Bạn đang xem bài viết Những Điều Cần Biết Về Bàn Thờ Cúng Thần Tài được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thần Tài – Ông Địa là một cặp thờ, mỗi vị đại diện cho 5 người. Về Thần Tài có: Hắc Thần Tài, Thanh Thần Tài, Bạch Thần Tài, Xích Thần Tài và Hoàng Thần tài là vị chủ chốt. Ông Địa có: Đông phương Thanh Đế, Tây phương Bạch Đế, Nam phương Xích Đế, Bắc phương Hắc Đế và Trung ương Huỳnh Đế. Về hình thức bên ngoài, Ông Địa thường bụng phệ, người trắng nõn, để ngực trần, đầu quấn khăn, tay cầm quạt và hay có con cọp đi theo. Cần phân biệt Ông Địa của Việt Nam và Phật Di Lặc. Phật Di Lặc mang bao bố hay cười tươi, có đồng tử đi theo. Thần Tài thường tay cầm cục vàng (kim ngân lượng) hoặc bạc, đội mũ mão, trang phục nghiêm chỉnh hơn Ông Địa.
Nếu như Thần Tài người ta cúng hoa quả thì trái lại Thổ Địa lại cúng chuối xiêm, thuốc lá hay cà phê. Người Hoa kính trọng và khấn vái Thần Tài nhiều, trái lại người Việt luôn khấn vái Ông Địa. Vào ngày Tết, vai trò của Thần Tài càng được xem trọng hơn. Người ta lo trang hoàng nhà cửa, sửa soạn cho ông sạch sẽ, nếu vị thần này đã quá cũ hay bị hư hỏng thì sẽ thỉnh vị mới về; bàn thờ cũ cũng được thay thế bàn thờ mới. Mọi người tin rằng năm mới, mọi thứ đều ngăn nắp và bàn thờ Thần Tài có sạch sẽ thì làm ăn mới phát tài.
Cấu trúc bàn thờ Thần Tài – Ông Địa đúng cách là phía trên có dán một tấm bài vị màu đỏ được viết bằng mực nhũ kim với nội dung “Ngũ phương Ngũ thổ Long thần, Tiền hậu địa Chúa Tài thần”. Theo hướng từ bàn thờ nhìn ra, bên phải là ông Thần Tài, bên trái là Ông Địa. Ở giữa hai ông là một hũ gạo, một hũ muối và một hũ nước đầy, 3 hũ này chỉ đến cuối năm mới thay. Giữa bàn thờ là một bát nhang, bát nhang này khi bốc phải chọn ngày và theo một số thủ tục nhất định. Để tránh động bát nhang khi lau chùi bàn thờ, nguời ta dùng keo 502 dán chết bát nhang xuống bàn thờ. Khi đang làm ăn tốt mà xê dịch bát nhang gọi là bị “động bát nhang”, mọi chuyện trở nên trục trặc.
Theo nguyên lý ” Đông Bình – Tây Quả “, lọ hoa bên tay trái thường cắm hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền… đĩa trái cây bên tay phải thường sắp ngũ quả. Nên xếp 5 chén nước thành hình chữ thập, tượng trưng cho ngũ phương và cũng là tương trưng cho Ngũ Hành phát sinh phát triển. Cúng 5 chén nước chứ không phải 3 chén cũng vì tượng trưng cho 5 ông Thần Tài và 5 Ông Địa đã nói ở trên.
Ông Cóc (hình tượng rất đặc trưng văn hóa Việt) để bên phải. Ngoài cùng trên mặt đất, người ta thường chọn một tô sứ đẹp, nông lòng, đổ đầy nước và ngắt những bông hoa trải trên mặt nước (làm Minh Đường Tụ Thủy) – một cách giữ tiền bạc khỏi trôi đi. Trong miền Nam, khi cúng Thần Tài – Ông Địa, thường cúng kèm theo một đĩa tỏi có 5 củ tươi nguyên hoặc cả một bó tỏi. Người ta quan niệm tỏi giúp cho ông Địa có phương tiện để bài trừ “các đạo chích vong binh” ám muội vì người âm cũng có người tốt kẻ xấu như người dương vậy.
Những lúc cần cầu xin điều gì thì thắp 3 nén cắm theo hàng ngang. Những ngày Rằm, mùng Một, lễ, Tết thắp 5 nén theo hình chữ thập. Nên chọn loại nhang cuốn tàn (giữ được tàn), sau một thời gian sẽ có bát nhang rất đẹp và tụ khí rất tốt. Chỉ đến ngày 23 tháng Chạp mới rút chân nhang (khi bát nhang quá đầy chân nhang) và đem hóa cùng tiền giấy. Khi hóa xong nhớ đổ một chút rượu vào đám tro. Cuối cùng, không để hoa, lá héo úa trên bàn thờ, vì người ta quan niệm khi đó làm ăn sẽ không tốt cho gia chủ.
Theo chúng tôi
Bàn Thờ Thần Tài – Ông Địa Và Những Điều Cần Biết
Thần Tài – Ông Địa là một cặp 2 ông thần được thờ trong một cái tủ thờ, đặt ở dưới đất. Tủ thường làm bằng gỗ và có khi được Tủ thờ Thần Tài – Ông Địa đều đặt hướng thẳng ra phía cửa nhà, thường ở vị trí có vách dựa vào (để tạo sự vững chắc cho tủ thờ cũng như cho sự kinh doanh và cuộc sống bạn). Người ta không chỉ cúng 2 ông vào ngày Tết, mà cúng quanh năm, nhất là những gia đình chuyên nghề buôn bán, kinh doanh thì người ta tin rằng chỉ khi nào lo cho các vị thần này chu đáo hàng ngày thì mới được các Thần phù hộ làm ăn thuận lợi “tiền vào như nước”. Sáng sớm khi mở cửa bán hàng hoặc kinh doanh, người ta thường thắp hương cầu khẩn Thần Tài “phù hộ” cho họ mua may bán đắt, cúng cho Ông Địa một ly cà phê đen kèm theo một điếu thuốc để ông “độ” cho trong ấm ngoài êm.sơn son thiếp vàng, phía trong khảm hoặc dán bài vị của Thần Tài.
Thần Tài – Ông Địa là một cặp thờ tuy về hình chỉ có 1 ông Địa và 1 Thần tài, nhưng Mỗi một vị như vậy là đại diện cho 5 người. Về Thần Tài có : Hắc Thần Tài, Thanh Thần Tài, Bạch Thần Tài , Xích Thần Tài Và Hoàng Thần tài là vị chủ chốt. Còn ông Địa cũng có 5 ông : Đông phương Thanh Đế, Tây phương Bạch Đế, Nam phương Xích Đế, Bắc phương Hắc Đế và Trung ương Huỳnh Đế. Về hình thức bên ngoài thì Ông Địa thường bụng phệ, người trắng nõn, để ngực trần, đầu quấn khăn, tay cầm quạt và hay có con cọp đi theo. Cần phân biệt Ông Địa của Việt Nam và Phật Di Lặc. Phật Di Lặc mang bao bố hay cười tươi, có đồng tử đi theo. Hình ảnh Ông Địa còn khá quen thuộc trong đội múa lân, Ông Địa thường có vai trò cản trở Lân trong việc nhặt tiền thưởng hay quà cúng của gia chủ. Thần Tài thường tay cầm cục vàng (kim ngân lượng) hoặc bạc, đội mũ mão, trang phục nghiêm chỉnh hơn Ông Địa.
Nếu như Thần Tài người ta cúng hoa quả thì trái lại Thổ Địa lại cúng chuối xiêm, thuốc lá hay cúng ly cà phê. Thông tường Thần Tài người Hoa kính trọng và khấn vái nhiều, thì trái lại người Việt luôn luôn khấn vái Ông Địa. Vào ngày Tết, vai trò của Thần Tài càng được xem trọng hơn. Người ta lo trang hoàng nhà cửa, sửa soạn cho ông sạch sẽ, nếu vị thần này đã quá cũ hay bị hư thì sẽ thỉnh vị mới về hoặc bàn thờ cũ hay bị hư cũng được thay thế bàn thờ mới. Họ tin rằng năm mới, mọi thứ đều ngăn nắp và bàn thờ Thần Tài có sạch sẽ thì làm ăn mới phát tài.
Nhìn vào cấu trúc bàn thờ Thần Tài – Ông Địa đúng cách, ta thấy dán trên vách 1 tấm Bài vị là 1 tấm màu đỏ được viết bằng mực nhũ kim với nội dung “Ngũ phương Ngũ thổ Long thần, Tiền hậu địa Chúa Tài thần”. Theo hướng từ bàn thờ nhìn ra, bên phải là ông Thần tài, bên trái là Ông Địa. Ở giữa hai ông là một hũ gạo, một hũ muối và một hũ nước đầy, 3 hũ này chỉ đến cuối năm mới thay. Giữa bàn thờ là một bát nhang, bát nhang này khi bốc phải chọn ngày và theo một số thủ tục nhất định. Để tránh động bát nhang khi lau chùi bàn thờ, người ta dùng keo 502 dán chết bát nhang xuống bàn thờ. Khi đang làm ăn tốt mà xê dịch bát nhang gọi là bị động bát nhang, mọi chuyện trở nên trục trặc liền. Theo nguyên lý ” Đông Bình – Tây Quả ”, lọ hoa bên tay trái – thường nên cắm hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền…. đĩa trái cây bên tay phải – nên sắp ngũ quả (5 loại trái cây). Thường ở ngoài nơi bán đồ thờ cúng, các bạn nên bỏ khay và xếp 5 chén nước thành hình chữ thập, tượng trưng cho ngũ phương, và cũng là tượng trưng cho Ngũ Hành phát sinh phát triển. Cúng 5 chén nước chứ không phải 3 chén cũng vì tượng trưng cho 5 ông Thần tài và 5 ông Địa đã nói ở trên.
Ông Cóc (hình tượng rất đặc trưng văn hóa Việt) để bên phải. Ngoài cùng trên mặt đất, các bạn nên chọn một cái tô sứ thật đẹp, nông lòng, đổ đầy nước và ngắt những bông hoa trải trên mặt nước (làm Minh Đường Tụ Thủy) – một cách giữ tiền bạc khỏi trôi đi. Trong miền Nam khi cúng Thần Tài – Ông Địa, thường cúng kèm theo một đĩa tỏi có 5 củ tươi nguyên đẹp đẽ hay nhiều khi là cả một bó tỏi . Họ cho rằng tỏi giúp cho ông Địa có phương tiện để bài trừ ”các đạo chích vong binh” ám muội vì người âm cũng có người tốt kẻ xấu như thường giống người dương mình vậy. Ngoài ra, họ dùng bó tỏi đó để phòng chống các Tà sư làm ác, phá hoại bàn thờ nhà người ta bằng Bùa, Ngải . Tỏi có tác dụng tránh được điều đó (vì người luyện Bùa, Ngải thường kiêng ăn Ngũ Vị Tân : Hành , Hẹ, Tỏi, nén, Kiệu).
Trên nóc bàn thờ Thần Tài – Ông Địa, người ta thường đặt tượng của Di Lặc Phật Vương hay các câu chú Phạn tự (tượng trưng cho cơ quan chủ quản các Thần). Mục đích là để có sự quản lý, không cho các vị Thần làm điều sai trái. Thổ Công hay Thổ Địa là một vị thần trong tín ngưỡng Việt Nam cai quản một vùng đất đai. Sống ở đâu thì có Thổ Công ở đó: “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”. Thông thường, mỗi khi làm việc có đụng chạm đến đất đai như : xây cất, đào ao, đào giếng, mở vườn, mở ruộng, đào huyệt…… thì người Việt đều phải cúng vị thần này. Với người Hoa, Thổ Địa cũng là một trong các vị thần Tài. Do ngày xưa, nông nghiệp chiếm vai trò quan trọng trong lịch sử nên đất đai cùng các loại nông phẩm từ đất sinh ra là thứ của cải, tài sản chủ yếu ngày xưa nên thần Đất cũng là 1 thần Tài. Mặt khác, thần Đất có công năng là thần Tài là do thuyết ngũ hành tương sinh : Thổ sinh Kim (đất sinh vàng bạc)… Có lẽ vì lý do đó mà đến tận bây giờ, Thần Tài và Ông Địa (Thổ Địa) vẫn cứ được thờ chung như một cặp đôi bất khả phân li ở khắp nơi, từ văn phòng công ty lớn – nhỏ, cửa hàng bán lẻ, tư gia …….vv….Người Hoa sang VN làm nghề buôn bán trở nên giàu có, mỗi nhà người Hoa đều có thờ Ông Địa – Thần tài nên người Việt thấy vậy bắt chước theo. Theo tín ngưỡng dân gian, Ông Địa – Thần tài mang lại tiền bạc hay của cải cho mỗi gia đình, nên nhất là gia đình mua bán hay kinh doanh đều phải có bàn thờ Ông Địa – Thần Tài.Ông Địa – Thần tài được người Hoa truyền cho dân Việt.
Thờ cúng Thần Tài – Ông Địa có 3 đặc tính lưu ý như sau đây:
1. Tuy thờ cúng, bàn thờ để dưới đất, nhưng các vị này rất ưa chuộng sự sạch sẽ, sáng sủa. Vì vậy, trong quá trình thờ cúng, ta nên giữ cho các vị này luôn sạch sẽ bằng cách tắm rửa thường xuyên bằng nước sạch. Khi trời mưa to, các bạn bê Thần Tài, Ông Địa, Ông Cóc cho vào một cái thau sạch và để tắm mưa ngoài trời độ 15 phút. Sau đó mang vào lau khô, xịt nước thơm và thắp hương xin. Nhiều lần thấy rất Linh diệu
2. Cách thắp nhang : Khi mới lập bàn thờ, ta nên thắp nhang liên tục trong 100 ngày để bàn thờ tụ Khí. Tuyệt đối không vì sợ tốn điện mà tắt đèn trên bàn thờ, vì những ngọn đèn đó giống như những ngọn Hải Đăng dẫn đường cho các vị giáng xuống trần. Trong 100 ngày đó mỗi sáng chỉ cần thay nước và thắp một nén nhang. Những lúc cần cầu xin điều gì thì thắp 3 nén cắm theo hàng ngang. Những ngày rằm, mùng một, lễ, tết thắp 5 nén theo hình chữ thập. Nên chọn loại nhang cuốn tàn (giữ được tàn), sau một thời gian sẽ có bát nhang rất đẹp và tụ Khí rất tốt. Chỉ đến ngày 23 tháng Chạp mới rút chân nhang (khi bát nhang quá đầy chân nhang) và đem hóa cùng tiền giấy. Khi hóa xong nhớ đổ một chút rượu vào đám tro.
3. Khi cúng Thần Tài – Ông Địa , người ta thường cúng nhiều thứ, nhưng có lẽ các vị này thích nhất là đồ ngọt. Thịt quay, bánh hỏi, chuối, bưởi…. Nếu ở Sài Gòn, nên mua tiền giấy cúng riêng Thần Tài – Ông Địa, người ta làm sẵn cả một bộ, trong đó có tiền Quý Nhân (Âm và Dương – Tức là những tờ giấy gập đôi màu đỏ có đục những hình Thần Tài khắp bề mặt). Thứ tiền này không có bán ở miền Bắc.
Khi khấn cần phải liền mạch, thành tâm cúng bái nhằm thể hiện sự tôn trọng với các vị Thần Tài, Ông Địa quan trọng nhất là thành tâm nói ra ý xin của mình, không nên quá phụ thuộc các bài văn khấn.
Cách Thờ Cúng Ông Địa Thần Tài Đúng &Amp; Những Điều Cần Biết
Phong tục thờ cúng Ông Địa Thần Tài là một trong những nét đẹp văn hóa của người Việt đã có từ lâu đời. Với mong muốn công việc làm ăn, buôn bán phát triển thuận lợi giúp thu được nhiều tài lộc, tiền tài. Tuy nhiên, cách thờ cúng Ông Địa Thần Tài như thế nào là đúng cách thì không phải ai cũng biết. Vì vậy, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ bật mí cho bạn biết cách thờ cúng Thần Tài Thổ Địa đúng cách và những điều cần biết khi thờ cúng Ông Địa Thân Tài để mang lại tiền tài, lộc phát.
Ý nghĩa của việc thờ cúng Ông Địa Thần Tài trong phong thủy
Trong phong thủy, Ông Địa và Thần Tài là những vị thần thường đi với nhau tạo thành một cặp được thờ chung. Nhưng không ai biết rằng mỗi vị này lại đại diện cho 5 vị thần khác nhau.
Thần Tài đại diện cho 5 vị thần sau:
– Hắc Thần Tài
– Thanh Thần Tài
– Bắc Thần Tài
– Xích Thần Tài
– Hoàng Thần Tài là vị thần đóng vai trò chủ chốt trong tất cả 5 vị thần.
Hình ảnh Thần Tài được biết đến là một vị thần mặc trang phục chỉnh tề, trang nghiêm, trên đầu đội một chiếc mũ mão và tay cầm thỏi vàng lớn hay còn gọi kim ngân lượng. Thần tài tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc, phú quý, sự vinh hiển và sự phát đạt, thuận lợi trong việc làm ăn, buôn bán.
Ông Địa đại diện cho 5 vị thần bao gồm:
– Đông phương Thanh Đế
– Tây phương Bạch Đế
– Nam phương Xích Đế
– Bắc phương Hắc Đế
– Trung ương Huỳnh Đế
Ông Địa được biết đến với hình ảnh là một vị thần bụng phệ, dáng người tròn trịa, ngực để trần, đầu quấn khăn, tay cầm một chiếc quạt với dáng vẻ rất an nhiên, bình thản và hạnh phúc. Thờ Ông Địa với ý nghĩa che chở, bảo vệ và kiểm soát được lượng khác ra vào trong nhà. Mặt khác, Ông Địa còn phù hộ cho những người sinh sống và làm việc tại nơi thờ cúng.
Lễ vật thờ cúng Ông Địa Thần Tài cần những gì?
Lễ vật thờ cúng Thần Tài thường là vịt quay, heo quay và chuối chín. Còn đồ thờ cúng Ông Địa là chuối xiêm, thuốc lá hoặc một ly cà phê.
Vào ngày vía Thần Tài, nên lễ vật thờ cúng gồm có 1 bình hoa tươi, 1 con tôm, 1 con cua biển, 1 miếng thịt quay, vàng mã, 1 chai rượu, mâm ngũ quả và 1 con cá lóc nướng.
Bàn thờ Ông Địa Thần Tài phải thường xuyên vệ sinh, lau chùi sạch sẽ không được để bụi bẩn bám vào. Nếu bàn thờ Thần Tài Ông Địa có bụi bẩn, bị vỡ, cũ thì sẽ làm mất đi sự linh thiêng trong không gian thờ cúng. Bàn thờ Thần Tài Ông Địa luôn được sạch sẽ, ngăn nắp thì công việc làm ăn kinh doanh của gia chủ sẽ được thuận lợi và phát triển hơn.
Cách thờ cúng Ông Địa Thần Tài mỗi ngày
Lễ vật thờ cúng Ông Địa Thần Tài mỗi ngày gồm: một hộp bánh, một đĩa hoa quả, một lọ hoa tươi và một chén nước. Tuy nhiên, để tránh thất lễ với các vị thần, đồng thời mang lại sự linh thiêng cho không gian thờ tự, gia chủ cần lưu ý những vấn đề sau:
– Thời gian tốt nhất để thắp hương mỗi ngày là khoảng 6 – 7 giờ buổi sáng và từ 18 – 19 giời buổi chiều.
– Mỗi lần thắp hương cúng Ông Địa Thần Tài chỉ nên đốt 5 cây nhang mà thôi.
– Trước khi đốt nhang cần thay nước trắng và nước trong lọ hoa.
Cách thờ cúng Thần Tài Thổ Địa vào ngày vía Thần Tài và các ngày rằm, mùng một
Chắc hẳn, bạn đang băn khoăn không biết nên cúng Thần Tài Ông Địa vào ngày nào phải không? Câu trả lời chính là thờ cúng Ông Địa Thần Tài vào các ngày rằm, mùng 1 hàng tháng và ngày mùng 10 tết – ngày vía Thần tài. Ngoài ra, những ngày bình thường khác cũng nên thắp hương hoặc cúng lễ nhỏ để dâng các vị thần như hoa tươi, trái cây, cà phê,…
Gợi ý cách chuẩn bị mâm cỗ cúng ngày vía Thần Tài (Mùng 10 tết hàng năm)
Vào ngày vía Thần Tài, gia chủ nên chuẩn bị mâm cỗ cúng với các lễ vật như: một miếng thịt luộc, một con tôm, một quả trứng đã luộc chín. Ngoài ra, gia chủ có thể chuẩn bị thêm một số đồ cúng khác như:
– Một lọ hoa tươi có thể là hoa cúc, hoa đồng tiền hoặc hoa hồng.
– Tiền vàng giấy, vàng mã và rượu.
– Một khay nước gồm ba chén nước trắng và 2 chén rượu.
– Thịt quay hoặc cá nóc nướng.
Một số lưu ý cần biết trong cách cúng Ông Địa Thần tài vào ngày vía Thần Tài
Ngoài chuẩn bị lễ dâng cúng Ông Địa Thần Tài ở trên ra, để tránh phạm phải sai lầm trong việc cúng ngày vía Thần Tài, gia chủ cần lưu ý những vấn đề sau:
– Mâm lễ cúng đặt trong nhà phải sạch sẽ, cúng bằng sự thành tâm, lòng thành kính.
– Phải thắp hương trước khi mở cửa hàng, thời điểm tốt nhất để thắp hương là 6 – 7 giờ sáng.
– Khay, đồ đựng nước phải vệ sinh sạch sẽ, ly nước không được rót quá đầy.
– Bàn thờ Ông Địa Thần Tài phải được vệ sinh sạch sẽ, lau chùi cẩn thận trước các ngày rằm, mùng 1, ngày vía Thần Tài. Tốt nhất nên sử dụng khăn sạch dùng riêng cho việc lau chùi bàn thờ và sử dụng lá bưởi hoặc rượu pha với nước để vệ sinh các đồ thờ.
– Nên thờ các loại hoa tươi mà có mùi hương nhẹ.
– Nên làm ấm không gian thờ cúng bằng cách sử dụng đèn dầu thờ cúng hoặc nến.
– Khu vực thờ không được để các con vật chạy lung tung, hoa quả sau khi thờ cúng xong nên lấy xuống ngay không được để lâu.
– Đồ lễ thờ cúng chỉ được chìa cho người trong nhà, tuyệt đối không cho người ngoài. Sau khi cúng xong, có thể mang gạo, muối cất đi rồi dùng lại cho tài lộc được giữ trong nhà.
Cách bài trí bàn thờ Thần Tài Ông Địa hợp phong thủy
Trên bàn thờ có một bát nhang được đặt ở chính giữa bàn thờ. Bát nhang không được xê dịch hay di chuyển bởi như vậy sẽ không tốt cho công việc làm ăn, vì vậy hãy dùng keo 502 cố dán vào chân bát nhang để cố định lại.
Theo nguyên lý “Đông Bình – Tây Quả”. Từ ngoài nhìn vào, bên phải đặt lọ hoa, bên trái đặt đĩa trái cây. Đĩa trái cây nên xếp theo ngũ quả.
Khay đựng 5 chén nước là hình chữ Nhất, được bán cùng với bộ bàn thờ. Cho nên, gia chủ có thể bỏ khay và xếp 5 chén nước thành hình chữ Thật. Đây được xem là biểu tượng của Ngũ Phương, Ngũ Hành tương sinh và phát triển.
Trên bàn thờ Ông Địa Thần Tài gia chủ có thể đặt thêm một ông Cóc ở phía bên trái theo hướng ngoài nhìn vào. Buổi sáng đặt ông Cóc hướng ra ngoài, buổi tối đặt ông Cóc hướng vào.
Để giữ tiền bạc không trôi đi, gia chủ có thể đặt một cái tô sứ với họa tiết hoa văn đẹp, nông lòng đê trên mặt đất và đổ đầy nước vào tô sứ, cho thêm vài cánh hoa trải trên mặt nước.
Những điều cần lưu ý khi thờ cúng Ông Địa Thần Tài
Để có được cách thờ cúng Ông Địa Thần Tài thu hút tài lộc vào nhà, gia chủ cần lưu ý những điều sau:
Thường xuyên chăm sóc bàn thờ Ông Địa Thần Tài
Dù bàn thờ Thần Tài Ông Địa được đặt dưới đất, nhưng 2 vị Thần này rất thích sạch sẽ vì vậy cần phải thường xuyên lau dọn khu vực thờ cúng.
Khi trời mưa, gia chủ có thể bê Ông Địa Thần Tài và ông Cóc cho vào một cái chạu sạch và tắm mưa trong vòng 15 phút. Sau đó, mang vào lau chùi sạch sẽ, xịt thêm một ít nước hoa để các vị Thần được thơm tho và thắp hương cầu khấn. Hoặc có thể dùng nước hoa bưởi hay nước gừng pha rượu để tắm cho các vị.
Lưu ý: Trước khi tắm cho các vị thần, để tránh đắc tội, gia chủ nên thắp hương xin phép trước.
Lễ vật thờ cúng bàn thờ Ông Địa Thần Tài
Ngoài, lễ vật thờ cúng đã được kể ở trên ra thì gia chủ có thể chuẩn bị thêm các đồ vật thờ cúng như: Hoa quả, đồ ngọt hoặc thịt quay. Mặc dù, gia chủ có thể dâng lễ vật cúng đơn giản, nhưng vẫn phải đảm bảo rằng bàn thờ luôn được giữa sạch sẽ và trang nghiêm.
Cách thắp hương bàn thờ Ông Địa Thần Tài khi mới lập bàn thờ
Khi mới lập bàn thờ thờ cúng Ông Địa Thần Tài, gia chủ nên thắp hương liên tục trong vòng 100 ngày để tụ khí cho bàn thờ. Đặc biệt, đền thờ trên bàn thờ không được tắt.
Việc thờ cúng không cần quá cầu kỳ, gia chủ chỉ cần thay nước cúng và thắp 1 cây nhang. Nếu muốn xin điều gì đó từ phía Ông Địa Thần Tài thì hãy thắp 3 cây nhang theo hàng ngang.
Cách thờ cúng Ông Địa Thần Tài thu hút tài lộc
Vào các ngày mùng một, ngày rằm, lễ tết cần thắp 5 cây nhanh theo hình chữ thập. Để giúp tụ khí cho bàn thờ, gia chủ nên dùng những loại nhang cuốn để tạo ra cuốn tàn hương đẹp. Vào ngày 23 tháng chạp hàng năm mới được đốt chân hương hóa cùng tiên vàng. Sau đó, lấy rượu đổ lên phần trò tàn.
Luôn để hoa quả tươi trên bàn thờ
Trên bàn thờ Ông Địa Thần Tài tuyệt đối không được để hoa quả cúng bị héo úa hay hư hỏng. Bởi đây là điều cấm kỵ làm ảnh hưởng đến sự linh thiêng trong khu vực thờ cúng.
Hy vọng, qua bài viết này các bạn sẽ biết thêm được kiến thức về cách thờ cúng Ông Địa Thần Tài như thế nào là đúng cách và cần lưu ý những vấn đề gì trong việc thờ cúng để mang lại tài lộc, may mắn, công việc làm ăn thuận lợi, phát tài.
Những Điều Cần Biết Về Tục Thờ Các Vị Thần Sông Nước
Tục thờ các vị thần sông nước có ở các đền Lảnh, Cửa Sông, Lê Chân, Vũ Điện, đình Đá Tiên Phong….
Xuất phát từ quan niệm vạn vật hữu linh, thờ thủy thần là một tục thờ có sớm và phổ biến ở các vùng có địa bàn sông nước. Nghiên cứu truyền thuyết về các vị thần được thờ trong các dinh, đền của Hà Nam, thì lễ hội, tục thờ các vị thần này thì thấy dấu vết về tục thờ thủy thần khá đậm nét.
Điểm đầu tiên phải kể đến là đền Cửa Sông (còn gọi là đền Tam Giang, đền Cô Bơ, đền Mẫu Thoải) ở thôn Yên Lạc, xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Đền này được dựng ngay trên một gò đất nổi ở ngã ba sông Hồng với sông Lảnh Giang. Lảnh Giang thực ra là một nhánh của sông Hồng, do quá trình phân dòng mà tạo ra một gò nối ở giữa và một nhánh sông chảy vòng qua gò nổi đó. Chính vì thế mà đền còn có tên là đền Tam Giang. Ngày nay dòng Lảnh Giang đã cạn dần, chỉ còn dấu vết là một con lạch nhỏ, sông chảy hiền hòa nhưng xưa kia nơi đây nước sông chảy xiết, và ở ngã ba sông này có những vòng xoáy nước rất nguy hiểm. Vì thế mà ngôi đền trên gò nổi trước đây trở nên linh thiêng, ngày thường có đông người đến lễ. Sau này do sông đổi dòng, bãi nổi lở dần, đền bị sạt lở, phải chuyển vào trong.
Nay đền được xây bên cạnh dòng sông Hồng và dấu tích của dòng Lảnh Giang đang dần cạn. Ngày hội đền trước đây có tục đua thuyền, rước nước là những tục liên quan mật thiết đến việc thờ cúng thủy thần. Vị thần mà ngôi đền này thờ là Mẫu Thoải, vị thần đảm trách miền sông nước trong tín ngưỡng Tứ Phủ.
Liên quan mật thiết đến đền cửa Sông là đền Lảnh Giang, còn được gọi là đền Chính, đền Quan Lớn Đệ Tam. Đó là đền thờ một trong ba vị đại vương vốn là ba con rắn được sinh ra từ một cái bọc. Tương truyền, vị đại vương này có công lớn trong việc chống Thục nên được vua Hùng phong là Nhạc Phủ Ngư Thượng đẳng thần, sau được gia phong là Trấn Tây An Tam Kỳ Linh ứng Thái thượng đẳng thần. Từ xuất xứ của thần – sinh ra từ sự hoài thai của thủy thần trong hình hài của một con rắn, biểu hiện của nước, đến tên hiệu của vị thần này cũng thấy rất rõ bản chất của thần là một vị thần sông nước. Đó là lớp nghĩa cổ nhất của vị thần này mà truyền thuyết về một vị tướng của Hùng Vương được thêu dệt sau này cũng không làm mờ lớp nghĩa ban đầu.
Đền được xây sát phía ngoài chân đê, là nơi mà dân sóng nước qua lại có thể dễ dàng vào cầu nguyện. Hình ảnh của vị thần, một con rắn thần, là hình ảnh phổ biến về các vị thủy thần ở nhiều vùng sông nước. Lễ hội đền Lảnh Giang, cũng như đền Cửa Sông, có lễ rước nước, hội đua thuyền, bơi chải. Đó là những nghi lễ phổ biến của tín ngưỡng thờ thủy thần. Nằm trong vùng một cụm di tích, cách nhau chỉ l00m mà có tới hai ngôi đền thờ thủy thần, đền Lảnh Giang và đền Cửa Sông đã thể hiện rất rõ tín ngưỡng thờ thủy thần của người dân địa phương.
Có thể thấy dấu vết của tục thờ thủy thần qua biểu tượng rồng được chạm khắc xung quanh và trên trán bia Sùng Thiện Diên Linh, trên vách thấp cũng chạm khắc nhiều mảng rồng ổ. Rồng biểu tượng cho tín ngưỡng của các cư dân canh tác lúa nước, ẩn dụ sự cầu mong mưa thuận gió hòa để phát triển sản xuất nông nghiệp. Trên trán bia chạm hai con rồng đối xứng, chầu vào hàng chữ Đại Việt quốc đường gia đệ tứ đế Sùng Thiện Diên Linh tháp bi (tháp bia Sùng Thiện Diên Linh – nước Đại Việt triều vua Lý thứ 4).
Rồng còn làm vật trang trí trên gạch đất nung: thân hình tròn trịa với nhiều khúc uốn lượn, chân dài và nhỏ dần về phía đuôi, vừa có dáng dấp của một con rắn, vừa có hình thù của cá sấu. Hình rồng còn thô sơ như vậy là do biểu hiện tín ngưỡng của cư dân Việt viễn cổ ở đồng bằng sông nước với tục thờ rắn và cá sấu, lấy các loài thủy tộc này làm vật tổ. Huyền thoại họ Hồng Bàng (giải thích nguồn gốc các tộc người Việt cổ) kể rằng, Lạc Long Quân (vị tổ của người Việt vùng đồng bằng) là một loài rắn hóa thân mà thành. Rắn và cá sấu theo tín ngưỡng của dân gian được trừu tượng hóa dần, trở thành hình tượng rồng. Và rồng cũng được các triều đại phong kiến Việt Nam chọn làm biểu tượng của vương quyền, càng về sau vẻ diện mạo của nó càng thể hiện uy quyền phong kiến.
Truyền thuyết về vị thần đình làng Văn Xá (thôn Văn Xá, xã Đức Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) cũng cho thấy rõ dấu vết của tục thờ thủy thần. Vị thần Thành hoàng của làng thoát thai từ một con rắn, khi con đê vỡ, đã trở lại hình hài rắn, nằm chắn ngang đoạn đê vỡ, căng mình ra để ngăn nước lũ, bảo vệ xóm làng.
Vị thần Thành hoàng của đình Đá Tiên Phong (Thôn An Mông, xã Tiên Phong, huyện Duy Tiên), một nữ tướng của Hai Bà Trưng lúc hóa cũng có rồng mang thuyền vàng đến đón. Đó là những trầm tích văn hóa sâu xa của tín ngưỡng dân gian nhiều khi đã bị chìm đi dưới lớp nổi là các truyện kể về lịch sử được chồng chất sau này. Nhìn vào tục thờ, lễ hội, có thể thấy rõ những biểu hiện của tín ngưỡng này, tục rước nước, tục đua thuyền… phổ biến trong các lễ hội cổ truyền ở Hà Nam.
Cập nhật thông tin chi tiết về Những Điều Cần Biết Về Bàn Thờ Cúng Thần Tài trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!