Xu Hướng 6/2023 # Người Hà Nội Mua Chuối, Phật Thủ Cúng Rằm Tháng Giêng # Top 8 View | Apim.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Người Hà Nội Mua Chuối, Phật Thủ Cúng Rằm Tháng Giêng # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết Người Hà Nội Mua Chuối, Phật Thủ Cúng Rằm Tháng Giêng được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Từ sáng sớm, rất nhiều người Hà Nội đã dậy sớm chuẩn bị mua đồ lễ để cúng rằm tháng Giêng. Đây là rằm đầu tiên của năm mới nên người dân mua sắm nhiều đồ cúng hơn.

Tuy nhiên, cũng tùy vào điều kiện kinh tế và phong tục tập quán mà mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng mỗi gia đình, mỗi vùng miền có thể khác nhau , thế nhưng đều là để thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với ông bà, tổ tiên, Phật thánh và cầu mong một năm an lành, may mắn.

Một tiệm giò chả trên chợ Thanh Hà luôn đông đúc khách đến mua sắm. Theo chị chủ hàng thì bắt đầu từ 6 giờ sáng là người dân đến mua khá đông đúc.

Cô Liên ở Hàng Đường tranh thủ mua hoa từ sáng sớm

Phật thủ cũng là mặt hàng được ưa chuộng và đắt hàng trong buổi sáng hôm nay. Theo đó, giá phật thủ dao động từ 50 – 200 ngàn đồng/quả.

Ngoài vàng hương, tiền âm phủ thì chuối được nhiều người lựa chọn mua. Theo chị bán hàng này, giá chuối được tính theo từng nải. Giá cao nhất lên đến 50 nghìn/nải.

Giá hoa cúc dao động từ 2,5 – 3 nghìn đồng/bông

Cau là mặt hàng khá đắt đỏ trong ngày rằm với giá 20 nghìn đồng/quả

Một hàng xôi trên phố Nguyễn Hữu Huân. Cô Hà, chủ cửa hàng này cho biết sáng sớm có rất nhiều người đến đặt mua xôi. Tết nguyên tiêu người dân thường cúng xôi gấc, xôi chè… Giá từ 20 – 80 nghìn đồng/đĩa.

Những đĩa xôi chẻ chỉ xuất hiện trong ngày rằm

Ngoài bán xôi, một cửa hàng cũng bán chè phục vụ người dân mua về cúng rằm

Trao đổi với chúng tôi, cô Thanh (Hàng Đường) chia sẻ: “Rằm tháng Giêng với mỗi người dân đều thấy bồi hồi lạ, bởi đây là ngày rằm đầu tiên của năm mới”.

Hầu hết người dân đều tranh thủ ra chợ mua hoa tươi và trái cây để thắp hương mong muốn những ngày sắp tới sẽ gặp bình an, may mắn.

Rằm tháng Giêng còn có nhiều tên khác như Tết nguyên tiêu, Tết thượng nguyên. Theo quan niệm từ xưa, đây là thời điểm thích hợp để cầu nguyện an lành cho cả năm

Trước đây, rằm tháng Giêng còn được gọi là tết muộn. Vì vậy, từ lâu trong tâm thức người Việt, rằm tháng Giêng có ý nghĩa không khác gì ngày Tết nguyên đán. Sau rằm tháng Giêng mới là thời điểm chính thức bước vào mùa lao động mới, kết thúc quãng thời gian ăn chơi đầu xuân.

Người Hà Nội Hối Hả Chuẩn Bị Cúng Rằm Tháng 7

Tranh nhau sắm biệt thự, xe hơi…cúng cõi âm

Kề ngày rằm tháng 7 (âm lịch) tại những khu phố chuyên bán đồ cho người cõi âm như phố Hàng Mã, Lương Văn Can … cũng như tại các chợ trên địa bàn Hà Nội không khí càng trở nên nhộn nhịp, người mua bán tấp nập. Khách chủ yếu ra vào hối hả, thúc giục người bán hàng sắm sửa cho mình đủ bộ lễ cúng: Biệt thự, xe hơi, iphone, quần áo hàng hiệu hay khăn áo chỉnh tề.

Chị Nga, chủ một quầy hàng mã trên phố Lương Văn Can cho biết, năm nay, đồ mã”cao cấp” đang được ưa chuộng hơn, không ít người mạnh tay, chi hàng chục triệu đồng chỉ để sắm đồ đốt cho người cõi âm.

Theo khảo sát, quần áo thường có giá 50.000 đồng/bộ, váy áo thời trang hàng hiệu giá 120.000 – 300.000 đồng/bộ, bộ trang sức cao cấp bao gồm dây chuyền vàng, khuyên tai vàng, nhẫn kim cương, vòng tay vàng… có giá 130.000 đồng/bộ. Các loại đồ dùng gia đình như: giường, tủ, tivi, tủ lạnh, máy giặt, đồ gia dụng… có giá từ 50.000 – 200.000 đồng/sản phẩm; ô tô thường 4 chỗ bán giá 200.000 – 250.000 đồng đủ các màu sắc. Ôtô “siêu sang” giá trên 300.000 đồng trở lên..

Nhiều dịch vụ ăn theo lễ Vu Lan

Rằm tháng 7 từ lâu cũng được coi là dịp đại lễ Vu Lan báo hiếu mẹ cha và là ngày cúng chúng sinh. Theo truyền thống, đúng vào dịp này, con cái dù ở đâu xa xôi cùng quây quần về bên cha mẹ để ôn lại những kỷ niệm, để ghi nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục của đấng sinh thành.

Với lễ cúng chúng sinh, đây là dịp thể hiện những ân tình mà người còn sống dành riêng cho những ai đã khuất. Trong ngày này, người ta thường bảo nhau ăn chay, tránh hại đến súc vật, phát lòng hảo tâm hướng đến người nghèo khổ để phóng sinh và báo hiếu với ông bà tổ tiên.

Từ nhiều ngày nay, người dân Hà Nội đã nhộn nhịp sắm sửa để chuẩn bị mâm lễ cúng theo truyền thống, tức là mâm đồ chay với đĩa ngũ quả, một bát cháo trắng, một chút hương hoa, một ít bánh trái…

Chị Lan, bán hàng rong hoa quả trên khu phố cổ vui vẻ cho biết, cả tuần này mỗi ngày lượng bán tăng gấp 2-3 lần so với ngày thường bởi hầu như ngày nào các chủ hàng cũng thắp hương cúng lễ, sáng chỉ cần đi qua các cửa hàng với táo, thanh long, ổi là bán hết veo cả gánh hàng.

Đi kèm theo đó những mặt hàng cúng lễ khác biệt vào tháng 7 như: khoai, ngô, lạc… luộc, chè, cháo thí, bỏng… cũng được nhiều người chọn mua. Những gói bỏng xanh đỏ vài chiếc cũng có giá từ 1.000- 5.000/túi cũng giúp nhiều hàng bán thu về khoản lãi không ngờ.

Bà Nga, sống ở Linh Đàm cho biết, những qua nhiều mặt hàng hoa quả cúng lễ được bắt đầu tăng giá theo ngày. Đặc biệt, những mặt hàng hoa quả cúng lễ đặc biệt như quả phật thủ tuy giá thành khá cao nhưng rất đắt hàng.

Bán, phục vụ đồ ăn chay là một trong những hoạt động kinh doanh “ăn khách” gần như là nhất trong tháng 7 này tại Hà Nội. Chủ quán cơm chay ở phố Nguyễn Du chia sẻ, lượng khách tới quán trong những ngày này tăng gấp 5-6 lần so với các tháng khác, càng sát ngày rằm càng đông. Ngoài những người ăn luôn tại quán, số lượng người đặt mua mang về cũng nhiều bởi nhiều gia đình cũng có quan niệm ăn chay để tâm thanh tịnh, được sức khỏe may mắn.

Các địa chỉ bán đồ ăn chay qua online cũng xác nhận lượng khách đều tăng gấp đôi, gấp 3 so với thời điểm khác trong năm. Khảo sát trên thị trường cho thấy, trung bình hiện một đĩa đồ chay đang có giá từ 30 – 90 nghìn đồng, tùy món; 1 mâm cỗ chay thường có giá dao động từ 500 nghìn đến 2 triệu đồng, tùy thực đơn và nhà hàng.

Thanh Thanh

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Địa Chỉ Mua Đồ Cúng Rằm Uy Tín Ở Hà Nội

Tổng hợp địa chỉ sắm lễ cúng Tết

Địa chỉ mua đồ cúng rằm uy tín ở Hà Nội

Tổng hợp địa chỉ sắm lễ cúng Tết, ngày rằm

1. Gà luộc

Gà là món không thể thiếu trong mâm cỗ cúng vì thế không khó để mua chọn mua gà. Nếu định dùng gà luộc, bạn chỉ cần dặn trước những tiểu thương kinh doanh mặt hàng này vài hôm là xong. Còn nếu muốn mua sẵn, chị em có thể ghé đến những quầy bán xôi, gà lễ ở các khu chợ lớn như chợ Hôm, chợ Hàng Bè, chợ Cầu Giấy, chợ Hà Đông… để mua bởi gà ở đây đa phần đều đã được tuyển chọn, người bán cũng có kinh nghiệm luộc sao cho đẹp, cho ngon.

Đặc biệt chợ Hôm và chợ hàng Bè đặc biệt có nhiều gà luộc sẵn, buộc cánh tiên đẹp mắt nên rất phù hợp cho những chị em bận rộn, không có nhiều thời gian để chuẩn bị đồ cúng rằm. Ngoài ra 2 chợ này có nhiều quầy nhận nấu cỗ thuê và bán kèm nhiều món sẵn như nem, chim quay, canh bóng, đồ xào, tất cả đều được sắp sẵn rất chuyên nghiệp và tiện lợi.

2. Giò chả

Cũng như gà và bánh chưng, giò là món ăn được xếp vào hàng không thể thiếu được trong mâm cỗ ngày Tết. Hà Nội có nhiều hàng giò chả ngon, trong đó nổi bật có thể kể đến như giò chả Quốc Hương trên phố Hàng Bông khi năm nào cũng diễn ra tình trạng khách xếp hàng đừng tràn cả xuống lòng đường để đợi mua.

Ngoài ra giò chả bà Lũy trên phố Trần Xuân Soạn, các cửa hàng giò chả Ước Lễ, giò chả Phúc Lộc (có nhiều cửa hàng ở khắp các con phố) cũng là địa chỉ giò chả ngon để chị em mua thắp hương rằm, ông công ông Táo hay đặt giò Tết. Khu vực phố Nguyễn Thiện Thuật, gần chợ Đồng Xuân cũng bán sẵn rất nhiều giò chả, tiện cho bà nội trợ.

3. Bánh chưng

Bánh chưng cũng là món không thể thiếu trong mâm cỗ cúng nên không khó để tìm mua được bánh chưng ngon. Đa phần các hàng giò chả đều có bán kèm bánh chưng trong các dịp dễ Tết. Đặc biệt là ở các quầy hàng ở các chợ lớn như Chợ Hôm, chợ hàng Bè, chợ hàng Da đều có bán rất nhiều. Ngoài ra một số địa chỉ bánh chưng ngon bạn có thể tham khảo như bánh chưng Quốc Hương (Hàng Bông), bánh chưng chị Liên, dốc hàng Than (gần dốc Hòe Nhai), bánh chưng ở hàng thịt quay Vạn Thành (Hàng Buồm).

4. Xôi

Là món ăn dân dã, dễ chế biến nên không khó để chị em tìm mua xôi ở các chợ, các gánh xôi thường ngày. Còn cầu kỳ hơn, chị em có thể ghé đến các khu chợ thực phẩm lớn như Hàng Bè, chợ Hôm, chợ Hàng Da để mua xôi gấc, xôi 3 tầng. Nếu thích xôi vò, bạn có thể mua ở quán chè 16 (Ngô Thì Nhậm) hoặc xôi chè Hàng Bồ. Ngoài ra ở phố Hàng Hòm cũng có một hàng xôi rất nổi tiếng vê cả chất lượng lẫn mức giá phải chăng bán từ 6 giờ sáng đến 9 giờ sáng hàng ngày.

5. Măng miến, đồ khô

Mâm cỗ đúng chuẩn sẽ không thể trọn vẹn nếu thiếu bát canh măng hay tô miến nóng hổi. Nói về đồ khô, dù chợ nào cũng có nhiều nhưng không đâu địch lại chợ Đồng Xuân với đủ loại măng, như măng vầu, măng nứa, măng lưỡi lợn, miến từ loại rẻ đến miên dong đen cao cấp nên nếu không mối quen bạn có thể ghé chợ để mua đồ.

Bên cạnh đó bạn có thể chọn mua đồ khô ở một số cửa hàng thực phẩm sạch như HinMart (khu tập thể Đài phát thanh Mễ Trì), Rum 63 (Nguyễn Du), Thực phẩm sạch Tre Việt (Hào Nam), gian hàng tết ở hệ thống Quán Ăn Ngon (Phan Bội Châu…). Tại những cửa hàng thực phẩm sạch này đồ khô khá đa dạng với nhiều đặc sản vùng miền, chất lượng được đảm bảo ở mức cao tuy nhiên nhược điểm là số lượng có hạn, nhanh hết hàng và giá cũng cao hơn so với giá đồ khô ở chợ.

Người Dân Sài Gòn Đổ Xô Mua Đồ Chay Cúng Rằm Tháng Giêng

Thực phẩm chay đắt hàng trong ngày rằm tháng Giêng

Tại chợ Hòa Hưng (Q.10), lò đậu hủ đắt hàng từ sáng sớm. Chị Hồng (25 tuổi) cho biết: “Do nơi này chế biến ngay tại chỗ, đậu hũ nóng hổi nên rất đông khách. Giá thì vẫn như cũ, từ 3.000-5.000 đồng/miếng. Hôm nay họ còn có nhiều món ăn chay khác để phục vụ khách”.

… và thu hút người mua

Ở chợ Bà Chiểu (Q.Bình Thạnh), các quầy hàng đồ chay đều có đủ các món để phục vụ khách, từ các loại đậu hũ, mì căn… đến thực phẩm chế biến sẵn như thịt gà, thịt heo, xúc xích… làm từ đậu hũ. Cụ thể, chả lụa chay giá 100.000 đồng/kg, chả nấm 110.000 đồng/kg, chả bó sả 85.000 đồng/kg, chả quế, chả cốm 75.000- 80.000đồng/kg; ruốc thịt chay khoảng 170.000 đồng/kg…

Các loại nấm chờ khách

Bà Lê Thị Thắm (tiểu thương bán đồ chay) phấn khởi: “Người ta thường nói “cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng”, nên ngày này, đồ chay, hoa tươi, trái cây đắt hàng lắm. Mọi ngày tôi chỉ bán đậu hũ và mì căn, nhưng hôm nay đặt thêm các món ăn liền như chả chay, nem chay, bún xào chay… Tất cả đều bán rất chạy”.

Không chỉ thực phẩm chay, trái cây, rau củ và hoa tươi ngày này cũng tăng giá. Tại các chợ Nguyễn Văn Trỗi (Q.Phú Nhuận), chợ An Dương Vương (Q.Bình Tân), chợ Hòa Bình (Q.5), chợ An Đông (Q.5)… trái cây đều tăng giá từ 10-20% so với vài ngày trước.

Cụ thể: thanh long: 40.000 đồng/kg, cam Vinh 75.000 đồng/kg, quýt có giá 55.000 đồng/kg, táo loại quả to giá 60.000 đồng/kg, xoài Thái 70.000 đồng/kg, bưởi da xanh 120.000 đồng/kg, phật thủ có giá 70.000-120.000 đồng/trái… Hoa tươi cúng rằm cũng sốt hàng, đắt giá. Trong đó các loại bông vạn thọ, bông cúc, huệ: 25.000-40.000 đồng/bó; hoa ly 35.000 đồng/cành; lan hồ điệp 200.000 đồng/cành…

Khách xếp hàng chờ mua

Tại hệ thống các siêu thị như chúng tôi Mart, chúng tôi Food, Lotte, Big C… thực phẩm chay rất phong phú và giá cả khá ổn định. Một số sản phẩm chay quen thuộc như chả giò chay dao động từ 58.000-80.000 đồng/kg; há cảo chay từ 60.000-66.000 đồng/kg… Gạo lứt có giá 35.000-40.000 đồng/kg. Các sản phẩm từ gạo lứt cũng hút khách như: bánh gạo lứt, bún gạo lứt, trà gạo lứt, cơm sấy làm từ gạo lứt… giá chỉ từ 25.000-60.000 đồng/sản phẩm.

Hơi tươi…

Uyên Phương

Cập nhật thông tin chi tiết về Người Hà Nội Mua Chuối, Phật Thủ Cúng Rằm Tháng Giêng trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!