Bạn đang xem bài viết Nghi Thức Nhập Trạch Cần Nắm Rõ Để Không Bị Trách Phạt được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Như các bạn đã biết việc nhập trạch là một việc rất quan trọng trong vấn đề ổn định cuộc sống của mỗi gia chung tín chủ cùng gia đình thân yêu của họ. Việc nhập trạch mang một giá trị to lớn về mặt tinh thần cũng như sự an tâm của mỗi gia chủ khi chính thức về ngôi nhà mới của mình.
1. Một số lưu ý khi nhập trạch nhà
Việc nhập trạch diễn ra thường các gia đình sẽ có sự nhờ cậy và giúp đỡ từ các Thầy Pháp, từ việc chọn ngày, chọn giờ, chuẩn bị lễ vật và lên cả khung chương trình.
Việc dọn đồ về nhà mới các bạn lưu ý là phải có sự tham gia của chính các bạn, có thể nhờ thêm người thân hoặc thuê bên dọn nhà, nhưng nhất thiết phải có mặt của các bạn để lấy Sinh khí và thể hiện lòng thành tâm.
2. Nghi thức nhập trạch nhà diễn ra như nào?
Sau khi đã chọn được ngày, giờ đẹp để tiến hành nghi thức nhập trạch thì quý vị lưu ý rằng:
Đồ thờ cúng, các loại bài vị, bát hương, tượng Phật, Thần tài,.. phải do gia chủ tự tay mang đến. Còn những thành viên khác trong gia đình đi theo cầm tiền của mang đến nhà mới.
Thời gian chuyển nhà tốt nhất là vào buổi sáng, giữa trưa hoặc lúc mặt trời bắt đầu lặn và tuyệt đối không chuyển nhà vào buổi tối.
Khi vào nhà mới, vật đầu tiên mang vào là cái chiếu hoặc tấm đệm đang sử dụng, sau đó là bếp lửa (bếp ga/ bếp dầu); không nên mang bếp điện vì bếp điện có tinh mà không có tướng (tức là chỉ có nhiệt mà không có lửa), chổi quét nhà, gạo, nước,… lễ vật để cúng thần linh trước để xin nhập trạch và xin phép Thần linh rước vong linh Gia tiên về nơi ở mới để thờ phụng.
Lễ vật được bày trên bàn/mâm, kê theo hướng đẹp với gia chủ. Tự tay gia chủ thắp nhang vào một bát nhang làm tạm thời. Thắp nhang và khấn lễ Thần linh xin nhập vào nhà mới; tiếp sau đó, gia chủ châm bếp và đun nước. Đun nước mục đích là khai bếp, pha trà nước dâng Thần linh và Gia tiên. Nếu có khách, có thể lấy nước đó để mời khách.
Ngay sau khi khấn Thần linh xong, gia chủ làm lễ Cáo yết Gia tiên rồi mới dọn dẹp đồ đạc. Sau khi dọn xong, để cầu mong bình yên, toàn gia nên tổ chức lễ bái tạ Thần Phật, các vị Thánh thần và Tổ tiên.
3. Lưu ý khi làm lễ nhập trạch nhà
Nếu gia chủ chỉ nhập trạch lấy ngày tốt, mà chưa có nhu cầu ở ngay, thì cũng nên ngủ lại nhà mới 1 đêm.
Phụ nữ đang mang thai thì tốt nhất không nên dọn nhà; một là ảnh hưởng tới sức khỏe; hai là kiêng kỵ theo quan niệm, tín ngưỡng từ xưa. Trong trường hợp cấp bách không thể không rời nhà, thì nên mua một cái chổi mới, để đích thân người mang thai quét qua đồ đạc một lượt rồi hãy chuyển vào.
4. Sắm lễ nhập trạch vào nhà mới như nào?
Lễ vật cần chuẩn bị cho Nghi thức nhập trạch
a. Vàng mã
1 mũ Ngọc Hoàng, 1 mũ Nam Tào, 1 mũ Bắc Đẩu
1 mũ đương niên, 1 mũ đương cảnh
Bộ mũ áo thần linh, ngựa dâng Thổ công.
5 bộ mũ áo, 5 ngựa đủ 5 màu (ngũ phương), cộng 5 bộ vàng khối.
200 bộ quần áo cúng chúng sinh
3 tập tiền Tào quan, tiền vàng đủ loại
1 Bộ quần áo ông bà tiền chủ.
Cách sắp xếp lễ vật như sau:
Khi xếp ngựa, xếp 6 cụ Ngựa từ trái qua phải theo thứ tự: Trắng, Tím, Đỏ, Đỏ to, Vàng, Xanh kèm mũ ngựa xếp dưới.
Hoa quả, bánh kẹo, chè thuốc, trầu cau, tiền vàng hương nến (5 lễ)
Bia, coca, nước lọc chai
Đồ cúng chúng sinh: bim bim, kẹo ngậm, thuốc lá
b. Lễ mặn
1 con gà luộc (gà trống)
2 khổ thịt lợn (có thể thay bằng 2 khoanh giò)
5 đĩa xôi
1 mâm cơm cúng gia tiên
Hàn the, ngũ vị, nước vang
5. Nghi thức nhập trạch diễn ra như nào?
a. Chuẩn bị
Dọn dẹp sạch sẽ toàn bộ khu vực thờ cúng, ban thờ, đồ thờ cúng bao sái bằng rượu gừng hoặc nước sôi pha với ngũ vị.
Bày lễ lên ban, nếu chật quá có thể bày thêm 1 bàn nhỏ phía dưới, Bàn này sẽ đặt mâm cơm cùng vàng mã.
Đặt các vật phẩm phong thủy lên ban thờ (nếu có) hoặc trên bàn để sau Lễ Nhập trạch sẽ đặt để hành trì.
Chuẩn bị bát rượu ngũ vị hương cùng đĩa Gạo Thần Tài + 1 bông hoa để chút nhúng vào bát nước ngũ vị bao sái.
b. Hành trì
Phần lễ hành trì chúng ta cần lưu ý những điều sau đây:
Có đầy đủ các thành viên trong gia đình, chúng ta thành tâm thực hiện nghi lễ
Nghi thức sẽ diễn ra trong tầm 1 giờ đồng hồ
Các thủ tục có thể được thực hiện theo sự hướng dẫn của người lớn trong gia đình hoặc để phụng nghi khoa giáo bài bản, hoàn chỉnh thì quý vị nên mời các Thầy pháp sư, để được hướng dẫn cụ thể bài bản và yên tâm hơn.
Nếu bạn chưa biết khấn trong lễ nhập trạch như nào thì có thể tham khảo bài viết của chúng tôi TẠI ĐÂY
Tìm Hiểu Về Nghi Thức Nhập Trạch Nhà Mới
Lễ nhập trạch là gì?
Theo từ điển Hán Việt, “nhập” có nghĩa là đi vào còn “trạch” là nhà.
Từ cách giải nghĩa đơn giản như vậy có thể dễ dàng diểu nhập trạch là dọn vào ở nhà mới.
Lễ nhập trạch có tầm quan trọng ngang với thủ tục “đăng ký hộ khẩu” với các vị thần linh, thổ địa cai quản ngôi nhà bạn đang sinh sống.
Đây là một nghi lễ lâu đời, cổ truyền rất quan trọng đã được lưu truyền từ đời này qua đời khác.
Ý nghĩa Lễ nhập trạchNgười xưa từng có quan niệm rằng: “Đất có thổ công, sông có hà bá”, chính từ đó mà mỗi vùng mà cha ông ta sinh sống đều có thần linh trấn và cai quản.
Chính vì vậy mỗi khi chuyển đi hay chuyển đến một nơi ở mới đều phải làm thủ tục trình báo, xin phép với các bậc thần linh. Có như vậy thì việc chuyển nhà của gia chủ mới được chấp nhận và có thể tiến hành chuyển nhà từ đó mới thuận lợi, cuộc sống mới sau này cũng gặp nhiều điều lành.
Hơn nữa do một phần gia tiên và thần tài thổ công đang được thờ cúng tại nhà cũ nên khi tiến hành chuyển nhà, lễ nhập trạch để xin phép chuyển họ tới một nơi mới là việc cần thiết phải làm, điều này sẽ khiến gia đạo sẽ được tiếp tục phù hộ.
Trong thời gian những ngày chuyển nhà, gia chủ cần nắm rõ cách cúng cần những gì để tránh xảy ra sai sót và chuẩn bị thêm đồ gì cho đầy đủ.
Ngày làm lễ nhập trạchĐó chính là những ngày hoàng đạo đẹp, giờ tốt và hơn hết là ngày hợp với tuổi của gia chủ cũng như thành viên trong nhà để tiến hành sẽ càng phù hợp.
Những lưu ý khi làm lễ nhập trạchĐồ đạc trong buổi lễ phải cho chính tay người trong gia đình chuẩn bị. Đối với ngày nay, việc dọn đồ chuyển nhà còn có thêm sự lựa chọn đó là thuê một bên thứ ba để tiến hành.
Nhưng tuy nhiên gia chủ cũng như các thanh viên trong gia đình cũng phải góp mặt và vai trò của mình vào những công đoạn như chuyển đồ dù đó chỉ là ít hay nhiều.
Với bài vị cúng Gia tiên và Thần tài cũng do chính tay gia chủ tự tay mình đem đến.
Thời điểm chuyển nhà mới tốt nhất hầu hết đều vào buổi sáng, giữa trưa hoặc lúc mặt trời bắt đầu lặn. Nhưng tuyệt đối không được chuyển nhà vào thời gian đã vào buổi tối.
Vật đầu tiên phải mang vào khi chuyển đến nhà mới chính là tấm đệm hay chiếu mà gia chủ đang sử dụng, tiếp đến là bếp lửa ( bếp gas, bếp dầu); không nên thay vào đó bằng bếp điện vì chính bếp điện thường không có tính linh( chính là do có nhiệt nhưng lại không có lửa) cùng với gạo, rượu, nước, … cùng các lễ vật để dâng lên cúng để báo cáo về việc làm lễ nhập trạch.
Đặc biệt lễ cúng nên được bày trên mâm hoặc bàn theo hướng tốt cho gia chủ. Và chính tay gia chủ thắp nhang vào bát hương tạm thời và khấn lễ xin phép thần linh được nhập nhà mới. Sau đó gia chủ tiến hành châm bếp lửa và đun nước.
Một mặt đun nước chính là hình thức để khai bếp và pha trà để dâng lên ban thờ thần linh, gia tiên.
Và nếu trong ngày hôm đó có khách, có thể mời khách bằng nước đó!
Sau khi gia chủ khấn thần linh, gia chủ trước khi dọn dẹp phải làm lễ cáo yết gia tiên trước.
Sau khi dọn xong để mong cầu được bình an, toàn thể gia đình phải bái tạ thần phật, thần linh và gia tiên.
Sắm lễ nhập trạch bao gồmLễ vàng mã:
Bộ áo mũ thần linh đỏ với ngựa cờ kiếm đỏ
2000 vàng hoa đỏ đại
Bộ gồm 5 mũ áo ngựa 5 màu (5 phương)
3 tập tiền quan
7 đinh tiền vàng lễ
1 bộ ông bà tiền chủ
Lưu ý: khi gia chủ bắt đầu xếp ngựa, xếp 6 cụ từ trái qua phải theo các thứ tự sau: trắng, tím, đỏ, đỏ to, vàng, xanh với mũ ngựa xếp bên dưới.
Lễ mặn:
1 mâm lễ cúng thần linh và gia tiên
Hoa nhiều màu và 2 cây nến to, trà, ngũ quả, trầu cau
Rượu cúng, gà( tuy nhiên có thể sử dụng giờ hay thịt chân giò để thay thế)
Gạo, muối
Bánh kẹo
Một mâm có 3 món mặn cơ bản để cúng gia tiên
Chuẩn bị thủ tục:
Trước tiên là dọn dẹp lại khu vực ban thờ, đồ thờ cúng phải được bao sái bằng rượu gừng hoặc nước ngũ vị hương.
Khi bày lễ bên ban thờ, nếu đặt quá chật có thể chuyển sang một ban thờ nhỏ ngay phía dưới và một bàn để bên đối diện đặt vàng mã.
Đặt bát rượu ngũ vị hương cùng Gạo thần tài với bông hoa dùng để nhúng vào bát ngũ vị hương khi bao sái.
Tiến hành thực hiện:
Chuẩn bị lễ như đã kể trên
Sắp lễ như được nêu phía trên
Dùng văn khấn lễ ” Văn lễ thần linh khi nhập trạch” sau gia chủ khấn tiếp “Văn lễ gia tiên khi nhập trạch”
Bếp lửa trong nhà đun lấy ấm nước đầu tiên, pha trà và dâng lên mời thần linh và gia tiên trong nhà
Dùng bát rượu ngũ vị hương cùng Gạo vàng thần tài cùng 1 bông hoa tươi nhúng vào bát nước sau đó vảy vào các góc nhà, tiếp đến không quên rắc gạo vàng thần tài tại nơi đó.
Treo các vật phẩm phong thủy vào các phương vị đã định trong nhà
Bắt đầu lễ tạ
Cuối cùng là hóa vàng
Đặc biệt chú ý rằng:
Khi sử dụng bếp lửa lần đầu ở nhà mới phải được đun trong 2 tiếng để ấm nhà, sau đó mới nên tắt lửa.
Như đã đề cập ở trên, hình thức đun nước được coi là khai bếp tại ngôi nhà mới
Nhập trạch chính là dọn về để ở, chính vì lẽ đó mà tất cả đồ đạc gồm tủ, kệ, … đều được chuyển đầy đủ về và sinh hoạt tại đó.
Con niệm Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật
Con lạy ngài đương niên Thái Tuế chí đức tôn thần
Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị tôn thần
Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh táo phủ Thần quân
Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch tôn thần
Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức tôn thần
Con kính lạy các ngài tiền hậu địa chủ tài thần
Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực
Hôm nay là ngày ………. tháng ………. năm ……. Tín chủ con là: …………………………………….cùng các thành viên trong gia đình Ngụ tại: ………………………………………….. …… Thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trên án, trước bản toạ chư vị tôn thần kính cẩn tâu trình: Các ngài Thần Linh chính trực giữ ngôi tam thai, nắm quyền tạo hoá, thể đức hiếu sinh của trời đất, phù hộ dân lành bảo vệ sinh linh, nêu cao chính đạo. Nay gia đình chúng con hoàn tất công trình, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm lửa, kính lễ khánh hạ, cầu xin chư vị minh thần cho chúng con được đến nhập vào nhà mới tại ……………………….và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần (nếu dọn đến nhà mới thì thêm: cho phép tín chủ con rước vong linh Gia Tiên chúng con về nơi ở mới này để gia đình thờ phụng). Chúng con cầu xin chư vị minh thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào như ý, vạn điều tốt lành. Người người được chữ bình an, xuất nhập hưởng phần lợi lạc. Cúi mong ơn đức cao dầy, thương xót phù trì bảo hộ. Tín chủ lại mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù trì cho tín chủ con sức khoẻ dồi dào, thịnh vượng an khang. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có điều lành tiếp ứng. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Văn khấn cáo lễ gia tiên khi nhập trạchCon niệm Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật
Con lạy ngài đương niên Thái Tuế chí đức tôn thần
Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị tôn thần
Con kính lạy ngài Bản cảnh thành hoàng, ngài Bản xứ thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, cùng các chư vị tôn thần.
Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ (nếu bố mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ tỷ), chư vị hương linh nội ngoại họ:………………..
Chúng con là: ……………. (đọc tên lần lượt tất cả mọi người từ trên xuống dưới)
Hôm nay là ngày … tháng … năm … âm lịch Chúng con thiết lập linh sàng, sửa biện lễ vật, dâng lên bàn thờ, trước linh tọa kính trình các cụ nội ngoại Gia Tiên. Nhờ hồng phúc Tổ Tiên, ông bà cha mẹ, chúng con đã tạo lập được ngôi nhà mới (nhập trạch về nơi ở mới). Nhân chọn được ngày lành tháng tốt, thiết lập án thờ, kê giường nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Tại địa chỉ:……………………………………. Cúi xin các cụ, ông bà Tổ tiên cùng chư vị hương linh nội ngoại họ …………… thương xót con cháu, chứng giám lòng thành, giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, cháu con được bình an, mạnh khoẻ xuất nhập hưởng phần lợi lạc. Anh linh chiếu giám, cảm niệm ơn dày. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Văn khấn lễ tạ sau khi nhập trạchNam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật
Con lạy ngài đương niên Thái Tuế chí đức tôn thần
Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị tôn thần
Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh táo phủ Thần quân
Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch tôn thần
Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngủ thổ, Phúc đức tôn thần
Con kính lạy các ngài tiền hậu địa chủ tài thần
Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ (nếu bố mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ tỷ), chư vị hương linh nội ngoại họ:………………..
Tín chủ chúng con là:…………………………………….. Ngụ tại:………………………………………..
Hôm nay là ngày …. tháng …. năm …. âm lịch
5 Việc Quan Trọng Nhất Định Phải Làm Khi Chuyển Đến Nhà Mới
Lời kếtTrên thực tế lễ nhập trạch khi gia chủ chuyển đến một nơi ở mới khá đơn giản, tự bản thân gia chủ cũng có thể tìm hiểu và cúng tại nhà.
Nếu có điều kiện và thực sự cần thiết khi chưa đủ tự tin và chắc chắn để tự làm những thủ tục đó hoàn toàn có thể mời thầy cúng về để trợ giúp nhập trạch được suôn sẻ.
Thủ Tục Thay Bàn Thờ Mới Chuẩn, Chi Tiết, Cần Nắm Rõ
Khi nào thì nên thay bàn thờ mới?
Bàn thờ là nơi thờ cúng những người đã khuất trong gia đình cùng các vị thổ thần. Người ta thường kiêng kỵ việc bỏ, thay bàn thờ cũ bởi lo sợ sẽ làm ảnh hưởng đến những người đã khuất, đắc tội với thần linh và làm mất đi tài lộc của gia đình. Tuy nhiên, không phải lúc nào giữ bàn thờ cũ cũng là điều tốt.
Sau một quãng thời gian dài sử dụng, bàn thờ cũ có thể gặp phải một số vấn đề như mối mọt, xuống cấp không còn chắc chắn và vững chãi… Để đảm bảo sự tôn nghiêm và trang trọng cũng như lòng thành kính của con cháu thì việc thay bàn thờ mới là điều nên làm.
Thay bàn thờ mới sẽ giúp cho chốn thờ cúng luôn được đảm bảo ở điều kiện tốt nhất, trang trọng nhất. Điều này sẽ giúp cho gia đình luôn nhận được sự phù hộ của bề trên, cuộc sống gia đình thuận hòa và công việc phát đạt.
Chọn ngày thay bàn thờ mớiThay bàn thờ mới phải làm những gì? Cách thay bàn thờ mới đúng chuẩn, hợp phong thủy chính là gia chủ cần lựa chọn ngày thay bàn thờ mới phù hợp cũng như sắm sửa đầy đủ các lễ vật cần có.
Khi muốn thay bàn thờ mới, gia chủ cần xem ngày đặt bàn thờ. Lựa chọn ngày thay bàn thờ mới cần dựa vào tuổi của gia chủ. Bởi gia chủ là người chịu trách nhiệm trước hết cho việc thờ cúng trong gia đình.
Khi có ngày đặt bàn thờ, bạn cần mới trước ngày làm lễ đặt bàn thờ. Xem ngày tốt mua bàn thờ chính vì vậy luôn được tiến hành trước tiên khi gia chủ có ý định thay bàn thờ cũ bằng bàn thờ mới.
Thủ tục thay bàn thờ mớiTrước khi tiến hành lễ thay bàn thờ mới, gia chủ cần chuẩn bị các thủ tục thay bàn thờ mới. Đầu tiên bạn cần phải dọn dẹp bàn thờ thật sạch sẽ và mua đồ lễ thắp hương. Lễ thay bàn thờ mới cần có:
Một đĩa xôi và một con gà trống luộc. Có thể thay gà bằng thịt lợn luộc.
Trứng gà sống 5 quả và thịt lợn vai 2 lạng để sống. Sau khi lễ xong mới đem đi luộc chín.
Trầu cau
Rượu trắng
1 đĩa muối
1 đĩa gạo
Hoa tươi
Quần áo quan, mũ, ngựa trắng bằng giấy
Tiền vàng, hương, nến
Toàn bộ thủ tục thay bàn thờ mới bạn cần chuẩn bị tươm tất, chu đáo trước khi làm lễ. Chắc chắn với lòng thành kính của bạn thần linh, tổ tiên sẽ phù hộ cho bạn.
Văn khấn thay bàn thờ mớiSau khi đã bày xong lễ thay bàn thờ mới, gia chủ cần thắp hương khấn thần linh cùng tổ tiên cho phép được mang các vật thờ cúng trên bàn thờ hạ xuống. Đọc văn khấn thay bàn thờ mới, kiểm tra sự chứng giám và đồng ý của các vị bằng cách xin đài âm dương.
Cách Thỉnh Phật Di Lặc Về Nhà Và Những Lưu Ý Cần Nắm Rõ
Ngày nay, việc thờ cúng tượng Phật tại nhà đã không còn là vấn đề quá xa lạ đối với nhiều người. Bởi vì, Đạo Phật đã được lan tỏa hết sức rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Do đó, có rất nhiều người quan tâm về cách thỉnh những mẫu tượng Phật về nhà để thờ cúng. Trong đó, tượng Phật Di Lặc được nhiều Phật tử thỉnh về nhà nhiều nhất. Vậy cách thỉnh Phật Di Lặc về nhà thờ cúng cần lưu ý những điều gì?
1. Ý nghĩa thờ cúng phật Di LặcThờ cúng tượng Phật là một trong những văn hóa đẹp trong tâm linh của người Việt. Trong đó, Phật Di Lặc được biết đến là một trong những biểu tượng vô cùng độc đáo trong Phật giáo.
Tương truyền rằng, Đức Phật Di Lặc chính là vị Phật thứ 5 sau Phật Thích Ca Mâu Ni. Tuy nhiên, Ngài lại mang những dáng vẻ khác hoàn toàn so với những vị Phật khác.
Mỗi vị Phật sẽ có những đức hạnh riêng, chính vì vậy việc thờ cúng cũng sẽ có phần khác nhau. Điều này được xuất phát từ chính mong muốn của con người, được học hỏi những điều tốt đẹp, đức hạnh của Phật để cầu sự bình an, may mắn cho gia đình mình.
Phật Di Lặc còn được biết đến với cái tên khác là Phật Cười. Bởi vì, khi bạn quan sát sẽ luôn thấy Ngài nở nụ cười hoan hỷ. Thân hình Ngài được chú ý đặc biệt bởi chiếc bụng to thể hiện được tấm lòng từ bi rộng lớn.
Tương truyền rằng, những sự vui vẻ, chuyện buồn thuộc trần gian đều có thể chứa trong bụng của Ngài. Do đó, khi xoa bụng Đức Phật Di Lặc sẽ mang tới nhiều may mắn. Điều này đã thể hiện được đức hạnh của Phật Di Lặc chính là sự hoan hỷ và tấm lòng khoan dung, độ lượng. Chính vì thế, việc thờ Phật Di Lặc mang tới ý nghĩa về một cuộc sống vui vẻ, may mắn, bình an và có sự khoan dung của cuộc sống.
Ý nghĩa của tượng Phật Di LặcTrong mỗi trường hợp khác nhau, Phật Di Lặc sẽ mang tới những ý nghĩa không giống nhau như:
– Tượng ông Di Lặc với các yếu tố như tiền vàng, bao tiền, gậy như ý,…mang tới ý nghĩa nhiều hơn về mặt tài lộc và sự may mắn.
– Tượng Phật Di Lặc với Đào tiên, cành Tùng, bình hồ lô: Đây là bức tượng mang tới ý nghĩa thiên về mặt sức khỏe, sự trường thọ. Trong đó, cây tùng còn mang tới ý nghĩa về mặt phong thủy, giúp xua đuổi tà ma.
– Tượng Phật Di Lặc ôm đá: Đây là hình ảnh Đức phật sẽ thu lượm những nỗi buồn của thiên hạ và gom về mình. Mặt tượng luôn thể hiện được sự vui tươi, hóa giải những nỗi buồn, sự u sầu thành nụ cười, niềm hạnh phúc.
– Phật Di Lặc đứng một chân cao chân thấp, đang ngồi hay chân chống lên: hình ảnh cho thấy được tinh thần luôn sẵn sàng cho công việc giáo hóa, ngoài ra nó còn thể hiện được những giáo lý mà người muốn truyền đạt.
2. Cách thỉnh Phật Di Lặc về thờ tại nhàSau quá trình lựa chọn tượng Phật Di Lặc, các bạn có thể sử dụng tượng để trang trí, thờ cúng dựa trên những lời sư thầy chỉ bảo. Được biết, trong Phật giáo Di Lặc là Đức Phật mang tới sự may mắn, hạnh phúc và tài lộc cho người thờ phụng.
Do đó, cần phải có cách thỉnh tượng Phật Di Lặc đúng cách để phát huy đúng mục đích mà mình mong muốn. Đâu tiên, khi đã chọn mua được mẫu tượng ông Di Lặc ưng ý bạn nên gửi tượng lên chùa để các sư thầy tụng kinh, làm phép, làm lễ khai quang điểm nhãn.
Trong khoảng thời gian chờ đợi, công việc của các bạn là về nhà và chuẩn bị bàn thờ Phật Di Lặc. Đây là bước chuẩn bị vô cùng quan trọng nên các bạn không được làm qua loa, điều này sẽ dẫn đến sự thiếu tôn trọng đối với Đức Phật.
Những lưu ý khi chuẩn bị bàn thờ Phật Di LặcĐể có thể tạo được không gian thờ cúng trang nghiêm, sang trọng thì các bạn nên sử dụng những đồ thờ cúng bằng sứ. Trong đó bao gồm: bát hương, chén nước, lọ hoa để đặt trên bàn thờ Phật. Nếu gia đình bạn có điều kiện, hãy sử dụng 1 phòng riêng để làm phòng thờ Phật Di Lặc.
Ngoài ra, khi đặt bàn thờ Phật cần chú ý chọn nơi trang nghiêm, khô thoáng trong ngôi nhà. Đặc biệt, bàn thờ Phật Di Lặc cần được đặt đối diện với cửa chính và cahcs mặt đất tối thiểu 70 cm.
Cách đặt bàn thờ ông Di Lặc sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến nguồn năng lượng sẽ được kích hoạt từ Đức Phật. Đó là những luồng khí lành, vượng khí sẽ được thu hút vào trong nhà. Tà ma sẽ bị xua đuổi, thuần hóa được các luồng khí dữ thành những luồng khí thanh khiết.
Thỉnh Phật Di Lặc về thờ tại nhàSau khi gửi tại chùa các sư thầy làm lễ xong và việc chuẩn bị bàn thờ Phật đã tươm tất. Gia chủ sẽ cần phải lựa chọn một ngày đẹp để có thể làm lễ an vị Phật và thỉnh Đức Phật Di Lặc về để thờ. Trong khoảng thời gian này, gia chủ cần chú ý đến chế độ ăn của mình, đặc biệt là phải ăn chay.
Nếu gia đình có điều kiện hoặc gia chủ cẩn thận hơn thì có thể mời thầy cúng đến để tiến hành làm lễ. Đối với quá trình thỉnh ông Di Lặc về nhà, bạn sẽ cần phải đặt hướng của tượng quay về hướng Đông. Lý giải cho điều này chính là các Đức Phật thường quay về hướng mặt trời mọc để thiền định và giác ngộ.
Ngoài ra, bàn thờ Phật sẽ cần được đặt theo hướng Tây Bắc. Bởi vì, đây là hướng được tượng trưng cho trời hay còn được gọi là Tây Thiên cực lạc. Trong đó, tuyệt đối không nên đặt bàn thờ Phật hướng Đông Bắc và nhìn về hướng Tây Nam. Bởi vì đây là hướng ngũ quỷ, hướng rất xấu trong phong thủy.
Khi tiến hành đặt tượng Phật lên bàn thờ, tượng Di Lặc cần được kê trên một tấm đế và sau đó tiến hành thắp nhang thờ cúng. Bên cạnh đó, bàn thờ Phật Di Lặc cần được giữ sạch sẽ, hương khói đầy đủ trong những ngày lễ quan trọng.
3. Vị trí đặt bàn thờ Phật Di Lặc ở đâu?Sau khi đã nắm bắt được cách thỉnh tượng Phật Di Lặc về nhà. Yếu tố đặt bàn thờ Phật là điều mà gia chủ sẽ cần lưu ý đến rất nhiều. Bởi vì, nếu đặt sai sẽ phạm phải sự bất kính và điều này dẫn đến việc thờ cúng không còn được linh thiêng.
– Nên đặt ban thờ tượng Phật Di Lặc hướng ra cổng chính
– Nếu trong nhà không tìm kiếm được vị trí để đặt bàn thờ theo hướng trên, bạn có thể chọn hướng Đông. Đây được biết đến là hướng mặt trời mọc và hướng mà đức Phật quay mặt ra để thiền định.
– Ngoài ra, hướng Tây Bắc cũng là một trong những hướng hết sức lý tưởng. Đây là hướng đẹp tượng trưng cho trời và gắn liền với ý nghĩa về miền Tây Thiên cực lạc của các chư Phật.
– Đối với việc đặt hướng bàn thờ theo tuổi, gia chủ nên chọn những hướng tốt như Sinh Khí, Diên Niên, Phục Vị và Thiên Y. Đây đều là những hướng mang tới tài lộc, may mắn, sức khỏe cho gia chủ.
4. Những lưu ý trong khi thờ cúng Phật Di Lặc– Không nên cúng những món ăn mặn.
– Bàn thờ Phật Di Lặc cần được đặt cao hơn so với bàn thờ cúng tổ tiên, gia tiên của gia đình bạn.
– Nên có bàn thờ riêng cho Đức Phật Di Lặc, tuyệt đối không thờ cúng chung với những bàn thờ khác.
– Không nên đặt tượng Phật Di Lặc tại những nơi riêng tư như phòng ngủ.
– Tuyệt đối không được cất giữ tượng trong tủ.
– Lưu ý không nên đặt tượng Phật gần với nhà vệ sinh, nơi ẩm thấp.
– Không nên đặt tượng Phật ở nơi dưới gầm cầu thang.
– Nếu bạn muốn thờ những vị Phật khác cần lưu ý thờ tối đa 3 vị Phật trong nhà. Ba vị Phật cần được đặt đồng cấp đồng đồng bậc với nhau.
Hiện nay, thị trường tượng Phật Di Lặc bằng đá đang có rất nhiều đại chỉ bày bán. Tuy nhiên, không phải cơ sở nào cũng mang tới sản phẩm chất lượng cho người tiêu dùng. Nếu như quý khách đang có nhu cầu mua tượng Phật Di Lặc bằng đá để thờ cúng thì hãy liên hệ qua địa chỉ: https://damynghenonnuocdn.com/ để được tư vấn miễn phí và những thông tin cần thiết.
Xưởng sản xuất đá mỹ nghệ Thành Đô với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, cung cấp nhiều sản phẩm tượng Phật trên toàn quốc. Cam kết hàng chính hãng, chất lượng tốt nhất và có giá thành rẻ nhất thị trường hiện nay.
Phật Tử Phải Nắm Rõ 7 Lưu Ý Thỉnh Tượng Phật Này Để Không Mắc Phải Những Điều Kiêng Kỵ
Tượng Phật không phải là việc ngẫu hứng thích là mua được. Việc rước, thỉnh tượng Phật phải xuất phát từ sự thành tâm của mỗi Phật tử.
Thờ tượng Phật với tâm hướng luôn luôn mong mỏi lĩnh hội được ngọn đèn trí tuệ của các Ngài.
Để biết điều đúng sai, một lòng hướng thiện giúp ích cho đời. Chứ không phải để cầu ban phước trừ họa, che dấu để làm điều bất lương.
XEM THÊM TƯỢNG PHẬT ĐẸP DO ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA TÔN TẠO
Phật và ý nghĩa của việc thờ Phật:
Phật là trạng thái đạt tới trạng thái giác ngộ rốt ráo, rạng ngời của những thiên linh, sinh linh và nhiều sinh thể khác trong đó có con người trên con đường tu học. Thành tựu ấy có được là do tu thân (sửa mình) mà thành.
Có rất nhiều bậc Phật khác nhau tương ứng với thành tựu tu tập, mỗi bậc Phật cũng thực hiện các hoạt động giáo hoá, phổ độ chúng sinh khác nhau, nên có các danh hiệu Phật khác nhau.
Năng lượng mà các vị Phật truyền đến chúng ta là khối lượng kiến thức khổng lồ, trong đó có kiến thức về bệnh và chữa bệnh, kiến thức về lao động và sáng tạo, kiến thức giúp chúng ta giải thoát khỏi vòng nhân quả luân hồi…
Bởi vậy, những người có nội tâm cân bằng và hài hoà sẽ khởi lòng tôn kính và biết ơn, vì người ấy có năng lực tự chứng nhận năng lượng sáng tạo.
Mặt khác họ truyền dạy kiến thức ấy cho những chúng sinh và cho người chưa biết, chưa hiểu nhằm tỉnh thức họ.
Phần lớn chúng ta chưa hiểu biết là do bản ngã còn lớn, vô minh còn dày, nên dựa vào lời khuyên ấy mà tôn kính, mà tu, mà học hỏi, tránh coi thường, xúc phạm các bậc thầy cao cả vì đó là bậc thầy của mỗi chúng ta.
Chính nhờ đức tin và nhờ các trải nghiệm mà sau đó, chúng ta có thể tích lũy đủ năng lượng tình yêu, đủ nội lực để giác ngộ.
Tuy nhiên, cũng có nhiều người cái “Ngã” còn lớn, có tầm nhìn chủ quan hạn hẹp nên coi thường kiến thức tự nhiên.
Thậm chí họ còn phỉ báng, cố tình phá hỏng các hình tượng Phật, coi cái gì mình hiểu mới là đúng nhất.
Các vị Phật từ bi không trừng phạt ai cả, nhưng ý thức và hành động vô ý thức ấy là phạm vào luật nhân quả.
Với những người này, bản thân chúng ta nên biết cẩn thận, tu nhân tích đức trước tiên phải làm tròn đạo làm người đầu tiên.
Trong cuộc sống hàng ngày và cũng là đạo làm người, các cụ khuyên con cháu là tôn kính, bảo vệ, không làm hư hại tranh tượng Phật và các đấng cao cả.
Với người bình thường, không có tà tâm, ý nghĩ trong sáng thì có ý thức cẩn thận, nên nếu do tự nhiên khách quan mà phần vật chất bị xước, hỏng thì có thể sửa chữa, khắc phục.
Ý nghĩa sâu xa nhất của việc thỉnh, rước tượng Phật để thờ là để thông qua đó vị Phật “an cư, tồn tại” trong tâm của người rước đặt, người tiếp xúc được hiển lộ.
Việc rước, thỉnh tượng Phật về thờ không phải là việc ngẫu hứng, thích là làm được mà cần xuất phát từ sự thành tâm của mỗi người.
Người có tâm hướng Phật, muốn thờ Phật mới nên thỉnh tượng Phật về để thờ tại gia.
Nhiều người lầm tưởng rằng thờ Phật là để cầu ban phước, trừ họa, che dấu để làm điều bất lương nhưng ý nghĩa này hoàn toàn sai.
Thờ Phật giúp con người ta hướng tâm, soi rọi tâm hồn, biết điều gì đúng điều gì sai, một lòng hướng thiện giúp ích cho đời.
Cách thỉnh tượng Phật về thờ – 7 lưu ý khi rước, thỉnh tượng Phật:
Ngày tốt thỉnh tượng Phật thường được chọn là những ngày vía Phật Bà Quan Âm như : 19/02 là ngày Đản Sanh, 19/06 là ngày thành đạo, 19/09 là ngày xuất gia. Nhưng theo thực tế, việc thỉnh tượng Phật ngày nào không quá quan trọng, chủ yếu là Phật tử đã chuẩn bị nơi bài trí nghiêm trang và thành tâm đón Phật là được.
Khi rước, thỉnh tượng Phật ra khỏi cửa hàng, cơ sở sản xuất tượng… Phật tử đi thẳng về nhà ngay, không ghé dừng lại giữa đường ở bất kỳ nơi đâu. Khi thỉnh Phật về nhà lập tức thượng an vị tượng Phật lên bàn thờ, không để trên bàn hay ghế. Do đó, gia chủ cần chuẩn bị mọi thứ trên bàn thờ Phật cho chu đáo trước khi thỉnh tượng Phật về an vị.
Thờ tượng Phật thì bàn thờ phải trang nghiêm, hàng ngày cần quét dọn, rút bớt chân hương, nếu hoa trái khô héo thì nên thay mới để cúng dường.
Vào những ngày sóc vọng (ba mươi, mùng một- mười bốn, mười lăm âm lịch hàng tháng) thì nên sắm sanh nhang đèn, hoa trái trang nghiêm dâng cúng.
Không nhất thiết phải lau tượng mỗi ngày. Chỉ khi nào nhận thấy tôn tượng Phật bị khói bụi bám vào thì mới “tắm” tượng. Dùng một chiếc khăn sạch mới tinh lau tôn tượng Ngài theo hướng từ trên xuống cho đến khi sạch sẽ.
Không nên xức các loại nước hoa thơm cho tượng Phật. Vì đó là những sản phẩm với hương vị đặc thù tạo ra sự dính mắc, trói buộc và mê đắm cho thế gian, nói chung là “mùi thơm bất tịnh”.
Nếu muốn thỉnh về thờ Phật tại gia, gia chủ chỉ cần tới chùa để các thầy hướng dẫn cách chọn tượng cho phù hợp với từng mục đích thờ cúng của mình và gia đình. Tượng Phật có nhiều loại như: tượng Bổn Sư Thích Ca, tượng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát, Tượng Phật A Di Đà, tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát, tượng Văn Thù Phổ Hiền Bồ Tát… tượng Phật được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như: nhựa composite, gỗ, đá, gốm sứ hoặc bằng đồng,… Nếu nhà chật có thể thay thế tượng bằng tranh Phật cũng được.
Thờ tượng Phật phải thành tâm, gia chủ phải giữ gìn Ngũ giới, đặc biệt là không sát sinh tại tư gia. Nên tập chay tịnh vào ngày mùng 1, ngày rằm và các ngày vía Chư Phật – Bồ Tát (nhiều hơn hoặc nếu trường chay thì càng tốt). Giữ gìn thân-khẩu-ý trong sạch, tham thiền, niệm Phật, lạy sám hối, làm lành lánh dữ…
Rất nhiều quý Phật tử thưởng gửi tượng Phật vào chùa để cúng dường và góp phần công đức vào việc xây dựng nhà chùa.
Rước, thỉnh tượng Phật ở đâu ?
Hiện nay, có rất nhiều cơ sở buôn bán và cung cấp tượng Phật các loại tuy nhiên để đảm bảo chất lượng và nguồn gốc của tượng Phật thì tốt nhất mỗi Phật tử nên đặt chế tác tượng mới theo yêu cầu thay vì mua hàng bán sẵn để đảm bảo tôn tượng luôn mới nhất và hoàn hảo nhất.
Tại cơ sở điêu khắc Trần Gia (cơ sở chuyên tôn tạo, đúc tượng nổi tiếng tại Việt Nam) có trực tiếp nhận tạc tượng Phật theo yêu cầu của Phật tử, đảm bảo tượng Phật được kiểm soát từ nguyên liệu, thiết kế và các yếu tố tâm linh.
Với những thông tin ý nghĩa, những lưu ý và lời khuyên chi tiết về việc thỉnh tượng Phật về thờ tại gia hoặc tại các chùa, hy vọng quý Phật tử có thể rước, thỉnh tượng Phật về thờ theo đúng tinh thần nhà Phật.
Với ý nguyện luôn mong muốn đóng góp chút công đức, gieo duyên lành, đưa Phật pháp đến với nhiều người hơn, với mỗi tôn tượng Phật đẹp do Trần Gia sản xuất.
Điêu khắc Trần Gia muốn gửi gắm vào đó sự an lạc đến với quý Phật tử khi các rước, thỉnh tôn tượng Phật về thờ tại gia.
Điêu khắc Trần Gia tự tin khẳng định có thể phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu của quý Phật tử trên con đường hoằng pháp.
Tại đây quý Phật tử sẽ được cam kết cung cấp tượng Phật đẹp, chất lượng cao, thể hiện thần thái Đức Phật chắc chắn sẽ khiến quý Phật tử hài lòng.
Mời quý Phật tử hoan hỷ chiêm ngưỡng hình ảnh những tượng Phật đẹp nhất do cơ sở điêu khắc tượng Phật Trần Gia tôn tạo:
Tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.
Tượng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát.
Tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát.
Tượng Văn Thù Sư Lợi – Phổ Hiền Bồ Tát.
Tượng Phật A Di Đà.
Tượng Tiêu Diện Đại Sĩ – Vi Đà Hộ Pháp.
Tượng Bồ Đề Đạt Ma Sư Tổ.
Tượng Phật Di Lặc Bồ Tát.
Tượng tôn giả A Nan Đà – Ca Diếp.
XEM THÊM TƯỢNG PHẬT ĐẸP DO ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA TÔN TẠO
Nhận xét tích cực từ quý khách hàng của cơ sở điêu khắc tượng Phật Trần Gia:
CƠ SỞ ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA.
Chuyên Tư Vấn – Thiết Kế – Thi Công Các Công Trình Nghệ Thuật
Đa Dạng Kích Thước – Đa Dạng Chất Liệu .
Trụ sở chính : 27 Đường số 1, khu phố 5, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
Lâm Đồng : 57 Nguyễn Chí Thanh, Nghĩa Lập, Đơn Dương, Lâm Đồng
Website : dieukhactrangia.com
Hotline : 0931.47.07.26
Email : [email protected]
Nhập Trạch Là Gì? Lễ Cúng Nhập Trạch Cần Chuẩn Bị Những Gì?
Lễ nhập trạch là gì?
Nhập trạch là nghi lễ truyền thống được duy trì từ xưa đến nay. Lễ nhập trạch chính là lễ chuyển về nơi ở mới. Hay hiểu một cách đơn giản là đăng ký hộ khẩu với thổ địa, thần linh, thông báo rằng ngôi nhà đã có chính chủ.
Theo quan niệm từ xưa ” Đất có thổ công, sông có hà bá” nên khi di chuyển đến một địa điểm mới để sinh sống cần phải làm thủ tục để xin phép thổ công, thần linh đồng ý, phù hộ, bảo vệ cho gia chủ mọi chuyện được thuận lợi, hành thông.
Lễ cúng nhập trạch chuyển nhà mới cần chuẩn bị những gì? Xem ngày đẹp để nhập trạch“Đầu xuôi đuôi lọt”, để có sự khởi đầu may mắn hầu như gia đình nào cũng phải xem ngày nào đẹp mới làm lễ nhập trạch. Nên tham khảo ý kiến của các thầy bói để biết ngày nào, giờ nào đẹp, hợp với gia chủ để chuyển nhà. Nên dọn đồ vào buổi sáng, tránh buổi tối.
Mâm lễ cúng nhập trạchMâm lễ cúng nhập trạch ở vùng miền nào cũng phải đủ ba thành phần: Mâm cúng, ngũ quả, hương hoa và vàng mã. Có thể bày riêng ra từng đĩa hoặc sắp xếp chung ở một chiếc mâm lớn. Mâm lễ chuẩn bị chứa đựng lòng thành của gia chủ với thổ công, thần linh và tổ tiên.
Hoa quả: Hãy chuẩn bị một mâm có ít nhất 5 loại quả. Chú ý nên chọn quả tươi, không héo úa. Không cần dùng dao gọt hoa quả sẵn. Bày lên đĩa thật gọn gàng, đẹp mắt.
Hương hoa và vàng mã: Cắm một lọ hoa thật đẹp, hoa lựa chọn hoa gì cũng được nhưng phải tươi. Vàng mã có thể nhờ các thầy tư vấn để chuẩn bị số lượng cho đủ.
Chuẩn bị bài văn khấn và một số dụng cụ khác cho lễ nhập trạchKhi chuyển về nơi ở mới thường có một bài văn khấn thần linh và một bài văn khấn gia tiên. Cả gia đình sẽ ngồi khấn trước mâm cúng. Lưu ý phải khấn thần linh trước khi khấn gia tiên.
Ngoài ra khi làm lễ nhập trạch cần chuẩn bị cả bếp than, chiếu. Những người đến nhà mới chơi hôm đó nên cầm theo các đồ vật để lấy may cho gia chủ như: Tiền, gạo, muối…
Các bước làm lễ cúng nhập trạch về nhà mới
Đốt bếp than đặt ngay cửa. Lý do đốt lò than là để may mắn và thông báo với thổ địa là ngôi nhà đã có chủ nhân. Bếp lửa tượng trưng cho sự đầm ấm, sum vầy.
Chủ nhà sẽ bước qua lò than vào nhà, các thành viên khác khi muốn vào nhà cũng phải bước qua lò than và cầm theo các món quà tặng gia chủ lấy hên.
Lau dọn lại bàn thờ gia tiên, bày biện mâm lễ cúng nhập trạch đã chuẩn bị trước đó lên bàn thờ.
Người chủ gia đình, tốt nhất là người chồng hoặc vợ đọc lần lượt các bài văn khấn, những thành viên khác ngồi sau khấn cùng.
Gia chủ đun nước pha trà, dâng trà lên cúng tổ tiên và mời các quan khách đến nhà.
Để lễ cúng nhập trạch diễn ra nhanh gọn và thuận lợi, gia chủ nên có sự chuẩn bị trước tất cả mọi thứ. Một sự khởi đầu thuận lợi sẽ giúp gia an cư lạc nghiệp, mọi chuyện thuận buồm xuôi gió.
Cập nhật thông tin chi tiết về Nghi Thức Nhập Trạch Cần Nắm Rõ Để Không Bị Trách Phạt trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!