Xu Hướng 6/2023 # Phật Giáo: Nghi Cúng Lễ Phật Thành Đạo # Top 14 View | Apim.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Phật Giáo: Nghi Cúng Lễ Phật Thành Đạo # Top 14 View

Bạn đang xem bài viết Phật Giáo: Nghi Cúng Lễ Phật Thành Đạo được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

* Tiết thứ làm nghi:

– Cử nhạc khai đàn.

– Chủ lễ đăng điện.

– Chủ lễ niệm hương.

– CÚNG HƯƠNG(chủ lễ xướng): Nguyện đem lòng thành kính,

Phưởng phất khắp mười phương,

Cúng dường ngôi Tam Bảo.

Cùng pháp giới chúng sanh,

– TÁN PHẬT( Tán dương công đức Phật):

Đấng Pháp vương vô thượng,

Thầy dạy khắp trời người,

Cha lành chung bốn loại.

Xưng dương cùng tán thán,

Ức kiếp không cùng tận!

Phật, chúng sanh tánh thường rỗng lặng,

Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn,

Lưới Đế châu ví đạo tràng,

Mười phương Phật bảo hào quang sáng ngời .

Trước bảo tọa thân con ảnh hiện,

Cúi đầu xin thệ nguyện qui y.

Tánh không tám đức sạch trần gian,

Pháp giới rộng thênh thang,

Lửa đỏ hóa sen vàng.

Nam mô Thanh Lương Địa Bồ Tát. (3 lần)

Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam mô a lị gia bà lô kiết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da. Án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tả. Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a lị gia bà lô kiết đế, thất Phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà đà, ma phạt đặt đậu đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê lị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô kiết mông, độ lô độ lô phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà la đà là, địa rị ni, thất Phật ra da, giá ra gía ra. Mạ mạ phạt ra ma, mục đế lệ, y hê y hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắt ni na, ba dạ ma na ta bà ha, tất đà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà du nghệ thất bàn ra dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khư gia, ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta bà ha. Ba đà ma kiết tất đà dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ ta bà ha. Ma bà rị thắng kiết ra dạ ta bà ha.

Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị da bà lô kiết đế thước bàn ra dạ, ta bà ha.

Án tất điện đô mạn đà ra bạt đà dạ ta bà ha.

Trên trời dưới đất không bằng Phật,

Thế giới mười phương cùng không sánh.

Thế gian có gì con đã thấy,

– TỤNG BÀI Ý NGHĨA NGÀY THÀNH ĐẠO:

Chúng con cung kính nghe rằng:

Khổ hạnh sáu năm quả mãn;

Hân hoan muôn đức công thành!

Muôn loài hưởng phước!

Và chư Phật tử chúng con.

Giờ này: Cung kính quỳ trước Phật đường,

Chí thành dâng lên pháp cúng.

Cúng dường đấng từ bi cứu thế,

Tôn vinh ngôi trí tuệ siêu trần.

Cỏ hoa hoan hỷ muôn phần,

Người, vật thiết tha một dạ.

Gọi hồn thế giới ba ngàn.

Soi sáng nước non tám vạn.

Trước đài nhất tâm qui mạng,

Trên tọa bách bảo chứng minh.

Một Bồ Tát xuất thế, Con vua Tịnh Phạn vương,

Người liền tuyên lời phán:

Chúng sanh Thánh sẽ thành, Vì tất cả chúng sanh,

Thành Chảng đẳng Chánh giác,

Cùng thiên nhạc thiên hương,

Xin Pháp Vương thuyết pháp.

Nhưng người chưa vội đáp,

Không thể được vội truyền,

Pháp thiêng của chư Phật.

Cùng với các phương tiện,

Trong trí thường nghĩ suy,

Người đến vườn Lộc Thú (Lộc Uyển),

Sống cuộc đời triền miên,

Là “Khổ, Tập, Diệt, Đạo”.

Muốn dứt (diệt) các khổ nhơn,

Hết các thứ nghiệp khiên,

Hết tham sân “sử triền”, (1)

Sống cuộc đời giải thoát,

Với “ngã tịnh thường lạc”, (2)

Vui hơn các trời cao!

Kính bạch Đức Bổn Sư Từ phụ!

Nhìn lại ánh sáng sao Mai,

Nhớ thuở Bổn Sư thành đạo,

Nghĩ tới lời vàng dạy bảo,

Nhớ ngày trời đất hân hoan.

Muôn thuở hào quang rạng rỡ,

Tỏa hương ngào ngạt nhơn gian.

Cầu cho đất nước bình an,

Nguyện cho nhân dân hạnh phúc.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (30 lần)

Nam mô Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát. (3 lần)

Nam mô Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát. (3 lần)

– LỄ 12 LỄ LỊCH SỬ ĐỨC PHẬT.

( Chủ lễ xướng đến: Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật thì nhịp khánh hướng dẫn Phật tử đồng hòa: Bổn Sư Thích Ca …)

A tỳ ngục tốt, mới phát lòng lành,

Một đời Bổ xứ, hiện ở Suất Đà,

Từ trời Đâu Suất, ứng mộng Ma Gia,

Dưới cây Vô Ưu, đản sanh thị hiện,

Hiện hưởng dục lạc, chán cảnh vô thường,

Nửa đêm vượt thành, xuất gia tìm đạo,

Dưới cây Đạo thọ, hàng phục ma quân,

Bốn mươi chín năm, độ sanh thuyết pháp

Dưới cây Ta La, Niết Bàn thị hiện,

Hiện tọa đạo tràng, Ta Bà giáo chủ,

Đạo sư ba cõi, Từ phụ bốn loài. Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (1 lễ)

Tham thiền nhập định giữa rừng xanh,

MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH.

Quán tự tại Bồ Tát hành thâm Bát Nhã Ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách. “Xá Lợi Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc. Thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị”. Xá Lợi Tử! Thị chư pháp không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức; thanh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới; vô vô minh diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử diệc vô lão tử tận; vô khổ, tập, diệt, đạo, vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố, Bồ đề tát đỏa y Bát nhã ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết Bàn. Tam thế chư Phật, y Bát nhã Ba la đa cố, đắc A nậu đa la Tam miệu tam Bồ đề. Cố tri Bát nhã ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chơn thiệt bất hư, cố thuyết Bát nhã ba la mật đa chú. Tức thuyết chú viết: “Yết đế, yết đế, Ba la yết đế, Ba la Tăng yết đế, Bồ đề tát bà ha”.

Hào quang chiếu diệu. Sáng tỏ mười phương, Ngộ lý chơn thường, Phá màn hôn ám. Đệ tử lòng thành bài sám, Trước điện dâng hoa, Cúng dường Phật Tổ Thích Ca, Ba ngôi thường trú. Đệ tử chúng con, Nhân lành chưa đủ, Nghiệp báo theo hoài. Nay nhờ Văn Phật Như Lai, Giáng trần cứu độ, Sáu năm khổ hạnh, Bảy thất tham thiền, Ma oán dẹp yên, Thần long che chở, Tâm quang rực rỡ. Chứng lục thần thông. Lộ chiếu minh tinh, Đạo thành Chánh giác, Trời, người hoan lạc, Dậy tiếng hoan hô. Năm mươi năm hóa độ, Ba trăm hội đàm Kinh,

Cứu phàm ngu thoát khỏi mê đồ, Tiếp Hiền Thánh siêu sinh Tịnh độ Muôn đời xưng tán, Vạn đức hồng danh, Đệ tử chí thành, Lễ bày kỷ niệm. Tâm hương phụng hiến, Gọi chút báo ân, Ngửa trông Vô thượng Pháp vương Từ bi gia hộ.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (3 lần) Nam mô Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát. (3 lần) Nam mô Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát. (3 lần) Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát. (3 lần) Nam mô Đạo Tràng Hội Thượng Bồ Tát. (3 lần)

Vừa rồi bao nhiêu công đức,

Thích Ca Bổn Sư Hòa thượng,

Thành Đạo Thánh lễ tôn vinh,

Thùy từ tác đại chứng minh,

Cúng dường Thánh lễ đã viên hoàn,

Công đức ban cho khắp thế gian,

Phật tánh mọi loài đều sẵn có,

Khắp xin tất cả hãy hồi quang.

Nguyện tiêu ba chướng trừ phiền não,

Nguyện chơn trí tuệ thường sáng tỏ,

Nguyện bao tội chướng thảy tiêu trừ,

Kiếp kiếp thường tu Bồ Tát hạnh.

Nguyện sanh Tịnh độ cảnh Tây phương,

Chín phẩm hoa sen là cha mẹ,

Hoa nở thấy Phật chứng vô sanh,

Bất thoái Bồ Tát là bạn hữu,

Đều trọn thành Phật đạo.

Tự qui Phật, xin nguyện chúng sanh, thể theo đạo cả, phát lòng vô thượng. (1 lễ)

Tự qui y Pháp, xin nguyện chúng sanh thấu rõ kinh tạng, trí tuệ như biển. (1 lễ)

Tự qui y Tăng, xin nguyện chúng sanh, thống lý đại chúng, hết thảy không ngại. (1 lễ)

Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Ta Bà Giáo Chủ Đại Từ Đại Bi Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (1 lễ)

Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Lộc Uyển Ngũ Vị Đại Tỳ Kheo A La Hán. (1 lễ)

Cúi đầu lễ tất.

(1) Sử triền: xuôi khiến, ràng buộc.

(2) Bốn Đạo quả Niết Bàn.

Nghi cúng lễ Phật Thành Đạo

Bài Cúng Đạo Phật Giáo Hòa Hảo, Phật Giáo Hòa Hảo

4.5

/

5

(

2

bình chọn

)

SỰ CÚNG LẠY của người cư sĩ Tại Gia – PHẬT GIÁO HOÀ HẢOBÀI NGUYỆN TRƯỚC BÀN THỜ ÔNG BÀ (Bài Cúng Cửu Huyền Thất Tổ),BÀI NGUYỆN TRƯỚC BÀN THỜ PHẬT (Bài Cúng Ngôi Tam Bảo),BÀN THÔNG THIÊN,NIỆM PHẬT.

Đang xem: Bài cúng đạo phật giáo hòa hảo

SỰ CÚNG LẠY CỦA NGƯỜI CƯ SĨ TẠI GIA – PHẬT GIÁO HOÀ HẢO :

Cúng lạy của người cư sĩ tại gia

BÀI NGUYỆN TRƯỚC BÀNTHỜ ÔNG BÀ (Bài Cúng Cửu Huyền Thất Tổ) :

Cầm hương xá 3 xá, quỳ xuống chấp tay đưa lên trán nguyện:Cúi kính dưng hương trước Cữu Huyền,Cầu trên Thất Tổ chứng lòng thiềng.Nay con tỉnh ngộ quy y Phật,Chí dốc tu hiền tạo phước duyên”.Cấm hương rồi đứng ngay thẳng chắp tay vào ngực đọc tiếp:Cúi đầu lạy tạ Tổ Tông,Báo ơn sanh dưỡng dày công nhọc nhằn.Rày con xin giữ Đạo hằng,Tu cầu Tông Tổ siêu thăng Phật đài.Nguyện làm cho đẹp mặt mày;Thoát nơi khổ hải Liên đài được lên.Mong nhờ Đức Cả bề trên,Độ con yên ổn vững bền cội tu”. (lạy 4 lạy)

BÀI NGUYỆN TRƯỚC BÀN THỜPHẬT (Bài Cúng Ngôi Tam Bảo):

Cầm hương xá 3 xá, qùy xuống chắp tay đưa lên trán đọc bài Quy y :Nam Mô Thập Phương Phật.Nam Mô Thập Phương Pháp.Nam Mô Thập Phương Tăng”. “Nam Mô Phật Tổ, Phật Thầy, Quan Thượng Đẳng Đại thần, chư quan cựu thần, chưvị sơn thần, chư vị Năm Non Bảy Núi, cảm ứng, chứng minh, nay con nguyện cảihối ăn năn, làm lành lánh dữ, quy y theo mấy Ngài, tu hiền theo Phật Đạo”.Cắm hương, lạy 4 lạy cũng được, hoặc cắm hương đứng ngay thẳng chắp tay vàongực đọc: “Nam Mô Tây Phương Cực lạc thế giới Đại từ Đại bi phổ độ chúng sanh A Di ĐàPhật”.“Nam Mô nhứt nguyện cầu: Thiên Hoàng, Địa Hoàng, Nhơn Hoàng, Liên Hoa hải hội,thượng Phật từ bi, Phật vương độ chúng, thế giới bình an”.“Nam Mô nhị nguyên cầu: Cữu Huyền Thất Tổ Tịnh độ siêu sanh”.“Nam Mô tam nguyện cầu: Phụ Mẫu tại đường tăng long phước thọ, Phụ Mẫu quá khứtrực vãng Tây Phương”.“Nam Mô tứ nguyện cầu: Bá tánh vạn dân từ tâm bác ái, giải thoát mê ly”.“Nam Mô ngũ nguyện cầu: Phật Tổ, Phật Thầy từ bi xá tội đệ tử tiêu tai tịnh sự,trí huệ thông minh, giai đắc đạo quả”. Lạy 4 lạy rồi xá:1 xá chính giữa niệm: “Nam Mô A Di Đà Phật”.1 xá bên trái niệm: “Nam Mô Đại Thế Chí Bồ Tát”.1 xá bên phải niệm: “Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát”.

BÀN THÔNG THIÊN:

Cầu nguyện bàn Phật xong, ra bàn Thông Thiên cầu nguyện 4 hướng (lấy bàn ThôngThiên làm hướng chánh) trước mặt, sau lưng, hai bên vai.Hướng chánh bàn Thông Thiên có nguyện, đọc bài Quy Y, còn ba hướng kia chỉ đọcbài Tây Phương ngũ nguyện. (mỗi hướng đọc rồi lạy 4 lạy – Khi cầu nguyện nếukhông thể lạy được thì xá 3 xá) Lạy đứng hay lạy quỳ tùy theo lúc yếu mạnh.

NIỆM PHẬT:

Cúng xong, muốn niệm Phật cũng được. Ngồi bán già thẳng lưng niệm: “Nam Mô A DiĐà Phật“. Hay niệm: “Nam Mô Tây Phương Cực lạc thế giới tam thập lục vạn ức,nhứt thập nhứt vạn, cữu thiên ngũ bá đồng danh đồng hiệu đại từ đại bi phổ độchúng sanh A Di Đà Phật”.

(Niệm Phật nhiều ít tùy theo sức mình, lúc cầu nguyện và niệm Phật chỉ niệmtrong tâm) “Nam Mô-A-Di-Đà-Phật”, đi, đứng, nằm, ngồi rán niệm chớ quên khôngđợi gì thời khắc.

KHI ĂN CƠM

Mỗi khi ăn cơm với mắm muối chi cũng vậy, đều nguyện vái Cữu Huyển, Thất Tổ,Ông Bà, Cha Mẹ quá vãng về ăn với mình để tỏ lòng hiếu thảo.

ĂN CHAY

Đến ngày đơm quảy có chi cúng nấy.Ăn chay ngày 14-15, 29-30, tháng thiếu 29 – 1, có nhang thì đốt, không có thìnguyện không.Hàng năm, đến ba ngày xuân nhựt thì ngày 29-30 và mồng 1 phải ăn chay, trongmấy ngày ăn chay phải cúng chay, qua đến ngày mồng 2 có chi cúng nấy cũng được,đến ngày mồng 3 ra mắt không nên sát sanh loài vật mà cúng tế Trời Phật, chỉdùng bông hoa mà cúng thôi.

ĐI XA NHÀ

Đi làm ruộng đến thời cúng, ngó về hướng Tây nguyệnrồi xá.Còn đi xa thì nguyện tưởngtrong tâm cũng được.Xem tiếpCách Thờ Phượng Và Hành Lễ Của Người Tín Đồ PGHHCỬU HUYỀN THẤT TỔ LÀ GÌ?

Dâng Hương Cúng Phật Trong Nghi Lễ Phật Giáo Bắc Truyền

Dâng hương cúng Phật, thắp hương cúng Phật, xông hương cúng Phật, là nét văn hoá đặc trưng của Tăng Tín đồ Phật Giáo Bắc Truyền.

Người Đông phương khi nhắc đến đi chùa lễ Phật hay đến đình chùa miếu mạo lễ các bậc Tiên Thánh thiện Thần, điều trước tiên mọi người nghĩ đến là phải thắp hương cúng dường, khi có duyên sự cần cầu nguyện Chư Phật Bồ Tát hay khấn vái các vị Thánh Thần để hộ trì, thì cũng dùng hương để gởi lời nguyện cầu của mình đến chư Phật Bồ Tát các bậc linh thiên. Thắp hương cúng dường có mặt hầu hết trong các nghi thức, lễ tiết quan trọng cũng như trong sinh hoạt thường ngày của Tăng Tín đồ Phật Giáo Bắc Truyền.

Truyền thống thắp hương cúng Phật trong Phật Giáo có từ thuở Đức Phật còn tại thế, trong Kinh Trường A Hàm quyển thứ hai Kinh Du Hành chép: “Đệ tử của Phật vì Đức Thế Tôn cất Tịnh Xá to lớn, chỉnh lý sửa sang quét dọn lại sân vườn, đốt hương cúng dường.” Trong Kinh Phật Thuyết Giới Đức Hương cũng có chép: “Ngài A Nan lấy hương làm đề tài để thỉnh Phật thuyết pháp, Đức Phật tuỳ duyên khai thị, người tu trì thập thiện, đức hạnh được vang xa, cũng như hương báu có mùi vi diệu được mọi người tán thán.”

Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa phẩm 19 Pháp Sư Công Đức chép:”…Như có người trì Kinh Pháp Hoa, có thể thành tựu 800 công đức của mũi căn, được mũi căn thanh tịnh, có thể ngửi được các loại hương thơm của các loại hoa trong tam thiên đại thiên thế giới.”

Tục xông hương, đốt hương hoặc thoa hương lên người có nguồn gốc từ Ấn Độ, do khí hậu khô nóng, thường ra mồ hôi cho nên thoa hương lên người để trừ khử mùi hôi, thứ nữa thời tiết nóng nực khô hanh thường làm cho không khí oi bức khó chịu, xông hương lên làm tan đi cảm giác khó ở tạo nên không khí thơm nhẹ dễ chịu cho nên người Ấn Độ thường xông hương trong nhà.

Từ những đặc điểm trên hương liệu trở thành vật liệu hữu ích và quý giá cho nên chỉ có tầng lớp Tu sĩ Bà La môn. Hoàng Gia, quý tộc mới có đủ điều kiện để sử dùng và dần dần trở thành cúng phẩm quý giá của những người thuộc các giai cấp dâng lên hiến cúng thần thánh trong các nghi tiết tôn giáo.

Đức Thích Tôn thành đạo Bồ đề bậc tôn quý nhất trên cỏi trần, thầy của trời người, cho nên chẳng những loài người dâng hết thảy các loại hương báu để cúng dường Ngài, mà chư Thiên cũng đem chủng chủng các loại thiên hương đến cúng dường Phật. Vì vậy xông hương, thắp hương, ướp hương cúng dường Phật là một nghi tức để đệ tử tỏ lòng cung kính cúng dường đối với Đức Phật, là nghi tiết không thể thiếu đối với Tăng Tín đồ Phật Giáo: “Nguyện thử diệu hương vân, biến mãn thập phương giới, cúng dường nhất thiết Phật ,Tôn Pháp chư Bồ Tát, vô biên Thanh Văn chúng, cập nhất thiết Thánh Hiền.”

Đại Thừa Phật Giáo hưng khởi cúng dường hương cho Phật đã trở thành một nghi tiết quan trọng không thể thiếu trong Phật Giáo Đại Thừa cho nên các vị Đại Thừa hưng giáo Tổ sư đều có những tác phẩm nói về hương, như Ngài Long Thọ Đại Luận Sư có bộ “Hương Hàm Bảo Man” và “Hoà Hợp Hương Pháp” Ngài Đông Phương Chi Quang, Đại Đường Huyền Trang Tam Tạng Đại Pháp Sư trong bộ Đại Đường Tây Vực Ký có chép về những loại hương được nhắc đến trong Kinh Pháp Hoa như: “Tu Mạn Nhiễm Hoa, Xà Đề Hoa Hương, Ba La Hoa Hương, Thanh Xích Bạch Liên Hoa Hương, Hoa Thụ Hương, Quả Thụ Hương, Chiên Đàn Hương, Trầm Thuỷ Hương, Đa Ma La Mạt Hương, Đa Già La Hương, Câu Đà La Thụ Hương, Mạn Đà La Thụ Hương, Thù Sa Hoa Hương, Man Thù Sa Hoa Hương.v.v…”

Từ Buổi đầu lịch sử khi Phật Giáo truyền đến phương Đông, Tín ngưỡng thờ cúng của Phật Giáo là phương pháp hữu hiệu để truyền đạt chân đế của Phật Đà và đồng thời là con đường nhanh nhất đưa Đạo Phật hoà nhập vào trong xã hội, phong tục tập quán của người bản xứ, trong Hán Đường Phật Giáo Tư Tưởng Luận Tập chép: “Thời Nhà Hán hoàng gia và quý tộc vì tìm cầu thuật trường sanh, nên trong cung lập đền thờ Phật để cầu sự gia hộ của Phật để được trường sanh bất tử…

Đương thời Tôn Giáo tại Trung Quốc có ưu thế là lo việc thờ tự cúng kiến cho thế lực thống tri cho nên Phật Giáo khi mới truyền vào cũng biến thành một trong những tôn giáo phục vụ cho việc cúng kính và cầu nguyện” .Trong Hán Nguỵ Lưỡng Tấn Nam Bắc Triều Phật Giáo Sử cũng cho rằng: “Phật Giáo Thời Nhà Hán được coi nư một tôn giáo chuyên về thờ cúng với học thuyết đặc thù quỷ thần và báo ứng.”, Trong Hậu Hán Thư có đoạn Nhượng Giai Thượng Thư nói: “Lại nghe trong cung có lập đền thờ Hoàng Lão Phù Đồ, đây là đạo thanh tịnh hư vô, quý trọng vô vi…”.

Lễ nghi cúng kính cầu nguyện thì không thể thiếu thắp hương để khấn vái cho nên từ rất sớm trong những bộ sách xưa có nói về tục thắp hương hành lễ của Phật Giáo. Trong Nguỵ Thư Thích Lão Chí có đoạn chép: “…Côn Tà Vương giết Hưu Đồ Vương…chiếm được tượng người vàng (Đức Phật thời ấy được gọi là kim tiên) Vua Nhà Hán cho là vị Đại Thần đem thờ trong cung Cam Tuyền…đốt hương lễ bái…” trong sách Ngô Chí có đoạn chép về thời kỳ đầu Phật Giáo du nhập vào Việt Nam cũng chuyên về tín ngưỡng thờ cúng, thắp hương lễ bái: “…ở Giao Châu…khi ra đường người ta thương nghe tiếng kiển, lẫn tiếng trống kèn những người rợ Hồ ( chỉ các vị Tăng và Phật tử người Ấn) đi theo thắp hương hai bên có từng đoàn xe có mười người..”.

Văn hoá thắp hương cúng Phật đến với Phật Giáo Bắc Truyền sớm nhất trong tất cả các truyền thống văn hoá Phật Giáo khác, khi đến với Phương Đông loại hình văn hoá này như được chắp thêm cánh vì nó hấp thụ hết thảy những kiến thức văn hoá khoa học về hương liệu của người phương Đông, và nó thăng hoa vì sự tinh tế trong triết lý sống cũng như hoà mình vào thiên nhiên của người Đông Độ, nó huyền ảo hơn trong nghệ thuật huyền học tiên khí của nền kiến thức Lão Nho.

Văn hoá dâng hương cúng Phật trong Phật Giáo Bắc Truyền được chia ra hai loại chính đó là Huân Hương và Phần Hương.

1. Huân Hương: dùng các loại hương phẩm nguyên gốc có mùi vị đặc trưng như hương cây cỏ, hương của trái cây, hương của tinh dầu, những loại này không cần thông qua một điều kiện nào như xông hay đốt để có mùi hương mà chính từ bản thân của loại hương đó tự nhiên toả hương, làm cho Phật Điện cũng như tượng Phật và nơi thờ Phật thoang thoảng mùi hương đó là loại thứ nhất gọi là Huân Hương cúng Phật.

2. Phần Hương: Còn goi là thắp hương, đốt hương, loại hương này được chế từ các loại cây cỏ có hương vị tổng hợp tạo thành, những thành phần trong hương dùng để đốt thường có Hương của cỏ, Hương của cây, Hương của hoa, Phấn hương, các loại bột trộn vào để trợ hoả khi đốt như Não hương, Cam thảo, Đinh hương và Nhục Quế.

Khi tạo các loại hương cao cấp người ta thường dùng Trầm hương hay Chiên Đàn hương, những loại bột hương này sau khi được phối trộn xong, người ta tạo thành các loại hương mà tuỳ theo khi sử dụng mà có hình dáng khác nhau. Thường thì nững thể loại hương được dùng trong các nghi lễ của Phật Giáo Bắc Truyền có ba loại: Nhang cây, nhang vòng và nhang có hình trụ và các loại Hương này khi dâng lên cúng dường Phật đều phải đốt thì mới có mùi hương, tất cả những thể loại hương này đều không còn thuần nguyên chất mà dều là hợp hương.

Thắp hương cúng Phật thường thì ta thắp một cây hoặc ba cây. Một cây hương tượng trưng cho ý nghĩa “Nhất thiết biến lễ sát trần Phật” là dùng một nén hương này dâng lên đãnh lễ cúng dường hết thảy mười phương chư Phật chư Đại Bồ Tát chư Hiền Thánh Tăng trong mười Phương.

Ba cây hương tượng trưng cho Giới Hương, Định Hương và Huệ Hương, nguyện đem hết thảy lòng thành kính tâm nguyện tu Giới, tu Định, tu Huệ của mình dâng lên cúng dường hết thảy Tam Bảo trong Mười Phương và nguyện cầu sự gia hộ của Tam Bảo làm cho chí tu học của mình luôn vững bền và một ngày không xa sẽ đến được Đạo Tràng của chư Phật.

Thắp hương cúng dường Phật luôn làm cho tâm ta định về một chổ, và rất dễ dàng để cho tâm của mình và chư Phật tương ưng, sự tương ưng này làm cho tam nghiệp của chúng ta hoàn toàn thanh tịnh mà đã thanh tịnh rồi thì trong giây phút đó chúng ta đến được đạo tràng của chư Phật chứng được Đạo Bồ Đề, trong Du Già Diệm Khẩu Yếu Tập có đoạn chép: “Thân thường thanh tịnh chứng Vô Thượng Đạo, Khẩu thường thanh tịnh chứng vô thượng đạo, Ý thường thanh tịnh chứng Vô Thượng Đạo.”.

Trong hầu hết các nghi thức trong lễ nghi của Phật Giáo Bắc Truyền như: tụng Kinh, ngồi Thiền, lễ tắm Phật, Đàn tràng Thuỷ lục, lễ khai quang, truyền giới, phóng sanh, cầu an, cầu siêu, chẩn tế…. hầu như không thể thiếu nghi thức nguyện hương, thắp hương cúng Phật và trong mỗi nghi thức dâng hương cúng Phật đều có tên gọi riêng biệt để phân loại Pháp Hội ý nghĩa. Khi tín đồ vô chùa thắp hương lễ Phật thì được gọi là “Khách Hương” đem hương vào chùa cúng dường để thắp hương cúng Phật được gọi là “Kính Hương” hoặc là ” Tấn Hương”.

Phật tử đem tiền cúng chùa dể mua hương cúng Phật gọi là “Hương Tư” Chùa nhiều Phật tử gọi là “Hương Hoả Đảnh Thạnh” Bài chư tăng đọc khi cúng hương gọi là “Hương Tán” bàn Phật gọi là “Hương Án” chư Tăng tại Phật tiền cúng hương gọi là “Nguyện Hương” hay là “Niệm Hương” những trai chủ phát tâm làm Pháp Hội khi dâng hương cúng Phật gọi là “Thượng Hương” đại diện cho người khác dâng hương gọi là “Đại Hương”.

Trai chủ thiết trai cúng dường chư tăng trước nên dâng hương nhiễu quanh đại chúng cúng dường hoặc thắp hương nhiễu tháp gọi là “Hành Hương” lễ Phật đạt tới Đại Thừa cảnh giới gọi là “Tâm Hương” cùng nhau Phát tâm tín phụng Phật Pháp, cùng nhau tu hành, tâm đầu ý hợp gọi là “Hương Hoả Nhân Duyên” người lo việc hương hoả trong chùa gọi là “Hương Đăng”.

Chưởng quảng về bộ phận hương đền gọi là “Hương Ty” Ngồi Thiền có đốt hương để làm thời gian biểu gọi là “Toạ Hương” Ngồi Thiền xong đứng lên đi nhiễu Phật gọi là “Bào Hương” Thiền bản dùng để cảnh sách chư tăng khi toạ thiền gọi là “Cảnh Sách Hương Bảng” dùng trong Giới Đàn gọi là “Thanh Quy Hương Bảng” Phật Điện cũng còn gọi là ” Hương Điện” nhà bết trong chùa gọi là “Hương Thụ” còn người tu hành khi phạm thanh quy bị phạt thì gọi là “Quỳ Hương”.

Dùng Hương cúng dường Phật là pháp môn cúng dường tối thắng nhất, đồng thời thể hiện hết tấm lòng cung kính đối với Phật và tượng trưng cho phiền não đã được gội rữa, trong thân và tâm cảm thấy được an lạc, được như vậy mới đúng như ý nghĩa cúng dường Phật.trong các Kinh Đại Thừa hầu như luôn có những phần nói về cúng dường hương cho Phật.

Trong Kinh Đà La Ni Tập quyển 3 có chép về 21 loại cúng dường cho Phật trong đó có nói đến hương: “Hương Thuỷ, hương để đốt và các loại hương thơm, dùng những thứ hương đó dâng lên cúng Phật..” trong Kinh Tô Tất Địa có chép 5 loại cúng dường: “Bột hương, hương để đốt, hoa, đèn, ẩm thực”, trong “Hành Pháp Can Diệp Sao” chép: “sáu Pháp cúng dường tượng trưng cho sáu Ba La Mật…Hương thuỷ tượng trưng cho Giới Ba La Mật..”.

Thắp Hương cúng dường Phật làm cho chúng ta khởi tâm cung kính chí thành đến với Tam Bảo, thâm tín Tam Bảo, có công năng làm cho ta có thể hoà nhập vào tâm từ bi và trí tuệ của Phật và Bồ Tát, lại khiến cho ta luôn phát tâm dõng mãnh tinh tấn trên con đường học theo ngôn hạnh của Phật và Bồ Tát. Đốt hương cúng Phật là tu Phước nếu như ta khi niệm hương với tâm chí thành không loạn “Tâm Hương Nhất Biện” thì tự nhiên sẽ cảm ứng được với Chư Phật, như vậy mới đạt đến cảnh giới của “Giải Thoát Tri Kiến Hương”.

Thích Tâm Mãn – phatgiao.org.vn

Giáo Hội Phật Giáo: Dâng Sao Giải Hạn Không Phải Là Nghi Lễ Nhà Phật

“Mấy năm gần đây đã có sự sai lệch trong cách tổ chức nghi lễ cầu an ở một số chùa, dâng sao giải hạn không phải là nghi lễ của Phật giáo”, Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa có công văn gửi đến Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam của các địa phương, về việc tổ chức nghi lễ nguyện cầu bình an của Phật tử và nhân dân tại các chùa nhân dịp đầu xuân năm mới.

Trong văn bản, Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhấn mạnh việc cầu nguyện là bản năng của con người, là khuynh hướng chủ đạo của tất cả các tôn giáo từ thuở sơ khai. Việc các chùa tổ chức nghi lễ cầu quốc thái dân an, mong muốn đem lại bình an cho mọi người là việc làm có ý nghĩa đem lại sự lạc quan trong cuộc sống.

Tuy nhiên, mấy năm trở lại đây đã tồn tại một số thực tế về việc sai lệch trong cách tổ chức nghi lễ cầu an ở một số chùa như phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin.

“Nghi lễ dâng sao giải hạn không phải là nghi lễ của Phật giáo, mà là tư tưởng triết học của Lão giáo đã hòa nhập với Phật giáo trong truyền thống Tam giáo đồng nguyên. Phật giáo tôn trọng và đã dùng các phương tiện để tập hợp mọi người giảng về giáo lý nhân quả, hoằng dương Chính pháp”, công văn của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam viết.

Vì vậy, Ban Thường trực Hội đồng trị sự yêu cầu Tăng Ni, các chư vị lãnh đạo Giáo hội cần gương mẫu trong việc tổ chức nghi thức cầu an đầu Xuân tại các chùa. Việc tổ chức phải được đảm bảo trang nghiêm, tiết kiệm, tránh mê tín dị đoan, không để xuất hiện yếu tố dịch vụ, trục lợi.

Mọi hoạt động phải hướng theo điều thiện, giúp mọi người hiểu luật Nhân quả của Phật giáo, làm việc tốt, hành động chân chính.

Trước đó, theo ghi nhận của chúng tôi nghi lễ dâng sao giải hạn dịp Tết Kỷ Hợi vẫn xảy ra tình trạng chen lấn, xô đẩy. Tại một số ngôi chùa, hàng nghìn người dân ngồi từ trong chùa tràn ra ngoài đường để hành lễ. Tình trạng này xảy ra trong nhiều ngày liên tiếp, chưa kể đến những biến tướng của các nghi lễ này như: thu tiền trục lợi, kinh doanh đồ cúng…

Sau khi lễ giải hạn kết thúc, hàng trăm người chen lấn để xin lộc, tạo ra hình ảnh phản cảm trong việc thực hành các nghi thức tín ngưỡng.

Ngồi ngoài đường dự lễ dâng sao giải hạn Chiều tối mùng 8 tháng Giêng, đông đảo người dân đến chùa Phúc Khánh trên đường Tây Sơn (Hà Nội) dự lễ dâng sao giải hạn và cầu bình an trong năm mới.

Trước đó, Thứ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy cho rằng biến tướng trong hoạt động cúng, dâng sao giải hạn đang trở nên ngày càng trầm trọng. Mong ước chính đáng của người dân đang bị lợi dụng và biến thành nhiều hoạt động, loại hình dịch vụ để trục lợi.

Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch) đã có công văn chỉ đạo các địa phương chấn chỉnh, xử lý kịp thời các hiện tượng tiêu cực tại một số lễ hội, sự kiện.

“Tôi cho rằng nếu như Giáo hội Phật giáo Việt Nam tiếp tục lên tiếng cảnh tỉnh, thậm chí nghiêm cấm việc dâng sao ở các chùa dịp đầu năm thì sẽ giúp cho người dân hiểu, tự nhận thức và có định hướng đúng đắn trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng của mình”, Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy nhấn mạnh.

Trong buổi giao ban báo chí chiều 19/2, lãnh đạo Sở Văn hóa – Thể thao Hà Nội cũng cho rằng cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa sở, ngành địa phương cùng Giáo Hội Phật giáo Việt Nam trong việc truyền thông đến người dân về cách thực hiện nghi lễ cầu an tại các khu di tích.

Cập nhật thông tin chi tiết về Phật Giáo: Nghi Cúng Lễ Phật Thành Đạo trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!