Bạn đang xem bài viết Nghi Lễ Phóng Sinh Dành Cho Các Hành Giả Trong Suốt Và Mọi Người được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
NGHI LỄ PHÓNG SINH (Bản cập nhật 22/05/2020)
Để bắt đầu chúng ta nên tắt điện thoại hoặc để ở chế độ rung, tránh ảnh hưởng đến buổi lễ. Mọi người cùng ổn định để buổi lễ được bắt đầu.
Hôm nay ngày … tháng … âm lịch, chúng ta lại gặp nhau ở đây trong buổi lễ phóng sinh đơn giản nhưng vô cùng ý nghĩa này. Phóng sinh nghĩa là giải phóng sinh mạng những con vật. Nếu chúng ta không làm việc này thì chắc chắn chúng sẽ chết trên bàn ăn của một nhà nào đó. Nhưng bằng việc giải phóng chúng xuống môi trường nước ở đây thì chúng sẽ có cơ hội thoát khỏi cái chết và tiếp tục sống. Có câu “Cứu một mạng người hơn xây 7 tòa tháp”, trong giáo lý nhà Phật thì tất cả các sinh mạng đều bình đẳng, con kiến cũng như một con voi, nên việc cứu mạng sinh vật cũng vô cùng cao quý. Những con vật này đời trước đều có thể là người thân hoặc kẻ thù của chúng ta, nếu chúng ta giải cứu chúng thì cũng giúp chúng báo ân hoặc trả bớt được nghiệp oán thù. Đó là ý nghĩa đầu tiên của việc phóng sinh.
Tuy nhiên, sau khi thả những con vật này xuống nước thì chúng có thể chịu đau khổ tiếp và ngay cả khi chúng tái sinh lại, cũng như chúng ta tái sinh làm con người thì cũng không thoát khỏi đau khổ. Vì vậy, nếu không tìm đươc một con đường dẫn đến sự giải thoát giác ngộ thật sự thì việc cứu mạng chúng cũng chỉ có rất ít ý nghĩa.
Chúng ta không chỉ phóng sinh mà còn làm một việc quan trọng hơn: giúp những con vật này kết duyên lành với Phật pháp, để chúng có cơ hội gặp một con đường giác ngộ, giải thoát trong tương lai. Đó là ý nghĩa sâu sắc hơn của buổi lễ phóng sinh ngày hôm nay.
Phần 1: Quy y và cầu nguyện:
Chúng ta hãy cùng nhau tưởng tượng như sau: Không gian ở phía trên trước mặt chúng ta không chỉ là bầu trời, mà trên đó là vô số các vị Phật, các vị Bồ tát, các vị Hộ pháp, các vị Thánh tăng, Tổ sư các dòng truyền thừa khác nhau đang an toạ và vô số Kinh điển. Đó là những đối tượng cao quý đại diện cho Tam Bảo là Phật, Pháp, Tăng mà chúng ta sẽ cùng với các chúng sinh được phóng sinh ngày hôm nay quy y. Các Ngài ở trên đó tỏa ra ánh sáng rực rỡ và đang mỉm cười đón nhận buổi lễ phóng sinh và quy y này. Nếu ai không tưởng tượng được thì hãy tin chắc là như vậy.
Tương tự, chúng ta hãy tưởng tượng sau lưng và xung quanh chúng ta là vô số các chúng sinh gồm anh chị em, bạn bè, họ hàng, ông bà tổ tiên nhiều đời đã mất, những chúng sinh quen biết hoặc không quen biết, vô hình hoặc hữu hình, tất cả đều hoan hỉ cùng chúng ta tham dự buổi lễ phóng sinh này. Nếu không tưởng tưởng được thì hãy tin chắc là như vậy.
Chắc chắn ông bà tổ tiên của chúng ta sẽ rất vui mừng, vì việc làm này của chúng ta giúp tích tập công đức cho họ để họ có thể có được những tái sinh tốt đẹp, hoặc dễ dàng siêu thoát, hoặc gặp được những duyên lành dẫn đến con đường Phật pháp. Bây giờ, chúng ta cùng thành tâm đọc lời nguyện quy y và thần chú tứ quy y 04 lần nhưsau:
Con xin cùng các chúng sinh này, quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, từ nay cho đến ngày hoàn toàn giác ngộ. Cầu mong chư Phật phù hộ cho các chúng sinh này, có được những tái sanh tốt đẹp, gặp được các duyên lành, dẫn đến giác ngộ và giải thoát. Nam mô Guru bê Nam mô Budha ya Nam mô Dama ya Nam mô Sanga ya
Vừa rồi chúng ta đã đọc 4 lần lời nguyện quy y và thần chú tứ quy y. Việc này tuy rất đơn giản và ngắn gọn, chỉ trong thời gian khoảng 5 phút nhưng có sức mạnh vô cùng to lớn. Bây giờ, nếu sau khi phóng sinh mà các con vật này có bị bắt lại thì buổi phóng sinh này cũng không bị vô nghĩa, bởi vì chúng ta đã kết duyên lành chúng với Phật pháp và chúng có cơ hội có những tái sinh tốt đẹp và gặp được Phật pháp trong tương lai. Đó là điều hết sức quan trọng đối với chúng.
Hình ảnh một buổi lễ phóng sinh của nhóm Phóng Sinh Trong Suốt
Phần 2: Đọc thần chú Sáu Âm của đức Quan Thế Âm Bồ Tát:
Trước khi trực tiếp phóng sinh những con vật này, chúng ta hãy cùng nhau đọc một câu thần chú của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, là vị Phật đại diện cho lòng đại từ đại bi của vô số chư Phật. Câu thần chú có ý nghĩa vô cùng to lớn, giúp các con vật này và cả chính chúng ta ở đây kết duyên với Phật pháp, để dẫn đến giác ngộ và giải thoát. Câu thần chú là “OM MA NI PADME HUM”. Chúng ta hãy đọc lại cho chính xác theo phiên âm tiếng Tây Tạng “ÔM MA NI PÊ MÊ HUNG”.
Đây là câu tâm chú của đức Quán Thế Âm. Tại sao gọi là câu tâm chú? Bởi vì mỗi vị Phật, Bồ tát giảng rất nhiều câu thần chú, như Đức Quán Thế Âm giảng về chú Đại bi, Bạch y thần chú và các câu thần chú khác… Nhưng mỗi vị Phật chỉ có một câu tâm chú đại diện cho vị Phật đó mà thôi. Câu tâm chú là tổng hợp sức mạnh của tất cả các câu thần chú, được tất cả chư Phật ban phước, đại diện cho sức mạnh trí tuệ và lòng từ bi của tất cả chư Phật, vì thế có sức mạnh vô cùng lớn.
Từ bỏ cái tôi, trở về với bản tính tự nhiênTa thả các ngươi, từ Pháp thân về với Pháp thânCả ta và các ngươi đều không sinh diệtGiống như các vị Phật đang chơi một trò chơi.
Ngày xưa Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương có nói rằng: Ngài phải mất 1 triệu kiếp mới tìm được câu thần chú này. Ngài cũng nói rằng: Ta có thể biết một năm có bao nhiêu hạt mưa rơi xuống quả địa cầu, sông Hằng có bao nhiêu hạt cát nhưng ta không thể nói hết về sức mạnh của câu thần chú này.
Đặc biệt, lúc mọi người cùng đọc thần chú thì cứ thêm một người thì uy lực sẽ tăng lên 10 lần, hai người tăng lên 100 lần… theo cấp số nhân. Đọc câu thần chú này sẽ mang lại lợi ích cho các con vật được phóng sinh, cho chính chúng ta, toàn bộ những môi trường này, các loài vật trên trời, trên cây, trên mặt đất, dưới nước, và tất cả những loài vô hình khác ở xung quanh chúng ta. Đó là lý do mà chúng ta sẽ đọc câu thần chú này. Chúng ta sẽ đọc câu thần chú này 108 lần, nếu ai có mang theo tràng hạt thì ta nên dùng tay trái lần chuỗi hạt trong lúc đọc thần chú thì sức mạnh của câu thần chú sẽ tăng thêm nhiều lần nữa. Câu thần chú sẽ có sức mạnh tối đa nếu người đọc thần chú chỉ chú tâm vào câu thần chú mà không nghĩ đến các vấn đề khác, nhất tâm bất loạn.
Vì vậy, trước khi đọc, chúng ta nên nghĩ rằng ta đọc thần chú cho tất cả các chúng sinh trong vũ trụ thoát khỏi đau khổ, được hạnh phúc, bình an và giác ngộ. Còn lúc bắt đầu và trong suốt quá trình đọc thì chỉ cần lắng nghe âm thanh của chính chúng ta phát ra. Điều này sẽ giúp mỗi người tập trung vào câu thần chú mà không nghĩ đến các vấn đề khác như tối nay ăn gì, ngày mai làm gì… và cũng giúp chúng ta không nghe âm thanh do người khác phát ra để tránh tâm phán xét. Sau khi kết thúc 108 lần chúng ta hãy thổi hơi vào lòng bàn tay để thả các con vật được phóng sinh.(Người chủ lễ và mọi người cùng đọc 108 lần câu thần chú OM MANI PEME HUNG)
Xong rồi, mọi người thổi thần chú vào tay đi ạ.
Đức Quán Thế Âm Bồ Tát và Thần chú Sáu Âm
Đọc thêm về công năng câu thần chú Om Mani Padme Hum ở đây: Link tại đây
Phần 3: Từ bỏ bám chấp và không quên chân lý tuyệt đối:
Chúng ta nên nghĩ như thế này: Việc phóng sinh không có gì là đặc biệt. Tôi sẽ làm việc này một cách hoàn toàn tự nhiên không hề bám chấp, tôi không làm nó để lấy công đức cho riêng mình mà tôi làm nó đơn giản là một việc tốt cho người khác đang cần.
Để nhắc về điều này chúng ta sẽ đọc một bài kệ. Bài kệ này nhắc chúng ta rằng: Trong bản chất của sự việc thì tất cả chúng ta và các chúng sinh này đều trống rỗng và là một trong Pháp thân tuyệt đối. Mọi sự chỉ hiển hiện như một trò chơi đầy sáng tạo của chân lý tuyệt đối, Phật tính trong mỗi chúng ta. Chúng ta cùng nhau đọc như sau:
Với tâm lý thoải mái như vậy, tiếp theo chúng ta sẽ trực tiếp thả các con vật được phóng sinh.
Hai linh phù đính kèm là các tờ giấy mặt trước in đồ hình Mạn – đà – la của chư Phật và các câu thần chú. Mặt sau mỗi linh phù ghi tên họ và năm sinh của những người cần cầu an, cầu siêu. Tờ tròn để cầu siêu, tờ vuông để cầu an. Khi đốt linh phù những người ghi tên trên đó sẽ nhận được sự ban phước và che chở của chư Phật, tránh bớt được tai nạn bệnh tật và dễ dàng siêu thoát hơn.
Phần 6: Hồi hướng công đức:
Hồi hướng công đức là một phần rất quan trọng của buổi lễ phóng sinh. Công đức có thể hiểu giống như là những năng lượng tốt. Khi có được năng lượng tốt thì chúng ta sẽ bớt được rủi ro, bệnh tật, sức khoẻ tăng trưởng và giảm thiểu được những tai nạn, khó khăn trong cuộc sống. Chúng ta sẽ không giữ năng lượng tốt này cho riêng mình, mà sẽ chuyển cho những người đang đau khổ, những người đang cần chúng. Ví dụ như những người mới mất, cần được siêu thoát. Nếu chúng ta hồi hướng cho họ thì trên con đường chuyển sinh họ có thể gặp được những tái sinh tốt đẹp. Hay là những chúng sinh trong địa ngục, người nhà chỉ cần niệm “Ôm mani pê mê hung” thì những xiềng xích đang níu giữ họ lập tức lỏng ra ngay.
Tuy nhiên, nếu chúng ta chỉ hồi hướng để làm cho mọi người hạnh phúc lên thì chưa đủ vì hạnh phúc đấy rất ngắn hạn, gặp chuyện là mất. Chúng ta sẽ hồi hướng để cho họ Giác ngộ. Giác ngộ là điều tốt nhất trên đời, có thể giúp họ hạnh phúc thực sự bền vững. Hành động hồi hướng công đức cho sự Giác ngộ rất cao quý. Vì cuối cùng, con người luôn luôn khổ nếu không Giác ngộ. Ví dụ: Nếu chỉ hồi hướng cho một người để họ khoẻ lên thì chưa đủ. Họ nhận được hồi hướng, có thể khoẻ lên, xong sau đó họ vẫn có thể tạo thêm nghiệp xấu thì khổ vẫn hoàn khổ. Nhưng nếu ta hồi hướng cho sự Giác ngộ, thì khi có trí tuệ rồi, họ không làm điều xấu nữa. Trên đời này, dù một người gặp hoàn cảnh khó khăn mà có trí tuệ thì vẫn không khổ. Bởi vậy, phần quan trọng nhất của hồi hướng chính là hồi hướng cho sự Giác ngộ.
Trong Kinh Ánh sáng hoàng kim Đức Phật có dạy: những công đức nào mà hồi hướng cho sự Giác ngộ thì sẽ không bị mất đi và sẽ ở lại cho đến khi chúng ta Giác ngộ thì thôi. Còn những công đức không phải hồi hướng cho sự Giác ngộ thì có thể mất đi được. Ví dụ sau khi phóng sinh xong chúng ta lại nổi lên một cơn giận với người khác thì Kinh cũng viết rằng: một cơn sân hận có thể tiêu hủy cả một rừng công đức. Một rừng công đức là vô cùng lớn mà bị tiêu hủy chỉ bởi một cơn giận thông thường. Chúng ta hãy tập thói quen hồi hướng công đức cho sự giác ngộ ngay sau khi làm những điều tốt.
Chúng ta cùng nhau đọc lời hồi hướng như sau: Con xin hồi hướng tất cả các công đức mà con đã tích tập được qua hành động phóng sinh này, trong ngày hôm nay, trong cuộc đời này, trong tất cả các đời quá khứ và tương lai cho sự hạnh phúc và giác ngộ của tất cả chúng sinh trong đó có: Những chúng sinh được phóng sinh ngày hôm nay, những người tham gia phóng sinh ngày hôm nay, gia đình – bạn bè – họ hàng của những người tham gia phóng sinh ngày hôm nay, các thành viên và gia đình họ hàng các thành viên của nhóm Phóng Sinh Trong Suốt, nhóm Hồi Hướng Trong Suốt, những người trong danh sách cầu an và cầu siêu của nhóm Phóng sinh Trong Suốt và… (chúng ta nghĩ đến bất kì ai mà đang cần hồi hướng).
Linh phù cầu siêu – có thể in màu hoặc đen trắng
Linh phù cầu an – có thể in màu hoặc đen trắng
Những Nghi Lễ Dành Cho Người Đã Mất
Mỗi người từ khi sinh ra đều có những dấu mốc thời gian quan trọng để đánh dấu từng bước chuyển giai đoạn quan trọng trong cuộc sống. Cái chết là sự kiện cuối cùng trong giai đoạn sống của mỗi người ở nhân gian trần thế.
Theo quan niệm về tâm linh, khi con người chết đi thực không phải hoàn toàn biến mất mà chuyển đến một nơi khác. Chỉ có phần thể xác chết đi và mục nát, còn linh hồn của người ấy vẫn tồn tại ở một thế giới mà con người không thể chạm tay tới được. Để cho linh hồn người chết được siêu thoát và an yên, từ khi trút hơi thở cuối cùng để rời khỏi trần thế, tùy vào mỗi gia đình và tùy theo văn hóa từng vùng miền, người đã khuất sẽ trải qua những dấu mốc quan trọng sau, được con cháu nghiêm túc thực hiện:
Trong lễ phát dẫn, các nghi lễ dành cho người đã khuất được thực hiện một cách trang nghiêm, đầy đủ với lòng thương tiếc vô hạn với người đã khuất.
Giờ hạ huyệt thường chọn giờ hoàng đạo. Trước khi hạ huyệt phải cúng Thổ thần nơi hạ huyệt. Đồ lễ có trầu rượu, đĩa xôi, vàng hương, thủ lợn hoặc chân giò. Mọi người đi quanh huyệt rồi thả đất xuống dưới. Hạ quan tài xuống rồi đắp đất, trồng cỏ. Từ hôm đó, chủ nhà thắp hương cơm canh cho người đã khuất đến hết 100 ngày.
Sau 3 ngày chôn cất, con cháu đến sửa mộ rồi đắp mộ lại cho tròn, chỗ nào bị lún bị hở thì đắp lại. Kiêng không chèo lên mộ để đắp tránh làm sập thế mộ.
Theo quan niệm Phật giáo, âm hồn người sau khi chết đi phải trải qua 7 lần phán xét, mỗi lần 7 ngày qua một điện dưới âm ty. Sau 7 x 7 = 49 ngày vong hồn người chết mới được siêu thoát. Đây là một dấu mốc quan trọng đưa người chết về nương nhờ cửa Phật.
Sau đúng 100 ngày, con cháu làm lễ để cúng và làm cỗ mời họ hàng thân thuộc. Từ đây trở đi con cháu thôi không khóc nữa và lấy ngày mất làm ngày giỗ hàng năm
Là ngày giỗ sau ngày mất 2 hoặc 3 năm tùy theo từng vùng. Sau năm giỗ hết, các năm sau làm giỗ thường. Giỗ thường được duy trì đều đặn mỗi năm cho đến hết 5 đời. Sau 5 đời, vong linh người chết được siêu thoát, đầu thai kiếp khác nên không làm giỗ nữa.
Ngày giỗ là ngày con cháu nhớ đến người đã khuất, không nhất thiết phải linh đình đắt đỏ nhưng phải có cái tâm, thành kính.
Sau 3-4 năm xương cốt đã sạch sẽ, xét trong gia đình dòng họ không có ai trùng tang, gia chủ sẽ làm lễ cải táng, đem xương cốt của người đã khuất xếp vào trong tiểu và cải táng ở nơi khác. Lễ cải táng này cần chọn ngày nào phù hợp, không xung khắc với tuổi người mất. Trước khi cải táng cúng Thổ thần Thiên địa để đào mả lên, sau lại cúng Thổ thần Thiên địa để chôn tiểu xuống. Sau đó xây mộ kiên cố để tưởng nhớ và hương khói cho người đã khuất.
Mộ đá là nơi lưu giữ an toàn nhất với người đã khuất.
Văn Khấn Sử Dụng Trong Lễ Phóng Sinh
Phóng sinh và ý nghĩa của hành động này là gì?
Phóng sinh là một nghi lễ truyền thống trong Phật giáo, với mong muốn thả tự do cho một loài vật nào đó, nhưng cũng hàm ý rằng hãy phóng thích cái tâm ô uế như tham - sân – si ở mỗi người để tâm được tự do, thoải mái. Vào những ngày lễ tết hay những ngày lễ lớn của Phật giáo hình ảnh người người tay xách xô, chậu, lồng chứa những con cá, con chim hay con rùa,…để phóng sinh đã trở thành nét đẹp trong văn hóa Việt Nam nói chung và của Phật giáo nói riêng. Đó là hành động đẹp bởi nó thể hiện lòng yêu thương loài vật, yêu thiên nhiên và là một hành động rất thánh thiện là hành động ban tặng sự sống. Nghi lễ này được tổ chức ở nhiều đình, đền, chùa như một hình thức làm việc thiện, qua đó cầu mong cho những người thân trong gia đình được mạnh khỏe, an lạc, bình yên.
1. Nguồn Gốc Của Việc Phóng Sinh
Việc làm này lần đầu tiên được biết đến qua lịch sử của đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật khi Ngài còn là một vị thái tử Tất Đạt Đa.
Chuyện kể rằng Đề Bà Đạt Đa anh em chú bác với Đức Phật đã giương cung bắn trúng một con chim thiên nga đang tự do bay trên bầu trời cao rộng. Con thiên nga ấy rơi vào trong khu vườn của thái tử. Khi nhìn thấy thiên nga đang quằn quại trong cơn đau dữ dội, với tấm lòng từ bi của một vị thái tử mới 9 tuổi, Ngài đã nâng thiên nga ôm vào lòng chăm sóc vết thương và cẩn trọng tìm chỗ trú an toàn. Bằng tình thương vô bờ ấy không bao lâu vết thương của thiên nga bình phục hoàn toàn, vỗ cánh bay cao trong không gian bao la và không quên cất tiếng vui mừng tỏ lòng tri ân đối với người đã cứu mình.
Sau khi thành đạo dưới gốc Bồ đề, suốt gần 50 năm thuyết pháp độ sinh Ngài vẫn luôn đề cao tinh thần từ bi. Trong kinh Phạm Võng, Phật dạy người con Phật vì lòng từ bi mà làm việc phóng sinh và khuyên bảo người khác làm. Nếu thấy người sát sinh thì nên cố gắng tìm cách cứu cho chúng được thoát khỏi nạn khổ. Kinh Kim Quang Minh cũng có nêu ra những câu chuyện về lòng bi mẫn cứu giúp chúng sinh khỏi nạn khổ đau. Dựa trên tinh thần căn bản đó việc phóng sinh đã phát triển rộng khắp Trung Hoa truyền sang Nhật Bản, Tây Tạng, Triều Tiên và Việt Nam.
2. Ý Nghĩa Của Hành Động Phóng Sinh?
Nghi thức này là ví dụ điển hình về giáo pháp căn bản của Phật giáo là từ bi đối với tất cả chúng sanh. Vào những dịp Tết, rằm tháng Giêng, rằm tháng Bảy hay những dịp cầu nguyện cho bản thân hay gia quyến, người ta hay tổ chức phóng sinh chim, cá. Phóng sinh là một việc làm thể hiện lòng từ bi bình đẳng, mục đích phóng sinh là để đánh thức tâm Bồ đề của chúng sinh (con vật) trước khi phóng sinh. Phóng sinh là cơ hội để con vật có điều kiện quy y Tam Bảo và sám hối nghiệp chướng, việc làm tốt trong Đạo Phật, thể hiện lòng Đại từ Đại bi nên trong nghi thức phóng sinh có lễ quy y, sám hối cho con vật trước khi phóng sinh. Tuy nhiên, phóng sinh không có nghĩa là thảy đại con vật gì để mưu cầu phước. Đó không phải là phương pháp phóng sinh đúng cách. Người phóng sinh sẽ có được tất những công đức như trên và hơn thế nữa nếu biết phóng sinh đúng cách nghĩa là động lực của việc phóng sinh phải phát xuất từ Tâm Bồ Đề thể hiện qua tình thương vô điều kiện và tuệ giác không phân biệt.
Ngày nay, việc phóng sinh không đúng cách còn có thể gây những tác động không tốt đối với môi trường sống trong vùng. Việc phóng sinh một cách bừa bãi chính là tác nhân phát tán của các loài xâm lấn vào môi trường bản địa, tiêu biểu là việc phóng sinh loài rùa tai đỏ vào môi trường nước tại Việt Nam, trở thành nguy cơ lớn cho loài rùa bản địa đang được nuôi thả tại các hồ trong nội thành. Ngoài ra, việc thả phóng sinh ngày nay cũng là cái cớ để rất nhiều gian thương lợi dụng. Ở nhiều nơi, sau khi người dân mua chim, cá thả phóng sinh, những gian thương liền vớt cá, bắt lại chim sau đó tiếp tục đem ra phía trước cổng chùa, đình, đền, miếu để bán cho những người khác. Chim, cá bị đánh bẫy, cắt bớt lông cánh, lông đuôi để không thể bay xa. Những chú chim bị bắt đi bắt lại sau khi được thả, con nào còn sức thì chao cánh một chút rồi lại liệng về chỗ cũ, con nào kiệt sức thì ngã chết ngay, làm mất đi ý nghĩa tốt đẹp của tập tục phóng sinh.
3. Văn Lễ Sử Dụng Khi Phóng Sinh
(Tại nơi phóng sinh thắp 1 que nhang, khấn xong rồi cắm ngay nơi phóng sinh)
Phụng thỉnh nghênh hoan Hồng Quân Lão Tổ Quảng Đại Chư Thiên
Phụng thỉnh Tam Thanh thánh tổ hoằng đạo pháp vương
Phụng thỉnh đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.
Phụng thỉnh Ngài Đương niên Bản Cảnh Thành Hoàng sở tại.
Hôm nay, ngày ……………………… tháng …………….. năm ………………. (âm lịch)
Tín chủ chúng con tên:…………..………………Sinh ngày…. tháng…. năm …… (Dương lịch)
Ngụ tại………………………………………………………………………………………………..
Xin phép Đạo tổ cùng các bậc Tiên Gia và Thần Linh, được tiến hành nghi lễ phóng sinh, tạ ơn Thánh lễ của Trời Đất bao dung.
Chúng sinh nay có bấy nhiêu
Lắng nghe những lời dạy rằng
Các ngươi trước lòng trần tục
Nên đời này chìm đắm sống mê
Tối tăm chẳng biết làm lành
Gây bao tội ác, lạc vào trầm luân
Do vì đời trước ác tâm
Nên nay chịu quả khổ đau khôn cùng
Mang lông, mai, vẩy, đội sừng
da trơn, nhám láng các loài súc sinh.
Do vì ghen ghét, tham sân
Do vì lợi dưỡng hại người làm oai.
Do vì gây oán chuốc thù,
Do vì hại vật, hại sinh thỏa lòng.
Do vì chia cách giam cầm
Do vì đâm thọc, chịu bao khổ hình.
Cầu xin đạo tổ từ bi, lại nhờ đạo pháp mở lòng xót thương.
Nay nhờ Đạo Trưởng phúc duyên hộ đàn.
Chuyển luân pháp bảo thoát vòng khổ đau
Hoặc sinh lên các cõi trời
Hoặc liền thức tỉnh về nơi cõi lành
Hoặc sinh lên được làm người, biết phân Thiện Ác tránh làm điều mê
Úm, sam sa ra (3 lần)
Kính cáo Tôn thần
Chứng minh công đức
Cho tín chủ con
Tên là:………………………………
Vợ/Chồng:…………………………
Con trai:……………………………
Con gái:…………………………….
Ngụ tại:……………………………
Nghi Thức Phóng Sinh Đơn Giản Tại Nhà
Phóng sinh là gì?
Phóng Sinh là phát tâm phóng thích tất cả các loài sinh vật khỏi sự ràng buộc, giam cầm hoặc bị đe dọa đến tính mạng!
Khi chúng ta Phóng Sinh tức là nhằm MỤC ĐÍCH BỎ TÂM SÁT và KHƠI DẬY TÂM TỪ BI, cũng giống như chúng ta BỐ THÍ mục đích là để BỎ tâm THAM Lam, Ích Kỷ
Cách phóng sinh đơn giản hàng ngày
Nhiều người mong muốn làm việc phóng sinh nhưng không biết phải chọn nghi thức nào nhanh gọn và mang lại hiệu quả đúng.
NẾU BẠN MUỐN PHÓNG SINH, không cần phải đi mua các loài vật để thả ra môi trường, bạn hoàn toàn có thể phóng sinh bất cứ lúc nào. Phóng sinh là ở trong tâm chứ không phải ở ngoài hình thức. Mỗi ngày bạn hãy phóng sinh bằng cách thiết thực là tập thói quen ăn chay nhiều hơn.
Thấy con kiến, con muỗi, con bướm rớt xuống nước thì giải phóng hay giải thoát cho chúng. Bất kỳ một sinh linh bé nhỏ nào mà có thể cứu sống được thì hãy làm đủ mọi cách để cứu chúng, đừng nói chi là phá thai.
Chuột bọ vào nhà thì bắt chúng đem thả. Nhất định tuyệt đối không khởi tâm giết dù là đang bị muỗi thiêu đốt, kiến cắn, rệp hút máu… thì đó mới đích thực là Phóng Sinh. Đâu phải ăn chúng thì cứ ăn, giết chúng thì cứ giết mà mỗi tuần hay mỗi tháng đi mua các con vật thả mới gọi là Phóng Sinh!
Hãy cố gắng:
1. Ăn chay: ăn chay là tự mình phóng sinh mỗi ngày
2. Không cố tình giết hại bất kỳ loài vật nào, khi cứu được thì nhất định phải cứu
3. Nên ra chợ bán cá, chim cho người ta ăn thịt mua chúng thả những nơi khó ai bắt được
4. Cần làm lễ phóng sanh để chúng hiểu và tu tập theo
5. Không thể phóng sanh loài vật mà với vợ chồng con cái lại tạo những ràng buộc khó khăn không thoát được
Trước hãy làm 5 việc ấy trước rồi phóng sanh thì sẽ rất tốt. Nếu vẫn còn mang tâm sát sinh, vẫn còn cchuwa giảm lượng thịt trong khẩu phần ăn của mình thì chưa thực sự hiểu phóng sinh là gì. Lúc này dù có đem vật phóng sinh thì cũng chỉ là đem mạng đổi mạng, không được lợi ích nhiều là vậy! Thế nhưng dù sao phóng sinh được cũng vẫn tốt!!!
Bài khấn khi phóng sinh đơn giản, dễ nhớ nhất
Đây là nghi thức ngắn gọn khi phóng sinh mà bạn có thể áp dụng mọi lúc mọi nơi, trong mọi trường hợp, nghi thức này có thể học thuộc để cá nhân tiện bề thực hành.
Trước hết người phóng sinh nên chắp tay trang nghiêm, mắt nhìn vào những chúng sinh đang bị đau khổ đó mà quán tưởng như là người mẹ thân yêu hay người thân nhất của mình đang gặp nạn, mình đang hết sức giải cứu cho họ. Bằng động lực ấy, dùng 3 nghiệp thân, miệng và ý trì Chú Đại Bi (nếu thuộc và có thời gian) hoặc niệm danh hiệu
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT (3 lần)
Sau đó đọc bài kệ Sám hối:
Chúng con đã tạo bao ác nghiệp Đều vị ba độc tham, sân, si Từ thân, miệng, ý phát sinh ra Tất cả nay cầu xin sám hối
Sau khi niệm như vậy 3 lần, rồi lại vì chúng sinh mà niệm 3 lần bài Quy y Tam Bảo
Con xin quay về nương tựa Phật Con xin quay về nương tựa Pháp Con xin quay về nương tựa Tăng Quay về nương tựa Phật, con không đọa vào Địa ngục Quay về nương tựa Pháp, con không đọa vào Ngạ quỷ Quay về nương tựa Tăng, con không đọa vào Súc sinh Chúng con đã về nương tựa Phật Chúng con đã về nương tựa Pháp Chúng con đã về nương tựa Tăng
Sau đó niệm Chú Vãng Sinh (3 lần, nếu thuộc) hoặc niệm danh hiệu Phật A DI ĐÀ (NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT ) cho đến khi thả hết.
Hồi hướng
Sau khi thả xong, người phóng sinh chấp tay đọc bài Kinh Bát nhã (nếu thuộc, nếu không nhớ thì có thể bỏ qua) rồi Hồi hướng như sau:
Vì mục tiêu thành tựu Phật quả, lợi lạc cho tất cả chúng sinh. Con xin đem công đức lành này hồi hướng về Đạo Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác. Nguyện con và tất cả chúng sinh đều vãng sinh Cực Lạc, sớm thành Phật đạo vì lợi ích cho tất cả hữu tình.
Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn Pháp môn vô lượng thệ nguyện học Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành
Trong trường hợp các loại chúng sinh không thể sống lâu, hãy nhẹ nhàng thả chúng rồi thành tâm đọc nghi thức như trên.
Kết luận:
Phóng sanh là rất tốt. Nhưng ngoài việc đi mua vật về phóng sinh, chúng ta cũng có cách phóng sinh khác như thấy con vật nhỏ bé gặp nạn thì nên giúp đỡ, ví dụ con chim bị thương săn sóc cho chúng khỏe rồi thả đi, con mèo con lạc mẹ đáng thương nên cưu mang rồi tìm chủ mới cho nó, con chó hoang bị đói nên cho chúng ăn….hay thấy người ốm đau cơ nhỡ thì nên giúp đỡ. Mọi người đừng nghĩ cứ ra chợ mua về đi thả không đã là tốt. Mua rồi người ta lại bắt lại bán thì thành vòng luẩn quẩn lại sinh thêm tội nghiệp.
Có rất nhiều người mua rùa cạn, loài rùa cạn chỉ sống được trên cạn nhưng không hiểu biết vẫn cứ mua rồi thả ra sông, đó là hại vật chứ không phải phóng sinh. Mong mọi người làm việc đức nhưng cũng phải hiểu biết.
Tóm lại, nếu quý vị muốn Phóng Sinh thì nên phát nguyện ăn chay một tháng đôi lần hoặc nhiều hơn càng tốt. Hãy cố gắng cứu tất cả các sinh linh dù là nhỏ bé chung quanh mình khi có thể. Tuyệt đối không được phá thai! Đặc biệt là hãy giải thoát cho vợ hay chồng mình khi họ đã hết yêu mình và muốn lấy người khác; giải thoát cho con cái mình nếu nó muốn lấy người chúng nó yêu thương…
Nếu bạn cứ hằn học với đời, không thể giải phóng cho những người bạn yêu thương sống chung hàng ngày được mà bày đặt mặc áo tràng đi thả, tôm, cá, rùa, lươn, chim, ốc… thì phóng sinh chẳng còn ý nghĩa gì???
Tổng hợp
Cập nhật thông tin chi tiết về Nghi Lễ Phóng Sinh Dành Cho Các Hành Giả Trong Suốt Và Mọi Người trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!