Xu Hướng 6/2023 # Niệm Hương Cúng Phật, Nên Niệm Như Thế Nào Cho Không “Đắc Tội Bề Trên”? # Top 6 View | Apim.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Niệm Hương Cúng Phật, Nên Niệm Như Thế Nào Cho Không “Đắc Tội Bề Trên”? # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Niệm Hương Cúng Phật, Nên Niệm Như Thế Nào Cho Không “Đắc Tội Bề Trên”? được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Việc dâng hương cúng Phật hay cúng nước hoặc cúng hoa quả v.v… đó là điều rất tốt. Vì đó là phần lễ nghi, mục đích là để biểu hiện tấm lòng chí thành của mình đối với Tam bảo. Nó thuộc về phần sự tướng bên ngoài. Tuy nhiên, là Phật tử khi dâng cúng, thiết nghĩ, chúng ta cũng cần nên biết thêm về ý nghĩa của việc làm đó.

Trong nhà Phật, bất cứ việc làm nào cũng mang hai ý nghĩa rõ rệt: Sự và Lý phải viên dung. Nói cách khác Sự đâu là Lý đó. Hiểu như vậy, thì việc làm của chúng ta mới có lợi ích thiết thiệt và không bị lệch lạc rơi vào mê tín. Bằng không, thì phật tử dễ bị mắc phải cái lỗi mê tín, biên kiến. Nghĩa là tin mê lầm và chấp chặt một bên. Khi phật tử dâng nước trong cúng Phật, thì phật tử phải hiểu đó là biểu hiện cho ý nghĩa nước tâm thanh tịnh.

Phật tử phải giữ tâm cho được thanh tịnh giống như ly nước trong. Vì Phật có nghĩa là giác mà giác là tỉnh thức, chánh niệm. Vậy, khi cúng Phật, phật tử phải thành tâm gìn giữ chánh niệm. Có chánh niệm là có an lạc. Còn nếu phật tử dâng cúng Phật mà với cái tâm thất niệm, nghĩ nhớ lung tung, hay tính toán việc nầy việc kia, thì phật tử sẽ không được lợi lạc lắm. Và như thế, việc cúng Phật rốt lại chỉ có hình thức bề ngoài cho có lệ mà thôi. Nghĩa là xưa bày nay làm theo. Chớ không hiểu rõ ý nghĩa căn bản của việc làm. Đó cũng là một sự thiếu sót lớn lao của phật tử. Từ việc cúng Phật suy ra đến các việc làm khác cũng thế.

Phật dạy phật tử bất cứ việc làm nào mà tương ưng với tánh giác, thì việc làm đó mới có ý nghĩa lợi ích thiết thực. Nếu nói về phần sự tướng thì việc cúng Phật đương nhiên là phật tử có phước. Phước có ra là do khi cúng Phật hay Bồ tát, phật tử đã thành tâm cung kính. Chính cái chỗ thành tâm cung kính đó, nên phật tử mới có được phước báo. Tuy nhiên, nếu chỉ có thế, thì cũng chưa đủ ý nghĩa của việc dâng cúng.

Phật tử cần phải hiểu thêm về nghĩa lý của việc làm đó. Vì việc dâng cúng bằng những thứ vật chất, đều mang ý nghĩa tượng trưng thôi. Nếu phật tử chỉ hiểu đơn thuần dâng cúng hoa quả hay những thứ khác để được phước không thôi, thiết nghĩ, như thế thì cũng chưa đúng ý nghĩa của việc dâng hoa quả cúng Phật. Phật là giác, còn cúng có nghĩa là nuôi lớn. Nuôi lớn cái gì? Nghĩa là nuôi lớn căn lành. Phật tử phải hằng nuôi lớn và phát triển căn lành, trí giác của mình. Như thế, thì mới đúng với ý nghĩa của việc cúng Phật qua hai phương diện: “Sự và Lý tròn đầy” vậy.

Còn khi cúng, phật tử muốn niệm vị Phật hay Bồ tát nào tùy ý cũng đều được cả. Tuy nhiên, thông thường thì chúng ta nên niệm đức Phật Thích Ca Mâu Ni trước. Vì Ngài là vị giáo chủ của cõi Ta bà nầy. Nhờ Ngài mà chúng ta mới biết chư Phật và các vị Bồ tát khác. Đồng thời, nhờ học hỏi giáo lý của Ngài mà chúng ta mới biết được đường lối tu hành thoát khổ. Do đó, chúng ta nên ghi nhớ công ơn lớn lao vô biên của Ngài. Vì thế, khi làm việc gì ta phải niệm danh hiệu của Ngài trước. Mục đích là để Ngài chứng minh gia hộ cho việc làm của chúng ta. Đó là nói theo việc lễ nghi cách thức hành trì là như vậy. Còn nếu như phật tử cảm thấy mình có duyên với vị Phật hay vị Bồ tát nào, thì cứ niệm danh hiệu của những vị đó không sao cả. Không có vị Phật hay Bồ tát nào quở trách phật tử đâu. Nếu là người chuyên tu pháp môn Tịnh độ, thì họ thường niệm danh hiệu đức Phật A Di Đà. Có người thường tin tưởng vào hạnh nguyện cứu khổ của đức Bồ tát Quán Thế Âm, thì cứ niệm danh hiệu của Ngài.

Nói tóm lại, tùy theo sở thích nhân duyên của mỗi người, mà niệm danh hiệu của mỗi vị Phật hay Bồ tát có khác nhau. Niệm vị nào trước, vị nào sau cũng được không có gì sai trái. Tuy nhiên, như trên đã nói, hiện chúng ta đang sống ở cõi này, nên trước tiên là ta niệm danh hiệu đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, rồi sau đó sẽ niệm những vị Phật, Bồ tát khác thì có lẽ đúng cách hơn.

Nói về tâm người cúng dường

Cúng dường được công đức hay không còn tùy nơi tâm người cúng dường. Vậy phải cúng dường bằng cái tâm như thế nào mới được nhiều công đức? Nếu cúng Tam Bảo với cái tâm cầu mong Tam Bảo hộ trì cho mình được giàu sang, cho mình hết bệnh tật, cho mình được điều này điều kia…cúng dường với cái tâm mong cầu hồi báo như vậy sẽ làm hao tổn công đức. Người cúng dường ít gì cũng phải nhớ về cảnh sống trong sinh tử luân hồi khi cúng dường, biết mọi sự trong cõi sinh tử luân hồi đều mang tính chất của khổ đau: khổ vì sinh, vì lão, vì bệnh, vì tử. Chúng ta là người ngụp lặn trong sinh tử luân hồi mà lại không hiểu về khổ đau của sinh tử luân hồi, không biết gì về khổ nạn của chính mình. Chư Phật, chư Bồ Tát nhìn vào cảnh sinh tử luân hồi, thấy chúng sanh khổ đau mà sinh lòng thương xót, đến nỗi nổ tung thành từng mảnh. Các vị thấy rõ, hiểu rõ nỗi khổ mà chúng sanh phải gánh chịu trong cõi sinh tử luân hồi. Còn chúng ta là kẻ chịu khổ sinh tử, vậy mà đối với khổ đau của chính mình lại không hay không biết. Loại khổ đau nào dễ thấy lắm thì còn hiểu được chút ít, còn đối với các loại khổ đau vi tế chúng ta lầm tưởng đó là an lạc hạnh phúc nên cứ mãi bám dính vào, không muốn buông ra.

Phải hiểu khổ sinh tử luân hồi thì mới phát tâm cầu thoát sinh tử luân hồi. Khi cúng dường, chí ít phải cúng dường bằng cái tâm cầu thoát sinh tử luân hồi, được vậy công đức mới đủ mạnh.

Có người đến nghe pháp, vừa nghe đã hiểu, vừa hiểu đã có thể hành trì, vừa hành trì đã đạt kết quả. Thuận tiện như vậy đều vào công đức. Muốn tu phải có công đức. Muốn nghe pháp, hiểu pháp, cũng phải có công đức. Vậy chúng ta phải quan tâm đúng mức đến việc tích lũy công đức. Cần biết cách cúng dường như thế nào để tạo nhiều công đức. Công đức phải dồi dào đường tu mới thoát chướng ngại, đạt kết quả.

Kính chúc phật tử cố gắng tu hành và chóng đạt thành sở nguyện.

Lợi Ích Khi Niệm Phật Quan Thế Âm Bồ Tát

Phật tử thường xuyên niệm Phật Quan Thế Âm bồ tát sẽ không còn tính tham. Do bồ tát giúp cho người niệm nuôi dưỡng lòng từ bi, hành pháp bố thí, khiến cho con người luôn mong muốn dâng tặng giúp đỡ người khác chứ không có ý chiếm đoạt tài sản của người khác.

Phật tử niệm phật mẹ Quan Âm bồ tát giúp không còn giận hờn. Do bồ tát giúp cho con người có lòng từ bi, trí tuệ to lớn. Có từ bi sẽ hiểu và thông cảm cho người khác mà không sân si. Với trí tuệ giúp cho con người nhìn thấy thế gian vô thường, vạn vật do duyên, dù đến hay đi cũng không nuối tiếc.

Phật tử thường niệm Phật Quan Thế Âm bồ tát giúp không còn si mê. Do bồ tát sẽ giúp chúng ta khai mở trí tuệ thanh tịnh. Dùng trí tuệ chúng ta sẽ hiểu được duyên sanh, lúc hợp lúc tan, không chấp trước hay luyến ai một người hay sự vật nào đó.

Phật tử thường niệm Phật Quan Thế Âm bồ tát sẽ tránh được những bệnh nan y, hoặc cho dù có bị nhưng cũng sẽ chữa khỏi. Do trong Ngũ Bách Danh có tán thán đức hiệu ngài “Không bị chết Do bệnh ác triền thân”

Phật tử thường niệm Phật Quan Thế Âm bồ tát sẽ giúp chúng ta không còn bất cứ sự đau khổ nào nữa. Do trong kinh Phổ Môn đức Phật Thích Ca có dạy “Nếu có vô lượng trăm ngàn muôn ức chúng sanh chịu các khổ não, nghe đến danh hiệu Phật Quan Âm bồ tát đây, dốc lòng xưng niệm danh hiệu, thì tức thời Phật Quan Âm bồ tát sẽ tìm theo tiếng kêu cứu đó mà cứu thoát.”

Phật tử thường Quan Thế Âm bồ tát có muốn cầu con trai hay con gái chi cũng đều được toại ý; lại sinh con trai có phước đức trí tuệ, con gái thì đoan chính xinh đẹp. Do trong kinh Phổ Môn ngài đã phát thệ nguyện đó.

Phật tử thường niệm Phật Quan Thế Âm bồ tát Dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nguy nan nào, cũng sẽ cảm thấy yên tâm không còn chút sợ hãi. Do năng lực của bồ tát sẽ che chở làm cho chúng ta cảm thấy vững lòng, được năng lực này nên trong kinh Phổ môn có khen tặng đức hiệu ngài là “Thí Vô Úy”

Phật tử thường niệm Phật Quan Thế Âm bồ tát giả sử như trong đời này bị nghèo thiếu, cửa nhà bất hạnh, sống trong khổ sở, bị người khinh bỉ cười chê…do các nghiệp ác đời trước chiêu cảm lấy quả báo hiện tại, nhờ vào bi nguyện độ sanh và năng lực tự tại rộng lớn của ngài, chúng ta sẽ không còn bị các khổ đó nữa. Do ngài có năng lực “Phá trừ các nghiệp chướng trọng tội”

Phật tử thường niệm Phật Quan Thế Âm bồ tát giả sử như trong đời này, do nhu cầu sống, cần cầu tiền của, nhà cửa, lợi lộc, công danh sự nghiệp…chúng ta cũng sẽ được toại ý, do ngài có năng lực “Làm thỏa mãn các điều mong cầu” chẳng những thỏa mãn về giàu sang, danh lợi mà ngài còn phương tiện dẫn dắt phật tử tu phước, tu tuệ. Do bổn nguyện của ngài rốt ráo là muốn cho chúng sanh được “Đại an lạc giải thoát”

Phật tử thường niệm Phật Quan Thế Âm bồ tát sẽ không còn phải chịu quả báo đau khổ trong các đường ác như địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh cùng các khổ sanh già bệnh chết. Do trong kinh Phổ Môn ngài có lập thệ nguyện “Các loài trong đường dữ: Địa ngục, quỷ, súc sanh; Sanh, già bệnh chết khổ, Lần đều khiến dứt hết.”

Phật tử thường niệm Phật Quan Thế Âm bồ tát sẽ không lo sợ bị các ác quỷ, tà thần cùng các loại tà thuật li mị võng lưỡng làm hại; những bùa chú, độc dược cũng không thể làm thương tổn đến bạn. Do bồ tát có năng lực hàng phục các thiên ma, chế ngự các ngoại đạo.

Phật tử thường niệm Phật Quan Thế Âm bồ tát sẽ được chư thiên cùng các vị thiện thần thường ngày đêm bảo vệ, không cho những điều ác xâm tổn đến. Do bồ tát có uy đức rất lớn, có nhiều quyến thuộc là chư thiên, thiện thần, họ sẽ vì kính phục uy đức của bồ tát mà đến bảo vệ chúng ta.

Phật tử thường niệm Phật Quan Thế Âm bồ tát nếu muốn sinh về bất cứ cõi Phật nào trong mười phương, cũng sẽ được toại ý. Do ngài có năng lực thần thông tự tại, bi nguyện rộng khắp, phát thệ nguyện tiếp độ tất cả chúng sinh.

Phật tử thường niệm Mẹ Quan Thế Âm bồ tát sẽ giải trừ được những oán kết từ nhiều đời trước, oán gia trái chủ kết nghiệp sẽ không còn theo báo thù nữa. Do ngài có đức hiệu “Chúng oán tất thoái tán” nghĩa là các oán thù thảy đều lui tan.

Phật tử thường niệm Quan Âm bồ tát hoặc giả là nghe đến danh hiệu ngài, thấy được thân tướng của ngài, lòng nghĩ tưởng đến ngài, công đức sẽ không biến mất, sau này nhờ đó mà chúng ta sẽ không bị khổ não nơi các cõi. Do trong kinh Phổ Môn có nói: “Văn danh cập kiến thân, tâm niệm bất không quá, năng diệt chư hữu khổ”.

Bởi do: Đức Phật Quan Âm bồ tát đã thành Phật từ kiếp lâu xa hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai, từ lâu đã thành tựu được tâm đại từ đại bi, đã chứng đắt hết thảy các tam muội đà la ni, có năng lực thần thông và sức tự tại không thể nghĩ bàn. Ngài khởi lòng từ bi rộng khắp, thương tưởng đến tất cả các chúng sanh đang bị thọ khổ trong sáu đường, nên thường dùng sức thần thông tự tại du hóa khắp mười phương cõi nước, khéo hiện các thân hình, ứng hợp với tâm niệm của chúng sanh để độ họ.

Lại nữa, do bi nguyện độ sanh của ngài quá rộng sâu, lấy việc cứu khổ chúng sinh làm bản hoài, nên ngài không chỉ ứng hiện nơi cõi ta bà này, mà tất cả các cõi khác, ngay cả cõi Địa ngục ngài cũng hóa hiện đến để độ họ “Vô sát bất hiện thân”

Trong kinh “Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi” ngài đã thể hiện tâm từ bi cùng tột đó là “Tốc linh mãn túc chư hy cầu” khiến cho chúng sanh mau được tất cả những điều mong cầu hiếm có; chẳng những ngài Do tâm từ bi rộng lớn, sức thần thông tự tại, có năng lực đáp ứng tất cả những điều mong cầu của chúng sanh, dù là những điều mong cầu đó quá to lớn, quá cao vời, mà ngài lại còn khéo dùng phương tiện dẫn dụ khiến cho chúng sanh phát khởi những tâm vô vi, tâm vô nhiễm, tâm quán không, tâm cung kính, tâm khiêm hạ, tâm không tạp loạn; khiến cho chúng sanh phát khởi tâm đại thừa tu tập các thiện pháp và các pháp ba-la-mật để lần khiến cho chúng sanh đắc tứ quả, đắc thập địa, tiến đến ngôi Đẳng giác, Diệu giác mới thôi.

Đức Phật Quan Âm bồ tát đức cao vời vợi, từ bi rộng lớn. Trong kinh Phổ Môn đức Phật Thích Ca có dạy: “Này Vô Tận Ý! Phật Quan Âm bồ tát có sức oai thần như thế, nếu có chúng sanh nào cung kính lễ bái Phật Quan Âm bồ tát thì phước đức chẳng luống mất. Bởi thế cho nên chúng sanh đều phải thọ trì danh hiệu Phật Quan Âm bồ tát.” Đức Phật Quan Âm bồ tát có uy đức, làm lợi lạc cho chúng sanh nhiều như thế, lẽ nào chúng ta không nghĩ nhớ, niệm danh hiệu Ngài hay sao?

Phật Tử Nên Cúng Dường Tam Bảo Như Thế Nào?

Là Phật tử quy y Tam Bảo, hàng ngày chúng ta cần cúng dường Tam bảo để tự nhắc nhở tâm quy y. Ngoài ra, cúng dường cũng là một phương pháp tích lũy công đức rất thù thắng.

Vì sao nên hàng ngày cúng dường Tam Bảo?

Cúng dường không phải là việc phức tạp hay tốn kém. Chỉ cần lập một bàn thờ đơn giản, không cần nhiều tiền của, có được gì cũng đều có thể dùng làm phẩm cúng dường dâng lên Phật. Buổi sáng dâng phẩm cúng dường, buổi tối thu dọn, làm cho đúng cách, với cái tâm cho thật đúng đắn. Nhờ tâm đúng đắn khi dâng phẩm cúng dường mà tích lũy nhiều công đức, vì vậy không cần nhiều tiền của vẫn có thể rộng rãi cúng dường.

Cúng dường Tam Bảo phải trở thành một phần trong công phu tu tập hàng ngày. Bàn thờ giữ cho thật sạch, không để bụi bám, mỗi ngày lưu ý lau chùi sạch sẽ. Mỗi sáng thức dậy, rửa tay, mang một bình nước đến trước bàn thờ. Chén nước hôm qua đã lau sạch úp sẵn trên bàn thờ, sáng nay mở từng chén rót nước vào. Khi rót có thể đọc minh chú cúng dường. Cúng nước rồi, đối trước bàn thờ lạy ba lạy. Cứ như vậy, buổi sáng dâng nước cúng dường, buổi tối dẹp nước, chùi chén cho khô sạch, úp trở lại trên bàn thờ. Đây là việc làm đơn giản, ai cũng có thể làm được.

Cúng dường được công đức hay không còn tùy nơi tâm người cúng dường. Vậy phải cúng dường bằng cái tâm như thế nào mới được nhiều công đức? Nếu cúng Tam Bảo với cái tâm cầu mong Tam Bảo hộ trì cho mình được giàu sang, cho mình hết bệnh tật, cho mình được điều này điều kia…cúng dường với cái tâm mong cầu hồi báo như vậy sẽ làm hao tổn công đức.

Người cúng dường ít gì cũng phải nhớ về cảnh sống trong sinh tử luân hồi khi cúng dường, biết mọi sự trong cõi sinh tử luân hồi đều mang tính chất của khổ đau: khổ vì sinh, vì lão, vì bệnh, vì tử. Chúng ta là người ngụp lặn trong sinh tử luân hồi mà lại không hiểu về khổ đau của sinh tử luân hồi, không biết gì về khổ nạn của chính mình.

Chư Phật, chư Bồ Tát nhìn vào cảnh sinh tử luân hồi, thấy chúng sanh khổ đau mà sinh lòng thương xót, đến nỗi nổ tung thành từng mảnh. Các vị thấy rõ, hiểu rõ nỗi khổ mà chúng sanh phải gánh chịu trong cõi sinh tử luân hồi. Còn chúng ta là kẻ chịu khổ sinh tử, vậy mà đối với khổ đau của chính mình lại không hay không biết. Loại khổ đau nào dễ thấy lắm thì còn hiểu được chút ít, còn đối với các loại khổ đau vi tế chúng ta lầm tưởng đó là an lạc hạnh phúc nên cứ mãi bám dính vào, không muốn buông ra.

Nên cúng dường Tam Bảo như thế nào?

1. Cúng dường Phật bảo: Xây dựng chùa chiền, thỉnh tượng cúng chùa, đúc chuông, dâng hoa, trầm, hương, đèn, nến, đóng góp tiền bạc để làm những việc trên hoặc cúng vào quỹ Tam Bảo, thùng Phước sương, đó là người Phật Tử bày tỏ sự biết ân cũng để hoằng dương đạo Phật, làm cho ngôi Phật bảo được huy hoàng và trang nghiêm, nhờ đó tăng thêm lòng thành kính cho những người đi chùa, lễ Phật.

2. Cúng dường Pháp bảo: Nhờ giáo lý của đức Phật, người Phật tử biết được đâu là khổ, đường nào tu học để được phước báo, để được giải thoát; đáp lại ân đức ấy, người Phật tử phải đem giáo lý của đức Phật đến cho những người khác biết để họ có lòng tin và tu học. Vậy người Phật tử phải ấn tống kinh sách, băng thuyết pháp

3. Cúng dường Tăng bảo: Thánh Tăng ngày xưa chỉ lo tu học kinh kệ trong chùa, do vậy người Phật tử phải cúng dường chư Tăng gồm có: Y phục, thức ăn, giường và vật trải giường nằm, thuốc thang. Bốn thứ đó gọi là Tứ Sự Cúng Dường. Ngày nay khoa học đã tiến bộ, Phật tử có thể dâng cúng chư Tăng, Ni những phương tiện để phục vụ cho sự hành đạo được dễ dàng hơn.

Thanh tịnh cúng dường: Người Phật Tử khi cúng dường Tam Bảo chẳng những tâm mình phải thanh tịnh mà những lễ vật cũng phải thanh tịnh.

1. Về tâm thanh tịnh: Mỗi khi cúng dường Tam Bảo đừng nên tính toán, có nhiều cúng nhiều, có ít cúng ít, lòng luôn hoan hỷ và chí thành, khi đã cúng dường rồi cũng đừng có bận tâm mình đã cúng ít quá hay nhiều quá. Lòng chí thành là quan trọng hơn hết.

2. Về lễ vật thanh tịnh: Những lễ vật dâng cúng tốt tươi, tinh khiết là quý nhưng tiền của mình bỏ ra mua sắm phải do mình làm ra bằng nghề nghiệp chánh đáng thì mới có nhiều phước đức. Ví dụ một người tay lắm chân bùn làm thuê làm mướn có một ít tiền, mà dùng số tiền ấy mua một ốp nhang hay mua một bó hoa đem đến chùa cúng Phật, công đức lớn hơn một người đem nhiều lễ vật cúng dường Tam Bảo, lễ vật này do đồng tiền có được từ những việc làm bất chánh.

Một người Phật tử nên phát tâm, hễ có dịp thì cúng dường Tam Bảo, việc cúng dường luôn luôn có phước báo cho mình, nó cũng là phương pháp tập cho mình xả ly tiền tài của cải, có như vậy mới mau thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử.

Người Phật Tử phải Phước, Huệ song tu, Phước phải cúng dường, bố thí còn Huệ phải tu tập giữ cho tâm mình được thanh tịnh, nhờ đó thì trí huệ phát sinh.

Thay, Bốc Bát Hương Như Thế Nào Cho Đúng Không Phạm Đại Kỵ

là một trong những thủ tục tâm linh không thể thiếu trong văn hoá thờ cúng của người Việt. Thay bát hương, bát nhang khi chuyển đến nhà mới hoặc thay bát hương bát nhang khi bát hương cũ đã quá cũ hoặc hư hỏng là việc làm tốt nhưng phải biết cách làm cho đúng để luôn mang may mắn và vận may vào nhà.

Quy trình bốc bát hương Bát Nhang đúng nhất:

Về việc bốc bát hương, bát nhang đúng cách thì chúng ta sẽ phải chia ra những trường hợp cụ thể gặp phải. Ví dụ như bốc bát hương về nhà mới khác như thế nào với bốc bát hương mới (tức là bỏ bát hương cũ) hoặc bốc bát hương thần tài thổ địa thì cần những gì….

Việc làm này chính là cách thức giúp cho gia chủ gặp nhiều bình ổn và an cư khi dọn về nhà mới mà qua đó làm ăn thuận hoà phát triển. Việc thay bát hương mới, bốc bát hương mới khi vào nhà mới cũng được xem trọng như một thủ tục cuối cùng để gia chủ có thể dọn vào nhà mới êm xui.

Bộ bát hương Bát Tràng men rạn, giá giao động từ 550.000 cho kích thước nhỏ nhất đến trên dưới 20 triệu cho kích thước lớn (sử dụng cho các chùa, nhà thờ họ, thờ tổ đặt giữa chính điện)

Bộ bát hương thờ men xanh vẽ Kỹ Bát Tràng mức giá giao động từ 750.000 đ/Size nhỏ nhất.

Dùng nước sạch để rửa qua, kì cọ kỹ ở trong và bên ngoài bát hương, bát nhang sau đó để ráo nước và tráng lại bằng rượu 40 độ. Việc rửa lại bằng rượu giống như một phương pháp tẩy uế và khử tà mà được áp dụng nhiều trong việc rửa vật dụng thờ cúng.

Cốt Bát Hương là gì ? ý nghĩa của cốt bát hương trong phong thủy

+ Tiến Hành Nghi Thức Khấn Vái Xin Gia Tiên, Chư thần để đươc phép thay mới Bát Hương vì lý do gì thì nêu rõ ra trong lời khấn, ví dụ như thay mới cho đẹp và khang trang hơn, hoặc thay mới do bát hương đã cũ và xuống cấp nhiều…… Và soạn sẵn để khấn trong lúc hành lễ.

Lưu ý là mâm cúng Bốc Bát Hương cũng phải chuẩn bị chu toàn, việc bốc bát hương mới được xem là một trong những việc quan trọng, có thể động chạm đến thần thánh cùng tiên tổ… Vì vậy hành động không chuẩn mực sẽ dẫn đến thất kính, đây còn là tội nặng dẫn đến các hệ lụy gia đình như ảnh hưởng đến đường làm ăn sự nghiệp cũng như đường tình duyên của còn cháu trong nhà.

Sau khi hơ xong thì cho Gói Thất Bảo vào trong Bát Hương, sau đó cho tro rơm nếp đã bóp qua với một ít nước gừng pha với Rượu để tro rơm được thanh tịnh. Cuối cùng là tiến hành lấy vài chân nhang ở Bát Hương cũ chuyển sang Bát Hương mới bốc xong, Khấn Vái tạ ơn Thần Linh, Gia Tiên đã cho phép thay bát hương.

Lưu ý: Đối với việc đổi Bát Hương mới khi cúng Nhập Trạch (Cúng Vào Nhà Mới ) Thì quy trình bốc Bát Hương sẽ theo những bước được hướng dẫn cụ thể bên dưới:

Mâm cúng lễ nhập trạch và các công đoạn thực hiện quý bạn hữu có thể theo dõi tại chuyên mục bài viết: của chúng tôi.

Đầu tiên gia chủ dùng giấy vàng dùng để hóa cúng nhập trạch dùng để hơ lữa xung quanh Bát Hương (quan niệm cách này dùng để kích hoạt năng lượng trong Bát Hương, khai quang điểm nhãn cho đôi rồng Trên Bát Hương).

Gia chủ là người chủ gia đình hoặc đại diện gia đình dùng tay che đôi mắt rồng trên Bát Hương và hơ lữa xung quanh. Sau khi hơ lữa xong thì lấy một tờ giấy vàng chà sát bên trong và bên ngoài Bát Hương cuối cùng cho cốt Bát hương bao gồm thất Bảo và Tro rơm nếp hoặc cát vào là xong.

Tại sao phải dùng tro rơm nếp để bốc bát hương? Mua tro rơm nếp ở đâu?

2. Quy trình bốc bát hương gia tiên mới (thay mới bát hương cũ)

Việc thay bát hương gia đình là việc tốt nó cũng giống như việc thay áo mới để nhìn được tươm tất hơn cho gian thờ cúng trang trọng của gia đình. Nhiều nơi quan niệm rất hủ tục và sai sót về việc Bát Hương là bất di bất dịch và không cần phải thay mới, quan niệm này là sai lầm hoàn toàn.

Nên chọn kích thước bát hương phù hợp với bàn thờ để tạo sự cân xứng, đẹp mắt

Quy trình thay bốc bát hương gia tiên mới như sau :

Đây được xem như là sự kính trọng đối với chư vị của gia đình, nếu như bỏ qua bước này thì có thể thấy được chúng ta đang trực tiếp xem thường truyền thống kính trên nhường dưới khi không xin phép các cụ mà đã chủ động dời đi và thay bỏ bát hương, điều này được xem như là một điều úy kị.

1. Ai là người được phép bốc thay bát hương trong gia đình?

Về các cặp vợ chồng ra ở riêng thì sẽ nhờ Ba mẹ hai Bên tiến hành làm lễ vì theo quan niệm tâm linh cũng như xã hội tại Việt Nam, đôi vợ chồng trẻ chưa hiểu được hết sự đời nên việc làm quan trọng như cúng mâm cỗ hay cất nóc xây nhà động thổ sẽ do những người lớn tuổi nhất nhà đứng ra làm hộ. Và có như vậy cuộc sống gia đình mới trở nên êm thấm bình ổn như tính cách thâm trầm nhẫn nại của những người đã trải qua bể dâu của cuộc đời chứ không bốc đồng như tuổi trẻ.

Mời cúng để bốc bát hương cũng là điều tốt, tuy nhiên hiện nay tìm đươc một thầy cúng có tâm sống vì đạo thì khó mà đi đâu cũng chỉ thấy vì đồng tiền mà bày vẽ chiêu trò khiến gia chủ mất tiền đủ thứ vào các yêu sách của thầy cũng rởm.

Nếu như bạn và gia đình có thể tìm hiểu kĩ càng về các tục cúng tế, thay bốc bát hương thì tốt nhất nên tự tay làm, vì ông thầy cúng chung quy cũng là một người làm giúp và giống như một ông phiên dịch đúng nghĩa vì vậy nếu như bạn trực tiếp làm và diễn đạt sẽ có cái tâm lớn dễ dàng đến được bề trên, tổ tiên về lòng hiếu kính.

Tiếp tục bàn về vị trí bát hương trong Phong Thủy có nghĩa là chúng ta đang nhắc đến vị trí đạt phù hợp mà có thể tập hợp được năng lượng của tâm ứng xung quanh và tạo thành thế vững chãi nhất trên gian thờ.

Các mẫu bát hương Bát Tràng đẹp được ưa chuộng nhất hiện nay

Tuy nhiên kể từ khi du nhập vào Việt Nam, văn hóa thờ Phật cũng ăn sâu vào tâm thức của người dân Việt nhất là những vùng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của đạo Phật. Trên bàn thờ Phật sở dĩ chỉ cần 1 bát hương là đủ vì trên bàn thờ Phật các Phật tử chỉ thực hiện thờ cúng đức Phật, để sớm thoát ra khỏi kiếp Trầm Luân.

Vì theo quan niệm những người này tính khí vẫn còn rất trẻ con do đó khi mất sẽ thờ riêng một bàn thờ riêng và sau 1 năm mới rước lên ngồi cùng với tiên tổ nhưng vẫn dùng riêng một bát hương (Giống như đi ăn cổ thì có một mâm dành cho trẻ con gọi là chiếu dưới, đây cũng là đạo kính trên nhường dưới và phân trật tự theo vai vế trong gia đình một truyền thống). Bát hương còn lại bên Phải sẽ là bát hương thờ cúng Tiên tổ cùng các bật phụ lão trong gia đình.

Lựa chọn bát hương trên bàn thờ gia tiên nên có kích thước cách nhau tầm 2cm. VD: 14cm – 16cm – 14cm

6. Thay chân hương, rút chân hương vào ngày nào trong năm là đúng?

Câu trả lời là hoàn toàn có vì rút chân nhang được xem như là việc chúng ta vệ sinh nơi ở, vệ sinh chốn thờ tự sạch sẽ ngăn nắp và thơm tho. Nhiều quan niệm cho rằng khi rút chân nhang sẽ phạm đại kỵ và mạo phạm đến thần tiên gia tiên, tuy nhiên đây là quan niệm sai lầm, trên sao thì dưới vậy.

Bên cạnh đó, việc dọn dẹp bàn thờ gia tiên sạch sẽ cũng là một trong những cách thể hiện lòng thành kính đối với gia tiên, thân Phật.

Với những ai làm kinh doanh, buôn bán thì càng phải để tâm thờ cúng đến bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa

7. Có nên di chuyển bát hương để vệ sinh bàn thờ cho sạch sẽ?

8. Bốc bát hương bằng tro rơm nếp hay cát ?

Về cát dùng để bốc bát hương là loại cát trắng mịn, nhuyễn thường được lấy tại các mỏ cát nước ngọt với độ trắng tinh khiết. Đối với vùng miền Trung Việt Nam, cát dùng để bốc bát hương là thường thấy vì điều kiện thổ nhưỡng nơi đây.

Tuy nhiên hạn chế khi dùng cát để bốc bát hương là nó mau vón cục, chai lì dẫn đến việc cắm hương khó khăn và hay làm gãy chân hương, điều này được nhiều vùng miền xem là tối kị.

Về tro rơm nếp hoặc tro trấu được xem là hạt ngọc của trời, sản phẩm tinh túy của đất trời và của người Việt Nam, vì vậy dùng tro rơm hoặc tro trấu để bốc bát hương mang đến một ý nghĩa cao quý của sản vật trời Ban, nguồn gốc của thực phẩm chúng ta dùng hằng ngày.

Ngoài ra, tro rơm tro trấu có độ xốp ổn định, khiến việc cắm hương dễ dàng hơn qua đó hạn chế gãy chân hương khi cắm.

Mua tro rơm nếp Bốc Bát hương, Cát Bốc Bát Hương Tại Các cửa hàng Không Gian Gốm Bát Tràng.

Tùy theo nhu cầu của bạn sẽ lựa chọn tro rơm nếp hay cát trắng. Để mua được tro rơm nếp nguyên chất, giá phải chăng thì hãy liên hệ đến Không Gian Gốm để được mua hàng nhanh nhất. Chỉ với 100.000 đồng, bạn sẽ sở hữu 1kg tro rơm nếp chất lượng. Trước khi dùng chỉ cần bóp nhuyễn là được.

Cùng nhiều mặt hàng thờ cúng cao cấp với đầy đủ kích thước, màu sắc và kiểu dáng độc đáo. Chúng tôi đáp ứng mọi nhu cầu mua sắm đồ thờ cúng sứ Bát Tràng theo yêu cầu của mọi khách hàng Việt.

Các mẫu đồ thờ Bát Tràng đang được khách hàng lựa chọn nhiều nhất tại Không Gian Gốm:

Những khách hàng Việt đang sinh sống ở nước ngoài muốn mua các món đồ thờ Bát Tràng tại Không Gian Gốm, chỉ cần truy cập Website: https://dothobattrang.vn để xem mẫu trực tiếp, sau đó liên hệ: Hotline: 0912 992 544 – nhân viên sẽ nhanh chóng liên hệ, tư vấn, đóng gói và giao hàng đến địa chỉ yêu cầu trong thời gian ngắn nhất.

Đến với Không Gian Gốm, bạn sẽ tha hồ lựa chọn cho mình những sản phẩm đồ thờ sứ Bát Tràng chính hãng với giá rẻ tận gốc. Cùng với đó là chính sách bảo hành, giảm giá và khuyến mãi hấp dẫn. Chúng tôi cam kết sẽ làm hài lòng bạn trong từng chi tiết nhỏ. Đảm bảo khi đến với Không Gian Gốm, bạn sẽ chẳng muốn đến bất kỳ cửa hàng khác!

Cập nhật thông tin chi tiết về Niệm Hương Cúng Phật, Nên Niệm Như Thế Nào Cho Không “Đắc Tội Bề Trên”? trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!