Xu Hướng 6/2023 # Những Loại Hoa Kiêng Kỵ Cắm Trên Bàn Thờ Ngày Tết, Thơm Và Đẹp Đến Mấy Cũng Không Dùng # Top 10 View | Apim.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Những Loại Hoa Kiêng Kỵ Cắm Trên Bàn Thờ Ngày Tết, Thơm Và Đẹp Đến Mấy Cũng Không Dùng # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Những Loại Hoa Kiêng Kỵ Cắm Trên Bàn Thờ Ngày Tết, Thơm Và Đẹp Đến Mấy Cũng Không Dùng được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bàn thờ là nơi thể hiện sự thành kính của con cháu với gia tiên nên khi dâng hoa cúng cần phải có thái độ kính cẩn. Không phải cứ hoa nào đẹp, hoa nào thơm thì có thể bày trên bàn thờ ngày Tết.

Đối với người Việt, trong thờ cúng tổ tiên, lễ chạp, các ngày sóc, vọng (ngày Rằm, mùng Một) và thờ phụng tâm linh, đặc biệt là thờ cúng dịp Tết… việc dâng hoa cúng lên bàn thờ gia tiên một cách thanh khiết, thể hiện tâm thành rất quan trọng (hương, hoa, trà, quả).

Hoa tươi là món đồ không thể thiếu trên bàn thờ người Việt. Dâng hoa cúng có ý nghĩa dâng những điều thiện lành, tốt đẹp đã làm được trong cuộc sống, như là những đóa hoa tươi thắm, thơm tho dâng cúng chư Phật, Thánh, gia tiên, là hành động thành kính, bày tỏ tâm biết ơn dù giá trị vật chất không nhiều.

Tuy nhiên, không phải loại hoa nào cũng có thể cúng lễ. Theo chuyên gia phong thủy Mai Văn Sinh (Hà Nội), hoa nào dâng cúng trên bàn thờ cũng cần hiểu ý nghĩa, tùy vùng miền mà linh hoạt dùng hoa bày cúng lễ. Điều quan trọng hơn cả vẫn là thành tâm của mỗi người.

Không cúng hoa giả, hoa nhựa trên bàn thờ

Các nhà tâm linh cho rằng, không nên dùng hoa nhựa, hoa giả để dâng cúng trên bàn thờ, tuy không mất trang nghiêm nhưng theo quan niệm đó là sự giả dối. Hoa cúng cũng biểu hiện tấm lòng, do đó không nên dùng lễ giả để biểu thị tấm lòng chân thật.

Bàn thờ là nơi thể hiện sự thành kính của con cháu với gia tiên nên khi dâng hoa cúng cần phải có thái độ kính cẩn. Hoa cúng nên chọn loại hoa thơm và có tên đẹp, hoa còn tươi và độ nở đang vừa tới.

Những loại hoa kiêng cúng trên bàn thờ

Chuyên gia phong thủy Hoàng Anh Hùng (Hà Nội) cho biết, đã là hoa thơm thì hoa nào cũng dùng thắp hương được, cái quan trọng nhất đó chính là lòng thành kính. Tuy nhiên, theo quan niệm của người phương Đông, đặc biệt là người Việt Nam, hoa ly, hoa loa lèn, hoa lay ơn là loại hoa ngoại lai không phải là hoa truyền thống, không nên dùng để thắp hương.

Một số loại hoa kiêng kỵ cúng khác:

– Hoa phong lan: Phong lan bền đẹp, được nhiều người mua cắm ban thờ, nhưng dâng Phật không nên dùng phong lan, vì có nhiều màu rực rỡ, chữ “phong” gần nghĩa với chữ phong tình, phóng túng.

– Hoa lan móng rồng (phía Nam gọi là lan cua): Hoa tuy thơm nhưng không dùng để thờ cúng bởi cánh hoa giống móng rồng và tên gọi cũng không đẹp.

– Hoa nhài: Tuy là biểu tượng trong sạch, tinh khiết nhưng trong dân gian, nhài là loại hoa không đứng đắn, nên không được đem vào cả lễ Phật, thánh và gia tiên.

– Hoa cúc vạn thọ: Ở Hà Nội, Sài Gòn và nhiều địa phương khác không cúng trên ban thờ vì nhiều người cho rằng loại hoa này có mùi hôi.

Bên cạnh đó, không nên chọn những loại hoa có gai sắc nhiều sát khí, hoặc những loại hoa có mùi quá gắt, làm mất đi sự thanh tịnh, trang nghiêm trên bàn thờ.

Loại hoa nào thích hợp cúng trên bàn thờ?

Hoa trên ban thờ có hoa cắm bình và hoa để trên đĩa. Đối với bàn thờ ngày Tết, người ta thường duy trì cả hai loại này. Ngoài ra, để mang đậm không khí xuân cổ truyền, các gia đình thường cắm một cành đào hoặc cành mai trong lọ sứ lớn.

Để đặt lên bàn thờ ngày Tết, người ta thường dùng hoa bền màu, có mùi hương thơm, không gây khó chịu cho mọi người như hoa cúc, hoa hồng, hoa huệ, hoa sen, mẫu đơn (thích hợp cúng trên bàn thờ Phật)…

Cũng cần lưu ý thêm, hoa cúng lễ Phật nên chọn hoa có màu vàng hoặc đỏ là những màu tượng trưng cho nhà Phật như cúc vàng, hồng đỏ.

Hoa huệ có nhiều loại, nhiều màu, nhưng để cúng thì nên mua huệ ta, trưng được lâu và chỉ nên cúng một màu để tạo sự trang nghiêm cho bàn thờ gia tiên.

Lưu ý khi cúng hoa trên bàn thờ

– Tính đến sự cân đối khi đặt hoa trên bàn thờ: Bàn thờ là nơi tôn nghiêm, trang trọng nên khi cắm hoa cũng cần tính đến sự cân đối. Không nên đặt một lọ hoa quá to trên bàn thờ nhỏ, khiến các đồ thờ cúng khác đặt trên đó bị che khuất.

– Không nên kết hợp quá nhiều loại hoa cùng lúc: Bày hoa trên bàn thờ gia tiên ngày Tết nếu kết hợp quá nhiều loại hoa cùng lúc sẽ làm giảm mất sự thanh tao, khiến bàn thờ mất thẩm mỹ.

– Chọn hoa cúng nên chọn kĩ từng bông, không nên chọn những hoa đã nở to mà chọn những bông mới chớm nở.

Theo Du Jin (Khampha.vn)

Những Loại Hoa Cấm Kỵ Cúng Trên Bàn Thờ

Ý nghĩa của việc dâng hoa

Với người Việt, trong thờ cúng tổ tiên, lễ chạp, các ngày sóc, vọng (ngày Rằm, mùng Một) và thờ phụng tâm linh… việc dâng hoa cúng lên bàn thờ gia tiên một cách thanh khiết, thể hiện tâm thành rất quan trọng (hương, hoa, trà, quả). Dâng hoa cúng có ý nghĩa dâng những điều thiện lành, tốt đẹp đã làm được trong cuộc sống, như là những đóa hoa tươi thắm, thơm tho dâng cúng chư Phật, Thánh, gia tiên, là hành động thành kính, bày tỏ tâm biết ơn dù giá trị vật chất không nhiều.

Đối với các phật tử, hoa là nhân, sau đó là kết quả. Cúng hoa là thể hiện cho việc tu nhân. Nếu cúng hoa đẹp sẽ hái được quả ngon, mỗi khi thấy hoa là nhớ đến việc tu nhân thiện để tương lai mới nhận được quả báo thiện.

Nên cúng loại hoa nào?

Có 3 điều quan trọng các mẹ cần ghi nhớ khi chọn mua hoa dâng cúng ban thờ là:

– Hoa dâng cúng nên chọn hoa thơm, tên đẹp, tính chất hoa đẹp.

– Về cơ bản loại hoa dâng cúng ban thờ gia tiên và hoa dâng cúng ban thờ Phật là như nhau. Tuy nhiên hoa cúng lễ Phật nên chọn hoa có màu vàng hoặc đỏ là những màu tượng trưng cho nhà Phật như cúc vàng, hồng đỏ (hoa hồng không chọn hồng phơn phớt hoặc màu khác).

– Mỗi lọ hoa cúng bàn thờ gia tiên chỉ nên cúng hoa một màu để tạo sự trang nghiêm.

Hoa bây giờ có hàng trăm loại, tùy mùa mà dâng hoa cúng khác nhau, nhưng cơ bản vẫn là cúc, hồng, sen, huệ… Do đó, cần biết để chọn hoa cúng phù hợp mới trang nghiêm, thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên.

Bàn thờ gia tiên có thể cúng hoa cúc, hoa hồng hay hoa huệ, hoa sen.

Hoa cúc, hoa hồng không nên chọn những bông nở quá to mà nên lựa cẩn thận từng bông.

Hoa huệ có nhiều loại, nhiều màu, nhưng để cúng thì nên mua huệ ta, trưng được lâu.

Hoa huệ ta thích hợp cúng trên bàn thờ gia tiên.

Hoa sen là loài hoa vô cùng thích hợp cúng trên cả bàn thờ gia tiên và bàn thờ Phật.

Ngoài ra, hoa mẫu đơn cũng thích hợp cúng trên bàn thờ Phật.

Những loại hoa cấm kỵ cúng trên bàn thờ

Với hoa ly rực rỡ, thơm ngát không nên dâng lễ Phật nhưng có thể dâng gia tiên và nơi thờ thánh (nhất là nơi thờ thánh Mẫu). Một số người kiêng dùng hoa ly (vì sợ ly tán, chia ly) ở ban thờ gia tiên.

Hoa phong lan đẹp, bền được nhiều người mua cắm ban thờ, nhưng dâng Phật không nên dùng phong lan, vì có nhiều màu rực rỡ, chữ “phong” gần nghĩa với chữ phong tình, phóng túng.

Hoa lan móng rồng (phía Nam gọi là lan cua) tuy thơm nhưng không dùng để thờ cúng bởi cánh hoa giống móng rồng và tên gọi cũng không đẹp.

Hoa đại (sứ, chămpa) thơm, màu đẹp, nhưng không dùng cúng trên bàn thờ vì giống bộ phận sinh dục nữ, còn theo tích Lào thì là chuyện tình yêu trai gái nên cũng không dùng.

Ngoài ra, có những loại hoa không được đem vào cả lễ Phật, thánh và gia tiên, ví dụ, hoa nhài tuy là biểu tượng trong sạch, tinh khiết nhưng trong dân gian là loại hoa không đứng đắn, hay gặp nghịch cảnh (hoa nhài cắm bãi cứt trâu).

♠ Để có thể mang đến những điều may mắn cho ngôi nhà cũng như bản thân, hãy thử chọn một Vật Phẩm Phong Thủy bất kỳ tại Cửa Hàng Phong Thủy để làm tăng thêm vượng khí cho gia đình bạn.

Hoa nhài là một trong những loại hoa không nên cúng trên bàn thờ.

Hoa cúc áo (hoa cứt lợn), tuy bông hoa xinh xắn, màu đẹp, chữa bệnh rất tốt, nhưng chỉ cắm chơi được chứ không thể đặt lên ban thờ nơi có thần linh và gia tiên bởi cái tên của nó không đẹp.

Cúc vạn thọ tên hay, màu vàng, ở miền Trung hay dùng vì dễ trồng dễ sống, có màu vàng tươi tắn, sự may mắn và thịnh vượng. Nhưng ở Hà Nội, Sài Gòn và nhiều địa phương lại không đưa lên ban thờ vì họ cho nó có mùi hôi.

Hoa râm bụt có màu đỏ, bông cũng đẹp nhưng không dùng thờ cúng vì có chữ “râm” đằng trước.

Những Loại Hoa Không Được Cúng Trên Bàn Thờ

Ngày tết sắp đến nhưng chắc hẳn cũng rất nhiều bạn chưa biết là nên chưng tết hoa gì cho đẹp mà lại không mất đi sự tôn nghiêm thành kính dành cho ông bà tổ tiên. Cúng hoa trên bàn thờ cần chú ý những gì?

Các nhà tâm linh cho rằng, không nên dùng hoa nhựa, hoa giả để dâng cúng trên bàn thờ vì kém trang nhã, tươi mát. Hoa cúng cũng biểu hiện tấm lòng, do đó không nên dùng lễ giả để biểu thị tấm lòng chân thật.

Dù đồ giả tuy không mất trang nghiêm, bất kính, hay có lỗi, nhưng chỉ nên trưng ngày thường, còn các tiết lễ tết, sóc, vọng thì nên dâng cúng hoa tươi. Hoa cúng nên chọn loại hoa thơm và có tên đẹp, hoa còn tươi và độ nở đang vừa tới.

Loại hoa nào nên cúng trên bàn thờ?

Về cơ bản loại hoa dâng cúng bàn thờ gia tiên và hoa dâng cúng bàn thờ Phật là như nhau. Tuy nhiên, hoa cúng lễ Phật nên chọn hoa có màu vàng hoặc đỏ là những màu tượng trưng cho nhà Phật như cúc vàng, hồng đỏ (hoa hồng không chọn hồng phơn phớt hoặc màu khác).

Những loại hoa không nên dùng:

Hoa phong lan đẹp, bền được nhiều người mua cắm ban thờ, nhưng dâng Phật không nên dùng phong lan, vì có nhiều màu rực rỡ, chữ “phong” gần nghĩa với chữ phong tình, phóng túng.

Hoa lan móng rồng (phía Nam gọi là lan cua) tuy thơm nhưng không dùng để thờ cúng bởi cánh hoa giống móng rồng và tên gọi cũng không đẹp.

Hoa đại (sứ, chămpa) thơm, màu đẹp, nhưng không dùng cúng trên bàn thờ vì theo tích Lào thì là chuyện tình yêu trai gái nên cũng không dùng.

Ngoài ra, có những loại hoa không được đem vào cả lễ Phật, thánh và gia tiên, ví dụ, hoa nhài tuy là biểu tượng trong sạch, tinh khiết nhưng trong dân gian là loại hoa không đứng đắn.

Hoa cúc áo (hoa phân lợn), tuy bông hoa xinh xắn, màu đẹp, chữa bệnh rất tốt, nhưng chỉ cắm chơi được chứ không thể đặt lên ban thờ nơi có thần linh và gia tiên bởi cái tên của nó không đẹp.

Cúc vạn thọ tên hay, màu vàng, ở miền Trung hay dùng vì dễ trồng dễ sống, có màu vàng tươi tắn, sự may mắn và thịnh vượng. Nhưng ở Hà Nội, Sài Gòn và nhiều địa phương lại không đưa lên ban thờ vì họ cho nó có mùi hôi.

#5 Loại Hoa Nên Cắm Trên Bàn Thờ Ngày Cưới Và “Tips” Lưu Ý

Hoa sen là loài hoa tượng trưng cho vẻ đẹp tinh khôi, hoàn hảo. Nó còn là một loài hoa thuần khiết, giản dị nhưng hết sức thanh cao. Chính vì vẻ đẹp thuần khiến này được ưu tiên dùng trong các đám cưới của người Việt. Hoa sen sẽ mang đến cho không gian bàn thờ của gia đình bạn một cảm giác bình dị, nhẹ nhàng cùng hương thơm thanh mát, dễ chịu, ngập tràn sắc thắm và thích hợp là hoài hoa để bàn thờ ngày cưới

Hoa sen sẽ mang đến cho không gian bàn thờ của gia đình bạn một cảm giác bình dị

Hiện nay, hoa hướng dương đã trở nên thịnh hành nhiều trong mỗi lễ cưới của người Việt. Tuy nhiên, loại hoa này vẫn còn khá mới lạ. Hoa hướng dương là biểu tượng cho sự sắt son cùng lòng chung thủy, luôn luôn hướng về bên nhau. Vì ý nghĩa đó mà hướng dương được các bạn trẻ và nhiều gia đình chọn lựa để cắm lên bàn thờ gia tiên. Hoa hướng dương khi cắm lên bàn thờ gia tiên sẽ giúp không gian bắt mắt, mới mẻ và tạo được cảm giác hân hoan cho quan viên hai họ.

Hoa lay ơn có nhiều màu sác, dáng hoa yêu kiều cùng độ tươi lâu, có thể giữ đến 20 ngày vẫn chưa bị héo. Lay ơn được biết đến là loài hoa xua đuổi điềm xấu, trừ tà mang và mang đến nhiều điều may mắn cho gia chủ. Đặc biệt, lay ơn còn có ý nghĩa như lời hẹn hò cho tương lai với một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc viên mãn. Khi cắm hoa sẽ tạo được không gian hài hòa, ấm áp.

Hoa lay ơn được lựa chọn làm loại hoa đẹp và ý nghĩa để cắm hoa bàn thờ ngày cưới

Ngày nay, hoa huệ ta được phối thành nhiều màu sắc đa dạng. Mỗi màu sắc của huệ ta lại mang một ý nghĩa khác nhau. Chẳng hạn như: Huệ trắng là biểu hiện của sự tinh khôi, trong sáng. Huệ sọc hồng được nhắc đến với sự tham vọng, khích lệ khi gặp những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Huệ vàng lại tượng trưng cho sự phục hồi, sức khỏe tốt. Còn Huệ đỏ là tiếng nói của sự đam mê, và rất phù hợp để cắm hoa bàn thờ ngày cưới hoặc dùng để cầu hôn.

Hoa tuylip mang sắc thái quyến rũ, màu sắc tuyệt đẹp và bắt mắt nên cũng là một trong những sự lựa chọn hàng đầu của mỗi gia đình ngày cưới hỏi. Với hoa tuylip, bạn nên chọn những búp hoa mới chớm nở phối cùng nhau như Hồng – vàng, Tím – trắng sẽ rất bắt mắt. Hoa tuylip thể hiện được một tình yêu đích thực, mãi mãi gắn bó và mang lại hạnh phúc.

Hoa tuylip thể hiện được một tình yêu đích thực, mãi mãi gắn bó và mang lại hạnh phúc

Hoa ly có nhiều màu sắc, mỗi màu sắc lại mang một ý nghĩa khác nhau. Nhiều người vẫn hay thắc mắc Có nên dùng hoa ly trong đám cưới hay không. Theo quan niệm của người Nam Bộ, hoa ly trắng có ý nghĩa chia ly, ly tán nên loài hoa này thường là đại kỵ trong đám cưới, đặc biệt không được sử dụng trên bàn thờ gia tiên.

Còn hoa ly vàng, hoa ly đỏ lại được ưa chuộng vì ý nghĩa sâu sắc của. Hoa ly vàng thể hiện sự biết ơn lòng ấm áp, hoa ly đỏ tượng trưng cho sự giàu sang, lòng kiêu hãnh.

Ngoài ra, khi cắm hoa bàn thờ ngày cưới không nên cắm các loại như cúc vạn thọ, dâng bụt, phù dung vì ý nghĩa không may mắn của nó.

Lưu ý khi trang trí, cắm hoa bàn thờ ngày cưới đúng

Bên cạnh việc lựa chọn loại hoa phù hợp thì việc cắm hoa cũng vô cùng quan trọng. Bạn phải lưu ý những điều sau:

Hoa khi cắm vào bình phải là số chẵn.

Bình hoa bày bàn thờ ngày cưới thường là 2 bình (số chẵn) mang ý nghĩa có đôi có cặp, xứng đôi vừa lứa.

Khi chọn lựa hoa cắm thì bạn nên lựa chọn những bông hoa còn tươi và còn nguyên cuống. Tùy theo cách bày trí bàn thờ mà bạn có thể cắm hoa về một mặt hoặc 4 mặt.

Khi chọn hoa, bạn không nên chọn những bông hoa đã nở rộ vì nó rất nhanh tàn, tạo điều không may mắn.

Cắm hoa bàn thờ ngày cưới nên chọn số chẵn

Cách bày hoa quả trên bàn thờ ngày cưới

Ngoài việc cắm hoa bàn thờ ngày cưới, bạn cũng nên chú ý đến cách bày hoa quả trên bàn thờ ngày cưới. Mâm ngũ quả mang đến ý nghĩa mong ước cuộc sống vợ chồng ngọt ngào, hạnh phúc, thuận đường con cái. Đối với miền Bắc, mâm ngũ quả bao gồm: Cam, táo, lê, hồng, đào. Còn với miền Nam, mâm ngũ quả gồm: Xoài, mãng cầu, nho, thanh long, táo đỏ.

Để có được mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày cưới đẹp mắt mà đúng với thuần phong mỹ tục, bạn cần lựa chọn bày trí đẹp mắt, hài hòa. Quả nên chọn những quả tươi mới, vở láng mịn, không trầy xước, bầm dập. Khi mua thì nên mua dư ra tránh trường hợp thiếu.

Cách bày hoa quả trên bàn thờ ngày cưới đó là chọn những quả tươi mới, vở láng mịn, không trầy xước, bầm dập

Khi sắp xếp, bạn nên để quả nhỏ ra trước, quả lớn ra sau, quả nổi bật thì để vào trung tâm, màu chìm thì để xung quanh tạo điểm nhấn cho mâm ngũ quả.

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Loại Hoa Kiêng Kỵ Cắm Trên Bàn Thờ Ngày Tết, Thơm Và Đẹp Đến Mấy Cũng Không Dùng trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!