Bạn đang xem bài viết Ngày Vía Thần Tài Tại Sao Cúng Cá Lóc Nướng? được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Sự tích ngày vía Thần Tài
Theo quan niệm dân gian, Thần Tài là vị thần trên trời, chuyên quản Tài – Phúc – Phú – Quý, mang lại tài lộc, sung túc và may mắn.
Năm Kỷ Hợi 2019, ngày Thần Tài mùng 10 tháng Giêng Âm lịch là ngày Nhâm Ngọ, tháng Bính Dần, tức ngày thứ Năm 14/2/2019 Dương lịch, cũng chính là ngày Lễ Tình nhân.
Về sự tích ngày vía Thần Tài theo dân gian, Thần Tài là vị thần sống ở trên trời, chuyên trông coi chuyện tiền bạc. Trong một lần xuống hạ giới do uống rượu say, đầu va vào đá nên không nhớ mình là ai. Trong quá trình lưu lạc dưới nhân gian, quần áo Thần Tài mặc trên người bị người dân đem đi bán.
May thay khi Thần Tài đi lang thang xin ăn thì được một cửa hàng bán gà, vịt mời Thần Tài ăn, từ đó cửa hàng này đông nghịt khách hàng. Song, một thời gian sau, cửa hàng đó làm ăn sa sút, vắng khách do chủ nhà thấy Thần Tài không làm gì, ăn bốc nên không cho ở nữa.
Thấy vậy nhiều người kinh doanh buôn bán khác tìm mời Thần Tài về, đưa đi mua quần áo mới để mặc. Cũng may Thần Tài đã mua lại quần áo lúc trước rồi mặc quần áo, đội mũ bay về trời. Từ đó, nhiều người xem ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch là ngày vía Thần Tài bay về trời.
Vì vậy theo thông lệ, vào ngày này, nhiều người, nhiều nhà, đặc biệt là những người làm ăn, buôn bán và kinh doanh đều mua vàng làm lễ vật để cầu mong một năm may mắn nhiều tài lộc. Vàng không chỉ có giá trị thiết thực và khả năng tích trữ cao mà còn mang ý nghĩa phú quý cát tường, tài lộc may mắn cho năm mới.
Ngày vía thần tài tại sao cúng cá lóc nướng?
Cứ vào dịp mùng 10 tháng Giêng, các gia đình, công ty, cửa hàng…thờ Thần tài đều nô nức sắm sửa lễ vật để làm mâm cúng Thần tài để cầu làm ăn thuận lợi, phát triển, “mua may, bán đắt”. Ngoài những lễ vật quen thuộc như thịt heo, gà quay, vàng mã, mâm cúng không thể thiếu món cá lóc nướng.
Chia sẻ trên báo Người Đưa Tin, lý giải về việc cúng cá lóc nhân ngày vía Thần tài, chuyên gia phong thủy Mai Văn Sinh cho hay: “Việc người dân đổ xô đi mua cá lóc để cúng ngày thần tài là do thói quen, mê tín”.
Ông Mai Văn Sinh cũng lý giải, có thể xuất phát từ việc người ta đồn đại cúng cá lóc sẽ mang lại nhiều may mắn, tài lộc, nên họ cứ truyền nhau và nó trở nên ngày một phổ biến. Vị chuyên gia này cũng lý giải, ông không cổ súy việc cúng cá lóc, bởi vì đây cũng là một hành động sát sinh trong ngày vía Thần tài.
Trong ngày vía Thần tài, chuyên gia Mai Văn Sinh cũng đưa ra 3 lưu ý cơ bản sau:
1. Người dân không nên quá cuồng tín việc mua vàng, có những người xếp hàng từ 2-3h sáng chỉ để mua được một thỏi vàng. Hành vi này vô tình đẩy giá vàng tăng cao, chưa kể việc này người thiệt lại chính là người dân.
2. Người dân cũng không nên quá mê tín để rồi dễ bị kẻ xấu lợi dụng, gây mất trật tự an ninh ở các cửa hàng vàng.
3. Ngày vía Thần tài các gia đình nên lau dọn bàn thờ Thần tài sạch sẽ, khi cúng lễ phải ăn mặc chỉnh tề để thể hiện sự tôn nghiêm.
Cách Làm Cá Lóc Nướng Cúng Thần Tài
Hướng dẫn nướng cá lóc cúng vía Thần tài
Hướng dẫn làm cá lóc nướng cúng Thần Tài
Ngày vía Thần tài mùng 10 tháng Giêng các gia chủ buôn bán kinh doanh thường làm lễ cúng Thần tài rất trọng thể. Trên mâm cúng Thần tài ngày vía Thần tài thì không thể thiếu được món cá lóc nướng. Đây là món ăn tương truyền được Thần tài rất yêu thích, trong bài viết này VnDoc xin chia sẻ với các bạn cách làm cá lóc nướng cúng lễ Thần tài để các bạn cùng tham khảo.
Cứ vào dịp cúng vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng), các gia đình, công ty, cửa hàng… có thờ Thần tài đều sắm sửa lễ vật để làm mâm cúng.
Ngoài những lễ vật quen thuộc là “tam sên”, gồm: thịt heo, tôm, trứng hay những thứ bắt buộc phải có trên mâm cúng như vàng mã, hoa tươi, hoa quả thì cá lóc nướng là món không thể thiếu trong dịp này.
Cá lóc dùng để cúng Thần tài phải để nguyên con, không cạo vảy, không cắt vi và đuôi, đem đi nướng trui. Việc để cá lóc nguyên trạng, không cạo vảy như trên là để tưởng nhớ cha ông ta rất thiếu thốn và khó khăn trong buổi đầu khai hoang.
Cách làm cá lóc nướng trui cúng Thần Tài
Nguyên liệu:
Cá lóc (1 con): 1Kg
Rơm khô (nếu không có rơm khô bạn có thể thay bằng lá cây khô)
Lá chuối
Nước chấm
Dưa leo, khế chua, chuối chát, rau thơm các loại…
Cách thực hiện:
Cá lóc: Chỉ cần rửa sạch cá không đánh vẩy hay mổ bụng.
Dùng thanh tre xuyên từ miệng tới đuôi cá rồi cắm xuống đất rồi chất rơm xung quanh.
Châm lửa đốt và chờ đến khi rơm cháy hết (7 – 8 phút), sau đó gạt tàm tro khỏi cá và lấy cá ra.
Dùng dao cạo hết lớp vảy cháy bên ngoài, rạch 2 đường nhỏ dọc theo hai bên sống lưng, dẽ thịt sang hai bên. Ban có thể tạo sức hấp dẫn cho món cá lóc nướng trui bằng cách rưới một lớp mỡ hành lên thịt cá. Và bạn có thể chấm với mắm ngọt, mắm me, hoặc ăn cùng rau sống bánh tráng chấm mắm nêm.
Thật tuyệt vời nhưng quá sức là đơn giản đúng không nào, tôi khuyên bạn nên chuẩn chị cho mình một chén nước mấm me vì thịt cá lóc nướng trui mà chấm nước mắm me thì hết chổ chê.
1. Hướng dẫn làm cá lóc nướng ngon
Nguyên liệu cần có để làm món cá lóc nướng
Cá lóc/Cá quả (có nơi gọi là cá chuối): 1-2 con (mỗi con khoảng 1kg)
Hành lá + tỏi + hành tăm
Gia vị: Hạt nêm, nước mắm, mì chính, dầu ăn
Dưa chuột + dứa + sả
Dụng cụ nướng: than hoa
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu làm cá lóc nướng
Cá lóc: Mổ làm sạch mang cả và móc sạch ruột cá. Nên để cả vảy rồi dùng muối sát đều lên mình cá sau đó rửa sạch bằng nước.
Sả một nửa băm nhuyễn và một nửa để nguyên cả cây.
Rau sống nhặt, rửa sạch rồi để ráo nước.
Dứa + dưa chuột rửa sạch cắt lát
Bước 2: Tiến hành làm món cá lóc nướng ngon
Xếp than hoa ra chậu nhôm rồi nhóm lửa cho than cháy đỏ.
Dùng cây sả chọc từ miệng cá xuống hết thân rồi đặt lên bếp than hồng nướng cho tới khi vỏ cá đen lại và có mùi thơm, nướng cá khoảng 30 phút cho cá chín là được.
Khi cá lóc chín các bạn bóc lớp vỏ bên ngoài sẽ thấy lớp cá trắng và có mùi thơm hấp dẫn.
Để có cách làm các lóc nướng ngon nhất, các bạn cần chú ý khâu pha chế nước chấm ăn kèm như sau:
Bắc chảo lên bếp cho dầu vào chảo đun nóng, thêm hành + tỏi băm phi có mùi thơm sau đó cho thêm đường + mì chính + ớt vào để nước chấm cá lóc có vị đậm đà.
Cá lóc nướng ăn kèm với bún, rau sống dưa chuột, dứa và nước chấm ngon
2. Cách làm cá lóc nướng đơn giản
Nguyên liệu: 1 con Cá lóc:
Gia vị: Hành củ, nước mắm, bột nêm, vị tinh, đường, ớt bột, dầu ăn, rượu, muối.
Các bước làm cá lóc nướng
Cá lóc: đánh sạch vảy, cho muối vào chà sát rồi rửa sạch nhớt để ráo. Sau đó dùng rượu rửa sạch lại lần nữa để đánh mùi tanh của cá, xong dùng dao khứa từng khúc để ướp gia vị cho dễ thấm.
Ướp gia vị: cho muỗng nước mắm, 1/2 muỗng bột nêm, 1/4 muỗng vị tinh, 1/4 muỗng đường, 1 muỗng dầu ăn, hành củ băm nhỏ & ớt trộn chung ướp vào cá đẻ 30 phút cho thấm cá
Cho cá lên bếp than nướng đều hai mặt cho đến khi cá vàng đều là ok. Có thể ăn cá với muối ớt xanh, mắm ớt hoặc mắm nêm.
3. Cách làm cá lóc nướng giấy bạc
Nguyên liệu:
Cá lóc đồng: 1 con nặng khoảng 700g – 1kg.
Riềng, bột nghệ, sả tươi, mẻ.
Dứa, dưa leo, cà rốt, chuối xanh
Bún tươi, bánh đa nem
Rau sống, thì là, rau răm.
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế riềng và sả
Riềng củ: cắt bỏ hết rễ, sau đó rửa sạch đất cát, gọt bỏ hết vỏ rồi cắt lát mỏng.
Sả cây: cắt bỏ gốc và ngọn chỉ lấy riêng phần chính giữa, lột bỏ lớp vỏ già bên ngoài, đem rửa sạch, đợi ráo bớt nước thì cắt thành khúc nhỏ rồi cho vào máy xay cùng với 1 muỗng to mẻ, 1 muỗng nhỏ đường cát, 1 muỗng cà phê hạt nêm và 1 muỗng cà phê bột nghệ.
Bước 2: Làm sạch cá lóc
Làm sạch cá lóc
Cá lóc đánh sạch vảy, cắt bỏ mang
Làm thịt cá lóc: đánh sạch vảy, cắt bỏ hết mang, sau đó dùng muối hột hoặc dùng chanh tươi thái lát, chà xát vào thân mình cá để cho cá bớt chất nhờn và tanh. Tiếp tục lấy dao sắc khứa vài đường chéo lên trên mình con cá sao cho các vết cứa cách nhau chừng 2 đến 3cm rồi lau cá thật khô bằng khăn sạch hoặc giấy thấm nước.
Tiếp theo lấy hỗn hợp sả riềng vừa xay ở trên thoa đều khắp mình cá. Đặt con cá lóc vào trong một miếng giấy bạc và cuốn chặt lại, đem ướp trong tủ lạnh khoảng từ 3 tiếng trở lên.
Bước 3: Nướng cá lóc
Cho cá lóc bọc giấy bạc vào cái lò nướng, bật lò chừng nửa tiếng ở mức nhiệt độ 2000 độ C. Sau đó tắt lò, lấy cá ra, mở lớp giấy bạc ra rồi quét thêm một lớp dầu ăn lên khắp thân mình cá, để cho món cá không bị khô.
Tiếp theo, quấn giấy bạc cho kín hết thân cá rồi cho lại vào lò nướng và nướng thêm khoảng 10 phút nữa, chờ cho thịt cá se lại và có màu vàng đều là được.
Bước 4: Sơ chế rau ăn kèm
Dưa leo (dưa chuột) và cà rốt: đem cắt cuống rửa sạch rồi thái thành sợi nhỏ.
Dứa: gọt vỏ, bỏ mắt, thái thành miếng nhỏ vừa ăn.
Chuối tiêu xanh: cắt cuống, tước bỏ vỏ ngoài, thái chéo thành lát mỏng rồi đem ngâm ngay trong chậu nước muối loãng để ra bớt nhựa đắng và không bị thâm đen.
Bước 5: Làm nước chấm
Trộn đều hỗn hợp: tỏi, ớt băm nhuyễn, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, 2 muỗng lớn nước cốt chanh, 1 muỗng đường cát cùng một ít rau thì là thái nhỏ. Dùng muỗng để khuấy đều cho tới khi đường tan hết là xong.
Bước 6: Hoàn thành món ăn
Bày cá lóc nướng giấy bạc ra đĩa lớn, lột bỏ lớp giấy bạc ra, trang trí thêm với các loại rau, củ, quả như: cà chua, rau xà lách, dưa leo thái lát, rau thơm xung quanh món ăn rồi tách cá ra thành từng miếng để chấm với nước mắm cay.
Lí Giải Nguyên Nhân Người Dân Cúng Cá Lóc Nướng Vào Ngày Vía Thần Tài
Ngày vía Thần tài là ngày gì và Thần tài là ai?
Theo nhiều tài liệu được lưu truyền, tục thờ Thần tài hay cúng vía Thần tài bắt nguồn từ Trung Quốc và chỉ mới du nhập vào Việt Nam từ thế kỉ XX.
Trong sách “Phong tục thờ cúng của người Việt”, tác giả có nêu lên nguồn gốc của Thần tài như sau:
“Thần tài là vị thần mang tài lộc cho gia đình, mỗi khi làm việc gì, gia chủ thường cầu khấn thần Tài.
Ngày vía Thần tài, người dân đổ xô đi mua vàng để cầu may. (Ảnh: Người Lao Động).
Người xưa thờ thần Tài ở xó xỉnh xuất phát từ điển tích: có một lái buôn tên là Âu Minh khi qua hồ Thanh Thảo, được Thủy thần cho một nô tỳ tên là Như Nguyện.
Âu Minh đưa Như Nguyện về nuôi trông nhà làm ăn ngày càng trở nên phát đạt. Sau đó nhân một ngày tết, vì lí do nào đó, Âu Minh đánh Như Nguyện.
Như Nguyện quá sợ hãi chui vào đống rác và biến mất. Từ đó Âu Minh làm ăn thua lỗ, sa sút, chẳng mấy chốc trở nên nghèo xác nghèo xơ”.
Để giải thích cho việc người dân chọn ngày 10 tháng Giêng để cúng vía Thần tài, nhiều tài liệu lại dẫn câu truyện về vị Thần tài bị tai nạn.
Cụ thể, câu chuyện kể rằng thần Tài vốn là vị thần cai quản tài lộc ở trên thiên đình. Trong một lần uống rượu, say quá nên thần đã rơi xuống trần gian, va đầu vào hòn đá nằm bất tỉnh và quên hết cả danh tính, lai lịch của mình.
Ngay khi thần hạ thế, mọi người thấy một người ăn mặc quái lạ lại nằm im ở ngoài đường nên tưởng người đó bị điên. Họ bèn lột sạch quần áo, mũ nón của thần đem bán.
Lúc thần tỉnh lại thì không thấy quần áo và cũng chẳng còn nhớ gì. Không có của cải trên người, không thông thạo công việc trần gian, thần bèn trở thành một người ăn xin.
Chủ một cửa hàng kinh doanh buôn bán đồ ăn thấy người ăn xin tội nghiệp nên đã mời vào ăn.
Người ăn xin (hay Thần tài) ăn rất nhiều và kì lạ thay, từ lúc người ăn xin bước vào thì khách kéo đến nườm nượp. Thấy vậy, chủ cửa hàng này ngày nào cũng mời người ăn xin vào ăn.
Một thời gian sau, khi thấy lượng khách duy trì ổn định, người bán hàng thấy Thần tài chẳng làm gì mà suốt ngày chỉ ăn uống lại toàn dùng tay ăn bốc, người thì bốc mùi, sợ khách không dám đến ăn và hao phí đồ ăn nên người chủ đã đuổi Thần tài đi.
Quán đối diện thấy vậy, bèn mời Thần tài vào để tiếp đãi thì bỗng dưng tất cả khách hàng ở quán kia lại kéo hết sang quán này ăn.
Có người thấy thần Tài không có quần áo mặc nên dẫn đi mua và tình cờ sao lại mua cho ông đúng bộ quần áo của ông.
Sau khi mặc quần áo mũ nón vào thì thần nhớ lại mọi chuyện và bay về trời.
Từ đó mọi người lấy ngày mùng 10 tháng Giêng là ngày vía thần tài và lập bàn thờ để thờ Thần tài.
Cúng vía Thần tài cần chuẩn bị những gì?
Theo phong tục của người miền Nam, để cúng vía Thần tài, người dân thường chuẩn bị:
Một bình hoa tươi,
Một con tôm (luộc hoặc rán),
Một con cá lóc nướng,
Một con cua (luộc, hấp),
Một miếng thịt lợn quay,
Một bộ giấy tiền vàng mã,
Một mâm ngũ quả,
Chén rượu.
Theo VnExpress, ông Nguyễn Mạnh Linh (Trưởng Phòng Phong thủy Kiến trúc, Viện Quy hoạch & Kiến trúc Đô thị của Đại học Xây dựng) cho biết, người làm kinh doanh nên làm lễ cúng vía Thần tài ở chính nơi kinh doanh chứ không nên làm ở đình, chùa.
Còn người không kinh doanh có thể cúng vía thần tài ở nhà hay đình chùa đều được. Sở dĩ ông có lời khuyên như vậy là vì Thần Thổ địa thờ tại nhà cũng chính là Thần tài của gia đình.
Ngoài ra, không nên đặt mâm cúng trước cửa, hay ngoài sân, ban công bởi cúng ngoài sân hay ngoài cửa dễ có “vãng vong”. Chính vì thế, mâm cúng Thần tài ở nhà riêng tốt nhất nên đặt trong nhà.
Tại sao mâm cúng vía Thần tài phải có cá lóc nướng?
Cứ vào dịp cúng vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng), các gia đình, công ty, cửa hàng… có thờ Thần tài đều sắm sửa lễ vật để làm mâm cúng.
Cá lóc nướng là cúng phẩm không thể thiếu trên mâm cúng vía Thần tài. (Ảnh: Zing.vn).
Ngoài những lễ vật quen thuộc là “tam sên”, gồm: thịt heo, tôm, trứng hay những thứ bắt buộc phải có trên mâm cúng như vàng mã, hoa tươi, hoa quả thì cá lóc nướng là món không thể thiếu trong dịp này.
Cá lóc dùng để cúng Thần tài phải để nguyên con, không cạo vảy, không cắt vi và đuôi, đem đi nướng trui. Việc để cá lóc nguyên trạng, không cạo vảy như trên là để tưởng nhớ cha ông ta rất thiếu thốn và khó khăn trong buổi đầu khai hoang.
Theo báo Người Đưa Tin, chuyên gia phong thủy Mai Văn Sinh đã có lí giải cho việc sử dụng cá lóc nướng để thờ cúng.
Cụ thể, ông Sinh nhận định, “Có thể xuất phát từ việc người ta đồn đại cúng cá lóc sẽ mang lại nhiều may mắn, tài lộc, nên họ cứ truyền nhau và nó trở nên ngày một phổ biến”.
Vị chuyên gia này cũng cho biết thêm “việc người dân đổ xô đi mua cá lóc để cúng ngày thần tài là do thói quen, mê tín”. Và ông không cổ xúy việc cúng cá lóc, bởi đây cũng là một hành động tiếp tay cho sát sinh trong ngày cúng vía Thần tài.
Vì Sao Nhiều Người Đổ Xô Mua Vàng, Cá Lóc, Heo Quay Trong Ngày Vía Thần Tài?
Cứ đến ngày vía Thần Tài (mùng 10 tháng Giêng âm lịch), nhiều người lại đổ xô xếp hàng đi mua vàng cầu may, hoặc mua cá lóc, heo quay… về cúng dù khi được hỏi, phần lớn đều cho biết “không rõ lắm về nguồn gốc của ngày này”.
Trước đây, phong tục này chỉ lan truyền trong một bộ phận nhỏ thương nhân, giới kinh doanh tại Sài Gòn nhưng khoảng 6-7 năm nay, trở thành trào lưu lan rộng phía Bắc, nhất là Hà Nội.
Theo nhiều chuyên gia, tục thờ Thần tài bắt nguồn từ Trung Quốc, sau đó xuất hiện tại Việt Nam vào khoảng đầu thế kỷ XX. Câu chuyện trong dân gian để giải thích về tục thờ cúng Thần tài vào ngày mùng 10 tháng Giêng được tương truyền khá đồng nhất.
Chuyện kể rằng, dưới trần gian không có Thần tài, chỉ có Thần tài trên trời, cai quản tiền bạc, tài lộc. Trong một lần đi chơi uống rượu, Thần tài say quá nên rơi xuống trần gian. Khi Thần tài vào nhà nào xin ăn thì nhà đó giàu có, buôn may bán đắt… Đến ngày mùng 10 tháng Giêng thì Thần tài bay về trời. Để tưởng nhớ ngài, mọi người chọn ngày này là ngày vía Thần tài để thờ cúng vật phẩm và mua vàng để cầu tài lộc may mắn, sung túc cho cả năm, đặc biệt là ở những gia đình kinh doanh, buôn bán.
Sự tích này đã đi vào quan niệm của nhiều người, trở thành một tín ngưỡng dân gian nên cứ ngày này, nhiều gia đình, đặc biệt là những người làm kinh doanh lại sắm lễ vật để cúng lấy vía, cầu xin làm ăn thuận lợi, phát đạt, thịnh vượng về tài lộc, thuận buồm xuôi gió trong cả năm.
Tại Việt Nam, nhất là các tỉnh Nam Bộ, Thần tài được thờ phổ biến trong các gia đình. Ông là một vị thần của tín ngưỡng dân gian Việt Nam hay cũng có thể nói là một vị gia thần của người Việt.
Trước đây, việc mua bán vàng ngày vía Thần tài chưa hẳn trở thành trào lưu như bây giờ mà chỉ lan truyền trong cộng đồng nhỏ một số thương nhân, người kinh doanh, buôn bán ở Sài Gòn, đặc biệt là bộ phận người Việt gốc Hoa. Gần chục năm nay, tục này lan rộng tại Sài Gòn và đặc biệt, khoảng 6-7 năm nay, trào lưu này lan ra cả Hà Nội cũng như nhiều thành phố lớn khác.
Cảnh tượng người dân Hà Nội và TP HCM đổ xô xếp hàng dài cả cây số từ sớm tinh mơ để mua vàng không còn xa lạ. Chưa kể không chỉ có người làm kinh doanh, buôn bán mà cả những đối tượng khác như công chức, dân văn phòng… cũng mua vàng.
Tiến sĩ Bùi Quang Tín, chuyên gia kinh tế, nhà sáng lập trường Doanh nhân BizLight cho rằng, không nhất thiết phải cúng bằng vàng, cá lóc, heo quay mới may mắn. “Cúng vía Thần tài có thể bằng một đĩa trái cây hay bất kể gì cũng được. Vấn đề là lòng tin, niềm tin của mình như thế nào, đừng để niềm tin đâm ra lệch lạc”, ông nói. Thậm chí, ông cho rằng thay vì mua vàng trong ngày Thần Tài, có thể mua trước đó vài ngày để tránh tình trạng xếp hàng, quá tải.
Ông Tín cũng nói thêm, việc mua vàng ngày vía Thần Tài, không chỉ về vấn đề tín ngưỡng, vàng chính là tài sản. Nhưng theo ông cần tránh tình trạng đầu cơ vàng. “Mua để dành thì được chứ mua hôm nay, bán ngày mai, hẳn nhiên, giá vàng xuống thì bị lỗ”, ông nói.
Thanh Lê
Cập nhật thông tin chi tiết về Ngày Vía Thần Tài Tại Sao Cúng Cá Lóc Nướng? trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!