Bạn đang xem bài viết Ông Táo Và Ngày Giỗ Tổ Nghề Bếp được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Trong văn hóa Việt Nam, ngày 23 tháng Chạp hàng năm được biết đến là ngày đưa ông Công, ông Táo về Trời để trình sớ cho Ngọc Hoàng về những sự việc trong một năm vừa qua.
Trong văn hoá truyền thống của dân tộc ta, vị trí của bếp rất quan trọng. Bếp là biểu tượng của một gia đình, thể hiện sự quây quần ấm cúng. Người ta thường có câu “bếp luôn đỏ lửa” để nói về sự đầm ấm, hạnh phúc của một gia đình. Việc cúng Táo quân cũng nhằm bày tỏ sự tri ân với vị thần đã quanh năm lo toan cai quản duy trì nếp sinh hoạt của gia đình, đồng thời nhắc nhở mỗi người có trách nhiệm hơn với gia đình mình.
Truyền thuyết Táo Quân được truyền qua nhiều thế hệ và có nhiều dị bản khác nhau. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là câu chuyện về một người tên Trọng Cao có vợ là Thị Nhi sống với nhau đã lâu nhưng không có con, nên sinh ra buồn phiền và hay cãi cọ. Một hôm, Trọng Cao giận quá, đánh vợ. Thị Nhi bỏ nhà ra đi, sau đó gặp và bằng lòng làm vợ Phạm Lang. Khi Trọng Cao hết giận vợ, nghĩ lại thấy mình cũng có lỗi, bèn đi tìm vợ, nhưng tiền bạc đem theo đều tiêu hết nên đành phải đi ăn xin. Trong một ngày nọ, Trọng Cao vô tình đến ăn xin nhà Thị Nhi. Hai người nhận ra nhau. Thị Nhi mời Trọng Cao vào nhà, hai người kể mọi chuyện cho nhau nghe và Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng.
Khi Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao thì khó giải thích, Thị Nhi bảo Trọng Cao nấp trong đống rơm ngoài vườn. Phạm Lang về tới nhà, không hay biết gì nên liền ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Sợ bị phát hiện, Trọng Cao không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết nên cũng nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo. Phạm Lang gặp tình cảnh quá bất ngờ, nghĩ mình làm gì sai trái nên vợ buồn mà chết, cũng nhảy vào đống rơm chết theo vợ.
Linh hồn của ba người được đưa lên Thượng đế. Thượng đế thấy ba người đều có nghĩa, nên sắc phong cho làm Táo Quân, gọi chung là Định phúc Táo Quân, nhưng mỗi người giữ một công việc:
– Phạm Lang làm Thổ công, trông coi việc bếp. Danh hiệu là: Đông trù tư mệnh táo phủ thần quân.
– Trọng Cao làm Thổ địa, trông coi việc nhà cửa. Danh hiệu là: Thổ địa long mạnh tôn thần.
– Thị Nhi làm Thổ kỳ, trông coi việc chợ búa. Danh hiệu là: Ngũ phương ngũ thổ phúc đức thánh thần.
Dù có đến ba người nhưng người Việt quen gọi là ông Táo hay Táo Quân theo thuyết tam vị nhất thể (hay còn gọi là thuyết Ba Ngôi) để chỉ bộ ba người quan trọng trong gian bếp, họ được cho là thần Bếp, thần Đất và thần Nhà. Một số nơi còn gọi ba ông Táo là ba ông đầu rau – tức là ba hòn đất nặn dùng để kê nồi xanh đun bếp, trong đó hai hòn nhỏ hơn hòn kia. Người Việt quan niệm ba vị Thần Táo định đoạt phước đức cho gia đình, phước đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Chính vì vậy, nhân dân có tục lệ thờ hai ông một bà và ngày 23 tháng Chạp hàng năm làm lễ Táo Quân, tế ông Công, ông Táo lên chầu trời… Đây cũng được coi là ảnh hưởng của phong tục thờ thần lửa, một phong tục có từ lâu đời!
Cho đến nay, chưa có một nghiên cứu hay sách vở nào khẳng định ông hoặc bà tổ Nghề Bếp là ai. Tuy nhiên nếu là người trong nghề, cái tên Mạc Thị Giai cũng đã không còn xa lạ. Nhiều người còn tin rằng Bà chính là Bà Tổ Nghề Bếp của Việt Nam.
Bà Mạc Thị Giai (1578-1630) quê gốc ở Hải Dương, vốn là người rất thông thạo kiến thức y học cổ truyền Việt Nam. Sau này, Bà trở thành vương phi của Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên, lại có điều kiện nghiên cứu và học hành, nên Bà đã chịu khó học hỏi thêm các kiến thức y học Trung quốc từ những người Hoa chạy tị nạn sang Hội An lúc bấy giờ.
Trong nhiều giai thoại, Bà Mạc Thị Giai chính là người đã khơi màu cho ẩm thực Nam Bộ trong những năm đầu thế kỷ 15. Bà là người đã có nhiều đóng góp to lớn trong cách sáng tạo các món ăn miền Nam nói riêng và nền ẩm thực Việt Nam nói chung lúc bấy giờ. Cho đến nay những cách kết hợp trong chế biến món ăn của Bà vẫn còn được sử dụng.
Vốn là người am hiểu và có kinh nghiệm nấu ăn ở Đàng Ngoài, Bà liền vận dụng chúng vào đời sống ở Đàng Trong. Bà có một quy tắc nổi tiếng là “5 dùng”, nghĩa là dùng ngũ cốc làm chất dinh dưỡng, dùng ngũ quả làm chất bổ trợ, dùng thịt của năm loài gia súc làm chất bổ dưỡng, dùng năm loại rau để cho thêm đầy đủ, dùng 5 vị thuốc cơ bản có dược tính cao để phòng và trị bệnh. Phương pháp này đến nay vẫn được dùng trong chế biến các món ăn của người Việt Nam.
Trong nghệ thuật ăn uống, bà cũng đưa ra phương châm “ăn uống phải hòa hợp với vị, thì mới bổ tinh ích khí”. Bà hướng dẫn phương pháp ăn uống để phòng chống bệnh tật là đưa thêm nhiều loài cá kể cả cá sấu, trăn, rắn… vào nguồn thức ăn động vật, thêm nhiều loài cây là đặc sản miền Nam vào nguyên liệu nấu ăn như thốt nốt, ô rô, cóc kèn, trâm bầu… làm cho món ăn thêm đa dạng, phong phú và mang màu sắc riêng của vùng Nam Bộ.
Quan niệm “thức ăn phòng và chữa trị bệnh là loại thuốc tốt nhất”, từ lâu đã được ông cha ta tâm niệm và truyền đạt lại. Nó xuất phát từ việc đi khai hoang vào Đàng Trong (miền Nam) một nơi có điều kiện khí hậu khác biệt hơn so với Đàng Ngoài (miền Bắc) lúc bấy giờ. Vì vậy, chế biến món ăn sao cho phù hợp phong thổ rất được chú trọng. Người miền Nam coi thức ăn như dược liệu, được phân chia theo khí và vị của nó. Khí thì có 5 loại là lương (mát), hàn (lạnh), bình (thường), ôn (ấm) và nhiệt (nóng). Hai khí là âm và dương, trong đó chua – đắng – mặn thuộc về hành âm, còn cay – ngọt – nhạt thuộc về hành dương. Ngày nay trong chế biến các món ăn, phương pháp này vẫn được coi trọng, người Việt luôn cân bằng âm – dương sao cho hài hòa trong các món ăn.
Thiên nhiên và thời tiết miền Nam quanh năm nóng bức, biết điều này, Bà Mạc Thị Giai luôn đưa ra những phương pháp nấu ăn sao cho phù hợp phong thổ. Bà khuyên nên dùng các món ăn thuộc âm có tính lương, hàn, có nhiều vị chua, đắng, mặn. Mặt khác, Nam Bộ là nơi màu mỡ, có điều kiện thiên nhiên thuận lợi nên các nguồn nguyên liệu vô cùng đa dạng và phong phú với tôm, cua, sò, ốc, các loại thịt, cá… nên phải tận dụng vào chế biến món ăn.
Bà Mạc Thị Giai mất khi chỉ mới 52 tuổi, dù thời gian đã qua rất lâu, nhưng những kiến thức và kinh nghiệm trong cách chế biến các món ăn của Bà luôn là bài học quý báu, không chỉ riêng với những ai theo đuổi Nghề Bếp chuyên nghiệp, mà còn đối với tất cả người Việt. Vì trong mỗi gia đình, chúng ta đều bắt gặp hình ảnh của một người Đầu Bếp, tìm tòi sáng tạo ra những món ăn hợp khẩu vị gia đình mình.
Vì Sao Có Ngày Giỗ Tổ Nghề Sân Khấu?
Nhiều nghệ sĩ thừa nhận không biết rõ nguồn gốc của ngày giỗ Tổ nghề. Nhưng mỗi năm, cứ dịp 12/8 Âm lịch, dù bận đến mấy, họ cũng sắp xếp công việc để dâng hương cúng Tổ.
Có mặt tại đền thờ Tâm linh Việt do Hoài Linh xây dựng vào dịp giỗ Tổ ngành sân khấu năm nay, Zing.vn đã đặt thắc mắc với một số người dân tham dự về ý nghĩa của ngày 12/8 Âm lịch. Phần lớn những người được hỏi thành thật rằng họ không thực sự hiểu nguồn gốc của ngày sân khấu, cũng không rõ vị thánh được thờ trong đền là ai.
Thực tế, không chỉ số đông người dân mà nhiều nghệ sĩ, kể cả nghệ sĩ gạo cội trong nghề cũng thẳng thắn cho biết họ không nắm rõ lịch sử của ngày giỗ Tổ. “Tôi cũng không tường tận được hết về các giai thoại, nguồn gốc của ngày 12/8. Các vị tiền bối đi trước truyền lại, chúng tôi làm theo, uống nước nhớ nguồn. Nhưng ngày giỗ Tổ rất linh thiêng với các nghệ sĩ”, Minh Nhí chia sẻ với Zing.vn.
Nhiều giai thoại khác nhau về ngày giỗ Tổ
PGS.TS Nghệ thuật học Nguyễn Thị Minh Thái, người có nhiều năm nghiên cứu lĩnh vực sân khấu cho biết có rất nhiều giai thoại về ngày giỗ Tổ của ngành sân khấu.
“Có giai thoại chính và có cả các giai thoại bổ sung vẫn được truyền miệng từ đời này qua đời khác. Nhưng dù giai thoại nào, có thể chưa thống nhất thì vẫn phải khẳng định đó là một ngày truyền thống, ý nghĩa của giới sân khấu”, bà Thái nhấn mạnh.
Một trong những giai thoại được nhiều người tin nhất là chuyện về một vị vua lên ngôi đã lâu nhưng mãi vẫn không có con. Vua tìm mọi cách cúng tế cầu mong trời Phật, mỗi lần làm lễ lại cho người đóng vai thần tiên múa hát. Lòng thành được chứng giám, hoàng hậu mang thai và hạ sinh hai cậu con trai.
Hai hoàng tử lớn lên ham mê ca hát đến nỗi quên ăn quên ngủ, sức khỏe cũng bị ảnh hưởng, vua cha vì vậy mà cấm con xem hát. Trong một lần vì quá mê xem hát nên hai hoàng tử quyết định chui vào bộng cây vông để trốn theo gánh hát nhưng không may xảy ra hỏa hoạn, hai hoàng tử chết cháy bên trong cây vông nam. Đó là ngày 12/8 Âm lịch.
Theo NSND Đinh Bằng Phi, người có nhiều năm nghiên cứu về hát bội, tuy đã về suối vàng nhưng hoàng tử vẫn hay hiện về để xem đào kép ca diễn. Do vậy, giới nghệ sĩ quyết định lập bàn thờ phụng kính là Tổ nghiệp. Từ đó người ta lấy gỗ vông khắc thành những tượng nhỏ như búp bê để làm tượng Tổ.
Nhưng như chúng tôi Nguyễn Thị Minh Thái chia sẻ, đó không phải giai thoại duy nhất. Bởi lẽ, còn nhiều giai thoại khác. Nhiều nghệ sĩ tin rằng Tổ của ngành sân khấu gồm ba vị là Tiên sư, Tổ sư và Thánh sư, gọi chung là Tam vị Thánh Tổ. Tiên sư là vị khai sáng ra nghề, Tổ sư là người tiếp nối, lưu truyền nghề và Thánh sư là vị soạn giả có tài văn chương.
Nhưng cũng lại có giai thoại khác cho rằng Tổ nghề sân khấu bao gồm ba ông: ông vua, ông ăn mày và ông ăn cướp. Đó là lý do thời xưa, có nghệ sĩ kỵ cho tiền người ăn mày, và cũng có người tin kẻ cướp sẽ không cướp của các đoàn hát.
Một nghệ sĩ chia sẻ: “Kể cả giai thoại đó là thật cũng không có ảnh hưởng gì. Nghề sân khấu xét cho cùng phải học từ nhiều ngành, nhiều nghề, phải quan sát, học hỏi, kể cả học hỏi từ ăn mày, ăn cướp. Nghệ sĩ là tôn trọng và biết ơn mọi người”.
Một trong những địa điểm hiếm hoi hiện nay mô tả giai thoại dân gian về Tổ nghiệp ngành sân khấu thông qua kiến trúc và cách bày trí tượng là đền thờ Tâm linh Việt của Hoài Linh. Đền thờ Tâm linh Việt có kiến trúc hình chữ Đinh, gồm bái đường 5 gian và chính điện.
Trong chính điện, có tôn tượng của Tam vị Thánh Tổ. Bên dưới Tam vị Thánh Tổ có tôn tượng nhỏ đặt trong tủ kính được cho là tôn tượng của hai hoàng tử trong giai thoại về tổ nghiệp của ngành sân khấu.
Một trong những điểm nhấn ở đền thờ Tâm linh Việt là Hoài Linh còn thờ bách gia trăm họ, khán giả ân nhân với ý nghĩa khán giả, người dân chính là ân nhân, những người yêu thương và nuôi sống các nghệ sĩ.
Lễ giỗ Tổ xưa và nay thay đổi như thế nào?
Năm 2011, Thủ tướng đã ký và ban hành quyết định số 13/QĐ-TTg lấy ngày 12/8 âm lịch làm ngày Sân khấu Việt Nam.
Từ đó đến nay, ngày giỗ Tổ sân khấu được tổ chức hoành tráng trên khắp cả nước và đặc biệt sôi động ở chúng tôi Cách thức tổ chức cũng đã có nhiều thay đổi để phù hợp hơn với thời đại nhưng vẫn giữ được sự thiêng liêng của ngày Tổ và tinh thần của nghệ thuật.
Nhiều chuyên gia, học giả từng khẳng định ngày 12/8 vốn chỉ là ngày giỗ Tổ nghề của tuồng (hát bội), cải lương và một số loại hình nghệ thuật truyền thống khác. Nhưng cùng với sự phát triển của ngành sân khấu, từ lâu kịch nói, vốn du nhập từ phương Tây cũng đã chọn ngày 12/8 Âm lịch là ngày tưởng nhớ Tổ nghiệp.
Hiện nay, giới âm nhạc (ca sĩ, nhạc sĩ, nhà sản xuất âm nhạc), thậm chí cả MC, người mẫu,… cũng lấy ngày này để tôn vinh nghề. 12/8 Âm lịch trở thành ngày chung của giới sân khấu, tức của toàn thể những người hoạt động biểu diễn.
Ngày giỗ Tổ nghiệp, các nghệ sĩ thường trở về những nhà hát, sân khấu, đoàn thể mình đã trưởng thành. Ở Hà Nội, giới sân khấu quy tụ về Nhà hát Kịch Việt Nam, Nhà hát Tuổi trẻ, Nhà hát Kịch Hà Nội, Nhà hát Tuồng Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam…
Ở chúng tôi giới kịch nói quy tụ về các sân khấu như Sân khấu Hồng Vân, Sân khấu Trịnh Kim Chi, 5B Võ Văn Tần. Các nghệ sĩ cải lương gạo cội như Minh Vương, Thanh Tuấn, Kim Cương,… lại có chương trình riêng. Trong khi các nghệ sĩ tự do, ca sĩ, nhạc sĩ, người mẫu thường dâng hương, cúng tổ tại đền thờ Tâm linh Việt của Hoài Linh.
Ở các sân khấu, ngày giỗ Tổ thường chỉ có phần dâng hương, làm lễ. Người đóng vai trò chủ tế thường là các nghệ sĩ tên tuổi hoặc trưởng đoàn, giám đốc như Minh Nhí, Trịnh Kim Chi.
Riêng ở đền thờ của Hoài Linh, lễ giỗ Tổ được tổ chức nghiêm trang, cầu kỳ và hoành tráng, bao gồm phần lễ và phần hội. Phần lễ có rước kiệu và dâng hương, NSƯT Thoại Mỹ làm chủ tế. Phần hội, tức hát cúng tổ được tổ chức sau dâng hương với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ trẻ. Trước đó, vào ngày 11/8 Âm lịch, Hoài Linh có lễ dâng hương.
Trong khi nhiều sân khấu kịch nói kết thúc sau phần lễ, đền thờ của Hoài Linh có lẽ là nơi hiếm hoi vẫn còn giữ được lệ hát cúng tổ. Theo truyền thống đây là thời điểm để các nghệ sĩ hát hầu, tri ân khán giả, đồng thời cũng là cơ hội để các đào kép chưa nổi tiếng thể hiện sự tiến bộ.
Trong ngày 12/8 Âm lịch vừa qua, nhiều nghệ sĩ trẻ, còn chưa quen mặt với số đông đã đến với đền thờ do Hoài Linh xây dựng. Họ không ngại khoe khả năng, giọng hát và nhận được sự tán thưởng từ người thưởng thức. Hoài Linh ra song ca với con nuôi, sau khi khán giả đề nghị hát thêm, anh chia sẻ thật lòng: “Xin dành thời gian cho các nghệ sĩ khác vì còn nhiều nghệ sĩ đang chờ”.
Nói về sự thay đổi cũng không thể không nhắc đến trang phục. NSND Kim Cương, người được mệnh danh là “kỳ nữ” của làng cải lương, chia sẻ ngày xưa trong lễ giỗ Tổ, chủ tế thường mặc áo dài đỏ uy nghiêm, các đào kép trong đoàn cũng mặc áo dài, nam một hàng, nữ một hàng.
Ngày nay, các nghệ sĩ thoải mái hơn trong ăn mặc. Nhiều nghệ sĩ diện trang phục giản dị, đời thường khi đến dâng hương. Không cầu kỳ trong ăn mặc nhưng cũng không diện trang phục truyền thống, nghiêm trang để đi lễ. Tại đền thờ Tâm linh Việt ngày chính lễ, nhiều nghệ sĩ đến dâng hương với áo phông. Trừ Hoài Linh và dàn quan viên giai tế, Thanh Hằng là nghệ sĩ hiếm hoi mặc áo dài truyền thống.
Đại diện của một ca sĩ đến dâng hương tại đền thờ của Hoài Linh cho biết: “Tôi nghĩ mặc sao cho lịch sự là được. Quan trọng nhất vẫn là lòng thành”.
“Ngày giỗ Tổ vừa linh thiêng vừa là dịp sum vầy”
PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái cho rằng việc lễ giỗ Tổ ngành sân khấu ngày càng được giới nghệ sĩ coi trọng là một “tín hiệu mừng”, thể hiện sự trân trọng, say mê với nghề nghiệp của mình.
“Trong bối cảnh khó khăn của sân khấu truyền thống và kịch nói, ngày giỗ Tổ càng trở nên quan trọng về mặt tinh thần”, nhà phê bình nêu quan điểm.
Bày tỏ với chúng tôi , nghệ sĩ Minh Nhí cảm thấy việc cúng Tổ nghề đem lại niềm tin và may mắn mỗi khi bước ra sân khấu, nhận vai diễn mới. Nam danh hài tiết lộ anh đã lập bàn thờ Tổ nghề ở nhà từ năm 25 tuổi.
“Lúc đó, nhiều người khuyên tôi không được làm điều đó vì còn quá trẻ. Tôi có niềm tin lớn vào Tổ nghề. Nhờ niềm tin ấy, sự cố gắng nên tôi sớm được khán giả yêu mến”, Minh Nhí kể.
Trong khi đó, nữ diễn viên hài Thúy Nga chia sẻ: “Trước bàn thờ Tổ, người nổi tiếng hay chưa nổi tiếng đều cùng một tâm nguyện xin được Tổ yêu thương cho theo đuổi nghề”.
Nghệ sĩ Tấn Beo nhấn mạnh ngày giỗ Tổ không chỉ linh thiêng mà còn là dịp thắt chặt tình cảm nghệ sĩ. “Mọi người gặp nhau tay bắt mặt mừng, hỏi thăm, chia sẻ với nhau công việc, cuộc sống. Tôi mừng khi thế hệ đàn em ngày càng thành công, năng động và hết mình với nghề”, nam diễn viên cho hay.
Nhiều nghệ sĩ có mặt tại nhà thờ của Hoài Linh trong ngày giỗ Tổ nghề Hồ Ngọc Hà, Tú Vi, Văn Anh, Ngô Kiến Huy và nhiều nghệ sĩ khác đến dâng hương ngày giỗ Tổ tại nhà thờ của danh hài Hoài Linh.
Giỗ Tổ Nghề Tóc Việt Nam
Các thành viên liên hiệp các câu lạc bộ ngành tóc phía Bắc cắt tóc miễn phí tại lễ hội.
Trong ngày hội “Cắt tóc miễn phí”, các cây kéo cùng tạo nhiều kiểu tóc đẹp cho các khách mời có mặt trong ngày hội. Các tay kéo hầu hết đều là thành viên các câu lạc bộ tóc về vinh danh tổ nghiệp. Đây là một hoạt động mang nhiều ý nghĩa, cũng là cơ hội để người dân thấy được tay nghề của các nhà tạo mẫu tóc trẻ ngành tóc Việt Nam.
Ông Nguyễn Văn Trọng, Giám đốc thương hiệu mỹ phẩm chăm sóc tóc chuyên nghiệp Obsidian – ngoài cùng tay phải.
Bên cạnh việc cắt tóc miễn phí, chương trình còn có những màn biểu diễn tóc rất đặc sắc của các tay kéo từ nhiều tỉnh thành phía Bắc. Mỗi bộ sưu tập tóc thể hiện được nét văn hóa đặc trưng riêng mang đậm nét vùng miền của họ.
Tại ngày hội, tất cả thành viên trong Liên hiệp các Câu lạc Bộ ngành Tóc phía Bắc trong những bộ lễ phục trang đã tiến hành nghi lễ dâng hương truyền thống và lễ vật tỏ lòng thành kính đến tổ nghiệp.
Bộ siêu tập “Hội tụ sắc mầu” do các nhà tạo mẫu tóc của liên hiệp thực hiện.
Từ ngày xuất hiện tại Việt Nam, Mydico phấn đấu cùng các câu lạc bộ đưa ngành tóc phát triển. Tính đến nay, Mydico đã đi cùng hơn 10 câu lạc bộ trên khắp cả nước từ khi mới thành lập như Câu lạc bộ tóc trẻ Thái Nguyên, Lam Sơn Thanh Hóa, Tóc Mây Lào Cai, Nha Trang, Hà Nam, Đà Nẵng… Ngoài ra, công ty cũng đồng hành cùng các dịp kỷ niệm như sinh nhật của câu lạc bộ tóc đẹp; chương trình “Ký ức tóc Việt” nhân dịp kỷ niệm 5 năm thành lập của câu lạc bộ tóc Việt; lễ tri ân các thầy cô giáo ngành tóc của HHA; lễ hội giỗ tổ ngành tóc Việt Nam hàng năm. Bên cạnh đó, Mydico còn có các hoạt động như khóa đào tạo kỹ năng quản lý salon, khóa đào tạo kỹ thuật nâng cao tay nghề, các chuyến đi nghỉ mát giao lưu gặp gỡ tạo mối liên kết giữa những nhà tạo mẫu trong ngành…
Phương Thảo
Cúng Giỗ Tổ Nghề Tóc Ngày Nào Là Chính Xác?
Nghề tóc cũng như mọi nghề nghiệp khác, là một lĩnh vực hoạt động mà qua đào tạo, người làm nghề có được những tri thức, những kỷ năng để tạo ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Điều kiện cần và đủ cho nghề tóc ra đời bao gồm những yếu tố sau:
Sự phát triển của kỹ thuật. Trong nghề tóc đó là kỹ thuật luyện kim với các sản phẩm, dụng cụ làm nghề thô sơ nhất như dao. Các sản phẩm tinh xảo và chuyên dụng khác, cũng xuất phát từ kỹ nghệ luyện kim về sau mới xuất hiện. Cúng giỗ tổ nghề tóc
Nhu cầu xã hội: Nhu cầu này là của số đông, ở nhiều giai tầng khác nhau trong xã hội. Giả thuyết các thái giám cắt tóc cho các ông vua, bà chúa trong các triều đại phong kiến, là ông tổ nghề tóc không xem là có cơ sở vì khi đó công việc này chỉ được thực hiện cho một vài người ở phạm vi hẹp, không phải từ nhu cầu xã hội.
Trải qua bao thời gian, đạt được bao thành tựu to lớn về ngành nghề , vậy nhưng có khi nào chúng ta lại quay ngược trở lại thời gian và tự hỏi nguồn gốc, tổ tiên ngành nghề Tóc hiện nay của chúng ta đang phát tích từ đâu ? Vậy câu hỏi được đặt ra …Chiếc nôi ” NGÀNH THỢ CẠO ” được xuất phát, và đến từ nơi đâu … ?
Qua hàng ngàn năm mai một , Thành đô đô thị hóa , bao lần đổi tên phố lịch sử của làng từ xa xưa : Làng Kim Hoa, làng Đồng Lầm , … và cho đến nay giữ trọn lịch sử ấy , làng Kim Liên …
Nơi vũng hồ, đầm nước ấy , từ xa xưa ngàn năm, đã xuất hiện một ngôi làng , mà đến nay đã trở thành làng nghề giữ nét truyền thống , giữ trọn vẹn lịch sử cái nghiệp tổ tiên – cha truyền con nối, …
Ngày ấy vẫn còn dân dã , mộc mạc bằng cái tên , mà đi khắp bốn phương , con cháu làng nghề đùa vui gọi cái nghề là ” nghề vít đầu vít cổ thiên hạ “, … và dần dần ” nghề thợ cạo ” đã được cha truyền con nối, trở thành cái nghề truyền thống như bao nghề làm đẹp cho con người .
Truyền thuyết các cụ kể rằng :
” Một hôm trời đẹp mát mẻ , các cụ ngồi quây quanh một quán nước đầu làng , hai cụ than vãn với nhau . Làng Đồng Lầm đa phần là nghề của đàn bà con gái (như nghề nhuộm nâu non, nghề may cổ yếm, nghề nhuộm vải, …) . Không có nghề gì cho con trai, để truyền lại của Cha Ông …
Lúc đó có một ông khách nói nói ” các cụ thích nghề gì ? “
Một ông cụ nói :
” Nói không phải ông bỏ quá cho , chúng tôi sắp về cõi tiên rồi , chỉ mong có một nghề, khi cần đến , bảo sao họ phải nghe vậy . “
Ông khách tiếp chuyện :
” Có gì khó đâu, đó là nghề vít đầu vít cổ thiên hạ, tức là nghề thợ cạo. “
Về sau …
Khi nghề thợ cạo trong làng phát triển , hỏi ra ông (cụ) là thầy Địa lý Tả Ao, quê ông gần quê cụ Nguyễn Công Trứ và Nguyễn Du .
Ông Tả Ao rất thông minh, nhưng không có bằng địa lý , nên triều đình không mời về làm việc cho triều đình , về sau ông theo thầy địa lý về Tầu, làm chân điếu đóm , đun nước , rồi học lỏm mà biết, ông đi lang thang làng nọ đến làng kia , đặt đất, hướng nhà, mồ mả, cho nghề, … và dân làng gọi ông với cái tên quen thuộc là Tiên sinh Tả Ao.
Và ông đã đặt gì đó ở chân đê ngoài hồ đình làng, ngày đó dân làng gọi là gò Sắp Ân, đến năm 1980 làng bắt đầu làm đường mới, công trình làm đường có đào gò Sắp Ấn , và thấy có một hòm đá nhỏ như hòm cắt tóc . Dân làng đã khiêng vào Đình, trong hòm có miếng bia mỏng ghi những dòng chữ Nho , dân làng nhờ thầy chữ Hán Nôm dịch ra và nội dung như sau :
Yểm mạch hành nghề thợ cạo (Địa lý Tả Ao).
” Giang Sơn một tráp, gương, lược, dao
Chơi ngông gọt gáy khách anh hào
Giàu thánh tướng ai ta cũng mặc
Vít cổ vua, xoay, chẳng sợ nào …”
Vậy thế là … Ông Tả Ao đã yểm mạch cho nghề thợ cạo mà không rõ thời gian nào …
Cập nhật thông tin chi tiết về Ông Táo Và Ngày Giỗ Tổ Nghề Bếp trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!