Xu Hướng 3/2023 # Những Điều Cần Biết Khi Về Nhà Mới Để Đem Lại May Mắn Cho Gia Chủ # Top 8 View | Apim.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Những Điều Cần Biết Khi Về Nhà Mới Để Đem Lại May Mắn Cho Gia Chủ # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết Những Điều Cần Biết Khi Về Nhà Mới Để Đem Lại May Mắn Cho Gia Chủ được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn những điều cần biết khi về nhà mới cần biết để tránh phạm về phong thủy nhà ở và mang lại nhiều tài lộc và may mắn cho gia đình.

Xây nhà dựng cửa là chuyện trọng đại trong đời người. Ai cũng mong muốn tránh được những rủi ro khi xây dựng và có cuộc sống tốt đẹp, yên ổn, thuận buồm xuôi gió khi chuyển về nhà mới. Vì vậy, gia chủ cần tuân thủ một số quy định về nhập trạch để tránh những rủi ro không đáng có.

Khi xây dựng nhà mới có ba nghi lễ cần được xem trọng đó là : Lễ Động Thổ (là lễ xin phép thổ công để bắt đầu xây dựng), Lễ Cất Nóc (Lễ trước khi đổ mái – được hiểu là nghi lễ báo cáo với thổ công về việc thi công nhà hoàn tất), lễ nhập trạch (hay còn gọi là lễ về nhà mới, đăng kí hộ khẩu với công thần thổ địa). Trong giới hạn bài viết, chúng tôi xin đề cập đến những lưu ý về lễ nhập trạch bạn cần biết.

1. Những điều cần biết khi về nhà mới

Khi chuẩn bị về nhà mới, gia chủ cần xem và chọn ngày giờ tốt để dọn, đồng thời phải là đích thân gia chủ dọn đồ về nhà mới.

Gia chủ là cũng phải là người cầm bài vị cúng gia thần, tổ tiên và các thành viên khác theo sau, đồng thời cầm theo một chút tiền để đem đến may mắn.

Nên chuyển nhà vào buổi sáng là tốt nhất. Nếu không bạn có thể chuyển nhà vào buổi trưa hoặc lúc mặt trời sắp lặn. Tuyệt đối, không chuyển nhà vào buổi tối sẽ không đem đến may mắn cho những thành viên sống trong nhà.

2. Vật dụng cần hoàn thiện trước khi làm lễ nhập trạch

Bếp: theo quan niệm tâm linh thì mang bếp vào nhà đầu tiên sẽ mang đến may mắn cho gia chủ.

Bàn thờ: bao gồm các đồ để bày trí như bát hương ( bát hương nên tự bốc 1-2 tiếng trước khi làm lễ ), đồ cúng ( hoa quả tươi, cau trầu, nước, đèn, vàng mã, rượu, thịt, xôi, gà, bánh kẹo… )

Gạo, nước ( thường tự lấy ở nhà mới )

Một số đồ dùng tượng trưng ( bàn ghế, chổi, chiếu …)

Ngoài ra, các thành viên trong gia đình khi về nhà mới cũng nên cầm theo một vật dụng gì, không nên đi tay không.

3. Điều cấm kỵ khi dọn về nhà mới

Trong trường hợp nhập trạch chỉ để lấy ngày tốt mà chưa ở luôn thì gia chủ buộc phải ngủ qua đêm tại nhà mới.

Không để người có thai phải dọn đồ vào nhà mới vì như vậy sẽ phạm tội với “Thần thai”. Nếu không, thai phụ phải dùng một cái chổi mới mua để quét sạch tất cả các đồ vật trong nhà trước khi chuyển chúng sang nhà mới.

4. Nghi lễ nhập trạch

Đầu tiên, gia chủ phải mang theo một chiếc chiếu đang dùng hoặc một bếp lửa ( không dùng bếp điện vì nó có thể sinh nhiệt nhưng không có lửa ), một chiếc chổi mới, lễ vật … để vào nhà. Các thành viên khác theo sau nên mang theo tiền để cầu may mắn, làm ăn phát đạt.

Sau đó, sắp xếp lễ vật lên mâm và đích thân gia chủ thắp nhang, cắm vào bát hương để xin phép Thần linh rước vong linh gia tiền về để thờ phụng.

Tiếp đến, gia chủ khai bếp đun nước, pha trà dâng thần linh, gia tiên.

Khấn thần linh xong, gia chủ làm lễ cáo yết gia tiên trước rồi mới được phép sắp xếp bố trí các vật dụng trong nhà.

Khi dọn xong, để gia đình được hòa thuận, bình an, tất cả các thành viên trong gia đình đều làm lễ bái tạ thần Phật, các vị thánh thần và tổ tiên..

10 Điều Cần Biết Về Thủ Tục Nhập Trạch Để May Mắn Và Bình An Đến Với Gia Chủ

Thủ tục nhập trạch là một bước quan trọng không thể thiếu trong văn hóa vào nhà mới của người Việt. Mâm cúng nhập trạch không chỉ thể hiện lòng thành, sự biết ơn bề trên, mà còn là sự khởi đầu mới cho gia đình luôn bình an, thịnh vượng.

Ý nghĩa của mâm cúng về nhà mới

Theo tín tín ngưỡng từ xa xưa, thủ tục nhập trạch là một việc làm quan trọng nhằm mục đích báo cáo với các vị thần thổ địa -  thổ công cũng như gia tiên. Cụ thể, gia chủ muốn thông qua mâm cơm báo với bề trên rằng ngôi  nhà đã xây dựng xong, mong các vị chứng giám và phù hộ cho các thành viên trong gia đình tài lộc và bình an. Chính vì vậy, gia chủ thường chọn ngày giờ hoàng đạo mới chuyển đến nhà mới.

Lễ về nhà mới để báo cáo về việc sinh sống của gia đình với thần thổ công, thổ địa

Những lưu ý trước khi làm thủ tục nhập trạch

Theo các chuyên gia phong thủy, khi chuyển vào nhà mới, thứ gia chủ nên mang đầu tiên là chiếc thảm, chiếu hoặc đệm đã được sử dụng qua. Tiếp đó bạn vào khu bếp nhà mình bật lửa lên (bếp ga hoặc bếp củi đều được) với mục đích khai bếp, lan tỏa sự ấm áp đến toàn ngôi nhà.

Đặc biệt, một số điều tối kỵ bạn không nên mang vào gian bếp là bếp điện (bếp điện tính nóng mà không có lửa), không nhờ người mang thai hoặc người tuổi Dần… để tránh tai họa về sau.

Sau đó, gia chủ mang theo gạo vào nhà trước, những người trong gia đình vào nhà sau mang theo tiền, hoa quả, lễ lộc để nhận tài lộc về cho gia đình.

Lưu ý, đến giờ hoàng đạo làm lễ cúng về nhà mới, bạn nên đặt lễ vật gồm một lọ hoa tươi, một mâm hoa quả, bánh kẹo và rượi thịt lên bàn thờ theo hướng hợp với tuổi mình. Đích thân chủ nhà phải thắp hương, khấn vái thành tâm để xin phép thần linh rước bàn thờ gia tiên về nhà mới để thờ phụng.

Khi đã khấn xong, chủ nhà làm lễ báo cáo và xin phép gia tiên rồi mới nên dọn dẹp, sắp xếp lại vật dụng của gia đình. Nếu có điều kiện và sắp xếp được thời gian, chủ nhà nên làm lễ bái tạ tổ tiên, thần phật, thổ địa để thủ tục nhập trạch được trọn vẹn hơn.

Lễ về nhà mới cần chuẩn bị những gì?

Lễ vật trong thủ tục nhập trạch không cần cầu kỳ hoa mỹ, tuy nhiên để có sự chu đáo nhất chủ nhà nên chuẩn bị:

1 bình hoa tươi (hoa ly, hoa hồng, hoa cúc vàng,…).

Rượu gạo

Hương nhang

Nến hoặc có thể thay thế bằng đèn dầu

Trầu cau (chọn những lá trầu đẹp, không được rách, cau quả phải đẹp)

Bánh kẹo (1 đĩa lớn).

Gà trống luộc

Xôi (có thể xôi đậu xanh, xôi gấc).

Chè (có thể thay thế bằng cháo trắng hoặc cơm trắng).

Thịt heo quay (để nguyên miếng lớn).

Gạo tẻ.

Muối hạt sạch.

1 bộ tam sên (bao gồm: thịt heo luộc, trứng luộc, tôm luộc hoặc cua luộc và sắp xếp đẹp mắt).

Tiền vàng mã.

Theo đó, gia chủ cần chuẩn bị một lễ cúng nhà mới ở ngay trước nhà chính. Thời gian làm lễ nên xem tử vi để chọn được ngày giờ hoàng đạo.

Mâm lễ cúng nhập trạch thay đổi theo vùng miền

Thủ tục nhập trạch cần qua những bước nào?

Bước 1: Chủ nhà đốt một lò than nhỏ và đặt ngay tại cửa ra vào.

Bước 2: Bày đồ cúng lên mâm, sắp xếp cho đẹp mắt rồi chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng để tiến hành việc cúng chuyển nhà mới.

Bước 3: Chủ nhà chủ động bước qua lò than đầu tiên (bước chân trái trước, chân phải sau). Tay gia chủ cầm theo bát hương và bài vị gia tiên.

Bước 4: Các thành viên còn lại trong gia đình lần lượt bước qua lò than và cầm theo những đồ vật may mắn như tiền, hoa…

Bước 5: Việc đầu tiên khi gia chủ bước vào nhà là khai thông khí, đánh thức ngôi nhà bằng cách bật tất cả điện và mở mọi cánh cửa.

Bước 6: Sắp xếp lại bàn thờ gia tiên, bàn thờ thần tài và bàn thờ thổ địa. Sau đó, bày mâm lễ cúng nhập trạch ở giữa nhà, hướng về phía phù hợp mệnh tuổi của chủ nhà.

Bước 7: Chủ nhà thắp nhang và đọc văn khấn, những người còn lại nên chắp tay thành tâm.

Bước 8: Sau khi tiến hành đọc văn khấn, chủ nhà bật bếp, nấu nước phà trà. Theo quan niệm phong thủy, việc pha trà nấu nước có ý nghĩa khai hỏa, tạo ra sinh khí cũng như sức sống cho ngôi nhà mới.

Bước 9: Tiến hành hóa tiền vàng, lấy rượu rưới lên tàn tro.

Bước 10: Đặt 3 hũ muối, gạo, nước để đặt vào bàn thờ ông Công ông Táo – biểu trưng cho sự đầm ấm, no đủ.

Bước 11: Kết thúc buổi lễ thủ tục nhập trạch tiến hành mang lễ vật vào trong.

Cúng nhập trạch về nhà mới cần tuân thủ theo các bước quy định

Văn khấn về nhà mới

– Văn khấn thần linh

Nam mô a di đà Phật! (lặp lại 3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Các ngài Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là:……

Hôm nay là ngày….. tháng…. năm…. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Trước bản tọa chư vị Tôn thần tín chủ con kính cẩn tấu trình:

Các vị Thần linh,

Thông minh chính trực

Giữ ngôi tam thai

Nắm quyền tạo hoá

Thể đức hiếu sinh

Phù hộ dân lành

Bảo vệ sinh linh

Nêu cao chính đạo.

Nay gia đình chúng con hoàn tất tân gia, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cầu xin chư vị minh Thần cho chúng con được nhập vào nhà mới tại:………………………………. và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần. Chúng con xin phép chư vị Tôn thần cho rước vong linh Gia tiên chúng con về ở nơi này để thờ phụng. Chúng con cầu xin chư vị minh Thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào vạn sự như ý, vạn điều tốt lành.

Tín chủ lại mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng Tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho tín chủ con sức khoẻ dồi dào, an khang, thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! (lặp lại 3 lần)

Khấn thần linh khi về nhà mới

– Văn khấn các yết gia tiên

Nam mô a di Đà Phật! (lặp lại 3 lần)

Kính lạy Tiên nội ngoại họ………………………

Hôm nay là ngày……… tháng.:……. năm……….

Gia đình chúng con mới dọn đến đây là: (địa chỉ):…………..

Chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước bàn thờ Cụ nội ngoại gia tiên. Nhờ hồng phúc tổ tiên, ông bà cha mẹ, chúng con đã tạo lập được ngôi nhà mới. Nhân chọn được ngày lành tháng tốt, thiết lập án thờ, kê giường nhóm lứa, kính lễ khánh hạ.

Cúi xin các cụ, ông bà cùng chư vị Hương linh nội ngoại họ………………thương xót con cháu, chứng giám lòng thành, giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, cháu con được bình an mạnh khoẻ.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! (lặp lại 3 lần)

Lễ nhập trạch về nhà mới cần kiêng gì?

Khi làm thủ tục nhập trạch về nhà mới, cần phải tránh một số điểm sau:

Không chuyển về nhà mới vào ban đêm

Không được bỏ lỡ giờ tốt để chuyển vào

Không được ngủ trưa tại ngôi nhà

Phụ nữ mang thai thì không được dọn dẹp ngôi nhà

Người cầm tinh con hổ cũng không nên thực hiện việc dọn dẹp

Trong trường hợp gia chủ chỉ lấy ngày nhập trạch tốt với mệnh tuổi mà chưa chính thức ở ngay. Nếu vậy nhất thiết cần ngủ lại qua đêm tại ngôi nhà mới ấy.

Tuyệt đối không được làm đổ vỡ trong quá trình chuyển nhà

Không cãi vã và xích mích trong ngày trọng đại này

Tuyệt đối không được đi tay không vào nhà mới, cũng không được đem đồ vật như: chổi cũ, bếp cũ vào nhà

Không đón khách vào nhà ngày nhập trạch tránh làm kinh động tổ tiên. Chỉ nên mời khách hàng tân gia, vui mừng mà thôi.

Theo Homedy Blog Phong thuỷ

Những Điều Cần Biết Khi Đón Mèo Về Nhà Mới

03-08-2020, 4:59 pm

0

3350

Mèo mới có những thói quen, tập quán sinh hoạt hình thành từ thời gian sống trong môi trường cũ, chính vì điều này khi nuôi một chú mèo mới, bạn cần trao đổi rõ với người nuôi về những thói quen tốt xấu, thói quen ăn uống và lịch sinh hoạt cũ để chuẩn bị đón mèo.

Mèo cần có thời gian để làm quen ngôi nhà mới 

Chuẩn bị nơi trú ẩn cho mèo mới

Mèo luôn gặp căng thẳng sợ hãi từ sự thay đổi môi trường sống và chúng nhầm lẫn về những gì đang xảy ra. Điều quan trọng nhất phải chuẩn bị trước khi mang mèo về nhà chính là một không gian riêng tư cho mèo. 

Nếu được chuẩn bị sẵn một nơi trú ẩn thoáng mát như chuồng, phòng kín yên tĩnh có diện tích nhỏ vừa, có cửa sổ và cửa ra vào đóng kín thì chú mèo sẽ ổn định tinh thần và cảm thấy an toàn. Trong thời gian một vài ngày khi mèo về nhà mới, những tiếng động, âm thanh và chuyển động nơi mèo ở cần được hạn chế tối đa. Nơi ở của mèo thời điểm này chỉ nên có bát uống nước sạch, bát ăn và chậu cát. Bạn nên tìm hiểu xem mèo thường ăn loại thức ăn khô nào, khẩu vị của mèo ra sao để chuẩn bị sẵn từ trước, tránh cho mèo ăn đồ ăn lạ dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa.

Nếu được, bạn nên chuẩn bị ổ đệm nằm có lót chăn được lấy từ nhà cũ để mèo ngửi thấy mùi hương quen thuộc, khay vệ sinh đặt xa chỗ mèo nằm cũng như xa chỗ để bát thức ăn nước uống, một số đồ đạc có gầm chui để mèo có thể ẩn nấp khi sợ hãi, các loại đồ chơi, trụ mài vuốt, … tốt nhất là mang từ nhà cũ đến cho mèo.

Lưu ý trẻ em và các vật nuôi khác 

Nếu nhà bạn đông người, nhất là có trẻ em, hãy cho mọi người biết về sự xuất hiện của thành viên mới trong nhà để mọi người giữ yên tĩnh cho nơi trú ngụ của mèo mới

Nếu nhà bạn có nuôi thú cưng khác, hãy tránh để chúng tiếp xúc với mèo mới trong thời gian đầu, chờ đợi cho đến khi mèo mạnh dạn hơn mới cho chúng làm quen với nhau

Nên nhớ, bạn không thể ép buộc một chú cún hoặc một chú mèo khác thân thiện và chơi đùa cùng mèo mới nếu chúng không thích. Hãy để mọi thứ thuận theo tự nhiên.

Ngày đầu tiên khi đón mèo về

Khi đón mèo về nhà, tốt nhất nên sử dụng lồng vận chuyển. Mèo sẽ cảm thấy an toàn hơn khi nằm trong lồng vận chuyển kín, túi đựng mèo cũng là một giải pháp hay. Trong quá trình đưa mèo về nơi ở mới, mèo đã rất lo sợ, do đó, chúng ta cần phải hạn chế đến mức tối thiểu những nhân tố gây nên lo lắng ngay khi mèo về đến nhà. Đưa mèo đến nơi đã chuẩn bị sẵn, cố gắng giữ yên tĩnh hết mức ở xung quanh đó. Để cho mèo có một thời gian ngắn để tự khám phá chỗ ở mới. Ngồi cạnh đó, giữ yên tĩnh để mèo tự tìm hiểu, đừng cố gắng bắt mèo lại gần mình, chỉ ngồi quan sát, mèo sẽ tự tìm đến bạn khi mèo đã thấy an toàn. Đừng vội vã tiếp cận mèo, cho chúng thời gian làm quen. Nên nhớ, mèo rất cần thời gian để làm quen tất cả và chỉ thân thiện khi mèo cảm thấy thật an toàn với nơi ở mới.

Những ngày tiếp theo

Nếu qua vài ngày đầu, bạn thấy mèo đã bắt đầu quen thuộc và mạnh dạn chơi đùa khi bạn ở trong phòng, đứng gần cửa khi bạn ra vào phòng, hoặc cào móng vào cửa, kêu đòi ra thì có nghĩa mèo đã chán ở trong phòng và muốn ra ngoài tìm hiểu. Khi ấy bạn có thể để mèo làm quen với các thành viên trong gia đình. 

Nếu mèo vẫn còn lẩn trốn mỗi khi bạn vào phòng, hãy cho chúng thêm thời gian cho đến khi chúng thực sự sẵn sàng.

Trong trường hợp chú mèo quá nhút nhát, thi thoảng bạn hãy mở cửa phòng vào ban đêm để mèo tự khám phá căn nhà, khi ấy mèo sẽ yên tâm hơn vì không sợ ai quan sát. Ngoài ra, bạn có thể mang các đồ vật mới vào phòng như gối tựa, chăn đắp, thảm trải,… để chúng làm quen với mùi hương mới.

Những Điều Kiêng Kỵ Cần Biết Khi Dọn Về Nhà Mới

Chắc hẳn, trong cuộc đời của ai trong chúng ta cũng sẽ rất vui nếu chuẩn bị được dọn về nhà mới. Khi công sức lao động và tích cóp sau một thời gian dài đã có thể có riêng cho mình một ngôi nhà nhỏ. Tuy nhiên, để niềm vui của gia đình được trọn vẹn mọi người nên lưu ý một số vấn đề khi chuẩn bị chuyển về nhà mới. Để tránh được nhũng tà khí không tốt, đem lại vận khí tốt và may mắn hơn cho gia đình bạn. Vậy, cần lưu ý những vấn đề gì? Chúng ta cùng tìm hiểu như sau.

Chọn ngày lành tháng tốt

Bất cứ khi chúng ta làm việc gì quan trọng đều phải chọn ngày lành tháng tốt để, mọi việc được thuận buồm xuôi gió. Và ngày đó được xem dựa vào hai yếu tố chính, đó là ngày tháng năm sinh của người chủ trong gia đình và lịch âm. Thông thường, thì sẽ nhờ thầy xem hay là người có kinh nghiệm để chọn ngày. Tuy nhiên, sẽ tránh chọn ngày Hỏa và nên chọn ngày Thủy.

Đồng thời, nếu sau khi chọn được ngày lành tháng tốt rồi thì việc chọn giờ đẹp trong ngày để chuyển cũng rất quan trọng. Và theo như kinh nghiệm của người đi trước nên chuyển nhà tránh vào buổi đêm vì sẽ ảnh hưởng đến vận khí của gia chủ. Giờ đẹp nên chuyển nhà hoàn thành trước 15h trong ngày là tốt nhất.

Phải thật vui vẻ trong ngày chuyển nhà

Điều lưu ý là khi mọi người chuyển về nhà mới là điều hỷ. Chính vì thế, không nên giận dữ hay đánh mắng người khác đặc biệt là trẻ con. Phải để mọi chuyện được diễn ra suôn sẽ, mang lại may mắn cho gia đình khi chuyển về nhà mới. Bắt đầu một khởi đầu mới thì dĩ nhiên cái gì cũng phải tốt đẹp.

Nên để điện sáng 3 đêm đầu tiên khi về nhà mới

Theo quan niệm, thì khi chuyển về nhà mới nên để tất cả các đèn trong nhà suốt đêm đến tận sáng hôm sau. Như vậy, để giúp khí trong nhà được thịnh vượng không tắt. Đồng thời, khi ngủ đêm đầu tiên chủ nhà nên nằm xuống rồi sau khoảng vài phút lại dậy. Làm gì đó rồi sau đó lại đi ngủ có ý nghĩa rằng đi ngủ rồi sẽ trở dậy. Tuy nhiên, tốt nhất nên để tất cả đèn sáng thông 3 đêm đầu tiên khi dọn về nhà mới.

Xông nhà để xua đi chướng khí

Theo kinh nghiệm thì khi dọn về nhà mới ở nên xông nhà để xua tan chướng khí không tốt lâu ngày được tích tụ trong nhà. Đồng thời, còn xua tan đi các loại vi khuẩn hay côn trùng không tốt. Bằng cách dùng hỗn hợp hương liệu, loại rễ cây, nhang thơm hay bột trầm hương. Sau khi mua đầy đủ nguyên liệu, hãy mở tất cả các cửa sổ và cửa chính trước khi đốt. Lúc này chủ nhà hãy đốt nguyên liệu hỗn hợp này vào cái siêu đất để dễ cầm tánh gây bỏng tay. Và để khói bay ra từ vòi xua tan đi các khí xấu ra khỏi nhà theo làn khói.

Lưu ý, khi xông thì nên xông từ trong ra ngoài và từ trên xuống dưới. Đồng thời, xông kỹ ở nơi hay bị ẩm mốc như góc tường và hãy tăng nhiệt khí, dương khí bằng cách bật hết đèn lên.

Treo chuông gió trong nhà

Theo quan niệm phong thủy, thì chuông gió mang ý nghĩa phong linh là công cụ di chuyển dẫn dắt khí trong nhà luân chuyển. Vì thế, hãy treo nó ở cửa sổ hay của ra vào của ngôi nhà và tốt nhất nên sử dụng chuông gió phát ra âm vực cao và bằng kim loại.

Bởi âm thanh của kim khí, người ta tin rằng có thể đem lại may mắn, có ý nghĩa báo là có dương khí và có người đã cư trú. Đồng thời, có ý nghĩa xua tan dịch bệnh và tà khí, đem lại cho con người có tâm trạng tốt và hướng thiện.

Cúng Thổ địa và Thần linh

Khi chuẩn bị dọn về nhà mới, chủ nhà cần chuẩn bị lễ vật như hoa, hương, trà, quả, trầu cau, bán kẹo. Và mâm lễ xôi gà, rượu thịt để cúng Thổ thần và Thổ địa vào ngày dọn về nhà mới. Lễ vật được bày biện chu đáo và trang trọng vì Thổ thần, Thổ địa là hai vị thần của căn nhà. Cầu xin các Thần phù hộ cho gia đình được bình an.

Đun nước sôi, mở vòi nước cho chảy

Ngày đầu tiên khi dọn về nhà mới, chủ nhà nên đun một ấm nước sôi để cho nguồn tài chính của gia đình được dồi dào. Và tiếp sau đó, chủ nhà hãy mở vòi nước thật chậm để chảy thật lâu nhưng phải nhớ đậy bồn tắm và bồn rửa bát trong nhà lại. Việc làm này, có ý nghĩa đầy đĩa đầy bát no đủ, vạn sự như ý.

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Điều Cần Biết Khi Về Nhà Mới Để Đem Lại May Mắn Cho Gia Chủ trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!