Xu Hướng 4/2023 # Nguồn Gốc Ngày Cúng Cô Hồn 23 Tháng 5 Âm Lịch Ở Huế # Top 7 View | Apim.edu.vn

Xu Hướng 4/2023 # Nguồn Gốc Ngày Cúng Cô Hồn 23 Tháng 5 Âm Lịch Ở Huế # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Nguồn Gốc Ngày Cúng Cô Hồn 23 Tháng 5 Âm Lịch Ở Huế được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Năm 1884, Pháp đã chiếm trọn hai miền Nam Bắc. Huế, trái tim của đất nước, trong cơn nguy biến mà mọi người dân Việt Nam đang lâm vòng nô lệ nhìn về.

Tối 22 qua rạng ngày 23 tháng 5 năm Ất Dậu tức là đêm mồng 4 rạng ngày mồng 5 tháng 7 năm 1885, Thượng Thư Bộ Binh Tôn Thất Thuyết và Đề Đốc Trần Xuân Soạn đã chỉ huy 20.000 binh lính mở cuộc tổng tấn công vào thành lũy của quân Pháp ở Toà Khâm và Mang Cá, sào huyệt giặc bên sông Hương. Quân ta chiến đấu rất gan dạ. Tôn Thất Thuyết bố trí cuộc tấn công rất chu đáo nhưng vũ khí giới kém nên bị thua trận.

Trấn Bình Đài ( Đồn Mang Cá) nơi quân Pháp đồn trú và diễn ra trận đánh

Trường ĐH Sư Phạm xưa kia là Trung học Kiễu Mẫu. Trước đó nữa là tòa khâm sứ Trung Kì. Một trong hai nơi đóng quân của Pháp và diễn ra trận đánh.

Rạng sáng, quân Pháp bắt đầu phản công dưới sự chỉ huy của Pernot. Pháp đã chia quân làm ba ngã để tiến vào kinh thành. Từng đợt xung phong chiếm lĩnh các vị trí cửa chắn then chốt để tràn vào các cửa Đông Ba, Thuợng Tứ, Chánh Đông, Chánh Tây, An Hòa. Toán từ Cửa Trài, phá cầu Thanh Long, vượt sông Ngự Hà, tiến vào Lục Bộ, cố tấn công cửa Hiển Nhơn để mở đường vào Hoàng Cung. Toán quân thứ hai vượt Cầu Kho tấn công quân triều đình đang tử thủ vườn Ngự Uyển để tiếp ứng toán quân đang cố phá đổ một cách vô hiệu quả cửa Hiển Nhơn vẫn đứng trơ gan trong khói lửa. Quân triều đình không giữ nổi thành phải tháo chạy về phía Lục Bộ và tràn ra cửa Đông Ba đã bị toán quân Pháp từ phía Cửa Trài tiến lên bao vây. Cuộc giết chóc tàn bạo chưa từng có đã xảy ra: hơn 1.500 người dân và binh lính triều đình đã ngã xuống trong đêm hôm đó vì bị trúng đạn của Pháp, hay một số do chen lấn, giẫm đạp lên nhau khi cố vượt ra khỏi Kinh thành. Hầu như không có gia đình nào không có người bị tử nạn trong đêm binh biến này.

Cửa Đông Ba vào năm 1885 đã diễn ra sự kiện đau thương với hơn 1.500 người con Huế ngã xuống.

Ngày 23 tháng 5 âm lịch (05.7.1885) từ đó về sau đã biến thành ngày giỗ lớn, ngày “quầy cơm chung” hàng năm của cả thành phố Huế. Họ cúng cho tất cả những người tử nạn: quân sĩ, dân chúng, quan lại, thợ thầy, do nhiều nguyên do: hoặc dày đạp, chen lấn nhau mà chết, hoặc bị đạn Pháp hoặc bị ngã xuống thành khi tìm cách leo ra khỏi thành, hoặc sẩy chân rơi xuống hồ ao dày đặc trong thành, nhất là hồ Tịnh Tâm… trong khoảng từ 02g đến 04g sáng 23.5 năm Ất Dậu.

Hồ Tịnh Tâm nơi nhiều người bị ngã xuống khi tháo chạy.

Ngày chính cử hành nghi lễ là ngày 23 tháng 5 ÂL. Nhưng đối với các tư gia thì có thể tùy theo từng gia đình mà tổ chức từ 23 đến 30 tháng 5. Người ta thường dựng rạp hoặc bày bàn cúng ngoài trời. Lễ cúng ít nhiều tùy gia đình nhưng tối thiểu phải có chè, cháo, gạo, muối, hoa quả, nhang, trầm, trà, giấy tiền vàng bạc, hột nổ, áo binh, giấy ngũ sắc, cau trầu, rượu. Ðặc biệt, trong lễ cúng 23 tháng 5 này, từ gia đình cho đến tập thể phải nhớ có một bình nước lớn và một đống lửa đốt bên cạnh bàn thờ cúng. Người ta tin rằng các âm hồn sẽ đến uống nước và sưởi ấm bên đống lửa, vì nhiều người trong biến cố đã chết khát, chết lạnh lẽo dưới ao, hồ, sông, suối trong rạng ngày 23 tháng 5.

Nguồn facebook.

Ngày Cúng Cô Hồn 23/5 Nét Văn Hóa Lịch Sử Huế

“Từ ngày thất thủ kinh đôTây qua giăng dây thép, họa địa đồ nước Nam”(Ca dao)

Năm 1884, Pháp đã chiếm trọn hai miền Nam Bắc. Huế, trái tim của đất nước, trong cơn nguy biến mà mọi người dân Việt Nam đang lâm vòng nô lệ nhìn về. Tổng tư lệnh lực lượng viễn chinh Pháp ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, Roussel De Courcy tuyên bố: “Cái gút thắt của vấn đề Việt Nam là ở Huế”.

Ngày 02.7.1885 De Courcy đưa quân vào cửa Thuận An, hống hách đòi hỏi triều đình Huế: “Nếu muốn được yên ổn thì phải nộp cho chúng tôi hai vạn thoi vàng, hai vạn thoi bạc và hai vạn quan tiền…”. De Courcy tiến vào Hoàng Thành và đòi vua Hàm Nghi phải bước xuống ngai vàng, đích thân ra đón. Roussel còn đòi tất cả phái đoàn của Pháp từ quan đến lính quèn phải được đi vào Đại Nội bằng cửa chính Ngọ Môn, trong khi cửa này chỉ để dành riêng cho Đại Nam Hoàng Đế. Sự ngạo mạn và lăng nhục của quân xâm lăng thiêu đốt hết mọi thiện chí ngoại giao. Sự bức xúc của vua quan và dân dã Việt Nam đã ngùn ngụt cháy thành lửa đỏ.

Tối 22 qua rạng ngày 23 tháng 5 năm Ất Dậu tức là đêm mồng 4 rạng ngày mồng 5 tháng 7 năm 1885, Thượng Thư Bộ Binh Tôn Thất Thuyết và Đề Đốc Trần Xuân Soạn đã chỉ huy 20.000 binh lính mở cuộc tổng tấn công vào thành lũy của quân Pháp ở Toà Khâm và Mang Cá, sào huyệt giặc bên sông Hương. Quân ta chiến đấu rất gan dạ. Tôn Thất Thuyết bố trí cuộc tấn công rất chu đáo nhưng vũ khí giới kém nên bị thua trận:

Từ ngày thất thủ kinh đô,Bốn phương xiêu vẹo hán Hồ khổ thay.Nước ta quan tướng anh hùngBách quan văn võ cũng không ai tày.Người có ngọc vẹt cầm tay,Ðạn vàng Tây bắn ba ngày không nao.Tài hay văn võ lược thao,Khí khái nhân địa ra vào rất thông.Bốn bề cự chiến giao công,Tây phiên nói: thực anh hùng nước Nam … (Vè thất thủ kinh đô) Rạng sáng, quân Pháp bắt đầu phản công dưới sự chỉ huy của Pernot. Pháp đã chia quân làm ba ngã để tiến vào kinh thành. Từng đợt xung phong chiếm lĩnh các vị trí cửa chắn then chốt để tràn vào các cửa Đông Ba, Thuợng Tứ, Chánh Đông, Chánh Tây, An Hòa. Toán từ Cửa Trài, phá cầu Thanh Long, vượt sông Ngự Hà, tiến vào Lục Bộ, cố tấn công cửa Hiển Nhơn để mở đường vào Hoàng Cung. Toán quân thứ hai vượt Cầu Kho tấn công quân triều đình đang tử thủ vườn Ngự Uyển để tiếp ứng toán quân đang cố phá đổ một cách vô hiệu quả cửa Hiển Nhơn vẫn đứng trơ gan trong khói lửa. Quân triều đình không giữ nổi thành phải tháo chạy về phía Lục Bộ và tràn ra cửa Đông Ba đã bị toán quân Pháp từ phía Cửa Trài tiến lên chiếm ngự. Cuộc chém giết trời sầu đất thảm đã xảy ra nơi mà trăm năm sau vẫn còn ghi dấu: Miễu Âm Hồn.

Ðịch chiếm thành và đốt phá, hãm hiếp, giết chóc cướp bóc không từ một ai. Một cuộc chạy loạn hết sức đau thương và bi thảm xảy ra. Hầu như không có gia đình nào lại không có người bỏ mạng trong cuộc binh biến này. Chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là số dân chúng ở trong thành.

Ngày 23 tháng 5 âm lịch (05.7.1885) từ đó về sau đã biến thành ngày giỗ lớn, ngày “quầy cơm chung” hàng năm của cả thành phố Huế. Họ cúng cho tất cả những người tử nạn: quân sĩ, dân chúng, quan lại, thợ thầy, do nhiều nguyên do: hoặc dày đạp, chen lấn nhau mà chết, hoặc bị đạn Pháp hoặc bị ngã xuống thành khi tìm cách leo ra khỏi thành, hoặc sẩy chân rơi xuống hồ ao dày đặc trong thành, nhất là hồ Tịnh Tâm… trong khoảng từ 02g đến 04g sáng 23.5 năm Ất Dậu.

Ngày chính cử hành nghi lễ là ngày 23 tháng 5 ÂL. Nhưng đối với các tư gia thì có thể tùy theo từng gia đình mà tổ chức từ 23 đến 30 tháng 5. Người ta thường dựng rạp hoặc bày bàn cúng ngoài trời. Lễ cúng ít nhiều tùy gia đình nhưng tối thiểu phải có chè, cháo, gạo, muối, hoa quả, nhang, trầm, trà, giấy tiền vàng bạc, hột nổ, áo binh, giấy ngũ sắc, cau trầu, rượu. Ðặc biệt, trong lễ cúng 23 tháng 5 này, từ gia đình cho đến tập thể phải nhớ có một bình nước lớn và một đống lửa đốt bên cạnh bàn thờ cúng. Người ta tin rằng các âm hồn sẽ đến uống nước và sưởi ấm bên đống lửa, vì nhiều người trong biến cố đã chết khát, chết lạnh lẽo dưới ao, hồ, sông, suối trong rạng ngày 23 tháng 5.

“Từ ngày thất thủ kinh đôTây qua giăng dây thép, họa địa đồ nước NamLên dinh tớ ở Tòa KhâmChén cơm âm phủ áo dầm mồ hôi”

Lễ tế âm hồn ngày thất thủ kinh đô

Có lẽ chẳng nơi nào trên thế giới cúng âm hồn mà quy mô tổ chức lại có tính cách toàn dân trong một thành phố như ở Huế trong ngày lễ cúng âm hồn 23 tháng 5 âm lịch. Đây là một hình thức cúng tế mà đơn vị tổ chức nghi lễ vừa có tính chất đơn lẻ trong từng gia đình, lại vừa có tính chất cộng đồng trong từng đoàn thể, tổ chức, tập thể những người cùng chung một ngành nghề, cùng ở trong một thôn, xóm, phường.

Tai sao toàn dân Huế lại tổ chức cúng âm hồn trọng thể như vậy, và lý do nào tập tục cúng lễ này lại còn giữ được qua bao nhiêu biến động của cuộc sống. Chúng ta hãy giở lại trang sử cũ của đất nước.

Ngày 1-8-1883, Pháp nã đại bác vào Thuận An. Tối 20 tháng 8, Thuận An thất thủ; đột phá khẩu vào kinh thành đã mở. Triều đình hoang mang lo sợ, chỉ có Tôn Thất Thuyết cương quyết lập trường đánh Pháp. Cuộc chiến đấu tự vệ mà ông và các đồng sự ráo riết chuẩn bị từ lâu đã đến lúc phải bùng nổ. Đêm 04-7-1885, Tôn Thất Thuyết chỉ huy cuộc vũ trang chống Pháp. Đánh vào sào huyệt giặc ở Mang Cá và khu Tòa Khâm bên sông Hương. Quân ta chiến đấu rất gan dạ. Tôn Thất thuyết bố trí cuộc tấn công rất chu đáo, nhưng vì khí giới kém nên bị thua trận. Địch chiếm thành và đốt phá, hãm hiếp, giết chóc cướp bóc không từ một ai. Một cuộc chạy loạn hết sức đau thương và bi thảm xảy ra. Hầu như không có gia đình nào lại không có người bỏ mạng trong biến cố này. Chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là số dân chúng ở trong thành. Ngày 23 tháng 5 âm lịch (5-7-1885) từ đó trở về sau đã biến thành ngày giỗ lớn, ngày “quẩy cơm chung” hằng năm của cả thành phố Huế. Họ cúng cho tất cả những người tử nạn: quân sĩ, dân chúng, quan lại, thợ thầy, do nhiều nguyên do: hoặc bị dày đạp, chen lấn nhau mà chết, hoặc bị đạn Pháp, hoặc bị ngã xuống thành khi tìm cách leo ra khỏi thành, hoặc sỉa chân rơi xuống hồ ao dày đặc trong thành, nhất là hồ Tịnh Tâm v.v… trong khoảng từ 2 giờ đến 4 giờ sáng ngày 23 tháng 5 năm Ất Dậu.

Ngày chính cử hành nghi lễ là ngày 23 tháng 5. Nhưng đối với các tư gia thì có thể tùy theo từng gia đình mà tổ chức từ 23 tháng 5 đến 30 tháng 5.

Với các tổ chức tập thể và thôn phường trong thành phố, ngày cúng lễ cũng không quy định một cách cứng rắn. Nhưng thông thường ngày chính lễ vẫn là ngày 23 tháng 5. Những tổ chức cúng âm hồn ngày 23 tháng 5 là do nhân dân tự động kết hóp tổ chức ở các thôn, xóm, phường, xã ở trong tỉnh, các người cùng nghề nghiệp, chung sinh hoạt như tiểu thương các chợ lớn, nhỏ, các khuôn hội, chùa chiền, các tổ chức từ thiện. Hầu như toàn thể gia đình và tổ chức tập thể ở Huế đều nao nức cúng âm hồn do xuất phát từ lòng cảm thương những người bị chết trong biến cố một cách bi thương và oan uổng, hồn bơ vơ vất vưởng, không có ai cúng cấp cho nên cúng âm hồn có ý nghĩa cao đẹp là công cho “thập loại chúng sinh” chứ không hẳn cúng cho thân nhân trong gia đình mình. Tính nhân bản rộng lớn vả đẹp đẽ là ở chỗ đó

Từ ngày 23 tháng 5, nếu là một đu khách mới đến Huế lần đầu, người ta sẽ ngạc nhiên khi thấy vô số rạp được dựng lên để cúng âm hồn trong thành phố. Nhạc cúng lễ vang động khắp nơi, hương trầm nghi ngút tỏa cả đêm lẫn ngày. Ban đêm các thời cúng của từng gia đình được đặt trước mặt nhà, hương đèn được đặt sẵn. Lễ vật cúng ít nhiều tùy gia cảnh nhưng tối thiểu phải có chè, cháo, gạo muối, bông ba hoa quả, hương, nhang trầm, hột nổ, áo binh, giấy ngũ sắc cau trầu rượu. Đặc biệt trong lễ cúng 23 tháng năm này, từ gia đình cho đến tập thể, phải nhớ có một bình lớn nước hoặc một thùng nước chè đầy và một đống lửa đốt bên cạnh bàn thờ cúng. Người cúng tin rằng các âm hồn sẽ đến uống nước và sưởi ấm bên đống lửa, vì nhiều người trong biến cố đã chết khát, và chết lạnh lẽo dưới ao, hồ, sông suối trong rạng ngày 23 tháng 5.

Đó là lòng thương người chết vất vưởng dọc đường, dọc sá nên bàn cúng phải đặt trước sân (nếu là người thân và chết ở trong nhà thì mới bày bàn cúng ở bàn thờ). Rõ ràng tập tục cúng âm hồn này thể hiện một tấm lòng nhân hậu bao la của người cư dân xứ Huế.

Nghi thức cúng âm hồn trang trọng nhất được tổ chức tại các am miếu trong thành phố Huế. Miếu âm hồn được thành lập lâu năm nhất là ngôi miếu ở góc đường Mai Thúc Loan và Lê Thánh Tôn hiện tại, nằm ở phía đông nội thành, cách cửa Đông Ba chừng 300 mét, ngôi miếu này được xây dựng vào năm 1895, sau biến cố thất thủ kinh đô mười năm, trải qua các cuộc đổi thay, nay vẫn còn.

Tiến trình nghi lễ cúng tại miếu âm hồn hằng năm như sau:

Ngày 22 tháng 5, dựng rạp ngoài trời, trang hoàng khu vực cúng tế ở miếu và bàn cúng lễ ở ngoài trời. Có năm lại thiết lập đài chiến sĩ trận vong trước miếu.

Sáng 23 tháng 5, khoảng 7 giờ sáng làm lễ khai kinh, tụng kinh.

Trưa 23 tháng 5, cúng ngọ theo nghi thức tôn giáo.

Chiều 23 tháng 5, lúc 14 giờ làm lễ tế cúng âm hồn theo nghi thức tế lễ của Khổng giáo. Quan trọng nhất là ông chủ tế và ông xướng lễ. Tại đài chiến sĩ trận vong thì làm lễ truy điệu.

Các người đảm nhiệm việc cúng lễ y phục chỉnh tề theo quy định. Phường bát âm được mời đến để cử nhạc trong buổi lễ.

Buổi lễ kéo dài suốt cả buổi chiều. Phần chính trong buổi lễ là đọc văn tế.

Qua nhiều bản văn tế sưu tầm được, chúng ta thấy người viết văn đã truyền một niềm xúc động vô biên cho người dự lễ:

Người gây ra thảm cảnh đó là quân đội xâm lược Pháp:

Trước thảm cảnh đó, cầu mong cho các hồn chóng siêu thoát, xin tinh linh các đấng phò trì cho Tổ quốc trường tồn. Đó là ý nghĩa mà bài văn tế muốn truyền đạt:

“Nào hồn đông hồn tây, hồn nam hồn bắc, chẳng đâu không gọi hồn về.

Buổi tối là lễ đăng đàn chẩn tế do các nhà sư đảm nhiệm. Chủ lễ là một vị hòa thượng, tuổi cao đức trọng, đứng dọc hai bên là sáu vị kinh sư. Ý nghĩa của lễ đăng đàn này là cầu nguyện cho các hương linh được siêu thoát.

Sau cuộc lễ là hình thức phóng sinh: chim, lươn, cá v.v…

Trong lễ “đăng đàn chẩn tế”, vị hòa thượng chủ lễ thỉnh thoảng lấy tay vốc từng nắm xôi và đồng tiền kẽm đặt sẵn trong một cái khay lớn vất ra sân. Đám trẻ con chen chúc nhau lượm các đồng tiền trên lấy đây đeo cổ để trừ yêu ma quỷ quái.

Sau kỳ lễ tế, vào ngày 12 tháng 6 âm lịch có tục đi chạp mộ tập thể những người tử nạn trong ngày thất thủ kinh đô (địa điểm gần lăng cụ Kinh Tế, trên đường vào chùa Trà Am, có hai đám mộ tập thể chôn người tử nạn trong biến cố 23/5) tại núi Ngự Bình (những người này được vùi sơ sải, đến khi dọn tử thi trong thành nội, người ta nhận thấy khu vực có nhiều tử thi nhất là vùng sát với miếu âm hồn hiện tại. Có lẽ con đường dẫn đến cửa Chính Đông là con đường dân chúng ào ào chạy loạn, quân Pháp vào thành cũng theo cửa Chính Đông nên sự sát hại thật thảm khốc. Khi đào mộ cải táng, người ta thấy có mũ mang, bài ngà quan lại lân xác ngựa).

Tập tục cúng âm hồn bắt đầu những năm từ sau biến cố, kéo dài cho đến bây giờ, không năm nào gián đoạn, dù hơn trăm năm qua, Huế đã trải qua bao biến cố, chịu bao mất mát đau thương. Tuy nhiên, quy mô và hình thức cúng tế tùy theo từng giai đoạn lịch sử mà có sự chuyển đổi.

Dưới thời đại quân chủ, vào ngày tế lễ, bà Từ Cung cho lính gánh lễ vật ra cúng tại miếu. Giờ hành lễ, quan lại các bộ trong Thành Nội cũng đến hành lễ. Năm nào phẩm vật và tiền bạc cúng phong phú thì ban tổ chức cho hạ bò, lợn để cúng tế.

Sau lễ tế, bài vè “Thất thủ kinh đô” được Lão Mới, một nghệ nhân lão thành, kể vài đoạn gợi nhớ lại cảnh hãi hùng chạy loạn năm 1885 (gồm 80 câu, từ 391 đến câu 470). (Vè “Thất thủ kinh đô” do Lê Văn Hoàng sưu tầm, bản thảo do Lão Mới kể)

Trong những năm cách mạng thành công, tập tục cúng âm hồn vẫn được duy trì. Trong những năm này, kết hợp cúng âm hồn với sự cứu giúp những người nghèo khó đang còn sống, Ban tổ chức quy góp tiền mua vải cắt cho người nghèo, tỏ tình đùm bọc người đồng loại “lá lành đùm lá rách” thật đầy ý nghĩa nhân văn.

Tập tục cúng âm hồn là một mỹ tục thắm đượm tình nhân đạo, nghĩa đồng bào, đồng chủng, nó có đầy đủ ý nghĩa của một lễ hội dân gian mang màu sắc dân tộc đậm nét, tiêu biểu cho một vùng đất văn vật.

Trái qua: LÊ THỊ LỢI 0904.337193, TÔN NỮ THỊ DIỆP 0121.5724538, TRẦN THỊ CHỜ 0935.514458 (đứng cầm hoa)

TÔN NỮ THỊ HƯƠNG 0982.595097, TRẦN THỊ LAN HƯƠNG 0905.612514

Lễ Cúng Âm Hồn Ở Huế

Bài Cúng Cô Hồn, Bài Cúng Giỗ ông, Bài Cúng Giỗ Đầu, Bài Cúng Giỗ Bố, Bài Cúng Giỗ, Bài Cúng Phủ Tây Hồ, Bài Cúng Đổ Mái, Cung ứng Séc, Cúng Cầu Yên, Bài Cúng Gọi Hồn, Bài Cúng Hay, Cúng Đất Đầu Năm, Bài Cúng Xe Mới, Bài Cúng ông Nội, Bài Cúng ông Táo, Bài Cúng ông Thần Tài, Bài Cúng Phá Nhà Cũ, Thủ Tục Cúng 30 Tết, Bài Cúng Hết Khó, Van Cung Đau Nam, Cung Và Nửa Cung Đấu Hóa, Bài Cúng Dỗ, Cung-ey, Cung-eym-hoc-t, Bài Cúng Xin Lộc, Bài Cúng Xin Bán Nhà, Mẫu Cung ứng Sec, Cung-eym-hoc-tv, Bài Cúng Cơm, Bài Cúng Dỡ Nhà, Bài Cúng Dời Bếp, Thể Lệ ước Mơ Cùng Yan, Cúng Xóm, Bài Cúng Đầy Năm Cho Bé Gái, Bài Cúng Đầu Năm, Bài Cúng Yên Đầu Năm, Cung-e, Bài Cúng Đất, Bài Cúng Dọn Về Nhà Mới, Bài Cúng Ong Dia, Sáh Cung, Văn Tế Cúng ông Bà, Văn Tế Cúng ông Táo, Văn Tế Cúng Rằm, Bài Cúng ở Đền Mẫu, Văn Tế Cúng Xe, Mo U Xo Cu Cung, Văn Tế Cúng Xóm, Bài Cúng ở Mộ, Văn Tế Cúng Các Bác, Bài Cúng O Den, Văn Tế Cúng Đất Đầu Năm, Bài Văn Tế Cúng Đất, Văn Tế Cúng Đất, Văn Tế Cúng Đầu Năm, Cung Của Gạo, Văn Cúng Tạ Mộ, Cung Gạo, Văn Tế Cúng Cô Hồn Đầu Năm, Bài Cúng Mụ, Vai Trò Cung Cấp Dầu Mỏ Của Tây Nam á, Cúng, Bài Cúng Lễ Cất Nóc, Bài Cúng Lễ ăn Hỏi, Bài Cúng Lập Bàn Thờ Thần Tài, Bài Cúng Làm Nhà, Bài Cúng Làm ăn, Bài Cúng Kỵ Yên Đầu Năm, Thủ Tục Cúng 49, Bài Cúng Lễ Đầu Năm, Bài Cúng Lễ Đổ Mái Nhà, Bài Cúng Mời Về ăn Tết, Bài Cúng ở Nhà Thờ Họ, Bài Cúng ở Phủ Tây Hồ, Bài Cúng Ong Ba, Bài Cúng Mẫu, Văn Tế Cúng Xóm Đầu Năm, Thủ Tục Cúng ông Táo, Bài Cúng Lễ Tạ Đất, Bài Văn Cung Xom Dau Năm, Bài Cúng 12 Bà Mụ, Bài Cúng Vào Bếp Mới, Bài Cúng 30 Tết, Bài Cúng Xây Nhà, Bài Cúng 10/3, Bài Cúng Sao Mộc Đức, Bài Cúng 1 Tết, Bài Cúng Xe, Bài Cúng Sao, Bài Cúng Xe 16, Bài Cúng 01 Tết, Lễ Cúng 49, Bài Cúng Rẫy, Tóm Tắt Em Sẽ Đến Cùng Cơn Mưa, Bài Cúng Thần Tài, Mở 2 Văn Bản Cùng Lúc, Bài Cúng 49, Đề Tài Ung Thư Cổ Tử Cung, Sớ Cúng Đất, Bài Cúng Tam Tai,

Bài Cúng Cô Hồn, Bài Cúng Giỗ ông, Bài Cúng Giỗ Đầu, Bài Cúng Giỗ Bố, Bài Cúng Giỗ, Bài Cúng Phủ Tây Hồ, Bài Cúng Đổ Mái, Cung ứng Séc, Cúng Cầu Yên, Bài Cúng Gọi Hồn, Bài Cúng Hay, Cúng Đất Đầu Năm, Bài Cúng Xe Mới, Bài Cúng ông Nội, Bài Cúng ông Táo, Bài Cúng ông Thần Tài, Bài Cúng Phá Nhà Cũ, Thủ Tục Cúng 30 Tết, Bài Cúng Hết Khó, Van Cung Đau Nam, Cung Và Nửa Cung Đấu Hóa, Bài Cúng Dỗ, Cung-ey, Cung-eym-hoc-t, Bài Cúng Xin Lộc, Bài Cúng Xin Bán Nhà, Mẫu Cung ứng Sec, Cung-eym-hoc-tv, Bài Cúng Cơm, Bài Cúng Dỡ Nhà, Bài Cúng Dời Bếp, Thể Lệ ước Mơ Cùng Yan, Cúng Xóm, Bài Cúng Đầy Năm Cho Bé Gái, Bài Cúng Đầu Năm, Bài Cúng Yên Đầu Năm, Cung-e, Bài Cúng Đất, Bài Cúng Dọn Về Nhà Mới, Bài Cúng Ong Dia, Sáh Cung, Văn Tế Cúng ông Bà, Văn Tế Cúng ông Táo, Văn Tế Cúng Rằm, Bài Cúng ở Đền Mẫu, Văn Tế Cúng Xe, Mo U Xo Cu Cung, Văn Tế Cúng Xóm, Bài Cúng ở Mộ, Văn Tế Cúng Các Bác,

Tết Và Mùa Cúng Cô Hồn Ở Huế

Nhóm phóng viên tường trình từ VN 2014-01-27

01272014-cohon-ttvn.mp3

Những bát nhang trước sân một ngôi chùa ở Huế AFP photo

Mùa Tết về, với cư dân thành phố Huế, bao giờ cũng là một mùa âm âm cô hồn, bàng bạc dòng lịch sử. Chiến cuộc Mậu Thân 1968 tại nơi này đã để lại hàng ngàn nỗi tang tóc mà cho dù có cả trăm năm sau, những ngôi miếu nhỏ trước nhà dân, những ngôi miếu xóm, miếu phường vẫn khắc dấu những cái chết oan khiên. Tết về, người dân Huế nhộn nhịp đón Tết, nhưng ở đâu đó, giữa lòng thành phố, vẫn có nhiều người nặng lòng với nhiều cái chết năm Mậu Thân, họ đã dùng phần lớn quĩ thời gian của mình để phục vụ những việc âm linh.

Những giấc mơ nhuộm máu

Bà Nguyễn Thị Viên, một cư dân sống gần Cồn Hến – Đập Đá kể với chúng tôi rằng trước đây mười năm, lúc đó tình hình gia đình bà còn rất khó khăn, các con của bà cũng chưa trưởng thành. Để có khoản tiền chi tiêu trong gia đình, bà bán căn nhà trên đường Lê Lợi để về khu vực Cồn Hến mua đất mới làm nhà với giá rẻ hơn. Khi về nhà mới để sống, gia đình bà luôn gặp một hiện tượng kì lạ là mỗi đêm, luân phiên từ người này đến người khác trong nhà đều mơ thấy một hòn lửa thật to lăn vào nhà, sau đó hòn lửa biến thành một khối máu và trong khối máu lại hiện ra biểu tượng cờ đỏ búa liềm. Ban đầu, bà nghĩ chuyện đó là bình thường, nhưng khi cả nhà ngồi kể về giấc mơ của mình thì ai cũng thấy sợ và mời thầy về thắp nhang cúng vái. Ngay đêm hôm đó, mới vừa chạng vạng, bà Viên bước ra cửa và thấy lạnh từ sống lưng lạnh lên, bà quay vào nhà nằm nghỉ lưng nhưng bị thiếp đi và mơ thấy giấc mơ cũ. Nhưng lần này, thay vì thấy khối lửa chuyển thành khối máu và hiện ra cờ đỏ búa liềm, bà Viên thấy từ khối máu, có rất nhiều người nằm rên la thảm thiết, phía sau hộp sọ của họ bị vỡ toang hoác. Trong giấc mơ, bà quì xuống định nắm lấy tay họ để cứu thì họ vùng dậy và chạy vào một cái hố. Dưới đáy hố có một cái cuốc bàn dính đầy máu và một lá cờ hình búa liềm. Hôm sau, bà cố nhớ lại vị trí cái hố đã thấy trong giấc mơ, hóa ra nó nằm ngay dưới chân tường rào nhà bà. Chồng bà Viên nghe kể, đã mời thầy về coi, thầy nói rằng trong vườn và có một hố chôn tập thể. Bà quyết định cúng kính và khai quật hố chôn ngay vị trí đã nằm mơ. Kết quả làm bà khủng hoảng tinh thần, có rất nhiều hộp sọ dưới hố, có hộp sọ còn nguyên thân thể nhưng đã bị vỡ nát, có hộp sọ không có thân thể, cò nhiều bộ xương vẫn con mắc kẹt trong dây thép gai mà theo người đào hố suy đoán là họ đã bị buộc vào nhau trước khi chết. Gia đình bà âm thầm mang tất cả các hài cốt ra khu nghĩa trang dòng họ để chôn cất và lập một miếu thờ nhỏ trước sân nhà. Hằng năm, cứ đến ngày Mồng Ba Tết thì tổ chức đám giỗ tập thể cho những vong linh. Cũng từ đó, gia đình bà ăn nên làm ra, sống khỏe mạnh, ít gặp lại giấc mơ cũ, mà nếu có gặp thì những vong linh cũng về báo mộng rằng họ cần áo quần hoặc một vài thứ vật dụng gì đấy, có lúc trái ớt, có khi nải chuối, có khi một lò trầm, có khi họ về tâm sự, chỉ ra kẻ đã giết họ là ai, bây giờ hắn vẫn đang tại vị, vẫn đang thăng quan tiến chức… Nhưng vì lý do nhạy cảm, bà Viên chỉ kể đến dây và dắt chúng tôi đi thắp nhang ngôi mộ tập thể trong khuôn viên nghĩa trang gia tộc của bà.

Những ngôi miếu cô hồn

Những ngôi miếu cô hồn ở nhà dân hai bên đường Nguyễn Chí Thanh, Huế

Đi dạo một vòng, đến đường Nguyễn Chí Thanh, cách Cồn Hến chừng một cây số, chúng tôi thấy nhà ở hai bên đường đều có rất nhiều miếu nhỏ thờ trước sân, ghé vào một nhà có nhiều miếu thờ, chủ nhà là cụ ông Trần Kiểng, kể với chúng tôi rằng trong số bảy ngôi miếu nhỏ thờ trước sân, có 5 ngôi miếu ông thờ những người bạn cùng thời học trò với ông. Trong chiến cuộc Mậu Thân 1968, ông Trần Kiểng đang là một thợ hớt tóc bên bờ sông Hương, ông là con một nên được miễn đi quân dịch, mà theo ông, đi quân dịch thời đó không khắt khe như bây giờ, nó mang tính tự nguyện nhiều hơn là bắt buộc. Những thanh niên muốn đi vào binh chủng nào, chỉ cần đến trạm tuyển quân dịch, đăng ký binh chủng là nhập ngũ, được hưởng lương quân nhân, được mọi chế độ. Chính vì thế mà người lính Việt Nam Cộng Hòa sống tương đối thoải mái, có thời gian để trau dồi tri thức và có tiền để mua sách mà đọc, họ sống cũng giàu tình người hơn. Ông kể rằng trong trận Mậu Thân, phần đông quân những người lính Việt Nam Cộng Hòa tìm cách đưa nhân dân đi tản cư để tránh hòn tên mũi đạn, những người bạn của ông, có người đang trong quân ngũ cũng làm thế. Nhưng rất tiếc, sức người có hạn, phần đông người dân không kịp tản cư, đặc biệt là thanh niên, sinh viên, học sinh ở Huế đã bị phe đối lập bắt nhốt. Nhưng những người lính Cộng sản Bắc Việt thực thụ thì hành xử cũng rất nhân đạo, không giết người hàng loạt, họ chỉ bắn vào các doanh trại quân đội đối phương và đốt phá các doanh trại này là chính. Trong khi đó, những tên lính đối lập hoạt động nằm vùng, vốn có những mối tư thù nào đó với người dân Huế bởi vì đa phần dân Huế tin tưởng vào chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Chính những kẻ nằm vùng này đã nương gió mà bẻ măng, nhân lúc chiến cuộc nổ ra dữ dội, đã đến bắt trói gô nhiều thanh niên, trí thức Huế và mang đi thủ tiêu bằng cách đập đầu, chôn sống. Ông buồn bã kể: “Hồi đó chết nhiều lắm, tui đang tuổi thanh niên chạy theo mấy anh lính ra Quảng Trị tản cư. Nhưng mà pháo kích ở đại lộ kinh hoàng chết la liệt! Mấy nhóm bạn của tui có nhóm chạy tản cư kịp, cũng có người không chạy kịp bị chết hết, bị bắt hoặc chôn sống hoặc giết bằng đai cuốc. Nhiều người già chứng kiến sự việc đến giờ nhắc lại còn thấy sợ… Thì người nằm vùng họ bắt, họ giết chứ hai bên cũng không ai làm thế, mấy thằng nằm vùng nó ác ôn lắm! Rứa mà giờ vẫn làm ông này bà nọ đó thôi, không ai nói chi hết. Khiếp!” Cũng theo như lời ông Kiểng, số lượng người chết vì chôn sống vào những hố chôn tập thể có thể lên đến cả vài ngàn người chứ không phải vài trăm như đã tìm thấy. Điều này cho thấy rằng cư dân Huế đang sống chung với những hài cốt nằm quanh quất đâu đó trên các bãi biền, nương dâu hoặc dưới những móng nhà, khách sạn. Dường như, mỗi cánh hoa mùa xuân ở Huế đều thấm đượm màu máu dân oan đã ngã xuống nơi đất thần kinh cố đô này!

Cập nhật thông tin chi tiết về Nguồn Gốc Ngày Cúng Cô Hồn 23 Tháng 5 Âm Lịch Ở Huế trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!