Xu Hướng 3/2023 # Những Điều Cần Lưu Ý Khi Chó Con Mới Về Nhà # Top 9 View | Apim.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Những Điều Cần Lưu Ý Khi Chó Con Mới Về Nhà # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Những Điều Cần Lưu Ý Khi Chó Con Mới Về Nhà được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

08-04-2019, 12:07 pm

0

34259

Khi chó con mới về nhà, cần chú ý rất nhiều vấn đề. Nuôi dưỡng và chăm sóc chó con, đấy là cả một nghệ thuật. Liệu bạn đã biết cách chăm sóc chó con đúng nhất? Với những ai sắp nuôi và đã nuôi hãy dành thời gian chăm sóc và tham khảo một số kinh nghiệm nuôi của những người đi trước để có thể nuôi được con chó như ý.

Tại sao phải chú ý chăm sóc khi chó con mới về nhà

Những ngày đầu tiên khi được đón về nhà bạn là khoảng thời gian rất đặc biệt và rất quan trọng với một thú cưng bởi lẽ cún sẽ cảm thấy bỡ ngỡ, lo lắng về nơi ở mới của mình cũng như liệu người chủ sẽ chờ đợi gì từ nó.

Chính vì vậy, việc chuẩn bị sẵn một số vấn đề cần thiết cho cún cưng tại gia đình bạn có thể coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất, sẽ giúp những ngày sau đó diễn ra ổn thỏa.

Các đồ bạn nên chuẩn bị để nuôi chó con

Cách chăm sóc chó con mới về nhà: vận động hàng ngày

Chó con cần vận động hàng ngày. Tuy nhiên với các chú chó nhỏ, chỉ cần vận động hoặc đi bộ 20-40 phút là đủ. Trong thời gian này bạn có thể kết hợp huấn luyện chúng những động tác cơ bản hoặc có độ khó cao hơn.

Việc này sẽ giúp chúng tiêu thụ bớt năng lượng dư thừa, tránh bị béo phì. Những giống chó có năng lượng cao cần được vận động liên tục. Những chú chó ít vận động sẽ dễ gặp phải các vấn đề sức khỏe, làm giảm tuổi thọ của chúng.

Chó con có khả năng tiếp thu bài tập rất tốt. Huấn luyện chó từ khi còn nhỏ hiệu quả hơn khi đã lớn. Trong quá trình huấn luyện bạn có thể nhìn thấy sự nhanh nhẹn, cơ trí qua năng lực học tập của chúng.

Chăm sóc răng miệng cho chó con mới về nhà

Chó con từ 4 đến 5 tháng tuổi sẽ bắt đầu mọc răng vĩnh viễn. Răng mọc sẽ khiến chúng khó chịu. Một số chú chó sẽ bất an hoặc đau đớn, cần được chủ nhân lưu ý và quan tâm hơn rất nhiều lần. Bạn có thể dùng khăn ẩm bọc đá lạnh để lên răng và nướu của chó con.

Trong thời kì mọc răng, chó con rất thích cắn đồ vật. Bạn không cần lo lắng và cũng không nên tức giận với chúng. Việc gặm cắn đồ đạc tốt cho việc thay răng của chó, nhưng nên huấn luyện để chúng bỏ dần thói quen đó.

Vấn đề của chó con mới về nhà: hành động khác lạ

Chó con chỉ hi vọng bạn để ý đến chúng. Vì vậy bất chấp đó là việc tích cực hay tiêu cực chúng đều sẽ làm. Mục đích chẳng qua là để thu hút sự chú ý của bạn. Vì thế khi chú chó của bạn có những hành động khác lạ, bạn không nên trách mắng chúng ngay.

Hãy quan sát hành vi của chó con, nếu chúng làm đúng hãy khen ngợi kịp thời. Việc không được khích lệ sẽ khiến chúng tiếp tục làm sai và nâng cao mức độ lên. Công nhận hành vi của chó là một việc rất quan trọng. Khen ngợi là sự cần thiết, còn trách mắng có thể bỏ qua.

Chế độ ăn cho chó con mới về nhà

Đảm bảo dinh dưỡng cho chó

Hãy chọn thức ăn thích hợp cho chó con. Mặc dù bạn có thể bị hấp dẫn bởi những món rẻ tiền, nhưng đó không phải là lựa chọn tốt nhất cho cún yêu của bạn. Bạn nên tìm những loại thức ăn kết hợp các loại đạm chất lượng cao từ cá, gà, cừu, bò và/ hoặc trứng.

Không cho chó con ăn thức ăn ôi thiu, thức ăn của người. Cung cấp đủ nước sạch cho chó.

Các thực phẩm có hại cho chó

Cơ thể của chó rất khác với con người. Một số thực phẩm bạn có thể tiêu hóa được nhưng lại độc hại với chó. Có thể kể đến một số loại thức ăn như vậy:

Bưởi

Nho khô

Trà

Rượu

Tỏi

Hành

Quả bơ

Muối

Chocolate

Nếu chó của bạn ăn phải một trong những món trên, bạn hãy liên hệ ngay với bác sĩ thú y.

Hãy cố gắng làm theo những lời khuyên này và bạn chắc chắn sẽ có thể huấn luyện chú chó mới của mình thành một thành viên gia đình biết hành động phù hợp.

Các Nguyên Tắc Kiêng Và Lưu Ý Khi Đón Chó Về Nhà Mới

Chuyển nhà mới (chuyển nơi sinh sống, thổ nhưỡng mới)

Tiêm vắc-xin

Tiêm kháng sinh

Nguyên tắc “7 ngày” gồm:

Không tắm, hạn chế tối đa tiếp xúc với nước làm ướt lông, uống nước tinh khiết

Không uống sữa, mọi loại sữa và các chế phẩm từ sữa

Không ăn trứng, đồ tanh như cá, các chế phẩm từ cá, đồ ăn có thành phần từ cá

Không ăn mỡ

Ăn theo thực đơn ở nhà cũ rồi chuyển dần sang đồ ăn mới

Nên: bổ sung men tiêu hóa để đường ruột thích nghi với môi trường mới. Mua men tiêu hóa Anibio hoặc các loại men thường dùng ở người tại hiệu thuốc tây bất kì. Pha một lượng nhỏ tương đương với thể trọng rồi trộn với bữa cơm hàng ngày.

Chuẩn bị chuồng nuôi nhốt. Ngay cả khi bạn xác định sẽ nuôi cún tự do trong nhà thì vẫn cần một chiếc chuồng để hạn chế cún đi lại khi cần. Kích thước chuồng nên chọn đủ lớn ngay cả khi cún trưởng thành vẫn có đủ không gian để nằm trườn dài vẫn thoải mái và khi ngồi cũng thoải mái không phải khom lưng vì hạn chế chiều cao của chuồng. Đối với chó Cocker trưởng thành, chiều dài tối thiểu của chuồng là 90cm và chiều cao tối thiểu là 60cm.

Bát ăn và chai uống nước: cún nhỏ thì ăn bát “bệt” (đặt ngang mặt đất), cún trưởng thành thì cho ăn bằng bát có chân, đủ cao để cún không phải cúi thấp khi ăn. Chai uống nước có bi tự chảy khi cún liếm (55k mua ở hàng vật dụng thú nuôi bất kỳ).

Khay vệ sinh, giấy vệ sinh nếu nuôi cún trong nhà, không có sân vườn đi vệ sinh. Việc tập luyện cho cún đi vệ sinh đúng chỗ sẽ bắt đầu ngay khi cún từ trên xe đặt chân đến nơi ở mới. Vì vậy hãy chuẩn bị trước một chiếc khay vệ sinh chuyên dùng để dạy. Đây là loại khay có đáy kín để hứng nước tiểu, trên mặt khay là lưới nhựa để giữ phân ở trên và cún đứng lên không dính nước dưới khay. Giấy vệ sinh cũng rất cần thiết, gói gém cẩn thận chất thải trước khi ném vào thùng rác, tránh gây mùi và bị ruồi nhặng bám vào làm phát tán hoặc nuôi dưỡng vi khuẩn.

Chưa cần biết bạn có kế hoạch nuôi dưỡng cún bằng chế độ ăn như thế nào, hãy bắt đầu bằng việc cho cún ăn giống như chủ cũ đang nuôi. Sau vài ngày mới bắt đầu thay đổi khẩu phần và cách cho ăn theo khả năng riêng của mình. Bởi vậy khi bắt cún cần hỏi chi tiết thời gian biểu và khẩu phần ăn của cún.

Chó KHÔNG ĐƯỢC ĂN bất kỳ loại gia vị nào! Thức ăn của chó đảm bảo nhất là loại thức ăn chỉ trải qua quá trình đun chín, không chế biến hay gia giảm bất kỳ loại gia vị nào. Trong trường hợp muốn tận dụng đồ ăn thừa của người, cần cắt nhỏ, trần qua nước sôi để rửa sạch muối và gia vị trong thức ăn. Cũng đừng thấy chó thích ăn kẹo bánh mà hứng chí cho ăn, đường cũng là một loại gia vị không được ăn.

Chó KHÔNG ĐƯỢC ĂN ngô, lạc và các chế phẩm có mặt hai loại ngũ cốc này.

Chó BỊ NGỘ ĐỘC với socola và cafe. Một hàm lượng đủ lớn có thể khiến chó bị trụy tim và shock, rất nguy hiểm cho tính mạng.

Nên chọn phòng khám có đầy đủ cơ sở vật chất và vệ sinh dịch tễ cẩn thận. Hiện nay việc nuôi thú cưng như chó mèo đã rất phổ biến, các bác sĩ thú y mở phòng khám cũng rất nhiều. Một bệnh viện thú y đầy đủ có các trang thiết bị chuyên dụng như dành cho ngươì, từ siêu âm, khám lâm sàng đến phẫu thuật, từ chăm sóc lông đến cung cấp đồ dùng vật nuôi…

Nên gửi gắm niềm tin vào bác sĩ có chuyên môn cao, lành nghề. Đơn giản như việc tiêm và truyền dịch cho cún cũng đòi hỏi kỹ thuật cao hơn ở người do mạch máu của chó rất nhỏ và mỏng.

Chó phải tiêm đúng và đủ các mũi tiêm chủng, tiêm đúng ngày theo phác đồ. Chính xác tuyệt đối để phòng ngừa các bệnh nguy hiểm bởi các bệnh này hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị, nguy cơ tử vong khi mắc phải rất cao.

Tiêm mũi 1: vacxin phòng 5 bệnh (Parvovirus, Carre’, viêm gan truyền nhiễm, ho cũi chó và phó cúm). Mũi tiêm này được tiêm khi cún 35 – 40 ngày tuổi và thường là được chủ nuôi sinh đẻ tiêm và lập sổ theo dõi.

Tiêm mũi 2: vacxin phòng 7 bệnh (ngoài 5 bệnh trên thì có thêm vacxin phòng bệnh Leptospria và Coronavirus). Được tiêm 21 ngày sau khi tiêm mũi 1.

Tiêm mũi 3: tiêm nhắc lại vacxin 7 bệnh ở trên, cũng sau 21 ngày.

Tiêm phòng bệnh dại: có thể tiêm sau khi cún đủ 12 tuần tuổi, kết hợp với quá trình tiêm 3 mũi phòng bệnh ở trên hoặc đợi tiêm xong 3 mũi trên thì tiêm tiếp mũi dại.

Biểu hiện bệnh: cún bỏ ăn, nôn và tiêu chảy, dịch tiêu chảy có mùi tanh, đến ngày thứ ba kèm theo máu tươi do xuất huyết đường ruột, kéo dài liên tục cho đến chết nếu không được chữa trị kịp thời.

Nguyên nhân: cún bị nhiễm khuẩn đường ruột, giảm đề kháng dẫn đến virus Parvo có sẵn trong ruột cún bùng phát. Bệnh vẫn có thể gặp ngay cả khi cún đã tiêm phòng mũi 7 bệnh do sức đề kháng yếu và môi trường thuận lợi cho virus phát triển. Virus lấy chất dinh dưỡng trong ruột cún làm thức ăn.

Cách điều trị: Parvo CHƯA CÓ THUỐC ĐẶC TRỊ. Do đó chỉ điều trị triệu chứng, ngăn ngừa các bệnh kế phát do sức khỏe cún yếu đi.

Bước 1: khi thấy cún có biểu hiện bệnh cần đưa ngay đến phòng khám thú y để làm xét nghiệm (bác sĩ sẽ lấy dịch ở trong hậu môn, mũi, miệng đặt que thử để xác định xem dương tính hay âm tính với Parvo).

Bước 2: nếu dương tính với Parvo, không cho cún ăn bất kỳ thức ăn gì để cắt nguồn dinh dưỡng của virus trong ruột. Đưa cún đến cơ sở thú y gần nhất để truyền đạm và vitamin theo chỉ định của bác sĩ. Việc truyền dịch sẽ đưa các chất cần thiết để nuôi cơ thể đi thẳng vào mạch máu, không có thức ăn ở ruột virus sẽ ngừng phát triển.

Bác sĩ cũng có thểsẽ chỉ định tiêm thêm kháng sinh cho cún để phòng bệnh kế phát do cơ thể cún đang suy giảm miễn dịch dễ gặp các bệnh khác tấn công. Truyền thêm thuốc hạ sốt nếu sốt cao và thuốc chống nôn v.v…

Ngoài phương pháp điều trị căn bản nhất ở trên, mọi cách chữa truyền miệng của các hội nuôi chó cảnh đều chưa được kiểm chứng hiệu quả. Ngay cả khi cho uống nước điện giải hay thuốc chống nôn cũng cần được sự chỉ định của bác sĩ.

Là một dạng bệnh cũng gần giống như Parvo nhưng tính chất nguy hiểm thì dã man hơn nhiều.

Dã man 1: chó mắc bệnh ở thời kỳ đầu gần như không có biểu hiện bệnh rõ rệt. Ăn ít hơn, ủ rũ hơn, sốt nhẹ thường là các dấu hiệu khó nhận biết. Bởi vậy khi có những biểu hiện rõ ràng để nghi vấn đưa cún ra phòng khám xét nghiệm Carre thì thường là đã chuyển sang cuối giai đoạn giữa. Ở giai đoạn này nếu việc điều trị không tích cực, không chính xác với thể bệnh và tình trạng chó thì 99% sẽ sang giai đoạn cuối.

Dã man 2: giai đoạn cuối, chó bị viêm phổi, viêm đường tiêu hóa nặng. Các ổ tụ máu trong ruột bị vỡ gây xuất huyết nội, tiêu chảy ra máu liên tục. Cầm chắc cái chết!

Dã man 3: ngay cả khi chữa trị thành công thì di chứng về thần kinh là điều khó tránh khỏi, chó bị run chân, có con bị động kinh.

Ngay khi có các dấu hiệu ủ rũ, chán ăn, thở gấp, run râỷ, hãy đưa đến phòng khám!

(ĐIỀU ĐÁNG MỪNG LÀ NẾU CÚN ĐƯỢC NUÔI DƯỠNG ĐỦ CHẤT THÌ TỶ LỆ MẮC CARRE KHÔNG CAO)

Nếu bạn coi chó là một thành viên trong gia đình, nó cần được vệ sinh như người. Điều đó có nghĩa là: nó được tắm định kỳ, rửa tay chân hàng ngày, đánh răng trước khi đi ngủ và lấy ráy tai, lấy gỉ mắt và rửa mặt… hàng ngày. Vật dụng cần thiết: – Kéo để tỉa lông, dũa móng. – Mua một tuýp kem đánh răng của chó (có bàn chải đi kèm). Đánh răng cho chó vào buổi tối ngay sau bữa ăn, bất kể nó có thích hay không. – Nước muối sinh lý và chai cồn thường trực trong nhà. Nước muối để rửa vệ sinh “vùng kín” nếu ra ngoài hoạt động. Cồn sát trùng sàn chuồng định kì 1 tuần/lần (nếu dùng cho chó nhỏ). – Tăm bông: nhúng nước muối sinh lý và lau tai hàng tuần. – Lược chải lông: tối thiểu 2 ngày/lần chải lông cho chó. Việc loại bỏ lông rụng rất quan trọng vì nếu không chải, các lông rụng này sẽ rối vào với lông trên người chó tạo thành các cục lông bọn đến lúc không thể gỡ được, bắt buộc phải cạo lông. Hạn chế lông rụng để không bám vào đồ dùng của người. – Sữa tắm: mua các loại sữa tắm cho cún (tùy loại lông dài hay lông ngắn), tuyệt đối không dùng chung với sữa tắm của người, không dùng… nước rửa bát để tắm cho chó! …

Lưu ý về việc tắm cho chó! Dưới da của chó có tuyến nhờn tiết ra chất làm mượt lông, chống thấm nước, bảo vệ da. Vì vậy không phải cứ tắm thường xuyên cho chó đã là tốt. Lý tưởng tốt nhất là 10 ngày tắm một lần.

Bất kể mùa đông hay mùa hè, ngay sau khi tắm xong chó cần được lau khô và sấy khô lông càng sớm càng tốt. Môi trường ẩm ướt làm lỗ chân lông của chó nở ra, dễ làm nơi ký sinh của vi khuẩn, ve rận.

Trong trường hợp chưa tới ngày tắm mà lông cún quá bẩn do chơi đuà, có thể lau bằng khăn ẩm, sấy khô. Nếu lông dính phải đồ bẩn gây mùi, lau bằng khăn ẩm, sâý khô rồi xức phấn rôm.

Chuyển Nhà Mới Cần Làm Gì ? Những Lưu Ý Khi Chuyển Về Nhà Mới

Chuyển đến nhà mới cần làm gì? Theo quan niệm tín ngưỡng dân gian của người Việt từ trước đến nay, việc chuyển dịch địa chỉ nơi ở đến nhà mới là một trong những việc vô cùng quan trọng nếu không chú ý những điều sau gia đình không những MẤT LỘC còn gặp những điều không may.

DỌN VỀ NHÀ MỚI LẤY NGÀY Thông thường khi chuyển nhà nên chọn ngày “Thủy”, tránh chọn ngày “Hỏa”, việc này có thể nhờ đến thầy phong thủy hoặc những người có kinh nghiệm. Ngày này phải được tính dựa theo 2 yếu tố chính là lịch âm và ngày tháng năm sinh của người trụ cột gia đình để lấy kết quả tốt nhất.

Theo quan niệm dân gian, việc chuyển nhà nên hoàn thành trước 15h (3 giờ chiều) trong ngày. Việc chuyển nhà vào ban đêm sẽ ảnh hưởng không tốt đến vận khí của gia chủ. Tránh mời thêm bạn bè, khách khứa vì đây không phải là tiệc tân gia.

CÚNG THỔ ĐỊA VÀ THẦN LINH NHÀ MỚI THUÊ Nên cầu thổ thần, thổ địa phù hộ độ trì cho gia chủ bình an. Mâm lễ dâng Thần linh, Gia Tiên ngày nhập trạch được bày biện trang trọng gồm: Trầu cau, hương, hoa, vàng mã, mùa nào quả ấy, bánh kẹo và mâm lễ mặn: rượu, thịt, xôi, gà…

(Chi tiết xem phía cuối bài viết)

XÔNG NHÀ ĐỂ XUA ĐI CHƯỚNG KHÍ Nguyên liệu để xông nhà khá đơn giản như là hỗn hợp các loại rễ cây, hương liệu, bột trầm hương và nhang thơm đốt cho lên khói tỏa từ từ làm ấm nhà. Sau khi mua về, hãy đốt vào cái siêu đất để khói bay ra từ vòi, dễ cầm mà lại tránh bỏng tay. Khi làm, nên mở hết cửa chính lẫn cửa sổ, để các khí xấu theo làn khói bị đẩy ra khỏi nhà. Xông theo nguyên tắc từ trên xuống dưới và từ trong ra ngoài. Chú ý xông kỹ những góc tường hứng nước mưa nhiều, ẩm mốc cao. Khi xông, hãy bật hết đèn lên để tăng thêm nhiệt khí, dương khí. Đối với nhà chưa có điện thì có thể đốt chậu than sau đó đem một chậu cây đặt vào hướng nam hay hướng đông để tăng dương khí.

CHUYỂN ĐỒ VÀO NHÀ MỚI: CHIẾU VÀ BẾP NẤU LÀ NHỮNG VẬT ĐẦU TIÊN CẦN MANG VÀO NHÀ TRƯỚC Theo quan niệm người xưa thì khi vào nhà mới, vật đầu tiên mang vào nhà là cái chiếu đang sử dụng, sau đó là bếp lửa, tuyệt đối không nên mang bếp điện, chổi quét nhà, nước… vào nhà trước.

Đồ đạc trong nhà phải do người trong gia đình tự tay dọn chuyển mang đến nhà mới. Bài vị cúng Gia Thần, Tổ Tiên phải do gia chủ tự tay cầm đến nhà mới. Còn những người khác trong gia đình thì đi theo sau, tay cầm tiền của mang đến nhà mới.

ĐUN NƯỚC SÔI, MỞ VÒI NƯỚC CHO CHẢY Vào ngày đầu tiên dọn vào nơi ở mới, gia chủ nhất định phải đun một ấm nước sôi. Mục đích nhằm giúp cho nguồn tài của gia đình được sôi động, dồi dào. Đồng thời, cần phải đậy các bồn rửa bát, bồn tắm trong nhà. Sau đó, mở thật nhỏ vòi nước để nước chảy thật chậm và trong khoảng thời gian thật lâu. Điều này tượng trưng cho vạn sự như ý, đầy đĩa đầy bát, no đủ. Trong các phòng trong nhà, có thể bật tất cả quạt cho gió thổi các hướng, nhưng lưu ý không được để gió thổi ra hướng cửa chính với ngụ ý “phong sinh thủy khởi”.

TREO CHUÔNG GIÓ ĐỂ DẪN DẮT KHÍ LUÂN CHUYỂN TRONG NHÀ Bạn hãy treo phong linh (chuông gió) ở một số nơi trong nhà. Quan niệm phong thủy cho rằng, chuông gió là công cụ dẫn dắt khí luân chuyển trong nhà, thường được treo ở các cửa ra vào hay cửa sổ. Tốt nhất, bạn nên chọn chuông gió bằng kim loại, phát ra âm vực cao.

Người xưa quan niệm rằng, âm thanh của kim khí có khả năng xua đi tà ma, dịch bệnh, mang lại may mắn, báo hiệu đã có người cư ngụ, dương khí đã đến vùng đất này, “người âm” hãy tránh xa. Không những thế, khi nghe âm điệu phát ra từ chuông gió, tâm trạng con người sẽ vui tươi, hưng phấn và hướng thiện.

NHỮNG VẬT DỤNG CẦN MUA KHI VỀ NHÀ MỚI: MUA CHỔI VÀ CÂY LAU NHÀ MỚI Lý do là vì khi chuyển tới một không gian mới, bạn sẽ không muốn quét sạch những rắc rối của mình với cây chổi mang theo từ ngôi nhà cũ. Hãy vứt chổi cũ đi và mua một chiếc mới. Thậm chí, không để nó trong nhà kho, nhà để xe…

VỀ NHÀ MỚI KIÊNG GÌ?PHẢI THẬT VUI VẺ TRONG NGÀY CHUYỂN NHÀ Chuyển đến nhà mới cũng có nghĩa rằng bạn sẽ bắt đầu những khởi đầu mới vì vậy mọi thứ phải được diễn ra một cách suôn sẻ và tốt đẹp nhất. Khi chuyển nhà, cần phải nói và làm những việc may mắn.

Vào ngày chuyển nhà, không nên cãi vã, tranh luận, gây gổ, mắng mỏ trẻ nhỏ, thể hiện sự bực tức hay khóc lóc vào ngày chuyển nhà. Bởi vì toàn bộ những hành động này tượng trưng cho sự bất hạnh và mối bất hòa trong gia đình.

VỀ NHÀ MỚI KIÊNG GÌ? NGƯỜI CÓ TANG CÓ NÊN VÀO NHÀ MỚI? Người có tang không nên vào nhà mới.

NÊN ĐỂ ĐIỆN SÁNG 3 ĐÊM ĐẦU TIÊN SAU KHI CHUYỂN ĐẾN NHÀ MỚI Đêm đầu tiên nên bật tất cả các đèn trong nhà thâu đêm đến hôm sau giúp khí trong nhà vượng không tắt. Tốt nhất là nên để tất cả đèn sáng thông trong 3 đêm đầu tiên sau khi chuyển đến nhà mới.

Đêm đầu tiên ngủ trong nhà mới, chủ nhân nằm xuống vài phút sau đó nên trở dậy một lúc làm một việc gì đấy rồi mới tiếp tục đi ngủ, cách này nhằm biểu thị việc đi ngủ rồi sẽ lại trở dậy.

LÀM CHO CĂN NHÀ CÓ KHÔNG KHÍ VUI VẺ Sau khi dọn nhà khoảng 1 ngày hoặc 1 tuần phải náo động nhà mới. Tức là mời bạn bè, hàng xóm láng giềng đến nhà ăn uống, trò chuyện, không khí vui vẻ náo nhiệt để đuổi tà khí.

VỀ NHÀ MỚI KIÊNG GÌ? KHÔNG VÀO NHÀ BẰNG TAY KHÔNG Lúc dọn nhà, những thứ cần dọn ra từ nhà mới tốt nhất phải do chủ cũ đưa ra, còn những thứ dọn vào nhà mới thì bạn phải đích thân đưa vào. Lúc vào nhà mới thì cả gia đình không được đi tay không vào. Tất cả các thành viên trong gia đình đều phải mang theo một thứ gì đó tốt đẹp. Đó có thể là trái cây như Cam – biểu tượng của sự thịnh vượng, Táo – biểu thượng của sự an toàn, Lê – biểu tượng của sự may mắn, Lựu – biểu tượng của những cơ hội và Đào – biểu tượng của sức khỏe dồi dào.

Một số lưu ý khác khi dọn vào nhà mới – Đặt một túi vải nhỏ màu đỏ – loại chuyên dùng trong nghi lễ phong thủy – dưới đáy thùng gạo hoặc đồ trữ gạo. Đổ gạo vào túi đến khi đầy tràn miệng, niêm phong miệng túi lại và dán một tờ giấy đỏ có ghi chữ “ĐẦY ĐỦ”.

– Không nên ngủ trưa trong ngôi nhà mới của bạn vào đúng ngày chuyển nhà vì nó tượng trưng cho sự lười biếng và bệnh tật.

– Người cuối cùng trước khi rời khỏi nhà cũ phải rải ít gạo trước cửa nhà, sau đó mới khóa cửa đi.

– Phụ nữ đang mang thai tránh tham gia việc chuyển nhà.

– Nếu gia chủ chỉ làm lễ cúng về nhà mới để lấy ngày tốt mà không ở ngay thì cũng phải ngủ ở đấy 1 tối để khai báo nhà đã có người cư trú.

– Sau khi làm lễ khấn về nhà mới hay còn gọi là lễ cúng nhập trạch xong, phải làm tiếp lễ cáo yết Gia tiên trước rồi mới được dọn dẹp thụ lộc.

– Sau khi đã dọn xong đồ cúng để thụ lộc, tất cả thành viên trong gia đình phải làm lễ bái tạ ( tất cả đứng trước bàn thờ vái 3 vái) để Thần Phật và Tổ tiên cầu bình yên.

– Khi dọn nhà mới, người mang thai không nên động vào. Trong trường hợp bắt buộc phải dọn dẹp thì phải sắm một cái chổi lau dọn, quét qua tất cả các đồ đạc trong phòng một lượt rồi mới chuyển đến nhà mới.

– Những người giúp gia đình dọn dẹp không được cầm tinh con cọp.

– Thời gian đẹp nhất nên chọn khi chuyển nhà là buổi sáng và buổi trưa và kiêng chuyển nhà vào buổi tối khi mặt trời đã lặn vì như thế sẽ dễ làm vong theo về nhà mới.

CHUẨN BỊ LỄ CÚNG VỀ NHÀ MỚI CẦN NHỮNG GÌ? Để chuẩn bị lễ cúng về nhà mới cần những gì? Trước tiên, gia chủ cần chọn ngày giờ tốt xấu hợp tuổi để dọn chuyển đến nhà mới. Lưu ý rằng phải chọn ngày theo tuổi bởi việc chọn ngày chuyển đến ở có thể ảnh hưởng tới phong thủy sau này. Sau đó, gia chủ nên tìm hiểu và học thuộc bài cúng chuyển nhà mới hay còn gọi là văn khấn nhập trạch.

lễ và cúng nhập trạch khi về nhà mới bao gồm những gì

VĂN KHẤN LỄ NHẬP TRẠCH (VỀ NHÀ MỚI) NHIỀU NGƯỜI SỬ DỤNG NHẤT Văn khấn Thần linh như sau:

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Các ngài Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là:……………………………………….

Hôm nay là ngày….. tháng…. năm…. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Trước bản toạ chư vị Tôn thần tín chủ con kính cẩn tâu trình:

Các vị Thần linh,

Thông minh chính trực,

Giữ ngôi tam thai

Nắm quyền tạo hoá

Thể đức hiếu sinh

Phù hộ dân lành

Bảo vệ sinh linh.

Nêu cao chính đạo.

Nay gia đình chúng con hoàn tất tân gia, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cầu xin chư vị minh Thần cho chúng con được nhập vào nhà mới tại:……………………………và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần. Chúng con xin phép chư vị Tôn thần cho rước vong linh Gia tiên chúng con về ở nơi này để thờ phụng. Chúng con cầu xin chư vị minh Thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào vạn sự như ý, vạn điều tốt lành.

Tín chủ lại mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng Tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho tín chủ con sức khoẻ dồi dào, an khang, thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Văn khấn cáo yết gia tiên như sau

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Kính lạy Tiên nội ngoại họ………………………

Hôm nay là ngày……… tháng.:……. năm……….

Gia đình chúng con mới dọn đến đây là: (địa chỉ):…………..

Chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước ban thờ Cụ nội ngoại gia tiên. Nhờ hồng phúc tổ tiên, ông bà cha mẹ, chúng con đã tạo lập được ngôi nhà mới. Nhân chọn được ngày lành tháng tốt, thiết lập án thờ, kê giường nhóm lứa, kính lễ khánh hạ.

Cúi xin các cụ, ông bà cùng chư vị Hương linh nội ngoại họ……………….. thương xót con cháu, chứng giám lòng thành, giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, cháu con được bình an mạnh khoẻ.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!Nam mô a di Đà Phật!

Quý Gia Chủ Lưu Ý: Những Điều Kiêng Kỵ Khi Về Nhà Mới

Có thể bạn cần: 12 điều kiêng kỵ ở nhà bếp về cách đặt hướng bếp bạn phải biết Cách bố trí nhà bếp ĐẸP hợp phong thủy mang đến MAY MẮN & SỨC KHỎE

Kiêng cãi vã, khóc lóc khi dọn về nhà mới

Cãi vã là không tốt, và đương nhiên cãi vã trong những ngày trọng đại lại càng không tốt. Mỗi người đều có sự bực tức, có cái tôi riêng, tuy nhiên nên hạn chế và tiết chế bớt để giảm đi những phát sinh cảm xúc không nên có và không cần thiết. Đặc biệt trong ngày dọn nhà, cãi vã, lớn tiếng, nói lời thô tục là cực kỳ kiêng kỵ. Quan niệm dân gian tin rằng, nếu có lời ăn tiếng nói không hay trong ngày dọn nhà sẽ ảnh hưởng đến sinh khí sau này, bao gồm những mối bất hòa trong gia đình, mang đến nhiều điều xui rủi không may. Nhà có trẻ con thì nên tạo cảm giác thoải mái cho chúng chơi đùa vui vẻ, không nên la mắng sẽ làm các bé khóc, quấy phá thì không tốt. Vì vậy, ngoài kiêng kỵ khi dọn vào nhà mới tránh cãi vã, thì tất cả mọi người phải giữ vững tinh thần, phải có thái độ lạc quan, vui vẻ thoải mái, nói những điều tốt đẹp, nếu được hãy mang đến thật nhiều tiếng cười.

Kiêng kỵ về nhà mới vào buổi tối

Buổi tối có nhiều bất cập về tầm nhìn, mọi việc sẽ bị chậm chạp hơn. Chưa kể sau một ngày làm việc mệt mỏi, tối lại dọn đồ tinh thần có thể sẽ không được thoải mái dễ dẫn đến nhiều sai sót. Mà sai sót là điều tối kỵ khi dọn về nhà mới, chỉ cần sơ suất có thể gây ra sự đổ vỡ, rất không tốt theo phong thủy. Hoặc nếu có phát sinh gì, buổi tối rất khó để giải quyết, không thuận lợi như ban ngày. Kiêng kỵ dọn về nhà mới vào buổi tối là hoàn toàn hợp lý cả về khoa học lẫn phong thủy.

Kiêng kỵ dọn nhà vào nhà mới buổi tối, không tốt

Khi dọn về nhà mới nên dọn vào ban ngày sẽ thuận tiện hơn. Nếu có xem giờ lành để dọn nhà thì nên ưu tiên các giờ lành vào buổi sáng, như vậy sẽ tạo được cảm giác thoải mái, bớt áp lực cho gia chủ, mọi việc cũng vui vẻ, nhanh chóng, và nếu có phát sinh cũng dễ giải quyết hơn.

Kiêng kỵ khi lên nhà mới mà làm đổ vỡ đồ dùng

Đổ vỡ là điềm chẳng lành, từ xưa đến nay người Việt luôn tin điều đó. Những cảm giác đổ vỡ luôn mang đến tâm trạng kém, kém đến mức có thể ảnh hưởng đến hàng loạt các công việc khác. Do vậy cần cực kỳ cẩn trọng khi mang vác, sắp xếp đồ đạc. Nếu thuê người chuyển đồ nên chọn đơn vị có uy tín và am hiểu về những vấn đề phong thủy. Cố gắng tạo được sự thuận lợi nhất trong ngày về nhà mới, đừng để rơi vỡ gì. Tuy khoa học chưa chứng minh được các hệ lụy của sự rơi vỡ, nhưng theo phong thủy ảnh hưởng rất không tốt, có thể mang đến nhiều điều kém may mắn sau này hoặc có thể làm rạn nứt nhiều mối quan hệ.

Kiêng bà bầu dọn nhà khi về nhà mới

Trong quan niệm dân gian truyền thừa lại, không kể đến các vấn đề về khoa học ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Bà bầu cần kiêng cữ rất nhiều thứ trong suốt thai kỳ, bao gồm cả những nơi không nên đến, những việc không nên làm. Riêng về việc dọn nhà mới, bà bầu nên kiêng kỵ, không nên tham gia, vì theo quan niệm sẽ ảnh hưởng đến thần thai, không tốt cho mẹ và bé.

Nên tránh những người tuổi dần khi về nhà mới

Chẳng ai muốn rước hổ vào nhà, đơn giản như vậy mà ông bà quan niệm tránh người tuổi dần khi về nhà mới. Phòng trước vẫn hơn, tin hay không tin là tùy ở mỗi người. Hãy mang những điều tốt nhất về với mái ấm mới.

Một trong những điều kiêng kỵ khi về nhà mới cần chú ý nữa là ngủ trưa tại nhà mới

Ngày đầu dọn vào nhà mới tuyệt đối kiêng kỵ ngủ trưa lại dù có mệt mỏi đến đâu, vì theo quan niệm dân gian, đó là tượng trưng cho bệnh tật và sự lười biếng, điều không tốt cho cuộc sống sau này trong nhà mới. Nếu bạn cảm thấy quá mệt có thể tìm nơi khác để ngủ. Những ngày sau đó việc ngủ trưa và sinh hoạt của bạn có thể diễn ra bình thường.

Không nên đón khách vào ngày nhập trạch

Trong số những điều kiêng kỵ khi về nhà mới việc đón khách vào ngày nhập trạch là không nên, đón khách có thể dời vào ngày tân gia. Ngày nhập trạch cần cúng kiếng tổ tiên, thần linh nên chỉ cần những người trong gia đình là được, tránh đông người lại gây kinh động, không tốt.

Kiêng mang chổi cũ và những đồ cũ kỹ về nhà mới

Tuyệt đối đừng đi tay không khi dọn đến nhà mới

Ngày vào nhà mới nên mang những vật may mắn, tài lộc theo trước tiên như tiền của, bếp lửa, bài vị tổ tiên,… tuyệt đối đừng đi tay không vào vì như vậy sẽ không tốt. Theo phong thủy đi tay không vào nhà mới ngày nhập trạch mang theo điềm xấu như sự trắng tay, thiếu thốn, không của cải, hoặc thậm chí nhiều người còn cho rằng đó là biểu hiện của sự nghèo khó sau này. Rất nhiều người khi dọn về nhà mới đã phạm phải điều này.

Không nấu ăn bằng bếp điện trong ngày đầu

Hãy thắp lên ngọn lửa ấm cúng, ngọn lửa tình yêu, ngọn lửa tượng trưng cho sự sinh tồn, sức sống mãnh liệt, dồi dào, củng cố tình cảm gia đình. Vì vậy, ngay ngày đầu hãy dùng bếp lửa, lửa to, lửa đều, ngọn lửa nóng bỏng. Đừng nấu bằng bếp từ hay bếp điện. Nhiều gia đình xem đây là nghi lễ tượng trưng, nên chọn đun sôi ấm nước bằng bếp gas, lần đầu nấu bằng bếp gas, sau đó không dùng nữa, mà dùng bếp từ, bếp điện. Điều kiêng kỵ này nên nghe, vì đó là quan niệm truyền thừa của rất nhiều đời người Việt, xem như một truyền thống, chỉ có lợi chứ vô hại.

Một số quan niệm kiêng đèn không sáng, không bật đèn vào buổi tối trong những ngày đầu

Nhà mới cần có sinh khí, sáng sủa, mát mẻ, thoải mái, vì vậy hãy giữ ngôi nhà bạn luôn sáng. Ít nhất 3 ngày đầu về nhà mới nên để đèn sáng, đừng tắt đèn. Sau đó thì việc mở tắt đèn cứ diễn ra như bình thường.

Không về nhà mới vào các ngày xấu trong tháng

7 việc nên làm khi dọn vào nhà mới

Việc 1: Chọn ngày lành tháng tốt

Hãy chọn một ngày thật đẹp để dọn về nhà mới. Như trên đã nhắc đến những ngày kiêng kỵ và chọn một ngày đẹp. Ngày đẹp là ngày gì, ngày đẹp là ngày phù hợp với gia chủ và phù hợp với phong thủy. Ngày đẹp nên chọn ngày thuộc về hành Thủy, tránh ngày hành Hỏa. Ngày đẹp và còn phải chọn giờ đẹp, tốt nhất nên chọn giờ sáng, không nên dọn nhà sau 15h, vì theo quan niệm dân gian, sau giờ đó phong thủy không tốt, dễ kéo dài đến lúc tối, gây ra nhiều khó khăn khác. Để biết ngày nào đẹp nhất với gia chủ có thể liên hệ với các nhà phong thủy để được tư vấn.

Việc 2: Xông nhà để xua đi chướng khí

Quan niệm xông nhà của ông bà khi xưa đến giờ vẫn được hầu hết người Việt tin tường. Xông nhà không những mang đến điều tốt lành còn giúp xua đi chướng khí tích tụ lâu ngày trong nhà và đuổi các loại côn trùng có hại. Xông nhà có thể dùng rễ cây, hương liệu, bột trầm hương và nhang thơm. Xông nhà nên tuân theo nguyên tắc từ trên xuống dưới và từ trong ra ngoài. Chú ý xông kỹ những góc tường hứng nước mưa nhiều, ẩm mốc cao. Khi xông, hãy bật hết đèn lên để tăng thêm nhiệt khí, dương khí.

Việc 3: Cúng thổ địa và thần linh

Cúng thổ địa và thần linh khi chuyển nhà mới là vô cùng quan trọng, điều này sẽ đem đến phước cho gia chỉ và gia đình, đồng thời đem đến sự yên tâm hơn cho mọi người. Tuy nhiên, đó là kinh nghiệm dân gian và theo quan niệm tâm linh, quyết định là sự lựa chọn của bạn.

Việc 4: Chiếu và bếp nấu là những vật đầu tiên cần mang vào nhà trước

Theo kinh nghiệm dân gian nên vào nhà mới nên đem theo đồ mới, nhất là chiếu. Nên mang bếp lửa vào nhà mới nấu ăn ngày đầu tiên. Đồ đạc trong nhà phải do người trong gia đình tự tay dọn chuyển mang đến nhà mới. Bài vị cúng Gia Thần, Tổ Tiên phải do gia chủ tự tay cầm đến nhà mới. Còn những người khác trong gia đình thì đi theo sau, tay cầm tiền của, những vật mang đến tài lộc.

Việc 5: Đun nước sôi, mở vòi nước cho chảy

Vào ngày đầu tiên dọn vào nơi ở mới, gia chủ nhất định phải đun một ấm nước sôi. Mục đích nhằm giúp cho nguồn tài của gia đình được sôi động, dồi dào. Đồng thời, cần phải đậy các bồn rửa bát, bồn tắm trong nhà. Sau đó, mở thật nhỏ vòi nước để nước chảy thật chậm và trong khoảng thời gian thật lâu. Điều này tượng trưng cho vạn sự như ý, đầy đĩa đầy bát, no đủ. Trong các phòng trong nhà, có thể bật tất cả quạt cho gió thổi các hướng, nhưng lưu ý không được để gió thổi ra hướng cửa chính.

Việc 6: Treo chuông gió để dẫn dắt khí luân chuyển trong nhà

Người xưa quan niệm rằng, âm thanh của kim khí mang lại sinh khí cho ngôi nhà, có khả năng xua đi tà ma, dịch bệnh, mang lại may mắn, báo hiệu đã có người cư ngụ, dương khí đã đến vùng đất này, “người âm” hãy tránh xa. Không những thế, khi nghe âm điệu phát ra từ chuông gió, tâm trạng con người sẽ vui tươi, hưng phấn và hướng thiện.

Việc 7: Phải thật vui vẻ trong ngày chuyển nhà

Có thể bạn muốn tham khảo : 33 cách đặt bếp theo phong thủy mang lại tài lộc sức khỏe

10 mẫu thiết kế khong gian sáng tạo cho bếp xinh ấn tượng

chúng tôi là nhà Thiết Kế và Thi Công NỘI THẤT CAO CẤP với khoản đầu tư tiết kiệm nhất. Bởi vì chúng tôi BESTHOME ỨNG DỤNG quy trình sản xuất chuyên nghiệp Hotline Kiến Trúc Sư : 0902 188 911 TỰ ĐỘNG HÓA tới 99% cùng sử dụng vật liệu nhập khẩu từ Thái Lan, Malaysia do AN CƯỜNG cung cấp. Liên hệ ngay để nhận tư vấn miễn phí Thiết Kế – Thi Công nội thất cao cấp.

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Điều Cần Lưu Ý Khi Chó Con Mới Về Nhà trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!