Bạn đang xem bài viết Nên Cúng Rằm Tháng Giêng Trong Nhà Hay Ngoài Trời? được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ngày rằm tháng Giêng, người Việt rất coi trọng lễ cúng tại nhà, các gia đình thường sắm hai lễ để cúng Phật và gia tiên, vậy nên cúng trong nhà hay ngoài trời?
Lễ cúng rằm tháng Giêng rất quan trọng đối với người Việt. Dân gian có câu: “Cúng quanh năm không bằng rằm tháng Giêng”, hay: “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”, “Cả năm được rằm tháng Bảy, cả thảy được rằm tháng Giêng”.
15/1 âm lịch cũng là ngày trăng tròn đầu tiên của năm, nên được gọi là Tết Nguyên tiêu (nguyên nghĩa là đầu tiên, tiêu là đêm).
Rằm tháng Giêng 2023 diễn ra vào thứ Sáu ngày 26/2 dương lịch. Thông thường lễ cúng Tết Nguyên tiêu được tiến hành vào ngày chính rằm. Tuy nhiên tùy điều kiện thời gian, các gia đình có thể cúng trước một vài ngày.
Nên cúng rằm tháng Giêng 2023 ở nhà hay chùa?
Rất nhiều người phân vân việc nên cúng rằm tháng Giêng 2023 ở nhà hay trên chùa. Người thì cho rằng cúng ở nhà là được rồi, người khác lại nói phải lên chùa mới đúng, nhưng cũng có người quan niệm phải cúng cả ở nhà và trên chùa. Vậy, cúng rằm tháng Giêng 2023 ở đâu mới đúng?
Thường vào ngày này, hầu hết mọi người làm lễ mặn cúng gia tiên, nếu cúng Phật thì làm thêm lễ chay. Tùy vào phong tục từng nơi cũng như điều kiện kinh tế gia đình mà đồ lễ mỗi nhà mỗi khác, cái chung là đều thể hiện tinh thần “uống nước nhớ nguồn” đối với ông bà, tổ tiên và tấm lòng thành kính, tri ân Phật, thánh.
Cúng rằm tháng Giêng 2023, nhiều gia đình ngoài cỗ mặn cúng gia tiên còn có cỗ chay cúng Phật.
Ngoài mâm cúng ở nhà, nhiều gia đình còn chuẩn bị lễ ngọt lên chùa dâng Phật, thánh, mục đích vẫn là cầu mong sức khỏe, bình an, con cháu ngoan ngoãn, học hành tấn tới.
Vào ngày rằm tháng Giêng, người Việt còn có phong tục dâng sao giải hạn, lễ này được thực hiện ở chùa, đền. Nếu gia đình có người bị sao xấu chiếu trong năm đó thì lễ này sẽ giúp giải tai ách, xua đuổi rủi ro, cầu mong tai qua nạn khỏi.
Cúng rằm tháng Giêng 2023 trong nhà hay ngoài trời?
Đối với lễ cúng tại gia, nhiều gia đình chỉ làm một mâm cỗ đặt lên bàn thờ chính để mời gia tiên, thần linh thụ hưởng. Một số gia đình cầu kỳ hơn, sửa soạn mâm lễ để cúng cả trong nhà và ngoài trời vào giờ Ngọ.
Cúng ngoài trời
Đây là lễ cúng nhằm cảm ơn trời đất, thần tiên, Phật thánh cùng các vị anh hùng dân tộc. Nếu không có sân thì có thể bày lễ ở gian giữa trong nhà hoặc ở sân thượng.
Nếu có điều kiện, ở ngoài trời, có thể đặt bốn bàn lễ ở bốn hướng: Hướng bắc để thờ Thượng đế; hướng nam để thờ các vị thần; hướng tây để thờ Phật; hướng đông để thờ các vị anh hùng có công với dân với nước. Mâm lễ theo truyền thống gồm: Gà trống trắng luộc chín 1 con, thịt dê hấp 1 miếng, một đĩa xôi đỏ, một đĩa hoa quả, 99 thuyền vàng, 99 thỏi vàng, 99 lá vàng (không cúng tiền âm phủ), 3 chén rượu trắng, đỏ, vàng…, 3 chén trà hương vị khác nhau. Mỗi bàn lễ đốt 5 ngọn nến, thắp 9 nén nhang.
Riêng ban lễ hướng tây lễ Phật thì làm cơm chay, không có tiền vàng và rượu. Trên các bàn lễ nếu có lọng che thì rất tốt.
Tuy nhiên, nếu không có điều kiện và không cầu kỳ thì chỉ cần soạn một mâm lễ giản dị, điều cốt yếu vẫn là thành tâm.
Nghi lễ cúng rằm tháng Giêng ngoài trời
Cúng trong nhà
Lễ cúng trong nhà dành cho thần linh và gia tiên. Thời điểm cúng tốt nhất là giờ Ngọ (từ 11-13h) ngày 15/1 âm lịch.
Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng 2023 truyền thống hầu như không thể thiếu thịt gà, xôi gấc/bánh chưng. Gà là vật cúng tế linh thiêng nhất, còn xôi gấc có màu đỏ, được cho là sẽ mang đến may mắn cho gia đình trong năm mới.
Các món giò, chả, rau xào… cũng thường có mặt trên mâm cỗ mặn cúng gia tiên vào ngày rằm tháng Giêng. Ngoài ra, các gia đình còn chuẩn bị hương, hoa tưởi, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu.
Cúng rằm tháng Giêng không nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy mà gia đình nên “tùy tiền biện lễ”, dựa vào điều kiện kinh tế và số thành viên trong gia đình mà chuẩn bị phù hợp. Nhà ít người không nên làm quá nhiều món, quá nhiều mâm cỗ, sau đó không thể thụ lộc hết sẽ rất lãng phí.
Theo VTC News
Theo dõi thêm tin tức đời sống, giải trí trên TRUYỀN HÌNH VOV
Cúng Rằm Tháng Giêng Trong Nhà Hay Ngoài Trời?
(Lichngaytot.com) Theo chuyên gia phong thủy, Giáo sư Lương Ngọc Huỳnh, Rằm tháng Giêng còn gọi là “Tết lại”, là dịp để con người cảm tạ Thần linh, đất trời, các vị anh hùng dân tộc. Chính vì thế, cúng Rằm tháng Giêng trong nhà hay ngoài trời đều cần được chú trọng.
1. Cúng Rằm tháng Giêng trong nhà hay ngoài trời?Theo chuyên gia phong thủy Lương Ngọc Huỳnh, Rằm tháng Giêng là ngày lễ đầu tiên của năm mới hay còn gọi là “Tết lại”.
Việc cúng Rằm tháng Giêng nên tiến hành cả trong nhà và ngoài trời để tỏ lòng thành kính Thần Phật, gia tiên, các vị anh hùng dân tộc để thể hiện đạo nghĩa uống nước nhớ nguồn.
Vì thế, ngoài mâm lễ gia tiên trong nhà, các gia đình có thể làm một đàn lễ ngoài trời để cảm ơn trời đất, thần linh, phật thánh, cùng các vị anh hùng dân tộc.
Lễ vật dâng cúng không cần cầu kỳ, ai có điều kiện thì sửa soạn lễ vật thịnh soạn, ai không có điều kiện thì cốt ở cái tâm thành kính, không cần lễ lạt cao sang tuỳ theo điều kiện của mỗi gia đình.
Trường hợp quá nghèo, chúng ta chỉ cần pha một ấm trà vài chén rượu nhạt, hoa quả tự trồng được, mấy nén nhang với lòng thành kính là được.
2. Nghi lễ cúng Rằm tháng Giêng trong nhà Ý nghĩaDưới góc nhìn Phật giáo, Rằm tháng Giêng là ngày Vía Phật. Đây là ngày Rằm đầu tiên trong năm mới. Tất cả những linh hồn, linh anh may mắn nhất của năm mới đều ở ngày này.
Vì thế, đối với những người theo đạo Phật, trừ ngày mùng 1 Tết thì đây là ngày lễ đầu tiên trong năm. Họ lên chùa thắp nén nhang, cầu xin một sự may mắn.
Sắm lễMâm lễ cúng trong nhà tùy tâm gia chủ, có thể là lễ chay hoặc mặn. Lễ chay dâng lên Phật, lễ mặng cúng gia tiên, dòng tộc.
Văn khấn Rằm tháng Giêng trong nhàSau khi đặt mâm lễ thờ gia tiên, Thần Phật trong nhà lên ban thờ thì thắp 9 nén nhang, lễ 9 lễ mà thưa rằng:
Kính lạy cha mẹ, ông bà, gia tiên tiền tổ nội ngoại họ…
Hôm nay là ngày…. tháng… năm…. là ngày Rằm tháng Giêng, cũng là ngày Tết nguyên tiêu.
Chúng con với tấm lòng thành kính xin được sửa soạn lễ vật, tiền vàng cùng sơn hào hải vị, nhang đăng thỉnh cầu, kính mời cha mẹ, ông bà, cùng gia tiên nội ngoại về ngự trước án thờ gia tiên để chúng con được nhất tâm kính lễ.
Kính lạy cha mẹ, ông bà, cùng gia tiên nội ngoại, nhờ ân đức, hồng phúc của dòng họ mà chúng con được sinh ra để nối dõi tông đường, nhờ đại phúc ấy mà chúng con được học hành tấn đạt, được hanh thông sự nghiệp, vinh hoa phú quý… đó là hồng phúc mà dòng tộc để lại lưu truyền tới muôn đời con cháu.
Trước ban thờ tổ tiên con xin khấu đầu bái lạy cung kính tạ ơn tổ tiên nội ngoại, con cầu mong cha mẹ, ông bà, và gia tiên dòng tộc được sớm siêu sinh, lên thiên đường hưởng đại phúc, đại lộc, để phù hộ độ trì cho con cháu muôn đời luôn được mạnh khoẻ, hạnh phúc, tài trí hơn người, công thành danh toại, vận khí hanh thông vạn sự luôn được như ý nguyện.
Con xin lòng thành cảm ơn hồng phúc của gia tiên, con kính mời cha mẹ, ông bà, cùng gia tiên nội ngoại thụ hưởng lễ vật lòng thành mà chúng con kính dâng!
3. Nghi lễ cúng Rằm tháng Giêng ngoài trời Ý nghĩaNgoài mâm lễ cúng Rằm trong nhà, các gia đình có thể làm một đàn lễ ngoài trời để cảm ơn Trời Đất, Thần Tiên, Phật Thánh, cùng các vị anh hùng dân tộc.
Nếu không có sân thì bày lễ ở gian giữa trong nhà hoặc ở sân thượng cũng được.
Ở ngoài trời cần đặt 4 bàn lễ ở 4 hướng:
– Hướng Bắc để thờ Thượng Đế – Hướng Nam để thờ các vị Thần – Hướng Tây để thờ Phật – Hướng Đông để thờ các vị Vua, Hoàng đế, Thánh nhân, các quan đại thần, trạng nguyên và các vị anh hùng liệt sĩ có công với dân với nước.
Nếu có điều kiện, nên sắm lễ ở mỗi bàn lễ các hướng Bắc, Nam, Đông như sau:
– 1 con gà trống luộc – 1 miếng thịt dê hấp – 1 đĩa trái cây tươi – 1 bình hoa tươi – 99 thuyền vàng, 99 thỏi vàng, 99 lá vàng (không cúng tiền âm phủ) – 3 chén rượu 3 loại rượu, trắng, đỏ, vàng… (có thể dùng rượu vang) – 3 chén trà có ba loại hương vị khác nhau
– Mỗi bàn lễ đốt 5 ngọn nến, thắp 9 nén nhang.
Lưu ý: Riêng ban lễ hướng Tây lễ Phật làm cơm chay, không có tiền vàng, không có rượu. Trên các bàn lễ nếu đều có lọng che thì rất tốt.
Văn khấn ở bàn lễ hướng Bắc thờ Thượng ĐếKhi thắp nến: “Khởi tâm thắp nến/ Hào quang sáng bừng/ Tâm thân thanh tịnh/ Gạt bỏ phiền ưu/ Thái thượng đại đan/ Từ quang phổ chiếu/ Thần Tiên chứng đàn”.
Kinh thắp nhang: “Hương phần bảo đỉnh/ Khí đạt huyền không/ Thần nhân hợp nhất/ Yết kiến nguyệt cung/ Thần thông linh hiển/ Pháp hiện cửu vân/ Đan điền linh tụ/ Tâm quy mệnh lễ/ Cáo hạ Thần Tiên”.
Quỳ xuống lễ 9 lễ và đọc văn khấn:
“Kính lạy Thượng Đế/ Kính lạy Hỗn Côn Sư Tổ/ Kính lạy Hồng Quân Lão Tổ
Kính lạy Hàng Ma Đại Đế Thánh Quân. Trừ Ma Đại Đế Thánh Quân. Giáo Hoá Đại Đế Thánh Quân.
Kính lạy Ngọc Hoàng Đại Đế, Đông Phương Thanh Đế, Nam Phương Xích Đế, Tây Phương Bạch Đế, Bắc Phương Hắc Đế.
Kính lạy Tam Thanh Sư Tổ, Nguyên Thuỷ Thiên Tôn, Đạo Đức Thiên Tôn, Linh Bảo Thiên Tôn. Càn Khôn Đại Chiến Thần Cửu Thiên Huyền Nữ, Thái Thượng Lão Quân, Huyền Thiên Trấn Vũ.
Kính lạy Thượng đàm thần tướng thiên thiên tướng/ Trung đàm thần tướng thiên thiên binh/ Hạ đàm thần tướng thiên thiên mã.
Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng, ngày Tết nguyên tiêu năm Canh Tý. Chúng con xin nhất tâm thành kính sửa soạn lễ vật nhang đăng thỉnh tấu lên Thượng Đế, cùng chư ngài.
Tấu rằng: Chúng con xin đa tạ Thượng Đế đã tạo lập thế gian và ban cho chúng con sự sống, được tu tâm tu đức và hành đạo, thể xác chúng con được mạnh khoẻ, trí tuệ chúng được minh ý.
Con xin nguyện cầu Thượng Đế, cùng chư ngài khai ân minh xét, ban cho chúng con sức mạnh, trí tuệ, sự năng động sáng tạo, nhất tâm kính định tu theo thiên giới, mọi chúng sinh đều có niềm tin tuyệt đối với Thượng Đế để thế giới được thái bình, muôn loài được hạnh phúc, văn minh và thịnh vượng. Mọi chúng sinh được hưởng đại lộc, đại phúc bởi Thượng Đế ban tặng.
Thành tâm kính định chúng con biết ơn Thượng Đế (9 lần) và lạy 9 lạy.
Văn khấn ở bàn lễ hướng Nam kính lễ các vị Thần“Con kính lạy Chính Nhất Tổng Quản Đại Thần Tài/ Con kính lạy tứ hải Long Vương/ Con kính lạy Sơn Thần, Long Thần Thổ Địa, Thổ Công Táo Quân, Thổ Kỳ, hạ đàn chứng giám.
Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng, ngày Tết nguyên tiêu năm Canh Tý. Chúng con nhất tâm thành kính xin được sửa soạn lễ vật, tiền vàng nhang đăng thỉnh cầu kính mời chư ngài hạ đàn thụ hưởng, chứng giám cho tấm lòng thành kính của chúng con.
Đầu năm mới, chúng con nguyện cầu chư ngài khai ân minh xét, ban cho đất nước con được thái bình, nhà nhà ai cũng được ban tài, ban lộc, ban phúc, ban thọ, toàn dân được văn minh thịnh vượng vạn sự cát tường như ý.
Chúng con xin đa tạ (9 lần) và lễ 9 lễ”.
Văn khấn ở bàn lễ hướng ĐôngBàn lễ hướng Đông kính lễ các vị Vua chúa, Hoàng đế, các vị thánh nhân, các vị đại quan, trạng nguyên và các anh hùng liệt sĩ có công với đất nước.
Đốt 5 ngọn nến, thắp 9 nén nhang, quỳ lễ 9 lễ mà khấn rằng:
Con kính lạy Quốc Tổ Vua Hùng cùng các vị Đế Vương Việt Nam anh minh.
Con kính lạy Tản Viên Sơn Thánh Đô Đại Thành Hoàng.
Con kính lạy Quốc chủ Đại Vương cảm thần Bạch Mã Linh Lang.
Con kính lạy chư vị thánh Tứ Bất Tử cùng chư vị Thánh nhân nước Việt Nam.
Con kính lạy tứ đức thánh mẫu nước Việt Nam.
Con kính lạy các vị quan đại thần, các vị quan trạng, cùng toàn thể các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh để bảo vệ tổ quốc.
Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng, là Tết nguyên tiêu năm Canh Tý. Gia đình chúng con nhất tâm thành kính xin được sửa soạn lễ vật tiền vàng, nhang đăng thỉnh cầu kính mời chư vị hạ giá, thụ hưởng lễ vật, để chúng con được bày tỏ sự tôn kính tới công ơn của các vị với nhân dân với đất nước.
Nhân dịp Tết Nguyên tiêu đầu năm mới, con nguyện cầu chúc chư vị ở thiên đường hưởng đại phúc, đại lộc để phù hộ cho đất nước ta luôn được thái bình, cán bộ ta luôn được minh bạch, trong sạch, nhân dân ta luôn được mạnh khoẻ, hạnh phúc, văn minh, thịnh vượng, nguyện cầu các vị đế vương anh minh, các vị thánh tổ, chư vị tứ đức thánh mẫu, các vị đại thần, quan trạng… ban ơn tài lộc cho bách gia trăm họ, cho con cháu chúng con được mạnh khoẻ, thông minh, học giỏi, sự nghiệp hanh thông để góp công xây dựng tổ quốc ngày càng giàu đẹp, văn minh và thịnh vượng.
Con xin trấn tâm nhất minh quy mệnh lòng thành kính lễ cầu xin chư vị minh xét.
Chúng con xin đa tạ chư vị (9 lần) rồi lễ 9 lễ.
Văn khấn ở ban thờ hướng Tây, để kính lễ Đức PhậtThắp 5 ngọn nến, 9 nén nhang, lạy 9 lạy mà thưa rằng:
Con nam mô a di đà phật (3 lần).
Con lạy 9 phương trời, lạy 10 phương đất, lạy chư phật ở 10 phương.
Nam mô Đức Thích Ca mâu ni Phật.
Nam mô hội thượng Phật Bồ tát.
Nam mô bạch y linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát ma ha tát.
Con niệm nam mô phật, nam mô pháp, nam mô tăng.
Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm Canh Tý. Cũng là ngày vía Phật hiển linh, chúng con với tấm lòng thành kính xin được sửa soạn lễ vật cơm chay, nhang đăng thỉnh cầu kính mời Lục Tổ Phật, Đức Thích Ca mâu ni, hội thượng phật Bồ Tát, Quán thế âm Bồ Tát, cùng chư phật, chư pháp, chư tăng… hạ đàn chứng giám cho tấm lòng thành kính của chúng con.
Năm mới chúng con cầu xin Lục Tổ Phật, Đức Thích Ca, chư vị Bồ Tát, chư vị phật, pháp, tăng… phù hộ gia trì cho đất nước con, cho bách gia trăm họ được mạnh khoẻ, hạnh phúc, thân tâm mọi chúng sinh luôn được thanh tịnh an lạc.
Chúng con xin nhất tâm lòng thành kính lễ.
Con nam mô a di đà phật (3 lần)
Nên Cúng Giao Thừa Trong Nhà Hay Ngoài Trời?
Tục cúng giao thừa, còn gọi là lễ trừ tịch đã có từ lâu đời với ý nghĩa tiễn năm cũ cùng những điều xui xẻo đi, đón năm mới với những điều may mắn tốt đẹp đến. Lễ cúng tiến hành đúng thời điểm đất trời chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, vì thế mà gọi là Lễ Giao thừa. Theo các nhà nghiên cứu, lễ này còn là lễ để khu trừ ma quỷ, vì thế có tên là Lễ trừ tịch.
Còn theo quan niệm dân gian, trên Thiên đình phân công mỗi năm có một Quan hành khiển coi việc nhân gian. Do đó, hết năm thì Quan hành khiển năm trước bàn giao lại công việc cho Quan hành khiển năm sau. Vì vậy mà người dân dưới hạ giới làm lễ cúng để tiễn quan cũ và đón quan mới. Dân gian còn quan niệm, trong lễ bàn giao ấy không chỉ có Cựu vương và Tân vương mà còn có nhiều quan quân khác, thậm chí có quan quân còn chưa kịp ăn uống gì nên cần có lễ vật để dâng lên… Dân gian cũng quan niệm rằng, vì việc cai quản hạ giới không thể bỏ trống giây phút nào, nên lễ bàn giao của hai Quan hành khiển diễn ra hết sức nhanh gọn và các vị không thể vào nhà để khề khà mà chỉ có thể dừng lại giây lát ăn vội chút lộc hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà là đủ.
Với những ý nghĩa trên, việc chuyển giao của đất trời và bàn giao công việc của Quan hành khiển đều diễn ra trong vũ trụ, do đó Lễ cúng Giao thừa phải tiến hành ngoài trời để chứng kiến giờ phút giao hòa của tự nhiên và dâng lễ vật lên Quan hành khiển.
Lễ vật cúng Giao thừa gồm những gì?
Cũng với những ý nghĩa như đã giải thích ở trên, mâm lễ vật cúng giao thừa thường cũng rất đơn giản, gọn nhẹ. Thông thường gồm: Gà trống hoặc thủ lợn luộc, đĩa xôi hoặc bánh chưng, trầu cau, hoa quả, gạo, muối, cút rượu, chén nước trắng, bánh kẹo; có người còn cúng thêm vàng mã và chiếc mũ của Quan hành khiển.
Lễ cúng Giao thừa cốt ở sự thành tâm, nên quan trọng là thời điểm cúng và sự trang trọng của gia chủ, chứ không quá coi trọng lễ vật. Vì vậy, tùy từng hoàn cảnh, điều kiện và không gian hành lễ, có thể chỉ cần con gà ngậm bông hoa (thường là hoa hồng đỏ), đĩa xôi, cút rượu, đĩa gạo, đĩa muối, chén nước trắng là được.
Trong văn hóa truyền thống của người Việt, thông thường người ta vẫn dùng gà trống để cúng vì quan niệm gà trống là biểu tượng của ngũ đức (văn, võ, dũng, nhân, tín) và bông hoa hồng đỏ trên miệng gà là hình ảnh tượng trưng cho ông mặt Trời.
Thủ tục cúng Giao thừa
Lễ cũng Giao thừa có thể tiến hành tại tư gia, cũng còn được tiến hành tại các đình, miếu, văn chỉ trong xóm. Ban thờ được thiết lập ngoài trời thường cũng giản tiện. Những gia đình có xây cây hương trước nhà thường bày lễ trong chiếc khay hoặc mâm nhỏ và đặt lên cây hương để cúng. Nếu không có cây hương, có thể đặt trên chiếc bàn nhỏ hoặc chiếc ghế cao trước cửa nhà cũng được. Khi cúng giao thừa ngoài trời thường không có bát hương, mà hương cắm trực tiếp lên đĩa xôi, bánh chưng, đĩa gạo hoặc lấy chiếc lọ nhỏ để cắm hương là được.
Sau khi hết tuần hương thì hạ lễ, cả gia đình quây quần thụ lộc, uống chén rượu xuân và cùng chúc nhau năm mới an khang thịnh vượng.
Có cần cúng giao thừa cả ngoài trời và trong nhà không?
Như trên chúng tôi đã giới thiệu, lễ cúng Giao thừa thường được tiến hành ở ngoài trời. Tuy nhiên, nhiều người cẩn thận thường tiến hành hai lễ: Lễ cúng ngoài trời và lễ cúng trong nhà.
Trong trường hợp này, lễ cúng ngoài trời mang ý nghĩa như ở trên chúng tôi đã trình bày, còn lễ cúng trong nhà có ý nghĩa dâng lễ vật lên tổ tiên trong thời khắc thiêng liêng chuyển giao năm cũ, mở đầu một năm mới với những khát vọng mới. Khi đó, tiến hành lễ cúng ngoài trời trước, sau đó mới làm lễ trong nhà. Mâm lễ cúng trong nhà thường cũng giống như cúng ngoài trời nhưng lưu ý là không có mũ chuồn.
Theo chúng tôi, nếu có điều kiện thì tiến hành cả lễ cũng ngoài trời và trong nhà cũng tốt, còn không chỉ cần cúng ngoài trời là được. Bởi vì chiều Ba mươi, gia đình nào cũng đã làm cỗ cúng Tất niên, mời tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu rồi. Sau đó đến sáng mùng Một lại làm cỗ cúng năm mới. Như thế đã là rất đầy đủ, nên lúc giao thừa không cúng trong nhà cũng không có gì thiếu sót.
Bài văn khấn cúng Giao thừa năm Canh Tý 2023 (tham khảo)
Nên Cúng Giao Thừa Trong Nhà Hay Ngoài Trời Trước
2. Cúng giao thừa ngoài trời
Lễ vật được bày lên một chiếc bàn đủ lớn và sạch sẽ ở trước cửa nhà, trước sân hoặc trên tầng thượng. Vào thời khắc giao thừa, gia chủ thắp hương, nến, rót rượu, rót trà, rồi thành tâm khấn vái trước án. Thông thường, lễ cúng giao thừa ngoài trời gồm ngũ quả, hương, hoa tươi, đèn, nến, trầu cau, muối gạo, trà/rượu, quần áo và mũ nón mũ thần linh. Mâm lễ mặn với thủ lợn hoặc gà trống luộc, xôi gấc, bánh chưng, miến, canh măng, tôm chiên, chả nướng … Nếu là phật tử có thể cúng mâm lễ chay. Văn khấn có thể nhìn vào sách để đọc. Sau khi hết 3 tuần hương thì hóa văn khấn cùng vàng rồi hạ lễ.
2. Cúng giao thừa trong nhà
Lễ vật cúng thường là những sản vật dễ chuẩn bị và chế biến, bao gồm: hoa quả, vàng mã, hương, hoa, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng, thủ lợn hoặc gà trống tơ luộc, xôi gấc/xôi đỗ, miến, canh măng, tôm chiên, chả nướng, giò lụa…
Tuy nhiên, theo một số người, sau khi cúng Giao thừa ngoài trời thì lễ cúng trong nhà có thể đơn giản hơn, chỉ cần hương, hoa quả, trầu cau.
Sau khi bày biện lễ đầy đủ, gia chủ đốt đèn, nến, thắp hương và thành kính cầu khấn cầu khấn mong tổ tiên, các vị thần linh phù hộ cho gia đình một năm mới bình an, may mắn. Trước khi khấn mời tổ tiên về ăn Tết cùng với con cháu phải khấn xin Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết. Sau khi tiến hành xong nghi thức cúng giao thừa, các thành viên trong gia đình sẽ tiến hành nghi lễ chúc tết, hoặc đi lễ chùa cầu bình an, may mắn trong năm mới. Cần lưu ý, khi thắp hương, mỗi bát chỉ cắm một nén hương và cắm thẳng, không được cắm nghiêng.
Website: chúng tôi Fanpage: Trầm Hương Thiền Việt Hotline mua hàng: 0969 77 4444
Những Bài Văn Khấn Ngày Rằm Tháng Giêng Trong Nhà Và Ngoài Trời Nên Biết
Dân gian có câu: “Cúng quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng”. Vào ngày này, các gia đình thường chuẩn bị một mâm cỗ thịnh soạn, thắp hương tổ tiên, trời đất, phù hộ cho mùa màng bội thu, kinh doanh phát tài, đất nước ấm no, hạnh phúc…
Lễ cúng rằm tháng Giêng từ lâu đã rất quan trọng với người Việt, cầu nguyện một năm mùa màng bội thu, may mắn trong năm mới
Bài khấn ngày Rằm tháng GiêngKhi cúng Rằm tháng Giêng không thể bỏ qua 3 bài khấn: trong nhà, khấn thổ công và ngoài trời.
Bài văn khấn Rằm tháng Giêng ở trong nhàCon lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.
Tín chủ (chúng) con là: ………………………………………..
Ngụ tại:………………………………………. ……………………..
Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm Canh Tý gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngày Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………. nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình. Nam mô A Di Đà Phật (3 lần và vái 3 vái).
Văn khấn rằm tháng riêng ngoài trờiHôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm Canh Tý
Tín chủ (chúng) con là: ………………….
Ngụ tại: ………………………………………..
Chúng con thành tâm có lời kính mời:
Nhật cung Thái Dương Thiên Tử tinh quân
Nam Tào Bắc Đẩu tinh quân
Thái Bạch, Thi Tuế tinh quân
Bắc cực Tử vi Đại Đức tinh quân
Văn Xương Văn Khúc tinh quân
Nhị thập Bát Tú, Ngũ Hành tinh quấn
La Hầu, Kế Đô tinh quân
Giáng lâm trước án, nghe lời mời cẩn tấu:
Ngày rằm Nguyên Tiêu, theo lệ trần tục, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả thắp nén tâm hương dâng lên trước án, kính mời các vị lai lâm hâm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tối lành, gia đình hoà thuận, trên bảo dưới nghe.
Đèn trời xán lạn.
Chiếu thắp cõi trần.
Xin các tinh quân.
Lưu ân lưu phúc.
Lễ tuy mọn bạc.
Lòng thành có dư.
Mệnh vị an cư.
Thân cung khang thái.
Phục duy cẩn cáo!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)
Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Thần Quân
Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch
Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần
Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần
Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Tín chủ (chúng) con là: ……………………………
Ngụ tại: ………………………………
Hôm nay là ngày … tháng … năm … tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)
Quà tặng chúc mừng năm mới 2023Cũng xuất phát từ phương thức canh tác nông nghiệp lúa nước, người Việt luôn coi tháng Giêng là tháng ăn chơi. Đây cũng là thời điểm bắt đầu mùa lễ hội, mở màn cho các hoạt động văn hóa giải trí. Đồng thời, nhiều người vì nhiệm vụ công tác mà không được ăn Tết ở nhà thì nay mới có dịp về đón xuân cùng gia đình.
Song song với đó là các hoạt động vui chơi, chúc Tết, tặng quà Tết và du xuân diễn ra sôi nổi. Đặc biệt, việc tặng quà đầu xuân được nhiều người coi trọng. Bên cạnh các món quà truyền thống như tranh dân gian, tranh thêu cầu chúc ga đình an khang, thịnh vượng thì quà Tết cao cấp, đáng chú ý là quà tặng mạ vàng 24k đang rất được ưa chuộng.
Được chế tác hoàn toàn thủ công bởi thương hiệu Golden Gift Việt Nam, Thỏi vàng chữ Lộc là món quà sang trọng ý nghĩa có thể dùng làm quà tặng Tết thay tiền lì xì hoặc làm vật trưng bày mang lại may mắn cho gia chủ.
ộ tranh thư pháp Phúc Lộc Thọ mạ vàng mang trong mình vẻ đẹp văn hóa truyền thống và những ý nghĩa nhân sinh tốt lành, đại diện cho những mong ước trong cuộc sống mà mọi người đều hướng đến.
Tranh đôi cá vờn trăng mạ vàngHình ảnh đôi cá vàng trong phong thủy tượng trưng cho giàu sang, phú quý. Hình tượng con Cá xuất hiện trong văn hóa từ Đông sang Tây với nhiều ý nghĩa biểu trưng. Đặc biệt con cá gắn liền với biểu tượng cho nguồn nước và sự no đủ.
Tranh đôi cá vàng vờn trăng mạ vàng do Golden Gift Việt Nam chế tác. Đây là mẫu quà tặng cao cấp dành cho người thân trong các dịp lễ lớn trong năm với mong ước một cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc.
Bộ Tượng Chuột phong thủy mạ vàngMô hình thuyền buồm phong thủy mạ vàng, tranh đôi đũa mạ vàng, tranh đôi cá vờn trăng.. là những món quà rất ý nghĩa để bạn làm quà mừng năm mới. Quà sang tặng khách vàng của Golden Gift Việt Nam sẽ là lời chúc năm mới tốt lành, hạnh phúc, may mắn và tài lộc đến gia đình, khách hàng.
Điều đặc biệt chào đón xuân Canh Tý này, bạn có thêm một lựa chọn chính là bộ sưu tập Tượng Chuột vàng phong thủy. Với những tên gọi ý nghĩa khác nhau là lời chúc năm mới tài lộc, may mắn, cuộc sống an nhiên, khỏe mạnh sẽ đến với gia đình người yêu. Bộ Tượng Chuột vàng phong thủy, chắc chắn sẽ là món quà độc đáo giúp bạn thể hiện tình cảm với những người thân yêu.
Ý nghĩa cúng rằm tháng giêng Văn khấn rằm tháng giêng trong nhà Văn khấn rằm tháng giêng ngoài trời Văn khấn thần tài rằm tháng giêng Chi tiết bài văn khấn rằm tháng giêng Vật phẩm phong thuỷ mang lại may mắnGia An/ Golden Gift Việt Nam
Cúng Giao Thừa Nên Cúng Trong Nhà Hay Ngoài Trời Trước?
Theo quan niệm dân gian, lễ cúng giao thừa (hay còn gọi là lễ Trừ Tịch), được cử hành vào thời khắc kết thúc năm cũ chuyển sang năm mới (hết giờ Hợi ngày 30 sang giờ Tý (23h-1h) mở đầu ngày mùng 1 Tết).
Mâm cỗ cúng đêm giao thừa có thể coi như một buổi tiệc để tiễn đưa vị thần năm cũ và nghênh đón vị thần mới. Gia đình sắm lễ với mong muốn cả nhà được bình an, hạnh phúc trong năm mới.
Theo phong tục thì lễ cúng giao thừa thường gồm hai lễ cúng trong nhà và cúng ngoài trời. Tuy nhiên nhiều người vẫn băn khoăn khi không biết nên cúng trong nhà hay ngoài trời trước.
Theo các chuyên gia nên cúng giao thừa ngoài trời trước khi cúng trong nhà. (Ảnh Infonet)
Theo chuyên gia phong thủy Tuấn Kiệt – Công ty Phong thủy Việt Nam: “Cúng giao thừa là cúng vị chư thiên cai quản năm mới và tiễn chư thiên cai quản năm cũ đi nên phải cúng ngoài trời trước rồi mới cúng gia tiên, thần linh trong nhà”. (Theo Khám phá)
Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ (Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn), cúng giao thừa hay còn gọi là cúng trừ tịch có ý nghĩa đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới.
Người dân nên tiến hành vào giờ chính Tý, tức đúng 12 giờ đêm hôm 30 tháng Chạp, để tiễn đưa những vị thần năm cũ và nghinh đón những vị thần mới. (Theo Lao Động)
Cúng giao thừa cúng lễ chay hay lễ mặn?
Thông thường trong lễ cúng giao thừa các gia đình thường sắm sửa cỗ có cả đồ chay như xôi, mâm ngũ quả, hương, hoa, đèn nến, trà, rượu và cả đồ mặn như gà trống luộc, bánh chưng… tuy nhiên theo các chuyên gia, chỉ nên cúng giao thừa bằng đồ chay và vàng mã chỉ cần mang tính tượng trưng, không nên quá nhiều gây lãng phí.
Lễ cúng giao thừa nên là lễ cúng chay để tránh bị dồn ứ thực phẩm ngày Tết. (Ảnh: Khám Phá)
“Chiều 30 Tết, gia đình nào cũng cúng lễ mặn gồm bánh chưng, giò-chả, xôi gấc,… và thịt gà. Do vậy, đêm Giao thừa, gia chủ cần cúng đồ chay để thể hiện sự thanh cao, thanh sạch trong mâm cỗ. Hơn nữa, việc cúng đồ chay sẽ giản tiện, ít tốn kém và dồn ứ thực phẩm trong ngày Tết”, ý kiến riêng của TS Nguyễn Văn Vịnh.
Theo chuyên gia phong thủy Tuấn Kiệt, cúng giao thừa nên cúng đồ chay là tốt nhất để tạo phước lành, tránh sát sinh. Năm nay, trong mâm cúng giao thừa cần dùng nhiều màu đỏ để hợp với hành hỏa. Khi cúng gia chủ nên quay mặt về hướng Tây Bắc để cúng vị thiên vương cai quản đầu năm Mậu tuất.
Những kiêng kị khi Cúng giao thừa
Theo quan niệm của người Trung Quốc, trước khi mời linh hồn tổ tiên về thì các thành viên trong gia đình phải đầy đủ, đồ cúng phải chu toàn. Nếu không thì mang ý nghĩ không tốt, dẫn đến gia đình không đoàn viên, tiền tài không dồi dào.
Lúc đại tế lễ linh hồn tổ tiên, không được gọi to tên của trẻ nhỏ để tránh quỷ hồn vô chủ ngoài cửa lớn sau khi nghe được sẽ khiến trẻ chết yểu.
– Lúc đại tế linh hồn tổ tiên, không được gọi to tên của trẻ nhỏ để tránh quỷ hồn vô chủ ngoài cửa lớn sau khi nghe được sẽ khiến trẻ chết yểu.
– Trong đêm Giao thừa, tuyệt đối không tranh cãi ầm ĩ nếu không chính là thể hiện sự không tôn kính tổ tiên. Không được đem trà uống thừa đổ trên mặt đất để tránh lẫn lộn với vẩy nước.
– Trong khi ăn cơm kỵ người khách đến làm phiền bởi vì sẽ làm cho cả gia đình không được an bình.
Kiêng kị trong lúc nói chuyện
– Khi được người nhiều tuổi hơn gắp cho thức ăn mà bạn đã no rồi thì hãy nói rằng “cháu có rồi”, đừng nói “cháu không cần”. Khi ăn tráng miệng hoa quả xong thì nên nói “nhiều quá”, đừng nói “hết rồi”.
Tránh cãi vã, đấu khẩu trong đêm Giao thừa.
– Tránh nói những từ mang điềm xấu như “phá”, “bại”, “thua”, “bệnh”, “chết” …Nếu vô ý nói phạm vào điều kỵ gì đó thì bạn có thể hóa giải bằng cách nói “Lời trẻ con không có lỗi gì, không có vấn đề gì!”…
Lí giải việc mâm cỗ cúng giao thừa không thể thiếu gạo và muối
Gạo và muối là hai vật phẩm không thể thiếu trên mâm cỗ cúng giao thừa.
Tiến sĩ văn hoá lí giải về tầm quan trọng của lễ cúng Giao thừa
Đi tìm câu trả lời cho tâm thế kì lạ của người Việt trong dịp giao thừa, đón chào năm mới, tôi may mắn nhận …
Cập nhật thông tin chi tiết về Nên Cúng Rằm Tháng Giêng Trong Nhà Hay Ngoài Trời? trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!