Xu Hướng 9/2023 # Ngày Vía Thần Tài, Tập Tục Cần Hiểu Rõ! # Top 14 Xem Nhiều | Apim.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Ngày Vía Thần Tài, Tập Tục Cần Hiểu Rõ! # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Ngày Vía Thần Tài, Tập Tục Cần Hiểu Rõ! được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trong các điển tích về Thần Tài người Trung Quốc nói:

Đời nhà Thương có một người tên là Triệu Công Minh đi tu ở núi Chung Nam, Trung Quốc sau đắc đạo được phong là “Chính nhất huyền đàn nguyên soái”.

Còn ở Việt Nam lại có tích thế này:

Thần Tài là vị thần cai quản tài lộc, tiền bạc trên trời. Trong một lần đi chơi uống rượu say quá nên mới bị rơi xuống trần gian, đầu va vào đá nằm mê mệt không biết gì?! Sáng ra mọi người thấy một người ăn mặc giống như diễn tuồng cải lương thì lấy làm lạ và tưởng bị điên?! Mọi người lột hết sạch quần áo mũ nón của Thần Tài đem đi bán, Thần Tài tỉnh dậy không có quần áo trên người, do đầu va vào đá nên không nhớ mình là ai?! Thần Tài không biết làm việc dưới trần gian nên thường đi lang thang xin ăn khắp nơi. Có cửa hàng nhà kia kinh doanh buôn bán gà, vịt, heo quay ế ẩm, thấy Thần Tài đến ăn xin thì mời vào ăn. Thần Tài ăn rất nhiều, kỳ lạ thay từ lúc Thần Tài vào ăn thì khách ăn khác kéo đến nườm nượp, người bán hàng thấy vậy nên ngày nào cũng mời Thần Tài vào ăn. Khách hàng ở quán đối diện trước nay rất đông khách bỗng dưng chuyển hết qua quán bên này ăn. Được một thời gian người bán hàng thấy Thần Tài chẳng làm gì mà suốt ngày ăn uống đồ ăn ngon, lại toàn dùng tay ăn bốc, người thì bốc mùi nồng nặc, do không tắm giặt. Nghĩ Thần Tài sẽ làm khách sợ không dám đến ăn và hao phí đồ ăn cho người ăn mày, nên người bán hàng mới đuổi Thần Tài đi. Quán đối diện thấy vậy thì liền mời Thần Tài vào ăn, kỳ lạ thay mọi người lại ùn ùn kéo đến quán này ăn rất đông…?!

Vậy thần tài là ai?

Thần tài là một vị Thần Tiên trên trời, được Trung ương Hoàng Đế giao cho nhiệm vụ cai quản tài lộc dưới trần gian, (chưa có ai nhìn thấy thần tài), người Trung Quốc khi đặt tên các vị thần thì thường hay lấy tên người Hán để đặt theo phong tục Hán, đồng thời họ khéo léo gắn “niên đại” cho một đời vua nào đó để hợp thức hoá, lâu dần thành quen, chính vì thế mà hầu hết các vị thần chúng ta đang thờ cúng thì đại đa số có tên là người Trung Quốc!

Ở Trung Quốc người ta tổ chức ngày “Vía Thần Tài” vào đêm mùng 4 đến 12 giờ trưa ngày mùng 5 tết. Nhưng họ không đổ xô đi mua vàng giống cách tuyên truyền của người Việt Nam. Ngày mùng 9 tháng giêng là ngày cúng Thần Tài, mỗi năm thần tài đến một hướng, năm nay Đinh Dậu thì thần tài đến từ hướng Bắc. Nhưng ngày mùng 9 chỉ có những ai phạm Thái Tuế mới cúng, những người không phạm thái tuế năm Đinh Dậu thì không cần bắt buộc phải cúng.

Thần Tài nhà trời thì không say rượu, không tham nhũng như quan hạ giới đâu, và Thần Tài cũng chưa bao giờ đi xin ăn! Cho nên câu chuyện về Thần Tài mà các trang phong thuỷ Việt nói là không đúng và nói vậy thật không phải đạo, lại mắc tội với Thần Tài cho nên mấy người quan niệm vậy mà làm phong thuỷ thì càng ngày càng nghèo thôi! Chẳng thấy thầy phong thuỷ nào giàu cả vì làm sai nói sai thì bị thần tiên quở phạt!

Vậy nên chúng ta có cần đổ xô đi mua vàng vào ngày mùng 10 tháng giêng nữa không? Năm ngoái bao nhiêu người mua vàng ngày vía thần tài thử nghiệm lại xem có thấy giàu hơn không? Hay may ra được vài người do vận khí tốt mà khá giả còn những người khác thì sao?

Chiêu quảng bá ngày “Vía Thần Tài” là chiêu mượn danh Thần Tài để kinh doanh, người mua chẳng thấy phát tài đâu nhưng người bán thì phát ngay hôm mùng 10 cũng thu được món lợi kha khá! Thần Tài cũng chẳng quở trách người nào cả nhưng Thần Tài cũng chẳng phù hộ cho ai làm sai cả. Nếu có tâm với Thần Tài thì sáng ngày mùng 9 làm mâm cơm thịnh soạn, tiền vàng mà đốt cúng cho Thần Tài vừa đỡ tốn tiền lại được lộc hơn những người bỏ tiền đi mua vàng.

Tín ngưỡng là cần thiết, bởi tín ngưỡng là gốc của đạo, làm cho con người tốt hơn, nhưng nếu mê tín hay cuồng tín lại là vấn đề khác, việc mua vàng ngày vía Thần Tài cũng chẳng khác gì đi xin Ấn đền Trần… Tài đâu chẳng thấy khéo lại gặp tai hoạ vì phạm huý!

Tín ngưỡng là tín từ tâm, làm việc tốt, chịu khó nghiên cứu, học hỏi, lao động, và tích cực rèn luyện bản thân để mỗi ngày một tiến bộ, thì tài lộc, phúc đức sẽ từ từ đến. Ngồi mà chờ ấn, chờ vía, chẳng động não chẳng chịu học tập lao động thì có Ấn cũng là ấn cho chìm xuống mà chết luôn, có Vía cũng là hú vía!

Vậy nên nhân dân ta phải hỏi ông Hồ Quý Ly vì có tổ là Ngu Thuấn lại đặt cho nước Nam cái tên “hay nhất thế giới”! Đó là nước Đại Ngu!Hãy tin vào Thượng Đế và Thần Tiên và lấy uy đức đó là cái gương mà học tập lao động và phấn đấu, chứ không phải mượn cái uy đức ấy để lừa đảo, tham nhũng, lười biếng và không chịu phấn đấu thì chúng ta chỉ “xứng đáng” là con cháu của nước Đại Ngu ngàn đời!

Ngày Vía Thần Tài Là Gì? Cần Chuẩn Bị Gì Trong Ngày Vía Thần Tài?

Cúng vía thần tài vào ngày 10 tháng giêng hàng năm. Hay con còn gọi là ngày thần tài. Hầu hết theo truyền thống của người Việt Nam những gia đình buôn bán đều thờ cúng thần tài hàng này và rất trịnh trọng. Theo quan niệm nếu thờ cúng thần tài thì gia đình đó sẽ được thần tài phù hộ và việc buôn bán sẽ trở nên dễ dàng. Luôn có khách vào hàng ngày và buôn bán phát đạt.

Vị trí đặt đồ cúng ngày vía thần tài là sát mét tường ngay cửa ra vào. Sẽ giúp khách hàng ghé đến cửa tiệm của gia chủ.

Lễ cúng ngày vía thần tài nên chuẩn bị những gì

Gồm những lễ vật sau đây:

Tiền vàng mã

Hoa tươi phải được bên phải

Bánh kẹo 1 dĩa

Trầu cau 1 dĩa

Xôi đậu xanh ( có thể thay thế xôi khác cũng được)

Ngoài những lễ vật trên , gia chủ có thể mua thêm cá lóc nướng, heo quay để tăng thêm sự phong phú. Nhằm cầu mong được nhiều may mắn và tài lộc.

Ngoài ra gia chủ có thể mua đồ trang trí thêm như cóc ngậm tiền, cây tiền, tỏi.

Cách sắp xếp đồ cúng ngày vía thần tài một cách chính xác nhất

Trong ngày cúng ở chính giữa thần tài luôn bắt buộc phải có 3 món sau:

Đó là gạo, muối, nước đó là 3 thứ thực phẩm cần thiết.

Và các trị trí đặt hoa quả và trái cây , hoa luôn đặt bên phải, trái cây bên trái theo hướng từ ngoài khi đi vào trong nhà.

Bàn thờ cúng thần tài luôn phải có nhiều ánh sáng chiếu vào. Bên cạnh đó nếu để cho mọi chuyện luôn suôn sẻ nên đặt một cây xanh hợp với mạng của gia chủ vào đó.

Và thần tài thích nhất 3 thứ đó là bánh hỏi heo quay, cá lóc nướng, chuối, bưởi

Đó là vật dụng cần thiết nên có trong ngày vía thần tài.

Sau khi ngày vía thần tài xong chúng ta cần lưu ý những điều gì

Thứ nhất muối và gạo chúng ta phải để lại trong nhà sau khi cúng xong không nên đem bỏ đi. Vì có ý nghĩa lưu lại tài lộc cho gia chủ.

Rượu và nước chúng ta nên tưới quanh nhà, không nên đổ chung một gốc.

Bánh kẹo cúng xong nên giữ lại một ít, còn lại nên đem đi cho để phát lộc.

Vàng thật thì cất lại, vàng giả đem đốt nhằm cầu mong thần tài phù hộ cho gia đình luôn yên ổn, tài lộc đầy nhà. May mắn cả năm, buôn may bán đắt.

Cúng thần tài mỗi ngày chúng ta nên có những gì.

Lễ vật cúng ngày vía thần tài mỗi ngày rất đơn giản. Chúng ta sẽ làm như sau

Hàng ngày chúng ta thay nước, thay cà phê và trà cho thần tài. Còn trái cây và hoa tươi vài ngày chúng ta nên thay một lần. Chúng ta có thể trưng thêm bánh kẹo hoặc bánh trái tùy thích.

Mỗi sáng trước khi buôn bán nên thắp nhang cho thần tài và thuốc lá. Để cầu may mắn hàng ngày.

Luôn lau dọn bàn thờ và lau thần tài luôn sạch sẽ. Khi bắt đầu những lần buôn bán lớn nên thắp nhang cầu xin thần tài để được suôn sẻ và thuận lợi.

Tại sao phải mua vàng trong ngày cúng ngày vía thần tài

Vì người dân quan niệm rằng nếu mua vàng trong ngày vía thần thì có thể rước lộc về nhà. Không quan trọng mua nhiều hay ít chỉ cần mua vàng là được. Đặt biệt người dân mua nhiều nhất vào ngày thần tài bay về trời để cầu mong tài lộc dư giả cho một năm.

Nên nếu bạn là người làm ăn hay không làm ăn thì vào ngày vía thần tài nên mua vàng về nhà. Để cầu mong may mắn tài lộc cho cả năm

Lễ khấn ngày vía thần tài

Nam mô A Di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

– Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

– Con kính lạy Thần Tài vị tiền.

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là…

Hôm nay là ngày… tháng… năm…

Tín chủ thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài vị tiền.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Việc cúng ngày vía thần tài ngày càng phổ biến trong con người Việt Nam cầu mong may mắn và tiền bạc. Việc cúng thần tài nhằm cầu mong may mắn cả năm nhà hạnh phúc và mọi việc suôn sẻ.

Những Điều Người Thanh Đồng Cần Phải Hiểu Rõ

Trong đạo thờ Mẫu (thờ Tứ phủ) có một số khái niệm như : Đầu đồng bản mệnh, Mệnh kim chi đôi nước, Trình đồng mở phủ, Khất đồng, Tiễn căn, Trả nợ mã tam tứ phủ.

1. Mệnh Kim chi đôi nước: Là người có mệnh đồng đã xuất thủ trình đồng khai căn đúng phép, theo hầu đạo Mẫu thuộc con nhà Tứ Phủ.

2. Đầu đồng bản mệnh: Trong hệ thống tứ phủ có các Thánh chấm đồng bắt lính, vị Thánh nào chấm đồng bắt lính mình thì vị đó chính là “Đầu đồng bản mệnh” hay “Đầu đồng thủ mệnh” của mình. Chẳng hạn người được Cô Bé Bắc Lệ chấm đồng bắt lính thì đầu đồng bản mệnh người đó là Cô Bé Bắc Lệ. Người có đầu đồng thủ mệnh thuộc hàng Cậu, hàng Cô, đến thời điểm nhà ngài chấm đồng bắt lính mà không tuân thủ thì dễ bị tâm thần hoặc điên, nặng hơn là rồ thì không thể cứu chữa được.

3. Đầu đồng quản mệnh: Đây là vị luyện đồng cho người có mệnh đồng hoặc căn quả.

4.Trình đồng mở phủ: Người có mệnh đồng (con nhà tứ phủ) thì phải ra trình đồng, trong khóa lễ trình các giá hàng Quan Lớn giáng ứng đồng thầy để làm các thủ tục khai phủ gọi là trình đồng mở phủ.

5. Khất đồng: Người đã biết mình có căn quả, nhưng do điều kiện hoàn cảnh, điều kiện kinh tế và nhiều lý do chính đáng khác chưa thể nào ra trình hầu được, đến một thời điểm nào đó hợp lý có thể nhờ thầy làm lễ xin khất đồng (hoãn việc ra trình đồng). Tùy theo mệnh căn mỗi người mà có thể khất đồng được 1 khóa là 3 năm, 2 khóa là 6 năm, 3 khóa là 9 năm hoặc 4 khóa là 12 năm. Sau thời điểm đó, có thể tiếp tục xin khất đồng hoặc phải ra trình đồng tùy theo duyên nghiệp từng người.

6. Tiễn căn: Người tuy có mệnh đồng nhưng chưa có duyên phận hoặc là người bị mắc các bệnh trạng không phù hợp với việc múa đồng (què chân, gãy tay, …) hoặc là người tuổi tác đã cao, già yếu, thì đều có thể xin tiễn căn để yên bản mệnh, không phải trình hầu. Việc này sau khi làm lễ tiễn căn xong thì người xin tiễn căn không còn mang mệnh đồng nữa, cuộc sống của người đó cũng như những người bình thường khác, làm công việc đường trần sẽ thuận lợi.

THANH ĐỒNG Khi một người có mệnh đồng hoặc căn quả đã xuất thủ trình đồng khai căn thì gọi là thanh đồng. Thanh đồng chia ra hai loại:

1.Thanh đồng là đồng hầu: Người ở trường hợp này thì chỉ có một vị Đầu đồng thủ mệnh, thanh đồng phải tuân thủ quy tắc:

a- Không mở phủ.

b- Không được cúng kính lễ bái cầu an, giải hạn, khất đồng, trình đồng cho người khác trong bất kỳ trường hợp nào. Nếu vi phạm các điều trên thì bị phạt căn, sẽ chiêu tai ương họa hại cho bản thân và gia quyến, suốt đời không được yên ổn. Trong một số trường hợp đặc biệt thì thanh đồng là đồng hầu có thể được tôn lập bát hương Tứ Phủ Công Đồng tại gia, nhưng đó không gọi là lập điện và trong trường hợp này bát hương bản mệnh của thanh đồng (vốn gửi ở bản điện đồng thầy hoặc thanh đồng đạo quan trong bản hội) không được mang về nhà thờ cúng tại gia. Phần lớn thanh đồng là đồng hầu đều có kinh tế khá giả, giàu có, sung túc, vừa có thể hầu việc thánh vừa làm được việc đường trần.

2.Thanh đồng là đồng soi căn, nối quả, gọi hồn. Người ở trường hợp này thông thường có hai vị : Đầu đồng thủ mệnh và Đầu đồng quản mệnh. Thanh đồng là đồng soi, bói thì phải mở phủ, nếu không mở phủ thì bị phạt căn, thân bại danh liệt, dở khùng dở điên, nhà tan nghiệp đổ. Soi căn ở đây là soi âm soi dương, bói cờ, bói bài….nhìn biết số phận, tương lai, vận hạn….( đây gọi là đồng bói) Nối quả ở đây là cúng kính lễ bái, cầu tài, cầu an, giải hạn giải họa, …. (đây gọi là thầy pháp) Gọi hồn ở đây là việc có khả năng tiếp nhận vong hồn áp nhập vào bản thân, vong mượn xác thân của đồng nhân truyền đạt nội dung tư tưởng cho thân nhân…( đây gọi là đồng dí) hoặc có thể giúp cho vong hồn áp nhập vào thân nhân người gọi vong ( áp vong hoặc cầu hồn)

Trường hợp này lại chia ra các khả năng như sau: a.Thanh đồng chỉ là đồng soi căn: Vậy không được phép khất đồng, làm thủ tục trình đồng sang khăn áo cho người mệnh đồng, không được cúng kính lễ bái như thầy pháp.

b. Thanh đồng là đồng nối quả: Vậy được phép khất đồng, làm thủ tục trình đồng sang khăn áo cho người mệnh đồng ở ghế của đầu đồng bản mệnh thấp hơn. ( Ví dụ dễ hiểu, đồng thầy căn ông Hoàng Mười có thể làm lễ khất đồng, trình đồng cho người mệnh đồng căn Cô, Cậu; nhưng không làm được cho người đồng căn ông Hoàng Mười)

c. Thanh đồng là đồng gọi hồn: ( giống trường hợp a) Tuy nhiên có thanh đồng là đồng thầy kiêm cả ba việc soi căn, nối quả, gọi hồn hoặc kiêm hai việc soi căn, nối quả hoặc nối quả, gọi hồn. Trường hợp này áp dụng như trường hợp (b) ở trên. Trường hợp đặc biệt : Thanh đồng là đồng nối quả, hoặc kiêm cả ba việc soi căn, nối quả, gọi hồn được Bề trên cấp lệnh, cấp sắc thì có thể làm được nhiều việc, dù đồng thầy mệnh căn hàng Cô, Cậu vẫn có thể làm lễ khất đồng, trình đồng cho người mệnh căn hàng đồng căn ( ngang hàng) hoặc cao hơn nữa như hàng Chầu, hàng Quan lớn… Tuy nhiên việc nhận biết ai là người được cấp lệnh, cấp sắc rất khó xác định, chỉ những người có khả năng đặc biệt mới nhìn thấy được. Bởi vậy hiện nay việc khất đồng và trình đồng vẫn dựa trên những tiêu chí như đã nêu trên và chỉ người có mệnh căn hàng trên mới làm thủ tục lễ bái cúng kính cho người có mệnh căn hàng dưới thấp hơn. Không được làm cho người mệnh đồng căn ( cùng hàng) hoặc mệnh căn cao hơn. Phần lớn thanh đồng là đồng soi căn, nối quả đều phải trải qua những giai đoạn cuộc sống thăng trầm, khó khăn, vất vả. Đạo hạnh càng cao thì càng gian lao khổ ải. Kinh tế thường chỉ bậc trung (tự bản thân).

NHỮNG ĐIỀU KIÊNG KỴ:

I. Lỗi đồng phạm luật: Việc này có nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến những nguyên nhân chính sau :

1. Người đồng thầy thực chất chỉ là đồng hầu, không được bề trên cấp sắc lệnh lại đi trình đồng mở phủ cho người, thì bị lỗi đồng phạm luật (phạt cả thầy lẫn trò)

2. Người đồng thầy được bề trên cấp sắc lệnh được phép trình đồng mở phủ cho người, nhưng trong thời gian tu tập, hành đạo, không giữ được đạo đức, tác phong con nhà thánh, làm nhiều chuyện xấu xa, bỉ ổi, trái đạo;hay chửi bậy,văng tục; mắng chửi, khinh thường con hương đệ tử; tham lam tiền bạc,….thì bị bề trên xóa bỏ lệnh sắc, trở thành đồng hầu thông thường, khi đó các con hương, đệ tử, theo bản điện của đồng thầy đó đều sẽ bị phạt căn, đây gọi là lỗi đồng phạm luật. Trong trường hợp này nếu các con hương, đệ tử được đồng thầy đó trình đồng mở phủ hoặc lập bát hương thờ cúng, thì nhất định phải tìm thầy khác mà sang lại khăn áo hoặc phải tôn lập lại bát hương mới tránh được tai ương.

3. Người đồng thầy mà mệnh căn thấp hơn mệnh căn của người ra trình đồng mở phủ, nhưng vẫn cứ mở phủ trình đồng cho người ta thì bị lỗi đồng phạm luật.

4. Người ra trình đồng mở phủ mà không có đàn mã tiến dâng là bị lỗi đồng phạm luật.

5. Người là đồng hầu mà lại nghênh ngang lập điện thờ cúng hoành tráng là bị lỗi đồng phạm luật.

6. Người là đồng bói mà lại trốn tránh việc lập điện cúng thờ thì bị lỗi đồng phạm luật.

7. Người là đồng hầu nhưng có tố chất thông minh, năng khiếu huyền học, linh tính nhạy bén, có khả năng biết soi bói, đoán mệnh tương lai quá khứ cho người, từ đó ngộ nhận mình là đồng soi, bói, rồi tiến hành lập điện làm việc soi căn, nối quả, cho người ta là bị lỗi đồng phạm luật.

8. Người ra trình đồng hoặc hầu đồng mà tiền bạc không đủ, phải nhờ vay mượn của đồng thầy mới được khóa lễ, khóa hầu viên mãn, nhưng sau đó thất hứa không trả lại hoặc không trả đủ là bị lỗi đồng phạm luật.

9. Người đến hạn phải ra trình đồng mở phủ nhưng lại đi tiễn căn hoặc khất đồng là bị lỗi đồng phạm luật.

10. Người đã ra trình đồng mở phủ, do duyên phận, do nghiệp quả, do thử thách của nhà Ngài mà cuộc sống trong 3 năm đầu tiên nhất định vẫn còn nhiều gian nan, khó khăn. Trong giai đoạn này không giữ được kiên định, lại tìm thầy khác để sang khăn áo mong giàu có cao sang hơn người là bị lỗi đồng phạm luật.

II. Bát hương cúng thờ: Bát hương để thờ phụng gia tiên hoặc tiên thánh bao giờ cũng phải là số lẻ, không dùng số chẵn. Ví dụ: thờ 1 bát hương, hoặc 3 bát hương (khi tôn nhang đội lệnh) hoặc 5, hoặc 7 bát hương… không thờ 2 bát, 4 bát, 6 bát hương. Dù trong nhà có nhiều ban thờ cũng theo quy tắc trên mà làm, vì mỗi ban thờ đều là riêng biệt nên việc cộng tổng số bát hương thờ phụng rồi tính toán việc chẵn, lẻ sẽ là không đúng.

III. Kiêng kỵ:

Là con nhà Thánh, nhà Phật:

1. Lời nói phải sạch sẽ, phát ngôn phải cẩn trọng không nên văng tục chửi bậy, bạ đâu nói đấy, mở miệng là mắng chửi rủa như hát hay. “Sẩy chân còn tránh được, sẩy miệng thì không tránh được”

2. Miếng ăn phải vệ sinh, không ăn tươi nuốt sống (gỏi Cá, gỏi Sứa; gỏi Gà…); không ăn tiết canh lòng lợn, không ăn cá Chép, thịt Rùa, Ba Ba, Nhộng tằm (sâu bọ), Sá Sùng (giun biển); không ăn trứng Vịt lộn và các loại trứng lộn khác. Không ăn tỏi, hành sống khi đi cúng kiếng lễ bái (Nếu đem chế biến nấu chín thì ăn được) Không ăn thịt chó vì chó là một loại linh vật dùng trấn yếm. Không ăn thịt rắn, không ăn lươn, trạch; Không ăn ruột già lợn, không ăn mề gà, …vì chúng chứa đồ uế tạp, bẩn thỉu.

3. Không đi, đứng dưới dây phơi quần áo mà bên trên là quần dài, quần lót nam, nữ.

IV. Lễ bái:

1. Người mới ra trình đồng khăn áo bản mệnh được đồng thầy làm pháp khai linh thì phải được giữ gìn sạch sẽ không nên để bừa bãi, để nơi uế tạp, tốt nhất là để tại bản điện của đồng thầy cho đến khi hầu tạ bách nhật xong là lúc bản mệnh được yên thì mang về cất cho gọn gàng sạch sẽ, khăn áo này không bao giờ dùng đến nữa, khi nào “hai năm mươi” thì cũng mang theo. Sau đó có hầu đồng cho những lần tiếp theo thì mượn khăn, áo của đồng thầy hoặc có điều kiện thì mua sắm mới mà dùng.

2. Sau hầu tạ bách nhật thì thanh đồng phải tôn nhang bản mệnh, gửi bát hương tại bản điện đồng thầy không được mang về nhà thờ cúng. Đã theo đồng thầy thì ngày rằm hoặc mồng một nhất định phải đến bản điện có nén nhang thơm, bông hoa, lễ quả để kính dâng tiên thánh và nhờ đồng thầy kêu tấu cho được bản mệnh bình yên, gia chung khang thái, cuộc sống may mắn. Không có điều kiện kinh tế thì một thẻ nhang, quả cau lá trầu là đủ. Có tiền thì có thể bày vẽ tùy tâm, nhưng nên hợp lý và đủ.

3. Không nhất định phải đi lễ, đi hầu cho hết đền to này phủ lớn kia mới được bề trên chứng quả. Điều quan trọng là phải tự mình tu nghiệp, tu thân, tu tâm, tu tính và thực hành theo đúng lời chỉ dạy của đồng thầy.

V. Ngôn ngữ chuyên môn: – Gọi một người là có số phải trình hầu Tiên Thánh là có mệnh đồng, có căn quả, hay có căn đồng, tựu trung đều là ám chỉ người đó có mệnh căn phụng thờ Tiên Thánh hoặc phụng thờ Phật. – Không dùng từ ám chỉ một người có đồng nhưng không biết để ra trình cha trình mẹ khiến cho cuộc sống đảo lộn, gặp nhiều chuyện buồn phiền là bị “Hành căn” mà gọi là bị “Phạt căn”, từ “hành” chỉ áp dụng đối với vong linh gia đình phạt con cháu vì phạm lỗi hoặc người bị ma tà ám nhập, hành xác. – Một người chỉ có một vị là Đầu đồng thủ mệnh (đầu đồng bản mệnh), nếu có thêm bóng giá khác luyện đồng thì gọi là đầu đồng quản mệnh, không dùng từ “Sát căn”.

Ngày Vía Thần Tài Là Ngày Nào? Những Điều Cần Biết Trong Lễ Cúng Vía Thần Tài

Ngày vía Thần Tài là ngày nào? Nên cúng gì, mua gì và phải lưu ý những gì trong ngày này? Hẳn đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là với những người theo ngành kinh doanh, buôn bán, bởi Thần Tài chính là vị thần ban phát của cải cho họ.

Ngày vía Thần Tài là ngày nào? Ngày vía Thần Tài hàng năm

Hàng năm ngày vía Thần Tài là ngày nào? Theo truyền thuyết kể trên, tương truyền, ngày mà Thần Tài về trời là ngày mùng 10 tháng Giêng, người ta bèn lấy đây là ngày vía Thần Tài, cầu mong Thần mang đến những điều may mắn và tài lộc cho mình.

Tiếp đó, người ta sẽ sắm sửa lễ vật cúng Thần Tài Thổ Địa với đủ lễ tam sên. Mâm cỗ tam sên là mâm cỗ mặn, thường có 1 miếng thịt, 1 con tôm và 1 quả trứng luộc. Lễ tam sên ở đây tượng trưng cho Thổ – Thủy – Thiên.

Quan niệm dân gian cho rằng lễ cúng thực hiện ở ngay nơi làm ăn của mình sẽ linh nghiệm hơn. Ngoài ra, người không làm ăn kinh doanh cũng có thể cúng Thần Tài ở ngay nhà mình hay đình chùa đều được. Người ta cho rằng bản thân “thổ địa” được cung thờ ở nhà có thể coi như là Thần Tài.

Ngoài ra, trong những năm gần đây, người Việt Nam còn có lệ đi mua vàng, mong rằng cả năm sẽ được may mắn, tài lộc dồi dào vào ngày vía Thần Tài hàng năm.

Ngày vía Thần Tài hàng tháng

Hẳn việc có 1 bàn thờ Thần Tài trong nhà là điều không thể thiếu với mỗi hộ làm ăn, kinh doanh. Bên cạnh đó, việc cúng bái Thần Tài cũng có hơi khác so với các nghi thức cúng bái tổ tiên, bởi cúng Thần Tài có thể được thực hiện bất cứ lúc nào, thậm chí là ngay khi gia chủ vừa “được lộc”.

Hàng tháng ngày vía Thần Tài là ngày nào? Thông thường, ngoài việc cúng lễ Thần Tài vào ngày mùng 1 và rằm hàng tháng như thờ cúng tổ tiên và Thần Phật, người ta còn chọn mùng 10 hàng tháng là ngày để cúng Thần Tài.

Tuy nhiên, theo quan niệm dân gian, Thần Tài là vị thần có phần khác biệt với các vị thần khác khi không dùng toàn đồ mặn mà có thêm cả đồ chay. Thường thì 6 tháng đầu năm nên dâng đồ mặn, còn 6 tháng cuối năm lại dâng đồ chay.

Người ta thường thắp hương 2 lần trong ngày, tầm 6-7h sáng và 6-7h tối. Số lượng nén hương thường là 5. Mỗi khi thắp hương cúng Thần Tài nên nhớ thay nước uống, trái cây tươi trên ban thờ, lưu ý giữ cho ban thờ sạch sẽ, có thể làm lễ tắm rửa cho tượng thần vào ngày 14 âm lịch và ngày cuối tháng.

Ngày vía Thần Tài cúng gì?

Ngày vía Thần Tài cúng gì? Vào những ngày bình thường, người ta có thể bày trên bàn thờ Thần Tài hoa quả tươi, đồ chay hoặc bánh kẹo. Còn vào ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng hàng năm, người ta cúng đồ mặn với cỗ tam sên.

Cỗ tam sên thường gồm 1 miếng thịt, 1 con tôm, 1 quả trứng luộc hoặc thay đổi ít nhiều tùy vào phong tục, tập quán của từng địa phương.

Ngoài ra, ngày vía Thần Tài còn cần có: 1 bình hoa, 1 đĩa ngũ quả, nến, điếu thuốc, gạo, muối trắng, chum rượu, 1 bộ giấy tiền vàng mã.

Bên cạnh những món lễ nhất định cần phải có kia, dân gian còn truyền nhau mua vàng đặt lên bàn thờ lúc cúng, có tác dụng xin lộc Thần Tài, cầu cho gia chủ buôn may bán đắt. Đến khi cúng xong, mang vàng trên người sẽ được may mắn quanh năm.

Lễ vật cúng Thần Tài có thể to nhỏ khác nhau tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi hộ gia đình hoặc mỗi hộ kinh doanh, tuy nhiên cũng không nên mua sắm quá phô trương, tốn kém.

Ngày vía Tài Thần mua gì?

Để lấy may trong ngày vía Thần Tài, giúp cả năm buôn may bán đắt, người ta thường đặt câu hỏi ngày vía Thần Tài mua gì. Thực tế, ta có thể mua một vài vật phẩm như:

Vàng

Người ta quan niệm rằng nếu mua vàng trong ngày mùng 10 tháng Giêng thì sẽ được Thần Tài phù hộ gặp nhiều may mắn, tài lộc trong năm, giúp công việc thuận lợi, tiền bạc rủng rỉnh. Ngoài ý nghĩa tâm linh, hành động mua vàng đầu năm cũng có thể được coi là một hình thức tiết kiệm sau những ngày Tết đã chi tiêu tốn kém vào nhiều lĩnh vực khác nhau.

Các linh vật phong thủy

Ngoài vàng, người dân, đặc biệt là dân làm ăn có thể mua thêm các linh vật phong thủy như cóc ngậm tiền, tỳ hưu, kỳ lân, long quy… Đây đều là những vật phẩm biểu tượng cho sự may mắn, phát đại, đem lại nhiều tài lộc cho gia chủ, giúp sự nghiệp phất lên như diều gặp gió.

Đá quý và đá phong thủy

Đây là hai loại đá biểu tượng cho sự giàu sang, phú quý, cũng khá thích hợp để chọn mua trong ngày vía Thần Tài. Nếu là đồ trang sức bằng đá quý đắt tiền, bạn có thể cất vào trong một chiếc hộp màu tím hoặc màu vàng, để ở góc tài lộc trong phòng ngủ. Đá phong thủy có nhiều hình dáng, màu sắc, kính thước khác nhau. Bạn có thể chọn một loại đá phù hợp với bản mệnh, giúp mang lại vận may, bình an và tài lộc.

Đồng tiền xu

Có những hộ gia đình có thói quen mua 9 đồng tiền xu mới về và đặt ở góc tài lộc của gia đình với quan niệm hành động này cũng giống như một hình thức gieo “hạt giống”. Đợi đến khi hạt giống nảy mầm, sinh sôi phát triển thì gia đình sẽ được giàu sang.

Những điều lưu ý khi cúng vía Thần Tài

Để việc cúng Thần Tài được linh nghiệm, ta cũng cần phải lưu ý những điều sau:

Về bàn thờ Thần Tài: Bàn thờ luôn phải được lau dọn sạch sẽ, có thể lau dọn bàn thờ cũng như tắm tượng Thần Tài theo đúng hướng dẫn. Với những cửa hàng kinh doanh, buôn bán nếu có bàn thờ Thần Tài thì nên đặt hướng mặt ra phía cửa chính. Nếu đặt bàn thờ Thần Tài ở góc khuất, ít người qua lại thì gia chủ sẽ không đón được tiền tài.

Khi cúng vía Thần Tài vào ngày 10 tháng Giêng cần phải chuẩn bị chu đáo hơn cúng Thần Tài vào ngày thường một chút, chú ý chuẩn bị đủ lễ vật theo đúng phong tục dân gian hoặc quan niệm của địa phương.

Trước khi làm lễ, gia chủ cần ăn mặc chỉnh tề, sạch sẽ. Trong quá trình làm lễ nên mở các cửa nhà, cửa sổ nằm đúng hướng Tài Lộc để đón nhận những nguồn năng lượng tích cực vào nhà.

Kiêng kị trong ngày cúng vía Thần Tài Không tắm rửa cho tượng Thần Tài

Vào trước ngày vía Thần Tài, gia chủ nên tắm rửa cho tượng Thần Tài và lau dọn ban thờ cho sạch sẽ, cũng giống như hành động dọn dẹp bàn thờ tổ tiên ngày Tết. Về tâm linh, người ta cho rằng dọn dẹp bàn thờ sẽ thể hiện được tấm lòng thành của mình. Nước tắm cho tượng thần cs thể là nước hoa bưởi hoặc nước gừng, có tác dụng tẩy uế.

Ban thờ Thần Tài bài trí lộn xộn

Việc bài trí bàn thờ Thần Tài cũng cần phải tuân theo các quy tắc riêng, lưu ý đến thứ tự các đồ thờ cúng, không được xếp đặt tùy tiện quá mức. Cách bài trí đúng là: bát nhang đặt ở giữa ban thờ, vị trí tượng Thần Tài ở bên trái, bên phải là ban thờ Thổ Địa. Sau khi xếp xong tượng, đặt 3 hũ gạo, muối và nước sạch ở vị trí giữa. Khi thắp hương, gia chủ không thể chuẩn bị thiếu lọ hoa ở bên phải và đĩa hoa quả ở bên trái.

Đặt ban thờ gần những nơi không sạch sẽ

Ban thờ cần được đặt ở những nơi sạch sẽ. Đại kỵ đặt ở những khu vực như nhà vệ sinh, nhà tắm, nhà bếp hay nơi phơi quần áo… thì sẽ không có được tài lộc như ý do bị thần linh quở trách.

Dùng đèn nháy hay bóng đèn điện thay cho đèn dầu, nến

Hiện nay, rất nhiều loại đồ thờ cúng cũng được thay đổi cho phù hợp với sự phát triển của thời đại. Tuy nhiên, trên ban thờ Thần Tài, đặc biệt là vào ngày mùng 10 tháng Giêng, gia chủ tránh sử dụng đèn nháy, đèn điện thay cho nến hoặc đèn dầu. Người ta cho rằng đèn điện, đèn nháy dễ sinh ra những trường khí không tốt, ảnh hưởng đến việc thờ cúng.

Thỉnh Thần Tài, Thổ Địa vào bát hương

Vào ngày vía Thần Tài, nhân dân ta quan niệm không nên thỉnh Thần Tài, Thổ địa nhập vào bát hương hay tượng thần, vì làm như vậy sẽ khiến việc làm ăn kém bề suôn sẻ, thường vướng phải những xui xẻo hoặc tai họa bất ngờ

Mặc quần áo thiếu nghiêm túc

Đầu tóc, trang phục của người thắp hương cũng thể hiện cho tấm lòng thành kính của gia chủ. Vì vậy không nên ăn mặc luộm thuộm xuề xòa hoặc hớ hênh, như vậy có thể coi là một hành vi coi thường thần linh.

Nói tục, chửi bậy, đánh chửi nhau trong ngày cúng vía Thần Tài

Trong ngày làm lễ cúng vía Thần Tài, gia chủ nên lưu ý chớ nên sinh sự, cãi vã, mắng mỏ lẫn nhau, vì gia đạo bất an thì thần linh quở phạt. Cho dù có điều không như ý thì các thành viên cũng nên “chín bỏ làm mười”, có như vậy thì mọi chuyện mới êm xuôi, tốt đẹp.

Chia lộc cúng vía Thần Tài cho người ngoài

Trong ngày vía Thần Tài, người ta kiêng kị hành vi tán lộc cho người ngoài, bởi nếu lộc trong nhà mà chia cho người khác thì tức là không giữ được lộc, lộc đi ra ngoài. Muối và gạo sau khi cúng có thể đem cất đi, còn nước thì nên đứng hắt từ ngoài vào trong nhà.

Văn khấn ngày vía Thần Tài

Nam mô a di Đà Phật! (lặp lại 3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương. Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.Con kính lạy ngày Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, con kính lạy Thần Tài vị tiền, con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.Tín chủ con là……………………………………… Ngụ tại……………………………………………… Hôm nay là ngày…….tháng…….năm…………….Tín chủ thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài vị tiền.Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô a di Đà Phật! (lặp lại 3 lần)

Theo lichngaytot.com

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Tìm Hiểu Về Ý Nghĩa Cúng Vía Thần Tài

Ý nghĩa cúng vía Thần Tài là gì? Đa số những gia đình bên buôn bán làm ăn, thì thường lập một bàn thờ Thần Tài với mong muốn ngài phù hộ cho tín chủ làm ăn phát đạt. Theo ông cha ta quan niệm thì ngày vía Thần Tài là ngày mười tháng Giêng âm lịch. Vào ngày này,mọi người thường làm một mâm cúng để cầu xin may mắn, tài lộc vào nhà. Để tìm hiểu kĩ hơn về ý nghĩa của việc cúng vía Thần Tài thì mời bạn cùng tham khảo bài viết sau đây của Đồ Cúng Tâm Linh Việt.

Theo quan niệm dân gian thì Thần Tài là vị thần đem lại may mắn, tài lộc nên vì thế mà gia đình nào kinh doanh thường cúng Thần Tài. Thần Tài là vị thần rất linh thiêng nên khi lập bàn thờ cần coi ngày kĩ càng và xem vị trí đặt ra sao cho tốt. Trong ngày vía Thần Tài trong dân gian quan niệm nên mua vàng về cúng sau đó đeo bên mình cho may mắn.

Vào mùng 10 Tết Nguyên Đán là ngày vía Thần Tài thì tín chủ cần làm một mâm cơm cúng ngài phù hộ cho gia đình làm ăn thuận buồm, xuôi gió hơn. Đối với dân buôn bán thì việc cúng Thần Tài được làm hàng ngày hoặc có thể là hàng tháng.

Khi làm lễ cúng Thần Tài bạn cần để tâm đến bàn thờ ngài, phải lau chùi sạch sẽ, có thể tắm cho Thần Tài bằng rượu pha với nước cho mát mẻ và may mắn hơn. Khăn lau phải là khăn dùng riêng, không được dùng vào những mục đích khác vì sẽ mất đi sự linh thiêng.

Bàn thờ cúng Thần Tài là một cái khảm sơn thếp vàng, bên trong đặt tượng Thần Tài, trước tượng ngài để 3 cái ly nhỏ, 2 ly rượu được đặt lên trên tệp tiền vàng mã, 2 bên là để bát hương và để cốc nến. Khi thắp hương thì thắp 3 nén hương hướng về phía Tây.

Hoa tươi (hoa hồng, hoa ly, hoa cúc vàng,…).

Hoa quả tươi (chọn đủ 5 loại quả tươi, có đầy đủ cả nụ và hoa, màu sắc tươi tắn).

Xôi (nên cúng xôi đậu hoặc xôi gấc cho thêm may mắn).

Chè (3 chén).

Nước (3 chén nước lọc sạch).

Nến (đèn cầy).

Tiền vàng mã.

Hương thắp (nhanh thắp).

Trầu, cau (chọn quả cau đẹp và lá trầu đẹp không được rách).

Gà luộc (1 con).

1 ít muối hạt sạch.

1 ít gạo tẻ.

3 củ tỏi

1 ít tiền lẻ.

Một bộ tam sên gồm: Thịt ba chỉ luộc (1 miếng để nguyên không thái), trứng vịt lộn luộc (1 quả là được), tôm hoặc cua luộc.

Xem thêm: Nhận đặt mâm cúng thần tài trọn gói, giao hàng tận nơi

5 việc cần phải làm trong ngày vía Thần Tài

Dọn dẹp bàn thờ sạch sẽ trước khi cúng vía Thần Tài.

Chuẩn bị một mâm cúng chu đáo, đúng phong tục.

Mua vàng về để cất trữ và khi cúng đem ra cúng cùng sau đó lấy đeo để lấy may mắn.

Đọc bài văn khấn cúng vía Thần Tài.

Làm lễ cúng vái phải thật thành tâm.

Cúng vía Thần Tài nên cúng giờ nào?

Ngày vía Thần Tài thì trước khi cúng thì tín chủ nên tắm rửa sạch sẽ, quần áo mặc khi cúng phải gọn gàng, lịch sự. Lễ cúng thì nên cúng vào lúc tầm 7 – 8 giờ sáng là tốt nhất. Lễ cúng phải được đặt trong nhà vì sẽ giúp tài lộc được giữ trong nhà còn nếu đem ra ngoài thì sẽ bị ảnh hưởng bởi những vong linh quấy rối làm mất sự linh thiêng và ý nghĩa cúng vía Thần Tài.

Đồ Cúng Tâm Linh Việt đã chia sẻ tới bạn những thông tin về ý nghĩa cúng vía Thần Tài và cách chuẩn bị 1 mâm lễ cúng Thần Tài trọn vẹn. Bạn có thể tự chuẩn bị đồ cúng vía Thần Tài, nếu công việc bạn bận rộn không có thời gian thì bạn có thể tham khảo và sử dụng dịch vụ sửa soạn mâm cúng trọn gói, chuyên nghiệp của chúng tôi tại website: https://docungtamlinhviet.com hoặc gọi tới hotline: 1900 2119 để được tư vấn và hỗ trợ nhé!

Ngày Thần Tài Là Ngày Nào? Những Điều Cần Lưu Ý Trong Ngày Vía Thần Tài

Trang chủ

Tin tức

Ngày Thần Tài là ngày nào? Những điều cần lưu ý trong ngày vía Thần Tài

Đối với ngày thường, mọi người có thể dâng cúng Thần Tài các loại hoa quả tươi, bánh kẹo hoặc là đồ chay.

Cỗ tam sên sẽ gồm 1 miếng thịt heo quay, 1 con tôm và 1 quả trứng luộc.

1 bộ giấy tiền vàng mã.

1 đĩa ngũ quả.

Chum rượu.

Đèn hoặc nến.

Thuốc lá, gạo và 1 chén muối hột.

Lau dọn bàn thờ và tắm tượng Thần Tài thật sạch sẽ. Với các cửa hàng kinh doanh, buôn bán nếu có bàn thờ Thần Tài thì nên đặt hướng mặt ra phía cửa chính.

Khi cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng Giêng cần phải chuẩn bị tươm tất và chu đáo hơn cúng Thần Tài vào thường ngày. Nên chuẩn bị lễ vật đúng với phong tục dân gian hoặc quan niệm địa phương.

Người làm lễ phải ăn mặc chỉnh tề, sạch sẽ. Trong quá trình làm lễ nên mở tất cả các cửa nằm đúng hướng Tài lộc để đón nhận năng lượng tích cực vào nhà.

Lộc sau khi cúng chỉ cho người trong nhà, không được mang cho người ngoài.

Lễ Thần Tài nên được đặt trong nhà, tránh đặt ngoài sân hay ban công vì dễ bị các vong lang thang phá phách.

Cập nhật thông tin chi tiết về Ngày Vía Thần Tài, Tập Tục Cần Hiểu Rõ! trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!