Xu Hướng 6/2023 # Những Điều Đại Kỵ Trong Ngày Mùng Một Tết # Top 7 View | Apim.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Những Điều Đại Kỵ Trong Ngày Mùng Một Tết # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Những Điều Đại Kỵ Trong Ngày Mùng Một Tết được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Con gái đã lấy chồng không trở về nhà cha mẹ đẻ

Người xưa tin rằng nếu một người phụ nữ đã lập gia đình nếu trở về với cha mẹ của mình vào ngày mùng 1, cô ấy sẽ khiến cho cha mẹ nghèo hơn. Và họ chỉ nên quay trở lại vào những ngày tiếp theo.

Vì thế, tốt nhất trong ngày đầu tiên của năm mới, người con gái đã đi lấy chồng nên chu toàn cho gia đình nhà chồng, chăm lo tổ ấm của mình và đi thăm cha mẹ đẻ vào mùng 2, mùng 3 Tết.

Làm bể đồ ngày mùng 1 Tết cả năm sẽ gặp xui xẻo.

Theo quan niệm người xưa ngày mùng một tết tuyệt đối không nên làm bể bất cứ món đồ gì, nếu không cả năm sẽ gặp xui xẻo, đụng đâu bể đó. Vì vậy cách tốt nhất tránh điều này là tuyệt đối cẩn thận trong khi cầm giữ những món đồ dể bể vì nếu lỡ tay đánh rơi làm bể đồ sẽ phạm vào đại kỵ.

Không ăn cháo trong ngày mùng 1 tết

Ngày xưa chỉ có những gia đình nghèo, thiếu gạo mới ăn cháo. Vì vậy, gia đình bạn nên ăn cơm, hoặc có thể ăn những món mang lại may mắn tài lộc cho 12 con giáp vào ngày mùng 1 để thu hút sự giàu có trong năm.

Bên cạnh đó, sáng mồng 1 tháng Giêng được tin rằng là thời điểm các vị thần xuất hiện nhiều nhất trong năm mới, đó là lý do tại sao chúng ta nên ăn chay để thể hiện sự tôn trọng.

Không nên gọi người khác dậy

Nếu bạn bị một người nào đó đánh thức dậy vào buổi sáng điều đó khiến cho cả năm bạn lúc nào cũng trong tư thế vội vàng, bị người khác giục giã.

Không lì xì cho người nằm ngủ

Lì xì là một lễ nghi trong những ngày đầu năm theo tục xưa truyền lại đến ngày hôm nay chúng ta vẫn luôn thực hiện việc này để chúc mừng tuổi cho con, cháu, và lấy hên đầu năm. Cũng có trường hợp con cái mừng tuổi cha mẹ cũng cho lì xì cho những người lớn tuổi trong ngày đầu năm này.

***Bạn đang tìm kiếm điều gì? Chúng tôi cung cấp những sản phẩm, dịch vụ sau:

Không nên uống thuốc

Nếu không phải là bệnh nghiêm trọng, hay đang trong thời kì điều trị bệnh bắt buộc phải dùng thuốc liên tục thì trong ngày mùng 1 Tết bạn tuyệt đối không được uống thuốc, thậm chí là thuốc bổ, nếu không cả năm bạn sẽ vướng phải bệnh tật, uống thuốc cả năm bệnh không đỡ.

Hạn chế sử dụng vật bén nhọn

Người ta tin rằng nếu bạn sử dụng các vật bén nhọn vào ngày mùng 1 Tết, bạn sẽ có thể gặp nhiều chuyện không hay và tranh cãi suốt cả năm.

Phụ nữ mang thai không nên chạm vào kim

Người xưa tin rằng nếu phụ nữ mang thai động chạm vào kim trong ngày mùng 1, em bé sinh ra sẽ có đôi mắt nhỏ như một cây kim.

Không bổ củi

Củi được coi như linh vật của sự giàu có. Vì thế ngay trong sáng mồng 1 Tết bạn đã bổ củi nghĩa là làm tách rời tiền bạc của mình và chúng không bao giờ đến lần thứ hai.

Không cho người khác vay tiền

Nếu bạn cho người khác vay tiền vào ngày đầu tiên của năm mới, cả năm bạn sẽ không thể tích lũy được nhiều tiền, không đạt đến sự giàu có.

Không quét nhà ngày mùng 1

Mùng 1 tết theo quan niệm người xưa là ngày đón những thứ may mắn vào nhà trong đó có Thần Tiền, Phúc Thần, Lộc Thần, vì vậy nếu bạn quét nhà vào thời điểm này coi như đã xua đuổi các vị ấy ra khỏi nhà đồng nghĩa với việc bạn sẽ khốn đốn cả năm. Ngày thường thì bạn nên dọn dẹp nhà thường xuyên để nhà cửa luôn sạch sẽ, nhưng mùng 1 tết thì tuyệt đối không. Vì đây cũng là một đại kỵ.

Đừng ngủ vào ban ngày

Ngủ vào ban ngày mồng 1 Tết thể hiện sự lười biếng và thiếu tôn trọng người khách đến chơi nhà. Vì thế, hãy tìm hoạt động giải trí nào đó để thay thế cho cơn buồn ngủ.

Đừng lấy gì trong túi của bạn cho người khác

Nếu bạn lấy tiền hay bất cứ thứ gì từ trong túi của mình và đưa cho người khác, điều đó ngụ ý rằng trong năm mới này, tiền bạc của bạn dễ bị người khác lấy đi мấƫ.

Đừng đòi tiền

Việc bạn đi đòi tiền người mắc nợ trong ngày mồng 1 Tết sẽ khiến cho bạn gặp xui xẻo cả năm.

Không giặt quần áo

Có một vị thần nước sinh ngày mồng 1 và 2. Vì thế không nên giặt quần áo vào hai ngày này, ít nhất là ngày mồng 1 để thể hiện sự kính trọng.

Những Điều Cấm Kỵ Trong Ngày Ông Công Ông Táo

NHỮNG ĐIỀU CẤM KỴ TRONG NGÀY ÔNG CÔNG ÔNG TÁO

Tương truyền Táo Quân quanh năm đều quanh quẩn trong bếp, tỏ tường hết tất thảy chuyện trong nhà. Theo tục lệ cổ truyền, hằng năm cứ đến 23 tháng Chạp Âm lịch, người người nhà nhà lại chuẩn bị lễ vật mâm cỗ để tiễn Táo Quân về trời và trình báo hết mọi sự tình gia đình trong một năm qua. Đây là một trong những nghi lễ vô cùng quan trọng trong năm của người Việt. Mỗi gia đình đều cần lưu ý 8 điều cần tránh trong ngày cúng ông Công, ông Táo sau đây:  

1. Chuẩn bị đồ cúng:

  Lễ cúng 23 tháng Chạp không cần phải quá cầu kỳ nhưng phải đảm bảo sự trang nghiêm và chỉnh chu để thể hiện lòng thành của gia chủ.    Cụ thể, lễ vật cúng ông Công, ông Táo tiêu chuẩn gồm có:   Ba chiếc mũ gồm hai mũ ông (có cánh chuồng) và một mũ bà (không có cánh chuồng), 3 con cá để làm vật cửi cho Táo quân lên chầu trời.    Để thuận tiện và tối giản lễ cúng, có gia đình chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công kèm theo một chiếc áo và đôi hia bằng giấy bìa. Màu sắc của mũ, áo và hia thay đổi theo ngũ hành để phù hợp với hàng năm.  

2. Thời gian diễn ra lễ cúng:

Lễ cúng ông Công, ông Táo nên được diễn ra trước 12h ngày 23 tháng Chạp. Tuỳ theo điều kiện thời gian mà cũng có thể cúng vào trưa hoặc tối 22 tháng Chạp.   Theo chuyên gia Nguyễn Vĩnh Kiên, giờ Ngọ (từ 11h – 13h), đây thời điểm các vị thần quy tụ để chuẩn bị về chầu trời nên thời điểm tốt nhất để làm lễ tiễn ông Táo vẫn là tối 22 và sáng 23 tháng Chạp.  

3. Bộ quan thần linh đi kèm bộ ông Công ông Táo không được hóa ngày 23:

  Khi mua trọn bộ mũ – áo – hia Táo Quân thường có cả bộ mũ – áo – hia của Quan thần linh. Các gia đình lưu ý rằng Bộ Quan thần linh không hóa cùng lễ cúng Táo Quân mà dùng để cúng và hóa đêm 30 Tế. Ngoài ra, khi cúng phải bật bếp lên để cả nhà quanh năm no ấm.  

4. Đặt mâm lễ cúng ở đâu?

  Nhiều người quan niệm rằng, ông Công là thần thổ công cai quản đất đai vì thế sẽ được cúng trên bàn thờ chính, còn ông Táo là 23 vị đầu rau trông coi việc bếp núc nên được cúng ở dưới bếp.   Tuy nhiên, theo phân tích của các chuyên gia, quan niệm trên là hoàn toàn sai lầm, không đúng với phong tục lâu đời của dân tộc. Theo truyền thống, tất cả các vị thần này đều cần được thờ phụng trên bàn thờ chính của gia đình. Thêm vào đó, căn bếp không phải là nơi thích hợp để thờ cúng, bởi nơi đó có nhiều uế tạp do nấu nướng còn chỗ thờ cúng phải sạch sẽ và trang nghiêm. Vì thế, mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo cần được đặt ở nơi sạch sẽ, trang nghiêm nhất trong nhà.  

5. Không cầu xin quá nhiều khi cúng lễ:

  Như đã nói ở trên, ngày lễ cúng ông Công ông Táo là để tiễn các vị thần về chầu trời, tâu với Ngọc Hoàng những chuyện tốt – xấu của gia đình trong năm vừa qua chứ không nói gì đến vấn đề tài lộc, tiền bạc. Vì thế cần tránh khấn xin tài lộc, làm ăn phát đạt để tránh làm mất lòng các vị thần và cũng không có ích lợi gì.  

6. Tỉa chân hương chỉ nên thực hiện sau lễ cúng Táo Quân:

  Trong các công việc chuẩn bị đón Tết, dọn dẹp bàn thờ, lau bát hương, tỉa chân hương là vô cùng quan trọng, cần phải được làm một cách thành kính và cẩn trọng.   Công việc này thích hợp nhất là sau lễ ông Công ông Táo. Người được lựa chọn cho công việc này phải là người chỉn chu, có tâm trong công việc thờ cúng ở trong nhà. Người được lựa chọn làm công việc dọn dẹp cũng phải tắm rửa sạch sẽ, thực hiện công việc với sự thành tâm.  

7. Làm lễ mặn không được đặt trên bàn thờ và nên đặt ở bàn nhỏ phía dưới.

8. Nghi lễ cúng ông Công, ông Táo chỉ nên được thực hiện trong phạm vi gia đình, không nên cúng ở chùa, đình, đền.

Những Điều Kiêng Kỵ – Cấm Kỵ Trong Tháng 7 Cô Hồn Năm 2022

Những điều Kiêng Kỵ – Cấm Kỵ trong tháng 7 cô hồn năm 2020 – LĂNG MỘ ĐÁ ĐẸP ANH QUÂN xin chia sẻ với Quý khách hàng để kiêng kị, cấm kị trong tháng 7 cô hồn năm 2020.

Trong dân gian lưu truyền đã có một số điều nên tránh, thậm chí kiêng kỹ trong đời sống xa xưa vào những dịp tháng cô hồn tới. Lâu dài lặp lại hang ngàn năm đã trở thành tục lệ. Mặc dù thời đại hiện nay cuộc sống đã khác xưa rất nhiều.

Con người không dành nhiều thời gian quây quần bên nhau để chiêm nghiệm những sự việc hang ngày nhiều như thủa xa xưa. Nhưng cứ đến độ tháng 7 âm lịch, mỗi chúng ta như trầm lại. Gần giống như một lời nhắc nhở về quá khứ để sống tốt cho hiện tại.

THAM KHẢO THÊM:

Những điều kiêng kỵ trong tháng 7 năm 2020

1. Văn phòng làm việc không nên thay đổi chỗ ngồi, ảnh hưởng đến công danh địa vị.

2. Không thay đổi hướng ban thờ thần tài ông địa của văn phòng hay nhà cửa.

3. Lửa tượng trưng cho màu đỏ, cho sự may mắn nên và trừ ma, mọi người đều kiêng kỵ cho lửa người khác.

4. Không đi chơi đêm trong tháng cô hồn. Ngày này Diêm Vương “thả cửa” cho ma quỷ, vong hồn về dương gian nên chúng “vất vưởng” xung quanh rất nhiều. Theo dân gian, thời điểm buổi đêm là lúc ma quỷ “lộng hành” nhất nên chúng ta nên hạn chế đi chơi quá khuya.

5. Không phơi quần áo vào ban đêm, vì ma quỷ nếu trông thấy có thể sẽ “mượn tạm” mặc. Khi đó thì sẽ có chuyện không hay xảy ra nếu chúng ta mặc lại.

6. Không tùy tiện đốt tiền vàng, vàng mã. Tháng cô hồn cũng là tháng của quỷ đói, chúng thiếu thốn mọi thứ nên luôn lang thang khắp nơi. Nếu chúng ta tùy tiện đốt vàng mã có thể sẽ khiến ma quỷ bu quanh lại bạn nhiều hơn gây ảnh hưởng đến cuộc sống, vận hạn của bạn.

7. Không thề thốt nói bậy trong buổi chính trưa, cuối chiều và rạng sáng. Nguy hiểm nhất thề thốt nói bậy ngay giờ trưa từ 11 giờ đến 12 giờ 45 phút hoặc từ 18 giờ chiều cho đến rạng sáng.

8. Không ăn vụng đồ khi cúng cô hồn. Đến rằm tháng 7 hầu hết gia đình nào cũng làm mâm cỗ cúng cô hồn để ban phát đồ ăn, thức uống cho các linh hồn, quỷ đói. Theo quan niệm dân gian, đồ của người âm nếu chưa cúng mà đã ăn hoặc chưa xin phép đã lấy sẽ rước phải tai họa vào thân.

9. Không đứng gần cây đa, cây đề: Có câu ”quỷ gốc đa, ma gốc đề” ý muốn nói vào ban đêm dưới gốc cây đa, cây đề hội tụ rất nhiều âm khí. Nhất là vào tháng cô hồn tốt nhất nên kiêng đứng gần, ngồi, nằm hay trốn ở đó để tránh bị ”ma trêu quỷ hờn”.

10. Như ngày đầu tháng, người ta rất kiêng kỵ việc vay mượn. Thực sự rơi vào tháng cô hồn có vía sẽ khó đòi hơn.

11. Không nhổ lông chân trong tháng cô hồn. Dân gian có câu “một sợi lông chân quản ba con quỷ”, nếu nhổ lông chân trong tháng cô hồn dễ gặp phải xui xẻo, trắc trở trong cuộc sống, công việc làm ăn. Người nào càng có nhiều lông chân thì ma quỷ càng ít dám đến gần.

12. Không bơi lội trong tháng cô hồn. Ma quỷ lang thang khắp nơi trong tháng cô hồn, nhất là những nơi có nước như sông suối, ao hồ… Vì vậy theo dân gian nên kiêng bơi lội trong thời gian này, nếu không cẩn thận dễ bị trẹo chân chuột rút thậm chí có thể bị ”ma rủ”.

13. Không được hù dọa người khác. Hù dọa người khác trong tháng cô hồn sẽ khiến người khác bị “hồn bay phách lạc”, dễ bị ma quỷ xâm nhập lúc nào không hay.

14. Đến nơi vắng vẻ tuyệt đối không nhìn lại phía sau. Khi đi về khuya hoặc đến những nơi vắng vẻ, nếu có cảm giác hình như có người đang đi theo hoặc gọi tên mình, bạn cũng tuyệt đối không được quay đầu lại. Đây có thể do ma quỷ đang trêu chọc, nếu quay lại sẽ dễ bị ”rủ” về cõi âm.

15. Tránh thức quá khuya. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, việc thức quá khuya trong tháng cô hồn có thể dẫn đến việc cơ thể suy nhược, dễ nhiễm “quỷ khí”.

16. Không nhặt tiền bạc rơi vãi trên đường, vì có thể đó là tiền người ta cúng mua chuộc bọn quỷ đầu trâu mặt ngựa, nếu người nào phạm kỵ, sẽ gặp tai hoạ không chừng.

17. Hạn chế chuyển nhà nếu bất khả kháng phải xem kĩ ngày.

18. Không nên thề thốt hay nói bậy bất cứ điều gì trong tháng này, đặc biệt là trong khoảng thời gian từ 11 giờ đến 12 giờ 45 phút trưa hoặc từ 18 giờ chiều cho đến rạng sáng.

19. Hạn chế hoặc có thể không mua xe cộ trong tháng này. Theo cánh lái xe có thể dễ hư hỏng va quệt xe nhiều hơn nếu mua vào tháng này.

20. Đối với cây có tuổi đời lâu năm, tuyệt đối không nên tự ý chặt, bởi đây có thể đây là nhà của ma quỷ, nhất là “ma trơi”.

21. Không cắm đũa đứng giữa bát cơm, vì đó là hình thức cúng tế. Ma quỷ sẽ tưởng đó là đồ ăn dành cho chúng, từ đó dễ dẫn dụ vào nhà ăn chung.

22. Không nên ở một mình trong thời gian này, nếu không sẽ dễ bị ma quỷ dẫn dắt hoặc quấy phá.

23. Không để mũi dép hướng về phía giường khi đi ngủ, bởi như vậy sẽ khiến ma quỷ nhìn thấy và đoán rằng có người sống đang nằm trên giường. Lúc này, chúng sẽ lên giường và ngủ chung với bạn.

24. Không chở đồ cồng kềnh và chở nhiều người trên một chiếc xe.

25. Không nên may quần áo trắng trong tháng này.

26. Không nên thả tiền thật. Mặc dù nhiều nơi vẫn thả như khu Quận 5.

27. Nếu nằm trong phòng bệnh viện, khi ngủ không được tắt đèn.

28. Không đến gần góc tường. Theo quan niệm dân gian, góc xó tường thường là nơi tối tăm nhất, đây là nơi trú ẩn của ma quỷ, vì vậy tuyệt đối không nên đến gần những chỗ đó.

29. Không mặc quần áo có in hình thù quỷ quái ghê sợ dễ ”dụ” ma quỷ.

30. Tránh mua xe vào những ngày sát chủ, ngày kỵ thiên can – địa chi tương khắc.

31. Tuyệt đối không trú núp dưới gốc cây vào ban đêm.

32. Nên kiêng cưới hỏi. Theo quan niệm dân gian, cưới vào tháng 7 âm lịch thường bị kiêng do đây là “tháng ngâu”, tháng chia ly, mất mát, không hạnh phúc.

33. Không kí hợp đồng làm ăn lớn.

34. Không nên động thổ, nhập trạch, xây nhà, chuyển nhà… vì người ta cho rằng cuộc sống sau này dễ gặp nhiều tai ương.

35. Không nên động thổ, nhập trạch, xây nhà. Vì người ta cho rằng cuộc sống sau này dễ gặp nhiều tai ương.

36. Không để mũi dép hướng về phía giường khi ngủ để tránh bị quấy phá.

37. Không nên tự ý chặt cây có gốc to lâu năm hoặc cây đa, cây đề.

38. Kiêng không làm đổ vỡ đồ, nhất là đồ thờ cúng vì đây là những vật linh thiêng trong nhà, thể hiện sự tôn kính mà con cháu dành cho ông bà, tổ tiên cũng như những người đã khuất.

39. Không di chuyển bát hương bừa bãi, vì nó có thể làm đứt sợi dây vô hình liên kết cõi trần với cõi âm.

Những điều cấm kỵ trong tháng 7 cô hồn

40. Không nhổ bỏ chân hương trong tháng cô hồn.

41. Nếu nhà bạn hướng Ngũ Quỷ sẽ bất ổn hơn trong tháng cô hồn

42. Không trồng những loại cây mang “điềm gở” trước nhà như đa, đề, dâu, liễu

43. Không chụp ảnh vào ban đêm, bởi có thể bạn sẽ “được chụp chung” với ma quỷ.

44. Không mài dao kéo nhất là về đêm. Nghe tiếng động này quỷ dữ sẽ tập trung nhiều hơn.

45. Không treo chuông gió ở đầu giường. Theo quan niệm dân gian, việc treo chuông gió ở đầu giường trong tháng 7 âm lịch sẽ gọi ma quỷ đến nhà. Tiếng chuông gió sẽ thu hút ma quỷ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và cuộc sống thường ngày.

46. Không được gọi, gào thét tên nhau giữa đêm khuya, bởi hành động này sẽ khiến ma quỷ ghi nhớ tên người được gọi, có thể sẽ ám người đó.

Tác giả không phải hướng suy nghĩ của các bạn tin vào những điều không căn cứ được ghi chép lại. Các bạn hãy dựa trên sự hiểu biết của chính mình để không rơi vào niềm mê tín tiêu cực.

VĂN KHẤN CÁC VỊ THẦN LINH THẦN TÀI THỔ CÔNG THỔ ĐỊA VÀ GIÁ TIÊN RẰM THÁNG 7 TẠI NHÀ

1. CÚNG RẰM THÁNG 7

Cúng rằm tháng 7 là một truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam. Theo phong tục thì có 2 bước chuẩn bị cơ bản:

– Sắm lễ cúng rằm: Việc sắm lễ phải đúng theo nguyên tắc: cúng cho ai (gia tiên, thần linh hay thổ công,…v..v..), và cúng ở đâu(cúng tại gia, trong nhà, hay ngoài trời)

– Bài văn khấn: Do các địa điểm cúng khác nhau và đối tượng cúng khác nhau nên việc bạn phải chọn đúng bài khấn là điều vô cùng quan trọng

2. CÚNG RẰM THÁNG 7 NĂM 2020 VÀO NGÀY NÀO

Ngày rằm tháng 7 năm 2020 sẽ là ngày THỨ 4 ngày 2 tháng 9 năm 2020 (Dương Lịch)- Vào ngày: Mậu Thân, Tháng Giáp Thân, năm CANH TÝ.

Cúng rằm tháng 7 hay còn gọi cúng Tết Trung Nguyên, cúng Vu Lan báo hiếu tại nhà thường có 4 lễ: cúng tại gia, cúng chúng sinh, cúng gia tiên và cúng thí thực cô hồn.

3. CÁCH CÚNG RẰM THÁNG 7 TẠI NHÀ

Rằm tháng 7 là một dịp lễ quan trọng. Đây là ngày các gia đình thể hiện lòng thành kính lên đức Phật, chư vị thần linh; báo hiếu gia tiên và đồng thời phát lộc cho các vong hồn được xá tội.

Trong ngày rằm tháng 7, hay còn gọi là lễ xá tội vong nhân, người Việt lại làm mâm cơm để tưởng nhớ đến người thân và thiết mâm lễ cúng cho những vong hồn chưa được siêu thoát.

Bạn cần chuẩn bị các bài văn khấn & cách sắm lễ cúng rằm tháng 7 cho các lễ sau:

– Cúng gia tiên

– Cúng chúng sinh

– Cúng thần linh

– Cúng thổ công

– Cúng cô hồn

Tuy nhiên, có lẽ nhiều người chỉ biết đến 4 lễ cúng này chứ chưa hẳn đã thông tỏ thứ tự thực hiện cũng như cách cúng rằm tháng 7 tại nhà sao cho vừa đúng vừa đủ để hóa giải mọi tai ách và mang điều tốt lành đến với gia đình mình.

Trong ngày rằm tháng 7, nếu có điều kiện, các gia đình có thể lên chùa làm lễ Vu Lan, cầu siêu tỏ lòng báo hiếu tới cha mẹ, ông bà, tổ tiên đã khuất… Sau đó, về nhà làm lễ cúng Phật, lễ cúng thần linh và lễ cúng gia tiên. Ba lễ này sẽ được làm lần lượt vào ban ngày.

Riêng lễ cúng thí thực cô hồn thì nên thực hiện vào buổi chiều tối. Nếu không muốn cúng cô hồn tại nhà thì có thể nhờ nhà chùa làm giúp lễ này.

16 MẪU MỘ ĐÁ ĐẸP, LĂNG MỘ ĐÁ ĐẸP ANH QUÂN 2020

4. CÚNG GIA TIÊN RẰM THÁNG 7

Người xưa cho rằng: Ngày rằm tháng 7 hàng năm thì mọi tội nhân cõi Âm, trong đó có những vong linh của gia đình, họ tộc mình đang bị giam cầm nơi địa ngục được xá tội và ra khỏi Âm Phủ lên dương gian.

Bởi vậy, các gia đình ở dương gian làm cỗ bàn, vàng mã cúng gia tiên, cầu siêu độ trì cho họ. Ngoài cúng gia tiên ngày ”Xá tội vong nhân” mọi nhà còn bầy lễ cúng chúng sinh ngoài sân, trước thềm nhà để cúng cô hồn, ma đói là những vong linh ”không nơi nương tựa”

SẮM LỄ CÚNG GIA TIÊN RẰM THÁNG 7

Hương, hoa, rượu, xôi và mâm cỗ mặn với nhiều món ăn được chế biến cẩn thận, trình bày đẹp, vàng mã, quần áo, hài giấy…

Chuẩn bị xong mọi thứ, bạn hãy thành kính khấn như sau:

BÀI CÚNG GIA TIÊN RẰM THÁNG 7

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Kính lạy tổ tiên nội ngoại họ … và chư vị hương linh.

Hôm nay, là ngày Rằm tháng Bảy năm Canh Tý (2020)

Gặp tiết Vu Lan vào dịp Trung nguyên, nhớ đến tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành ra chúng con, gây dựng cơ nghiệp, xây đắp nền nhân, khiến nay chúng con được hưởng âm đức. Vi vậy cho nên nghĩ, đức cù lao không báo, cảm công trời biển khó đền. Chúng con sửa sang lễ vật, hương hoa kim ngân và các thứ lễ bày dâng trước án linh tọa.

Chúng con thành tâm kính mời: Các cụ Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, cô dì tỷ muội và tất cả hương hồn trong nội tộc, ngoại tộc của họ … (Dương. Nguyễn, Lê, Trần …)

Cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng lâm linh sàng chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu khỏe mạnh, bình an, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, hướng về chính đạo.

Tín chủ lại mời: Các vị vong linh y thảo phụ mộc, phảng phất ở đất này, nhân lễ Vu Lan giáng lâm linh tọa, chiêm ngưỡng tôn thần, hâm hưởng lễ vật, độ cho tín chủ muôn sự bình an, sở cầu như ý.

—Hết—

5. CÚNG THẦN LINH RẰM THÁNG 7

Hiểu theo quan niệm dân gian, Thần Linh là thế lực siêu nhiên vô hình từ mà họ cho rằng có quyền năng ban phước giáng họa. Bên cạnh đó tùy vào mỗi hoàn cảnh gia đình mà trong thâm tâm thần linh sẽ khác nhau: Với người sống tại thành thị, trong thâm tâm họ là các vị thổ địa, ông công, ông táo

– Thổ Công: trông coi việc bếp núc

– Thổ Địa: trông coi việc đất cát long mạch

– Ông Táo: trông nom việc chợ búa bếp núc cho phụ nữ…

Còn những gia đình ở nông thông công việc gắn với thiên nhiên thì trong tâm họ thần linh là: đương nhiên vẫn có các vị thần trên nhưng trong tâm họ nghĩ tới các vị thần mưa, thần gió, thần sấm, …v…v..

Sắm lễ cúng thần linh ngày rằm tháng 7

Thông thường cách sắm lễ đúng sẽ bao gồm: mâm ngũ quả, gà trống để nguyên con và xôi hoặc bánh chưng hoặc bánh tét, có thêm rượu. Có điều kiện bạn có thểm làm thêm các món khác nữa

Sắm lễ đầy đủ xong, nghiêm trang đứng trước gian thờ và khấn:

Văn khấn thần linh ngày rằm tháng 7 tại nhà

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Kính lạy: Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và chư vị thần linh cai quản xứ này.

Hôm nay, là ngày Rằm tháng Bảy năm Canh Tý 2020

Tín chủ chúng con tên là:… ngụ tại nhà số…, đường…, phường (xã)…, quận (huyện)…, tỉnh (thành phố)… thành tâm sắm sửa hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này. Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, soi xét chứng giám.

Nay gặp tiết Vu Lan, ngày vong nhân được xá tội, chúng con đội ơn Tam bảo, Phật trời phù hộ, thần linh các đấng chở che, công đức lớn lao nay không biết lấy gì đền đáp.

Do vậy, chúng con kính dâng lễ bạc, bày tỏ lòng thành, nguyện xin nạp thọ, phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình chúng con, người người khỏe mạnh, già trẻ bình an hương về chính đạo, lộc tài vương tiến, gia đạo hưng long.

Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

18 MẪU LĂNG MỘ ĐÁ ĐẸP ANH QUÂN

6. CÚNG THẦN TÀI RẰM THÁNG 7

Cúng thần Tài Thổ địa rất quan trọng. Một vị là vị thần trông coi nhà cửa, định đoạt họa phúc cho một gia đình. Một vị mang đến may mắn tài lộc sự nghiệp cho bạn. Vì vậy mà ngày rằm tháng 7 không thể không cúng 2 vị thần này luôn luôn có trong ngôi nhà bạn.

Lễ vật cúng thổ công ngày rằm tháng 7

Lễ cúng vào chiều tối ngày Rằm (lễ Vọng) thường là lễ chay: Hương, loa, trầu cau, quả, tiền vàng. Ngoài lễ chay cũng có thể cúng thêm lễ mặn vào ngày này gồm: Rượu, thịt gà luộc, các món mặn nhưng đơn giản thôi.

Bạn hay chuẩn bị lễ vật cúng gia tiên cũng tương tự như cúng thần tài. Sau khi sắp lễ xong, bạn nghiêm trang đứng hoặc quỳ khấn như sau:

Bài cúng thần tài thổ địa ngày rằm tháng 7

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.

Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.

Tín chủ là………………………………………………………………

Ngụ tại………………………………………………………………….

Hôm nay, là ngày Rằm tháng Bảy năm Canh Tý 2020

Tín chủ con thành tâm sắm sửa hương, hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả, bầy ra trước án. Đốt nén hương thơm kính mời: ngày Bản gia Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch Tôn thần, ngài Bản gia Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.

Cúi xin các Ngày thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con tòan gia an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

TẢI VĂN KHẤN CÚNG NGÀY RẰM THÁNG 7 NĂM 2020 VỀ TẠI ĐÂY

Tai Van Khan ngay Ram thang 7 – Van khan cung co hon thang 7 nam 2020

5 Đại Kỵ Khi Bày Mâm Ngũ Quả Ngày Tết

Theo sách Văn hóa Tâm linh của người Việt do GS. TS Cao Ngọc Lân cùng NCS Cao Vũ Minh biên soạn, trên bàn thờ tổ tiên của mọi gia đình ngày Tết, ngoài bánh kẹo, không thể thiếu mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả miền Bắc thường gồm có: nải chuối xanh, quả bưởi, quả cam (hoặc quýt), hồng, quất. Mâm ngũ quả miền Nam, dừa xiêm, mãng cầu, đu đủ, xoài xanh, nhành sung hoặc một loại trái cây khác.

5 đại kỵ khi bày mâm ngũ quả ngày Tết

1. Không dùng hoa quả giả, đồ nhựa

Việc chưng hoa quả giả lên bàn thờ được xem là hành động thiếu tôn trọng thần linh, tổ tiên, ông bà, dễ bị người trên quở trách, tiền tài tiêu tán.

Các loại quả nặng mùi như sầu riêng, mít,… không nên bày trên mâm ngũ quả ngày Tết. Nên chọn các loại quả có mùi thơm nhẹ nhàng giúp bàn thờ trang nghiêm, linh thiêng hơn.

3. Không chọn trái cây quá chín

Khi chọn trái cây, không nên chọn trái đã chín hoặc quá chín, tránh gây thối, hỏng khi chưng trên bàn thờ. Trái cây dùng để thờ cúng cần tươi mới, sạch đẹp, bắt mắt, có thể chưng được lâu ngày. Để làm sạch trái cây, nên sử dụng khăn sạch mềm lau khô, không nên rửa dưới nước vì dễ gây hỏng, sớm bị héo hoặc thối.

4. Không chưng quả có gai

Các loại quả bày trên mâm ngũ quả không nên gai góc, như mít, sầu riêng… Theo niềm tin và quan niệm từ xưa nay, các quả gai góc là điềm gở báo hiệu sự chông gai, không thuận lợi… cần tránh trên bàn thờ gia tiên ngày đầu năm.

5. Bày bánh kẹo, thực phẩm khác trên mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả cần có đủ ít nhất năm loại quả. Tùy theo quan niệm của từng vùng, các loại quả có thể khác nhau, như chuối, dừa, sung, mãng cầu, dưa hấu… Tuy nhiên, cần tránh đặt hoa, bánh kẹo hay các loại thực phẩm khác trên mâm ngũ quả vì sẽ bị hiểu nhầm là không hiểu ý nghĩa của mâm ngũ quả, trái với các yếu tố ngũ hành… Bánh kẹo hoặc hoa nếu có chỉ nên để bên cạnh mâm ngũ quả.

Mâm ngũ quả miền Bắc

Tết miền Bắc thường cúng gồm 5 loại quả tượng trưng cho năm yếu tố ngũ hành.

Mâm ngũ quả miền Bắc thường gồm 5 loại quả tượng trưng cho ngũ hành trong phong thủy, gồm có: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Các loại quả tượng trưng cho những yếu tố này bao gồm: quả phật thủ, bưởi, chuối, cam, quýt, hồng đỏ, đào, lê, măng cụt….

Mâm ngũ quả ngày tết miền Bắc thường đặc trưng bởi nải chuối xanh đặt dưới cùng thay cho hình ảnh bàn tay nâng đỡ, thể hiện sự che chở, bao bọc. Quả Phật Thủ hay bưởi sẽ được đặt bên trên, giữa nải chuối cùng các loại quả khác xung quanh, cân đối, hài hòa.

Nải chuối xanh: đặt bên dưới cùng của mâm ngũ quả thể hiện cho sự che chở vạn vật. Màu xanh tượng trưng cho Mộc, sức sống, sự sung túc, bình an, gắn kết cho gia đình.

Quả Phật Thủ, tượng trưng cho phúc lộc, giàu sang phú quý, xua đuổi vận rủi. Biểu tượng của chữ Lộc, mong gia tiên, bề trên đem lại may mắn, trường thọ cho gia quyến.

Quả bưởi, cam, tượng trưng cho phúc lộc, viên mãn

Quả lựu, tượng trưng cho sự đông đúc, con đàn cháu đống.

Mâm ngũ quả miền Trung

Ở miền Trung, mâm ngũ quả không đòi hỏi khắt khe về các loại quả, màu sắc hay cách bày biện. Mỗi gia đình tự lựa chọn loại quả phù hợp, mùa nào thức nấy, không câu nệ hình thức. Vì lẽ đó, mâm ngũ quả của mỗi gia đình thường khác nhau. Các loại quả thường xuất hiện trong mâm cúng của người miền Trung như: cam, quýt, mãng cầu, dứa, sung, chuối….

Mâm ngũ quả miền Nam thường đi kèm những lời mong cầu đầy ý nghĩa. Phổ biến nhất là mâm ngũ quả các quả mãng cầu, trái sung, dừa, đu đủ, xoài, khi đọc nhanh nghe tựa “Cầu sung vừa đủ xài”, mang nghĩa mong một năm mới sung túc, đủ đầu.

Mâm ngũ quả ngày Tết là nét văn hóa đặc trưng gắn liền với ngày lễ Tết của người Việt. Tuy có sự khác nhau theo vùng miền, nhưng nhìn chung mâm ngũ quả đều nhằm thể hiện sự thành kính hướng về thần linh, tổ tiên và ước mong một năm mới an khang, hạnh phúc đủ đầy.

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Điều Đại Kỵ Trong Ngày Mùng Một Tết trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!