Bạn đang xem bài viết Miếu Bà Cố Chủ Ở Hòn Sơn được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Top Travels – Miếu Bà Cố Chủ được xây dựng mới từ năm 1945 và luôn được giữ gìn, tôn tạo mới hàng năm. Mỗi năm cứ đến ngày 9 tháng 9 Âm lịch, người dân Hòn Sơn tổ chức lễ cúng Bà rất long trọng diễn ra trong suốt 3 ngày liền. Điều này thu hút rất nhiều người về đây dự hội, và trở thành một nét văn hóa tốt đẹp trong đời sống tinh thần của người dân.
Giới thiệu về Bà Cố ChủMiếu Bà Cố Chủ hay còn gọi là Bà Chúa Hòn tọa lạc ở xã Lại Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang nằm cách thành phố Rạch Giá 65km về phía Tây, với diện tích 11,5km2. Theo truyền thuyết Bà tới hòn đảo này rất sớm từ lúc nó còn hoang vu cùng với con gái và con rể. Tên của Bà là Nguyễn Thị Phố, quê ở Cà Mau. Từ đó, ngư dân từ khắp nơi về đây sinh cơ lập nghiệp trong sự đùm bọc chở che của Bà Chúa Hòn và đã lập miếu là nơi thờ người đầu tiên đến và khai phá vùng đất đảo hoang vu Hòn Sơn.
Lịch sử miếu BàMiếu Bà Cố Chủ được xây dựng mới từ năm 1945 và luôn được giữ gìn, tôn tạo mới hàng năm. Mỗi năm cứ đến ngày 9 tháng 9 Âm lịch, người dân Hòn Sơn tổ chức lễ cúng Bà rất long trọng diễn ra trong suốt 3 ngày liền. Điều này thu hút rất nhiều người về đây dự hội, và trở thành một nét văn hóa tốt đẹp trong đời sống tinh thần của người dân.
Miếu Bà Cố Chủ nằm xoay mặt ra bãi Nhà, bên trong miếu chia làm hai khu rõ rệt. Trong khu đầu tiên rộng rãi nhưng chỉ bố trí vài ba ghế ngồi. Còn khu bên trong là bàn thờ, có tượng của Bà Cố Chủ với nét mặt uy nghiêm dưới hàng cờ phướn sặc sỡ.
Tại Hòn Sơn, tín ngưỡng Bà Cố Chủ còn được biểu hiện như một dạng shamanism, người dân tin rằng ai đau ốm mà có lòng tin bà nhập đồng chỉ cách lấy thuốc chữa bệnh. Hiện nay : Đến nay, hoạt động cúng kiếng Bà Cố Chủ được diễn ra theo mô thức dành cho bậc tiền hiền khai khẩn đất đai, làng xã, điều này thể hiện tâm thức “uống nước nhớ nguồn” của cư dân trên đảo.
Truyền thuyết về Bà Cố Chủ được thể hiện trong văn hóa sinh hoạt của người dân, đó là con người thích nghi và tương tác với biển đảo hoang sơ, thể hiện khát vọng về cuộc sống bình yên, công bằng, đạo lý qua tín ngưỡng thờ “thần biển” ở địa phương là Bà Cố Chủ để trấn an cho mình, đồng thời để đối đầu với cuộc mưu sinh đầy trắc trở , hiểm nguy.
Ngoài ra, Miếu Bà Cố Chủ sở hữu phong cảnh hữu tình, thiên nhiên thoáng mát. Điều này làm cho người đến viếng có thời gian tịnh tâm, bỏ lại xô bồ ồn ã và những mệt mỏi chốn thành thị.
Nếu các bạn có chuyến du lịch Hòn Sơn nào sấp tới thì đừng quên ghé tham quan miếu Bà Cổ Chủ để cầu nguyện mang lại sự may mắn cho gia đình.
Địa chỉ : Nằm ở Hòn Sơn Rái thuộc xã Lại Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang.
Miếu Bà Ở Phước Tân
Ngày cúng vía Bà 24.4 âm lịch (15.6)
Lạ là bởi, miền đất này trước kia còn thuộc xã Ninh Điền – vùng chiến tranh quyết liệt giữa quân dân cách mạng Châu Thành với các thế lực ngoại xâm. Từ kháng chiến chống Pháp đến kháng chiến chống Mỹ, rồi qua chiến tranh biên giới Tây Nam, vậy mà ngay cả một ngôi miếu nhỏ cũng ngoan cường tồn tại. Miếu đã bao lần bị đạn bom huỷ hoại, nhưng vẫn hồi sinh trên đống hoang tàn gạch nát nhà tan.
Kể đến Ninh Điền, cũng nên nhắc lại, miền đất này được triều Nguyễn thiết lập từ năm Thiệu Trị thứ nhất (1841), thuộc tổng Giai Hoá (Từ điển địa danh hành chính Nam bộ – Nguyễn Đình Tư, NXB Chính trị Quốc gia).
Như vậy, thuở ban đầu, Ninh Điền (trong đó có Thành Long) là “người anh em” gần gũi với các xã nay thuộc huyện Bến Cầu. Cho đến tháng 5.1955, chính quyền Sài Gòn mới tách Ninh Điền về tổng Hoà Ninh, tổng chủ yếu để trở thành huyện Châu Thành trong hiện tại.
Trở lại với miếu Bà, ông Nguyễn Văn Cam là cháu nội của người có công tạo lập miếu cho hay, miếu đã có ít ra là từ bảy, tám mươi năm trước. Thoạt tiên là đời ông nội, sau đó tới đời cha là ông Năm Me (đã mất).
Nếu ông Năm còn thì nay đã tuổi 83. Chính ông Năm là người đã trồng những cây cổ thụ bao bọc ngôi miếu Bà. Đấy là hai cây bã đậu có đường kính gốc hơn 1 mét, cùng nhiều cây bạch đàn, xà cừ nay rợp bóng mát như một cụm rừng nho nhỏ.
Xung quanh, đất trời Thành Long còn trống thoáng, trải đến mênh mông, xa tắp màu xanh tươi cây trái của rẫy vườn. Xa xa về phía Nam là màu xanh mát rượi của nông trường mía Thành Long.
Vậy là miền đất này cũng đã được cha, ông mở mang khai phá từ rất sớm với quan niệm của dân gian: Bà Chúa Xứ là bà chúa của ruộng đồng (theo Trương Ngọc Tường- Đình Nam bộ- xưa và nay). Việc lập miếu thờ Bà luôn là công việc đầu tiên của những người đi khai phá miền đất mới.
Giữa một vùng chỉ có vườn cây, ruộng rẫy, dân cư còn thưa thớt, vậy mà miếu Bà ở Phước Tân vẫn được người dân (thường từ nơi khác đến) chăm lo nhang khói mỗi ngày.
Ông Nguyễn Văn Cam chính là người quản lý miếu, có nhà ở gần bên cho biết chẳng mấy khi mình phải lo toan, vì thường xuyên có bà con bán buôn dưới chợ Hoà Bình lên, lúc lại là chị bán vé số ngoài cửa khẩu ghé vào quét dọn và chăm lo nhang đèn, bông trái.
Ông chỉ còn phải lo mỗi một việc lớn thôi, là chuyện tu bổ, sửa sang ngôi miếu. Lần gần đây nhất vào tháng 4.2023, giữa lúc đại dịch Covid-19 hoành hành; trước nữa là lần xây lại miếu sau khi kết thúc chiến tranh biên giới Tây Nam.
Năm ấy, miếu đã bị đốt phá tan hoang, không gì còn sót lại. Khi xây lại, miếu cũng được quay về hướng núi Bà Đen. May mắn là các chiến sĩ Biên phòng cũng tìm lại được một cái lư hương, di vật của người xưa được đẽo tạo sơ sài bằng đá núi.
Nay miếu cũng đã đàng hoàng như nhiều ngôi thờ Bà ở các miền quê khác. Kích thước mặt bằng là 6m x 7,5m, chỉ có một gian và một vách ngăn chia làm hai nhịp trước, sau.
Nhịp trước là bàn thờ chính với bên phải đặt tượng thờ Bà Chúa Xứ Nguyên Nhung, bên trái đặt tượng Mẹ Địa Mẫu và năm vị Ngũ Hành nương nương theo quan niệm dân gian truyền thống. Đấy chính là tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt có ở khắp nơi trong nước.
Năm 2023, UNESCO đã công nhận di sản “thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt”. Tín ngưỡng này cũng đã được các tôn giáo tiếp thu trong giáo lý, lễ nghi để thu hút tín đồ. Chung quanh ngôi miếu chính còn có các ngôi miếu nhỏ thờ các ông Tà, binh gia tướng, Địa tạng vương và chiến sĩ…
Gian phía sau miếu chính có các bàn thờ tiền tổ, hậu tổ và cửu huyền thất tổ. Dường như không thiếu một vị nào trong tập hợp các thánh thần được tích hợp thờ trong các ngôi đình miếu miền Nam.
Lễ cúng lớn nhất ở miếu Bà Phước Tân là vào ngày 23 và 24 tháng 4 âm lịch, trùng với ngày lễ hội vía Bà ở núi Sam Châu Đốc, An Giang. May sao, năm Canh Tý 2023 có đến hai tháng 4 do nhuận, nên đến 24 tháng 4 nhuận, tức ngày 15.6, miếu lại tưng bừng lễ vía Bà.
Có lẽ đây cũng là lễ hội đầu tiên trên vùng Bắc Tây Ninh kể từ khi xảy ra dịch bệnh Covid-19. Cũng vì thế lễ hội miếu ở Phước Tân, dù chưa được như mọi năm nhưng đã trở lại trong trạng thái bình thường mới, với đủ các màu sắc, âm thanh làm nô nức lòng người.
Trên sân miếu bày la liệt các mâm vàng, hương và những toà tháp bằng giấy trang kim vàng chói; lại có những bàn bày quả phẩm, lễ vật, nhang đèn cùng với xôi, chè, chén hoa cúc vàng ươm nghi ngút hương hoa. Trên các ban thờ đầy ắp các vật phẩm cúng với trầu cau, bông, trái… Tuy là cúng chay, nhưng cũng có một mâm “tam sên” với đủ hột vịt, thịt heo, tôm khô cùng một con gà luộc. Mâm cúng này sau đó được dâng vào miếu thờ chiến sĩ.
Điều đặc biệt trong lễ vía Bà ở Phước Tân chính là nghi thức cúng lễ. Nghi lễ có cả màn hát chầu mời do các nghệ nhân lão thành thực hiện rất đậm màu lễ nghi truyền thống xa xưa.
Sau nữa là trống và lân do các toán trai tráng biểu diễn thật rầm rộ, tưng bừng. Song, điều người ta chờ đợi nhiều nhất vẫn là các màn múa mâm vàng, hát bóng. Khi ấy, các vật phẩm cúng gồm nhang đèn, hoa cúc, mâm vàng… được dâng lên ban thờ chính bằng những màn múa điệu nghệ và đẹp mắt. Ngoài các nghệ nhân tuổi cao, còn có cả “nam thanh, nữ tú” phô diễn những điệu múa biến ảo linh hoạt mà vẫn thành kính trang nghiêm… Trong khi ấy, dòng người vẫn đổ về miếu Bà.
Họ tiếp tục dâng lên những hoa thơm và trái ngọt của khắp miền quê kiểng Thành Long. Hớn hở, vui tươi nhưng từ tốn và trật tự. Một mùa bình thường mới đã trở về trong ngày đầu tiên cúng miếu Phước Tân. Ai cũng cầu mong cho “Phong điều vũ thuận, Quốc thái dân an”, để quê hương thật sự trở lại bình thường sau mấy tháng gian nan chống dịch.
TRẦN VŨ
Chủ Đầu Tư Công Trình Miếu Thờ Bà Chúa Xứ Ở Đồng Tháp “Ưu Ái” Nhà Thầu
Hàng năm, có gần một triệu lượt khách về dự lễ hội Gò Tháp, viếng Bà Chúa Xứ. Do vậy nhằm mục đích phục vụ nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng của nhân dân địa phương và trong khu vực, ngành chức năng tỉnh Đồng Tháp đã ký kết hợp đồng thực hiện dự án án tu bổ Miếu thờ Bà Chúa Xứ ở Gò Tháp (H.Tháp Mười, Đồng Tháp). Sau 5 năm thi công, công trình trên vẫn chưa hoàn thành, thay vì kế hoạch ban đầu chưa đến 1 năm.
Công trình xây dựng tu bổ Miếu thờ Bà Chúa Xứ thuộc dự án Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử và khảo cổ Gò Tháp (xã Tân Kiều, H.Tháp Mười) được khởi công từ tháng 12-2014, do Ban Quản lý khu di tích Gò Tháp, thuộc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch (VH,TT-DL) Đồng Tháp, làm chủ đầu tư.
Công ty TNHH TM-XD mỹ thuật tượng đài Ánh Dương (gọi tắt là Công ty Ánh Dương, trụ sở tại Q.Thủ Đức, chúng tôi trúng thầu thi công, với tổng giá trị hơn 7,3 tỷ đồng. Theo hợp đồng, công trình sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng vào tháng 11-2023, nhưng đến nay Miếu thờ Bà Chúa Xứ vẫn ngổn ngang.
Từ cuối năm 2023, UBND tỉnh Đồng Tháp đã chỉ đạo Thanh tra tỉnh tiến hành thanh tra toàn diện công trình trên, qua đó phát hiện nhiều sai phạm của chủ đầu tư và đơn vị thi công.
Theo báo cáo do ông Nguyễn Hữu Lý – Phó giám đốc Sở VH,TT-DL Đồng Tháp (nguyên Giám đốc Ban Quản lý khu di tích Gò Tháp – chủ đầu tư công trình) ký văn bản gửi Thanh tra tỉnh về tình hình thực hiện công trình tu bổ Miếu thờ Bà Chúa Xứ đã thừa nhận có nhiều hạn chế, sai sót trong quá trình quản lý, đầu tư công trình này.
Trong quá trình thương thảo hợp đồng, nhằm đẩy nhanh tiến độ công trình nên chủ đầu tư đã đồng ý cho nhà thầu đóng 60 cọc bê-tông cốt thép (mỗi cọc dài 14m) không đạt yêu cầu. Sau đó để khắc phục đã quyết định tăng thêm chiều dài mỗi cọc là 2m.
Kết quả là có rất nhiều phần việc phát sinh ngoài hợp đồng. Cụ thể như: sai số lượng cọc, phải tháo dỡ, vận chuyển 1.400 m 2 đan ra khỏi hiện trạng công trình, tháo dỡ nhà bê-tông cốt thép diện tích 100 m 2, san lấp mặt bằng tăng khoảng 200m 3 do khảo sát chưa đúng hiện trạng, thay đổi thiết kế ngói âm dương, thay đổi chủng loại vật liệu lát nền từ gạch Ceramic thành gạch gốm Hạ Long. Tất cả các phát sinh do thi công sai thiết kế gây thiệt hại khoảng trên 2 tỉ đồng cho đơn vị thi công.
Dù chưa được Sở Xây dựng tỉnh Đồng Tháp thẩm tra lại dự toán phát sinh, nhưng Ban Quản lý khu di tích Gò Tháp đã tự ý cho nhà thầu tạm ứng trước số tiền tương ứng cho phần phát sinh bằng cách nghiệm thu trước các mục chưa thi công.
Nhà thầu cung cấp chứng từ giả
Khi cho thanh toán, chủ đầu tư tin rằng giá trị này nhà thầu đã thi công công tác khác đến khi có kết quả thẩm tra xong số tiền này sẽ được quyết toán. Lúc đó chủ đầu tư sẽ thu hồi đủ số tiền đã cho tạm ứng vượt khối lượng, vì số phát sinh lớn hơn gần gấp 2 lần số tiền cho ứng.
Đồng thời để đảm bảo an toàn, chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu phải giao cho chủ đầu tư giữ sổ tiết kiệm của nhà thầu đang gửi tại ngân hàng, tương đương số tiền đã cho tạm ứng để buộc nhà thầu sớm phải thi công cho đúng tiến độ.
Mỗi lần như vậy, nhà thầu đều có giấy cam kết khắc phục và sẽ đẩy nhanh tiến độ thi công. Nhưng thực tế thì không như cam kết. Cuối cùng buộc phải đi đến chấm dứt hợp đồng.
Khi quyết định chấm dứt hợp đồng, chủ đầu tư đến ngân hàng, nơi Công ty Ánh Dương bảo lãnh và gửi tiết kiệm để rút tiền, thu hồi số tiền tạm ứng. Khi đó mới vỡ lẽ ra là giấy bảo lãnh tạm ứng và sổ tiết kiệm đều là giấy giả.
Theo tìm hiểu, đến nay Công ty Ánh Dương còn nợ chủ đầu tư số tiền gần 3,7 tỷ đồng. Trong đó, nợ tạm ứng gần 2 tỷ đồng, nợ khối lượng chưa thi công hơn 1,5 tỷ và phạt vi phạm hợp đồng hơn 184 triệu đồng.
Sau khi Thanh tra tỉnh Đồng Tháp có kết luận về các sai phạm trên, vụ việc đã được chuyển cho cơ quan công an tiếp tục làm rõ.
Ông Nguyễn Hữu Lý, Phó giám đốc Sở VH,TT-DL Đồng Tháp nêu trong báo cáo: Trong vấn đề này chủ đầu tư là nạn nhân. Trước đây nhà thầu đã từng thực hiện nhiều công trình cho tỉnh Đồng Tháp, chưa có dấu hiệu gian dối, nên chủ đầu tư chủ quan không xác minh. Khu di tích Gò Tháp là di tích quốc gia đặc biệt, nằm trên địa bàn xã Mỹ Hoà và Tân Kiều của H.Tháp Mười. Khu di tích này là niềm tự hào lớn lao đối với người dân Tháp Mười nói riêng và người dân Đồng Tháp nói chung. Vùng đất này xưa kia thuộc Vương quốc Phù Nam, đã tồn tại và phát triển qua nhiều thế kỷ. Đỉnh cao là từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VII sau công nguyên, với những di sản quý giá mang tính chỉ dẫn cao về xã hội, tôn giáo và tín ngưỡng.Miếu Bà Chúa Xứ Ở Châu Đốc
Miếu Bà Chúa Xứ
Miếu Bà Chúa Xứ không chỉ là điểm đến tâm linh nổi tiếng mà còn là một di tích lịch sử, kiến trúc quan trọng của vùng Châu Đốc, tỉnh An Giang. Miếu Bà tọa lạc dưới chân núi Sam, trước đây thuộc thị xã Vĩnh Tế nay thuộc phường Núi Sam, Thành phố Châu Đốc. Đây không chỉ là công trình kiến trúc đẹp và tôn nghiêm mà Miếu bà Chúa Xứ còn là một di tích nổi tiếng không chỉ ở Tây Nam Bộ và khắp vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long mà còn cả người Việt ở nước ngoài cũng biết đến.
Miếu Bà Chúa Xứ có nguồn gốc cách đây 200 năm và đến nay vẫn là một điều bí ẩn. Tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu thì miếu Bà được xây dựng từ khoảng đầu thế kỉ XVIII khi ông Thoại Ngọc hầu đến trấn giữ vùng đất Tây Nam. Ông được triều đình giao trọng trách đào kênh Vĩnh Tế, con kênh có độ dài 100km, rộng 50m, nối Châu Đốc với Hà Tiên. Có thể nói đây là một công trình vĩ đại nhằm mục đích thoát lũ, xả phèn cho ĐBSCL, rút ngắn con đường giao thương đường thủy vùng phía Tây. Tuy nhiên, khi tiến hàng thì liên tục gặp trục trặc, nhiều người chết do tai nạn, bệnh tật hoặc bị thú dữ tấn công.Thấy tình hình không mấy khả quan, vợ của ông Thoại Ngọc Hầu là bà Chậu Thị Tế đã nghe lời dân làng đến cùng bái tượng bà. Và quả nhiên ngay sau đó việc xây dựng diễn ra rất suông sẻ. Không chỉ thế, bà còn đến cầu cho ông Thoại Ngọc Hầu đánh thắng giặc ngoại xâm bảo vệ bình yên cho nhân dân. Sau đó, để tạ ơn, bà cho xây dựng lại ngôi miếu to và khang trang hơn. Nếu như đúng như trên thì Miếu Bà được xây dưới thời Minh Mạng.
Khoảng năm 1824, miếu được làm bằng tre lá tạm bợ chủ yếu là gỗ. Năm 1870, miếu được xây lại bằng gạch hồ ô dước, mái lợp ngói âm dương. Gần 100 năm sau đó, năm 1962 khi miếu bị xuống cấp trầm trọng nên được người dân sửa lại khang trang hơn và bắt đầu thu hút được nhiều người đến viếng. Ba năm sau, nhờ sự đóng góp của các mạnh thường quân, ngôi miếu được xây rộng ra có thêm nhà khách và hàng rào. Năm 1972 ngôi miếu được phá xây lại trừ tấm vách đá sau lưng Bà. Lần sửa chữa này do ý kiến của ông Nguyễn Văn Ứng, hội trưởng Hội cứu tế đề nghị và được tập thể Hội tán thành. Công trình khởi công tu sửa lần 2 đến tận năm 1976 thì miếu mới thật sự được xây dựng xong.Miếu Bà Chúa Xứ có kiến trúc dạng chữ “quốc”, hình khối tháp dạng hoa sen nở, mái tam cấp ba lầu, xây bằng gạch có 4 mái hình vuông, nóc lợp bằng ngói ống màu xanh, góc mái vút cao như mũi thuyền đang lướt sóng. Nhà để tượng cũng có mái vuông, ngay chính điện lát bằng gạch đá xanh, theo như lời ông hội trưởng thì vách 2 bên được xây bằng đá cẩm thạch nhập ở Ý, Nhật, Đài Loan do kiến trúc sư Huỳnh Kim Mãng và Nguyễn Bá Lăng thiết kế xây dựng.
Miếu Bà Chúa Xứ là một ngôi miếu cổ, thờ một tượng hình bằng đá. Theo lời kể của các ông thì hình tượng là một phụ nữ dáng ngồi. Dáng uy nghi, đội mũ, bị gãy một bên tay trái, bên trong mặc xà rông, bên ngoài mặc áo bào thêu rồng phượng. Mặt tượng được sơn màu nâu cánh dán, mắt đen. Hai bên là tượng cô bằng đá (bên phải),thờ cậu (bên trái). Còn theo như nhà khảo cổ học người Pháp Malleret đến nghiên cứu vào năm 1941, thì tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam thuộc loại tượng thần Vishnu (nam thần),tạc dáng người nghĩ ngợi, quý phái, chất lượng bằng đá son, có giá trị nghệ thuật cao, được tạc cuối thế kỷ VI và rất có thể đây là một trong số hiện vật cổ của nền văn hóa Óc Eo.Sau này, nhà văn Sơn Nam cũng đã chép rằng: Tượng của Bà là pho tượng Phật đàn ông của người Khmer, bị bỏ quên lâu đời trên đỉnh núi Sam. Người Việt đưa tượng vào miễu, điểm tô lại với nước sơn, trở thành đàn bà mặc áo lụa, đeo dây chuyền. Và từ đó “Bà Chúa Xứ” là vị thần có quyền thế lớn ở khu vực ấy, xứ ấy…
Hàng năm vào các ngày 25, 26, 27 tháng 4 âm lịch, nhân dân các tỉnh phía Nam cùng nhân dân địa phương nô nức đến lễ ở miếu Bà. Trong ngày lễ còn có múa bóng, hát bội… Đêm ngày 23, mọi người đã tập trung về chùa để xem lễ tắm Bà. Tượng Bà được mang xuống, cởi áo ra, lấy nước mưa pha với nước hoa để tắm phong tục này đã tồn tại hàng trăm năm nay.Để có một chuyến du lịch vui vẻ và an toàn, du khách nên lưu ý một số điều sau:
Bởi vì Miếu Bà Chúa Xứ là một nơi linh thiêng và rất nổi tiếng nên lượng người đổ về đây viếng Bà hay du lịch rất đông đúc. Nên để phục vụ khách hành hương, khác du lịch xung quanh chùa có rất nhiều dịch vụ nhue bán đồ cúng, cho thuê heo quay, thả chim phóng sinh, xem quẻ đầu năm… vì vậy, du khách muốn mua sắm các đồ vật lễ Bà nên hỏi giá kỹ trước khi mua. Dọc đường đi sẽ có các trạm dừng, du khách có thể mua hoa, trái cây ở đây hoặc mua tại các điểm gần bến phà sẽ có giá rẻ hơn những điểm bán ở gần chùa. Nếu không mua được trên đường thì nên vào các cửa hàng lớn xung quanh chùa và hỏi kĩ giá trước khi mua. Tuyệt đối không mua nhang đèn từ những người bán lẻ đi theo mời mọc. Không chỉ vậy, sẽ có rất nhiều người chèo kéo du khách mua vé số, xin tiền hay gửi lộc,..
Xung quanh chùa có rất nhiều điểm bán hoặc cho thuê heo quay. Giá của những con heo quay ở nơi này sẽ đắt hơn khoảng 50.000đ/kg, chưa kể heo có thể bị để lâu hoặc có khi là heo tái sử dụng vì trước đó đã có người mang vào lễ Bà. Nếu du khách không thể mang heo quay từ nhà đi thì tốt nhất là lễ Bà bằng trái cây hoặc bánh mứt, không nên mua hoặc thuê heo quay tại chùa.Khi đến chùa, sau khi mua trái cây, nhang đèn cúng, du khách nên đi thẳng vào chùa để thắp hương, không nên nhận bất cứ lộc nào của người khác dúi vào tay, vì sẽ phải trả rất nhiều tiền. Sau khi thắp hương, du khách cũng không nên thả chim phóng sinh vì cho dù đã thỏa thuận trước giá cả, người bán thả chim ra, du khách vẫn sẽ bị đếm số lượng chim phóng sinh và tính tiền tăng đến chóng mặt. Đã có nhiều trường hợp xảy ra cự cãi, xô xát giữa khách hành hương và người bán.
Ở miếu bà lúc nào cũng đông khách hành hương nên khi vào khu vực chính điện của miếu, du khách phải hết sức cẩn thận với ví tiền của mình. Khi đi chùa, không nên mang theo nhiều tiền mặt, nếu để trong túi xách thì phải cài chặt và quay túi xách ra phía trước tránh tình trạng mất cắp xảy ra.
Hướng Dẫn Du Lịch Hòn Sơn Kiên Giang
Đảo Hòn Sơn – Hướng dẫn du lịch Hòn Sơn Kiên Giang
Với những bãi biển cát trắng xinh đẹp, bãi đá hùng vĩ và thơ mộng, những rặng dừa phủ bóng xanh mát, Hòn Sơn hiện lên như một hòn ngọc lấp lánh giữa đại dương bao la, chưa có dấu vết của sự khai phá. Với không gian yên tĩnh và vẻ đẹp hoang sơ cuốn hút bậc nhất, đảo Hòn Sơn – Kiên Giang là một địa điểm du lịch Miền Tây lý tưởng cho các kì nghỉ dưỡng, dã ngoại.
Đôi nét về Hòn SơnHòn Sơn còn có tên gọi khác là Hòn Sơn Rái, thuộc xã Lại Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang. Nằm trên vịnh Hà Tiên, giữa quần đảo Nam Du và đảo Hòn Tre, cách thành phố Rạch Giá 65 km về phía Tây.
Thời điểm du lịch Hòn Sơn lý tưởngThời tiết ở Hòn Sơn luôn dễ chịu quanh năm chính vì vậy bạn có thể đi du lịch Hòn Sơn vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên thời điểm lý tưởng để bạn đi du lịch đảo Hòn Sơn là vào khoảng tháng 5 đến tháng 12 bởi mùa này biển êm ít sóng và có nhiều hải sản: mực, tôm, ghẹ… tươi ngon.
Trước khi lên đường các bạn nên cập nhật tình hình thời tiết ở vùng biển Cà Mau – Kiên Giang và tránh các thời điểm biển động và mưa bão để đảm bảo an toàn.
Đến đảo Hòn Sơn bằng cách nào.Di chuyển tới Rạch Giá
Muốn tới Hòn Sơn trước tiên bạn phải đến TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Từ Hà Nội, bạn có thể mua vé máy bay tới Cần Thơ, sau đó bắt xe khách từ Cần Thơ đi Kiên Giang. Một lựa chọn khác là bay từ Hà Nội đến TP. HCM tiếp tục bắt xe khách đến Kiên Giang.
Từ TP. Hồ Chí Minh bạn có thể đi ô tô cá nhân, xe khách đến Rạch Giá với thời gian khoảng từ 5-6 giờ. Vì các chuyến tàu đi Rạch Giá – Hòn Sơn xuất phát vào sáng, chính vì vậy bạn nên đi trước một ngày nghỉ qua đêm tại TP Rạch Giá để sáng tới bến tàu cho kịp giờ. Còn đi xe khách thì đi từ đêm hôm trước đến bến xe Rạch Giá vào khoảng 6h sáng ngày hôm sau. Một số hãng xe như Phương Trang, Việt Đức,… đều có tuyến xe Hồ Chí Minh – Rạch Giá (Kiên Giang). Đến Rạch Giá, xe trung chuyển đưa bạn ra bến tàu mất 30 phút.
Di chuyển tới đảo Hòn Sơn
Tàu cao tốc: Thời gian di chuyển là 1 tiếng 30 phút. Với phương tiện này thì bạn sẽ tiết kiệm được tối đa thời gian di chuyển. Tàu cao tốc thường neo đậu ở cảng số 2 và số 3 ở bến Rạch Giá.
Một số các hãng tàu và thời gian khởi hành cụ thể:
Tàu Ngọc Thành: Bến Rạch Giá – Hòn Sơn: khởi hành lúc 8h05. Hòn Sơn – Bến tàu Rạch Giá: khởi hành lúc 13h30
Tàu Superdong: Bến Rạch Giá – Hòn Sơn: khởi hành lúc 7h20. Hòn Sơn – Bến tàu Rạch Giá: khởi hành lúc 11h15
Tàu Phú Quốc Express: Bến Rạch Giá – Hòn Sơn: khởi hành lúc 6h30. Hòn Sơn – Bến tàu Rạch Giá: khởi hành lúc 14h10
Tàu khách: Nếu mang xe máy lên để tham quan đảo và chở nhiều đồ đạc, hàng hoá thì tàu khách sẽ là lựa chọn phù hợp. Thời gian di chuyển khá lâu khoảng 3 tiếng 30 phút nhưng giá vé rẻ hơn tàu cao tốc. Các tàu khách thường đậu ở cảng số 2 tại bến. Hai hãng tàu chính là Thanh Tú và Đức Trung, đều khởi hành từ Bến Rạch Giá – Hòn Sơn lúc 8h30 và quay trở lại lúc 10h.
Thời gian khởi hành có thể thay đổi vào cuối tuần hay những ngày đông khách. Các bạn nhớ gọi điện cho các hãng tàu để đặt vé trước và nhớ hỏi kĩ lúc liên hệ đặt vé để tránh tình trạng bị lỡ chuyến tàu.
Di chuyển trên đảoMuốn đi dạo trên đảo thì bạn nên thuê xe máy với giá dao động từ 200,000 – 250,000đ. Bạn có thể thuê trực tiếp tại các nhà nghỉ, song song với lúc nhận phòng. Nếu đi theo nhóm đông người thì bạn một sự lựa chọn khác đó là thuê xe bán tải hoặc xe khách 12 chỗ. Ngoài ra bạn cũng có thể thuê một chiếc thuyền của ngư dân để đi vòng quanh đảo hay đi câu cá, câu mực rất thú vị.
Đảo Hòn Sơn có rất nhiều địa điểm hấp dẫn, thú vị cho du khách tha hồ khám phá phá như: Những dãy núi cao hùng vĩ, những bãi biển trong xanh tuyệt đẹp, những ngôi chùa được đi vào di tích lịch sử… Bạn nên đi Hòn Sơn khoảng 2 ngày 1 đêm để thăm thú những nét đặc trưng trên đảo, ngắm cảnh hoàng hôn và đón bình minh trên đảo. Khoảnh khắc đó ngồi trên một mỏm đá lớn, hướng mắt nhìn về phía biển bạn sẽ cảm thấy mình thật nhỏ bé giữa biển cả rộng lớn.
Với đường bờ biển dài hơn 1km uốn cong theo đường lưỡi liềm, đảo Hòn Sơn có nhiều bãi biển như: bãi Giếng, bãi Bàng, bãi Bấc, bãi Đá Chài…. Trong đó, bãi Bàng được xem là bãi biển đẹp.
Con đường quanh đảo được tráng xi măng rộng đẹp, quanh co uốn lượn theo bờ biển với những rặng dừa nghiêng soi bóng dưới làn nước biển xanh ngắt, khiến bạn vô cùng thích thú.
Ngoài các hoạt động thường thấy như tắm biển, lặn biển ngắm san hô, câu cá, bắt nhum…thì các hoạt động leo núi hay đi bộ xuyên rừng cũng là một trong những trải nghiệm thú vị.
Đảo Hòn Sơn còn có 7 ngọn núi, trong đó nổi bật là đỉnh núi Ma Thiên Lãnh với độ cao 450m. Vượt qua những bậc thang và đi qua con đường mòn đầy sỏi, lên đến đỉnh núi. Đứng trên những tảng đá lớn giữa đỉnh Ma Thiên Lãnh, bạn có thể phóng tầm mắt ra không gian mênh mông, xanh thẳm của biển trời. Trên đỉnh núi có một tảng đá rất lớn được gọi là “Sân Tiên” gắn với truyền thuyết là nơi các tiên nữ thường xuống đây vui chơi nhảy múa. Cảnh đẹp hoang vu, huyền bí này cũng thu hút không ít các đạo sĩ, những người quy ẩn giang hồ đến thiền định trong các hang động, am miếu bỏ hoang. Những câu chuyện dân gian này càng làm cho Ma Thiên Lãnh thách thức người khám phá và chinh phục.
Ngồi trên đỉnh núi tự ghi lại những bức ảnh, nghe dân địa phương thuật lại truyền thuyết đỉnh Ma Thiên Lãnh, chuyện các nàng tiên giáng trần nơi Sân Tiên và cuộc đời bí ấn của các đạo sĩ tìm đến đây tu hành… quả là không uổng phí!
Khám phá Núi Ông Rồng
Một ngọn núi khác cũng không kém hấp dẫn là núi Ông Rồng. Núi chỉ cao hơn 250m so với mực nước biển, đường đi cũng ngắn rất nhiều so với núi Ma Thiên Lãnh, nhưng đường khó đi hơn, phải băng rừng, vượt suối. Lộ trình leo núi Ông Rồng chỉ bằng 1/3 so với Ma Thiên Lãnh nhưng đòi hỏi bạn phải có sức dẻo dai, bởi vì càng lên cao, đường càng dốc.
Sau một hồi len lỏi, luồn lách qua những phiến đá khổng lồ, những lối mòn rậm rạp, bạn sẽ đến được đỉnh Ông Rồng. Tại đây, điểm gây ấn tượng mạnh chính là cây thiên tuế cổ thụ mọc trong vách núi, thân ngã nằm dài, uốn khúc, khoanh tròn như thân của con rồng với đầu hướng ra biển, tên gọi núi Ông Rồng cũng bắt nguồn từ đây. Theo các nhà nghiên cứu cây này có tuổi đời trên 300 năm nếu tính theo mắt lá (một năm thay lá một lần).
Tìm hiểu các di tích lịch sử
Ngoài những thắng cảnh đẹp, Hòn Sơn còn có những di tích mang nét tâm linh của xứ biển, gắn với những giai thoại của người bản địa. Trên đảo có các đình, chùa như: Đền thờ Nam Hải Đại tướng quân, Đình thần Lại Sơn, Miễu Bà Cố Chủ, Thánh Thất Cao Đài, Chùa Hải Sơn…
Đến Hòn Sơn, bạn nhớ viếng thăm Di tích Đình thần Nam Hải tọa lạc ở Bãi Thiên Tuế. Đây cũng là nơi bảo quản nhiều bộ xương cá Ông. Lễ hội Nghinh Ông vào ngày 15 và 16 tháng 10 âm lịch hàng năm là một nét đẹp văn hoá đặc trưng của người dân trên đảo.
Các hoạt động về đêm
Đêm đứng trên cầu tàu Hòn Sơn-ở Bãi Nhà trông ra biển rất đẹp, phía xa biển khơi là ánh sáng nhấp nhô tàu thuyền của ngư dân, còn nhìn vào bãi biển ven bờ đường ánh sáng xanh, vàng, đèn phố thị soi bóng xuống con đường vòng cung trông rất thơ mộng. Bên cạnh bãi biển Bãi Nhà là chợ đêm sung túc sáng rực với nhiều hải sản tươi ngon của miền biển Kiên Giang. Đi từ cầu cảng đến chợ đêm tầm 200m. Nếu bạn nào ở các nhà nghỉ gần cảng thì có thể dễ dàng đi bộ ra chợ. Chỉ mất khoảng 10 đến 15 phút thôi.
Nhà nghỉ ở đảo Hòn SơnVì còn hoang sơ và chưa được khai thác du lịch nhiều, nhưng trên đảo Hòn Sơn đã có một số khách sạn, nhà nghỉ, homestay phục vụ du khách. Khách du lịch thường sẽ nghỉ tại khu homestay tọa lạc ngay bãi Bấc, cách cầu cảng khoảng 7 km. Ở đây bạn có thể tắm biển và ngắm hoàng hôn tuyệt đẹp. Giá phòng dao động khoảng 500.000 đến 800.000 đồng/đêm (gồm cả ăn sáng).
Ăn uống trên đảo Hòn SơnĐến Hòn Sơn bạn đừng bỏ qua những món Hải sản tươi sống như: ghẹ, ốc, tôm, tôm tích và các món khác ngon không kém là cá trích tái chanh, hào sữa trái chanh hoặc trộn xoài, canh chua cá biển, lẩu cháo mực, cháo hào, nhum nướng…. với cách chế biến rất đặc trưng của người dân xứ đảo.
Bạn cũng có thể ra chợ Bãi Giếng hoặc các bãi neo thuyền đánh bắt để mua hải sản tươi sống rồi nhờ chủ nhà nghỉ hoặc các nhà dân bên biển Bãi Bàng chế biến và cung cấp nước uống, bát đĩa,….
Có một quán mà giới trẻ phải check in cho bằng được tại Hòn Sơn đó là Quán Bia – Cổng trời Hòn Sơn. Cách cầu cảng khoảng 3km. Đến đây bạn có thể uống nước, hóng gió và tha hồ chụp hình sống ảo.
Đặc sản ở đảo Hòn Sơn mua về làm quà Tour du lịch Hòn SơnĐể tiết kiệm chi phí và đỡ lo lắng về chuyện đi lại ăn uống nghỉ ngơi trên đảo bạn hãy đặt Tour Hòn Sơn Kiên Giang cực hấp dẫn của Thám Hiểm MeKong. Liên lạc để được tư vấn và hỗ trợ: 0292.3819.219
Lưu ý: Đang ở trên đảo mà hết tiền mặt thì xử lí như thế nào ? Vì ngoài đảo không có ATM hay ngân hàng do vậy bạn nên sử dụng Internet Banking chuyển khoản cho chủ nhà nghỉ và đổi lấy tiền mặt để dùng. Tốt nhất nên dự trù chi phí để mang theo tiền mặt đủ dùng.
Miếu “Bà Chúa Xứ” Ở Núi Sam
Phát hiện này vào những năm 40 thế kỷ trước, cho thấy nền văn minh đô thị đã có trước công nguyên tại tỉnh An Giang, cũng như hiện nay tỉnh còn được mọi người biết qua dãy Thất Sơn huyền bí cùng miếu Bà Chúa Xứ.
QUẦN THỂ THẤT SƠN HUYỀN BÍNói đến Thất Sơn mọi người đều sẽ có ấn tượng, bởi nơi đây đầy những sự huyền hoặc và kỳ bí, vì gần hai trăm năm nay vùng Thất Sơn đã có nhiều chuyện truyền kỳ lẫn những lời đồn đại, và điều này khiến mọi người mang tính hiếu kỳ luôn luôn tìm đến với dãy Thất Sơn để tìm hiểu.(xem so dien thoai theo phong thuy)
Thực tế quần thể Thất Sơn không chỉ có bảy ngọn núi mà có đến mười hai ngọn. Chúng kết hợp thành một dãy núi nằm về phía tây bắc thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang bây giờ, vì thế mà mọi người còn gọi vùng Thất Sơn là “Năm Non Bảy Núi” để cho thấy dãy núi vẫn có đủ 12 ngọn khác nhau.
Theo địa dư triều đình nhà Nguyễn viết, vùng Thất Sơn có đến 12 ngọn núi, chính Tổng Đốc thành An Giang thời đó đã đặt cho cho các tên núi là : Tà Chiến, Trà Nghịch, Tượng, Thốt, Cà Âm, Năm Sư, Khẻ Lập, Ba Xoáy, Ngất Sung, Nam Vi, Đoài Tôn và Chơn Sum.
Sau này theo thói quen, người dân chỉ gọi có bảy núi chính gồm : Trà Sư, Két, Đài, Tượng, Bà Đội Om, Ông Tô và Cấm Sơn, vì núi Cấm bao gồm những ngọn Ba Xoáy, Ngất Sung, Chơn Sum, Nam Vi và Đoài Tôn, bởi chúng liên kết với nhau. Sở dĩ những ngọn núi này có những tên kể trên, do mọi người căn cứ theo hình dạng của mỏi ngọn mà đặt tên cho dễ kêu, dễ nhớ.
Về tên Bảy Núi (Thất Sơn) như đã giải thích, còn Năm Non là gì ? Theo các vị kỳ lão trong vùng kể lại, cách đây gần hai trăm năm :
– NÚI CẤM (Cấm Sơn) : một trong bảy núi có tiếng là linh thiêng nhất, nơi tập trung các vị chân tu và đạo sĩ. Bởi lẽ Cấm Sơn thời gian trước thế kỷ 19 còn rất hiểm trở, rừng già mịt mù u tịch, thú dữ xê dịch từng đàn và quanh núi có năm vồ (gò) cao đặc biệt, mỏi vồ mang một tên riêng như :
– VỒ BỒ HÔNG : nằm ở hướng tây. Theo lời truyền khẩu từ nhiều đời, trước khi mới phát hiện ra vồ này thì loài Bồ Hông (bò rừng cao lớn hơn bò nhà) sinh sống ở đây rất đông, nên mọi người mới đặt tên là vồ Bồ Hông.
– VỒ ĐẦU : nằm về hướng tây bắc, đi theo ngã chợ Thum Chưn lên, có lẽ lúc mới lên núi thấy ngay vồ này trước mắt, nên được đặt là Vồ Đầu là vậy.
– VỒ BÀ : người Việt gốc Khmer thường gọi vồ là Phụm Barech, trước đây thờ bà Chúa Xứ, nằm về hướng nam.(so dien thoai phong thuy)
– VỒ ÔNG BƯỚM : nằm phía bắc Cấm Sơn. Ngày xưa người ta thấy mỏi buổi sáng tinh sương, từ trong hang đá có một bầy bướm khồng lồ bay ra như một đám mây bay vào vùng rừng rậm.
Không biết đàn bướm ấy bay đến đâu nhưng chiều tối thì chúng lại bay trở về hang đá ấy. Dân đi rừng tìm củi thấy vậy nên tò mò tụ đến xem làm xôn xao cả vồ, khiến đàn bướm bay đi mãi không về hang động này nữa. Vì lẽ đó mà người ta đặt tên là Vồ Ông Bướm hay còn gọi là Điện Bướm.
– VỒ THIÊN TUẾ : vồ cuối cùng nằm ở phía đông, người Khmer gọi vồ là Phụm Pra Péal, nơi đây có rất nhiều cây thiên tuế, có cây sống trên vài trăm năm rất to lớn xum xuê.
Còn thời nhà Nguyễn tên năm vồ này là Ngất Sung, Ba Xoáy, Nam Vị, Đoài Tôn, Chơn Sum.
Núi Cấm chỉ cao trên 780 mét, còn chiều dài đến gần 7,5 km và rộng 6,5 km, nằm giữa 4 thôn Vĩnh Trung, Thuyết Nạp (tổng thành Ý, huyện Tịnh Biên), Nam Qui (tổng thành Lễ) và Châu Lang (Long Thành Ngãi, huyện Tri Tôn) núi nằm giữa 2 núi Bà Đội Om và núi Đài.
Theo giả thuyết, tên núi Cấm (Cấm Sơn) được mọi người hiểu như sau :
– Nhiều người cho rằng, núi này vào thế kỷ 19 có tên Thiên Cẩm Sơn (tức Gấm Nhà Trời), còn dân làng mộc mạc đọc trại theo giọng địa phương là Thiên Cấm Sơn (tức Trời Cấm Vào Núi). Sau đọc gọn chỉ còn Cấm Sơn.
– Còn những người sống vào thời kỳ Nguyễn Ánh – Tây Sơn cho biết : khi chúa Nguyễn Ánh bôn tẩu tránh quân Tây Sơn vào núi ẩn mình, Chúa Nguyễn đã cấm dân lên núi nên dân chúng gọi là núi Cấm.
Giả thuyết nào cũng có cái lý đúng, nhưng chắc chắn tên núi Cấm có từ cuối thế kỷ 19 cho đến nay.(xem tu vi so dien thoai)
CHÙA TÂY ANKhi nói đến Thất Sơn là nói đến dãy núi nằm sát biên giới nước Campuchia, và không ai không biết đến núi Sam (trước đây tên Vồ Bà), núi cao chừng 250m, nơi có chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu và miếu Bà Chúa Xứ nằm trên một trục đường chính, và có những liên hệ gắn liền nhau. Hằng năm vào ngày 24 tháng 4 ÂL là ngày vía Bà Chúa Xứ.
Ở núi Sam còn có tháp Phái và chùa Phước Điền, tạo nên một quần thể di tích văn hóa, tín ngưỡng thờ Phật và Thần của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Chùa Tây An trên đường đi đến miếu Bà Chúa Xứ, có nhiều điển tích, và có nhiều cách giải thích ai đã xây dựng chùa. Những điển tích đó như sau :
– Thoại Ngọc Hầu vâng lệnh vua Minh Mạng và Quan Tổng trấn Gia Định thành tức Tả quân Lê Văn Duyệt, qua Cao Miên “bảo hộ đất trấn Tây”. Ở quê nhà, vợ ông là bà Châu Thị Tế đêm ngày lo sợ chồng chết trận, lại là người mộ đạo sùng bái thần linh, bà van vái Trời Phật Thánh Thần gia hộ cho ông sớm được bình an trở về. Nếu lời cầu xin được như ý, bà sẽ lập chùa thờ Phật để tạ ơn.
Khi Thoại Ngọc Hầu từ trấn Tây (Cao Miên) bình an trở về, bà kể lại lời cầu khấn, ông liền cho xây chùa lấy tên Tây An Tự (ngôi chùa từ trấn Tây bình an trở về). Sau đó cho lính sang Cao Miên chở cốt Phật về thờ, theo truyền thuyết thì cốt tượng Phật này do vua Cao Miên tặng Thoại Ngọc Hầu vì ông có công dẹp yên giặc Xiêm La.(sim phong thủy)
Nhưng ông lo ngại việc tự ý xây chùa và đem cốt Phật từ đất Miên về thờ sẽ thấu đến triều đình. Sợ vua không phong sắc mà còn bị quở phạt, nên đặt thành tên miếu Bà Chúa Xứ để tránh phiền phức.
Thực tế tại vùng kinh Vĩnh Tế lúc ấy có cả chùa Tây An và cả miếu Bà Chúa Xứ, như vậy Thoại Ngọc Hầu xây dựng chùa Tây An hay xây dựng miếu Bà đang còn được mọi người tìm hiểu ?!
Theo sách Đại Nam Nhất Thống Chí, vùng này trong thời gian Thoại Ngọc Hầu trấn đóng đã có chùa Thụy Sơn ở địa hạt Thụy Sơn, và chùa Tây An ở địa hạt Vĩnh Tế, không ghi có miếu Bà Chúa Xứ, mặc dù từ chùa Tây An đến miếu Bà không xa chỉ trên một đoạn đường ngắn. Phải chăng vào đời vua Tự Đức (1848 – 1883), miếu Bà chưa hình thành hoặc miếu còn quá nhỏ nên không được ghi vào sách ?
Nên trong thời gian Thoại Ngọc Hầu trấn nhậm vùng Châu Đốc vào thời vua Minh Mạng (1820 – 1840), tương truyền cho rằng ông đã dựng lên chùa Tây An là đúng.
Nhưng có một tích khác lại quả quyết, Thoại Ngọc Hầu không xây dựng chùa Tây An mà ông dựng đền thờ Lễ Công ở hạt Châu Phú để thờ Thống suất chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh. Còn chùa Tây An do Tổng đốc Doãn Uẩn xây dựng năm 1847, tức 18 năm sau khi Thoại Ngọc Hầu qua đời.
Cũng có thể nói, chùa Tây An do chính Thoại Ngọc Hầu xây dựng vào những năm 1820 – 1825, lúc đó nơi đây đã có miếu Bà bên đường, nên ông mượn tên miếu Bà để tránh tội. Sau này vào năm 1847, Tổng đốc Doãn Uẩn mới trùng tu lại chùa Tây An lớn như ngày nay.(sim hop tuoi)
LĂNG THOẠI NGỌC HẦUThoại Ngọc Hầu tên thật là Nguyễn Văn Thoại (1762-1829), quê huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, người có công đóng góp nhiều vào triều đình nhà Nguyễn đời Gia Long. Năm 1818, ông có công tổ chức đào kinh Đông Xuyên, còn gọi là kinh Thoại Hà.
Năm 1819 lại tổ chức dân chúng đào kinh Vĩnh Tế, nhưng ông chỉ đào được 3 năm thì ngừng, do dân phu đau ốm và chết quá nhiều, sau đó Tả quân Lê Văn Duyệt giao lại cho Trương Tấn Bửu đến đào tiếp.
Sau khi Thoại Ngọc Hầu qua đời, ông được truy tặng hàm Đô Đốc tước Ngọc Hầu, nên sách sử ghi là Đô thống Thoại Ngọc Hầu, có lăng tẩm đặt trên núi Sam, và gần như đối diện với miếu Bà Chúa Xứ.
Vào dịp lễ vía Bà hằng năm, chiều 24 tháng 4 ÂL, từ bên miếu Bà Chúa Xứ, Ban Quản Trị miếu Bà mặc lễ phục chỉnh tề sang Lăng thỉnh sắc ông qua Miếu dự lễ hội.
Đoàn thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu rất trang nghiêm, có lân dẫn đường rồi đến các vị chức sắc trong miếu Bà, các kỳ lão địa phương.(y nghia so dien thoai)
Đi sau các học trò lễ sắp thành hai hàng dọc, tay cầm cờ, cầm phướn đi hầu trước và sau Long đình, có lọng phủ do bốn người khiêng. Khi vào trong lăng, mọi người dâng hoa niệm hương tế lễ rồi thỉnh bốn bài vị lên Long đình rước về miếu Bà. Bốn bài vị gồm :
– Bài vị Đô thống Thoại Ngọc Hầu
– Bên trái bài vị bà chánh phẩm Châu Thị Tế
– Bên phải bài vị bà nhị phẩm Trương Thị Miệt
– Cuối cùng là bài vị các Công đồng
Khi thỉnh sắc về đến miếu Bà, các bài vị trên được an vị tại ngay chánh điện. Và ở đấy suốt thời gian tổ chức lễ vía Bà Chúa Xứ diễn ra.
Đến chiều ngày 27 tháng 4 ÂL như lúc thỉnh, các hương chức, các kỳ lão, học trò lễ vẫn cờ, phướn, Long đình tề tựu đưa sắc và các bài vị trở về Lăng Đô thống.(phong thuy sim)
Nguồn: Phongthuysim.vn
Cập nhật thông tin chi tiết về Miếu Bà Cố Chủ Ở Hòn Sơn trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!