Bạn đang xem bài viết Nhà Chưa Có Bàn Thờ Có Làm Lễ Nhập Trạch Được Không? được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nhà chưa có bàn thờ có làm lễ nhập trạch được không?
25-07-2019 10:06:30 AM
Nhập trạch là một nghi thức không thể thiếu khi chuyển vào nhà mới. Vậy nếu chưa kịp chuyển ban thờ gia tiên thì có làm lễ nhập trạch được không?
1. Chưa có bàn thờ có làm lễ nhập trạch được không? Trên thực tế, nhập trạch là nghi thức quan trọng, nó đòi hỏi trong nhà cần có bát hương cũng như bàn thờ gia tiên, thần linh rồi. Việc làm lễ nhập trạch được xem như một nghi thức để gia chủ báo cáo với tổ tiên, thần linh, vị thần cai quản mảnh đất mới chuyển đến đồng thời là nghi lễ nhằm cầu mong cho cuộc sống gia đình về sau sẽ chỉ suôn sẻ, thuận lợi không gặp bất cứ trở ngại lớn nào. Ngoài ra, vì bát hương vốn là cầu nối kết nối giữa người âm và người dương, vì thế nếu không có ban thờ, bát hương thì con cháu không thể đề đạt mong muốn, lời khẩn cầu lên ông bà tổ tiên, thần linh được.
Do đó, nếu nhà mới chưa có ban thờ, chưa có bát hương thì chưa thể làm lễ nhập trạch theo quy tắc được.
2. Bàn thờ nhập trạch cần có những gì? Với các gia đình mới chuyển về nhà mới thì nên sắm đủ các lễ mặn, ngọt để bày tỏ sự thành tâm, thành ý. Cụ thể, bạn cần chuẩn bị: Bát hương (tùy theo từng gia đình mà mua 1 hay 3 bát hương), mâm cúng gồm: Hoa quả, bánh kẹo, trầu cau, vàng mã, lễ mặn… Bên cạnh đó, bạn cũng cần sắm đầy đủ các vật phẩm đồ thờ phong thủy cho nhà mới như: Chóe thờ (nên có 3 cái đựng muối, gạo và nước); Lọ hoa (2 lọ đặt 2 bên); đèn dầu hoặc nến; ống hương; nậm rượu, kỷ chén… Ngoài việc sắm các vật phẩm bày trên ban thờ, bạn cũng cần chuẩn bị thêm 1 mâm cỗ cúng lễ nhập trạch. Thông thường, mâm cỗ cúng này không cần chuẩn bị quá cầu kỳ, tỉ mỉ, chỉ cần đáp ứng các yêu cầu sau: hoa tươi, trái cây, bộ tam sinh, xôi, vàng mã, 3 chén đựng muối, gạo, nước và 1 đĩa trầu cau. Ở một số vùng, mâm cúng nhập trạch còn có thêm gà, oản, chè và tiền thật. Tuy nhiên, tùy mỗi gia đình, mỗi vùng miền lại có những sự thay đổi, khác biệt.
Sau khi đã hoàn tất lễ nhập trạch, gia chủ nên thắp hương trong vòng 100 ngày để nhà có sinh khí và tạ cảm giác ấm cúng. Người xưa cho rằng, việc bạn thắp hương sẽ tạo nên ngọn hải đăng dẫn lối cho gia tiên, thần linh giáng trần phù hộ cho cả nhà.
Chưa Nhập Trạch Có Được Ngủ Lại Không? Những Lưu Ý Cần Tránh Khi Nhập Trạch
Chưa nhập trạch có được ngủ lại không? Những lưu ý cần tránh khi nhập trạch. Theo quan niệm tín ngưỡng dân gian của người Việt từ trước đến nay, việc chuyển dịch địa chỉ nơi ở đến nhà mới là một trong những việc vô cùng quan trọng nếu không chú ý những điều sau gia đình không những mất lộc còn gặp những điều không may.
Chuyển đồ trước khi nhập trạch có được không
Nhập trạch được tính từ thời điểm gia chủ làm lễ Nhập trạch. Vì vậy, trước khi làm lễ nhập trạch, gia chủ hoàn toàn có thể sửa nhà, lắp đặt, chuyển đồ trước cũng không sao.
Thực chất lễ Nhập trạch là lễ ra mắt với thần linh sự có mặt của gia đình chủ nhà trong ngôi nhà mới với mong ước một khởi đầu mới tốt đẹp, cuộc sống mới hạnh phúc. Mọi chuyện không may đã thuộc về ngôi nhà cũ, từ sau thời điểm nhập trạch sẽ là một giai đoạn mới, may mắn hơn, tốt đẹp hơn.
Chưa nhập trạch có được ngủ lại không
Để đỡ mất thời gian di chuyển từ nhà cũ sang nhà mới mà nhiều người thường ngủ lại nhà mới mặc dù chưa làm lễ nhập trạch. Vậy chưa nhập trạch có ngủ lại được không ?
Tốt nhất bạn không nên ngủ lại nhà mới mà chưa làm lễ Nhập trạch, bởi vì khi chưa có lễ Nhập trạch thì thần linh ở nhà mới chưa biết bạn là ai sẽ không bảo vệ bạn và khi bạn ngủ lại sẽ bị quấy rầy bởi những điều không may.
Những lưu ý chuyển nhà trước khi nhập trạch
Chọn ngày chuyển nhà thích hợp theo tuổi của gia chủ, sau đó tiến hành đóng gói đồ đạc, thuê xe vận chuyển đồ đến nhà mới một cách an toàn
Một điều vô cùng quan trọng cần lưu ý là những đồ vật quan trọng như bếp, bàn thờ tổ tiên,… chỉ nên mang vào nhà sau khi đã tiến hành lễ nhập trạch. Đối với bàn thờ gia tiên bạn không nên chuyển bát hương theo cùng. Bát hương có thể để ở nhà cũ chờ tới ngày làm lễ nhập trạch rồi mới mang qua. Còn một cách khác là bạn có thể thả lư hương trôi sông, khi nhập trạch thì bốc bát hương mới.
Đồ đạc chuyển vào nhà nên để gọn gàng và không nên sử dụng trước lễ Nhập trạch
Thủ tục Nhập trạch
Để chuẩn bị cho lễ Nhập trạch diễn ra thành công và đúng thủ tục thì bạn cần chuẩn bị những lễ vật sau : Hoa quả (Chuối, cam, táo, bưởi, nho,…), hoa, vàng mã, hương nhang, trầu cau, bánh kẹo, đồ mặn (xôi, giò, gà luộc, thịt vai luộc, bánh chưng), rượu trắng, thuốc, chè,…
Na mô A Di Đà Phật! (3 lần) Kính lạy: – Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị tôn Thần. – Các ngài Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này. Hôm nay là ngày ……… tháng …….. năm ……………. Gia chủ con là: ………………….. Ngụ tại: ……………………………
Thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trên án, trước bản toạ chư vị tôn thần kính cẩn tâu trình: Các Ngài Thần linh thông minh chính trực giữ ngôi tam thai, nắm quyền tạo hoá, thể đức hiếu sinh của trời đất, phù hộ dân lành, bảo vệ sinh linh, nêu cao chính đạo. Nay gia đình chúng con hoàn tất công trình, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm lửa, kính lễ khánh hạ cầu xin chư vị minh thần, gia án tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào. Người người được chữ bình an, xuất nhập hưởng phần lợi lạc. Cúi mong ơn đức cao dầy, thương xót, phù trì bảo hộ. Tín chủ lại mời các vong linh tiền chủ, hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ thịnh vượng an khang. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có điều lành tiếp ứng.
Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám. Cẩn cáo. Văn khấn yết cáo gia tiên Na mô A Di Đà Phật ! (3 lần)
Chuyển Đến Nhà Mới Thuê Có Cần Làm Lễ Nhập Trạch Không
Với người Việt Nam ta và cả người phương đông, khi xây một căn nhà mới rất cần một nghi lễ để thông báo với thổ công, chư thần để cầu may mắn cho gia chủ. Ngay cả khi chuyển đến nhà mới thuê thì nghi lễ này cũng rất được xem trọng và cần thiết.
Những lưu ý khi chuyển đến nhà mới thuê
Khi chuyển đến nhà mới thuê, các bạn nên lưu ý những điều sau đây:
– Nên dọn đến nhà mới thuê vào ngày tốt và giờ tốt để có một khởi đầu may mắn
– Người thuê nhà nên là người đầu tiên bước chân vào căn nhà và đích thân dọn dẹp đồ đạc.
– Chuyển nhà tốt nhất vào buổi sáng sớm hoặc là buổi chiều
Dọn đến nhà mới vào buổi sáng là tốt nhất
– Cần lựa chọn nhà thuê có an ninh tốt, an toàn tuyệt đối
Dọn đến nhà mới thuê có cần làm lễ nhập trạch hay không?
Theo quan niệm ngàn đời của ông cha, việc chuyển đến một chỗ ở mới cần làm lễ nhập trạch để có thể giúp gia chủ luôn may mắn và nhận được sự bảo hộ của thổ công cùng các chư vị thần linh. Một số gia đình thường bỏ qua việc này và cho rằng đó là điều không cần thiết. Tuy nhiên, điều này là vô cùng không đúng theo phong thủy và phong tục của người Việt ta.
Lễ vật cần chuẩn bị để cúng nhập trạch khi chuyển đến nhà mới thuê
Một lọ hoa tươi cùng hương thơm để thắp
Một đĩa hoa quả tươi được rửa thật sạch sẽ.
Đèn dầu hoặc nến dùng để thắp sáng.
Ba món ăn luộc mặn: Thịt luộc, tôm luộc, trứng luộc.
Một món làm từ gạo nếp như chè hoặc xôi
Một con gà luộc sẵn hoặc một đĩa thịt quay
Một chai rượu và một bao thuốc lá.
Một đĩa trầu cau, muối gạo và vàng mã.
Tham khảo bài văn khấn nhập trạch về nhà mới thuê
Khi làm lễ cúng nhập trạch, các bạn cần nhớ nên dọc hai bài khấn là khấn thổ địa thần linh và khấn gia tiên.
Nội dung của một bài văn khấn gia tiên
(Nội dung của hai bài văn khấn được trích tại cuốn: Văn khấn cổ truyền Việt Nam – NXB Văn Hòa Hà Nội 2001)
Dù là nhà đi thuê các bạn cũng cần làm lễ nhập trạch một cách đàng hoàng và chỉn chu. Chính vì vậy những lưu ý sau đây sẽ giúp bạn thực hiện lễ nhập trạch được hoàn hảo nhất:
+ Khi làm lễ, các bạn nên khấn cầu các chư vị thần linh thổ địa trước rồi mới khấn đến gia tiên. Bởi đây là sự tôn trọng các bậc bề trên sẽ giúp bạn hòa hợp với ngôi nhà bạn đang thuê.
+ Sau khi dọn lễ xong xuôi, các bạn cần phải làm lễ bái tạ để cảm ơn các bậc bề trên và cầu mong sự phù hộ độ trì cho gia đình của bạn.
+ Trong gia đình có người mang tuổi Dần hoặc đang mang thai thì tránh không nên để họ dọn nhà.
+ Lựa chọn hướng đặt ban thờ đúng đắn nhất để nơi thờ cúng giữ được những nét tôn nghiêm, trang trọng.
Những vật dụng lên mang vào nhà đầu tiên
Vật dụng cần mang vào nhà đầu tiên chính là bếp lửa và chiếu. Bếp lửa nên là loại bếp dầu, bếp than có lửa chứ không phải là bếp điện.
Khi vào nhà mới, điều đầu tiên cần làm là đun một ấm nước sôi. Nước sôi tượng trưng cho sự ấm cúng và dồi dào.
Với ý nghĩa giúp gia đình luôn vạn sự như ý, no đủ, các bạn khi vào nhà mới thuê cần phải đậy nắp các bồn rửa bát, bồn tắm sau đó bạn mở nước thật nhỏ để cho nước chảy ra thật chậm.
Căn nhà mới thuê nên được bật quạt để gió thổi đi các hướng.
Gia chủ nên đích thân đưa các vật dụng vào trong nhà của mình. Các thành viên trong gia ình khi vào nhà lần đầu tiên nên mang theo một loại quả tượng trưng cho sự may mắn và tốt đẹp như quả táo, quả cam, quả đào hoặc có thể mang theo gạo, muối hoặc tiền bạc để tượng trưng cho sự sung túc.
Khi Chưa Nhập Trạch Có Được Ngủ Lại Hay Không? Và Những Lưu Ý Cần Tránh
Khi Chưa Nhập Trạch Có Được Ngủ Lại Hay Không
Để đỡ mất thời gian dọn chuyển từ nơi cũ đến nhà mới mà nhiều người thường ngủ lại nhà mới. Cho dù chưa làm lễ nhập trạch. Vậy chưa làm lễ nhập trạch có ngủ lại được hay không ?
Tốt nhất bạn đừng nên ngủ ở lại nhà mới mà chưa làm lễ Nhập trạch. Do khi chưa có lễ Nhập trạch thì thần linh ở ngôi nhà mới chưa biết bạn là ai, sẽ không thể bảo vệ bạn và khi bạn ngủ lại sẽ bị quấy rầy bởi những điều không tốt.
Vậy Chuyển Đồ Trước Khi Nhập Trạch Có Được Hay Không?
Và câu trả lời là được! Nhập trạch được tính từ thời điểm gia chủ làm lễ Nhập trạch. Vì vậy, trước khi làm lễ nhập trạch, chủ nhà hoàn toàn có thể sửa nhà, lắp đặt hay chuyển đồ trước cũng không sao.
Thực chất lễ Nhập trạch là lễ ra mắt với thần linh sự có mặt của gia chủ trong ngôi nhà mới với mong ước có một khởi đầu mới tốt đẹp. Cùng cuộc sống mới hạnh phúc, ấm no. Mọi chuyện không may đã thuộc về căn nhà cũ, từ sau thời điểm nhập trạch sẽ là một giai đoạn mới, may mắn và tốt đẹp hơn.
Những Chú Ý Chuyển Nhà Trước Khi Làm Lễ Nhập Trạch
Một điều vô cùng quan trọng nên lưu ý là những đồ vật quan trọng như bếp hay bàn thờ tổ tiên,… chỉ nên mang vào nhà sau khi đã tiến hành làm lễ nhập trạch. Đối với bàn thờ tổ tiên bạn không nên chuyển bát hương theo cùng. Bát hương có thể đặt ở nhà cũ chờ tới ngày làm lễ nhập trạch rồi mới mang qua. Còn một cách khác đó là bạn có thể thả lư hương trôi sông, khi làm lễ nhập trạch thì bốc bát hương mới.
Chọn ngày chuyển nhà thích hợp theo tuổi mệnh của chủ nhà. Sau đó tiến hành đóng gói vật dụng, thuê xe vận chuyển đồ đến nơi ở mới một cách an toàn
Vật dụng chuyển vào nhà nên để gọn gàng & không nên sử dụng trước Lễ Nhập trạch
Thủ Tục Khi Nhập Trạch
Để chuẩn bị cho lễ Nhập trạch thực hiện thành công và đúng thủ tục thì bạn nên chuẩn bị những lễ vật sau: Hoa quả (Chuối,nho, quýt, táo…), hoa, vàng mã, trầu cau, hương nhang, bánh kẹo,…
Cập nhật thông tin chi tiết về Nhà Chưa Có Bàn Thờ Có Làm Lễ Nhập Trạch Được Không? trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!