Bạn đang xem bài viết Nam Định: Lễ Khai Pháp Trường Hạ Trúc Lâm Thiên Trường được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chứng minh Trường hạ có TT.Thích Quảng Hà – Phó chủ tịch HĐTS GHPGVN – Trưởng Ban BTS GHPGVN tỉnh Nam Định – ngôi Đường chủ Hạ trường cùng Chư tôn đức Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư, Đại đức tăng, ni sinh Trường hạ Trúc Lâm Thiên Trường và đông đảo nhân dân phật tử địa phương cùng về tham dự.
Trường hạ Trúc Lâm Thiên Trường năm nay có 136 Tăng, Ni hành giả hành trì tu tập. Gồm có 76 tăng Chư Tăng và 60 Chư Ni thuộc Trường hạ Trúc Lâm Thiên Trường đã vân tập về trụ xứ để thúc liễm thân tâm, trau dồi giới định tuệ, tiến tu tam vô lậu học trong 03 tháng an cư kiết hạ, đáp ứng lòng khát ngưỡng và mong cầu của tín đồ nhân dân Phật tử địa phương tòng tăng an cư, nghe pháp hộ trì chính pháp và tiến tu trên con đường giải thoát.
An cư Kiết hạ là một truyền thống cao quý và đã trở thành nét đặc thù riêng của Phật giáo. Đây cũng là pháp tu hành của người xuất gia trong ba tháng, cùng quy tụ về một trú xứ để thúc liễm thân tâm, trau dồi giới đức nhằm phát triển đời sống tâm linh, tiến bước con đường giải thoát.Tại buổi lễ đại diện chư hành giả an cư dâng lời cầu pháp tới Thượng tọa đường chủ hạ trường. Toàn thể hội chúng tại Hạ trường Trúc Lâm Thiên Trường đã được nghe Thượng tọa đường chủ giảng dạy về ý nghĩa Kinh Hiền Ngu.
Kinh Hiền Ngu nói về Khái niệm về người ngu được định nghĩa qua kinh tạng Nguyên thủy như sau: người ngu tư duy ác tư duy, nói lời ác ngữ và hành các ác hạnh, nếu người ngu không tư duy ác tư duy, không nói lời ác ngữ, không hành ác hạnh, thời làm sao kẻ trí biết được người ấy: Người này là người ngu, không phải là chân nhân? Và người ngu tư duy ác tư duy, nói lời ác ngữ, hành ác hạnh, do vậy, người trí biết người ấy: Người này là người ngu, không phải là chân nhân” (kinh Hiền Ngu). Lời kinh chỉ ra ba đặc điểm của loại người ngu: tâm ý tư duy điều ác, miệng nói lời ác, thân làm các điều ác.
Tư duy là suy nghĩ, nhận thức của một người về biểu tượng, khái niệm, phán đoán. Người tư duy ác tư duy là người chuyên nghĩ đến điều ác, gây đau khổ, tai họa cho người khác như: nghĩ đến việc hãm hại người, nghĩ đến việc trả thù người, nghĩ đến việc cạnh tranh hơn thua, nghĩ đến việc những khát khao ái dục… Người nói lời ác ngữ là nói những lời lẽ gây đau khổ, tai họa cho người khác như: mắng chửi, nói lời hận thù, nói lời dua nịnh, nói lời gây rối, nói lời tục tĩu, nói lời khiêu khích,… Người hành ác hạnh là người làm những việc gây đau khổ, tai họa cho người khác như: dùng vũ lực đánh người, hãm hại người yếu hơn mình, dùng sức mạnh để cưỡng đoạt, trộm cướp của người,… Tóm lại, người ngu ba nghiệp cả thân miệng ý đều ác.
Ngược lại với người ngu là người có trí. Người trí là người có khả năng nhận thức, ghi nhớ, suy nghĩ, phán đoán… đúng đắn, chính xác về các phương diện trong đời sống xã hội. Những tính chất của người trí biểu hiện ở các phương diện như trí nhớ, trí khôn, trí lực, trí năng, trí óc, trí thức, trí tuệ. Theo Phật giáo, người trí là người biết phát huy tuệ giác biết rõ thiện và ác cùng nguyên nhân của nó; biết rõ Nhân quả, biết rõ Bốn sự thật khổ tập diệt đạo; biết rõ Duyên khởi (kinh Chánh Tri Kiến). Tóm lại, người trí ba nghiệp của thân miệng ý đều hiền thiện.
Nhân dịp này TT.Thích Quảng Hà cũng đã có lời sách tấn chư tôn đức trong Trường hạ phải nỗ lực tinh tiến tu tập. Kiên trì tu tập học giáo lý qua tam tạng kinh luật luận để tìm hiểu nghĩa kinh Phật và ý nghĩa cao sâu của chư Tổ đã giảng dạy.
Hoàng Tuấn
Hải Dương: Lễ Khai Pháp Trường Hạ Chùa Đống Cao
Ngày 07 tháng 07năm 2008 , Ban Trị sự Phật giáo tỉnh hội Phật giáo Hải Dương đã long trọng tổ chức lễ khai pháp tại trường hạ chùa Đống Cao. Chứng minh tham dự buổi lễ có HT Thích Thanh Tứ- Phó chủ tịch thường trực HĐTS và đông đảo chư tôn đức Tăng Ni
Ngày 07 tháng 07năm 2008 , Ban Trị sự Phật giáo tỉnh hội Phật giáo Hải Dương đã long trọng tổ chức lễ khai pháp tại trường hạ chùa Đống Cao.
Chứng minh tham dự buổi lễ có HT Thích Thanh Tứ- Phó chủ tịch thường trực HĐTS , TT Thích Thanh Vân- ỦY viên HĐTS, Trưởng BTS tỉnh hội PG Hải Dương- Trụ trì chùa Đống Cao- ĐĐ Thích Thanh Dũng- Phó BTS tỉnh hội PG Hải Dương cùng chư tôn đức Tăng Ni tỉnh hội Phật giáo Hải Dương.
Về phía chính quyền có bà Lê Thị Lan- Phó chủ tịch thường trực UBMTTQ tỉnh Hải Dương, ông Nguyễn Đức Vang- Phó Giám đốc sở nội vụ tỉnh Hải Dương cùng các cơ quan chức năng ban ngành trong tỉnh.
TT Thích Thanh Vân đọc lời khai mạc, giới thiệu nội dung giảng dạy tu học trong 3 tháng an cư kiết hạ, trường hạ thuyết giảng Lương Hoàng Sám, tổng số Tăng Ni an cư kiết hạ gồm có 70 vị Tăng Ni.
ĐĐ Thích Thanh Cường- Chánh văn phòng BTS tỉnh hội PG Hải Dương thông qua ý nghĩa an cư kiết hạ, truyền thống tốt đẹp văn hóa Phật giáo, tầm quan trọng của 3 tháng an cư giúp chi Tăng Ni thúc liễm thân tâm trau dồi giới định tuệ. Thay mặt Tăng Ni trường hạ ĐĐ Thích Từ Sơn và sư cô Thích Bảo Châu đọc lời phát nguyện.
Bà Lê Thị Lan phát biểu chúc mừng Tăng NI phật tử trong thời gian qua đã có nhiều hoạt động Phật sự thiết thực, phụng sự đạo pháp dân tộc, xây dựng Giáo hội tinh tiến, góp phần làm cho quê hương văn minh ngày càng giàu đẹp.
Nhân dịp này HT Thích Thanh Tứ ban đạo từ tán thán BTS tỉnh hội PG Hải Dương và động viên Tăng Ni Phật tử phát huy truyền thống đoàn kết hòa hợp trưởng dưỡng đạo tâm trang nghiêm giáo hội.
HT Thích Thanh Tứ- Phó chủ tịch thường trực HĐTS TW GHPGVN
Hà Nội: Lễ Khai Pháp Pl.2564 Tại Trường Hạ Bồ Đề
Thực hiện tinh thần thông tư của TW Giáo hội và công văn hướng dẫn của BTS GHPGVN Thành phố Hà Nội, ngày 14 tháng 06 năm 2020 (nhằm ngày 23 tháng 04 nhuận năm Canh Tý), tại Tổ đình chùa Bồ Đề – phường Bồ Đề – quận Long Biên – Hà Nội, toàn thể Tăng Ni quận Long Biên và huyện Gia Lâm đã trang nghiêm tổ chức lễ khai pháp an cư kiết hạ PL2564 – DL2020.
Được biết năm nay 1429 vị Tăng Ni sẽ an cư tại 18 điểm an cư trên toàn thành phố Hà Nội, chưa tính điểm an cư tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội và chùa Quán Sứ – Trụ sở TƯ GHPGVN.
Tại trường hạ Bồ Đề, buổi lễ khai pháp được đặt dưới sự chứng minh và chủ trì của Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm – Phó chủ tịch HĐTS, Trưởng Ban Hoằng pháp TW GHPGVN, Trưởng BTS GHPGVN Thành phố Hà Nội, Thủ tọa của trường hạ và hơn 130 hành giả Tăng Ni cùng sự tham dự của đông đảo Phật tử.
Đúng 7 giờ, ba hồi chuông trống thượng đường được thỉnh lên, chư tôn đức trong ban kinh sư đã trang nghiêm lên trước Đại hùng bảo điện làm lễ cúng dường Tam bảo và trở về Tổ đường cúng dàng lịch đại tổ sư.
Tiếp đến, toàn thể chư tôn đức Tăng Ni hạ trường đã trở về giảng đường lễ cầu gia bị và bắt đầu nghi thức khai pháp. Tại đây, Hòa thượng thủ tọa cùng đại chúng đối trước Pháp tòa vọng bái Đức đệ tam Pháp chủ, ngôi đường chủ của Trường hạ, cũng là chủ pháp để cầu pháp Ngài. Sau đó đại chúng đã ra làm lễ Hòa thượng thủ tọa và ban giảng sư để cung thỉnh ban giảng sư thùy từ hứa khả giảng pháp cho 3 tháng hạ an cư tại tổ đình Bồ Đề.
Hòa thượng chia sẻ “Đức Phật dạy mùa hạ an cư là nghĩa vụ vô cùng cao cả và thiêng liêng của người đệ tử xuất gia thuộc hàng Tăng Bảo. Mùa hạ là mùa thời tiết khắc nghiệt, côn trùng sinh sôi, do đó Đức Phật chế cho chư Tăng 3 tháng hạ an cư, từ 4 vị trở lên cùng nhau ở tại một trụ xứ hoặc nơi nào đó để kết giới và giữ phép lục hòa, cùng tiến tu tam vô lậu học. Cho nên mùa hạ an cư còn có tên khác là vũ kỳ an cư hay cửu tuần tam nguyệt cấm túc an cư. Sau 3 tháng an cư, chư Tăng nhận thêm một tuổi hạ. Người xuất gia không quan trọng tuổi đời mà tính theo tuổi hạ, nương tựa vào năng lượng tu tập của 3 tháng mùa hạ an cư mà tăng trưởng đạo tâm, nuôi lớn đạo lực và trưởng dưỡng bồ đề tâm. Ngày mãn hạ là ngày chư Phật hoan hỷ, ngày chư Tăng nhận thêm một hạ lạp. Phép hạ an cư có nhiều phép. Đối với Phật giáo Bắc truyền, hạ an cư bắt đầu từ ngày 16/4 âm lịch cho đến ngày 16/7 âm lịch, đó chính là tiền an cư. Còn hậu an cư bắt đầu từ ngày 16/5 âm lịch đến ngày 16/8 âm lịch. Còn đối với Phật giáo Nam truyền, an cư vào 16/6 âm lịch và kết thúc vào 16/9 âm lịch. Dù vào thời điểm an cư nào, nhưng cũng phải đủ 3 tháng 90 ngày, gọi là cửu tuần tam nguyệt cấm túc an cư. Có nơi sẽ kết túc an cư xuân hoặc đông an cư. Nhưng chủ yếu nhất vẫn là mùa hạ an cư. Suốt 45 năm trụ thế của Đức Phật là 45 năm mùa hạ an cư. Chư Tăng Ni Phật giáo các hệ phái đều nghiêm chỉnh thực hiện giáo luật trong phép hạ an cư, bởi đó là điều thiêng liêng và cao cả”.
Qua đó, Hòa thượng đã điểm lại cho đại chúng về những tấm gương hoằng pháp trong quá khứ của Phật giáo Trung Hoa và Phật giáo thời Trần của Việt Nam. Đời nhà Đường, theo lịch sử có Ngài Huyền Trang đi nhập trúc cầu pháp 17 năm từ Trung Hoa sang Ấn Độ. Nhưng trong suốt thời gian đó, khi tới mùa hạ an cư, Ngài dù đang ở đâu cũng dừng lại không tiếp tục hành trình mà kiết hạ an cư. Đối với lịch sử Phật giáo Việt Nam đã ghi lại trang sử vàng về Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Ngài kiết hạ an cư cho tới năm cuối cùng là năm 1308 Mậu Thân. Mùa hạ đó, Ngài kiết hạ an cư tại chùa Vĩnh Nghiêm – Bắc Giang, giảng bộ Ngữ Lục cho nhị Tổ Pháp Loa. Đối với Phật giáo Việt Nam, dù trong thời kỳ đất nước thanh bình hay khi đất nước loạn lạc chống giặc ngoại xâm, chư Tôn đức Tăng Ni tiền bối hay các bậc Tổ sư cũng không xao nhãng việc kiết hạ an cư. Trong thời kỳ chống Pháp, chư Tổ tiền bối đã nương tựa vào các Tổ đình để an cư. Những năm đất nước bị chia cắt hai miền, tại miền Bắc, chư vị Tổ sư tiền bối vẫn giữ phép hạ an cư nghiêm chỉnh. Dù thời đó chiến tranh nghèo đói, các bậc tôn túc thời đó vẫn góp gạo, đóng tiền để cùng nhau vân tập về một chốn Tổ đình thực hiện việc an cư kiết hạ. Chính những điều này đã nói lên tầm quan trọng của việc an cư kiết hạ đối với đời sống Tăng đoàn.
Trong ba tháng hạ, đối với Phật giáo miền Bắc sẽ kết hợp giữa việc Tu và Học. Tu là hành trì ngày đêm 6 thời chuyên tâm tu tập, Học là khai giảng vô thượng Pháp bảo. Mỗi năm, trường hạ chọn một bộ sách trong Tam Tạng Thánh Giáo để giảng ở Đại trường cho đại chúng cùng nghe vào các buổi sáng. Luật tạng sẽ giảng riêng. Còn Kinh Tạng và Luận Tạng sẽ giảng lợi ích cả 7 chúng. Truyền thống đó được giữ gìn từ trước tới nay.
Bộ “Thiền lâm bảo huấn” được biên tập và hoằng truyền từ Trung Quốc vào Việt Nam. Những lời vàng ý ngọc của các bậc Tổ sư thời nhà Đường cho tới nhà Tống đã được ghi lại trong 292 bài, cũng chính là 292 vấn đề giảng dạy cho Tăng Ni trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt dạy cho vị trụ trì. Bộ “Thiền lâm bảo huấn” đã được các bậc Tổ đức trong quá khứ coi như sách quý luôn bên người để hàng ngày dạy bảo Tăng Ni. Từ năm 1973, sau khi du học ở Nhật về, cố trưởng lão Hòa thượng – Đức viện chủ Tổ đình Vĩnh Nghiêm (thành phố HCM) thượng Thanh hạ Kiểm đã biên dịch, giải thích bộ “Thiền lâm bảo huấn”. Từ đó tới nay, các trường hạ đã nương tựa vào bộ dịch đó của Cố trưởng lão Hòa thượng để giảng dạy. Tuy nhiên, Theo hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, trong bản Hán có thể thấy ở Việt Nam, có hai bản khắc 3 lần. Đó là bản khắc vào thời nhà Lê, bản khắc vào thời nhà Nguyễn. Bản thời nhà Nguyễn do Tổ Đa Bảo khắc vào thời Tự Đức và bản khắc của Tổ đình Tế Xuyên – Tổ Phổ Hài khắc vào thời Bảo Đại. Hai bản này là một, đều chú giải một cách rõ ràng nhưng chưa có người dịch. Sau đó, Hòa thượng có nhờ Thượng tọa Thích Tiến Đạt chú giải và phiên dịch. Trong mùa hạ năm nay, Thượng tọa đã tặng tới chư Tăng Ni thủ đô 2000 bộ. Tới nay, bản cổ, bản trung và bản kim đều đã có, các vị giảng sư có thể thuận lợi nghiên cứu để giảng dạy cho các vị Tăng Ni học tập.
Qua đó, Hòa thượng mong muốn chư Tôn đức Tăng Ni trong mùa an cư sẽ cố gắng sắp xếp công việc trụ xứ để cấm túc an cư, lắng nghe những thời pháp để suy nghĩ, chiêm nghiệm mà tu học. Tu trước nhất là lợi ích cho mình, không uổng phí công lao, không hổ thẹn với ngôi trụ trì và sau là lợi lạc cho thập phương tín thí.
Nhân đây, Hòa thượng cũng sách tấn các Phật tử “hãy dành thời gian để trở về trường hạ an cư lễ Phật, nghe Pháp và hộ trì chư Tăng để cả thân và tâm đều lợi ích. Từ công đức và năng lượng tu tập đó để hồi hướng cầu an cho xã hội và gia đình, cầu siêu cho cửu huyền Thất Tổ trong nhiều đời nhiều kiếp, như vậy âm dương đều lợi lạc”.
Sau bài khai pháp đầu tiên của mùa an cư kiết hạ là giảng pháp theo nghi thức cổ truyền “bình văn giảng nghĩa” như chư Tổ đã dạy. Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm đã giảng giải cho đại chúng về lời nói đầu hay còn gọi là bài tựa của quyển “Thiền lâm bảo huấn”. Đây cũng chính là đoạn nói tóm tắt về ý nghĩa của quyển này.
Buổi lễ khai pháp đã hoàn mãn trong niềm hoan hỷ của toàn thể hội chúng.
Diệu Tường
Hạ Trường Ghpgvn Tỉnh Hà Nam Đã Long Trọng Diễn Ra Lễ Khai Pháp Khóa An Cư Kết Hạ Pl. 2563 – Dl. 2022. Pl. 2563
PGHN- Sáng ngày 9/6/2019 7/5/Kỉ Hợi), tại trường hạ Phật giáo tỉnh Phật giáo Hà Nam – chùa Bầu ( Thiên Bảo Tự) đã long trọng diễn ra lễ khai pháp khóa an cư kết hạ PL. 2563 – DL. 2019.
Về chứng minh và tham dự lễ khai pháp có HT. Thích Thanh Phúc – Giám luật Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội; TT. Thích Thanh Quyết – Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Hà Nam; TT. Thích Thiện Hưởng Phó Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Hà Nam, TT. Thích Thanh Hùng - Phó Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Hà Nam, TT. Thích Bản Lượng, T.T. Thích Thanh Viên, Đại Đức Thích Quảng Bảo – đồng Phó BTS GHPGVN tỉnh Hà Nam; T.T. Thích Thanh Vũ – Phó Ban Thường trực GHPGVN tỉnh Hà Nam; Ni Trưởng Thích Đàm Bản – Trưởng phân ban Ni giới GHPGVN tỉnh Hà Nam; Ni trưởng Thích Đàm Thủy – Phó BTS GHPGVN tỉnh Hà Nam cùng chư Tăng, Ni trụ trì các chùa trong và ngoài tỉnh là các hành giả an cư của hạ trường.
Về lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh Hà Nam có: Ông Nguyễn Đức Toàn - Ủy viên Ban Thường Vụ Tỉnh Ủy, Phó Trưởng ban thường trực ban chỉ đạo công tác Tôn giáo, Trưởng Ban dân vận; Ông Nguyễn Văn Trung – Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Giám đốc công an tỉnh Hà Nam; Ông Phạm Hồng Kỳ – Phó Chủ tịch MTTQ tỉnh Hà Nam; Ông Đỗ Hồng Hà – Phó giám đốc Sở nội vụ tỉnh Hà Nam; Ông Nguyễn Đức Bình – Nguyên Phó ban dân vận tỉnh Hà Nam; Đại tá Lê Mạnh – Trưởng phòng an ninh đối nội Công An tỉnh Hà Nam; Ông Đỗ Quốc Hoàn – Ủy viên Ban Thường vụ thành ủy , Trưởng Ban dân vận thành ủy, Chủ tịch UBMTTQ Tp. Phủ Lý; Ông Hoàng Văn Long – Trưởng Ban dân vận, Chủ tịch UBMTTQ huyện Kim Bảng; Ông Vũ Hồng Phương – Phó trưởng C.A Tp. Phủ Lý;Ngoài ra, trong buổi khai pháp còn có hàng ngàn Phật tử trên địa bàn tỉnhHà Nam đã đến tham dự và cúng dàng trường hạ.
Đại Đức Thích Quảng Bảo đọc báo cáo công tác chuẩn bị và tổ chức khóa an cư kiết hạ
Năm nay, hạ trường tỉnh hội Phật giáo Hà Nam cả 03 trường hạ tập trung có 323 hành giả an cư, trong đó trụ sở tỉnh hội chùa Bầu có: 151 hành giả; trường hạ Chùa Đức Lý huyện Lý Nhân có 116 hành giả; trường hạ Chùa Bút Thượng huyện Duy Tiên có 56 hành giả.
An cư: là trách nhiệm và bổn phận, đây là giới Luật Phật qui định bắt buộc. Trong 3 tháng hạ, chư Tăng, Ni lấy việc tu trì gìn giữ giới luật, thanh quy làm chính để thúc liễm thân tâm, duy trì 6 thời công phu lễ bái theo đúng quy củ thiền môn. Trường hạ sẽ tổ chức giảng dạy nâng cao kiến thức Phật pháp và xã hội.
Về nội điển, đại trường giảng Kinh, Luật. Tiểu trường giảng Luật học, cảnh sách, học đọc bình văn. Trường hạ cũng thống nhất học kinh BáoÂn và trao kiến thức cho các vị Tăng Ni trẻ thực tập đọc bình văn, cảnh sách, luật và trao đổi các kỷ năng Phật pháp, thực tập thuyết trình khi cần thiết. Về ngoại điển, BTS sẽ kết hợp với Ban Tôn giáo – Sở Nội vụ tổ chức bồi dưỡng kiến thức Pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
Đại đức Thích Giác Trí đại diện hành giả an cư dâng lời tác bạch
Ông Nguyễn Đức Toàn – Ban dân vận Tỉnh Ủy Hà Nam phát biểu và tặng hoa chúc mừng
HT. Thích Thanh Phúc giảng về ý nghĩa an cư và đại ý kinh Báo Ân
Trước hết, tôi nói ý nghĩa an cư kiết hạ, sau sẽ nhắc thêm những điều cần thiết. Ai cũng biết tháng tư là đầu mùa mưa ở Việt Nam, ở Ấn Độ tháng này mưa nhiều. Hồi xưa thời đức Phật còn tại thế, bình thường chư Tăng Ni đi giáo hóa nơi này nơi nọ, ít ở một chỗ cùng nương nhờ chư Thượng tọa, Đại đức có giới hạnh cao thâm nhắc nhở chỉ dạy tu hành. Đến mùa mưa nước nổi các loài trùng kiến bò ra đường rất nhiều. Chư Tăng, chư Ni đi nay, đi kia sẽ giẫm đạp chúng. Đức Phật vì lòng từ bi chẳng những thương người mà còn thương tất cả các loài trùng kiến nhỏ bé nữa, nên không đành giẫm đạp lên chúng trong mùa nước nổi. Vì vậy, Phật chế ra ba tháng an cư ở yên một chỗ để tránh sát hại côn trùng.
Như vậy, ba tháng an cư là để cho Tăng Ni không giẫm đạp các loài trùng kiến phạm tội sát sanh, nói lên lòng từ bi vô lượng của đức Phật. Kế đến, nhân mùa an cư, Tăng Ni tụ hội lại một nơi, thỉnh những vị đạo cao đức trọng nhắc nhở, dạy bảo tu hành. Nhờ những bậc có kinh nghiệm trên bước đường tu hành đi trước, chỉ dạy lại cho người sau. Do đó, trong đại chúng ai cũng có đủ duyên tu tiến, không trở ngại, không lùi bước.
Tóm lại, mùa an cư có hai ý nghĩa: thể hiện lòng từ bi không nỡ làm tổn hại chúng sinh, đồng thời tập trung việc hướng dẫn dạy dỗ tu học cho Tăng Ni. Nhờ các vị đạo cao đức trọng chỉ dạy trong ba tháng ròng rã, chư Tăng, chư Ni tu hành được tinh tấn và kết quả tốt. Do đó ngày xưa có những vị Tỳ-kheo qua ba tháng an cư chứng một quả vị. Nếu tu gần tiến lên một quả vị, nhưng tới mãn ngày an cư, các ngài xin Phật cho ở lại tu thêm để đạt được đạo quả như Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, v.v… Như vậy, mùa an cư là mùa chư Tăng, chư Ni cố gắng tu hành để tiến lên những quả vị hay những công hạnh mà trước kia chưa tiến được. Đó là điểm chính yếu mà tất cả Tăng Ni ngày nay phải nhớ.
với kinh Báo Ân Hòa Thượng dạy: Cho nên người tu phải luôn luôn nhớ tới tứ trọng ân, vì đền đáp trọng ân nên chúng ta phải nỗ lực, phải cố gắng tu hành xứng đáng.
Kinh Báo Ân nhắc cho chúng ta nhớ về Tứ trong ân: 1. Đó là ân cha mẹ. Phật dạy một người con tu hành đắc đạo thì cha mẹ được sanh thiên. Đức Thế Tôn sau khi thành đạo, thì thân mẫu và phụ vương của Ngài cũng đều được đầy đủ công đức sanh lên cõi trời. Đó là đức Phật đã đền ân cha mẹ.
2. Ân Phật Tổ hay Thầy Tổ. Phật Tổ hay Thầy đều muốn dạy đệ tử tu hành đạt kết quả tốt, nên trong nhà Phật dùng câu: “Đền ân Phật Tổ là đền ân chẳng đền”. Ân chẳng đền là sao? Phật đã nhập Niết-bàn, Tổ cũng tịch rồi, nhưng vì thương chúng sanh nên các Ngài chỉ dạy chúng ta tiếp nối ngọn đèn trí tuệ, để rọi sáng cho chúng sanh. Chúng ta vâng theo lời Phật Tổ, cố gắng mồi đuốc thắp đèn cho sáng, hướng dẫn mọi người thoát khỏi đêm tối khổ đau. Đó là đền ân Phật Tổ bằng tinh thần ứng dụng đạo lý, thực hiện đúng theo bản nguyện của các Ngài. Điều này rất cao thượng, rất quý báu.
3. Ân quốc gia. đem lại an ninh cho đất nước, hạnh phúc cho mọi người, giúp quốc gia hưng thịnh. Đó là đền ân quốc gia.
4. Ơn thí chủ. Phật tử vì quí trọng sự tu hành của Tăng Ni nên kẻ giúp việc này, người giúp việc nọ, nhờ thế chúng ta an ổn tu hành. Người có công ân lớn giúp mình tu, đâu thể nào quên được. Chúng ta tu tốt, thí chủ hoan hỉ thấy kết quả xứng đáng, họ cũng cùng tu học theo. Đó là chúng ta đền ân thí chủ.
Như vậy, nhờ tu chúng ta đền đáp bốn trọng ân, cũng nhờ tu mà cứu được tam đồ khổ: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Tăng Ni tu và dạy Phật tử tránh không làm mười điều ác. Không tạo ác nên không rơi vào địa ngục, như vậy là cứu chúng sanh ra khỏi địa ngục. Do tâm tham lam, bỏn xẻn, hiểm độc nên phải đọa ngạ quỷ. Chúng ta tu và đem chánh pháp, lòng từ bi hướng dẫn chỉ dạy cho mọi người bớt tâm tham lam bỏn xẻn, không có lòng ác độc. Như vậy là cứu họ không rơi vào ngạ quỷ. Súc sanh là loài không phân biệt lành dữ, thiện ác, tội phước v.v… Chúng ta tu nhờ trí tuệ thấy rõ tội phước, thiện ác, chánh tà… Từ đó hướng dẫn chỉ dạy mọi người lánh ác làm lành, bỏ tội tu phước, bỏ tà theo chánh. Đó là cứu mọi người thoát khỏi loài súc sanh.
Cứu ba đường khổ là cứu không gây nhân để bị quả đọa trong ba đường khổ, chớ không có nghĩa là vào ba đường khổ cứu tất cả chúng sanh trong đó ra. Cứu ở đây là cứu nhân địa ngục, nhân ngạ quỷ, nhân súc sanh. Nhân đã cứu thì quả nhất định sẽ thoát khỏi. Rõ ràng nhờ tu mà trên đền đáp bốn ân, dưới cứu giúp ba đường khổ.
T.T Thích Thanh Quyết ban đạo từ
Trong thời gian an cư, hạ trường cũng sẽ tổ chức Đại lễ Vu lan báo hiếu, tổ chức thăm quan, học tập tại các địa phương và tùy hỉ các trường hạ tại các tỉnh thành hội Phật giáo.
Tặng hoa chúc mừng:
Văn nghệ chúc mừng và hình ảnh ghi nhận:
Đại Đức Thích Minh Hạnh dẫn chương trình
Đại đức Thích Quảng Viên đọc bình văn
Ảnh: Thanh Chinh. Bài: Ban TTTT PG Hà Nam
Cập nhật thông tin chi tiết về Nam Định: Lễ Khai Pháp Trường Hạ Trúc Lâm Thiên Trường trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!