Bạn đang xem bài viết Những Món Ăn Không Thể Thiếu Trong Ngày Tết Cổ Truyền Ở Miền Nam được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thịt kho nước dừaVào những ngày giáp Tết, người miền Nam thường chuẩn bị một nồi thịt kho trứng thơm ngon để đãi khách. Thịt ba chỉ hoặc thịt đùi cắt khúc, nêm gia vị vừa ăn, nấu đến khi chín, cho trứng cút vào hầm chung với nước cốt dừa. Sự hòa quyện giữa vị béo ngậy của thịt, bùi bùi của trứng cùng vị thanh ngọt beo béo của nước dừa sẽ tạo nên một hương vị quyến rũ, nghe là thấy Tết ngay.
Nguồn: @yensplate Nguồn: @norimr1101 Nguồn: @prititi Nguồn: @nguyendtt Củ kiệu tôm khô
Khác với củ kiệu miền Trung được ăn cùng với bánh tét, người miền Nam lại ăn kèm củ kiệu với tôm khô như một món riêng. Bạn sẽ cảm nhận đầy đủ hương vị giòn, dai, ngọt, mặn hòa lẫn trong từng củ hành khi ăn chung với tôm khô. Hơn nữa, món ăn này nếu kết hợp với bánh tét sẽ là món chống ngán hữu hiệu trong những ngày Tết.
Nguồn: @binhsang.ly Nguồn: @libra.ptmh Bánh tét
Nếu như bánh tét miền Trung chỉ gồm nếp với đậu xanh thì bánh tét miền Nam lại có sự đa dạng về nguyên liệu và màu sắc hơn hẳn. Mỗi sự kết hợp về nguyên liệu và tạo hình, màu sắc đều cho ra những chiếc bánh thơm ngon, bắt mắt. Đó có thể là nếp với nhân gồm dừa nạo, đậu đen, lá cầm hay lá dứa… cùng với tạo hình hoa mai, chữ Thọ, chữ Phúc… vô cùng phong phú. Mỗi chiếc bánh chứa đựng ước nguyện về một năm mới đầy đủ và sung túc.
Nguồn: @hungryingeorgia Nguồn: @cuisine_s_montpellier Nguồn: @vietaid Nguồn: @nthuyngan2912 Nguồn: @vanbakehouse Canh khổ qua nhồi thịt
Theo quan niệm của người miền Nam, canh khổ qua thể hiện niềm mong ước về những điều khổ cực của năm cũ sẽ qua đi để đón tài lộc, may mắn trong năm mới. Tuy rằng có vị đắng nhưng món canh khổ qua nhồi thịt lại tốt cho sức khỏe, giúp giải nhiệt, giảm mỡ, chống ngán, đặc biệt phù hợp với thời tiết nắng nóng của miền Nam.
Nguồn: @ldyztee Nguồn: @annie_kunn Nguồn: @annfoodie Nguồn: @z.nguyen Dưa giá
Với cách chế biến đơn giản, giá đỗ trộn với hành lá, rau hẹ, hành tím, cà rốt cùng giấm, đường, bạn đã có ngay món dưa giá ngon đúng điệu. Dưa giá ăn cùng với cơm, thịt kho nước dừa hoặc cuốn bánh tráng sẽ giúp bữa ăn ngày Tết thêm ấm cúng và thú vị.
Nguồn: @Itbamboo
Nguồn: @co2salamon Nguồn: @cure41heart Nguồn: @nguyendtt Nguồn: @maihoangngan Lạp xưởng
Ở miền Nam có nhiều loại lạp xưởng như thịt tươi, thịt khô, thịt nạc, tôm, cá… Chúng ta có thể luộc, chiên hoặc nướng lạp xưởng để ăn. Tuy nhiên, người Nam Bộ thường chiên lạp xưởng bằng nước (không dùng dầu) bởi cách này giúp cho món ăn vừa ngon vừa an toàn cho sức khỏe. Ngoài việc có mặt trong những bữa cơm, lạp xưởng còn là thức quà giản dị mà bà con hay tặng người thân, người quen trong dịp Tết.
Nguồn: @arikvn Nguồn: @djkleen Nguồn: @nuna205 Nguồn: @okielaa
Không chỉ riêng Sài Gòn là mảnh đất mà người người tứ phương đổ về sinh sống, các tỉnh thành khác cũng là nơi an cư lạc nghiệp của không ít người dân miền Bắc, miền Trung đi vào. Sự giao thoa văn hóa ấy cộng hưởng với chất liệu mộc mạc, phóng khoáng của đất và người miền Nam đã tạo nên một màu sắc ẩm thực giản dị, tinh tế và đa dạng.
Top 10 Món Ăn Ngon Không Thể Thiếu Trong Mâm Cỗ Ngày Tết Cổ Truyền Người Miền Nam 2022
Nội Dung Chính Của Bài Viết
Ở miền Nam, trong mâm cỗ ngày Tết không thể thiếu món thịt kho (thịt kho hột vịt lộn hoặc thịt kho nước dừa), đây là món ăn hấp dẫn mà chỉ có miền Nam làm vào ngày Tết. Người miền Nam có cách kho riêng của mình tạo nên một mùi vị đặc trưng khó mà cưỡng lại được.Nguyên liệu để làm nên món thịt kho gốm có: thịt ba rọi (thịt ba chỉ theo cách gọi của người miền Bắc) được thái miếng to tầm khoảng 3 ngón tay, thịt được ướp với các gia vị là nước mắm, đường, hành tỏi, ớt. Sau khi nấu thịt sôi với nước dừa xiêm thì mới cho trứng đã luộc chín vào, sau đó ninh cho đến khi thịt mềm, nước trong nồi có màu cánh gián là được. Thường món thịt kho được ăn với cơm trắng để cơm có vị đậm đà kết hợp với dưa giá khiến người thưởng thức khó mà quên được.
Trong những ngày Tết, mọi người thường không chú ý đến chế độ ăn uống của mình. Vì vậy, một trong những món ăn ngon cung cấp nhiều chất xơ và các vitamin cho cơ thể đó là món canh măng. Đối với món canh măng ở miền Bắc, người ta sử dụng măng khô, nhưng đối với người miền Nam thì lại ngược lại, họ thường sử dụng măng tươi. Nấu như vậy món canh sẽ có đặc trưng riêng, các chất tươi sẽ không bị mất đi. Mâm cỗ ngày Tết miền Nam trở nên đầy đủ, đậm đà hơn khi có món canh này.
Gỏi gà xé phay
Món gỏi gà xé phay là món ăn được chế biến rất nhanh gọn với vị chua ngọt dịu mát. Món ăn này rất nhiều chất dinh dưỡng nhưng sẽ không làm cho bạn bị tăng cân, ăn món này cũng không cho chúng ta cảm giác ngao ngán như những món thịt khác vì vị chua đã át hết đi phần nào vị ngấy. Món gỏi gà xé phay có những nguyên liệu chính như: thịt gà, rau răm, lá mùi, hành tây và các gia vị như: dấm, đường, mắm. Với cách nêm nếm và khẩu vị riêng, người miền Nam đã tạo ra một món ăn đơn giản nhưng mang hương vị vùng miền. Đây cũng là món ăn thường được bày trong mâm cỗ ngày Tết của họ.
Mâm cỗ ngày Tết của người miền Nam cũng giống như những miền khác đều phải có món chả giò, ngày Tết mặc dù có rất nhiều món ăn ngon nhưng người ta khó mà quên được sự thơm ngon, giòn tan trong miệng. Món chả giò miền Nam ngoài nhân mặn thông thường còn có loại nhân được làm từ hoa quả rất đặc biệt cho ta một mùi vị mới. Để làm được những chiếc chả giò cần chọn được những nguyên liệu tươi ngon như: thịt heo xay, tôm tươi đã bóc vỏ, mộc nhĩ, hành khô, cà rốt và khoai môn và các gia vị. Món chả giò ăn kèm với rau sống và nước tương được pha chế theo tỷ lệ nhất định đã làm cho món ăn được ngon hơn.
Bánh tráng cuốn
Mâm cỗ ngày Tết ở miền Nam còn có một món ăn quen thuộc không thể thiếu là món bánh tráng cuốn. Món bánh tráng cuốn này kỳ thực ở miền Bắc cũng có, thế nhưng đó không phải là đặc trưng ngày Tết của người miền Bắc, vì họ kiêng kỵ việc ăn tôm vào những ngày đầu năm. Nhưng đối với người dân miền Nam thì đây lại là một nét văn hóa ẩm thực đặc trưng trong mâm cỗ ngày Tết. Để có được từng miếng bánh tráng trắng phau cần phải chọn loại gạo ngon đem ngâm rồi xay thành bột, rồi sau đó được tráng thành từng miếng dùng để cuốn với thức ăn. Món bánh tráng cuốn thường được cuốn cùng thịt, cá nướng, tôm, lạc xưởng và các loại rau. Món ăn này ngon hơn nếu được dùng với nước chấm mang hương vị của miền Nam, nó sẽ cho ta cảm giác mát mà không bị ngán.
Củ cải ngâm nước mắm
Củ cải ngâm nước mắm là 1 trong những món ăn ngon ngày tết không thể thiếu, một đặc trưng văn hóa của miền Nam. Món này giòn giòn, mặn ngọt có thể ăn chung với bánh Tét và cơm thì ngon hết ý. Nguyên liệu chính được sử dụng làm món củ cải ngâm nước mắm gồm có: củ cải trắng, đu đủ xanh, cà rốt, dứa, phèn chua, ớt sưng, tỏi khô, nước mắm ngon và đường. Củ cải ngâm nước mắm cùng với dưa kiệu tôm khô sẽ làm mâm cỗ ngày Tết trở nên đủ đầy, làm bớt đi những cái ngấy từ thịt của những ngày Tết.
Canh khổ qua
Khổ qua hay còn gọi là mướp đắng được người dân miền Nam nấu canh làm một món ăn trong mâm cỗ ngày Tết khác hẳn với phong tục của miền Bắc (miền Bắc ngày Tết không có món đó và khổ qua thường chỉ để xào hoặc nhồi thịt hấp). Đối với người miền Nam, canh khổ qua có ý nghĩa riêng đó là món ăn tượng trưng cho niềm mong ước sẽ qua đi những cơ cực trong năm mới và mang về những may mắn và bình an. Mặc dù canh khổ qua đắng nhưng đối với người miền Nam, đó là đặc trưng của vùng miền họ, là nét văn hóa cần được giữ gìn, đồng thời còn có tác dụng giải ngán trong những ngày Tết. Món canh khổ qua được nấu từ những nguyên liệu chính là: Khổ qua tươi, thịt băm, xương hầm. Trái khổ qua tươi sau khi cạo bỏ ruột được nhồi thịt băm vào, sau đó cho vào canh xương nêm nếm gia vị rồi nấu.
Củ kiệu tôm khô
Nếu như miền Bắc mâm cỗ ngày Tết đặc trưng bởi món dưa hành ăn với bánh chưng thì ở miền Nam thay vào đó là món củ kiệu tôm khô. Đây là món ăn tuy bình dị nhưng cũng không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Nam, nó không chỉ được ăn kèm với bánh tét ngày Tết mà còn được xem là món dưa cay thượng hạng cho những người nhậu ngày Tết. Để làm được món này, củ kiệu được làm sạch rồi đem phơi, sau đó cho củ kiệu vào lọ. Khi cho củ kiệu thì cứ 1 lớp củ kiệu cho vào đó 1 lớp đường cát trắng sau đó đậy kín lại để củ kiệu tự chảy ra nước, ngâm khoảng chừng 10 ngày là có thể ăn được, nếu muốn củ kiệu chua hơn thì để thêm một hai ngày nữa là được. Củ kiệu chua trộn với tôm khô ăn kèm với bánh tét thì ngon hết ý, nó sẽ cho vị thơm, ngọt hòa quyền vào nhau.
Trong ngày Tết miền Bắc có bánh chưng xanh là đặc trưng, còn đối với người miền Nam thì họ có đặc trưng là bánh tét. Bánh tét miền Nam tượng trưng cho sự no ấm từ đời này qua đời khác, vì vậy người dân miền Nam coi đây là món ăn không thể thiết trong mâm cỗ ngày Tết. Cũng giống như bánh chưng, bánh tét có nhiều loại như như: bánh tét mặn, bánh tét nhân thập cẩm, bánh tét ngọt, bánh tét chay. Người dân miền Nam thường gói bánh tét trước nửa tháng, ngoài việc cúng tổ tiên thì bánh tét còn được dùng làm quà biếu.Muốn có những chiếc bánh tét ngon người ta thường sử dụng lá cẩm ngon, nếp mù u dẻo tròn. Gạo nếp phải được vo sạch và để ráo nước rồi đem xào với nước cốt dừa và nước lá cẩm. Còn phần nhân bánh gồm các nguyên liệu: chuối, đậu xanh, giò lợn bắc thẻo, thịt, trứng, nấm. Chiếc bánh được gói thành đòn dài sau đó đem luộc. Bánh chín được cắt ra thành từng lát, khi đó những lát có màu tím thẫm của chuối, màu trắng của mỡ, màu đỏ cam của trứng vịt muối và màu vàng của đậu. Để bánh tét ăn ngon hơn người miền Nam thường ăn cùng thịt kho tàu, dưa cải, củ kiệu nó sẽ tạo ra sự hòa quyện đặc trưng.
Lạp xưởng là món ăn rất phổ biến ở miền Nam vì vậy vào mỗi dịp Tết thì người ta thường mua lạp xưởng ngon về để ăn và đãi khách. Lạp xưởng ở đây có nhiều loại như: lạp xưởng tươi, lạp xưởng khô, lạp xưởng nạc, lạp xưởng tôm, lạp xưởng cá. Và lạp xưởng được chế biến bằng nhiều cách như: luộc, chiên, nướng, người dân ở đây không tự làm lạp xưởng mà họ thường mua sẵn để phục vụ ngày Tết. Món ăn này vừa ngon lại an toàn nếu mua được tại nơi làm truyền thống ở miền Tây. Đây tuy chỉ là món phụ trong mâm cỗ ngày Tết ở miền Nam nhưng cũng không thể bỏ nó ra khỏi thực đơn được. Món này thường được trẻ con ưa thích.
Những Món Ăn Không Thể Thiếu Trong Mâm Cỗ Ngày Tết Miền Bắc
Đối với người miền Bắc, mâm cỗ ngày Tết đóng vai trò rất quan trọng nên luôn được các gia đình chăm chút rất kỹ lưỡng. Mâm cỗ ấy thường có những món ăn quen thuộc như:
Bánh chưng
Bánh chưng là món bánh không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam. Bánh chưng có từ hàng ngàn năm trước và cho tới bây giờ, hương vị giản dị của bánh vẫn chẳng hề thay đổi nhưng giá trị lịch sử của nó vẫn luôn được nâng lên theo thời gian.
Đa số nơi sử dụng nhân mặn, nhưng một số nơi cho thêm đường để tạo nhân ngọt. Các thành phần còn lại giống nhau, gồm nếp, đỗ, nhân thịt ba chỉ nhiều mỡ, hạt tiêu, có nơi cho thêm hành.
Nem rán
Nem rán vàng ươm, giòn tan, hấp dẫn là một trong những món ăn truyền thống của người Việt trong những ngày Tết. Nhân nem được làm từ miến, mộc nhĩ, nấm hương, cà rốt, giá đỗ, hành lá, thịt xay và trứng gà. Nhân được cuộn với bánh đa nem rồi đem rán giòn. Nước chấm nem rán phải pha chế thật ngon, khéo điều hòa các vị mặn, ngọt, chua, cay quyện vào nhau cho đậm đà tròn vị. Món ăn quen thuộc, giản dị này chưa bao giờ bị bỏ quên trong mâm cỗ những ngày Tết.
Dưa hành
‘Thịt mỡ, dưa hành câu đối đỏ’ là ba thứ làm nên hương vị Tết cổ truyền được cha ông ta yêu thích từ lâu đời. Tuy đây là món ăn dân dã, bình dị nhưng lại đem đến cảm giác ngon miệng và đặc biệt phù hợp khi dùng chung với những thực phẩm truyền thống khác trong dịp Tết.
Thiếu món dưa hành là thiếu hương vị của ngày Tết
Dưa hành thường được sử dụng như một món gia vị ăn kèm với bánh chưng hoặc với các loại thịt nhiều dầu mỡ như thịt đông, thịt kho tàu, thịt luộc cho đỡ ngán. Vị chua dịu, cay nhẹ của dưa hành vừa giúp tăng hương vị vừa giúp cơ thể dễ tiêu hóa thức ăn.
Giò lụa, giò xào
Mâm cỗ cổ truyền của người miền Bắc không thể thiếu giò, chả. Món ăn này luôn được đặt ở vị trí trung tâm trong bàn tiệc.
Giò chả cũng là món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ của người dân miền Bắc vào dịp Tết
Món giò lụa dai mịn, giò xào không ngấy lại có chút giòn giòn từ các nguyên liệu như tai heo, mộc nhĩ… đã hấp dẫn bất cứ ai thưởng thức.
Gà luộc
Món gà luộc để cúng trong đêm Giao thừa và ngày đầu năm mới. Người ta tin rằng món ăn này dâng lên đất trời ngày đầu xuân sẽ mang đến một khởi đầu thuận lợi, vạn phúc đong đầy.
Thịt gà luộc là món đặc trưng trong mâm cỗ của người Việt
Khi ăn những miếng thịt gà có màu vàng tươi, rắc thêm lá chanh thái nhỏ chấm với muối tiêu chanh ớt tạo nên một hương vị đặc trưng.
Nguồn VietQ
8 Món Ăn Ngày Tết Không Thể Thiếu Trong Mâm Cỗ Của Người Miền Nam
Danh sách 8 món ăn ngày Tết nên tránh ăn dù có ngon đến mấy
Danh sách 8 món ăn ngày tết phổ biến nhất bạn nên biết nấu
8 món ăn ngày Tết nhất định có trong mâm cỗ của người miền Bắc
8 món ăn ngày Tết của người miền Trung nổi tiếng bạn nên biết
1. Bánh tét – Món ngon ngày Tết nguyên đán nhất định phải có của người miền Nam
Nếu trong ngày Tết người miền Bắc có món bánh chưng thì người miền Nam lại có món bánh tét. Món ăn này là sự hòa quyện của hạt nếp dẻo thơm, nhân đậu ngọt bùi, thịt mỡ béo ngậy, tiêu hạt thơm nồng và hành củ ngọt ngon.
Bánh tét được gói thành hình trụ, khi ăn thì cắt thành khoanh tròn, bày ra đĩa. Bánh thường được gói bằng lá chuối hoặc lá dong. Công đoạn gói bánh rất khó và đòi hỏi người gói phải nắm chắc kỹ thuật để hình dáng bánh đẹp, không bị bục khi nấu.
2. Thịt kho nước dừa
Miền Nam nổi tiếng với những món ăn được chế biến với dừa. Ngoại trừ các món ngọt như xôi, chè thì thịt kho nước dừa của người miền Nam cũng rất nổi tiếng và trở thành món ăn đặc trưng của ngày Tết.
Để có được món thịt kho nước dừa ngon, bạn phải lựa thịt ba chỉ cắt thành khúc to, dừa có nhiều nước và hột vịt. Món ăn sau khi hình thành có màu cánh gián đẹp mắt, miếng thịt mềm thơm, vị ngọt béo của nước dừa và trứng bùi bùi. Món ăn càng hấp dẫn hơn khi được bày chung với các món ăn khác trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Nam.
3. Củ kiệu tôm khô – 1 trong 8 món ăn ngày Tết tiêu biểu của người miền Nam
Củ kiệu tôm khô là một trong những món ăn đặc trưng trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Nam. Món ăn không chỉ có màu sắc bắt mắt mà còn có hương vị thơm ngon. Đây là một trong những điểm nhấn đặc biệt mang hương vị đặc trưng cho văn hóa ẩm thực miền Nam.
Món ăn chứa đựng đủ vị, bao gồm vị giòn – ngọt – chua – cay của củ kiệu, mặn – ngọt – dai của tôm khô. Ngoài ra, món ăn dù được trang trí theo kiểu nào thì cũng rất bắt mắt vì hòa quyện giữa màu đỏ và màu trắng của tôm và củ kiệu.
4. Lạp xưởng – Món ăn truyền thống ngày Tết của người miền Nam
Lạp xưởng là một trong những món ăn dễ chế biến và thường xuyên xuất hiện trong bữa cơm của người miền Nam, đặc biệt là ngày Tết. Người ta thường sử dụng món ăn này bằng cách hấp, nướng hoặc chiên.
Lạp xưởng là một món dễ ăn, có thể sử dụng riêng biệt hoặc chế biến với các thành phần khác để tạo nên hương vị mới. Để có được đĩa lạp xưởng thơm ngon, người ta cần chế biến với các nguyên liệu tươi ngon nhất.
5. Dưa giá – Món ngon dễ ăn giảm ngán trong ngày Tết
Để trả lời câu hỏi ăn gì ngày Tết không ngán, người miền Nam thường nhắc đến món dưa giá. Món ăn có vị chua ngọt, thanh mát, giòn ngon nên kích thích được vị giác của bạn trong những ngày đầu năm mới.
Dưa giá thường được chế biến từ giá đỗ, hành lá, hẹ, cà rốt, hành tím nên thành phẩm thường có màu sắc bắt mắt. Món ăn dễ làm và chỉ cần muối trong nửa ngày là có thể ăn được.
6. Canh khổ qua – Món ăn cầu mong năm mới tốt lành hơn
Canh khổ qua là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Nam. Mọi người ăn món canh này trong ngày đầu năm mới là vì muốn sự cơ cực, không may mắn của năm cũ sẽ qua đi và cầu mong sự hạnh phúc sẽ đến trong năm mới.
Canh khổ qua nổi bật bởi màu xanh của khổ qua, nước canh ngon ngọt pha chút vị đắng đặc trưng, thịt nhồi thơm ngon và bổ dưỡng. Món ăn giúp bạn giải ngán khi ăn quá nhiều thịt cá trong ngày Tết.
7. Mứt dừa – 1 trong 8 món ăn ngày Tết vô cùng quen thuộc
Mứt dừa là món ăn ngày tết quen thuộc không chỉ của người miền Nam mà còn của người dân các xứ khác. Món ăn thường được trình bày trên đĩa với nhiều màu sắc bắt mắt, hấp dẫn.
Mứt dừa giòn ngọt, béo thơm nên rất nhiều người yêu thích món ăn này. Mứt được dùng để tiếp đãi bạn bè, người thân và khơi gợi những câu chuyện thân tình. Cách làm mứt dừa khá phong phú, rất dễ và bà nội trợ nào cũng làm được. Đây cũng là điểm cộng tuyệt vời cho 1 trong 8 món ăn ngày Tết đặc trưng của người miền Nam.
8. Chân giò nhồi thịt
Chân giò nhồi thịt hấp là món ăn bổ dưỡng mà người miền Nam thường làm để tiếp đãi người thân trong dịp Tết đến xuân về. Món ăn được thực hiện bằng cách rút xương và thịt chân giò, nhồi thịt bằm trộn với mộc nhĩ, nấm mèo, tiêu, hành bằm nhuyễn vào bên trong, hấp chín và cắt thành khoanh.
Từng khoanh thịt bày ngay ngắn trên đĩa sẽ hấp dẫn người ăn. Món ăn này thường được ăn cùng các món ăn ngày tết khác như tôm khô củ kiệu, dưa góp hoặc hành muối chua ngọt.
Như Nguyễn tổng hợp
Cập nhật thông tin chi tiết về Những Món Ăn Không Thể Thiếu Trong Ngày Tết Cổ Truyền Ở Miền Nam trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!