Xu Hướng 6/2023 # Ngôi Nhà Chết Chóc Bí Ẩn Ở Thái Bình # Top 12 View | Apim.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Ngôi Nhà Chết Chóc Bí Ẩn Ở Thái Bình # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Ngôi Nhà Chết Chóc Bí Ẩn Ở Thái Bình được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Sau cái chết bất đắc kỳ tử của bà Nguyễn Thị Đào và cháu nội Trần Quốc Khánh, cùng hàng loạt người bất tỉnh nhân sự tại lễ cúng trăm ngày ông Trần Văn Rạng, thì đại gia đình và nhân dân xóm 9 (Vũ Tây, Kiến Xương, Thái Bình) hoang mang tột độ. Không khí và khung cảnh ngôi làng thoi loi giữa cánh đồng khi đó quả thực vô cùng nghiêm trọng. Hàng trăm nhà tâm linh vào cuộc cũng không ngăn được thảm họa kinh hoàng.

Sự việc kỳ lạ này không còn giới hạn trong xóm 9, mà đã lan ra khắp tỉnh. Đích thân bà Hà Thị Lãm, khi đó đương chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình, đã nhiều lần về tận nơi, chỉ đạo sát sao các lực lượng chức năng cùng vào cuộc, đảm bảo an ninh trật tự, tuyên truyền để bà con an tâm sinh sống. Lực lượng công an cũng vào cuộc điều tra, truy tìm nguyên nhân những cái chết xảy đến với gia đình ông Trần Văn Rạng.

Anh Trần Văn Việt nhớ lại: “Hồi đó, tôi chỉ là thằng bảo vệ quèn ở một nhà máy, mà công an chìm nổi bám theo suốt. Có hôm, đi ăn sáng, đã thấy mấy ông ngồi phía xa, lúc thì trong vai xe ôm, lúc ngồi quán nước, lúc lượn lờ ngay cạnh, có lúc hở cả súng ở cạp quần. Đến nỗi, đêm hôm mò đi ăn bát cháo, mà cũng có mấy người đi theo. Tôi biết thừa họ theo sát ngày đêm để tìm xem có ai ám hại những người trong gia đình tôi không, nhưng chẳng có đâu, vì cái thảm kịch nhà tôi là chuyện tâm linh, chứ nhà tôi có làm ăn, lừa đảo ai cái gì đâu mà có kẻ ám hại”.

Tìm hiểu từ những gia đình hàng xóm nhà ông Rạng, như nhà ông Nguyễn Văn Thung, bà Nguyễn Thị Tuyết, thì đúng là thời điểm đó có rất nhiều cán bộ an ninh đã túc trực ở nhà dân trong xóm suốt ngày đêm để nắm tình hình.

Có tới mấy chục nhà khoa học cũng vào cuộc. Các nhà nghiên cứu đã về tận nơi lấy mẫu vật đất xung quanh nhà, lấy nước trong bể, nước ở ruộng, nước giếng đem đi phân tích. Họ còn lấy rau cỏ trong vườn, ngoài ruộng, mẫu gạo, thóc trong nhà đem đi. Thậm chí, một nhóm nhà khoa học đã chuyển các mẫu đất ra nước ngoài để phân tích, tìm nguyên nhân, tốn kém cả tỷ bạc, số tiền rất lớn ngày đó.

Ông Nguyễn Văn Thung, là anh trai bà Đào, tức anh vợ ông Rạng nhớ lại: “Hồi đó, ngày nào tôi cũng phải đón tiếp, trả lời mấy nhà khoa học. Họ cứ hỏi đi hỏi lại, vặn vẹo lung tung, đến nỗi tôi từ chối không muốn tiếp nữa. Có lúc tôi phải bảo các anh thông cảm, từ sáng đến chiều tôi cứ tiếp các anh, chưa được ăn miếng nào, tôi mà ngã ra đây, thì các anh cũng không tìm được nguyên nhân nào đâu, lại chỉ gây thêm hoang mang dư luận mà thôi”.

Thời điểm đó, cán bộ điều tra đã thu thập mấy miếng vỏ thuốc trừ sâu vứt ở bờ ruộng, cạnh nhà ông Trần Văn Rạng. Từ việc thu thập mẫu vật đó, mà người dân đồn ầm lên rằng có việc bỏ độc giết người do thù oán. Tuy nhiên, lời đồn này nhanh chóng bị loại bỏ. Cảnh sát điều tra không tìm ra nguyên nhân, động cơ gây án nào. Gia đình ông Rạng chỉ làm thuần nông, không có mâu thuẫn với ai trong làng ngoài xóm. Những vỏ thuốc trừ sâu chỉ là do người dân bỏ lại bờ mương khi pha thuốc phun ruộng lúa, đó là việc hết sức bình thường ở vùng quê lúa.

Trong quá trình diễn ra thảm kịch, các nhà khoa học cũng không tìm được bất cứ loại chất độc nào tồn tại trong mẫu nước, đất, rau, củ, quả ở nhà ông Rạng. Điều này cũng đã được các bác sĩ khẳng định lại bằng việc không tìm ra chất độc nào trong máu những nạn nhân tự dưng lăn ra ngất, co giật, chết. Tóm lại, những kết luận của bệnh viện trong quá trình điều trị cho các nạn nhân nhà ông Rạng, chỉ là suy nhược cơ thể, huyết áp không đều…

Rất nhiều chuyên gia, với máy móc hiện đại cũng đã được điều về nhà ông Rạng để đo phóng xạ khu vực sinh sống. Tuy nhiên, người ta cũng không phát hiện ra điều gì bất thường ở mảnh đất này.

Nhiều chuyên gia phong thủy về đây còn khẳng định, mảnh đất với cây cỏ tốt tươi thế này thì không thể có tia đất xấu, phong thủy xấu. Trong con mắt của các nhà phong thủy, mảnh đất nhà ông Rạng có tới 2 mặt là cánh đồng, thoáng mát, sạch sẽ, trong lành, là chỗ đắc địa để sinh sống.

Và cho đến tận hôm nay, các kiến thức, trí tuệ cũng đã đều bó tay trước những cái chết kỳ lạ này. Câu trả lời cho những cái chết xảy đến với gia đình ông Rạng vẫn được gia đình, xóm làng, kể cả chính quyền địa phương mong chờ. Không có được kết luận chính xác, thì người dân, với vốn hiểu biết chưa ra khỏi lũy tre làng, chỉ có thể đổ cho nguyên do “thánh vật”.

Không biết bấu víu vào đâu, đại gia đình ông Rạng chỉ biết trông chờ vào những ông thầy cúng, thầy bùa. Nhưng khi sự việc trở nên đình đám, họ Trần ở làng này không phải đi tìm thầy nữa, mà thầy cúng, thầy pháp, thầy bùa, nhà ngoại cảm ở khắp cả nước tự đến tìm cách hóa giải kiếp nạn giúp gia đình.

Khi gia đình ông Rạng liêu xiêu, thì ông Nguyễn Văn Thung và ông Trần Văn Lưu là người đứng ra lo liệu mọi việc cho gia đình ông Rạng, kể cả mặt tâm linh. Ông Thung bảo, suốt thời điểm kéo dài cả năm trời, ông không nhớ nổi đã có bao nhiêu thầy bà đến giúp, có lẽ con số phải lên đến cả trăm người.

Có những hôm, thầy cúng, thầy tâm linh nhiều đến nỗi ngồi kín nhà, tràn ra cả sân, vườn. Họ tự chuẩn bị lễ, tự lo ăn uống và làm việc thiện giúp gia đình, chứ gia đình ông Rạng khi đó người chết, kẻ bệnh, kinh tế cạn kiệt, không còn sức lực nào để lo cho những ân nhân đó nữa.

Trong số những ông thầy cúng, thì gia đình ông Rạng ấn tượng nhất với ông Phương ở xã Vũ Đông. Ông này vốn được mời đến để lo phần âm giúp gia đình ông Rạng ngay từ những ngày đầu.

Hôm trăm ngày ông Rạng, thầy Phương cũng được mời đến. Sau khi cúng bái, ông này tuyên bố hăng lắm. Ông nói, chỉ có ông mới trị được, không ai làm được chuyện này. Thế nhưng, ông vừa tuyên bố xong, thì hàng loạt người lăn ra bất tỉnh, người chết tại chỗ, người chết ở bệnh viện, người phải đi cấp cứu.

Sau sự việc đó, ông Phương cũng quay lại làm tiếp. Ông lập đàn ngũ phủ 5 tầng, lễ bái ghê gớm ở ngôi miếu. Tuy nhiên, đang đốt nhang, lửa cháy đùng đùng, tin rằng sức mình không làm nổi, ông này bỏ chạy thoát thân, không dám quay lại nữa.

Sau khi bà Đào chết được vài hôm, thì mấy chục người đi trên một xe khách lớn đến tận nhà ông Rạng. Họ giới thiệu là hội tâm linh ở mãi chúng tôi Họ không hỏi gia đình điều gì, cũng không làm phiền đến gia đình. Họ chỉ xin một chỗ trong sân để làm lễ.

Ông Thung kể: “Tôi tiếp xúc với một người trong hội đó, thì họ bảo do bề trên yêu cầu họ về tận làng để giúp gia đình ông Rạng tai qua nạn khỏi. Mấy chục người ngồi thành hàng thành lối. Không ai nói câu gì. Họ tụng kinh hộ niệm hay giải nghiệp gì đó trong vòng 30 phút. Làm lễ xong, họ bảo gia đình cứ yên tâm sinh sống, từ này không phải lo lắng chuyện “ma hành, thánh vật” nữa. Họ đã giải hoàn toàn nghiệp chướng cho gia đình.

Nói xong, họ ra xe rồi vào thẳng Sài Gòn. Đến giờ tôi cũng không hiểu vì sao họ lại nhiệt tình như thế. Họ đi về vất vả mấy ngày trời chỉ để ngồi tụng kinh mấy chục phút. Nhưng rồi, công sức của họ cũng công cốc. Những người trong gia đình ông Rạng, rồi hàng xóm vẫn cứ lăn ra giãy đành đạch, người chết, người phải đi viện cấp cứu”.

Trong số các nhà tâm linh, còn có một người phụ nữ, là tiến sĩ, cô này được các đệ tử đi theo giới thiệu là đã có nhiều năm học ở Trung Quốc, chuyên trị các vấn đề tâm linh. Cô này dùng nhiều máy móc đo đạc, rồi ngồi trước ngôi miếu tập trung tư tưởng, “gọi thần linh” lên “nói chuyện”. Cách làm của cô này vừa mang tính khoa học, vừa tâm linh huyền bí. Suốt một ngày trời cô loay hoay làm lễ, cúng bái, “nói chuyện với các đấng tối cao” ở chỗ ngôi miếu sát bờ ao, nhưng rốt cục cũng chẳng mang lại kết quả gì.

Rồi một ông sư mặc áo vàng, từ trong Nam ra. Ông này đến một mình, mang theo một chiếc chuông nhỏ, một chiếc coong đồng. Ông ngồi theo tư thế kiết già ở giữa sân. Trời nắng trang trang mà vị sư này không thèm che ô, đội mũ, cứ ngồi dưới cái nắng như đổ lửa, rồi hơi nóng hầm hập bốc lên từ sân gạch.

Nhiều người nhìn cảnh ấy mà xót xa, muốn đem ô, đem mũ, thậm chí dựng căn lều ở chỗ vị thiền sư ngồi, song ông từ chối. Ông yêu cầu gia đình không được giúp đỡ ông, cũng không được làm phiền ông, cứ coi như ông không có mặt ở mảnh đất này.

Sau khi phơi nắng suốt một ngày, đến chiều trời nổi giông gió, mây đen ùn ùn kéo đến, rồi mưa như trút nước. Tuy nhiên, vị sư với dáng người còm nhom vẫn ngồi bất động. Miệng ông niệm rất nhỏ, như thể chỉ để ông nghe thấy. Thi thoảng ông vươn tay gõ vào chiếc coong đồng kêu coong coong.

Nhiều người nhìn cảnh vị sư dãi nắng dầm mưa mà không khỏi xót xa, rơi nước mắt. Nhiều người không vái thánh thần ở ngôi miếu, mà cứ xì xụp khấn vái vị sư kỳ lạ nọ. Điều kỳ cục là ông cứ ngồi kiết già giữa sân như thế đến tận sáng hôm sau.

Đến khoảng 9 giờ sáng, đúng thời điểm ông bắt đầu kiết già hôm trước, tức là đủ 24 giờ thì ông đứng dậy. Trong suốt thời gian đó, vị sư này không ăn, không uống, cũng không nói với ai câu gì. Lúc ông hoàn thành công việc, ông cũng không trả lời bất cứ câu hỏi nào. Ông chỉ chắp tay vái chào những người trong gia đình, nói hai chữ “Mô Phật”, rồi quay gót đi. Ngoài đầu đường làng, chiếc xe con sang trọng đã mở cửa sẵn chở vị sư kỳ lạ này đi.

Hành động kỳ lạ của vị sư khiến mọi người đều nghĩ đó là một vị thánh. Ai cũng tin rằng, vị thánh đã đến đất này hóa giải mọi kiếp nạn. Nhưng thật trớ trêu, là sau khi ông sư này đi, thì không những kiếp nạn trong đại gia đình ông Rạng không được hóa giải, mà tiếp tục diễn ra cái chết của anh Trần Văn Út. Sau một thời gian nằm Bệnh viện Bạch Mai, thấy sức khỏe hồi phục, nên các bác sĩ cho về. Về nhà hôm trước, hôm sau anh Út lăn ra đột tử.

Ngay sau hôm anh Út chết, thì một nhóm tâm linh gồm 40 người, là các Phật tử từ Hà Nội về, do một vị sư dẫn đầu. Cảm động với tấm lòng của các Phật tử, con cháu gia đình ông Rạng đã đề nghị mổ gà, làm cơm, nhưng họ đều từ chối. Họ chỉ nhờ gia đình nấu cho mấy nồi nước lã.

Họ đề nghị gia đình không được giết con gì, không được sát sinh trong thời điểm họ tổ chức buổi tụng kinh và trong mấy ngày tới. Nhóm Phật tử này cứ ngồi như vậy đọc kinh từ chiều đến tận sáng hôm sau. Họ không ăn, cũng không ngủ, không nghỉ ngơi gì cả.

Ông Thung kể: “Thấy mấy chục bà, người già, người yếu, mà ngồi tụng kinh từ chiều đến sáng hôm sau, tôi lo lắng lắm. Khuyên họ nghỉ ngơi, ăn uống không được, tôi mắng rằng, các thầy không ăn uống uống gì thì sống thế nào được. Nếu các thầy không chịu ăn uống, nhỡ lăn ra chết thì chúng tôi chôn sao cho xuể. Thú thực, lúc đó tôi cũng sợ họ lăn ra co giật, bất tỉnh. Từng ấy người mà bị một lúc, thì gia đình chúng tôi làm sao mà lo được”. Sáng hôm sau, họ bảo đã cúng xong, rồi đi luôn.

Trong số những thầy cúng, thầy bùa, thầy pháp, nhà tâm linh, thì có một ông thầy rất kỳ lạ tên Khương.

Bữa đó, vào buổi chiều, có một người đàn ông chừng 40 tuổi, rất to béo, nhưng ăn mặc rách rưới, da ngăm đen, tướng tá đặc nông dân lam lũ. Thế nhưng, đôi mắt anh rất sáng, toát lên vẻ hiền từ.

Gặp mọi người trong gia đình ông Rạng, anh này từ tốn bảo: “Thưa các thí chủ. Tôi không biết các thí chủ là ai, tên là gì, nhưng tôi biết rõ đại họa xảy đến với gia đình thí chủ. Thánh đã cử tôi phải trực tiếp về đây để giải quyết chuyện này”.

Theo lời kể của người đàn ông giới thiệu tên là Khương này, thì anh ta quê ở mãi Bình Phước, giáp biên giới Campuchia. Gia đình anh này có mấy héc-ta trồng cao su cùng với 4 héc-ta trồng cam, quýt. Từ xưa đến nay, anh này vốn không tin những chuyện tâm linh, thậm chí, anh còn không thờ cúng gì cả.

Sinh ra ở vùng núi non biên giới, mới về Sài Gòn đôi lần, chưa ra miền Bắc bao giờ, nên tỉnh Thái Bình ở đâu anh cũng chẳng biết. Thế nhưng, theo lời kể của anh, hôm đó, anh cùng gia đình đang tiến hành thu hoạch cam, trong giấc ngủ trưa chập chờn tại gốc cây bóng mát giữa rẫy cam, thì một vị “Thánh” râu tóc bạc phơ xuất hiện trước mặt rõ mồn một. Lúc đó, rồi cả sau này, anh cũng không giải thích được đó là giấc mơ, hay là sự thực hiển nhiên trước mắt.

Khi anh đang ngủ, thì ông cụ xưng là “Thánh” này đánh thức anh dậy. Vị “Thánh” này nói: “Tôi là Thánh và tôi đề nghị anh phải lập tức ra Thái Bình giúp đỡ một gia đình đang gặp cảnh chết chóc thảm hại”. Anh Khương bảo: “Tôi có mấy héc-ta cam đang thu hoạch làm sao bỏ đi được? Với lại, tôi đầu tư hết tiền bạc vào vườn cam này, còn đang nợ nần chồng chất, một xu dính túi không có, thì làm sao đi xa thế được”.

Ông cụ râu tóc bạc phơ này nói tiếp: “Anh cứ đi, sẽ có xe đưa xe đón, có người cho tiền để ăn”.

Không biết lời kể của vị thầy pháp này có đúng không, nhưng theo anh ta thì hàng loạt điều kỳ lạ đã xảy ra. Khi anh ta ra khỏi rẫy, thì gặp một anh lái xe tải trong ấp có việc xuống Sài Gòn. Anh lái xe đã mời anh Khương cùng đi cho vui. Anh ta đã chở anh Khương đến tận bến xe Miền Đông.

Anh này tìm xe khách về tận Thái Bình. Khi xe chuyển bánh, bà chủ xe, người thu tiền đã trò chuyện với anh. Anh này tâm sự thật về chuyện có một vị “Thánh” bảo cứ ra Thái Bình, để giúp một gia đình đang gặp đại nạn, chết chóc liên tục, chứ bản thân anh cũng chưa biết đi đâu.

Nghe anh này kể vậy, bà chủ xe tái mặt. Hóa ra, bà chủ xe này là người ở xã Vũ Tây, biết rõ chuyện “ma hành, thánh vật” đang gây náo loạn trong tỉnh. Bà khẳng định rằng, “Thánh” hiển linh chỉ anh về xã Vũ Tây cứu giúp đại gia đình ông Trần Văn Rạng.

Mặc dù đã chuẩn bị một chút tiền trong túi, nhưng khi trả tiền, bà chủ xe này nhất định không lấy. Không những thế, bà còn trả tiền ăn cho anh trong suốt hành trình. Bà chủ xe này nhất nhất xưng là con, gọi anh ta bằng cậu.

Khi về đến bến xe Thái Bình, bà kêu xe ôm chở anh về tận nhà ông Rạng và trả tiền trước cho xe ôm. Bà cũng hẹn “cậu” có mặt ở bến xe vào mấy hôm nữa, để bà đưa “cậu” vào Sài Gòn, lo cho “cậu” về đến tận Bình Phước mà không mất bất cứ đồng nào.

Nghe câu chuyện về ông thầy pháp tên Khương này, con cháu ông Rạng hết sức cảm kích. Anh này không đòi hỏi gì, cũng không yêu cầu gia đình phải phục vụ cơm nước. Theo lời anh ta, bình thường anh ăn rất khỏe, mỗi bữa 4-5 bát cơm không biết no, thế nhưng, thời gian ở nhà ông Rạng, anh từ chối mọi đồ ăn. Đến bữa, anh này chỉ hái mấy quả mướp ở vườn nhà ông Rạng luộc ăn, rồi lại ngồi kiết già, nhắm mắt nói bằng thứ tiếng mà không ai hiểu gì.

Bản thân anh này, lúc tỉnh táo lại, cũng không biết anh đã nói gì. Anh bảo rằng, khi ngồi nhắm mắt, vị “Thánh” đã nhập vào anh, nói thay anh. Khi đó, anh không điều khiển được lý trí của mình. Theo kế hoạch mà vị “Thánh” kia sai bảo, thì việc cúng bái tại nhà ông Rạng phải diễn ra liên tục 3 ngày 3 đêm.

Tuy nhiên, đến buổi chiều ngày thứ 2, ông trưởng thôn Phạm Văn Đ. xuất hiện trong tình trạng say xỉn. Ông trưởng thôn đã tuyên bố đuổi thẳng cổ tất cả thầy cúng, thầy pháp khỏi nhà ông Rạng, ra khỏi ngôi làng do ông quản lý.

Ông thầy pháp tên Khương bảo: “Tôi làm việc nghĩa, không lấy đồng nào của gia đình, đến cả lễ lạt cũng tự tôi bỏ tiền sắm sửa, tôi cũng không làm phiền đến làng xóm, cớ gì anh đuổi tôi?”.

Không bắt bẻ được gì, ông trưởng thôn bỏ đi. Tuy nhiên, lát sau ông quay lại với chiếc gậy trên tay. Ông trưởng thôn cứ cầm gậy chọc vào ông thầy pháp này. Đúng lúc đó, tại nhà ông Rạng xuất hiện thêm mấy nhà tâm linh nữa. Thế nhưng, ông trưởng thôn đã đuổi họ về hết.

Không thể tiếp tục cúng bái, thầy pháp tên Khương này buộc phải rời nhà ông Rạng. Anh ta đi bộ từ xã Vũ Tây lên bến xe Thái Bình. Một người con của ông Rạng đã phóng xe máy đuổi theo nhưng không kịp. Vị thầy pháp bí ẩn đã lên xe đi mất.

Câu chuyện về ông thầy pháp này có lẽ sẽ không để lại nhiều dấu ấn, bởi trong thời gian đại gia đình ông Rạng diễn ra nhiều chuyện liêu xiêu, có tới cả trăm nhà tâm linh tìm đến giúp đỡ một cách tự nguyện, nếu không có chuyện mấy năm sau, vị trưởng thôn này qua đời một cách kỳ quái – như đồn thổi của người dân trong làng.

Ông Khiết, Phó chủ tịch UBND xã Vũ Tây: “Hồi gia đình ông Rạng gặp chuyện đau lòng, tôi đang làm Trưởng Công an xã Vũ Tây. Nguyên nhân nào khiến đại gia đình này có nhiều người qua đời thì tôi không nắm được. Lúc đó, các nhà khoa học vào cuộc, chính quyền cũng vào cuộc, nhưng chưa tìm được nguyên nhân. Lực lượng công an cũng điều tra, tìm hiểu nhưng không tìm thấy dấu hiệu hình sự. Chuyện gia đình ông Rạng cũng đã trôi qua rồi, chúng tôi đã tuyên truyền để người dân hiểu, không ai còn lo lắng, sợ hãi nữa. Cuộc sống của người dân trong vùng cũng đã ổn định từ mấy năm nay.

theo VTC News

Bí Ẩn “Hồn Ma” Trong Ngôi Nhà Có 10 Người Điên Ở Hải Phòng

Sự bí ẩn, cùng nỗi sợ hãi không chỉ khiến người dân ở đây tò mò về ngôi nhà “ma ám” số 57 ngõ 239 đường Đà Nẵng, TP Hải Phòng. Nhiều thầy địa lý, thầy cúng, thầy phong thủy, thậm chí cả thiền sư có tiếng đã tìm đến ngôi nhà này để trấn yểm nhưng tất cả đều lực bất tòng tâm.

Cho đến thời điểm hiện tại, nhiều người dân trong con ngõ 239 trên đường Đà Nẵng, thành phố Hải Phòng vẫn cảm thấy “rờn rợn”, mỗi lần đi ngang qua ngôi nhà vào buổi đêm. Sự bí ẩn, cùng nỗi sợ hãi không chỉ khiến người dân ở đây tò mò về ngôi nhà”ma ám” này. Mà thậm chí nhiều thầy địa lý, thầy cúng, thầy phong thủy, thậm chí cả thiền sư có tiếng đã tìm đến ngôi nhà này để trấn yểm, rồi cũng phải bỏ của chạy lấy người vì lực bất tòng tâm. Để rồi, những người sống trong ngôi “nhà ma” này, từng người một, cứ thế phát điên một cách đầy bí ẩn. Trước những thông tin đồn đoán về ngôi “nhà ma” hiện hữu ngay tại khu phố sầm uất, không thể không chú ý.

Bí ẩn trong ngôi nhà “ma”

Đi sâu vào con ngõ nhỏ ngoằn ngoèo, không khó để nhận ra ngôi nhà “ma ám” của bà Nở. Căn nhà rộng chừng 60 – 70m2 ở cuối ngách 9, cũ nát, lúp xúp, tường lở loang lổ, cổng sắt hoen rỉ, xộc xệch, ngôi nhà có vẻ hoang vắng lạnh lẽo lạ thường. Sau một hồi gọi cửa, một người đàn bà đầu tóc rũ rượi, áo quần xộc xệch vội vàng ra mở cửa đón khách. Trong nhà chỉ có bà và cô con gái út tên Bích, thấy chúng tôi cô gái vội vàng núp sau cánh cửa, đôi mắt đầy vẻ hoảng sợ. Vừa bước chân vào nhà, cảm giác một luồng khí lạnh chạy dọc sống lưng, khiến chúng tôi không khỏi rùng mình. Nắm chặt hai bàn tay lại với nhau để chấn an, đưa mắt nhìn quanh ngôi nhà chúng tôi thấy trên bức tường loang lổ, là chi chít những lá bùa với nhiều hình thù kỳ quái. Như thể đoán ra được suy nghĩ của chúng tôi bà Nở nói: “Đấy toàn là những lá bùa hộ mệnh, dùng để đuổi tà ma mà các thầy pháp, cũng như các thầy cúng tìm đến nhà tôi để giúp trấn yểm đấy”.

Bà Nguyễn Thị Nở xót xa khi nói về những bí ẩn quanh ngôi nhà được cho là có “ma” của mình.

Theo bà Nguyễn Thị Nguyệt – Tổ trưởng tổ dân phố Cầu Tre cho chúng tôi biết: trong 10 người con của bà, có 3 người bị thất lạc. 4 người được cơ quan nhà nước đưa đi chữa trị ở trung tâm dưới Vĩnh Bảo, trong đó có một người là Nguyễn Văn Đức đã chết được 4 năm vì uống nước nhà vệ sinh. Một người con trai của bà tên là Hậu hiện đang đi làm ở trong Miền Nam, giờ trong nhà chỉ còn bà và cô con gái út tên Bích. Hai người con sau cùng của bà Nở này tuy không phải đi chữa trị, nhưng hàng tháng vẫn phải dùng thuốc, vì bị mắc bệnh thần kinh phân liệt.

Theo bà Nở, thì gia đình bà đã chuyển về sống ở ngôi nhà này đã được hơn 20 năm. Cũng chính từ khi về đây, tại họa cứ thế liên tiếp ập đến với gia đình bà. Bà Nở chia sẻ: “ngôi nhà gia đình bà ở là mua lại của một anh lái tàu biển quê Đà Nẵng rất giàu có. Anh ta mua ngôi nhà này cho vợ ở và thi thoảng về thăm vợ mỗi chuyến cập bến Hải Phòng. Mỗi lần về, anh ta lại mang về một nắm vàng, vợ đựng đầy ống bơ. Hai vợ chồng vàng đeo lủng liểng khắp người. Thế nhưng, một ngày, hai vợ chồng anh này nổi điên, mọi người ở đây đồn là họ bị ma ám. Lúc tỉnh táo, anh ta đã gọi vợ chồng bà đến, bán cho với giá bằng nửa tháng công bốc vác xi măng. Sau đó hai vợ chồng anh này chuyển đi đâu, giờ sống chết thế nào tôi cũng không rõ nữa”.

Không biết lời đồn có đúng hay không, hay là do nặng nợ truyền kiếp nữa. Nhưng số phận gia đình bà Nở từ khi chuyển đến sống trong ngôi nhà ở Cầu Tre này, thì tai họa cứ ập đến với những người thân trong gia đình bà một cách đầy bí ẩn. Còn chuyện thấy linh hồn người chết thì bà Nở thấy nhiều lắm, bà tâm sự: “Tôi không rõ lắm chuyện tâm linh, nhưng từ khi chuyển về ngôi nhà này sống, thỉnh thoảng trong giấc mơ tôi lại thấy cả một đoàn người, đông lắm, bộ đội có, tây đen cũng có, họ cứ đi rầm rầm quanh nhà. Người thì cụt tay, người cụt chân, máu me dính bê bết trên khắp cơ thể. Họ kêu gào đau đớn, nhiều người còn đòi tôi cho ăn, đòi tôi cho ngủ…sau những lần đó tôi có kể lại cho chồng tôi nghe, nhưng ông ấy nói là tôi mê tín. Nhiều lúc tôi cũng muốn mua đồ ăn, đồ cúng về để thắp hương cho những vong hồn này lắm, nhưng khổ nổi nhà 10 đứa con, đến cái ăn còn không có huống chi nghĩ đến chuyện tâm linh”, nói rồi bà đưa tay gạt vội những giọt nước mắt vừa lăn dài trên hai gò mà nhăn nheo bất hạnh.

Lấy lại bình tĩnh, bà Nở cho chúng tôi biết thêm: “Sau nhiều lần tôi gặp ma trong mơ, họ đòi tôi không được thì họ quay qua dọa tôi. Tôi nhớ hôm đó có một người mặc áo trắng, nhưng da thì đen xì nói với tôi rằng: nếu bà không trả lại nhà cho tôi, thì tôi sẽ làm cho các con bà phát điên, rồi từ từ mà chết. Quá sợ hãi, tôi giật mình tỉnh dậy thì biết là mình nằm mơ. Rồi tôi lại thiếp đi lúc nào không biết. Sau đó tôi lại thấy người đàn ông lúc trước cứ nắm tóc tôi đuổi tôi ra khỏi nhà, tôi sợ hãi khóc thét lên, thì người đàn ông này lại dùng tay chọc mạnh vào mạng sườn làm tôi đau đớn…Sau giấc mơ ấy, thời gian ngắn từ cái Lan là đến lượt Tâm, Dung, Đức…cho tới đứa cuối cùng là con Bích, đến hẹn lại lên, chừng tuổi đôi mươi là chúng nó giở chứng nói cười lảm nhảm, nhiều đứa điên khùng cởi quần áo đi khắp xóm nữa”, bà Nở vừa dứt lời, thì cô con gái tên Bích của bà, tự nhiên cười rú lên một cách đầy ma quái. Bà Nở chua xót: “Lúc nào nó cũng nghĩ nó bị ma nhập vào người, tội nghiệp nó mấy chú ạ. Bình thường không sao, nhưng khoảng 7 – 8 tháng nó lại phát bệnh một lần, tuổi tôi ngày càng yếu đi, không biết sau này ai sẽ chăm sóc cho nó nữa”.

Thật khó có sự sợ hãi nào khủng khiếp hơn, khi một người mẹ dứt ruột đẻ tới 10 đứa con, con trai đẹp như tượng, con gái đẹp như hoa, đều bỗng nhiên lần lượt điên khùng. Chính bởi những điều lạ lùng này, mà câu chuyện về gia đình bà Nở cùng với những đứa con điên của bà, luôn là những câu chuyện khiến người dân ở khu phố vẫn phải xì xào bàn tán, mỗi lần có ai đó, hoặc có tổ chức nào đó tìm đến để nghiên cứu, hoặc hộ trợ gia đình. Những lúc đó, người dân phố Cầu Tre, cũng như bà Nở lại thêm một lần hi vọng, để rồi sau đó, lại là một nỗi thất vọng mới.

Chị Bích con gái út của bà Nở ngồi lặng lẽ bên góc nhà

Nhìn hình ảnh người đàn bà khắc khổ, bên nỗi đau đớn của những đứa con điên đang phải vật lộn với cuộc sống, với những nỗi ám ảnh ma quỷ hiện hữu trong căn nhà nhỏ, trống hơ, trống hoác. Có lẽ ít ai hình dung ra được, sự kiên cường của bà Nguyễn Thị Nở thủa ấu thơ, khi bà một thân một mình phải chống chọi với nạn đói khủng khiếp của những năm 45. Cái đói không quật ngã được bà, nhưng giờ đây sóng gió cuộc đời, bi kịch gia đình đã khiến cho người phụ nữ này không còn sức để chống đỡ, bà Nở bảo: “Sinh ra vào năm 1945, đói rạc cả tuần không chết, rồi về già, tự tử cũng vẫn không chết. Có lẽ các vị sư nói đúng, kiếp trước tôi nặng nợ nhân gian nhiều quá nên kiếp này phải trả nợ. Đất này vốn có ma quỷ đã sống ở đây nhiều đời. Thôi, tôi đành sống cho nốt kiếp khổ này để trả nợ!”.

Sau nhiều năm vật lộn với cuộc sống, với nỗi bất hạnh khi chứng kiến 10 người con lần lượt phát điên của mình, mà không có cách nào chữa trị. Đến năm 2002 sau cái chết đột tử của ông Phong chồng bà Nở, thì nỗi đau lại nhân lên gấp bội. Cũng từ đây, bao nhiêu câu chuyện được thêu dệt, được đồn thổi xung quanh ngôi nhà của bà. Mọi người nói nhiều hơn đến chuyện ma trước đây bà mơ thấy, nhiều người còn cho là gia đình bà đang sống trên một ngôi mộ tập thể (?), rồi không biết thông tin từ đâu, hàng trăm thầy cúng, thầy đồng, pháp sư ở khắp mọi nơi tìm về nhà bà, họ đến đây cũng chỉ với mục đích duy nhất đó là “bắt ma” trừ ta, bà Nở kể: “Tôi không nhớ là có bao nhiêu thầy tìm về đây để trừ ta ma giúp chúng tôi, nhưng gần đây nhất tôi nhớ có bà Đồng ở Đông Khê có đến nói đất nhà tôi hiện nay có 306 con ma, rồi bà ấy cúng giải hạn nguyên một ngày, sau đó thì không thấy quay lại nữa. Bẵng đi một thời gian thì lại xuất hiện thầy Từ ở chợ Đà Nẵng đến trấn yểm những lá bùa lên tường nhà tôi, sau đó thầy còn đóng 7 cái đinh vào các góc nhà, góc vườn để trừ tà. Thầy Từ vừa đóng đinh được hôm trước, thì khoảng 3 hôm sau có một cô đồng trẻ tìm đến nhà tôi đòi đuổi ma giúp, sau đó cô ấy lại đòi gỡ mấy lá bùa của thầy Từ đi, rồi dán thêm mấy lá bùa mới…thật sự giờ đây tôi thấy hoang mang lắm”.

Thầy cúng thì cứ cúng, những đứa con của bà bị điên thì cứ bị điên. Họ chẳng chế ngự được cái điên rồ triền miên trong ngôi nhà này. Nỗi đau đớn bà vẫn phải gánh chịu, nỗi đau ấy khiến bà chai lì, bà bình thản và cam chịu đón tin dữ như một sự tất yếu. Trước những bi kịch của gia đình bà Nở, hàng loạt các cơ quan chức năng đã vào cuộc. Những đứa con bị điên nhất của bà đã được thăm khám, và đưa đi chữa trị tại trung tâm dành cho những người mắc bệnh tâm thần ở Vĩnh Bảo. Tài sản duy nhất của bà bây giờ là mấy cuốn sổ chứng nhận các con bà bị bệnh tâm thần. Bà bảo, nhờ mấy cuốn sổ ấy mà con bà được nhà nước trợ cấp. Số tiền trợ cấp ấy tuy ít ỏi, nhưng cũng giúp bà vơi bớt gánh lo toan. Tuy vậy, mấy năm nay, thấy lưng mỏi, chân đau, bà biết, bà chẳng còn sống được bao lâu nữa. Khi về với tổ tiên, với bà thì coi như trút hết muộn phiền, nhưng bà lo cho các con của mình lắm. Không biết chúng sẽ bấu víu vào đâu khi lơ ngơ trên cõi đời này. Ngôi nhà đáng giá tiền tỷ bỗng dưng hiu quạnh, bị người đời xa lánh bởi lời đồn ma ám. Những con bà tại sao lại bỗng dưng lần lượt phát điên, cũng không ai giải thích được. Đến lúc này, tất cả đều được đổ lỗi cho một thế lực siêu nhiên, và đó chính là “ma”.

Trao đổi với TS Vũ Thế Khanh – Tổng giám đốc Liên hiệp UIA, người trực tiếp tham gia khảo nghiệm và là chủ nhiệm của chương trình nghiên cứu khả năng đặc biệt của con người, ông cho biết: “Tôi không tin có ma quỷ trong ngôi nhà đó. Ngay cả các thầy bói, thầy cúng, thầy pháp đến xem đất nhà bà Nở, mỗi người phán một kiểu. Người bảo do kiếp trước gây tội ác, người bảo do hồn ma người TQ, người bảo có vong, người bảo không có vong hồn gì… Tôi tin rằng, căn bệnh tâm thần của 10 người con nhà bà Nở là bệnh lý di truyền. Ngoài ra, do áp lực đồn đại ghê gớm quá khiến những người sinh sống ở đó khiếp sợ, bị ảnh hưởng thần kinh, dẫn đến tâm thần. Điều cần thiết là ổn định tâm lý những người trong gia đình đó và đặc biệt là phải điều trị cho họ bằng thuốc men do bác sĩ chuyên khoa chỉ định”.

Bí Ẩn Chuyện “Vay Vàng” Làm Ăn, Mua Vé Số Ở Chùa Bà Bình Dương

Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương được người dân địa phương gọi là chùa Bà Bình Dương. Đây là một ngôi chùa rất linh thiêng và đầy huyền bí, có tên chữ là Thiên Hậu Cung, do hội người Việt gốc Hoa đóng góp xây dựng để thờ vị nữ thần Thiên Hậu Thánh Mẫu. Từ lâu chùa Bà Bình Dương đã thu hút khách thập phương tới chiêm bái hành lễ cầu tài lộc, “vay tiền, vàng” Bà để làm ăn, để mua vé số với hy vọng may mắn trúng số đổi đời.

Vào dịp ngày rằm, hay 30 và mùng 1 âm lịch hàng tháng du khách đổ về chùa Bà Thiên Hậu (gọi tắt là chùa Bà, phường Phú Cường, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) đông nghịt. Vào lúc cao điểm, khách dồn tới khu chánh điện đông đến mức ngạt thở, chỉ để “vay vàng”, hốt tro nhang của “Bà”. Một du khách giải thích tối biết, “Vàng” ở đây là miếng thẻ bằng giấy màu vàng in hình bà Thiên Hậu, được đựng trong bao lì xì màu đỏ. Nhiều người tin rằng nhận được “vàng miếng” từ chùa Bà sẽ làm ăn phát đạt, nhất là vào dịp đầu năm.

Với khuôn mặt đầm đìa mồ hôi vì chen lấn, chị Nguyễn Thị Thu Giang (ngụ quận 8, TP HCM) thở dốc: “Đây là vàng bằng giấy nhưng mình cứ tâm niệm là vàng thật đi. Vàng sẽ đẻ ra vàng. Có vàng Bà sẽ làm ăn khấm khá. Những thẻ giấy vàng này là lộc, có được nó sẽ buôn may bán đắn, sẽ trúng lô đề, vé số. Nhiều người từng làm ăn phát đạt và trúng số là nhờ vay được vàng này của Bà rồi!”.

Chị Lê Thị Bình (quê Tây Ninh) cầm bao lì xì chứa 50.000 đồng hồ hởi: “Nghe nói vay được tiền Bà làm ăn phất lắm, mua vé số sẽ gặp hên, nhiều người đã trúng! Nếu phất thiệt, năm sau tôi sẽ trả đậm cho Bà gấp nhiều lần số tiền đã vay”. Chẳng biết chị Bình rồi có “phất” hay không chứ trước mắt, tôi thấy chị lỗ mất 50.000 đồng vì để “vay” được tờ 50.000 đồng, chị đã phải đưa tờ 100.000 đồng.

Hỏi một vị sư trong chùa, tôi được biết, vào dịp lễ hội, chùa Bà chuẩn bị đến 1,2 triệu bao lì xì chứa “vàng” để cung cấp cho khách ghé chùa trong tháng giêng. Khi được hỏi tại sao thu tiền trước của người dân sau đó mới “cho vay” bằng số tiền ít hơn, vị sư lý giải khách phải đưa tiền trước thì ban tổ chức mới đủ tiền cho người khác “vay”. Còn khoản chênh lệch được xem là “tiền công đức”. Nhiều công ty lớn đến chùa Bà “vay” 1 triệu đồng, năm sau họ trở lại “cúng Bà” đến 50 triệu đồng.

Chuyện “vay vàng” để làm ăn, hoặc mua vé số có gặp hên, linh ứng hay không chưa ai có thể kiểm chứng, nhưng đây thực sự là một cổ lệ đã tồn tại ở chùa Bà Bình Dương rất lâu, thu hút đông đảo du khách tham gia hàng năm. Tâm Lương

Thiên Khang

Văn Cúng Tại Một Số Ngôi Đình Ở Bình Dương

Văn cúng tại một số ngôi đình ở Bình Dương

Trong tập san KHLS số 19 (8-2010) chúng tôi đã có dịp giới thiệu văn cúng của đình Tân An (xã Tân An, thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương) tới quý bạn đọc, trong số này chúng tôi xin giới thiệu tiếp văn cúng ở hai đình là đình Bình Đường (ấp Bình Đường 3, An Bình, Dĩ An) và đình ấp Tân Phước (ấp Tân Phước, Tân Bình, Dĩ An).

VĂN CÚNG TẠI ĐÌNH BÌNH ĐƯỜNG (ấp Bình Đường 3, An Bình, Dĩ An, Bình Dương)

DĩAnhuyện,AnBìnhxã,BìnhĐường ấp.

ChánhbáiBồi bái

Cảm chiêuCáovu!

Tạm dịch

Hôm nay nhằm ngày 10 tháng Nhâm Tý (11 AL), năm Nhâm Tuất tại ấp Bình Đường, xã Bình An, huyện Dĩ An gồm:

Chánh bái………, bồi bái………, đông hiến…….., tây hiến cùng toàn thể bà con trong thôn từ quan viên cũ mới tới già, trẻ, trai, gái nhân lệ đông tếmà tề tựu đặng sửa soạn tạ thần trong lễ kỳ an. Cung kính, cẩn trọng sửa soạn đèn nến, hương, rượu, trà, quả, cỗ bàn thanh khiết.

Xin cáo với các bậc thần linh cảm nhận cho!

Kính mời: Thần Thành hoàng bổn cảnh; tả ban, hữu ban; thần Bạch Mã thái giám; Ngũ Hành nương nương, thần rừng núi, thần nông nghiệp; Tiên sư, tổ sư, thần thương đẳng; tiền hiền, hậu hiền cùng bộ hạ của các ngài giáng lâm hưởng lễ.

Ân trên phong phú, đức độ ngời ngời, không có điềm xấu, không có thanh âm; ca tụng ân đức tốt đẹp, to lớn; công đức thần trong nghiệp sinh hóa mở rộng mênh mông, sừng sững. Nhân lúc tiết lệ, cung kính sửa soạn lễ mọn trước sân đình, túc trực dâng lên thần, khấn nguyện bằng lễ này mong ngài ban cho toàn dân trong bổn thôn bình an, mạnh khỏe, phò trợ cho dân giàu có yên vui. Ngửa trông ban điềm lành, thịnh vượng tới ngàn năm, ngóng trông điều cầu mong thành sự thật để vạn năm trường thịnh, nghìn năm mãi vui; mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, trăm họ hòa hợp. Kính trông phò trợ vua sáng, đức độ để truyền đạt được ước vọng bình an (của dân) thấu tới Thần.

Nay cúi lạy kính cẩn mà thưa vậy!

VĂN CÚNG ĐÌNH ẤP TÂN PHƯỚC, XÃ TÂN BÌNH, HUYỆN DĨ AN

Đình thần ấp Tân Phước là ngôi đình tuy không lớn lắm nhưng chúng tôi đã thật sự bất ngờ trước lối kiến trúc và vật liệu xây dựng đình. Đình giữ lại được bộ xà kèo gỗ có tuổi thọ cả trăm năm rất tốt, nhiều cột gỗ to, chắc với những con kê tuy chạm khắc đơn giản nhưng cũng phần nào thể hiện óc mỹ thuật của người thợ dựng đình mà để nghiên cứu kỹ hơn, thỏa đáng hơn chúng ta cần có nhiều thời gian và một chuyên đề khác. Ở đây chúng tôi cũng sưu tập được văn cúng của đình, đình mỗi năm cúng hai lệ vào ngày 16 tháng 4 và 16 tháng 11.

Chánh bái:Chánhtế:

Bồitế:Bồitế:

Tạm dịch từ phần “Viết”

Ân trên phong phú, đức độ ngời ngời. Xưa, các vua thời Ngũ đế kế nghiệp lớn từ Thiên Hoàng, dùng đức lớn mà phát triển nghề nông, nghiệp đó còn truyền cho hậu thế. Nay nhớ ơn trên mà sửa soạn lễ mọn, cung kính dâng lên thần. Cầu mong thần ra tay phù hộ cho người người, vật vật đều an bình, mạnh khỏe; cây cối tươi tốt, bội thu; dùng rượu để giải trừ xú khí bốn phương, dùng sức mạnh để tiễu trừ tà vật; làm cho nhà nhà vui vẻ, nơi nơi ca hát, giàu có, phú quý.

Nay cúi lạy kính cẩn mà thưa vậy!

Hạ Trúc

Cập nhật thông tin chi tiết về Ngôi Nhà Chết Chóc Bí Ẩn Ở Thái Bình trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!