Bạn đang xem bài viết Những Món Ăn Tất Niên Truyền Thống Của Người Việt Nam được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tết âm lịch là nét đẹp văn hóa dân tộc Việt Nam được cha ông ta gìn giữ, phát triển. Đến nay, ngày lễ truyền thống đó vẫn được thực hiện với đầy đủ các nghi thức. Trong đó phải kể đến bữa cơm tất niên – cơm cuối năm hay là cơm đoàn viên. Có những nơi đặt tiệc tất niên cũng có những nơi tự nấu để dùng trong buổi tiệc tất niên cuối năm. Vậy món ăn tất niên được dùng trong dịp này gồm những món gì?
Việt Nam được mệnh danh là thiên đường ẩm thực. Với nhiều món ăn là đặc sản của từng tỉnh thành. Một số món ăn đã nổi tiếng trên thế giới như : bún riêu, bún bò huế, gỏi cuốn, phở… Trong đó món ăn tất niên lại mang sắc thái hoàn toàn khác. Chúng mang ý nghĩa nhất định mà mọi gia đình bắt buộc phải chuẩn bị mỗi khi tết đến xuân về. Tuy nhiên, do đặc trưng của từng miền mà mâm cơm cúng cũng có sự khác nhau. Cụ thể
Món ăn tất niên ở miền Bắc
Mâm cỗ tất niên miền Bắc được chuẩn bị khá cầu kỳ với đầy đủ sắc, hương, vị, sắp xếp theo bố cục nhất định, bắt mắt khi nhìn. Theo quan niệm từ cha ông truyền lại thì khi xếp cỗ phải đủ 4 bát, 4 đĩa. Đĩa thường dùng để bày thịt gà, giò, thịt lợn, nem rán,… Còn bát thì gồm miến nấu, bát bóng, bát chân giò,…
Mỗi món ăn tất niên đại diện cho những ý nghĩa và mong muốn khác nhau. Ví dụ :
Xôi gấc được làm từ gạo nếp có màu đỏ cầu may mắn
Bát canh gồm nhiều nguyên liệu rau củ mang ý nghĩa đoàn viên
Nem rán là món ăn được làm từ nhiều nhân thể hiện sự sung túc
Thịt lợn đại diện cho cuộc sống ấm lo,….
Thịt gà luôn có trong mâm cỗ mang ý nghĩa cầu gì được nấy
Đặc biệt mâm cỗ cúng không thể thiếu bánh chưng ăn kèm với hành muối. Đây là nét đẹp truyền thống mà bạn không thể tìm được ở bất cứ quốc gia nào. Để làm được bánh chưng đòi hỏi sự cầu kì và tỉ mỉ của người gói. Do đó mà nó thể hiện sự hiếu thảo, uống nước nhớ nguồn, sự đùm bọc giữa cong người với cong người.
Món ăn tất niên miền Trung
Mâm cỗ cúng tết của người Trung nấu rất khéo khiến ta nhìn thấy cả sự chắt chiu, san sẻ. Người miền Trung sẽ không nếm mà dựa vào kinh nghiệm của mình để nêm thức ăn. Bàn thờ ông bà không bao giờ thiếu hương khói trong thời gian lễ Tết.
Đặc biệt ngày mồng một người miền Trung sẽ cúng chay. Các món ăn truyền thống miền Trung trong dịp Tết nguyên đán cũng tương tự miền Bắc. Bên cạnh đó hay có bánh chưng, bánh tét, giò lụa, gà bóp rau răm, thịt heo luộc, giá chua… Những món chính như: rau sống, chả ram, canh bún, cơm trắng, đồ xào, thịt kho, cá kho; hoặc thêm cà ri, con gà luộc… được cho vào từng đĩa nhỏ. Ngoài các món dành để cúng, những món còn lại sẽ dùng đãi khách và ăn trong suốt dịp Tết.
Mâm cỗ tất niên miền Nam
Món ăn tất niên ở miền Nam lại có sự khác biệt khá lớn so với miền Bắc. Tại sao? Vì thời tiết nơi đây nắng nóng nên mâm cỗ chủ yếu là đồ nguội, không sử dụng đồ nóng.
Thường thì mâm cỗ cúng sẽ gồm:
Thịt kho tàu đại diện cho niềm hạnh phúc
Nem rán; đĩa dưa giá
canh khổ qua nhồi thịt giúp xua tan đi mọi lo lắng, buồn phiền
Củ kiệu là món ăn đại diện cho tài lộc, sự nghiệp ổn định…
Mỗi món ăn đại diện cho một mong muốn trong năm mới. Do đó nếu bạn hi vọng có một năm sung túc, phát tài phát lộc thì mâm cơm cần phải tươm tất, đầy đủ, bài trí đẹp mắt.
Hiện nay, do nhu cầu về khẩu vị mà các bà nội trợ, chị em phụ nữ cũng có sự thay đổi một số món trong mâm cúng tất niên, làm phong phú thêm sự lựa chọn nhưng vẫn giữ được nét đẹp cổ truyền.
Món Ăn Truyền Thống Việt Nam : 7 Món Ăn Trong Mâm Cỗ Tết Miền Nam
Cũng miền Bắc và Trung, miền Nam cũng có những món ăn truyền thống đặc biệt không thể thiếu trên mâm cỗ ngày Tết. Canh khổ qua dồn thịt, bánh tét, thịt kho tàu, cháo gà và gỏi gà xé phay, dưa món, bánh mứt là những món ăn truyền thống trên mâm cổ Tết miền Nam góp phần khởi đầu một năm mới tốt đẹp.
1. Mâm ngũ quả – “cầu vừa đủ xài”
Mâm cổ Tết Miền Nam có một số kiêng cử nhất định, không chọn những loại trái có vị cay nồng, hàm ý nhiều cay đắng. Có nhiều nhà còn kiêng cúng chuối hàm ý “chúi nhủi”, cam và quýt hàm ý “quýt làm cam chịu”,…
Thay vào đó, năm loại quả thường thấy ở mâm ngũ quả miền Nam là mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài và sung. Tên những món ăn này có thể phát âm là cầu – vừa – đủ – xài – sung nhằm cầu năm mới sung túc và đủ đầy hơn.
2. Bánh tét – linh hồn Tết miền Nam
Miền Bắc có , miền Nam có bánh tét. Từ bao đời nay, bánh tét trở thành linh hồn của Tết Việt nơi miền Nam, nhất là ở các tỉnh miền Tây. Năm mới Tết đến, cả nhà thương quay quần bên nhau để gói và nấu bánh Tét mừng giao thừa.
Bánh tét thường được làm từ đậu xanh, thịt heo, nếp thơm, nước cốt dừa, chuối và cũng có thể là các loại đậu đen, đậu đỏ, gói trong lá chuối tươi, buộc lạt. Những năm gần đây, bánh tét chữ dần trở nên phổ biến, càng đòi hỏi hơn sự khéo léo của người gói.
3. Canh khổ qua – cái khổ qua đi
Theo quan niệm dân gian, món canh khổ qua ngày Tết thể hiện mong muốn cho điều cơ cực của năm cũ qua đi và cầu cho sự may mắn tốt đẹp hơn sẽ đến vào trong năm mới.
Ngoài ra, canh khổ qua còn làm cho bữa ăn nhiều thịt mỡ ngày Tết trở nên nhẹ nhàng mà thanh mát hơn nhờ đặc tính giải nhiệt, thải độc của mình. Nhiều nhà có cách dồn nhân khổ qua khác nhau, có thể là nhân thịt bằm hoặc cho thêm cá xay, mộc nhĩ hoặc cà rốt.
4. Thịt kho tàu – món ăn đoàn viên
Thịt ba heo ba chỉ, thịt đùi hoặc thịt vai được cát thành khối vuông, kho cùng trứng vịt tròn mang ý nghĩa âm dương hòa hợp, ấm áp, đầy đủ và đoàn viên. Từ lâu đời, món thịt kho tàu đã trở thành hình ảnh độc quyền trong ngày Tết Việt Nam.
Theo kinh nghiệm của ông bà xưa, thịt heo được mua thật tươi từ sáng sớm, tẩm ướt gia vị rồi đem ra phơi nắng cho bề mặt thịt se lại, vị thấm sâu vào thịt, đến trưa thì bắt đầu nấu. Ăn thịt và trứng nâu vàng, thêm nước kho sóng sánh ăn kèm cùng dưa chua hoặc dưa giá chua chua, bạn sẽ cả nhận hương Tết về đến nhà đấy!
5. Cháo gà và gỏi gà xé phay – nóng hổi ấm áp ngày Tết
Gà luộc là món không thể thiếu đối với những mâm cỗ cúng kiếng, tỏ lòng thành kính. Người ta thường nấu một nồi cháo lấy nước ngọt từ xương gà, tận dụng thịt gà luộc xé để trộn gỏi chua ngọt cùng các loại bắp cải hoặc ngó sen và rau thơm.
Sau khi cúng kiếng, món ăn sẽ được mọi người thưởng thức hoặc để các anh các chu nhâm nhi trò chuyện cùng một ít rượu.
Bí quyết luộc gà và tạo dáng gà cúng cực chuẩn vừa đẹp mắt vừa ngon tỏ lòng thành kính
6. Các loại dưa món ăn kèm chống ngán
Có rất nhiều loại dưa món dùng ăn kèm chống ngán như dưa hành, cà rốt, dưa bao tử ngâm chua, rau muống chua… thường được ăn kèm với thịt kho, chả lụa, bánh tét, thậm chí còn dùng trộn gỏi.
7. Các loại mứt ngọt tráng miệng
Một thứ không thể thiếu trong mâm cỗ Tết miền Nam chính là các loại mứt tự nhiên làm từ các loại trái cây đặc trưng của vùng như dừa, thơm, xoài, tắc, khế, cóc….
Trong đó nổi tiếng nhất là mứt dừa với nhiều màu sắc sắc và hương vị khác nhau như chanh dây, đậu biếc, lá dứa, sữa vani, củ dền, trà xanh… Kết thúc mâm cơm bằng một đĩa mứt và nhâm nhi tách trà hàn thuyên nói chuyện, Tết thật thú vị biết bao.
Mâm Cỗ Truyền Thống Của Người Việt
Tết thường bắt đầu từ 30 tháng Chạp (ít nhất đến mùng 4, mùng 5) ở một số nơi, người ta ăn Tết vui chơi, hội hè đình đám…kéo dài đến hết tháng Giêng. Thế nhưng, việc chuẩn bị có khi bắt đầu từ những ngày đầu tháng Chạp và phải hoàn tất trước buổi trưa ngày 30. Đây cũng là cách con cháu thể hiện sự tưởng nhớ, lòng biết ơn đối với ông bà, tổ tiên của mình.
Tùy vào điều kiện mỗi gia đình mà sắp xếp chuẩn bị mâm cỗ lớn cúng đón rước ông bà vào buổi trưa hoặc buổi chiều 30, và mâm cỗ vào ngày mồng 3 hoặc mồng 4 Tết để tiễn ông bà đi gọi là cúng đưa.
Do điều kiện địa lý, thói quen trong ăn uống, phong tục của từng miền. Nên mỗi miền có mâm cỗ Tết khác nhau.Ở miền Bắc gọi là mâm cỗ, miền Trung gọi là mâm cộ, miền Nam gọi là mâm cơm cúng ông bà.
Mâm cỗ Tết miền Bắc theo đúng bài bản, thường thì 4 bát, 4 dĩa. Cỗ lớn thì 6 bát, 6 dĩa hoặc 8 bát, 8 dĩa… có khi mâm cỗ lớn phải xếp cao đến 2, 3 tầng.
Trước khi dâng cúng tổ tiên thì dùng giấy trang kim đậy các bát, dĩa thức ăn lại cho vệ sinh, tinh khiết và đẹp mắt.
Bốn bát, bốn dĩa gồm: bát giò heo hầm măng lưỡi lợn, bát bóng thả, bát miến, bát mọc. Bốn dĩa gồm: dĩa thịt gà, dĩa thịt heo, dĩa giò lụa, dĩa chả quế.
Rồi có thể thêm những dĩa như: dĩa thịt đông, dĩa giò thủ, dĩa xào hạnh nhân, dĩa lạp xưởng khô, dĩa trứng muối, dĩa cá kho riềng, dĩa nộm sứa hoặc nộm rau quả…
Bánh Tết ở miền Bắc phổ biến nhất là bánh chưng ăn kèm dưa hành.
Món tráng miệng đặc trưng thì có mứt sen, mứt quất, mứt gừng, hồng khô, ô mai mơ gừng… Đặc biệt món chè kho có tính giải độc và giả rượu.
Mâm cơm cúng ông bà ngày 30 Tết ở miền Nam, luôn luôn có thịt heo kho nước dừa với trứng hoặc cá lóc kèm dưa giá, canh khổ qua nhồi thịt (khổ qua là mướp đắng, nhưng người Nam bộ muốn chơi chữ đồng âm theo nghĩa Tiếng Việt).
Theo dân gian thì khổ qua là món ăn mong muốn sự khổ cực trong năm cũ qua đi, để tiếp đón điều tốt đẹp trong năm mới.
Các món nguội như gỏi ngó sen, tai heo ngâm dấm, tôm khô – củ kiệu, giò heo nhồi, lạp xưởng tươi, phá lấu, nem, chả.
Miền Nam phổ biến nhất là bánh tét ăn kèm cà rốt, củ cải ngâm nước mắm.
Món tráng miệng: có các loại mứt trái cây như: mứt dừa, mứt me, mứt khoai, mứt ổi, mứt mảng cầu, mứt củ năng, bánh ít ngọt, kẹo thèo lèo và kẹo chuối…
Ngoài ra còn có món tráng miệng rất đặc sắc là cơm rượu.
Mâm cộ Tết miền Trung thì có các món nước như: gà tiềm hạt sen, canh hoa Kim Châm với tôm thịt, giò heo hầm.
Các món mặn như: tôm rim, thịt kho tàu, cuốn ram, thịt hon, gà rán, thịt phay, nem, chả, tré, thịt ngâm nước mắm… Rồi có thêm các món đồ mộc như: măng khô xào thịt, mít trộn, giá xào nham…
Món tráng miệng rất phong phú, có mứt cam quật, mứt sen, mứt gừng như miền Bắc, có mứt me, mứt dừa… như miền Nam. Ngoài ra có thêm mứt củ bình tinh, mứt củ khoai mài, mứt củ sen, mứt chanh, mứt khế. Bánh thì có bánh sen tán,bánh măng, bánh mận, bánh bó mứt, bánh thuẩn, bánh phục linh, bánh nổ, bánh tổ…
Ở miền Trung có cả bánh chưng và bánh tét ăn kèm dưa món.
Mâm cỗ miền Trung trong dân gian thì có cả bánh chưng và bánh tét. Nhưng mâm cỗ tiến cúng ở miếu điện trong cung đình thì chỉ dâng cúng bánh chưng chứ bánh tét thì không dùng làm vật phẩm để dâng cúng tổ tiên.
Khác với mâm sinh soạn để cúng tế trời đất, thần thánh, vua chúa… Như vào những dịp nhà vua tế Trời ở đàn Nam Giao hoặc tế các vị Tiên đế ở Thế miếu… Vật phẩm là bộ tam sinh (trâu, heo, dê) để nguyên con chưa qua chế biến,lễ vật này còn gọi là cỗ thái lao. Hoặc ngoài dân gian khi cúng Đất thì bộ tam sinh là miếng thịt heo, con cua, cái trứng chỉ luộc chín chứ không chế biến.
Còn mâm cơm để cúng ông bà trong 3 ngày Tết là mâm cỗ có nhiều món ăn được chế biến, gồm đủ các thành phần: Thượng cầm (các loại gia cầm biết bay) như chim, gà, vịt… Hạ thú (các gia súc trên mặt đất) như: heo, bò, gà… Rồi các loài thủy tộc dưới nước như: tôm, cua, cá… trong dân gian mâm cơm như vậy được gọi là hào soạn.
Trong cung đình mâm cỗ để tiến cúng ở miếu điện gọi là ngọc soạn, gồm các món ăn được chế biến từ các thành phần sơn hào hải vị quý hiếm trong cả nước, được chế biến công phu và trình bày kiểu cách tỉ mỉ.
Các món ăn như là: chim sâm cầm nhồi yến, hải sâm nấu độn, vi cá nấu rối, món nấu bong bóng cá đường, món nấu cửu khổng, gân nai, nem công, chả phượng…
Món tráng miệng có các loại mứt như mứt nhân sâm, mứt bát bửu làm từ các loại mứt quý và thịt heo quay. Mứt cam sành còn nguyên trái, mứt các loại củ quả như bí đao, đu đủ, gừng… gọt tỉa thành hình bát bửu hoặc các con vật trong tứ linh như long, lân, qui, phụng… rim khô.
Bánh ngọt thường là loại bánh khô, làm từ bột ngũ cốc đóng trong khuôn chữ nhật có in hình hoa mai, hoa đào, hoặc chữ phước, lộc, thọ… gói trong giấy ngũ sắc-như mang lời chúc tốt lành đầu năm.
Ngoài ra có loại bánh bắt hình các nhánh lộc, hoa mai, hoa đào, các loại trái cây như trái phật thủ, trái lựu,trái đào, nhân sâm… đem sấy khô được xếp thành hình tháp trên quả bồng sơn son thếp vàng, hoặc bằng sứ men lam để dâng cúng tổ tiên.
Bên cạnh những mâm hào soạn ở ngoài dân gian và ngọc soạn trong chốn cung đình, thì ở miền Trung vào những ngày đầu năm những gia đình theo Phật giáo có mâm cơm chay ngày mồng một gọi là mâm trai soạn để cúng tổ tiên.
Qua mâm cỗ ngày Tết của dân tộc, chúng ta thấy rằng món ăn Việt Nam rất đa dạng và phong phú. Từ các món dân giả như măng hầm, mít trộn… cho đến các món ăn cao cấp được chế biến bằng nguyên liệu trong nước. Có đủ sơn hào hải vị mà thế giới công nhận quý hiếm, bổ dưỡng như yến sào, bào ngư, vi cá… Đó là những món ăn Việt Nam có từ lâu đời, nhưng rất tiếc suốt một thời gian dài chúng ta xem đó như là một món ăn đặc biệt của người Trung Hoa.
Trong mâm cổ 3 miền truyền thống trước đây, thường không có món thịt bò. Sau này, khoảng đầu thế kỷ 20, khi ảnh hưởng phương Tây tràn vào, thì các món ăn được chế biến từ thịt bò mới được phổ biến. Và trong mâm cỗ Tết ngày nay, bên cạnh những món ăn truyền thống thì có thêm những món ăn mới bổ sung, tiếp thu cách thức chế biến của nhiều nước trên thế giới như món thịt nấu rượu chát, ca ri, ra gu…
Nhìn chung mâm cổ ngày Tết của 3 miền có một vài điểm khác biệt tùy theo địa phương. Nhưng đặc điểm căn bản mà miền nào cũng phải có trong mâm cổ là cơm và xôi, đặc biệt là bánh chưng, bánh tét ăn kèm với các loại dưa muối đặc trưng của từng miền – là loại bánh Tết của người Việt Nam, mặc dù hình thức và ý nghĩa khác nhau, như bánh chưng tượng trưng cho Đất là âm, bánh tét khi cắt lát ra từng khoanh tròn tượng trưng cho Trời là dương nhưng nguyên vật liệu gần như không có gì khác biệt. Đó là đặc điểm chung nhất phản ánh bản sắc văn hóa, lịch sử, địa lý… của một đất nước có nền văn minh lúa nước như chúng ta.
Món Ăn Truyền Thống Trong Mâm Cơm Ngày Tết Miền Bắc Việt Nam
Bánh Chưng là món đầu tiên trong danh sách những món ăn truyền thống ngày Tết Việt Nam. Món ăn là điểm đặc trưng không thể thiếu trong dịp Tết đến xuân về.
Xôi gấc
Tết đến, xuân về là dịp để chúng ta gặp mặt người thân trong gia đình và những người bạn lâu ngày gặp lại. Mọi người cùng nhau thưởng thức các món ngon ngày Tết miền Bắc vừa ngon, vừa bổ dưỡng. .
Chè kho
Đây là món ăn ngày Tết ở miền Bắc, quen thuộc nhất với người dân Hà Nội. Chè kho rất giản dị trong việc kết hợp nguyên liệu, chỉ cần đậu xanh, vừng trắng và đường cát là có thể nấu thành nồi chè. Chè có một hương vị đặc biệt thơm thơm mùi của đỗ xanh, chút thoang thoảng của nước hoa bưởi ăn vừa mát vừa mềm mịn tan ngay trong miệng.
Gà luộc
Giò lụa, giò thủ
Trong mâm cỗ ngày Tết của người Việt Nam, giò lụa luôn được đặt ở vị trí trung tâm và là một trong những món ăn không thể thiếu. Chả lụa là món ăn làm từ thịt lợn được giã nhuyễn trong cối đá, gói bằng lá chuối và luộc chín. Khi sử dụng, chả lụa được thái thành khoanh tròn và bày lên dĩa. Những miếng chả lụa trắng mịn, vị ngọt, giòn dai.
Thịt đông
Thịt đông là món riêng có của mùa đông xuân Bắc bộ. Trong làn không khí lạnh, thịt đông trở nên ngon hơn. Món này được làm từ thịt lợn ba chỉ, đôi khi được sử dụng cả gà, cộng thêm một mảng bì lợn. Tất cả đều được ninh nhừ. Sau khi nấu xong, để nguội rồi cho ngăn mát tủ lạnh. Một miếng thịt đông kèm một củ dưa hành, thì thật đúng nghĩa Tết miền bắc.
Thịt bò kho quế
Nem rán
Nước chấm nem rán phải pha chế thật ngon, khéo điều hòa giữa vị mặn của nước mắm ngon; vị ngọt của mì chính; đường (nếu pha bằng nước dừa tươi thì không cần đường), vị chua của chanh (hay dấm); rồi hòa chung với nước lọc; thêm vào ít tỏi băm nhỏ; vài lát ớt tươi sao cho vừa đủ độ mặn, ngọt, chua, cay, dậy mùi thơm của tỏi, ớt.
Canh miến nấu măng
Trong các món ngon ngày Tết miền Bắc, canh miến nấu măng hấp dẫn đến lạ kỳ. Trong số các món canh truyền thống của đất Bắc, bạn không thể bỏ qua bát canh miến nấu với măng khô, bộ lòng gà hoặc sườn non. Vị béo ngậy của sườn, gà hòa quyện cùng hương thơm bùi của măng tạo nên sức hút kỳ lạ cho món canh miến.
Người miền Bắc cũng giống miền Trung thích ăn canh chan với cơm. Do vậy, bạn nên chuẩn bị một tô canh miếng thơm ngon, bổ dưỡng tăng tạo màu sắc cho mâm cơm ngày Tết thêm phần sung túc và ấm cúng.
Canh bóng thập cẩm
Dưa hành
Nhắc tới Tết là người dân Việt nam lại nhớ tới 2 câu sau:
“THỊT MỠ DƯA HÀNH CÂU ĐỐI ĐỎ
CÂY NÊU TRÀNG PHÁO BÁNH CHƯNG XANH”
Rau nộm
Bên cạnh những món nem, giò chả dễ gây ngán trong ngày Tết, mâm cỗ không thể thiếu món rau nộm. Món nộm ngày Tết miền Bắc vô cùng đa dạng, đơn giản, dễ làm và rất được ưa chuộng nhờ hội tụ đầy đủ sắc, hương, vị tuyệt vời nhất. Các món nộm thường được chọn làm món khai vị trong mỗi bữa ăn. Màu sắc, hương vị vô cùng phong phú của nộm sẽ mang đến cho bạn bè và người thân những trải nghiệm thú vị về ẩm thực và khơi nguồn cho những câu chuyện vui vẻ đầu xuân.
Cập nhật thông tin chi tiết về Những Món Ăn Tất Niên Truyền Thống Của Người Việt Nam trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!