Xu Hướng 6/2023 # Những Câu Chuyện Niệm Phật Dược Sư Được Cảm Ứng # Top 7 View | Apim.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Những Câu Chuyện Niệm Phật Dược Sư Được Cảm Ứng # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Những Câu Chuyện Niệm Phật Dược Sư Được Cảm Ứng được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đức Phật Dược Sư, Phạn ngữ Bhaisajyaguru Buddha, Hán dịch là Dược Sư Như Lai, Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, Đại Y Vương Phật, Y Vương Thiện Thệ, Thập Nhị Nguyện Vương…

Theo kinh Dược Sư Như Lai Bản Nguyện Công Đức, nhờ trong khi tu hành Bồ tát đạo phát 12 đại nguyện giải trừ hết thảy bệnh khổ cho chúng sanh, khiến họ đầy đủ căn lành và hướng về giải thoát nên khi thành Phật, Ngài là Giáo chủ thế giới Tịnh Lưu Ly ở phương Đông.

Niệm danh hiệu Ngài, Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Phật, với đầy đủ Tín-Nguyện-Hạnh và niệm đến nhất tâm, người niệm sẽ được phước báo vô lượng, tiêu trừ tất cả bệnh khổ, thân tâm an lạc.

Sách Những câu chuyện cảm ứng niệm Phật Dược Sư ghi:

1. Đời Đường, ở miền Biên Châu, có cô con gái nghèo, sống trong cảnh lẽ loi côi cút. Gia tài trong nhà duy vỏn vẹn có 1 đồng tiền. Cô tự nghĩ: “Đồng tiền này không thể làm tư lương cho một đời sống. Thôi, ta hãy đem cúng dường Phật để gieo phước đức về sau”. Nghĩ đoạn, cô đem 1 đồng tiền đến chùa chí thành đãnh lễ, cúng dường trước tượng Phật Dược Sư.

Bấy giờ ở huyện gần đó, có người nhà giàu goá vợ sớm, tìm nơi chắp nối đã lâu mà không có chỗ nào vừa ý. Bảy hôm sau khi cô gái cúng dường Phật, anh này cũng đến chùa cầu nguyện Phật Dược Sư chỉ điểm cho được gặp người vợ hiền.

Đêm về anh nằm mộng được mách bảo phải cưới cô gái nghèo kia làm vợ. Kết cuộc, cô gái nghèo cúng dường Phật được anh nhà giàu ưng ý chọn làm vợ. Và vợ chồng nọ cùng sống trong hạnh phúc, giàu sang (theo Minh Chí ký)

Một hôm, trong tâm niệm buồn, ông đến ngôi chùa thờ Phật Dược Sư. Ông chắp tay đi nhiễu xung quanh tượng và chí thành sám hối. Xong, ông ngồi trước tượng Phật Dược Sư chuyên niệm danh hiệu Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai. Đêm cuối cùng của ngày thứ 5, thân tâm mờ mệt, bỗng thấy Phật Dược Sư hiện thân tướng tốt đẹp bảo: “Do ngươi sám hối và niệm danh hiệu Ta nên túc nghiệp đã dứt, sẽ được hưởng cảnh giàu sang. Mau về ngôi nhà cũ của cha mẹ ngươi, khai quật nơi nền, sẽ tìm được kho báu”.

3. Đời Đường, Trương Lý Thông lúc 27 tuổi, gặp thầy tướng bảo: “Thọ số ông rất ngắn, sợ e không đến 31 tuổi!”.

Lý Thông nghe nói lo buồn, tìm đến vị danh tăng là ngài Mật Công hỏi han.

Ngài Mật Công bảo: “Việc ấy không đáng ngại. Nếu ông thành kính thọ trì hoặc viết chép Kinh Dược Sư, thì có thể được tăng thọ”.

Trương Lý Thông thuật lại việc chép kinh. Nhiều người nghe chuyện phát tâm hướng về Phật pháp (theo Tam bảo ký).

4. Nước Thiên Trúc, có người Bà la môn, nhà tuy giàu sang mà kém phần tử tức. Do đó, ngày đêm ông hằng cúng lễ cầu nguyện với Tự Tại Thiên, xin ban cho đứa con. Mấy năm sau, vợ ông có thai, khi đủ tháng, sanh được 1 bé trai dung sắc xinh đẹp, ai trông thấy cũng yêu mến.

Một hôm, có nhà tu phái Ni Kiền Tử đến khất thực, nhân xem tướng rồi bảo: “Đứa bé này tuy cốt cách tươi tốt, nhưng có nét yểu không thể kế thừa gia nghiệp, chỉ còn sống được 2 năm nữa mà thôi!”. Vợ chồng Bà la môn nghe nói như người bị trúng tên độc, hằng ngày đem lòng sầu muộn, thân thể héo gầy.

Vừa có Sa môn đệ tử Phật đi đến, Bà la môn liền thuật lại mọi việc.

Vị Sa môn này bảo: “Chớ nên ưu phiền, việc hoạ tai đều có thể chuyển đổi. Tôi sẽ chỉ vẽ cho ông, hãy tạo hình tượng Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai và tụng niệm cúng dường, tất đứa bé sẽ được tiêu tai, tăng diên thọ”.

Bà la môn vui mừng nhất nhất sắm sửa theo lời chỉ bảo, đúng như pháp thức, thiết lễ tụng niệm, cúng dường Phật Dược Sư.

5. Đời Đường, ông Trương Tạ Phu đau nặng, gia đình thỉnh chư Tăng tụng Kinh Dược Sư suốt 7 ngày đêm. Ngay đêm hoàn kinh, Trương nằm mộng thấy chúng Tăng đem kinh đắp trên mình. Khi thức dậy, bệnh lui giảm rồi lành hẳn.

Ông đem điều này thuật lại cho người nhà biết, và tin rằng mình được mạnh khỏe là do nhờ năng lực tụng kinh Dược Sư (theo Tam bảo ký).

Những chuyện cảm ứng như vậy còn rất nhiều. Vì vậy, chúng ta cần nhất tâm xưng niệm danh hiệu Phật Dược Sư để diệt trừ bệnh khổ và thành tựu an lạc, cát tường.

Tác giả: Nhiên Như/Nguồn: Giacngo.vn

Tượng Phật Dược Sư Lưu Ly

Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật

Phật Dược Sư Lưu Ly (hay gọi tắt là Phật Dược Sư), là vị Phật giáo chủ, trụ thế giáo hoá chúng sanh ở cõi Đông Phương Lưu Ly. Phật Dược Sư còn có các danh hiệu khác là Đại Y Vương Phật, Vương Thiện Đạo, Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật. Phật Dược Sư là vị Phật rất quen thuộc với chúng sanh ở cõi Ta Bà này, bên cạnh Phật Thích Ca và Phật A Di Đà. Với 12 lời nguyện lớn cứu độ chúng sanh ở cõi ta bà, trong đó phần nhiều nói đến việc cứu giúp chúng sinh thoát khỏi hoạn nạn, đói khát, bệnh tật… mà chúng sanh ở cõi Ta Bà thường gặp nhiều cảnh khổ đau này nên rất nhiều người nương vào Dược Sư Phật để được thoát khổ.

Do vậy, chúng ta thường thấy rất nhiều người lập Đàn Dược Sư để thực hiện nghi thức như trong kinh Dược Sư dạy vào các dịp lễ lớn, vào đầu năm mới để cầu tiêu tai giải nạn, để cầu phước cầu thọ cho mọi người.

Thế nhưng để được cảm ứng và sự gia trì của Dược Sư Phật, đòi hỏi chủ đàn tràng phải chân thành, đàn tràng phải làm đúng như pháp, như trong Kinh nói. Không chỉ vậy, những người muốn nương vào Dược Sư Phật để cầu an, cầu tiêu tai giải nạn, cầu phước cầu tài, cũng phải làm đúng những điều mà Đức Phật Thích Ca dạy trong kinh Dược Sư, như trong vòng 49 ngày phải thực hiện các việc lành, giữ gìn trai giới, bố thí, phóng sanh, tụng kinh, niệm Phật, trì chú Dược Sư… Nói chung phải đọc kỹ kinh điển và thực hiện theo thì mới có hiệu quả.

Cũng như các vị Phật khác, Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật khì thành Phật đều là viên mãn các lời đại nguyện, do vậy, những người thờ tượng Phật Dược Sư, đều là những người chí tâm quy kính vào Dược Sư Phật, cuộc sống chính là hiện thực hoá các lời nguyện của Dược Sư Phật.

Việc thờ tượng Phật không phải đơn giản chỉ là để cầu xin, cúng bái. Mà khi chúng ta thời cúng hình tượng vị Phật, Bồ Tát nào đó, là để nhắc nhở chúng ta trong cuộc sống hàng ngày, đối người tiếp vật, ứng xử tạo tác phải y theo lời dạy của vị Phật Bồ Tát đó.

Ví dụ chúng ta cúng Phật Dược Sư, thì trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta nỗ lực đem những lời dạy, những người nguyện của Dược Sư Phật đi thực tiễn thì chúng ta không cầu cũng tự đạt được những điều nguyện đó. Chẳng hạn Dược Sư Phật có lời nguyện là “Nguyện chúng sanh đói khát đều được các món ăn ngon”, vậy thì trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thấy những người đói khát trên đường, chúng ta thấy những người cần giúp đỡ, thì nếu chúng ta có điều kiện, chúng ta cũng giúp họ có được món ăn ngon, cũng giúp cho họ no đủ. Đó chính là thực tiễn, đó chính là bố thí. Và quả báo của bố thí tiền của thì là được sung túc, giàu sang. Vậy là tự nhiên chúng ta đã tự mình được Dược Sư Phật gia trì rồi.

Cho nên Phật Pháp là thực tiễn, không phải hình thức. Chúng ta đem những điều Phật dạy trong kinh Dược Sư ra thực tiễn trong cuộc sống này chính là đàn tràng Dược Sư tốt nhất rồi. Không cầu mà tự đắc.

Tượng Phật Dược Sư

Thông thường, khi làm đàn tràng Dược Sư, theo kinh Dược Sư có mô tả, thì bạn phải có đủ 7 vị Phật Dược Sư, có đủ Tràng Phan, Bảo Cái, có đủ các vật phẩm như Đèn nến, hoa quả, nước cúng Phật, các món chay tịnh…

Do vậy, thông thường khi thỉnh Phật Dược Sư, mọi người thường thỉnh 7 pho tượng với 7 tư thế khác nhau của Phật Dược Sư về làm lễ đàn tràng. Còn nếu dùng để cúng bái, chiêm ngưỡng hàng ngày thì chỉ cần 1 pho tượng Dược Sư cầm bình thuốc là được.

Đồ thờ bằng đồng vốn dĩ là truyền thống lâu đời trong việc thờ cúng. Không chỉ đồ thờ đồng mà Tượng Phật đồng cho đến ngày nay vẫn được ưa chuộng để làm đồ thờ cúng ở nhà hay ơ trên chùa. Tại sao vậy? Tại vì những vật phẩm làm từ đồng thường có độ bền cao và rất đẹp, rất dễ tạo khuôn.

Hàng ngàn năm nay vẫn vậy, đồ thờ Tượng Phật Dược Sư Lưu Ly làm bằng đồng hoặc các ấn phẩm tâm linh làm bằng đồng luôn giữ được giá trị. Bởi đồng tuy không quý như vàng, nhưng đồng vẫn là kim loại quý, giá trị cao.

Với công nghệ sản xuất Tượng Phật Đài Loan hiện nay, ngoài việc đúc ra được những pho tượng đồng chất lượng và đẹp, người ta còn sử dụng thêm các công nghệ sơn Nano để phủ sơn lên bề mặt tượng, giúp tượng đượng bảo quản lâu dài, đồng thời phủ vàng 24K lên để trang nghiêm tướng hảo của Phật giúp cho Tượng Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật trở nên rất tuyệt vời cho người chiêm bái.

Việc sắm sửa Tượng Phật Dược SưTượng Dược Sư Lưu Ly bằng đồng hay đồ thờ đồng thì tuỳ theo điều kiện và nhân duyên của hành giả, không nên chỉ vì ưa thích mà phan duyên, cưỡng cầu thỉnh về các pho tượng hay đồ thờ đồng quá đắt tiền, quá sức của mình. Vì nếu như thế, áp lực về tài chính sẽ khiến cho hành giả khó đạt được nhiếp tâm hay chuyên tâm vào việc tu hành, sửa đổi lỗi lầm.

Còn nếu đủ khả năng tài chính thì có thể thỉnh về, vì đồ thờ đồng, tượng đồng cũng là phương tiện giúp mình và người khác khởi nên tâm cung kính. Trang nghiêm đạo tràng hoặc trang nghiêm nơi thờ tự nhờ đó mà phát sinh phước đức. Đây là phương tiện giáo dục nên giúp người kính ngưỡng thì sẽ dễ dàng giúp họ tiếp nhận lời dạy của Phật.

Đi khắp mọi miền từ cổ chí kim, chúng ta thường thấy hầu hết đồ thờ, tượng Phật hay những phẩm phẩm tâm linh thường làm từ gỗ. Bởi vì Gỗ vốn là vật liệu có sẵn trong thiên nhiên và rất dễ chế tác.

Mặc dù gỗ có ưu điểm là độ mềm và nguyên khối, rất thuận tiện trong việc chế tác Tượng Phật Dược Sư Lưu Ly hay đồ thờ. Tuy nhiên, để đảm bảo được độ bền của gỗ, đòi hỏi người nghệ nhân phải khéo léo xử lý, sấy gỗ để tránh bị co ngót, gây nứt vỡ.

Để tránh mối mọt và các loại công trùng xâm nhập vào trong các sản phẩm đồ thờ gỗ, Tượng Phật Dược SưTượng Dược Sư Lưu Ly, v.v… các nghệ nhân đã sử dụng công nghệ phủ các hạt nano, tạo đồ cứng và mịn màng cho bề mặt sản phẩm. Đặc biệt, trước khi sản phẩm được chế tác, các nguyên vật liệu này cũng được xử lý để đảm bảo được sự ổn định về độ cứng rồi, vì thế sản phẩm mỗi ngày một tốt hơn.

Chi phí cho mỗi pho tượng gỗ cũng không phải là dễ dàng đối với nhiều người, thời gian tạc tượng gỗ cũng không phải nhanh chóng. Do vậy, tuỳ theo nhân duyên của mỗi người mà chúng ta cân nhắc việc thỉnh tượng Phật bằng gỗ hoặc không. Tuy nhiên, nếu có điều kiện thì tượng gỗ cũng là phương tiện tốt để chúng ta kết duyên với chúng sinh vì khi họ nhìn vào độ tinh xảo, họ sẽ rất cung kính và ngưỡng mộ, từ đó tiếp nhận Phật Pháp.

Pháp Duyên đã lựa chọn nhiều pho tượng Gỗ, đồ thờ gỗ để sẵn sàng phục vụ quý khách. Pháp Duyên cũng sẵn sàng giúp quý khách đặt tạc tượng gỗ từ các nghệ nhân danh tiếng của Đài Loan, Phúc Kiến. Nếu quý khách có nhu cầu, vui lòng liên hệ hotline để được hỗ trợ.

Trong tự nhiên, đá vẫn là vật liệu được ưa chuộng để chế tác tượng nói chung và tượng Phật nói riêng. Ưu điểm lớn nhất của đá chính là độ bền gần như vĩnh cửu, có khả năng chống chọi với sự thay đổi của thời tiết. Chính vì vậy mà các sản phẩm tâm linh đặt ở ngoài trời, chúng ta thường dùng đá để chế tác.

Để tạc được một pho tượng Phật bằng đá hay đồ thờ bằng đá đẹp, thì người nghệ nhân phải rất nhập tâm và cảm nhận được tướng hảo của Phật, Bồ Tát. Muốn như vậy, người nghệ nhân không chỉ là người thợ có tay nghề giỏi, mà còn là người am hiểu Phật Pháp, lúc tạc tượng thường phải cầu Phật Bồ Tát ứng hiện để gia trì cho việc tạc tượng được đúng như pháp. Trước khi có thể thực hiện được tạc tượng, người thợ phải rất kỳ công lựa chọn các khố đá hợp lý, nguồn cung cấp tốt để đảm bảo chât lượng sản phẩm sau này.

Do việc tạc tượng bằng đá nguyên khối khó khăn cho nên thường khó đạt được như ý về mỹ thuật như diện tượng hay các tỷ lệ về hình tượng. Tuy nhiên, với công nghệ hiện nay, các xưởng sản xuất đã biết sử dụng bột đá để tạo thành pho tượng theo ý muốn. Về chất lượng sản phẩm, các tượng Phật, đồ thờ làm bằng bột đá không kém nhiều so với đá nguyên khối, thậm chí còn khắc phục được nhiều yếu điểm về sự bất đồng đều trong đá khối.

Yếu tố lớn nhất đối với việc lưu thông tượng Phật chính là làm sao để tượng Phật có diện tượng đẹp, thể hiện được tướng hảo của Phật. Điều này sẽ giúp cho người chiêm bái sinh được tâm hoan hỉ. Cho nên công nghệ tượng Phật bằng bột đá giúp cho việc lưu thông được dễ dàng hơn. Một điểm đặc biệt của tượng Phật bằng bột đá nữa là độ bền đồng đều, lại có khả năng được phủ sơn hoặc một lớn bột đá màu bên ngoài, hoặc có thể được mạ vàng, mà điều này tượng Phật bằng đá tự nhiên rất khó làm được.

Vì thấu hiểu được các vấn đề vô cùng quan trọng trong việc lưu thông tượng Phật nên Pháp Duyên đã cố gắng lựa chọn các sản phẩm chất lượng cao từ các xưởng sản xuất tượng danh tiếng của Đài Loan, Phúc Kiến. Mong rằng sự lựa chọn này sẽ giúp cho quý khách lựa chọn được các pho tượng phật đá, tượng Phật bằng bột đá ưng ý.

Từ xưa đến nay, đồ thờ lưu ly hay Tượng Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật bằng lưu luôn được mọi người ngưỡng mộ bởi vẻ đẹp vô cùng trang nghiêm của lưu ly, vừa thấu sáng lại vừa huyền ảo. Đối với các pho Tượng Phật được làm bằng lưu ly, khi có ánh sáng chiếu vào càng toát lên vẻ trang nghiêm của tướng Phật, Bồ Tát. Với đồ thờ cũng như vậy, khi đặt lên ban thờ thì đồ thờ lưu ly luôn thu hút mọi ánh nhìn, giúp người chiêm bái khởi được tâm hoan hỉ và kính ngưỡng.

Lưu ly rất đẹp, rất trang nghiêm nhưng vật liệu lưu ly cũng rất khó chế tác. Sự khó khăn này càng lớn khi chế tác ra các sản phẩm tâm linh như Tượng Phật Dược Sư Lưu Ly hay đồ thờ, đồ phong thuỷ. Quá trình chế tác đòi hỏi công nghệ nung nhiệt độ cao, quá trình xử lý rất tỉ mỉ vì lưu ly rất giòn. Do đó, ccs sản phẩm từ lư ly thường có giá trị lớn hơn nhiều so với các sản phẩm từ đá khác.

Việc sản xuất Tượng Thất Phật Dược Sư hay đồ thời bằng lưu ly là cả một quá trình rất công phu. Lưu ly có đặc tính vật lý rất cứng, giòn và khó tạo hình, do đó, người ta phải xay ra thành bột lưu ly, sau đó đưa vào nung ở nhiệt độ cao rồi đổ khuôn, tạo hình. Trong quá trình này, nếu bất cẩn có thể hỏng cả sản phẩm.

Những sản phẩm lưu ly cao cấp như đồ thờ, Tượng Phật Dược Sư Lưu Ly, v.v… đều là những sản phẩm đẹp nhưng giá khá cao nên chỉ phù hợp với các gia đình có điều kiện tài chính hoặc thường được cúng dường lên chùa, đạo tràng. Đa phần mọi người muốn chiêm bái những sản phẩm lưu ly tại nhà thường chọn các sản phẩm nhỏ hơn như tượng phật để văn phòng, Tượng Phật để xe hơi bằng lưu ly hay nhữn sản phẩm nhỏ hơn hư đế nến, ly nước…

Pháp Duyên cố gắng lựa chọn các sản phẩm tốt nhất từ các xưởng sản xuất lưu ly trên thế giới để phục vụ cho quý khách hàng. Hi vọng các snản phẩm này sẽ giúp quý khách hàng có được lựa chọn ưng ý.

Gốm sứ là vật liệu rất phổ thông ở Á Đông để tạo ra các sản phẩm sử dụng hàng ngày hoặc các sản phẩm tâm linh như đồ thờ bằng sứ hay Tượng Phật Dược SưTượng Dược Sư Lưu Ly bằng sứ. Điểm đặc biệt của đồ sứ là để càng lâu càng có giá trị. Giá trị này không chỉ nằm ở giá trị vật chất mà còn có giá trị tinh thần lớn.

Việc sản xuất ra các sản phẩm bằng gốm sứ là cả một quá trình rất công phu của các nghệ nhân. Đất sét được khai thác từ các nguồn đất sét sạch, có chất lượng, sau đó được đưa vào khu vực xử lý để loại tạp chất, rồi mới đưa ra trộn. Sau khi có nguyên liệu tốt, người thợ mới sử dụng khuôn hoặc đắp nặn bằng tay các sản phẩm thô rồi đưa vào lò nung. Dưới nhiệt độ cao, đất sét được kết dính vào tạo độ cứng, tuỳ theo nhiệt độ mà ra cá sản phẩm gốm, sứ khác nhau. Sản phẩm thô sau khi đưa ra sẽ được tô vẽ thủ công, giúp sản phẩm càng thêm trang nghiêm và đẹp đẽ.

Những xuởng gốm sứ nổi tiếng hiện nay như Gốm Sứ Bát Tràng ở Việt Nam, gốm sứ Giang Tây, Nghi Hưng Trung Quốc, các xưởng gốm sứ và đồ thờ danh tiếng ở Phúc Kiến. Ngoài ra, Đài Loan cũng là nơi quy tụ nhiều nghệ nhân gia truyền nổi tiếng cộng với công nghệ đồ thờ hiện đại bậc nhất thế giới hiện nay. Chính vì vậy, những sản phẩm đồ thờ bằng gốm sứ hay tượng phật bằng sứ từ những nơi này hết sức được ưa chuộng.

Với công nghệ hiện đại phát triển, cộng với kỹ thuật ngày một tốt hơn, nguyên vật liệu lại sẵn có nên hiện nay, chi phí sản xuất ra các đồ thờ bằng gốm sứ, Tượng Phật Dược SưTượng Dược Sư Lưu Ly sứ đã được giảm đi nhiều so với trước đây. Nhờ đó mà giá thành các sản phẩm sứ đẹp và bền đã có thể chấp nhận được với đại đa số chúng ta.

Với nhu cầu về Tượng Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật bằng sứ hay đồ thờ sứ ngày càng đòi hỏi về chất lượng cũng như mẫu mã, Pháp Duyên đã làm việc cùng các đối tác sản xuất, các xưởng gốm sứ ở Việt Nam và Trung Quốc, Đài Loan để có thể đưa về các sản phẩm ưng ý cho quý khách lựa chọn.

Trước đây, việc sản xuất ra Tượng Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật tương đối khó khăn và đều phải dựa hoàn toàn vào chất liệu tự nhiên như gỗ đá, đồng, vàng, v.v… và đặc biệt là phụ thuộc hoàn toàn vào tay nghề của nghệ nhân tạc tượng. Do đó việc lưu thông tương đối khó khăn. Tuy nhiên, hiện nay công nghệ phát triển giúp cho các xưởng làm tượng sản xuất được các pho Tượng Phật Dược SưTượng Dược Sư Lưu Ly bằng chất liệu composit với chi phí thấp mà vẫn đảm bảo diện tượng đẹp và độ bền của tượng.

Để đảm bảo độ bền cho Tượng Phật Dược SưTượng Dược Sư Lưu Ly, composit được sử dụng các phụ gia làm tăng độ cứng, độ bền. Để quá trình di chuyển được an toàn, toàn bộ phần khung Tượng Thất Phật Dược Sư đều được gia cố bằng sợi carbon rất chắc chắn. Chính vì vậy là khi thỉnh Tượng Bảy Vị Phật Dược Sư bằng composit, chúng ta vẫn có thể an tâm về độ bền và sử dụng được lâu dài.

Ai học Phật để nắm rõ bản chất thật sự của Phật pháp nằm ở đỉnh cao của giáo dục trí tuệ viên mãn. Do đó, mục tiêu tối thượng của chúng ta là làm sao ngày ngày phản tỉnh, ngày ngày sửa đổi những điều sai trái, nâng cao linh tánh của chính mình, cuối cùng là đạt được tuệ giác viên của Phật. Việc thờ Tượng Phật cũng là để ngày ngày nương tựa, nhắc nhở chúng ta. Vì thế, Tượng Phật Dược SưTượng Dược Sư Lưu Ly bằng composit nếu có thể đạt được sự thể hiện tướng hảo của Phật thì đều bình đẳng với tượng đồng, tượng đá quý.

Khi thỉnh Tượng Phật, thông thường mọi người hay để ý đến xuất xứ, nơi sản xuất Tượng Bảy Vị Phật Dược Sư. Những nơi được mọi người thường đặt ưu tiên lựa chọn là các xưởng tượng sản xuất tại Đài Loan, Phúc Kiến, Thượng Hải… là những nơi hội tụ các công nghệ sản xuất hàng đầu thế giới, là nơi các nghệ nhân làm tượng củng rất đông và tay nghề cao. Ở Việt Nam cũng có một số xưởng sản xuất, tuy rằng độ tinh xảo và chất lượng không cao bằng nhưng ngược lại, giá thành dễ chấp nhận hơn với nhiều người.

Để quý khách dễ dàng lựa chọn được những pho tượng ưng ý, bộ phận phát triển sản phẩm tại Pháp Duyên đã nỗ lực tìm kiếm, kết nối và lựa chọn các pho Tượng Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật bằng composit tốt nhất cho quý khách. Mong rằng quý khách sẽ hài lòng với sự lựa chọn tại Pháp Duyên.

Tượng Dược Sư Phật tại Pháp Duyên

Vì hiểu rõ tượng Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật rất quan trọng trong các đàn tràng Dược Sư, vì khi chiêm ngưỡng các hình tướng của Dược Sư Phật mà cảm nhận được đức tướng đẹp của Ngài thì người tham dự đàn tràng cũng có được công đức thù thắng. Cho nên, Pháp Duyên cố gắng lựa chọn các tượng Dược Sư Phật ở các xưởng sản xuất uy tín ở Đài Loan, Phúc Kiến và Việt Nam với các kích thước, chất liệu đa dạng như bột đá, gỗ, composit để phục vụ quý khách. Mong rằng sẽ làm hài lòng quý khách.

Nam Mô Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật! Nam Mô A Di Đà Phật!

Kinh Dược Sư — Ngày Giỗ Tụng Kinh Được Phước Hỏi: Đến Những Ngày…

See more posts like this on Tumblr

#tụng kinh #Địa Tạng Vương Bồ Tát #giỗ #giới #định #tuệ #sát sinh #khổ #quả báo #chứng minh #hiếu thảo #cuộc sống #con người #khổ đau #bất hạnh

Vãng Sinh Ðông Phương Tịnh Độ Của Phật Dược Sư

NGUYÊN KHANH, lamduong….@yahoo.com.vn

Người Phật tử được khuyến khích ăn chay ít nhất một tháng hai ngày, khá hơn là bốn ngày, nhiều hơn thì càng tốt. Vì không bắt buộc phải trường trai, nên bạn dù chưa ăn chay trường vẫn trì chú Dược Sư bình thường và được lợi ích vô lượng.

Muốn vãng sinh về Đông phương Tịnh độ của Phật Dược Sư, ngoài trì chú miên mật bạn cần sám hối, giữ giới, phát nguyện sinh về, thực hành theo bản nguyện của Ngài.

Khi chưa thể thờ hình tượng Phật Dược Sư, bạn nên tìm cách như: Ép nhựa một tấm ảnh nhỏ Phật Dược Sư để trong kinh hoặc trên kệ sách (nơi nào đó thích hợp), lưu giữ hình tượng Ngài trong máy tính hay điện thoại để tiện thường đem ra chiêm ngưỡng, quán tưởng và vận tâm kính lễ. Phụng thờ kinh Dược Sư cũng là một cách tôn kính Ngài, được phước báo vô lượng.

Dược Sư Như Lai tiếng Phạm gọi là: Bhaisajya-guru Vaidurya-prabharajyah, gọi đủ là Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai, người ta thường gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, gọi tắt là Dược Sư Phật. Theo Dược Sư Như Lai Bổn Nguyện Kinh chép: “về phương Đông cách thế giới Ta Bà khoảng 10 hằng hà sa Phật độ có cõi Phật tên là Tịnh Lưu Ly, tên của Đức Phật đó là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai”.

Vì sao có tên gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai? Theo kinh Dược Sư Như Lai Bản Nguyện Công Đức, nhờ trong khi tu hành Bồ tát đạo phát 12 đại nguyện giải trừ hết thảy bệnh khổ cho chúng sanh, khiến họ đầy đủ căn lành và hướng về giải thoát nên khi thành Phật, Ngài trụ ở thế giới Tịnh lưu ly, trang nghiêm như thế giới Cực lạc, cùng với 2 vị Đại Bồ tát là Nhật Quang Biến Chiếu và Nguyệt Quang Biến Chiếu làm quyến thuộc để giáo hóa chúng sanh.

Bổn nguyện của Dược Sư Như Lai là trị tất cả trọng bệnh phiền não vè thân và tâm của chúng sanh, cứu độ chúng sanh ra khỏi sanh tử khổ đau. Vì Dược Sư Như Lai có bổn nguyện thanh tịnh như vậy nên ánh sáng trong suốt hoàn toàn thanh tịnh (Lưu Ly Quang) như lưu ly vô ngại hiển hiện trên thân của Ngài, và quốc độ của Ngài cũng như vậy nên gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang.

Cũng như các Đức Phật trong mười phương, Đức Dược Sư có đầy đủ thập hiệu Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật-Thế Tôn.

12 đại nguyện của Đức Dược Sư Như Lai

1. Nguyện khi Ta thành đạo Bồ-đề, thân đầy đủ ba mươi hai tướng tốt, hào quang sáng khắp vô lượng thế giới, khiến các chúng sinh cũng được như Ta.

2. Nguyện khi Ta thành Phật, trong ngoài sáng chói hơn ánh sáng mặt trời, tự tại làm Phật, khiến các chúng sinh ở chỗ tối tăm đều nhờ ơn khai thị.

3. Nguyện khi Ta thành Phật, đầy đủ vô lượng phương tiện trí tuệ, làm cho chúng sinh đầy đủ các món thọ dụng nơi thân tâm.

4. Nguyện khi Ta thành Phật, nếu các chúng sinh tu theo tà đạo đều xoay về chánh đạo, hàng Nhị thừa thì đều hướng về Nhất thừa.

5. Nguyện khi Ta thành Phật, nếu có chúng sinh theo giáp pháp của Ta mà tu hành, thì đều được hoàn hảo, dù có phạm giới mà nghe đến tên Ta thì cũng trở thành thanh tịnh giới khỏi phải sa vào ác đạo.

6. Nguyện khi Ta thành Phật, nếu chúng sinh nào có thân thể hèn yếu hay xấu sa, đui điếc hay câm ngọng, một phen nghe tên Ta, niệm tên Ta thì được khỏi bệnh, lại được tốt đẹp khôn ngoan

7. Nguyện khi Ta thành Phật, nếu có chúng sinh không bà con thân thuộc, nghèo thiếu ốm đau, không ai giúp đỡ, mà nghe được tên Ta thì thân tâm yên lành quyến thuộc giúp đỡ cho, đến chứng đạo Bồ-đề.

8. Nguyện khi Ta thành Phật, các nữ nhân thường bị khinh dể thấp kém, nếu nghe được tên Ta thì bỏ thân nữ nhân, thành tướng trượng phu cho đến chứng quả.

9. Nguyện khi Ta thành Phật, thì các chúng sinh thoát vòng ma đạo ác kiến, về nơi chánh đạo, tu Bồ-tát hạnh mau chứng đạo Bồ-đề.

10. Nguyện khi Ta thành Phật, nếu chúng sinh bị pháp vua trừng trị, trói buộc đánh đập, giam vào ngục tối, cắt xẻ v.v. mà nghe tên Ta thì đều thoát khỏi.

11. Nguyện khi Ta thành Phật, những chúng sinh bị đói khát, cầu ăn mà tạo nghiệp dữ, nếu nghe tên Ta, chuyên niệm thọ trì, thì Ta trước hết cấp cho món ăn được no đủ, sau nói pháp khiến họ tu hành được hoàn toàn an vui.

12. Nguyện khi Ta thành Phật, những chúng sinh nghèo không có áo mặc, muỗi mòng chích đốt, nóng lạnh, ngày đêm khổ sở, nếu nghe tên Ta chuyên niệm thọ trì, thì Ta theo tâm mong cầu ấy khiến được đầy đủ y phục hoa hương.

Tranh tượng của Phật Dược sư hay được vẽ với tay trái cầm thuốc chữa bệnh và tay mặt giữ Ấn thí nguyện. Phật Dược Sư thường được thờ chung với Phật Thích Ca Mâu Ni và A Di Đà, trong đó phật Dược Sư đứng bên trái còn Phật A Di Đà đứng bên mặt Thích Ca.

Trong kinh Dược Sư, hiện nay chỉ còn bản chữ Hán và chữ Tây Tạng, người ta đọc thấy 12 lời nguyện của Ngài, thệ cứu độ chúng sinh, với sự giúp đỡ của chư Phật, Bồ Tát và 12 vị Hộ Pháp và Thiên vương.

Tại Trung Quốc, Tây Tạng, Nhật Bản và Việt Nam, Phật Dược Sư được thờ cúng rộng rãi.

Về công phu trì niệm hồng danh Đức Dược Sư, mặc dù Ngài có nhiều danh hiệu nhưng trì niệm hồng danh thường là Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Phật hay Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật. Theo sách Dược Sư kinh sám (HT.Trí Quang dịch), phần Niệm Phật ghi rõ niệm Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Phật.

Các hành giả tu tập pháp môn Tịnh độ, niệm danh hiệu Phật A Di Đà, phải đầy đủ Tín-Nguyện-Hạnh và niệm đến nhất tâm.

Cũng vậy, khi tu tập pháp môn Dược Sư, hành giả niệm danh hiệu Phật Dược Sư cũng phải đầy đủ Tín-Nguyện-Hạnh. Có thể niệm thầm, niệm ra tiếng, lần tràng hạt v.v… và niệm cho đến nhất tâm giống như các phương thức niệm Phật A Di Đà.

Về ý nghĩa Thánh hiệu: Dược sư, nghĩa đen là thầy thuốc chữa bệnh. Lưu ly là một loại ngọc màu xanh trong suốt. Quang là ánh sáng. Lưu ly quang là ánh sáng ngọc lưu ly. Dược Sư Lưu Ly Quang Phật là vị Phật có danh hiệu Thầy thuốc chữa bịnh, ánh sáng như ngọc lưu ly (HT.Trí Quang, sđd, tr.203).

Đức Dược Sư hiểu biết và thông suốt tất cả y dược của thế gian và xuất thế gian, Ngài có thể chữa trị hết tất cả những thứ bệnh khổ của chúng sanh, những điên đảo vọng tưởng do tham, sân, si phiền não gây ra.

Ánh sáng của Phật Dược Sư thật không nghĩ bàn “Trong ngoài sáng suốt, tinh sạch hoàn toàn, không có chút nhơ bợn, ánh quang minh chói lọi khắp nơi”. Ánh sáng ấy chiếu đến đâu đều phá hết tăm tối vô minh của chúng sanh, đem lợi lạc và diệt tất cả những bệnh khổ thân tâm của chúng sanh, khiến cho họ xa lìa mê vọng mà hướng đến giác ngộ, giải thoát.

Về công năng của việc trì niệm danh hiệu Phật Dược Sư, có thể nói là không thể nghĩ bàn. Theo kinh Dược Sư Như Lai Bản Nguyện Công Đức, đại dụng của danh hiệu Phật Dược Sư, điển hình có năm vấn đề sau:

Diệt sự tham lam mà phát tâm bố thí: Nhờ trì niệm danh hiệu Đức Dược Sư mà mở rộng tấm lòng, không còn tham lam, ích kỷ chỉ lo tích cóp cho riêng mình đồng thời luôn chia sẻ, ca ngợi và thực hành bố thí.

Diệt sự phạm tội mà được sự giữ giới: Đối với những tội lỗi, lầm lỡ đã gây tạo, nhờ niệm danh hiệu Ngài mà được chuyển hóa đồng thời phát nguyện sống đạo đức, lương thiện theo Chính pháp.

Diệt sự ganh ghét mà được sự giải thoát: Do nghiệp lực ganh ghét, đố kỵ người khác nên chịu quả báo hèn hạ, thống khổ. Niệm Phật Dược Sư sẽ khiến cho hành giả phát tâm tu học, diệt trừ khổ não, thành tựu giải thoát.

Diệt sự hại nhau mà được sự thương nhau: Những ý niệm oán kết, thù hận dẫn đến hành động tiêu diệt lẫn nhau, nhờ niệm danh hiệu Đức Dược Sư mà được hóa giải. Không những không còn làm hại nhau mà còn hiểu biết, thương yêu và tôn trọng lẫn nhau.

Được sanh Cực lạc hay các sự chuyển sanh khác: Đối với những hành giả phát tâm niệm Phật A Di Đà, cầu vãng sanh Cực lạc thì niệm Phật Dược Sư là một sự trợ duyên rất quan trọng. Chư Phật, các Đại Bồ tát trong pháp hội Dược Sư luôn trợ hóa cùng Phật A Di Đà, tiếp dẫn chúng sanh về Cực lạc. Ngoài ra, nhờ công đức tu tập Thánh hiệu Phật Dược Sư mà hành giả được đầy đủ phước báo, sanh về các thế giới an lành.

Ngoài ra, nhờ năng lực bổn nguyện của Phật Dược Sư, những chúng sanh thọ trì danh hiệu Ngài được tiêu trừ tất cả bệnh khổ và thành tựu mọi sở nguyện, sở cầu.

Thông thường, “chúng sinh” là chỉ cho bất cứ sinh thể nào cảm nhận được cảm giác (có cảm thọ) – dễ chịu, khó chịu và trung tính. Như thế, chúng ta là những chúng sinh, và các loài sinh vật khác cũng là những chúng sinh; nhưng nhà cửa và cây cỏ thì không phải là chúng sinh bởi vì chúng không có cảm giác.

Có hai loại chúng sinh: hàm thức và giác ngộ. Một chúng sinh hàm thức, hay là một sinh thể đang sống, là chúng sinh mà tâm của nó đang bị bóng tối vô minh bao phủ. Một chúng sinh giác ngộ là một chúng sinh đã hoàn toàn thoát khỏi bóng tối của vô minh.

Cũng như các loài hàm thức có nhiều khía cạnh sai biệt, các vị đã giác ngộ cũng thế. Các vị đã giác ngộ biến hóa ra vô số hình thức sai khác để lợi lạc muôn loài sinh linh.

Có khi họ xuất hiện dưới dạng những thiên thần, có khi như loài người, đôi khi lại như những loài phi nhân.

Có khi họ xuất hiện như những vị Tỳ kheo, có khi lại như những vị ngoại đạo sư, có khi như một người điên hoặc xấu ác, và thậm chí có khi như những vật thể vô tri giác. Các hóa thân của những đấng giác ngộ biến mãn khắp các thế giới, nhưng vì tâm chúng ta bị bao phủ bởi vô minh nên chúng ta không nhận ra được.

Đức Phật Dược sư là một đấng giác ngộ có lòng bi mẫn vô biên đối với hết thảy chúng sinh. Ngài hộ trì chúng sinh tránh khỏi những đớn đau về tâm hồn và thể xác, khỏi những hiểm nguy và chướng ngại, và giúp họ trừ diệt ba độc tố – tham trước, sân hận và si mê – cội nguồn của mọi bệnh tật và nguy hại. Ngài là đấng Y vương Toàn giác.

Theo các Kinh điển Phật Giáo thì Đức Dược Sư Như Lai có 7 tôn tượng. Có thuyết cho là mỗi vị có mỗi đại nguyện và ứng thân riêng từng vị. Có thuyết cho là các Ngài từ nhất thể là Đức Dược Sư Như Lai mà phân thân ứng hiện (ứng thân), danh hiệu của các Ngài là: Thiện Danh Xưng Cát Tường Như Lai; Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Như Lai; Kim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Thành Tựu Như Lai; Vô Ưu Tối Thắng Cát Tường Như Lai; Pháp Hải Lôi Âm Như Lai; Pháp Hải Thắng Huệ Du Hý Thần Thông Như lai; Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai.

Sự tích Đức Phật Thích Ca kể chuyện Đức Phật Dược sư

Một thuở nọ, đức Thế Tôn đang trú tại thành Tỳ-xá-li với 36 ngàn vị Đệ tử Bồ tát. Lúc bấy giờ, ngài Văn thù hiện thân là một vị đệ tử ở địa vị tu Bồ tát đạo. Với lòng từ bi của mình, bồ tát Văn thù nhận thấy rằng, trong tương lai, Phật pháp sẽ suy giảm, và chúng sinh ở thế giới này sẽ rất khó tu học giáo pháp thanh tịnh cũng như chứng đạt các loại trí huệ thanh tịnh. Ngài hiểu rằng sẽ rất khó khăn cho những chúng sinh này để điều phục được tâm, và như thế, họ sẽ thuận theo tâm tánh mà làm các việc xấu ác như giết hại, trộm cắp, chấp thủ tà kiến. Kết quả là họ sẽ nhận lấy những bệnh tật khủng khiếp và những nỗi đau tinh thần không sao chịu nổi. Thế gian sẽ tràn ngập chướng ngại, hiểm nguy và nghịch duyên. Cảm thấy những khổ đau này khó có thể chịu nối, Văn thù bạch Phật:

Trong tương lai, khi giáo pháp của ngài và sự tu tập các thiện pháp khác suy giảm; khi nhân loại trong thế giới này cạn kiệt về tinh thần; khi sự tham ái, sân hận và si mê của chúng mạnh mẽ và khó chế ngự đến độ chúng phải hứng chịu những khổ đau liên tục về mặt vật lý cũng như tâm lý, những nỗi sợ hãi, những mối nguy hại, và đặc biệt là nhiều bệnh tật không thể trị liệu; ai sẽ là người làm cho chúng vơi đi những đau khổ này và bảo vệ chúng khỏi những nguy hại? Ai sẽ giúp đỡ chúng chiến thắng ba thứ độc tố tinh thần?

Để trả lời cho câu hỏi của bồ tát Văn thù, đức Phật đã giảng kinh Tám ngàn kệ tụng chủ yếu trình bày những giáo huấn về đức Phật Dược sư (Sutra of Eight Thousand Verses Principally Revealing the Instructions on Medicine Buddha). Nhiều chúng sinh đã nghe được giáo pháp này.

Trong khi đức Phật giảng giải nghĩa lý này, bằng tha tâm thông, bồ tát Văn thù đã nhận thấy nhiều người và trời trong thính chúng đang khởi lên những nghi hoặc, hoang mang đối với lời dạy của đức Phật về sự hiện hữu của đức Phật Dược sư. Vì thế, ngài lại rời chỗ ngồi đứng lên cung kính nhiễu quanh đức Phật ba vòng, đảnh lễ dưới chân ba lần, xong rồi quỳ gối trái xuống đất theo truyền thống và thưa với đức Phật:

Để trừ mối nghi hoặc trong tâm của các đệ tử, kính mong đức Thế Tôn chỉ rõ đức Phật kia tồn tại như thế nào, ngài đang hiện diện ở đâu và công hạnh của ngài như thế nào.

Đức Phật liền nhập vào đại định, từ ngực ngài hóa hiện vô số tia sáng mời bảy đức Phật Dược sư đến thành Tỳ-xá-li để mọi người có thể nhìn thấy. Đức Dược sư đã đến với hai vị đại đệ tử – Nhật Quang Biến Chiếu và Nguyệt Quang Biến Chiếu – cùng với hội chúng đông đảo gồm hàng ngàn vị đệ tử khác nữa. Sáu đức Phật Dược sư còn lại cũng đến cùng với hội chúng của mình.

Mọi người khi ấy nhìn thấy rõ ràng bảy đức Phật Dược sư cùng với hội chúng của các ngài, mối nghi ngờ của họ lập tức tan biến. Đức Thế Tôn giới thiệu từng đức Phật, như nói: “Đây là đức Phật Dược sư. Ngài đến từ cõi Tịnh độ phía đông có tên gọi là Lưu ly. Cõi nước của đức Phật này là bản tánh của trí tuệ với ánh sáng của ngọc lưu ly. Toàn mặt đất của cõi ấy được trang nghiêm bởi ánh sáng của vị Phật này”, và những lời tương tự như vậy.

Thế rồi, đức Phật dạy về cách thức tụng thần chú cho chính bản thân và người khác, cho người bệnh và người sắp chết… và cách thức thực hành nhiều nghi thức chữa trị khác. Mọi người hoan hỉ và phát khởi đức tin bất hoại.

Nghe xong bài pháp này, bảy triệu thần Dạ-xoa đã đạt được chánh kiến đối với chân lý cao tột và phát nguyện hộ trì những ai tin nhận pháp môn tu tập của đức Phật Dược sư. Mười hai đại thần tướng Dạ-xoa đã được thọ ký quả vị Chánh giác, và đã được liệt vào số 51 thiên thần trong mạn đà la của đức Phật Dược sư.

Thực hành theo đức Phật Dược sư là một pháp môn rất hiệu nghiệm để trị liệu cho bản thân và những người khác, và để chiến thắng những căn bệnh trong tâm như tham trước, sân hận và si mê. Nếu chúng ta tín phụng đức Phật Dược sư với đức tin thanh tịnh thì nhất định chúng ta sẽ nhận được hạnh phúc từ những thành tựu này.

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Câu Chuyện Niệm Phật Dược Sư Được Cảm Ứng trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!