Xu Hướng 3/2023 # Mâm Cúng Giỗ Tổ Nghề Kim Hoàn # Top 5 View | Apim.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Mâm Cúng Giỗ Tổ Nghề Kim Hoàn # Top 5 View

Bạn đang xem bài viết Mâm Cúng Giỗ Tổ Nghề Kim Hoàn được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Lễ hội Giỗ Tổ Nghề Kim Hoàn diễn ra trong 3 ngày 6, 7, 8 tháng 2 âm lịch hằng năm tại Hội quán Lệ Châu, 586 Trần Hưng Đạo,quận 5, TP Hồ Chí Minh. Lễ hội được tổ chức rất qui mô, quy tụ hàng ngàn người trong ngành thợ kim hoàn, không chỉ riêng Thành Phố Hồ Chí Minh mà từ các tỉnh Nam Bộ cũng về dự, cúng bái những tổ sư khai sáng ngành kim hoàn.

Trong những ngày diễn ra lễ hội, Lệ Châu hội quán được trang hoàng rực rỡ, nến và hương được thắp từ trong đến ngoài, tạo cho ngày giỗ hết sức trang nghiêm. Mặc dù mùng 7 mới là chính lễ, nhưng việc cúng tế đã được chuẩn bị trước đó vài ngày.

Mở màn giỗ tổ là tối mùng 6 – 2 với nghi thức cúng cầu quốc thái dân an, tuyên đọc sắc phong tổ sư thợ bạc Việt Nam của các vị vua Triều Nguyễn cho người tham dự, đặc biệt là người trong nghề hiểu biết xuất xứ của tổ nghề.

Ngày chánh tế mùng 7 – 2, cúng ba “Viên” theo nghi thức lễ giỗ truyền thống. Viên thứ nhất cúng Chấp minh vào 8 giờ sáng để rước tổ sư. Viên thứ hai cúng Chánh tế tổ sư từ 22 giờ đến 24 giờ. Viên thứ ba diễn ra vào 16 giờ ngày 8 – 2, tế nghĩa từ – những người có công xây dựng Lệ Châu hội quán.

Viên là cách gọi về mỗi phần lễ. Viên được tiến hành theo nghi thức cổ truyền, dâng phẩm vật như trà, bánh, trái cây, heo quay…Trong các viên, chánh hoặc phó hội trưởng Lệ Châu hội quán đọc văn tế đọc trong ngày giỗ tổ do soạn giả cải lương Viễn Câu sáng tác, thay vì xưa kia chỉ xây chầu hát bội.

Những thành viên ban quản trị đền thờ trong bộ lễ phục áo dài khăn đóng, đứng trước Bài Vị tổ sư vái lạy. Bên trong đền, những người thợ bạc thắp hương và dâng mâm hoa quả xếp hình long, lân, quy, phụng với tấm lòng thành kính, biết ơn người đã có công truyền dạy nghề cho con chấu, giúp ích cho xã hội và mang lại cuộc sống ấm no cho gia đình họ.

Nếu xưa kia, Lệ Châu Hội Quán là nơi hội họp quan trọng của những người thợ bạc vùng đất lục tỉnh thì ngày nay, Lệ Châu hội quán đã trở thành nơi để thợ kim hoàn thể hiện lòng biết ơn đối với tổ nghề. Chính nơi đây họ còn tìm thấy một sức mạnh tinh thần để có thêm niềm tin đối với bản thân cũng như nghề nghiệp.

Đến với Công Ty Tâm Linh quý khách sẽ được những lợi ích sau:

Lễ vật mâm cúng tổ nghề kim hoàn:

Trái cây, hoa, nhang, đèn, gạo muối, trà, rượu, nước lọc, giấy cúng, trầu cau, xôi, gà, bánh chưng/ bánh tét, chả lụa…… Và còn rất nhiều lễ vật khác.

Nếu Quý Khách không có thời gian chuẩn bị MÂM CÚNG hãy gọi ngay số 1900 636 815

Bảng giá mâm cúng giỗ tổ nghề kim hoàn : Phương án 1:

ĐANG CẬP NHẬT

Phương án 2:

ĐANG CẬP NHẬT

Phương án 3:

ĐANG CẬP NHẬT

ĐANG CẬP NHẬT

Bài cúng mâm cúng giỗ tổ nghề kim hoàn:

Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!

– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. – Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. – Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân. – Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quan trong xứ này.

Tín chủ con là …………

Ngụ tại…………

Hôm nay là ngày… tháng…..năm……………

Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần.

Con kính mời ngài Thánh sư nghề……………

Cúi xin Chư vị Tôn thần Thánh sư nghề……………… thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù Trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!

Lễ Giỗ Tổ Nghề Mộc Kim Bồng

Lễ cúng tổ nghề mộc

Nghề mộc được hình thành từ thế kỷ 15 bởi những người thợ quê từ đồng bằng Bắc Bộ và vùng Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh di cư vào khai khẩn lập làng. Cuối thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17, nghề mộc bắt đầu phát triển cùng với sự phồn thịnh của thương cảng Hội An. Đến thế kỷ 18, nghề mộc phát triển mạnh gồm ba nhóm chính là mộc xây dựng các công trình kiến trúc, mộc dân dụng và nghề đóng sửa tàu thuyền.

Lúc này, hầu hết kiến trúc của Hội An đều do bàn tay tài hoa người thợ Kim Bồng làm nên. Đặc biệt, thợ Kim Bồng cũng được các Chúa Nguyễn ở Đàng Trong và sau này là triều đình Nhà Nguyễn mời ra kinh đô xây dựng các cung điện, lăng tẩm. Đây cũng là thời gian nghề mộc Kim Bồng vang danh nhất bởi sự tinh hoa của những người thợ Kim Bồng.

Ngày nay, nghề mộc Kim Bồng còn có cả phụ nữ tham gia Thế hệ trẻ tiếp lửa làng nghề

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, nghề mộc Kim Bồng dần mai một thất truyền. Làng nghề chỉ thật sự được hồi sinh vào cuối những năm 90 của thế kỷ trước, với sự hỗ trợ của chính quyền thị xã Hội An (nay là thành phố Hội An) cùng tổ chức UNESCO trong việc xây dựng nhà xưởng, mở nhiều lớp đào tạo, nâng cao tay nghề…

Hoài Nam/ VOV miền Trung

Nghệ nhân Huỳnh Ri ở làng mộc Kim Bồng cho biết, ban đầu chỉ có 4 dòng họ là Nguyễn, Huỳnh, Phan, Trương từ miền Bắc di cư vào khai phá đất đai, phổ truyền nghề mộc. Do đó, giỗ tổ làng nghề cũng là dịp để nhớ ơn các bậc tiền nhân có công lập làng, truyền dạy nghề.

“Lễ hội hôm nay tất cả công, nông, ngư, chứ không riêng gì nghề mộc Kim Bồng. Gọi là mộc Kim Bồng vì hồi trước nghề mộc là đứng đầu. Bây giờ thêm các ngành nghề khác như: thợ mộc, thợ nề, ngư dân… thành ra ngày hôm nay là ngày cúng tổ đầu năm của các ngành nghề Kim Bồng.” Nghệ nhân Huỳnh Ri giải thích.

Hào Hứng Với Lễ Giỗ Tổ Nghề Mộc Kim Bồng, Hội An

Ngày 13.2, mồng 6 tháng giêng Bính Thân, cư dân làng nghề truyền thống mộc Kim Bồng, xã Cẩm Kim, thành phố Hội An (Quảng Nam) long trọng tổ chức Giỗ Tổ nghề mộc.

Phần “Lễ” chính bắt đầu lúc 05g30 tại đình Tiền Hiền, thôn Trung Châu dưới sự chủ trì của các bô lão. Chương trình diễn ra nghiêm trang lần lượt với lễ tế Âm Linh, cúng giỗ Tổ và phát mộc đầu năm. Khi lễ chính kết thúc, các hộ gia đình, các cơ sở, hộ sản xuất nghề mộc, tàu thuyền, xây dựng…bắt đầu tổ chức cúng giỗ Tổ, phát mộc tại nhà và cơ sở của mình.

Nhờ cây cầu Cẩm Kim mới khánh thành trước tết, nối liền Cẩn Kim với Phố cổ Hội An nên thu hút khá đông du khách đến với lễ hội này. Lễ giỗ tổ nghề mộc thu hút người xem ở phần trình diễn nghề chạm trổ, dệt chiếu, đan thúng chai, đan rổ rá. .. và các trò chơi dân gian.

Làng mộc Kim Bồng là làng nghề truyền thống được hình thành vào khoảng thế kỷ XVI, bên dòng sông Hoài, là nơi sản sinh ra nhiều người thợ mộc tài hoa, góp công xây dựng nên những công trình kiến trúc gỗ tuyệt đẹp góp phần dựng nên một Khu phố cổ Hội An sau này được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Tay nghề của những người thợ ở đây càng trở nên nổi tiếng khi được triều đình nhà Nguyễn trọng dụng để chế tác các tác phẩm gỗ cho cung điện, lăng tẩm, đền miếu … và các tác phẩm nghệ thuật có giá trị tại cố đô Huế cùng nhiều nơi khác trên cả nước.

Trải qua nhiều biến thiên của thời gian, trong khi một số làng nghề nổi tiếng khác chỉ còn “vang bóng một thời” thì nghề mộc Kim Bồng vẫn giữ được truyền thống vốn có và ngày càng thu hút sự quan tâm của người dân và du khách. Tại làng mộc Kim Bồng, nhiều sinh hoạt văn hóa dân gian vẫn diễn ra, trong đó có lễ tế Tổ hàng năm nhằm tri ân công đức của tổ tiên đã có công mở đất lập làng và cầu mong một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, làng nghề phát triển.Cũng nhờ vậy, đời sống nhân dân địa phương ngày càng khởi sắc. Là một xã còn nhiều khó khăn của thành phố Hội An nhưng hiện nay, xã không còn hộ đói, chỉ còn hơn 3%hộ nghèo.

Theo ông Phan Trọng Nhân-Chủ tịch UBND xã, đây là dịp để nhân dân toàn xã tri ân các bậc tiền nhân, thể hiện sự gắn kết giữa con người với thiên nhiên, đồng thời tôn vinh các nghệ nhân trong việc chế tác sản phẩm lưu niệm độc đáo, riêng có của làng nghề truyền thống, tạo dựng sản phẩm văn hóa đặc trưng của địa phương, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch và tạo ấn tượng tốt đẹp đối với du khách.

Mâm Cúng Trọn Gói Giỗ Tổ Nghề May

Dịch Vụ Đồ Cúng Bình Dương xin giới thiệu khái quát về lịch sử và ý nghĩa của Nghề may tại Việt Nam.

Theo thần tích đền thờ tổ nghề ở Trạch Xá (Hà Nội) thì bà tổ của nghề may là bà Nguyễn Thị Sen. Bà là một người con gái xinh đẹp, đảm đang của làng Trạch Xá. Tục truyền rằng, Nguyễn Thị Sen được phong là tứ phi Hoàng hậu của Vua Đinh Tiên Hoàng.

Bà đã kết duyên cùng đức Vua khi ông về đây chiêu mộ hào kiệt. Vị quân vương giữa rừng hoang gặp cô thôn nữ nhan sắc tuyệt trần đã mời nàng về chốn Hoàng cung và truyền khắp nhân gian dâng vải lụa đến cho nàng. Tại Kinh đô Hoa Lư, bà Nguyễn Thị Sen được phong là Hoàng hậu. Với sự khéo léo và sáng tạo, bà đã giúp các cung nữ phát triển, sáng tạo được nghề may trong cung vua.

Nghề may mặc hiện đã phát triển hơn rất nhiều với những mẫu thời trang ngày càng phong phú, lạ lẫm. May mặc không đơn thuần là phục vụ như cầu mặc của con người mà là để làm đẹp, tạo dấu ấn khác biệt.

Sau khi Vua Đinh Tiên Hoàng mất, quyền lực hậu cung chuyển giao về với Dương Vân Nga và Lê Hoàn, bà tứ phi Hoàng hậu Nguyễn Thị Sen đã cùng Công chúa Liên Hoa từ giã hoàng cung Hoa Lư để trở về quê hương truyền dạy nghề may cho nhân dân trong làng. Khi mất bà được lập đền thờ và tôn làm bà tổ nghề may áo dài truyền thống. Lễ hội giỗ tổ Thợ may ngày nay được tổ chức khá lớn vào ngày 12 tháng chạp Âm Lịch hàng năm tại Trạch Xá (Hà Nội) và Hội An (Quảng Nam).

Khi chuẩn bị lễ vật xong, lên hương đèn, chủ nhà may hay người thợ chính ăn mặc chỉnh tề ( áo dài hay âu phục) làm chủ bái, khấn vái với nội dung cảm tạ công ơn của vị Tổ nghề khai sáng ra nghề may mặc và những bậc tiền hiền đã góp phần nâng cao, cải tiến nghề nghiệp của mình để có đời sống sung túc và cầu mong nghề nghiệp ngày càng thuận lợi, phát đạt. Lễ cúng xong, thợ thầy cùng vui hưởng, chuyện trò, trao đổi công việc.

Chuyên: nhận đặt mâm cúng trọn gói, cúng đầy tháng, mâm cúng thôi nôi, mâm cúng khai trương, mâm cúng cô hồn …… nhận đặt xôi chè cúng, mâm quả cưới hỏi …..

Cập nhật thông tin chi tiết về Mâm Cúng Giỗ Tổ Nghề Kim Hoàn trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!