhà ở, ô tô, văn phòng nơi làm việc,…

Các loại khóa cửa thông minh phổ biến hiện nay

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại khóa cửa cao cấp thông minh được người dùng sử dụng nhằm kiểm soát tốt việc xâm nhập trái phép gia chủ. Các loại khóa điện tử thông minh được chia là 2 loại cơ bản đó là:

Nhóm khóa cửa: Mã số, khóa cửa vân tay, khóa cửa từ, khóa cửa thông minh nhận diện khuôn mặt, với cấu tạo gồm có thân khóa, bộ phần cảm biến vân tay, mật khẩu hoặc đọc thẻ từ,… phụ thuộc vào chức năng thẻ.

Nhóm khóa cửa điều khiển từ xa thông minh bằng điện thoại, remote, wifi, bluetooth.

Đây là loại khóa có cơ chế hoạt động đúng với tên gọi của nó. Về bản chất loại khóa thông minh bằng mã số này sẽ sử dụng một mật khẩu bằng số bí mật mà chỉ gia chủ, người sử dụng cài đặt mới biết.

Người dùng sẽ chủ động thiết lập mật khẩu của mình trên thiết bị khóa trước và sau đó mỗi lần mở cửa thì sẽ nhập nhập khẩu đã cài đặt đăng ký để mở cửa. Nếu nhập sai mật khẩu cửa sẽ từ chối mở.

Khóa cửa mã số giúp người dụng mở khóa cửa không cần chìa và không lo về vấn đề để quên chìa khóa. Tuy nhiên, bạn phải ghi nhớ mật khẩu mở khóa đã thiết lập vào bảo mật mật khẩu đó.

Dựa trên nguyên tắc mỗi người sinh ra chỉ có một kiểu vân tay duy nhất nên việc sử dụng lắp khóa cửa vân tay để mở khóa cửa có tính bảo mật tốt. Để mở/ khóa cửa dấu vân tay thì người dùng cần thiết lập đăng ký vân tay trên màn hình cảm ứng. Vân tay sẽ được lưu trữ và mỗi lần mở cửa khi đặt vân tay nếu quét sẽ được đối chiếu với dữ liệu đã đăng ký, lưu trữ trước đó, nếu trùng khớp bộ khóa cửa vân tay sẽ mở cho bạn.

Đây là loại khóa được sử dụng nhiều ở các chung cư, căn hộ, văn phòng bởi tiện dụng và không cần chìa khóa. Người sử dụng có thể thiết lập nhiều dấu vân tay có thể mở cửa và chỉ những người được bạn cấp quyền quét lưu trữ vân tay mở khóa cửa mới có thể ra vào.

3, Khóa cửa thẻ từ

Khóa cửa từ, khóa cửa thẻ từ hay khóa từ cửa ra vào là cách gọi dùng cho các loại khóa cửa nhà sử dụng công nghệ nhận dạng sóng vô tuyến. Trong đó bộ khóa cửa từ sẽ có chiếc thẻ từ và ổ khóa đóng vai trò như bộ thu phát tín hiệu ăng-ten.

Khóa cửa bằng thẻ từ hoạt động với nguyên lý đóng mở dựa trên việc xác thực giữa thẻ từ và thiết bị đọc tần số thẻ trên khóa. Cách sử dụng khóa cửa từ dùng thẻ từ thì thẻ phải được đăng ký trước với thiết bị và mở được cửa. Nếu thiết bị đọc ổ khóa từ cửa nhà đọc được tần số thẻ trùng thì cửa mở và ngược lại thì cửa không thể mở.

Hiện nay khóa thẻ từ cho khách sạn, chung cư, cách khóa cửa từ bên trong và bên ngoài được sử dụng khá phổ biến bởi tính tiện dụng, chỉ những người hữu thẻ trùng khớp với ổ khóa từ mới có thể mở cửa.

Khóa cửa từ chống trộm hiện nay được phân thành 2 loại đó là:

Khóa cửa nhà bằng thẻ từ cảm ứng: Là loại khóa được sử dụng sóng PF để mở và người dùng sẽ chỉ cần đưa thẻ từ lại vần khóa là sóng định dạng có thể phát hiện ra thẻ có cùng tần số hay không để mở hoặc từ chối. Khóa cửa dùng thẻ từ cảm ứng thông minh: Là loại khóa mà người dùng sẽ chỉ cần quẹt thẻ vào đầu đọc trên thân khóa. Tại đầu đọc có các rãnh ghi dữ liệu đã thiết lập và chỉ mở khi dữ liệu nhận dạng chính xác.

4, Khóa cửa nhận diện khuôn mặt

Khóa cửa nhận diện bằng khuôn mặt là loại khóa điện tử sử dụng khuôn mặt thay cho chìa khóa mở cửa truyền thống. Loại khóa này áp dụng công nghệ 3d để xác định các điểm nhận dạng trên khuôn mặt, quét cùng với khoảng cách 3 chiều với các điểm nhận dạng xung quanh để tạo nên nhận dạng 3D khuôn mặt của người sử dụng. Loại camera hồng ngoại quét các điểm lồi lõm trên khuôn mặt khi nhận dạng để so sánh với khuôn mặt 3D đã được đăng ký để tiến hành nhận dạng.

Điều này có nghĩa là khóa điện tử thông minh nhận diện khuôn mặt này cũng có nguyên lý từ chối các hình ảnh của người sử dụng bằng thiết bị di động, bằng chụp ảnh giúp đảm bảo an toàn cao nhất. Dung lượng lưu trữ lớn và có thể nhận diện tối đa khoảng 100 khuôn mặt, dễ sử dụng, tốc độ quét nhanh chỉ cần nhấn nút kích hoạt là quét xong khuôn mặt trong thời gian 2s. Khắc phục đơn giản khi hết pin và có thể hỗ trợ thêm chế độ mật mã, chìa khóa cơ nên không lo về vấn đề nhận diện khuôn mặt gặp trục trặc.

Tuy nhiên hạn chế là do nhận diện khuôn mặt nên sẽ cần người dùng đủ chiều cao mặt so với vị trí lắp khóa để kích hoạt nhận diện.

5, Khóa cửa điều khiển từ xa

Khóa cửa thông minh điều khiển từ xa hiện nay có thể mở khóa cửa nhà bằng remote kết nối giữa điều khiển và khóa cửa.

Hiện nay không chỉ là khóa cửa từ xa bằng remote riêng biệt mà còn có nhiều loại khóa cửa điều khiển từ xa bằng điện thoại smartphone, khóa cửa thông minh wifi giúp người dùng có thể điều khiển mở đóng khóa từ một vị trí ở phía cửa như phòng bếp, phòng khách, phòng ngủ,… mà hoàn toàn không phải di chuyển đến vị trí cửa để mở khóa.

Khóa cửa nhà điều khiển từ xa cũng được sử dụng nhiều ở cửa văn phòng nơi làm việc có sử dụng khóa điện tử và chỉ cần nhấn nút là có thể mở cửa mời khách vào thay cho việc cửa không khóa khiến cho an ninh công ty, văn phòng không đảm bảo.

Ngoài ra hiện nay còn có những dòng khóa tích hợp nhiều tính năng phương thức mở cửa từ vân tay, thẻ từ và mã số,… Vì vậy, phụ thuộc vào nhu cầu bảo mật của người dùng, tính an toàn của khóa cửa thông minh mà người dùng sẽ có những lựa chọn loại khóa cửa thông minh phù hợp.

Khóa cửa nhà thông minh có độ an toàn như thế nào là vấn đề mà người dùng cần quan tâm trước tiên bởi mục tiêu của lựa chọn khóa cửa nhà thông minh không chỉ là sự tiện lợi, có được cách mở cửa không cần chìa khóa mà ở đó là yếu tố bảo mật, độ an toàn có cao không.

1, Kiểm tra ổ khóa cửa nhà thông minh có an toàn không:

Kiểm tra xem bộ phận cảm ứng từ, vân tay và mật khẩu có được thiết kế nằm trong vùng có kim loại chống va đập mạnh an toàn không.

2, Chọn thiết bị khóa cửa thông minh cao cấp có tính năng chống phá khóa

Bên cạnh tác động lực phá khóa thì hiện nay của các dòng khóa cửa thông minh có thêm các tính năng tính năng chống xâm nhập thông qua \’hộp đen thần bí\’. Đó là cách phá khóa chỉ trong tích tắc và thực tế đây là thiết bị phá khóa cửa điện tử sử dụng cuộn dây Tesla.

Bên trong của thiết bị này có biến áp với khả năng chuyển điện áp thấp cửa pin thành điện áp cao hơn 1000v trở lên và khi thiết bị này hoạt động nó tạo ra lực từ mạnh, phá vỡ thành phần mạch điện của khóa thông minh, các thiết bị điện từ.

Chính điều này khiến cho khóa cửa thông minh bằng các thiết bị điện từ bị hỏng hoặc khởi động lại lại nên tình trạng mở khóa tự động mà không cần vân tay, thẻ từ hay mã số. Nó cũng có thể khiến dây dẫn động cơ cảm nhận được dòng điện, giống như mô phỏng lệnh mở cửa và cửa cũng bị mở. Vì thế nên chọn nhà cung cấp khóa cửa thông minh với các hệ thống khóa cửa thông minh hỗ trợ khả năng chống nhiễu để tránh các trường hợp này thay vị những loại khóa cửa thông minh bỏ qua việc hỗ trợ tính năng này.

3, Chọn khóa cửa điện tử thông minh phù hợp nhu cầu và loại cửa

Các loại cửa thông minh hiện nay có khá nhiều và mỗi loại sẽ có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau nên khi chọn mua và sử dụng khóa cửa cổng, cửa cuốn, cửa lùa,… thông minh cần nhớ chọn loại khóa phù hợp để vừa tiện lợi, vừa an toàn.

Lễ Phật Và Y Học

Từ trước đến nay, chúng tôi vẫn nghĩ lễ Phật chỉ là một hành động bày tỏ lòng cung kính cũng như để sám hối nghiệp chướng, điều phục tâm ngã mạn của chính mình mà thôi, chứ chẳng hề biết lễ Phật còn là một phương pháp tập luyện thân thể tuyệt diệu.

Trong một lần được tiếp chuyện cô Cát Tường, cô có nhắc đến tác phẩm Lễ Phật Dữ Y Học (Lễ Phật và Y Học) của pháp sư Ðạo Chứng do Tịnh Tông Học Hội ấn hành và tha thiết yêu cầu chúng tôi chuyển ngữ sang tiếng Việt. Trước khi đọc tập sách này, chúng tôi thường lễ Phật theo thói quen, lễ một cách máy móc, lễ cho đủ số. Lễ xong ai nấy thường thở phì phò, mồ hôi nhễ nhại, chứ chưa bao giờ được hưởng pháp vị vi diệu trong khi lễ Phật cả.

Thử thực hành theo cách lễ Phật do Pháp Sư từ bi chỉ dạy, dù chưa nắm hoàn toàn được yếu quyết lễ Phật, chúng tôi đã nhận thấy việc lễ Phật trở nên nhẹ nhàng, thoải mái hơn. Cứ mỗi lần quỳ xuống, cúi thân rạp lạy, lại quán tưởng Ðức Phật đoan nghiêm vi diệu, nghiễm nhiên đứng trên hai bàn tay sen của mình, lòng chúng tôi lại thấy lâng lâng khôn tả. Trước đây, mỗi lần lạy Phật sám hối, lễ xong 108 lễ là mệt nhoài; nay lễ đủ 108 lễ chỉ thấy hơi mệt, tâm tình cũng thoải mái, ý cũng chuyên chú hơn. Chúng tôi tin chắc rằng nếu tập luyện lâu ngày theo đúng cách Pháp Sư dạy, chắc chắn việc lễ Phật sẽ trở thành một niềm pháp hỷ sung mãn vô biên đúng như các đệ tử của Pháp Sư đã trần thuật.

Do tập sách khá dày, đã thế 2/3 cuốn sách lại luận giải nhiều về cơ sở sinh lý/vật lý của phương pháp này, nếu dịch đủ cả, bản dịch sẽ trở nên quá dài, trở thành một cuốn sách giáo khoa về sinh vật học, khiến điểm cốt yếu của tập sách này là cách lễ Phật đúng quy cách bị mờ nhạt đi. Vì thế, chúng tôi chỉ chọn dịch phần khái luận, phương pháp lễ Phật và một hai luận điểm Pháp Sư dùng để chứng minh tính cách khoa học và hợp lý của phương pháp lễ Phật này. Tưởng cũng nên nói thêm, trước khi xuất gia, Pháp Sư Ðạo Chứng từng là một vị nữ bác sĩ, khuê danh là Quách Huệ Trân. Sau khi bị ác chứng ung thư, nhờ chí tâm tin tưởng vào Tam Bảo và lễ sám, bác sĩ Quách đã vượt qua được những di chứng ngặt nghèo của căn bệnh. Với lòng tin nhiệt thành vào Tam Bảo, nhất là pháp môn Tịnh Ðộ, bà đã xuất gia và trở thành một vị pháp sư hữu danh của Phật giáo Trung Hoa. Khi nghiên cứu cách lạy Phật này, Ngài đã chú tâm diễn giải và hoàn thiện nó trên cơ sở y học và vật lý học. Vì thế, có thể nói không sợ phóng đại rằng cách lạy Phật này rất hợp lý và rất khoa học.

Ngưỡng mong những vị đồng tu có duyên đọc đến tác phẩm này sẽ tìm được niềm vui pháp hỷ sung mãn trong việc lễ Phật, cũng như càng lễ sám, tu niệm, càng thấy thân tâm khang kiện hơn.

Ðạo Chứng Pháp Sư biên thuật Chuyển ngữ: Bửu Quang tự đệ tử Như Hòa

Mời bạn tải vệ nội dung đầy đủ của quyển sách: Download Le Phat va y hoc hoặc xem video bên dưới:

Cập nhật thông tin chi tiết về Phật Học Phổ Thông: Khóa 1 trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!