Bạn đang xem bài viết Nguyên Tắc Bày Trí Ban Thờ Phật Tại Gia Hợp Phong Thủy, Đem Lại May Mắn được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nơi thờ tự chính là góc tâm linh trong mỗi gia đình chúng ta, là nơi thiêng liêng, trạng trọng và tôn kính. Thờ Phật còn mang ý nghĩa cao trọng và lớn lao hơn. Chính vì thế mà không thiếu một bàn thờ Phật trong gia đình theo đạo Phật. Bàn thờ Phật khác với bàn thờ gia tiên nhưng cũng tuân thủ những nguyên tắc khi bố trí để phù hợp và không phạm phải những điều cấm kỵ. Cùng Bảo Long tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau đây
Những đồ vật bài trí bàn thờ Phật và nguyên tắc cúng bái
Khi bài trí bàn thờ Phật trong nhà, gia chủ không sử dụng đồ đã thờ để thờ Phật. Gỗ được dùng làm bàn thờ phải là gỗ mới, tuyệt đối không được dùng gỗ đã qua sử dụng. Nếu thờ cả tượng Phật, tượng Bồ tát và các vị thần minh khác, thì Phật và Bồ tát đặt ở ban trên, các vị minh thần ở phía dưới.
Bên cạnh tượng Phật, một bàn thờ Phật sẽ có thêm các phụ kiện thờ cúng bằng đồng như lư hương cắm nhang, lọ hoa, mâm bồng, ngai chén, đôi đèn thờ v.v…
Ban thờ là nơi linh thiêng, thường được đặt ở những nơi cao ráo
Bát hương đặt giữa bàn thờ Phật không nên quá đầy tro, có thể rút bớt chân hương vào ngày 15 âm lịch hàng tháng cho sạch sẽ. Chuông trên bàn thờ Phật, sau khi niệm Phật xong, thắp nhang lên bát hương rồi gõ 3 tiếng chuông.
Lộc bình nên đặt ở bên phải bàn thờ Phật nếu nhìn từ ngoài vào và tốt nhất là dùng hoa sen, hoa huệ hoặc cây sống đời để trưng trên bàn thờ Phật.
Mâm bồng cúng dường Phật không dùng cho việc khác hay bàn thờ khác, tuyệt đối không cúng mặn, không sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ… để dâng cúng trên bàn thờ Phật. Đặt dĩa trái cây ở bên trái bàn thờ Phật nếu nhìn từ ngoài vào.
Dùng tịnh thủy, hay còn gọi là nước sạch để cúng dường Phật. Tịnh thủy đặt ở giữa hay bên trái bàn thờ, cạnh dĩa trái cây và lưu ý không được dùng ly đựng nước cúng dường ở bàn thờ Phật cho bất kỳ việc nào khác.
Với mỗi gia đình lại có những cách bài trí chọn đồ thờ cúng khác nhau
Vai trò của phòng thờ cúng trong các gia đình Việt
Việc thờ cúng tổ tiên thể hiện cho đạo lý uống nước nhớ nguồn/ăn quả nhớ kẻ trồng cây; thể hiện được sự biết ơn và kính trọng đối với các bậc thần linh luôn che chở và ghi nhớ công ơn sinh thành của những người đã mất.
Thờ cúng Phật và tổ tiên được tổ chức chu đáo sẽ giúp mang lại vận mệnh phú quý, giàu sang và may mắn cho gia đình.
Lư hương đồng cỡ lớn được bày trí ngoài nhà thờ tổ
Một số gia đình hiện nay sẽ đặt riêng bàn thờ Phật và bàn thờ gia tiên. Tuy nhiên, các gia đình cũng có thể đặt chung để quy tụ không gian thờ cúng của gia đình về một nơi.
Dù có đặt chung hay đặt riêng, gia chủ cũng cần phải đảm bảo một số nguyên tắc nhất định như: nguyên tắc về vị trí đặt bàn thờ; cách đặt bàn thờ để tránh một vài điều cấm kỵ.
Vị trí đặt bàn thờ Phật và bàn thờ gia tiên
Tùy theo thiết kế của từng ngôi nhà mà gia chủ có thể lựa chọn các vị trí khác nhau để đặt bàn thờ, tuy nhiên, bàn thờ luôn phải được đặt ở chỗ quan trọng, trang nghiêm, sạch sẽ, khô ráo,…
Thông thường, vị trí đặt bàn thờ hợp lý nhất là phòng khách vì đây là không gian sinh hoạt chung của cả gia đình, tạo được cảm giác gần gũi, trang trọng và dễ nhìn thấy. Nếu đặt chung, bàn thờ Phật sẽ đặt ở vị trí cao hơn bàn thờ gia tiên.
Ban thờ gia tiên có thể được thờ gộp với ban thờ Phật
Bàn thờ Phật nên đặt ở không gian tách biệt; tránh việc người nhà thường xuyên đi lại ảnh hưởng đến giấc ngủ của thần linh. Không nên đặt bàn thờ quá cao; chỉ nên đặt ngang bằng hoặc cao hơn một chút so với gia chủ để tiện cho việc cúng vái, đặt lễ, dọn dẹp vệ sinh,…
Nếu đặt bàn thờ tổ tiên chung với bàn thờ Phật, các gia đình không nên cúng đồ mặn. Chỉ cần cúng hoa quả, trà, bánh… Bàn thờ luôn phải được giữ sạch sẽ, ngăn nắp…
Nguyên tắc đặt bàn thờ Phật cần lưu ý
Các gia đình đang sống ở chung cư sẽ rất khó để có thể bày biện được hai ban thờ cùng một lúc. Vì vậy, gộp chung bàn thờ Phật và gia tiên được cho là phương án tối ưu nhất.
Bàn thờ Phật và bàn thờ gia tiên sẽ được đặt ở nơi sang trọng và dễ nhìn thấy nhất ở trong gia đình. Khi đặt bàn thờ Phật và bàn thờ gia tiên; các gia đình có thể đặt chung với nhau để tạo ra một không gian tâm linh, phù hợp với nhà chung cư hoặc các nhà ở có diện tích nhỏ hẹp.
Những điều nên làm khi đặt chung bàn thờ Phật
Đối với tượng Phật, các gia đình nên để Phật hướng ra cửa chính, lau chùi tượng thường xuyên. Nếu tượng Phật không may bị vỡ, các gia đình sẽ phải gói ghém lại và vào ngày mùng 1, 3, 5, 7, 9 đem đốt dưới nắng để tiễn đưa Phật quy vị. Nếu tượng bị nứt, gia đình nên bó lại gọn gàng bằng giấy đỏ chứ không dùng chổi quét,…
Đồ đồng hàng khảm luôn là lựa chọn hàng đầu của các gia chủ
Nguyên tắc đặt bàn thờ Phật không nên làm
Khi mua bàn thờ, gia chủ không nên sử dụng gỗ đã qua sử dụng để làm bàn thờ hay đồ vật trên bàn thờ.
Không đặt bàn thờ ở lối đi lại nhiều vì sẽ làm ồn ào; mất đi sự thanh tịnh của phòng thờ; không bàn thờ tại những nơi không sạch sẽ. Đặc biệt đại kỵ đặt dưới chân cầu thang hoặc sát phòng vệ sinh, phòng tắm,…
Nguyên tắc bố trí bàn thờ Phật chung gia tiên
Không được coi Phật ngang hàng với các vị thần như Thần Tài hay Ông Địa mặc dù các vị thần này cai quản tài lộc, tiền bạc. Phật lúc nào cũng phải ở vị trí cao nhất.
Bát hương đồng khảm tam khí cao cấp
Đúc đồng Bảo Long – Cơ sở cung cấp đồ thờ cao cấp, chất lượng số 1 thị trường
Tự hào là người tiếp nối làng nghề truyền thống đúc đồng Ý Yên – Nam Định. Đúc đồng Bảo Long với đội ngũ nghệ nhân giỏi dày dặn kinh nghiệm, xưởng đúc cỡ lớn, Đúc Đồng Bảo Long là điểm đến được hơn 10.000 khách hàng tin chọn trong thời gian qua. Quy trình đúc thủ công chuẩn chỉ, tân tiến phù hợp với thời đại.
Chúng tôi còn nhận chế tác đồ thờ, hạc thờ, lư hương…. Đa dạng về kích thước, mẫu mã, kiểu dáng. Ngoài ra, còn nhận đúc theo yêu cầu của khách hàng. Tin chắc có thể làm hài lòng ngay cả những khách hàng khó tính nhất.
Quý khách quan tâm đến sản phẩm có thể đến các showroom gần nhất trên toàn quốc, hoặc liên hệ trực tiếp qua Hotline: 0968.966.268 – 0984.888.889 để được hỗ trợ nhanh nhất.
Cách Bày Mâm Ngũ Quả Hợp Phong Thủy, Mang Lại May Mắn Ngày Tết Nguyên Đán
Trong văn hóa truyền thống của người Việt, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên luôn được đặc biệt coi trọng. Chính vì vậy, bàn thờ ngày Tết luôn là nơi trang trọng nhất. Từ xưa mâm ngũ quả là thứ không thể thiếu trên bàn thờ trong mỗi gia đình dịp tết.
Theo đó, vào khoảng 28, 29 tháng Chạp, sau khi lau dọn bàn thờ gia tiên, các gia đình bắt đầu bày biện mâm ngũ quả, trang trí đẹp mắt để đặt lên bàn thờ. Cách bày mâm ngũ quả truyền thống sẽ là nải chuối xanh được đặt dưới cùng, ở giữa là quả bưởi, rồi điểm xuyến những quả quất, quýt xung quanh.
Ngày nay nhiều gia đình chọn cách bày mâm ngũ quả theo phong thủy với quan niệm đón thêm tài lộc trong năm mới.
Thông thường mâm ngũ quả gồm 5 loại quả có màu sắc khác nhau. Sở dĩ chọn số 5 là vì từ xưa ông cha ta đã quan niệm Phú – Quý – Thọ – Khang – Ninh là những điều quý giá và luôn mong mỏi đạt được 5 điều này trong năm mới.
Ngoài ra trên mâm ngũ quả, người ta thường chọn 5 loại quả tương ứng với 5 màu sắc của các hành Kim- Mộc- Thủy- Hỏa- Thổ, tượng trưng cho mong ước được ngũ phúc: “Giàu có, sang trọng, sống lâu, khỏe mạnh, bình yên”.
Màu đỏ tượng trưng cho hành Hỏa, thường là các loại quả: Hồng, táo tây, thanh long…
Màu trắng tượng trưng cho hành Kim, người Việt hay chọn roi, mận hoặc lê,…
Những loại quả như chuối xanh, đu đủ xanh, mãng cầu, quả na, sung, dừa, dưa hấu… tượng trưng cho hành Mộc.
Với hành Thổ có thể chọn những loại quả có màu nâu, nâu đất hay vàng như xoài chín, bưởi, phật thủ chín, quýt vàng, cam vàng…
Màu đen tượng trưng cho hành Thủy, có thể chọn những loại quả như nho đen hoặc các quả có màu tối, sậm.
Về cách chọn số lẻ trong mâm ngũ quả ngày nay vẫn được chuộng ở miền Bắc, còn ở miền Trung và miền Nam thì lẻ cũng tốt, nhưng chú trọng hơn đến ý nghĩa của các loại quả.
Nếu người miền Bắc chuộng chuối, thì người miền Nam lại kỵ vì phát âm từ này giống Chúi nhủi, làm ăn không phất lên được. Hay lê, táo, cam, quýt cũng không được nhiều người miền Nam dùng để bày mâm ngũ quả.
Người miền Nam bày mâm ngũ quả theo mong muốn “Cầu sung vừa đủ xài” ước mong năm mới đủ đầy, sung túc, tương ứng với 5 loại quả: Mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Ngoài ra, còn có thêm quả thơm (dứa) với mong muốn con cháu đầy nhà và một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng để cầu may mắn.
Mâm ngũ quả tuy không quá quan trọng chuyện số quả lẻ hay chẵn nhưng vẫn giữ nguyên các quy ước dân gian như: Mâm ngũ quả chỉ bày quả, không đặt thêm hoa hoặc thực phẩm gì.
Cách bày mâm ngũ quả truyền thống sẽ là để nải chuối dưới cùng, lấy các trái cây khác đỡ thế phía dưới. Quả bưởi đặt giữa nải chuối, sau đó cài xen các loại quả hồng, cam, quýt…
Những Loại Trái Cây Chưng Tết Đem Lại May Mắn Và Cách Bày Trí Mâm Ngũ Quả Theo Phong Thủy
Trái cây chưng Tết hầu như là một yếu tố không thể thiếu trong các mâm cỗ, bàn thờ của bất cứ gia đình người Việt nào. Dù kTrong bài viết này, SUNO tổng hợp các loại trái cây chưng Tết đem lại may mắn cả năm cho gia chủ và cách bày trí mâm ngũ quả theo phong thủy để rước lộc đầu năm. hông còn xa lạ với mâm ngũ quả dịp Tết, nhưng liệu bạn đã hiểu hết được ý nghĩa ẩn sau từng loại trái cây biểu trưng?
1. Những loại trái cây chưng Tết đem lại may mắn
Bưởi: thịnh vượng, may mắn, sum vầy
Điều quan trọng ở đây là nên lựa chọn chuối tươi xanh, trái đều. Theo dân gian, nải chuối có hình dạng như lòng bàn tay đặt ngửa, với ý nghĩa hứng lấy may mắn, tinh hoa đất trời, đem lại sự bình an, may mắn cho cả gia đình.
Mãng cầu: Đây là loại quả tượng trưng cho mong muốn mọi điều như ý vào dịp đầu năm, cầu chúc mọi điều như ý.
Đây là loại quả ngự trị trên mâm ngũ quả vào đêm giao thừa, đặc biệt theo quan niệm của người dân Nam bộ, họ hay dùng quả dừa để cúng tế tổ tiên, đất trời. Phần nước dừa sau cúng bái, sẽ được chia cho con cháu, với ý nghĩa nhận lấy sức khỏe, bình an Phật Trời ban cho. Đây là một tín ngưỡng dân gian được lưu truyền từ xa xưa.
Với phát âm khác là “xài”, nên loại quả này được chọn là trái cây chưng Tết với mong muốn được tiêu xài thỏa thích, không sợ thiếu thốn, sự hiện diện của quả xoài sẽ đem đến cho gia chủ một năm ấm no, hạnh phúc, chi tiêu thoải mái.
Theo phong thủy, đây là loại quả với hình dáng như mặt trời, đem lại nguồn năng lượng tích cực, phúc khí, tiền tài cho gia đình.
Ngoài được trưng bày trên mâm ngũ quả thì mọi người còn trang trí nhà cửa bằng những chậu quất cảnh sum xuê, xanh mát.
Ý nghĩa mâm ngũ quả theo truyền thống người Việt
2. Cách trưng bày mâm ngũ quả ngày Tết theo phong thủy
Theo truyền thống, mâm ngũ quả ngày Tết bao gồm 5 loại quả, tượng trưng cho ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Là thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, lòng thành kính đối với bậc tổ tiên mỗi dịp đầu năm mới.
Ngoài ra, mâm ngũ quả còn là tượng trưng cho thành quả lao động miệt mài cả năm của người nông dân, để khi mùa vụ sang, mùa xuân đến là dịp dâng lên tổ tiên với lòng thành kính.
Thông thường, 5 là số lẻ tượng trưng cho số lượng trái cây trên mâm ngũ quả, với ý nghĩa phát triển, sinh sôi, nảy nở.
Miền Bắc: mâm ngũ quả miền Bắc gồm có các loại quả: chuối, bưởi, đào, hồng, quýt.
Cách trình bày: Nải chuối được đặt ở dưới cùng, chính giữa nải chuối là quả bưởi, sau đó xen kẽ những loại quả còn lại sao cho đảm bảo sự hài hòa về bố cục và màu sắc.
Miền Trung: Mâm ngũ quả bao gồm chuối, mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài,.. và một số loại quả khác tùy theo văn hóa mỗi nhà. Nhìn chung rất phong phú.
Cách trình bày: Thường họ không quá cầu kì, hay thiên về hình thức của mâm ngũ quả, chủ yếu “có gì cúng nấy” thành tâm và kính bái đối với tổ tiên. Do đó mà cách bày trí cũng tùy thuộc vào thẩm mỹ của mỗi người.
Miền Nam: Người dân miền Nam khá cầu kì và kén chọn các loại quả sẽ xuất hiện trên mâm ngũ quả của họ ngày Tết. Trong đó, chuối là loại quả dường như sẽ rất khó tìm, do đồng âm với từ “chúi” (thể hiện sự khó khăn trong làm ăn, cuộc sống).
Mâm ngũ quả người miền Nam thường có các loại: Mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung. Chân đế có thể là thơm, bưởi, tùy vào gia chủ.
Ngày nay, hoa quả ngày càng nhiều chủng loại. Nên hầu như mâm trái cây chưng Tết không còn bó buộc vào số lượng 5 nữa, mà ngày càng nhiều hơn, với bố cục, màu sắc đa dạng phong phú.
Tuy nhiên “mâm ngũ quả” vẫn luôn được duy trì, như một thói quen ăn sâu vào tiềm thức, tâm linh của người Việt bao đời qua.
Dù được bày trí thế nào đi nữa, thì mâm ngũ quả trên bàn thờ Tổ tiên dịp Tết luôn mang ý nghĩa cầu nguyện bình an, no đủ mỗi dịp Tết đến xuân về.
Bài Trí Ban Thờ Thần Tài Để Mang Lại May Mắn Quanh Năm
(Thethaovanhoa.vn) – Ban thờ Thần tài Thổ địa rất được coi trọng bởi đây là các vị thần cai quản tài lộc, tiền bạc và may mắn.
Cúng Thần Tài, Bài cúng Thần Tài, Văn khấn Thần Tài, Mâm cúng Thần Tài, cúng ngày vía thần tài, ngày vía thần tài cúng gì, bài cúng ngày vía thần tài, văn khấn thần tài
Tục thờ Thần tài và Thổ địa chung
Theo giân dan, Thần tài là vị thần cai quản tiền tài, vàng bạc còn Thổ địa (Ông địa) được xem là vị thần hộ mệnh, cai quản vùng trời, đất đai, phù hộ cho mùa màng tươi tốt, con người và cả gia súc. Một vị gắn liền với đời sống kinh tế, buôn bán; một vị mang đặc trưng của kinh tế nhà nông.
Vì thế, hai vị thần thường được thờ cúng chung với nhau và việc thờ cúng cũng được thực hiện quanh năm. Tuy nhiên, việc cúng lễ hai vị thần này được coi trọng hơn cả là vào ngày Thần tài về trời (10 tháng Giêng âm lịch hàng năm).
Vị trí đặt ban thờ Thần tài thế nào mới đúng?
Việc đặt ban thờ Thần tài là điều được coi trọng nhất và thường được đặt theo hướng tốt đối với từng gia chủ hoặc hướng đón Khí (Lộc) từ ngoài vào. Đối với những người buôn bán, kinh doanh, ban thờ Thần tài được đặt hướng thuộc cung Thiên Lộc hoặc Quý Nhân.
Cung Thiên Lộc mang lại may mắn về tiền bạc, tài sản thăng tiến, thịnh vượng. Bên cạnh đó, việc đặt ban thờ theo cung này còn khiến gia chủ làm ăn tấn tới, phát đạt, kinh doanh thuận lợi. Tuy nhiên, cần phải tránh hướng chịu sự ảnh hưởng của các sao xấu: Không vong, Tử, Tuyệt.
Cung Quý Nhân: Quý Nhân Thiên Ất là vị thần đứng đầu cát thần, được tương truyền là vô cùng linh thiêng, có thể trấn và chế ngự được mọi chỗ động vì thế, hướng Quý Nhân thường mang lại sự bình an, cát khánh, thuận hòa, may mắn cho gia đạo. Không chỉ thế, sao Quý Nhân còn mang ý nghĩa cứu trợ, giải tai ách nên ban thờ đặt theo hướng này gia chủ sẽ gặp hung hóa cát, gặp nhiều thuận lợi trên con đường công danh, học hành.
Thông thường, khi đặt ban thờ Thần tài, trước mặt phải quang đãng, sạch sẽ; sau lưng tựa vào vách tường chắc chắn, kiên cố và không được trổ lỗ, tránh các góc nhọn ở phía sau lưng ban thờ.
Ngoài ra, việc đặt ban thờ cần được đặt theo hướng phù hợp với tuổi của gia chủ.
Trên ban thờ Thần tài thường được đặt các đồ vật, lễ vật sau:
– Ban thờ Thần tài: kích cỡ phù hợp với từng địa điểm, vị trí, trên vách dán một tấm bài vị.
– Tượng Thần tài – Thổ địa: thường được làm bằng sứ, đặt hai bên ban thờ. Theo nguyên tắc, vị trí đặt (nhìn từ ngoài vào) sẽ là: tượng Thần tài bên trái, tượng Thổ địa bên phải.
– Tượng Phật Di Lặc: là vị thần quản lý và ngăn chặn các vị thần làm những điều sai trái, thường được đặt bên trên ban thờ Thần tài.
– Hũ gạo, hũ muối, hũ nước đầy: được đặt ở giữa hai tượng Thần tài – Thổ địa. Đây là những vật tượng trưng cho cuộc sống no đủ, êm ấm và được đặt từ đầu năm cho tới cuối năm mới được đem thay.
– Bát nhang: được đặt giữa ban thờ và tuyệt đối không được xê dịch, di chuyển.
– Lọ hoa tươi: đặt bên phải ban thờ (không nên sử dụng hoa giả). Các loại hoa thường được sử dụng: hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền… và quan trọng không được để hoa, lá bị héo trên ban thờ.
– Quả tươi: thường là mâm/đĩa ngũ quả.
– 5 chén nước xếp hình chữ thập: tượng trưng cho ngũ hành và ngũ phương phát triển.
– 5 củ tỏi: đặt vào trong một chiếc đĩa nhỏ với ý nghĩa xua đuổi ma quỷ.
– Bát nước đầy rắc cánh hoa hồng ở trên: mang ý nghĩa giữ cho tiền bạc không bị trôi đi. Thường được đặt trên nền đất ngoài cùng ban thờ.
– Tượng Ông Cóc: đặt bên trái ban thờ với ý nghĩa đón sinh khí, tài lộc. Ban ngày quay tượng ra ngoài và tối quay vào trong.
Ý nghĩa các đồ vật được đặt trên ban thờ Thần tài: Để gia chủ hay cơ sở kinh doanh luôn gặp may mắn, thuận lợi, việc bài trí ban thờ Thần tài cũng được chú trọng hết mực.
Việc thờ cúng Thần tài cần được thực hiện quanh năm, đặc biệt là các ngày mùng 1 (âm lịch), ngày rằm và ngày 10 (âm lịch) hàng tháng là ngày vía thần tài. Xung quanh vị trí đặt ban thờ cũng như tượng các vị thần cần được giữ gìn, lau chùi, tắm rửa sạch sẽ thường xuyên.
Ý nghĩa ngày Thần Tài là gì?
Theo truyền thuyết, chuyển kể rằng ngày xưa dưới trần gian không Thần Tài mà chỉ có Thần Tài ở trên trời, người là vị thần cai quản tài lộc, tiền bạc. Do một lần đi chơi, nhậu xỉn, Thần Tài say quá không làm chủ bản thân nên đã rơi xuống trần gian, ngất xỉu do đầu va vào đá. Mọi người thấy Thần Tài ăn mặc như diễn viên tuồng cải lương thì lột sạch quần áo, mũ nón đem bán. Thần Tài tỉnh dậy không nhớ mình là ai nên đi lang thang ăn xin khắp nơi.
Vào đến một cửa hàng kinh doanh nọ, ông thấy chủ cửa hàng buôn bán gà vịt ế ẩm, Thần Tài được mời vào ăn. Kỳ lạ thay, từ khi Thần Tài vào ăn thì khách ở đâu ùn ùn kéo tới, người bán hàng thấy vậy, ngày nào cũng mời thầy tài đến ăn. Có lẽ từ đây mà có câu Thần Tài gõ cửa. Mọi người dân buôn bán quanh vùng coi Thần Tài như báu vật, liền lập bàn thờ để cúng.
Để tưởng nhớ Thần Tài, mọi người lựa chọn ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch, tức ngày Thần Tài bay về trời để làm lễ cúng. Tuy nhiên bình thường mọi ngày, nhiều người vẫn cúng hoa quả, trái cây, bánh kẹo đầy đủ để mong một ngày làm ăn thuận lợi, buôn may bán đắt.
Cúng Thần Tài thường có những thứ sau: 1 bình hoa tươi, 1 con tôm, 1 con cua, 1 miếng thịt lợn luộc, 1 con cá lóc nướng, 1 bộ tiền vàng, 1 đĩa trái cây tươi, 1 bình rượu.
Ý nghĩa ngày Thần Tài là gì, có lẽ sau khi đọc nguồn gốc, sự tích ngày Thần Tài, mọi người cũng sẽ phần nào đoán được về ý nghĩa ngày Thần Tài. Ngày mà tất cả mọi người những người làm ăn buôn bán, kinh doanh sẽ làm lễ cúng với mục đích mong muốn sang một năm mới sẽ có nhiều thuận lợi hơn, có nhiều tài lộc, tiền bạc hơn.
Theo truyền thống của người Việt Nam cũng như nhiều nước khác, vàng luôn được coi là báu vật, là thứ cực kỳ quan trọng, nó không chỉ có giá trị thiết thực mà nó còn mang ý nghĩa của sự phú quý giàu có, cát tường, may mắn.
Ngày Thần tài, Ngày vía thần tài, Ngày thần tài mua gì, Ngày thần tài cúng gì, ngày thần tài là ngày nào, ngày vía thần tài là gì, lễ cúng thần tài, lễ cúng ngày thần tài Bởi vậy ngày vía Thần Tài, người dân sẽ mua vàng vào ngày màu để cầu mong sự may mắn, một năm mới tiền bạc rủng rỉnh, tiền tiêu không thiếu, buôn bán thuận lợi. Vào ngày này bạn sẽ thấy mọi người xếp hàng trước các cửa tiệm vàng.
Giá vàng trong nước giảm trong ngày Vía Thần Tài
Hôm nay ngày 3/2 (tức mùng 10 tháng Giêng) là ngày Vía Thần Tài và đây là dịp người dân thường đi mua vàng cầu may.
Dù vậy, giá vàng sáng nay vẫn giảm. Lúc 9 giờ 7 phút sáng, tại Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận, giá vàng SJC giảm 200.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và 100.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với chốt phiên cuối tuần qua, niêm yết ở mức 44 – 44,85 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Tại Tập đoàn Vàng bạc Phú Quý, giá vàng SJC được niêm yết ở mức 44,1 – 44,7 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), giữ nguyên so với giá chốt phiên cuối tuần qua.
Trong khi đó, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 44 – 44,7 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Mức giá này giảm 350.000 đồng ở chiều mua vào và 150.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với chốt phiên cuối tuần qua.
Trước đó, vào chiều 31/1 (giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay tại thị trường châu Á giảm 0,1% xuống còn 1.572,96 USD/ounce trong khi giá vàng giao kỳ hạn của Mỹ giảm 0,7% xuống còn 1.578,30 USD/ounce.
Tuy vậy, giá kim loại quý này đã tăng 3,7% kể từ đầu năm 2020 đến nay và đang hướng tới tháng tăng mạnh kể từ tháng 8/2019 trong bối cảnh sự lan rộng của dịch bệnh trên đang làm dấy lên những quan ngại về tình trạng giảm tốc tăng trưởng của kinh tế thế giới.
Trước đó, tại cuộc họp kín của Ủy ban khẩn cấp WHO tại Geneva (Thụy Sỹ) vào rạng sáng 31/1 (theo giờ Việt Nam), Tổng Giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus đã quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu (PHEIC) vì dịch viêm phổi cấp do virus Corona (nCoV) gây ra. Tính đến sáng 31/1, trên toàn thế giới đã có 9.805 ca nhiễm bệnh ở 22 quốc gia, vùng lãnh thổ và 214 người tử vong vì dịch viêm phổi cấp do nCoV.
Theo TTXVN, Công ty Vàng bạc Đá quý Bảo Tín Minh Châu, Công ty đã chuẩn bị lượng lớn nhẫn tròn trơn Vàng rồng Thăng Long (được người dân coi là vàng tài sản) các bản vị từ 0,5 chỉ, 1 chỉ, 2 chỉ, 3 chỉ, 5 chỉ, một cây nhằm đáp ứng tốt nhất mong muốn của khách mua vàng cầu may và làm vốn, giữ tài sản trong ngày Lộc Thần Tài.
“Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã tuyển chọn rất nhiều trang sức vàng ta, vàng tây đặc sắc như: Tượng vàng Thần Tài – khai xuân đại phát, hộ mệnh bình an; Đĩnh vàng Tài lộc mang đến tài lộc phú quý và thịnh vượng, một sự khởi đầu tốt lành và hạnh phúc, bình an cho gia chủ đón Năm mới; Nhẫn kim tiền – Tiền vàng sung túc; Charm tì hưu vàng – của cải dồi dào, tiền vào liên tiếp, trang sức vàng ta gắn đá ngọc quý theo phong thủy tháng sinh, tuổi mệnh mang đến vận may, tài lộc để khách hàng lựa chọn làm đẹp, cầu may theo sở thích riêng”, đại diện Bảo Tín Minh Châu nói.
Đặc biệt, ngày Vía Thần tài năm nay Bảo Tín Minh Châu đã chuẩn bị Đắc Lộc Đài Tâm linh may mắn để người dân mua được vàng sẽ thỉnh trống âm vang may mắn và được tặng 1 đốc thần tài may mắn để treo tại tư gia cho cả năm sung túc, phát tài…
Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI cũng được đánh giá là “chơi lớn” trong mùa Thần tài 2020 khi tung ra 280.000 sản phẩm, tăng 30% so với dịp Thần Tài năm ngoái, với các dòng sản phẩm chủ lực như Đồng vàng Kim Tý Phát Lộc, Đồng vàng Kim Tý Chiêu Tài, Âu Vàng Phúc Long; trong đó, sản phẩm vàng đúc hình chuột được dự báo sẽ là dòng sản phẩm hút khách.
Ông Dương Anh Tuấn, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI cho biết, các sản phẩm đồng vàng Kim Tý của DOJI được tính theo giá niêm yết của vàng SJC, với trọng lượng 1 chỉ – 2 chỉ – 5 chỉ, đáp ứng tối đa nhu cầu của người dân, linh hoạt với mọi khả năng tài chính của khách hàng. Chính vì vậy, đồng vàng Kim Tý đang giữ vị trí quán quân trong bộ sưu tập sản phẩm DOJI tung ra trong dịp Thần tài này.
Bà Nguyễn Thị Luyến khẳng định: “Nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng mua vàng lấy may trong ngày Vía Thần Tài, chúng tôi sẽ cố gắng phục vụ đến vị khách cuối cùng. Trong trường hợp khách hàng quá đông không phục vụ hết, nhiều khách hàng muốn xuất tiền mua vàng trong đúng ngày mồng 10 tháng Giêng, Công ty sẽ in hóa đơn cho khách và hẹn khách hôm sau đến lấy vàng. Theo tính toán, lượng khách năm nay đông hơn năm trước từ 20 – 30%”.
Không “thổi giá”, đảm bảo an toàn cho khách hàng
Trong tuần này, giá vàng thế giới đã tăng mạnh bởi dịch viêm đường hô hấp cấp (Virus Corona). Giá vàng trong nước theo đó cũng bật tăng, có thời điểm vượt mốc 45 triệu đồng/lượng.
Mặc dù vậy, các doanh nghiệp kinh doanh vàng đều khẳng định sẽ không điều chỉnh giá bất thường, mọi diễn biến vẫn theo quy luật thị trường.
Bà Nguyễn Thị Luyến, Trưởng phòng kinh doanh Công ty Vàng bạc Đá quý Bảo Tín Minh Châu khẳng định, là nhà cung cấp có thương hiệu uy tín lâu năm, Bảo Tín Minh Châu luôn đưa ra giá tốt nhất cho khách hàng, không vì đông khách mà tăng giá. Bảo Tín Minh Châu sẽ điều chỉnh giá theo biến động của thị trường vàng, đảm bảo quyền lợi khách hàng.
Ông Dương Anh Tuấn, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI cũng nhấn mạnh, DOJI không coi ngày này là dịp để kiếm lợi nhuận mà chủ yếu mang tính phục vụ mong muốn của người dân mua được một vài chỉ vàng, mang lại sự may mắn, thuận lợi, tốt đẹp cho bản thân và gia đình.
Bà Nguyễn Thị Luyến cũng cho biết, để phòng tránh lây lan dịch viêm đường hô hấp cấp cho khách hàng, Bảo Tín Minh Châu chuẩn bị sẵn khẩu trang tặng khách hàng và dung dịch rửa tay khô diệt khuẩn. Công ty cũng đã mời Y tế các quận Hai Bà Trưng và Cầu Giấy, Hà Nội đến các cửa hàng phun thuốc diệt khuẩn.
Bên cạnh đó, Bảo Tín Minh Châu cũng có đội ngũ nhân viên phát tài liệu khuyến nghị an toàn dịch viêm đường hô hấp cấp, tư vấn và hướng dẫn khách hàng xếp hàng trật tự, văn minh đảm bảo an toàn tối đa cho khách hàng.
Ngày Vía Thần Tài: “Phố vàng Hà Nội” thưa người
Trái ngược với tình trạng xếp hàng mua vàng thời điểm sáng sớm, đến 10h30 ngày hôm nay 3/2, phố bán vàng lớn của Hà Nội – phố Trần Nhân Tông đã không còn cảnh rộn ràng, dù tiếng kèn trống, múa lân vẫn vang lên không ngớt.
Ghi nhận của phóng viên tại phố Trần Nhân Tông cho thấy, lượng người qua lại vẫn diễn ra như những ngày trước, khách mua hàng tại các tiệm vàng không được tấp nập như mọi năm.
Anh Tuấn Vinh, trông xe tại phố Trần Nhân Tông cho hay: “Khách năm nay vắng quá, anh em trông xe chỉ mong dịp đầu năm, ngày Vía Thần Tài để kiếm thêm, nhưng từ sáng tới giờ, mới được chục xe. Ô tô thì có thể đếm trên đầu ngón tay. Không như mọi năm, thời điểm này, anh em trông xe làm không hết việc”.
Theo anh Vinh, dù giá trông xe vẫn như mọi năm, 10.000 đồng/xe, nhưng lượng khách tới mua vàng thời điểm này quá vắng, chỉ được khoảng 10-20% so với mọi năm.
“Có thể do dịch bệnh Corona, nên người dân cũng lo lắng khi đi mua vàng, xếp hàng, nên chỉ đông một lát buổi sáng, còn đến giờ thì không còn cảnh chen lấn mua vàng”, anh Vinh nói.
Nhiều người trông giữ xe tại phố Trần Nhân Tông cho hay, doanh thu của việc trông xe những năm trước có thể lên tới 3 triệu đồng/ngày. Nhưng năm nay, lượng khách đến 10 giờ sáng vẫn còn ít.
Không chỉ tại phố Trần Nhân Tông, mà tại các phố khác như Cầu Giấy, Kim Mã,… đến thời điểm này, các cửa hàng vàng cũng chung cảnh thưa người, ngoại trừ các cửa hàng của những thương hiệu lớn như DOJI, Phú Quý, Bảo Tín Minh Châu vẫn có khách ra vào. Nhiều cửa hàng, với lượng lớn nhân viên, gồm: trông giữ xe, hướng dẫn khách… nhưng vì thưa khách, nhiều người trong số đó đều đứng chơi vì không có việc.
Đông đảo người dân mua vàng tại các cửa hàng vàng trên địa bàn thành phố Ninh Bình. Ảnh: Minh Đức – TTXVN
Trao đổi về tình hình ngày Vía Thần Tài năm nay, anh Nguyễn Đức Chuyên, đại diện Công ty Phú Quý cho hay, thời điểm này lượng khách đã khá vắng, vì mưa và dịch bệnh, người dân lo ngại nhiều nên việc xếp hàng mua vàng như nhiều năm đã không còn.
Tại phố Trần Nhân Tông, lượng ô tô đến gửi để mua vàng không còn nhiều như những năm trước. Lực lượng chức năng, công an phường, tự quản… có nhiệm vụ giữ gìn trật tự và điều tiết giao thông cũng không quá mất sức. Bởi lưu lượng người qua đây chỉ nhiều hơn ngày thường một chút.
Hàng năm, ngày Vía Thần Tài là dịp để các hàng ăn, cà phê, trông xe… kiếm thêm thu nhập. Nhưng năm nay, các dịch vụ này đều cho thấy mức sụt giảm nghiêm trọng. Do ảnh hưởng của thời tiết, trời mưa nhiều nên người dân cũng ít ra đường hơn so với mọi năm. Thêm nữa, việc dịch bệnh đang xuất hiện khiến không ít khách hàng chuyển sang mua vàng online nhiều hơn.
Đến 10h sáng nay, giá vàng SJC tại Phú Quý niêm yết ở mức 4.400.000 đồng/chỉ (mua vào) – và 4.470.000 đồng/chỉ (bán ra), giảm 10.000 đồng/chỉ so với đầu giờ sáng ở chiều mua vào; Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở mức 4.410.000 đồng/chỉ (mua vào) – 4.490.000 đồng/chỉ (bán ra), tăng 5.000 đồng/chỉ ở chiều mua vào so với đầu giờ sáng… So với ngày hôm qua 2/2, giá vàng giảm nhẹ khoảng 20.000 đồng/chỉ.
Cập nhật thông tin chi tiết về Nguyên Tắc Bày Trí Ban Thờ Phật Tại Gia Hợp Phong Thủy, Đem Lại May Mắn trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!