Bạn đang xem bài viết Những Điều ‘Cấm Kỵ’ Khi Thắp Hương Chớ Có Phạm Kẻo Tài Lộc Tiêu Tan, Cả Năm Đen Đủi được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Theo chuyên gia nghiên cứu phong thủy Nguyễn Vĩnh Kiên, đối với mỗi gia đình người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng thì bàn thờ là nơi được coi là quan trọng nhất.
Đó là nơi các thành viên trong gia đình dùng để giao tiếp với thần linh và tưởng nhớ về công lao, ân đức của ông bà, tổ tiên, những người đã khuất. Do vậy, việc thờ cúng, bài trí bàn thờ là điều rất quan trọng.
Không đặt bàn thờ cạnh nhà tắm
Không đặt bàn thờ cạnh nhà tắm, bởi theo quan niệm từ xa xưa tắm rửa là việc trút bỏ ô uế, vì vậy, nếu đặt bàn thờ cạnh nơi này sẽ làm mất đi không khí tôn nghiêm. Cũng tránh đặt đối diện hay quay lưng với nhà bếp vì gia đình dễ bất hòa. Nếu phía trên ban thờ có xà nhà có thể khiến chủ nhân dễ bị đau đầu, cuộc sống vất vả.
Không kê bàn thờ hướng trực tiếp với cửa hay ngược với hướng nhà
Khi bài trí bàn thờ, gia chủ nên tránh kê bàn thờ hướng trực tiếp với cửa ra vào hoặc phía dưới cửa sổ. Bởi theo quan niệm phong thủy, điều này sẽ làm thoát khí khiến chủ nhà không gặp may mắn.
Ban thờ nên quay ra cửa chính, không nên ngược với hướng nhà. Nếu không có thể gây ra âm dương tương phản, dễ gây bất trắc, nô bộc phản bội hoặc con cái không hiếu thuận, tài vận và gia vận bị ảnh hưởng.
Hoa đặt bàn thờ nên dùng hoa tươi
Gia chủ nên thắp hương vào sáng và tối. Người xưa quan niệm rằng nếu khói hương bay thẳng lên là tốt, ngược lại cuốn thành vòng tròn hoặc tản mát là không tốt. Nếu bát hương bàn thờ thần tự nhiên bốc cháy là may mắn, nếu bát hương thờ tổ tiên cháy là điềm báo hung.
Dù là một loài hoa đẹp, có hương thơm dễ chịu thế nhưng hoa ly lại là loại hoa kiêng đặt lên bàn thờ ngày Tết, bởi nếu đọc theo vần hoa ly sẽ là sự chia ly, không may mắn.
Bàn thờ tổ tiên không nên đặt ở trung tâm nhà
Bàn thờ tổ tiên không nên đặt ở trung tâm nhà, vì sợ sẽ mang lại điều hung cho gia chủ và các thành viên. Nếu không còn vị trí nào khác để đặt bàn thờ thì có thể sử dụng bình phong che lại.
Bàn thờ Thần và Phật có thể để chung, song không nên để bát hương sát nhau. Bàn thờ tổ tiên và bàn thờ Phật không nên đặt đối nhau trong một gian phòng.
Số lượng thần Phật phải là số dương, do thần Phật thuộc dương vì vậy phải dùng số lẻ, không nên thờ cùng lúc quá nhiều thần Phật, hoặc thờ cùng lúc hai thần xung khắc nhau có thể gây loạn linh khí khiến người trong nhà tinh thần bất an, dễ gặp tai họa. Nếu có đặt tượng thần Phật mà tượng ấy lại bị nứt thì nên nhanh chóng thay mới do tà khí có thể xâm nhập vào.
Không nên thờ cùng 1 lúc 3 họ trở lên
Nhiều gia đình có thói quen thời cùng một lúc nhiều họ, tốt nhất chỉ nên thờ họ của gia chủ, phạm phải điều này gia đình thường loạn, vận may giảm sút.
hông dùng cát để bỏ vào trong bát hương
Tuyệt đối không dùng cát để thay cho tro ở trong bát hương. Bởi việc này sẽ khiến cho gia đình lục đục, gặp những điều không may mắn.
Bát hương phải được bốc bằng tro sạch, được đốt từ rơm nếp hoặc rơm tẻ sạch, sàng, lọc kỹ để bỏ đi những tạp chất.
Bài vị tổ tiên không được cao hơn tượng Thần, Phật
Khi đặt bàn thờ gia tiên, không nên để bài vị tổ tiên đặt cao hơn tượng Thần, Phật vì điều này sẽ khiến trong nhà “hạ phạm thượng”, “nô phụ chủ”, “thiên địa điên đảo”, “Nữ cường nam suy”.
Bát hương cũng là điều mỗi gia đình cần hết sức chú ý. Trong mỗi nhà chỉ nên đặt từ 2 đến 3 bát hương trên một bàn thờ. Trong đó: – Một bát hương thờ ngũ vị thần tài để ở vị trí cao nhất.
Một bát hương thờ gia tiên, tổ phụ, các bậc bề trên.
Một bát thờ huynh đệ, tỷ muội, con cháu.
Chổi, khăn dùng để lau dọn bàn thờ phải được dùng riêng
Chổi và khăn khi dùng để lau dọn bàn thờ phải được chuẩn bị riêng, không chung đụng. Bởi bàn thờ là nơi thiêng liêng, phải tránh uế tạp.
Thường xuyên lau dọn bàn thờ để giữ cho sự sạch sẽ, thanh tịnh
Ngoài ra, cố gắng nên dùng hoa tươi khi cúng lễ, thắp hương, tránh dùng hoa giả. Các đồ cúng lễ cũng cần phải thanh tịnh, tuyệt đối tránh việc thử đồ trước khi đưa lên cúng lễ.
Không đặt những đồ linh tinh lên bàn thờ
Trên ban thờ kị đặt các vật linh tinh, dao kéo, thuốc men, không được dùng tủ thờ làm nơi cất giữ đồ đạc hoặc bể cá, vô tuyến, loa đài. Điều này sẽ làm mất đi sự thanh tịnh, trang trọng của bàn thờ.
Kiêng kị phải tránh khi lau dọn bàn thờ
Không làm đổ vỡ đồ thờ: Đồ thờ cúng trên bàn thờ là những vật linh thiêng, thể hiện sự trang trọng tôn kính với người thân và tổ tiên đã khuất, nên theo quan niệm dân gian, nếu không cẩn thận làm đổ vỡ thì gia chủ sẽ gặp chuyện không may vì thiếu đi sự tôn trọng với người đã khuất.
Khi lau rửa bài vị của tổ tiên thì phải dùng nước ấm, không được dùng nước lạnh.
Tuyệt đối không lau bài vị của tổ tiên trước bài vị của thần Phật. Người xưa quan niệm như vậy là bất kính, mạo phạm với thần phật, thần phật có ngôi vị cao hơn nên dễ khiến tổ tiên bị chèn ép.
Không được rút chân hương rồi cầm bát hương đổ hết tro ra ngoài, theo người xưa như vậy rất dễ gây “tán tài”, nên dùng chiếc thìa nhỏ xúc từng thìa đổ ra ngoài rồi mới rửa sạch bát hương đặt sang một bên.
Khi thắp hương, người ta thường thắp theo số lẻ, bởi số lẻ tượng trưng cho phần âm. Do đó, có thể thắp 1, 3, 5, 7 hoặc 9 nén hương trên mỗi bát hương.
Và ý nghĩa của việc thắp các nén hương (nhang) theo quan niệm dân gian như sau:
Thắp 1 nén: ngụ ý bình an.
Thắp 3 nén: bảo vệ người trong nhà và đánh đuổi tai ương.
Thắp 5 nén: là 5 phương trời đất, 5 hướng thần linh. Cầu mong được trời đất phù hộ được bình an.
Thắp 7 nén: dùng để mời gọi thiên thần, thiên binh thiên tướng, nếu không phải việc bất đắc dĩ thì không nên dùng hương này.
Thắp 9 nén: tín hiệu cầu cứu, nếu như bất đắc dĩ, không còn nơi nào cầu giúp đỡ, nhân lực không thể cứu vãn, hi vọng Ngọc Hoàng Đại Đế và Thập điện Diêm Vương cứu giúp muôn dân, cứu khổ cứu nạn. Chín nén hương thường được bày theo ba hàng ba cột.
Quy phạm trong sử dụng hương
Dùng hương có nguồn gốc từ hương liệu thiên nhiên làm chính, tránh hương hóa học vừa làm tổn hại đến sức khỏe của bản thân, vừa không thể biểu đạt được lòng thành.
Nơi sử dụng hương: Không hạn chế, từ các nơi cúng dường chư Phật như đọc kinh, trai giới, lễ tụng, giảng kinh thuyết pháp, thỉnh cầu… Tại gia đình có thể dùng ở bàn thờ, phòng khách…
Cất trữ hương: Để ở nơi cố định, khô ráo và sạch sẽ. Tốt nhất lựa chọn những hộp hương có thể đậy kín để đựng các loại hương phẩm khác nhau. Không để hương chưa đốt trên bàn thờ.
Khi lấy hương phải thận trọng, nhẹ nhàng, không nên để hương bị rơi vãi hoặc đổ xuống đất.
Cần thường xuyên lau rửa sạch sẽ những đồ vật thường xuyên tiếp xúc với hương như thìa hương, lư hương, hộp hương.
Khi thắp hương: Cần chú ý phong thái của bản thân phải đoan chính, nghiêm trang. Khoảng cách giữa chỗ đứng với bát hương quá xa hoặc quá gần đều không tốt.
Trước khi thắp hương nên sắp xếp ổn thỏa những vật phẩm cúng dường như hoa quả tươi, nước sạch.
* Thông tin chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm.
Tổng hợp Đồ Cúng Việt
Những Điều Chưa Biết Về Tượng
Thứ năm này (9/11) có lễ kỷ niệm ngày xây dựng đền thờ Erawan. Điện thờ này nằm ngay trung tâm Bangkok, cách vài bước chân từ Gaysorn, Central World, Amarin Plaza và BigC.
Gọi là đền thờ Erawan vì xây dựng cùng với khách sạn Erawan Hotel, và nằm ở 1 góc phía trước sân. Ở khắp xứ Thái, bất kỳ tòa nhà, văn phòng hay chung cư nào, đều có bệ thờ vị thần này, tòa nhà lớn thì làm bệ thờ lớn, nhà nhỏ thì làm bệ thờ nhỏ…
Đây là 1 vị thần trong Hindu giáo (Ấn độ giáo), không thuộc cõi Phật, không phải là 1 vị Phật. Thái Lan theo đạo Phật nam tông (tu theo đúng những gì mà Đức Phật đã tu hơn 2,500 năm trước: không ăn chay, đi khuất thực, không ăn sau giờ ngọ, tập trung vào thiền định…) và do vị trí địa lý nên ảnh hưởng Hindu giáo, nên họ thờ vị thần này.
Vị thần này tên Brahma, tiếng Việt đọc là Phạn-Thiên, đọc từ 梵天, do ông cha ta ngày xưa nghiên cứu văn hóa vùng này thông qua ngôn ngữ của Trung Quốc.
Đây là 1 vị thần trong bộ tam thần (Trimurti ), ba vị thần quan trọng nhất của Hindu giáo:
Ở Bangkok cũng có đền thờ Trimurti (thờ cả 3 thần): ai muốn cầu có chồng, hay cầu bỏ được chồng thì đến đền này vào mỗi tối thứ 3 (viết ở post sau).
Thần Brahma được sinh ra từ 1 bông hoa sen trên mặt nước, ông là cha của các thần, ông tạo ra loài người, vợ của ông là nữ thần Saraswati. Ông có 4 mặt, mỗi mặt đọc 1 phần kinh vệ-đà (nói 4 mặt tượng trưng cho đầy ơn, thương xót, và vô cảm là chưa thấy tài liệu nào dẫn chứng), ông có 4 tay (tượng trưng cho 4 hướng), ông cưỡi chim hạt (giờ gọi là chim sếu á)…
Bất kể chung cư, cao ốc, khách sạn nào ở xứ Thái cũng thờ thần Brahma ở trước sân, nhưng ở khách sạn Erawam thì có tin đồn, rồi nối tiếp tin đồn, đồn mạnh nhất ở Hongkong và Trung quốc. Và từ 1 bệ thờ nhỏ, chính phủ kết hợp với khách sạn biến thành 1 điểm du lịch thu hút hàng triệu người đến để cúng vái tiền và lễ vật.
Theo kinh Phật, thì có 1 đoạn hội thoại (có thể là giả sử) giữa đức Phật và vị thần này, để lý giải những điều mâu thuẫn giữa Phật giáo và Hindu giáo vì đạo Phật được tạo ra trong bối cảnh xã hội Ấn Độ có Hindu giáo đã phát triển mạnh trước đó. Đức Phật giản lược các hình thức hiến tế, cúng bái, cầu khẩn từ đạo bà-la-môn này. Phật không dạy Phật tử các kiểu cầu khẩn mà chỉ dạy cách tu theo đúng như cách đức Phật tu, để Phật tử (con Phật) có thể trở thành Phật (thông qua bát chánh đạo, bốn pháp giới…). Ai vào chùa cầu mua may bán đắt, cầu có chồng, cầu sinh con trai… là sai, Phật chỉ dạy cách tịnh tâm, sám hối và giác ngộ trí tuê, Phật không dạy cách cầu khẩn cho tham vọng. Cần đổi sang chùa và sư nào đúng đạo Phật (không bị lai căng, chính trị hóa) để thỉnh giáo.
Nên gọi vị thần trong Hindu giáo là “Phật bốn mặt” là sai. Giống như gọi đức Giesu trong Kito giáo là “Phật Giesu”. Hoặc gọi thánh Allah của Hồi giáo là “Phật Allah” vậy. Buôn bán các sản phẩm có in hình Phật lên là cũng sai. Lợi dụng Phật giáo để mưu cầu lợi ích cá nhân là càng sai…
Người Thái gọi đây là thần (God), không gọi là Phật (Buddha).
Người Thái thờ vị thần này vì Phật giáo nam tông ảnh hưởng Hindu giáo. Và Phật giáo cũng “dễ”, chỉ yêu cầu tính tự giác của tín đồ (không khắc khe như các tôn giáo khác). Những người viếng hôm thứ 5 này sẽ mặt áo trắng (hoặc cả bộ màu trắng) vì theo truyền thống Hindu giáo. Cần 12 cây nhang, 4 vòng hoa nhài, 4 miếng vàng lá. Từ cổng chính, chia đều lễ vật và nhang cho 4 mặt của thần và đi theo chiều kim đồng hồ. Các bạn có thể đến xem biểu diễn các điệu múa Thái truyền thống miễn phí ở đây khi có ai đó “mua” dịch vụ.
Và đừng quên, nếu bạn là một Phật tử (chính hiệu) thì việc thỉnh 1 vị thần Hindu giáo, đeo vào người và gọi đó là Phật thì không đúng. Con Phật chỉ nghe lời Phật, không quỳ lạy trước ma quỷ, tà thuật khác. Nếu bạn biết rằng đó không phải là 1 vị Phật, mà vẫn cố gọi là “Phật 4 mặt” thì bạn đã phạm vào 1 trong 8 điều của Bát Chánh Đạo (Chánh ngữ: biết sai mà vẫn nói).
Sao Thai Và Những Điều Cần Biết
Sao Thai là sao thuộc vòng trường sinh, đại diện cho quá trình thai nghén của vật. Tử vi đẩu số tân biên của Vân Đằng Thái thứ Lang có ghi rằng: đặc tính của những người có sao Thai thủ mệnh là những tính xấu như: ngu dốt, adua và háo sắc. Tuy nhiên trong cuốn Tử Vi Đẩu Số nhất bản thông của Lâm Canh Phàm có mô tả đặc tính sao Thai là : người thông minh nhưng giấu diếm mình, có óc hài hước… Vậy thì tính cách thật sự của những người có sao Thai thủ mệnh là gì? Bài viết sau đây sẽ luận bàn kỹ hơn về sao này
Phụ Tinh: Sao Thai có vị trí ở thứ 11 trong 12 ngôi sao thuộc vòng sao Trường Sinh theo thứ tự: Trường Sinh, Mộc Dục, Quan Đới, Lâm Quan, Đế Vượng, Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt, Thai, Dưỡng.
2. Ý Nghĩa Sao Thai Nằm Tại Cung Mệnha. Tính tình của Thai
Chủ sự có Sao Thai nằm tại Mệnh là người thích chơi bời, đường công danh và thi cử trắc trở
II. Ý Nghĩa Của Sao Thai Nằm Tại Các CungSao Thai tọa thủ tại bất cứ cung nào, Sao Thai gặp sao Tuần Triệt án ngữ hay chủ sự gặp sát bại tinh quy tụ thì cũng có ý nghĩa mới sinh thì mẹ đã đau ốm, khó sinh, sinh non và phải áp dụng các biện pháp cực đoan.
1. Ý Nghĩa Sao Thai Ở Cung Tử Tức
Không Kiếp, Thai: Sát con, sinh khó hoặc chết trước khi sinh.
Nằm tại Thai, Nguyệt: Phải cầu tự mới nuôi được
Nằm tại Thai, Nhật Nguyệt: sinh con song sinh.
Chủ sự tại Thai, Quả: Số con giảm.
Chủ sự tại Thai, Phục, Tướng, Vượng: cha mẹ lấy nhau khi mỗi người đã có con riêng hoặc có con dị bào.
2. Ý Nghĩa Sao Thai Nằm Tại Cung Phu ThêVợ chồng rất ưa thích vui chơi, kỹ nghệ, đi đấy mai đó.
3. Ý Nghĩa Của Sao Thai Ở Cung Huynh ĐệCó anh em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha. Có anh chị em sinh đôi.
4. Sao Thai Khi Vào Các HạnHạn gặp sao Thai, Long Trì, Mộc Dục, Phượng Các, là hạn về sanh con. Nếu chủ sự sao Thai gặp Địa Kiếp thì là hạn khó sanh con, hoặc giai đoạn thai nghén có bệnh tật có thể xảy ra.
Những Điều Cần Biết Về Tang Lễ
ừ sau lễ an táng đến khi cải táng là một thời gian dài, ít nhất là ba năm trở lên, tùy gia đình cải táng sớm hay muộn. Nhưng có 6 việc phải làm:
1) CÚNG BA NGÀY.
Sau khi an táng đến ngày thứ ba, con cháu và thầy cúng ra mộ, cúng mở cửa mả, đắp thêm cho mộ được cao ráo đẹp đẽ, lấy tre nứa rào chung quanh để trâu bò không vào được, rồi về nhà cúng ba ngày.
Tùy nơi có cách tính ba ngày khác nhau. Một số địa phương tính từ ngày mất là ngày thứ nhất. Cách này là do chỉ để người mất, quàn tại gia một ngày đêm, nên sau ngày chôn là đến ngày thứ ba, tiến hành cúng ba ngày luôn, như vậy là hợp lý.
Một cách tính nữa, tính từ ngày chôn là ngày thứ nhất. Trường hợp này do quàn tại gia hoặc ở nhà lạnh của bệnh viện quá ba ngày, để chờ con cháu về đông đủ.
Dân ta quan niệm rằng sau khi chôn, hồn vẫn còn phiêu diêu chưa ổn định. Mặt khác trước khi chôn, bàn thờ người chết chưa thật sự yên vị, vì bàn vong di chuyển ra nghĩa địa rồi lại đưa về. Đến ngày thứ ba mọi việc đã chu tất cho bàn thờ, mời hồn người chết về yên vị tọa lạc để con cháu phụng thờ.
Bàn thờ người mới mất để ở vị trí riêng biệt, chưa được đưa thờ chung ở bàn thờ Gia tiên. Vì người mới mất chưa được sạch sẽ.
Sắp đặt bàn thờ có ảnh, bát hương…và các thứ cần thiết. Tùy số lượng câu đối trướng mà treo cho hợp lý quanh bàn thờ. Phía sau bàn thờ, treo cao những bức trướng của dòng họ, tổ chức, tập thể; rồi đến trướng các gia đình thông gia, họ mạc…bạn bè thân hữu. Có thể treo vây quanh tạo không gian ấm cúng cho bàn thờ.
Thủ tục cúng ba ngày phần lớn vẫn do thầy cúng làm.
Từ đây đèn hương liên tục thắp cả ngày và đêm. Bàn thờ có nước, trầu, rượu, hoa quả; vài hôm thay một lần. Hàng ngày sáng chiều đến bữa, đều cúng cơm, coi như cha mẹ, ông bà vẫn bên con cháu dùng bữa hàng ngày. Cúng cơm này không cầu kỳ, trong nhà ăn gì cúng thức ấy, chỉ một ít tượng trưng, có bát đũa đặt trong một khay nhỏ, và rượu nước, trầu cau…
Trước đây cúng ba ngày, còn là dịp để tang chủ mời bà con trong họ ngoài làng, bạn bè thân hữu gần xa đến bầy tỏ lòng cám ơn, xin đại xá cho những thiếu sót, khiếm khuyết không tránh khỏi. Sau đó là tổ chức ăn cỗ. Bây giờ tục lệ ăn cỗ ba ngày mở rộng như vậy không còn nữa. Tang chủ có mời cũng không mấy ai đi. Tang chủ cám ơn qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh và vô tuyến truyền hình.
Việc cúng cơm thường nhật, duy trì ít nhất đủ tuần 49 ngày. Có nhà duy trì đến tuần 100 ngày mới thôi. Hương đèn từ đây cũng tắt.
Theo Thọ Mai Gia Lễ việc cúng ba ngày có nhiều thủ tục phiền phức lắm; Cúng ba ngày gọi là ” Tế ngu – – yên vị“.
Ngu có nghĩa là yên vị. Sau khi chôn, hồn phách còn ở cõi phiêu bồng chưa nơi nương tựa. Phải có lễ này để mời hồn về yên vị vào bàn thờ cho con cháu thờ phụng. Đủ Lễ phải có ba tuần tế là: Sơ ngu, tái ngu và tam ngu. Thủ tục cũng đủ các bước như một lễ Thành phục đã nói ở trên. Chủ lễ và tang chủ vái quỳ dâng hương, rượu, nước. Con cháu đứng sau, cũng làm đủ các bước theo chỉ dẫn của thầy cúng. Lúc khóc lúc dừng, khi quỳ lạy, lúc đứng lên…kéo dài hàng tiếng đồng hồ mới xong một buổi tế.
Bây giờ không ai làm dài dòng như vậy, chỉ cúng ngắn gọn là xong.
Sao đổi phương Nam, mây che trời Bắc Tưởng đến cù lao chín chữ, bú mớm ba năm Nhớ khi sớm viếng tối thăm, lòng bao hớn hở Giờ bỗng tây xa, bắc trở trong dạ luống những khát khao Đau đớn thay bể thẳm trời cao, nông nỗi ấy càng thương càng nhớ Nay nhân việc thông đường (hoặc huyên đường) quyên cố lễ ngu yên vị. Gọi là dám xin tổ tiên gần xa đồng lai chứng giám, phù hộ toàn gia trẻ già yên ổn! Thượng hưởng!” 2) CÚNG TUẦN 49 & 100 NGÀY.
– Tuần 49 ngày gọi là cúng ” chung thất – “. Người ta lấy vía đàn ông để tính. Một vía là 7 ngày, bảy vía là 49 ngày. Cúng ở nhà tuần này nhằm làm cho linh hồn người mất được mát mẻ.
Một số người theo đạo Phật và một số nhà muốn ” Quy – ” người mất về chùa, nương nhờ cửa Phật ” ăn mày lộc Phật “! Nên thường nhờ nhà sư làm tại chùa trong tuần 49 ngày, cho linh hồn chóng được siêu thăng tịnh độ.
– Cúng 100 ngày còn gọi là Tốt khốc – – Thôi khóc. Ngày trước thường khóc trong vòng ba tháng mười ngày.
Phật giáo cho rằng người chết xuống âm phủ phải qua ” Thập điện – – Mười cửa ải” vô cùng nguy hiểm. Vòng 49 ngày mới qua 7 cửa ải. Qua vòng 100 ngày mới xong 10 cửa ải, từ đây linh hồn mới siêu thoát hoàn toàn. Con cháu không khóc nữa, thực sự ” yên tâm ” người khuất núi đã thoát hiểm!
Tùy theo tục từng địa phương, có nơi coi cúng 49 ngày là lễ lớn, có nơi lại coi cúng 100 ngày mới là lễ lớn. Dịp này, nội ngoại đến dự lễ, bà con cộng đồng đều có lễ đến thắp hương. Chủ nhà thường mời quan khách bữa cơm thân mật.
3) THỜI GIAN ĐỂ TANG
Việc để tang ở nước ta trước đây theo Thọ Mai Gia Lễ, phân làm hai loại: đại tang và tiểu tang. Tiểu tang có 4 bậc, đại tang chỉ có 1 bậc. Tất cả có 5 bậc, gọi là ngũ phục.
1.) Đại tang:
Thời gian để đại tang là 3 năm, nhưng trên thực tế người ta chỉ để đại tang có 27 tháng. Điều này chưa có lời giải thích, theo chúng tôi có lẽ người ta lấy thời gian mang thai 9 tháng để tính một năm. Như vậy ba năm là 27 tháng! Trong dân gian vẫn có câu vợ khóc chồng:
“Ba năm hai bảy tháng chàng ơi!”
Hồ Xuân Hương khóc ông Phủ Vĩnh Tường với hai câu thơ còn lưu mãi:
“Hai bảy tháng trời là mấy chốc, Trăm năm ông Phủ Vĩnh Tường ơi!”
Những người chịu đại tang gồm có:
– Con để tang cha mẹ ruột và cha mẹ nuôi,
– Nàng dâu để tang cha mẹ chồng,
– Vợ để tang chồng,
– Cháu đích tôn thừa trọng (thay cha khi cha mất) để tang ông bà,
– Chắt thừa trọng (thay cha và ông khi cha và ông đều mất) để tang cụ ông cụ bà.
2.) Tiểu tang:
Theo tục lệ, tiểu tang có bốn bậc khác nhau và thời gian để tiểu tang cũng khác nhau, tùy theo thân hay sơ.
a.) Cơ niên: Để tang một năm. Những người để tang một năm gồm :
– Cha mẹ để tang cho con trai, con dâu trưởng, và con gái (chưa đi lấy chồng).
– Chồng để tang cho vợ.
– Con rể để tang cho cha mẹ vợ.
– Anh em và chị em (chưa đi lấy chồng) kể cả anh chị em cùng cha khác mẹ để tang cho nhau.
– Em để tang cho chị dâu trưởng.
– Cháu trai và cháu gái (chưa đi lấy chồng) để tang cho ông bà nội.
– Cháu để tang cho chú bác ruột và cô ruột (chưa đi lấy chồng).
– Cháu dâu để tang cho ông bà nhà chồng.
b.) Đại công: Để tang 9 tháng. Những người để tang 9 tháng gồm:
– Cha mẹ để tang con gái (đã đi lấy chồng) và con dâu thứ.
– Chị em ruột (đã đi lấy chồng) để tang cho nhau.
– Anh em con chú con bác ruột để tang cho nhau.
– Chị em con chú con bác ruột (chưa đi lấy chồng) để tang cho nhau.
c.) Tiểu công: Để tang 5 tháng. Những người để tang 5 tháng gồm:
– Anh chị em cùng mẹ khác cha để tang cho nhau.
– Chị em con chú con bác ruột (đã đi lấy chồng) để tang cho nhau.
– Con để tang cho dì ghẻ.
– Cháu để tang cho ông chú, bà bác, và bà thím.
– Cháu để tang cho bà cô (chưa đi lấy chồng), chú họ, bác họ, thím họ, cô họ (chưa đi lấy chồng), ông bà ngoại, cậu, và dì ruột.
– Chắt để tang cho cụ ông cụ bà bên nội.
d.) Ti ma: Để tang 3 tháng. Những người để tang 3 tháng gồm:
– Cha mẹ để tang cho con rể.
– Con cô con cậu và đôi con dì để tang cho nhau.
– Cháu để tang cho ông chú họ, ông bác họ, bà cô họ (chưa đi lấy chồng), bà cô (đã đi lấy chồng), và cụ cô (chưa đi lấy chồng).
– Chắt để tang cho cụ chú cụ bác.
– Chút để tang cho kỵ ông kỵ bà bên nội.
Việc tang của người Việt là do Lễ giáo Phong kiến quy định. Tư tưởng “trọng nam khinh nữ” chi phối rõ rệt, ví như thời gian vợ để tang chồng là 27 tháng, tức là đại tang. Chồng để tang vợ có một năm, chỉ được coi là tiểu tang mà thôi. Con gái đã đi lấy chồng thì bị coi là “nữ nhân ngoại tộc” và “dâu là con rể là khách” Người đàn bà, nếu đã đi lấy chồng khi mất đi, được thân nhân để tang một thời hạn ngắn hơn khi chết mà chưa có chồng.
Việc để tang của ta thể hiện một nền văn hóa lâu đời, có tôn ti trật tự, có phép tắc hẳn hoi, phân biệt thân sơ rõ ràng. Cần phải học hỏi và được giáo dục, mới biết và thực hiện đúng theo phong tục được. Nhìn vào việc con cái để tang ông bà hay cha mẹ, ta biết được gia đình đó có giáo dục theo nếp Việt hay không.
Ngày nay đồ tang phục chỉ được mặc cho đến khi chôn cất thân nhân xong. Sau đó, đeo một miếng vải đen nhỏ bằng đầu ngón tay cái ở nẹp áo trước ngực hay ở trên mũ. Còn đàn bà, đầu vấn khăn trắng (ở nông thôn) hoặc găm miếng vải đen ở trước ngực phía trái khi mặc áo. Điều cốt yếu là Tang tại Tâm!
4) ĐỐT MÃ.
Trần sao Âm vậy, nếp nghĩ này đã ăn sâu vào tiềm thức người ta từ bao đời nay. Người sống phải lo chu cấp cho người âm, những vật dụng sinh hoạt đầy đủ như khi còn sống mà người đó thường dùng. Nên mới có tục đốt mã.
Người chết sau rằm tháng bảy, thường đốt mã vào dịp 49 ngày. Người chết trước Rằm tháng bẩy, chưa đủ 49 ngày tính đến rằm tháng bẩy, thì đốt mã vào dịp Rằm tháng bẩy. Nhưng phải đốt trước ngày mồng 10 tháng bẩy. Còn ngày rằm chỉ đốt cho người chết đã hết tang và cúng cô hồn thôi.
Đốt mã là một tục, nhà nước ta vẫn cho kinh doanh hàng mã và đánh thuế hàng mã! Hà nội có hẳn một phố mang tên phố Hàng Mã, chỉ chuyên bán đồ hàng mã. Bây giờ nhiều phố khác cũng bán đồ hàng mã, vì nó là thứ hàng hóa siêu lợi nhuận!
Đốt mã là một việc nhạy cảm, không biết thế nào là “vừa”. Hiện nay nhiều nhà quá lạm dụng, lãng phí tiền của không cần thiết. Vấn đề là ở cái tâm của từng người. ” Tâm động quỷ thần tri – Ta nghĩ gì, quỷ thần đều biết cả “. Báo hiếu cha mẹ đâu cứ mâm cao cỗ dầy, đốt mã xa hoa ?
5) GIỖ ĐẦU.
Giỗ đầu còn gọi là Tiểu tường. Giỗ đầu, theo tục lệ cúng trước ngày chết một ngày. Qua một năm, có người đã siêu thoát, có người đã được đầu thai theo luật Nhân quả – Luân hồi của nhà Phật. Khi sống tu nhân tích đức tốt, sớm đầu thai vào nhà lành! Ăn ở có nhiều tội lỗi, sẽ đầu thai làm kiếp trâu ngựa để trả nợ! Nếu khi sống có nhiều tội ác, vẫn bị giam ở chín tầng địa ngục, bị lũ ngạ quỷ (ma đói) hành hạ liên tục ngày đêm!
Quan niệm trên là của của Phật giáo, xét ra có tính nhân văn cao; bóc vỏ mê tín ra, ta thấy nhà phật dạy con người phải biết làm điều thiện ngay ở cõi đời đang sống, đó mới là quả phúc tròn đầy!
Trước ngày giỗ hai ngày, con cháu ra dọn cỏ, đắp đất cho mộ phần cao ráo đẹp đẽ. Thắp hương cắm hoa, khấn trình mời hương hồn người đã khuất về hưởng lễ con cháu cúng. Rồi về nhà có trầu rượu chén nước, nén nhang thắp trình, gọi là cúng Tiên thường để hôm sau cúng giỗ chính thức.
Ngày trước sau giỗ đầu, tang chế giảm nhẹ đi; trừ bỏ đồ hung phục không còn mặc áo xổ gấu, sô gai…bỏ gậy mũ…Nhưng vẫn còn để tang cho hết ba năm.
6 ) GIỖ HẾT TANG.
Giỗ này cúng vào năm thứ hai sau ngày mất. Từ giỗ thứ hai cúng đúng ngày mất. Gọi là Đại Tường.
Qua hai năm kể từ ngày mất, người chết đã siêu thoát hoàn toàn. Giỗ này con cháu cũng làm lễ đoạn tang – hết tang. Bởi vậy giỗ này còn gọi là Giỗ hết. Tuy vậy vẫn còn thêm ba tháng nữa mới được làm lễ Trừ phục – bỏ hết mọi đồ tang phục. Lễ này còn có tên khác là lễ Đàm tế (nỗi ưu sầu buồn đau).Nói là thời gian để đại tang 3 năm, nhưng sau 2 năm 24 tháng thêm ba tháng nữa là 27 tháng. Đại tang là 27 tháng, nên người vợ mới khóc chồng: ” Ba năm hai bảy tháng chàng ơi! “
Sau hai năm chọn một ngày tốt trong tháng thứ ba, để làm lễ Trừ phục (bỏ hết đồ tang). Trừ phục có ba việc làm sau:
– Lễ sửa mộ: Đắp thêm mộ phần to đẹp thêm.
– Lễ đàm tế: Cất khăn tang, hủy đốt các thứ thuộc phần lễ tang, thu các thứ đồ tang, bỏ bàn thờ để rước linh vị vào bàn thờ gia tiên.
– Rước bát hương vào bàn thờ gia tiên và cáo yết tổ tiên
Sau Lễ này, đốt bài vị giấy và đưa bát hương vào thờ chung ở bàn thờ Gia tiên, theo thế thứ mà sắp đặt. Có thể lấy 3 chân nhang cắm chung vào bát hương hội đồng ở bàn thờ gia tiên cũng được. Nếu ai chết cũng đưa bát hương vào bàn thờ, bát hương ngày càng nhiều, bàn thờ không có chỗ đặt. Bài vị phải làm bằng gỗ.
Mọi thứ câu đối trướng cũng thu dọn, có thể đốt hoặc chôn đi.
7 ) CẢI TÁNG.
Cải táng – là bốc mộ. Còn có nhiều tên gọi khác như: sang cát, cải cát, sang tiểu, thay áo, cát táng (chôn lần đầu gọi là hung táng)…
Bốc mộ là một việc trọng đại cuối cùng đối với người đã khuất. Tùy đất táng và tuổi người mất mà chọn thời gian bốc mộ. Nhưng ít nhất cũng trên ba năm, mới đủ thời gian phân hủy xác. Lúc này chỉ còn xương. Thời gian bốc mộ thường là cuối mùa đông, tiết trời khô ráo hanh heo là đẹp.
Sở dĩ phải bốc mộ vì quan tài gỗ lâu ngày sẽ mục, ván thiên sập xuống. Hoặc là khi chết chưa tìm được nơi đất đẹp! Con cháu không yên lòng. Bốc mộ để vĩnh viễn quy về một nơi, xây ốp trang trọng cho thỏa lòng con cháu.
Một số nơi từ nam miền trung trở vào không có tục bốc mộ, chỉ chôn một lần. Nhà có điều kiện làm trong quan ngoài quách và xây ốp vĩnh cửu luôn. Bây giờ đã bắt đầu quen dần với việc hỏa táng, điện táng. Một cách thức xử lý xác người chết hợp vệ sinh, không ô nhiễm môi trường, không tốn diện tích đất đai.
Trước khi bốc mộ, làm lễ cáo yết Gia tiên và cúng thần Thổ thần nơi nghĩa địa. Người ta thường bốc mộ vào ban đêm. Do quan niệm ban đêm thuộc âm, là thế giới của âm phủ. Điều này rất phiền toái cho công việc. Tuy vậy mọi người đều không quản ngại, ai cũng dốc sức cho công việc xong trước 5 giờ sáng. Cũng có nơi làm ban ngày, nhưng phải có mái che không cho ánh sáng mặt trời chiếu vào.
Khi mở nắp quan tài, mọi người đứng đầu chiều gió. Có thể đốt những bó chổi bằng cây hao hao và đổ rượu vào quan tài. Mục đích là giảm bớt xú khí. Xương cốt rửa sạch, lau khô xếp vào tiểu theo đúng vị trí. Trong tiểu lót giấy trang kim và vải đỏ hoặc lụa đỏ. Đem tiểu đến nơi khác chôn và xây cất, ốp lát tùy điều kiện từng nhà. Lấy nước vang tưới xung quanh gọi là hàn long mạch – ý nói hàn kín mạch đất vĩnh viễn.
Ngày trước bắt buộc con cháu phải trực tiếp lấy cốt, không được để người ngoài làm, như vậy mới thực là báo hiếu! Bây giờ có thể vận dụng hợp lý, không nhất thiết phải làm như xưa.
Trước đây chưa có điều kiện xây ốp. Vào nghĩa địa thấy ngôi mộ dài là chưa bốc. Ngôi mộ tròn là đã bốc.
Khi bốc mộ, nếu gặp mộ ” kết” thì phải lấp ngay lại. Ở Nghệ Tĩnh thường có chõ xôi mang theo, nếu thấy mộ kết thì bỏ xôi vào, đóng nắp quan tài và đắp mộ to lên.
Mộ ” kết ” là mộ có một trong ba biểu hiện sau:
– Khi đào đất thấy có con rắn vàng gọi là ” long xà khí vật ” là điềm tốt.
– Khi mở nắp quan tài có mạng như giây tơ hồng phủ trắng cả áo quan.
– Xương cốt dính liền, không rời nhau và có những giọt nước trắng như sữa.
Chưa bốc mộ cho ông bà cha mẹ, con cháu luôn coi mình chưa làm xong việc báo hiếu. Bây giờ có điều kiện kinh tế, phần lớn bốc mộ quy tập về một nơi, xây ốp khang trang đẹp đẽ, quần tụ trong nội tộc có ông bà tổ tiên ở bên cạnh, như được sum họp ấm áp tình cảm gia đình luôn có bên nhau.
(Còn nữa…)
Những Điều Cần Biết Khi Thờ Phật
Rate this post
Chọn ngày tháng tốt làm lễ khai quang Vị trí đặt tượng PhậtNơi đặt tượng Phật cần chọn một chỗ nào mình cho là tôn nghiêm nhất, rồi với tình cảm thành kính nhất và chọn một thời điểm thích đáng nhất để đặt tượng thờ Phật là được. Với tấm lòng cung kính, thì tất cả mọi bài kinh, chú đều có thể tụng niệm ở bất cứ nơi nào thanh tịnh. Nhưng nên nhớ là không được đặt trong tủ kính hay phòng ngủ vì đó là những chỗ cấm kỵ. Trước khi tụng niệm nên rửa tay, súc miệng rồi đứng trước bàn thờ thắp hương lễ Phật mà tụng niệm nhưng không nên nói.
Không nên mua tượng Phật một cách ngẫu hứng, tùy tiệnĐây là một trong những kiêng kỵ đầu tiên cần biết khi quyết định mua tượng Phật. Không phải tượng Phật nào cũng có thể đặt được trong nhà và đặt ở nhiều vị trí. Mỗi gia đình chỉ nên thờ nhiều nhất là ba vị và cần sắp đặt ở một bàn. Càng nhiều tượng Phật thì người sống trong nhà càng cảm thấy phân tâm và bất an. Trong khi thờ tượng Tam thế Phật thì phải sắp đặt chung một bàn. Nếu như là tượng lồng kính hãy đặt ngay thẳng không được đặt cái cao, cái thấp. Đối với tượng gỗ, tượng đồng thì gia chủ nên để ngang hàng đồng bậc, không nên để tầng trên cấp dưới.
Đồ cúng cũng cần lưu ýTất cả các vật cúng bày trên bàn thờ Phật như hoa quả hay nước trà thì phải thay đổi hằng ngày. Những thứ gì còn có thể dùng được, ăn được thì nên đem dùng vào việc khác hoặc đem cho người nhà ăn chứ không nên vứt đi. Còn đồ đã bị ôi thiu, hay hư nát thì cần đổ bỏ đi như đổ rác. Xét về mỹ quan đối xứng mà nói thì nên dùng một cặp đôi. Nhưng nếu vì tiền nong vật phẩm có hạn hoặc do vị trí chỗ bày biện không tiện mà bày cúng đơn chiếc thì cũng không có gì là không được. Còn về đồ cúng là những món gì hay về nguyên tắc là tùy theo chỗ tiền nong chi tiêu mà mình có thể lo liệu được, không bày biện rườm rà mà cũng không cần phải phô trương. Thời gian tu hành tại nhà thích hợp nhất là vào lúc sáng sớm và buổi tối, lúc đó nhờ thân tâm thanh tịnh, thoải mái.
Cách lập bát hương thờ PhậtĐể lòng thành được trọn vẹn hơn gia chủ nên chọn ngày rồi đến chùa nhờ sư chùa tụng kinh bốc bát hương thờ Phật, tượng Phật cũng có thể mang lên chùa để khai quang . Khi lên chùa xin tượng Phật về thờ, đã được nhà chùa thắp chân nhang và gia chủ khi mang về nhàthì thắp 3 cây nhang lên bát hương bàn thờ Phật, thắp thêm 3 cây nhang mới khắp các bàn thờ trong gia đình. Như thế đã hoàn tất việc thỉnh bàn thờ Phật. Hình và tượng Phật khi chúng ta thỉnh về cần phải lau chùi thật sạch thật tinh khiết, khăn và chậu phải đảm bảo còn mới, có thể sử dụng rượu, nước hoa thơm.
Nếu tượng Phật quá cũ không được vứt hoặc ném vào một gócNếu tượng Phật trong nhà quá cũ hay đã để lâu năm thì chủ nhà không được vứt hoặc ném vào một góc nào đó. Thay vào đó chủ nhà cần mua tượng Phật mới để thay và mang tượng Phật cũ lên chùa, miếu hoặc có thể đốt cùng tiền vàng. Khi đặt tượng Phật lên bàn thờ, dưới tượng phải để một đĩa có giấy đỏ nhằm tỏ lòng thành kính và trang trọng đối với Phật.
Không nên dùng chổi quét và vứt tùy tiện khi tượng Phật bị vỡNếu tượng Phật không may bị vỡ thì không nên dùng chổi quét và vứt tùy tiện mà phải dùng giấy vàng gói lại. Vào ngày mùng một đem đốt dưới nắng nhằm tiễn tượng Phật quy vị. Nếu lỡ may ngón tay tượng Phật bị gãy đi thì chúng ta phải dùng giấy đỏ cuộn lên rồi cố gắng lắp vào. Nếu thân Phật có vỡ, nên dán lại bằng giấy đỏ.
Không bài trí tượng Phật lẫn lộn Thờ phật xuất phát tự tâmĐạo Phật là đạo từ bi cứu khổ. Lòng từ chư Phật thương xót chúng sinh hơn mẹ thương con. Cũng bởi vì chúng sinh khổ mà Phật thị hiện trên đời để giúp con người ngộ nhập Phật tri kiến vĩnh viễn giải thoát khỏi biển khổ sinh tử luân hồi. Tâm con người vốn tham sân si mà tạo nghiệp không ngừng. Tất cả cũng vì nhu cầu không ngừng của ăn, mặc. Cái đích của việc thờ Phật chính là qua đó, vị Phật trong lòng mình được đánh thức. Chúng ta có thể thấy việc thờ Phật là một trong những con đường phát triển tình yêu nhanh và mạnh nhất. Bởi lẽ khi tình yêu tạo hóa xuất hiện trong tâm thì con người ắt sẽ có một trình độ sống mới. Về việc thờ Phật tại gia với người có năng lực nghe bằng tâm thì không có nguyên tắc vì tâm mách thế nào thì tự biết thờ thế đó. Nhưng phần lớn chúng ta tâm động, lệ thuộc vào quan niệm hay vào các lý thuyết nhiều khi trái chiều nên lúng túng nhưng phải nhớ những thắc mắc về việc thờ Phật tại gia theo nguyên tắc nào cũng là có lý.
Không gian thờ cúng gia tiên trong nhà ở luôn cần đặt yếu tố gần gũi và giáo dục truyền thống lên hàng đầu để kết nối các thế hệ và giữ vững gia phong nề nếp gia đình. Còn với những người theo đạo Phật thì tín ngưỡng thờ cúng luôn được coi trọng. Hơn nữa cách bài trí bàn thờ tượng Phật cũng có những quy tắc phong thủy nhất định. Mong rằng bài viết này có thể phần nào giúp mọi người biết cách sắp xếp bàn thờ Phật tại gia để có thể đem lại may mắn cho gia đình mình.
(Nguồn Internet)
Những Điều Cần Biết Khi Đến Đây
Số điện thoại phòng vé tàu cao tốc Côn Đảo: 082 232 0178
Vài nét về cô Sáu và vị trí mộ cô Sáu ở đâu
Từ thuở còn đi học, hẳn ai cũng đã học hoặc nghe qua bài hát “Biết ơn chị Võ Thị Sáu”. Do đó, có lẽ ai trong chúng ta cũng đều được nghe qua về vị nữ anh hùng này. Cô Sáu chính là để chỉ Võ Thị Sáu.
Là một người con gái được sinh ra trong một gia đình truyền thống cách mạng ở Bà Rịa – Vũng Tàu, cô đã có những đóng góp không nhỏ cho lịch sử dân tộc trong thời kỳ chống Pháp. Cô Sáu đã bị bắt và xử tử tại vùng đất Côn Đảo khi chỉ mới 18 tuổi. Nhưng ý chí của cô đã trở thành động lực to lớn góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng dân tộc.
Lý do bạn nên thăm mộ cô Sáu một lần
– Đầu tiên, là một người Việt Nam, chúng ta được sống và làm việc trong hòa bình chính nhờ sự hi sinh cao cả của những chiến sĩ anh dũng như cô Võ Thị Sáu. Đây là một biểu tượng của Côn Đảo để thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của nhân dân đối với sự hy sinh đó.
– Lý do thứ hai chính là sự linh thiêng của ngôi mộ này. Theo quan niệm của người dân thì cô Sáu đã ra đi khi còn rất trẻ. Vào độ tuổi đẹp nhất của người con gái, cô đã nằm xuống cho chiến thắng của dân tộc. Do đó, mộ của cô rất linh thiêng cho việc cầu xin may mắn, tài lộc, sức khỏe,…
Nên đi mộ cô Sáu thời điểm nào?
– Nếu bạn có ý định muốn thăm mộ cô Sáu và dự lễ ở đây thì mình khuyên hãy đến vào ngày 27 tháng chạp âm lịch. Mặc dù trước đây người ta tổ chức ngày giỗ cô Sáu vào 23 tháng 1 dương lịch, tức ngày mất của cô, nhưng cho đến năm 2010 thì đã đổi ngày.
– Vì đây là một trong hai ngày giỗ lớn nhất của người dân Côn Đảo nên bạn cũng cần có một số chuẩn bị nhất định nếu có ý muốn đến đây. Bên cạnh các bài văn khấn mộ cô Sáu cầu bình an thì bạn cũng cần có một số đồ lễ nữa đó.
– Còn nếu vào ngày thường, bạn có thể đến tham quan ở nghĩa trang Hàng Dương, đồng thời viếng mộ cô vào giờ Tý (tức 11h đêm). Vì theo mình biết thì đây là giờ linh nhất. Nghĩa trang cũng được thắp sáng rất lung linh, huyền bí.
Lễ cô Sáu gồm những gì?
– Nghĩa trang Hàng Dương được chia làm 4 khu lần lượt là A, B, C, D. Trong đó, khu A là nơi dành riêng cho những chiến sĩ yêu nước đã hy sinh. Bạn có thể dễ dàng tìm được mộ của cô Sáu vì nơi đây được nhiều người đến viếng nhất.
– Kinh nghiệm cho bạn khi đến lễ vào giờ linh đó là nên chuẩn bị cho văn khấn cô Sáu Côn Đảo và sắp đồ lễ từ sớm. Hãy nhẫn nại khi xếp hàng và tránh chen lấn ở nơi linh thiêng. Lễ vật cúng cô Sáu đã được bán sẵn tại chợ trung tâm của Côn Đảo. Nên nếu bạn không có thời gian chuẩn bị thì hãy mua ở đây. Lễ bao gồm 7 món đầy đủ như sau:
1 sấp giấy tiền vàng tổng hợp
1 nón lá
1 bộ lược gương
1 chai nước suối
1 sấp các thỏi vàng
1 bó nhang
1 bó hoa cúng màu trắng
– Khi đã mang các lễ vật này đến thăm mộ cô Sáu, bạn hãy đặt ngửa chiếc nón lá, đồng thời sắp xếp các lễ vật vào trong đó rồi đặt lên mộ.
– Hãy thành tâm cầu nguyện với bài khấn viếng mộ cô Sáu mà bạn đã chuẩn bị từ trước. Bài khấn có thể bao gồm họ tên của bạn, nơi ở và điều bạn khấn cho ai, khấn về điều gì,…
– Sau khi khấn xong, hãy cúi 3 lạy để tỏ thành kính với người đã khuất và ra ngoài đốt tiền vàng.
– Bên cạnh đó, bạn hãy chuẩn bị thêm một số lễ để cúng các liệt sĩ khác, chẳng hạn: cờ tổ quốc, quần áo bộ đội,… Điều này thể hiện rằng bạn thật sự biết ơn, trân trọng các anh hùng liệt sĩ thay vì chỉ cúng vì bản thân.
Bài khấn viếng mộ cô sáu
Kính lạy:
Ngài Kim niên Đương Cai Thái Tuế Chí Đức Tôn thần, Kim Niên Hành Binh, Công Tào Phán Quan. Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương. Ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa Tôn Thần. Các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ Long Mạch Tôn Thần, Tiền Chu Tước, Hậu Huyền Vũ, Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ cùng liệt vị Tôn Thần cai quản ở trong xứ này.
Con là (tên của bạn)…………………………………………………………………. Địa chỉ…………………………………………………………………………………………………..
Sắm sanh phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo Tôn thần, kính viếng vong linh là: Cô Sáu Phần mộ ký táng tại nghĩa trang Hàng Dương Côn Đảo.
Nay nhân ngày………………(Ví dụ: Cuối năm, hoặc Thanh minh, hoặc thăm mộ) con xin cúi lạy Thần Linh đất này, Thành Hoàng Bản Thổ nơi đây, đất lành chim đậu, đức dày thanh cao, giữ lành công lao, có kết có phát nhờ vào thần quan, tôn thần long mạch cao sang, nhị thập tứ hướng nhị thập tứ sơn quanh vùng.
Chọn đây an táng mộ phần, thỏa yên muôn thủa, hồng ân đời đời, gia ân mãi mãi không thôi, chúng con xin có vài lời cầu xin: Bái tạ thủ mộ thần quan, cho chân linh dưỡng cho hài cốt nguyên vẹn toàn, phù hộ con cháu trần gian, an khang mạnh khỏe ăn làm gặp may. Âm dương cách trở, bát nước nén hương, biểu tấm lòng thành, cúi xin chứng giám. Phục duy cẩn cáo!
(Khấn 3 lần rồi đốt vàng tiền).
Bài khấn tham khảo langdaninhvan
Những lưu ý khi viếng thăm mộ cô Sáu
– Vì địa điểm đến viếng là nghĩa trang, tức nơi ở của người đã khuất, nên bạn cần ăn mặc chỉnh tề, lịch sự khi thăm viếng.
– Tránh nói to hay chửi bậy hoặc có các hành vi thô tục.
– Tránh tình trạng xô đẩy, chen lấn khi đi viếng.
– Hãy thắp nhang cho một số phần mộ xung quanh vì tất cả đều là những vị anh hùng đã hi sinh cho dân tộc.
Mong rằng những thông tin ở trên có thể giúp bạn hiểu được ý nghĩa cũng như chuẩn bị đầy đủ cho buổi viếng thăm mộ cô Sáu. Hãy mang tâm trạng tôn trọng nhất khi đến thăm nơi đây để có những nguyện cầu thành tâm cho bản thân và gia đình.
5
/
5
(
12
votes
)
Lễ Hạ Huyệt, Những Điều Cần Biết
Trước khi hạ huyệt, người ta phải làm lễ cúng “Thổ thần” để xin phép được an táng người chết tại nơi đây
Lễ cúng Thổ thần cũng giống như lễ cúng “Đạo lộ thần” gồm có trầu rượu, vàng, hương và đĩa xôi, thủ lợn hoặc chân giò, gà… bày trên một án đặt theo chiều hướng thuận lợi. Một người đại diện tang chủ làm lễ. Nhà nghèo thời cơi trầu bầu rượu trong một chiếc khay đặt trên một nấm đất gần đấy, cũng đèn nhang khấn vái nhưng không tế.
Đối với nhà giàu, cúng Thổ thần cũng như có văn khấn riêng. Muốn cho long trọng hơn, một đôi khi người ta cũng có đọc văn tế.
Cúng Thổ thần xong, linh cữu mới được hạ huyệt. Huyệt đã đào theo hướng thầy địa lý chỉ bảo. Đợi tới giờ hoàng đạo, người ta mới đặt linh cữu xuống gọi là hạ huyệt. Lúc đó thầy địa lý dùng la bàn gióng hướng phúc lại cho đúng.
Người ta trải “minh tinh” lên trên linh cữu một lát rồi đem ra phương Bắc đốt, ở nhiều nơi, người ta thường chôn theo luôn với linh cữu.
Thời xưa, khi đốt, nhiều người hay chờ đợi tranh nhau xé “minh tinh”, để đem về vặn như vặn bùa cho trẻ con đeo lấy “khước”, nếu người chết là bậc lão đại phúc hậu.
Trong lễ hạ huyệt, có khi người ta còn đọc điếu văn. Để tỏ lòng thương kính trước khi lấp đất, thân nhân bằng hữu cùng nhau mỗi người ném xuống huyệt một hòn đất.
Đám tang của phật tử, khi hạ huyệt có tăng ni tụng niệm. Sau khi huyệt đã lấp rồi, các bà bạn cùng đi chùa với người quá cố mỗi người cầm một nắm hay một cây nhang, tụng kinh niệm Phật đi quanh mộ, rồi mỗi người cầm một hòn đất ném vào mộ gọi là “dong nhan”
Sau khi huyệt đã lấp thành mộ, những tràng hoa tươi bỏ lại mộ, còn những đồ phúng điếu khác được đem về nhà treo trên tường, ở trên và chung quanh bàn thờ.
Thời xưa, bát cơm cúng đặt trên nắp linh cữu được người ta tranh nhau cướp lấy đem cho trẻ em ăn để tránh khỏi sài đẹn, đau yếu.
Cập nhật thông tin chi tiết về Những Điều ‘Cấm Kỵ’ Khi Thắp Hương Chớ Có Phạm Kẻo Tài Lộc Tiêu Tan, Cả Năm Đen Đủi trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!