Xu Hướng 4/2023 # Mâm Cơm Ngày Tết Miền Trung: Hơi Thở Mùa Xuân Mới # Top 13 View | Apim.edu.vn

Xu Hướng 4/2023 # Mâm Cơm Ngày Tết Miền Trung: Hơi Thở Mùa Xuân Mới # Top 13 View

Bạn đang xem bài viết Mâm Cơm Ngày Tết Miền Trung: Hơi Thở Mùa Xuân Mới được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tết về. Trên mọi nẻo đường, mọi người nô nức chuẩn bị cho một mùa xuân mới. Không khí ấy len lỏi khắp mọi ngõ ngách làm cho lòng người cảm thấy chộn rộn, xốn xang. Đây cũng là thời điểm để các chị, các mẹ chuẩn bị sắm sửa mâm cỗ cho ngày tết cổ truyền.

Trong cái lạnh se sắt của làn gió Xuân, một bát canh gà hầm hạt sen sẽ làm lòng người bớt đi cái lạnh. Mùi thơm của thịt gà hòa quyện với vị bùi bùi của hạt sen làm cho không khí ngày đông ấm dần lên.

Món mắm tôm chua tuy có chút cầu kỳ nhưng nhất định phải được làm sẵn từ trước. Tôm phải chọn mua loại tôm rằng còn tươi, phải ngâm với rượu, ướp với muối để qua đêm rồi mới mang đi ướp gia vị. Mắm phải được phơi dưới nắng lớn trong bình thủy tinh, phơi đi phơi lại độ 2 tuần mới ăn được. Dường như trong mỗi món ăn có cả sự lam lũ và chịu thương chịu khó của con ngườ, ẩn chứa cái mặn mòi, sâu lắng của vùng đất quanh năm mưa nắng bão bùng.

Trong mâm cỗ ngày của người Miền Trung, còn có món xôi thịt hon. Vị dẻo thơm của nắm xôi trắng hòa quyện cùng vị sánh béo của miếng bắp giò mang lại cảm giác vừa miệng. Vị mặn vừa, nồng đượm làm cho bát cơm thêm đẫy đà. Nó chan hòa và thấm đẫm như chính tình cảm của người dân quê lam lũ. Món ăn được chuẩn bị khá cầu kỳ với nhiều nguyên liệu. Thịt phải thấm đượm gia vị, nước phải sền sệt, hương thơm ngào ngạt.

Bên cạnh đó, món gỏi thập cẩm rau củ không chỉ làm rộn ràng thêm cho bàn tiệc mà còn mang lại cảm giác ngon miệng vì ít dầu mỡ. Món ăn này đặc trưng ở chén nước chấm ăn kèm được làm từ củ kiệu khô, nước cốt thơm và gia vị…

Những món ăn này thường xuất hiện trong các mâm cỗ của giới thượng lưu ngày xưa ở Huế, đặc biệt là trong các ngày lễ tết. Bởi thế mà nó đúng chất Huế từ nguyên liệu đến mùi vị, cách chế biến cầu kỳ, kỹ lưỡng. Món ăn do chính chuyên gia ẩm thực Hồ THị Hoàng Anh làm nên.

Là con của đất Huế kinh kỳ, mang trong mình dòng máu ẩm thực vì thế những món ăn trong mâm cỗ của cô chất chứa một tình cảm sâu lắng, một giá trị truyền thống đặc sắc. Mỗi món ăn như níu kéo lại hương vị của một thời đã qua, như chất chứa cả hơi thở của cố đô lẫy lừng.

Gà hầm hạt sen(Khẩu phần: 4 người – Thực hiện: 90 phút)

Nguyên liệu: 1/4 con gà tơ, 50g hạt sen khô tịnh tâm, 3 củ hành tím, 3 cây hành lá Hà Nội, 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê tiêu.

Thực hiện:

Hành tím bóc vỏ, giả nhuyễn với muối, tiêu, hạt nêm. Gà làm sạch, để ráo nước. Hạt sen tịnh tâm rửa sạch.

Cho gà vào ướp với hành tím giã nhuyễn trong khoảng 20 phút cho gà thấm.

Cho hạt sen, gà vào thố đất, cho nước vào vừa đủ, đem đi chưng cách thủy trong khoảng 1 giờ đồng hồ.

Múc gà ra tô, cho hành lá vào trang trí. Dùng nóng.

Mách nhỏ: Nên cho lượng nước vừa phải, không quá nhiều. Dùng cây tăm chích thử vào đùi gà, thấy gà chin mềm, hạt sen bở, nước dùng trong, có mùi thơm là được.

Mắm tôm chua, thịt phay, rau sống(Thực hiện: 2 tuần)

Nguyên liệu: 1 kg tôm rằng tươi loại nhỏ, 100g nếp, 300g măng vòi (măng tươi), 100g riềng, 100g muối, 100g tỏi, 100g ớt sừng, 1 chén rượu trắng, 50g mật ong.

Thực hiện:

Tôm cắt bỏ đầu, đuôi, rửa sạch, để ráo nước. Cho tôm vào ngâm với rượu trắng để khoảng 1 giờ đồng hỗ, vớt ra để thật ráo, ướp với muối để qua đêm.

Ớt trái bỏ hạt. Riềng gọt vỏ rửa sạch, Măng rửa sạch. Tất cả mang đi xắt sợi rồi trộn đều với tôm. Cho hỗn hợp này vào thẩu lớn, mang đi phơi nắng khoảng một tuần.

Nếp mang đi nấu xôi nhão, tán mịn, trộn đều với tôm, cho mật ong vào, mang đi ngâm them 1 tuần nữa. Khi tôm chin đỏ, có mùi thơm là được.

Mách nhỏ: Tôm phải được ngâm trong bình thủy tinh, đậy kín nắp và phơi dưới ánh nắng mặt trời. Nếp phải nấu thành xôi nhão.

Miến xào gạch cua(Khẩu phần: 4 người – Thực hiện: 40 phút)

Nguyên liệu: 100g miến đậu xanh, 1 con cua gạch, 3 tép tỏi300ml nước dùng gà hoặc heo1 thìa súp dầu ăn, 1/3 thìa cà phê muối, 1/8 thìa cà phê bột ngọt, 1/4 thìa cà phê nước mắm, 1 thìa cà phê tiêu.

Hành, ngò, rau răm ăn kèm.

Thực hiện:

Cua rửa sạch, mang đi hấp chín, ráy lấy thịt và gạch cho vào chén. Cho muối, hành tím, tiêu, nước mắm vào ướp với thịt và gạch cua cho thấm.

Miến luộc nhanh với nước dùng, vớt ra để ráo, cắt khúc ngắn. Rau răm, hành, ngò rửa sạch, vớt để ráo, thái nhỏ.

Cho chảo lên bếp, đun nóng dầu ăn. Phi thơm tỏi, cho gạch và thịt cua vào xào chin, cho miến vào trộn đều, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn.

Cho miến ra chén, cho hành, ngò, rau răm lên trên. Ăn nóng.

Mách nhỏ: Sau khi cho miến xào với cua, nhớ dùng đũa xóc đều liên tục để cho thịt cua bám vào miến và miến không bị dính.

Xôi thịt hon(Khẩu phần: 4 người – Thực hiện: 90 phút)

Nguyên liệu: 1 cái giò heo, 10 tai nấm mèo, 50g nghệ tươi50g mè, 100g đậu phộng, 6 cây sả cây, 10 quả táo đen, 2 củ hành tím, 1/2 chén rượu trắng, 1 thìa cà phê nước tương, 1 thìa cà phê nước mắm, 1/8 thìa cà phê muối tiêu, 1/2 thìa cà phê đường, 1/8 thì cà phê bột ngọt.

Thực hiện:

Giò heo bỏ móng, làm sạch, nướng vàng da, chặt miếng lớn. Nghệ tươi gọt vỏ, xay nhuyễn. Hành tím bóc vỏ, băm nhuyễn. Ướp thịt với muối tiêu, đường, hành tím băm, nghệ xay, nước tương, rượu trắng trước cho thấm.

Nấm mèo ngâm với nước nóng, rửa sạch, cắt miếng vừa ăn. Táo tàu ngâm nước nóng, xé bỏ hạt. Đậu phộng luộc chin, lột vỏ. Sả cây đập dập. Mè rang vàng.

Cho thịt, nấm mèo, táo, đậu phộng, sả vào nồi, cho nước vào săm sắp mặt, lấy lá chuối kịt kín miệng nồi, mang đi nấu trên lửa nhỏ. Thịt chín thấm, nước sệt và dẻo là được.

Cho thịt ra tô, cho mè lên trên. Dùng kèm với cơm trắng hoặc xôi trắng.

Mách nhỏ: Hon là cách nấu đặc biệt của người Miền Trung, phải nấu lâu, đậy kín nắp, sử dụng nhiều nguyên liệu đặc trưng. Món ăn có vị thơm đặc sắc.

Gỏi thập cẩm rau củ(Khẩu phần: 4 người – Thực hiện: 55 phút)

Nguyên liệu: 10 tai nấm mèo, 1 miếng đậu phụ, 100g chả lụa chay, 1 củ cà rốt, 1 trái dưa leo, 1/4 trái thơm, 200g chuối sứ, 10g rau húng cây, 10g húng lủi, 1 vắt mì vàng, 50g đậu phộng rang vàng.

1 thìa cà phê hành tím băm, dầu ăn, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê đường, 1/8 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê nước tương, 1/2 thìa cà phê tiêu xay

Nước chấm: 10 củ kiệu khô, 10g ớt tươi, 1/4 góc thơm, 1 thìa cà phê nước tương, 1/4 thìa cà phê bột ngọt.

Thực hiện:

Đậu phụ chiên vàng, xắt sợi. Nấm mèo ngâm nước nòng cho nở, rửa sạch, xắt sợi. Cho dầu ăn vào chảo, phi thơm hành tím băm, cho nấm mèo, đậu phụ vào xào với nước tương, muối, tiêu. Để nguội.

Cà rốt gọt vỏ, bào sợi, bóp muối, vắt ráo, ướp với giấm, đường, tiếp tục vắt ráo. Thơm rửa sạch, xắt sợi. Rau thơm nhặt bỏ gốc, rửa sạch, xắt nhuyễn. Mì vàng chiên, để nguội. Dưa leo bỏ ruột, xắt sợi, bóp muối. Bắp chuối sứ bào sợi. Chả lụa chay xắt sợi. Đậu phộng giã nhỏ.

Nước chấm: củ kiệu khô, ớt tươi giã nhuyễn. Thơm vắt lấy nước cốt. Cho nước thơm vào hỗn hợp vừa giã, cho thêm đường, nước tương, bột ngọt hòa đều.

Cho hỗn hợp ra đĩa, rắc đậu phộng rang lên, khi ăn trộn với nước chấm.

Theo Món Ngon Việt Nam

Mâm Cơm Ngày Tết Ở Miền Trung Có Món Gì Đặc Biệt?

Tết cận cần, những người con xa quê bắt đầu tất bật với việc thu xếp công việc, khăn gói lên xe, tàu lửa về quê. Dịch bệnh càng khiến hành trình trở về thêm muôn phần khó khăn. Tuy nhiên, dù thế nào, mọi nỗ lực vẫn mong rằng sẽ được trở về với người thân gia đình, quây quần bên mâm cơm ấm cúng. 

Nhắc đến miền Trung hẳn ai cũng nghĩ tới một vùng đất chịu thương chịu khó, vất vả gian nan, phải gánh chịu nhiều thiên tai, lũ lụt của thiên nhiên. Thế nhưng, con người nơi đây đã sớm làm bạn với thiên nhiên và kiên trì làm lụng để hưởng một cái Tết ấm no. Vì thế, mâm cơm ngày Tết ở miền Trung vừa mang nét đơn sơ, giản dị, lại đậm đà hương vị lúa non. 

Bánh thuẫn

Bánh Tét 

Nếu như bánh chưng là món ăn truyền thống ở xứ Bắc thì bánh tét lại là món ăn đặc sản ở miền Trung và miền Nam. Tuy nhiên, bánh Tét miền Trung lại có vẻ đẹp giản dị, đời thường hơn hẳn. Không có quá nhiều màu sắc, cầu kỳ, bánh tét miền Trung đôi khi chỉ có một vài lon nếp gói với đậu xanh trong lá chuối xanh mướt. Vài đòn, lại chẳng cần nhân. Vì thế mà những ngày ra Giêng, người ta hay thấy dĩa bánh tét chiên giòn rụm ăn kèm với củ kiệu ngon hết sẩy. 

Dưa món

Miền nào cũng đều có dưa món, tuy nhiên, hương vị cay nồng của dưa món ở miền Trung “sỏi đá khô cằn” thì không lẫn vào đâu được! Dưa thường được làm từ đu đủ xanh, cà rốt, hành kiệu, ớt, tỏi kết hợp với nước mắm ngọt mặn. Dưa món thường được kết hợp với các món ăn vừa chống ngán lại vừa gia tăng cảm giác thèm ăn, như bánh tét chiên, gà, lợn, giò chả…

Giò bò – nem chua

Nếu như ở mâm cỗ miền Bắc, giò lợn được nhiều người yêu thích thì ở mâm cơm miền Trung, món giò bò lại trở thành món ăn không thể thiếu. Mùi vị mặn nồng, giòn dai kết hợp với cay nồng của tiêu khiến món ăn này hấp dẫn nhiều thực khách đến chơi nhà ngày Tết. Đây còn được xem là một món chả đặc sản trong mâm cơm của người Đà Nẵng. 

Tuy nhiên, sẽ thật thiếu sót nếu không kể đến những miếng nem chua được gói ghém trong lá ổi hoặc lá chùm ruột thường xuất hiện ở mâm cơm ngày Tết. Hương vị chua chua tự nhiên mà nhẹ nhàng khiến bất kỳ ai nếm thử cũng đều nhớ mãi. Có lẽ vì lẽ đó mà bất kỳ ai nếm thử qua đều bị “ghiền” món này. 

Thịt heo ngâm nước mắm

Thịt heo ngâm nước mắm là một trong những cách muối thịt lâu đời và phổ biến ở nhiều tỉnh của miền Trung. Vào những mùa lũ lụt ở miền Trung, người dân thường ngâm thịt trong hũ mắm ngon để trong chái bếp nghi ngút khói. Vị ngọt béo của thịt heo ngâm nước mắm ngon được ủ qua nhiều tháng trời hẳn sẽ không thể nào quên trong tâm khảm của bất kỳ ai thưởng thức món này. Món ăn này sẽ khá thơm ngon khi ăn kèm với cơm ngày Tết. 

Vào những ngày cận Tết ở miền Trung, nếu có dịp ghé qua, bạn sẽ ngửi thấy mùi hương bột cùng với dầu chuối thơm nức mũi khi người dân làm bánh lăn. Bột nếp làm bánh sự tổng hòa giữa các hương vị cà chua, quất, cà rốt, bí đao, chuối gừng, bí đao. Những loại nếp này sẽ được rang kỹ, xay thành bột hoặc giã nhuyễn sau đó trộn đều với nước đường. Tuy nhiên, cái tên bánh lại xuất phát từ thao tác lăn bánh liên tục để tạo hình trụ dài. Sau đó, chiếc bánh sẽ được cắt ra thành từng khoanh nhỏ xếp xinh xắn lên dĩa và dâng lên bàn thờ cúng gia tiên. 

Bánh tổ

Bánh tổ là một trong những món được người dân xứ Quảng dâng lên bàn thờ Tổ Tiên. Nguyên liệu để thực hiện món bánh này thường là gạo, đường, gừng, mè trắng… Nếu bạn có dịp đến chơi nhà ở những vùng miền Trung, thường sẽ được mời món bánh này. Hương vị béo ngậy trong từng miếng bánh hơi cứng sẽ mang lại một trải nghiệm đặc biệt cho bạn. Ngoài ra, bạn có thể chiên với dầu phụng hoặc nướng trên than hoa để thưởng thức. 

Tôm chua

Nếu một lần đến xứ Huế mộng mơ vào ngày Tết, bạn sẽ không thể nào quên hương vị quyến rũ của món tôm chua kết hợp với thịt lợn và dưa giá. Sẽ thật tuyệt vời nếu bạn cuốn bánh tráng mỏng với xà lách, khế, dưa giá, húng quế… kèm một miếng thịt lợn, một con tôm chua, chấm thêm chén nước mắm tỏi ớt ngon đúng điệu. Để làm nên món tôm chua này, người dân xứ Huế thường sử dụng loại tôm sông, tôm đất thay vì các loại tôm ngoài biển. Sau đó, những loại tôm nay được ngâm trong nước phèn chua, rượu gạo và hòa quyện trong các loại nguyên liệu đặc trưng khác như tôm, xôi, măng vòi, tỏi, ớt, củ riềng, nước mắm ngon hoặc muối… 

Cách Làm Mâm Cơm Ngày Tết Ba Miền Bắc

Mâm cơm ngày Tết rất quan trọng và thường được chuẩn bị tỉ mỉ từ những ngày trước Tết. Ngoài ra, mỗi miền trên dọc dải đất chữ S lại có những khác biệt nho nhỏ trong việc chuẩn bị.

Ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam

Ở Việt Nam, chúng ta thường ăn Tết cổ truyền rất to. Đây là dịp để con cháu và các thành viên trong gia đình trở về nhà sum họp sau một năm làm việc vất vả. Trong thời gian nghỉ ngơi, thư giãn tại nhà thì chúng ta có chuẩn bị các mâm cơm ngày Tết để thưởng thức, hồi ức lại các kỷ niệm đẹp với gia đình trong những năm qua.

Tết là dịp để gia đình sum họp

Trong văn hoá của người phương Đông, đây là cách thể hiện sự no đủ, hạnh phúc của một gia đình. Vì thế, mâm cơm ngày Tết đã trở nên cực kỳ quan trọng, được chuẩn bị và bày biện tỉ mỉ, cẩn thận. Ngoài để thưởng thức, mâm cỗ ngày Tết còn mang ý nghĩa thể hiện lòng hiếu kính của con cháu đối với tổ tiên, báo với những người đã khuất những chuyện đầy biến động xảy ra trong năm qua.

Đặc trưng của mâm cơm ngày Tết Bắc – Trung – Nam

Mỗi miền sẽ có các món ăn trong mâm cơm ngày Tết riêng với những đặc trưng nhất định. Cụ thể:

Mâm cơm ngày tết miền Bắc

Mâm cơm miền Bắc

Miền Bắc thường xem trọng mâm cao cỗ đầy. Vì thế cách làm mâm cơm ngày tết miền Bắc khá cầu kỳ. Các món ăn trên mâm cơm thường đa dạng, tốn thời gian chế biến. Thông thường, một mâm cơm ngày tết tại miền bắc sẽ có các món như: canh mọc, gà luộc, miến xào, bánh chưng, hành muối, giò thủ, chả lụa, bánh dày, canh măng, thịt kho,…

Những món ăn này sẽ được bày và trang trí đẹp mắt vào bát hoặc đĩa. Thông thường thì trên mâm sẽ có khoảng 6 – 8 món tất cả.

Mâm cơm ngày tết miền Trung

Mâm cơm miền Trung

Miền trung cũng có mâm cơm ngày Tết khá đặc trưng với các món ăn vùng miền. Cụ thể mâm cơm Tết của người miền trung từ Huế đổ vào sẽ có các món cuốn, bánh tráng và rau. Những món ăn được chia ra và bày vào các đĩa nhỏ riêng.

Các món cuốn sẽ có thịt lợn, giò, nem lụi,…chấm với nước mắm chua ngọt vừa miệng ăn kèm dưa món. Ngoài các món cuốn thì miền Trung còn nổi tiếng với các món kho hoặc hấp khá ngon miệng. Ngoài ra, món bánh tét hay bánh chưng miền Trung cũng khác các vùng miền khác. Món bánh này thường được gói chặt hơn, nhân đậu xanh ít để giúp bánh bảo quản được lâu hơn.

Mâm cơm ngày tết miền Nam

Mâm cơm miền Nam

Trong mâm cơm Tết của người miền Nam, các món ăn đặc sản cũng rất đa dạng. Mâm cơm Tết của người miền Nam không quá cầu kỳ và đặt nặng hình thức, hương vị như mâm cơm miền Bắc. Tuỳ từng gia đình họ có thể nghiên cứu triển khai nấu các món như: cơm dừa, trứng muối, trứng kho thịt, thịt kho dừa, canh khổ qua, giò lụa, củ kiệu muối,…và không thể thiếu là bánh tét – đặc sản của Tết miền Nam.

Bánh tét miền Nam đa dạng về nhân lẫn cách gói từ nhân đậu xanh pha đậu đen hạt đến nhân chuối, nhân dừa, nhân trứng muối… Bánh được ăn kèm với dưa món, củ kiệu, tôm khô để giảm cảm giác ngán và tăng cảm giác ngon miệng cho người ăn.

Cách làm mâm cơm ngày Tết

Nếu bạn muốn làm mâm cơm ngày Tết phù hợp nhất ở cả ba miền, trông ngon và đẹp mắt thì nên tham khảo cách làm mâm cơm ngày Tết. Cụ thể:

Trước khi làm mâm cơm ngày Tết

Trước khi làm mâm cơm ngày Tết, bạn nên lên kế hoạch chuẩn bị các món chính sẽ xuất hiện trên mâm cơm. Việc lên kế hoạch giúp bạn đi chợ chuẩn bị được đầy đủ các nguyên liệu hơn. Hầu hết các loại đồ để nấu mâm cơm ngày Tết đều được bán ở chợ, mách bạn nên mua đồ ăn cho ngày Tết tính toán sao cho đủ cả mấy ngày, có thể bảo quản ở tủ lạnh, bởi trong những ngày đầu năm thì một số nơi chợ không có mở cửa.

Trong quá trình chế biến

Trong quá trình chế biến các món ăn cần đọc kỹ hướng dẫn nấu để thao tác nhanh gọn, chuẩn, mang đầy đủ hương vị đặc trưng riêng của vùng miền đó. Nên nấu các món song song với nhau, món nào nấu lâu thì nấu trước. Những món xào nấu sau cùng để giữ được hương vị tươi ngon nhất có thể.

Các món ăn ngon cần phải có cách bày biện đẹp mắt và hoàn hảo. Điểm này giúp tăng giá trị món ăn, giá trị mâm cỗ. Hãy bày trí mâm cơm ngày Tết sao cho đẹp mắt nhất có thể. Mách bạn lên lên Internet và học hỏi cách trang trí từ các chuyên gia, có rất nhiều cách trang trí món ăn rất độc đáo và lạ mắt.

Mâm Cơm Ngày Tết: Mâm Cỗ Cúng Của Người Miền Nam

Mỗi vùng địa lý, mỗi miền Nam Bắc đều có phong tục riêng, ngay đến mâm cỗ cúng ngày Tết cũng có đôi chút khác biệt so với người miền Bắc.

Đối với người miền Nam, mâm cơm cúng Tất niên và mùng 1 cũng có những món ăn đặc trưng như miền Bắc. Tuy nhiên, các món ăn có phần phong phú hơn, đủ vị chua, cay, mặn, ngọt. Các món ăn cổ truyền của miền Nam không chỉ còn là vấn đề ẩm thực mà còn là văn hóa tâm linh, một lòng hướng về tổ tiên, cội nguồn.

Bánh tét

Bánh chưng, bánh tét đều tượng trưng cho sự no ấm, không thể thiếu trong ngày Tết. Miền Bắc có bánh chưng thì miền Nam có bánh tét.

Đòn bánh Tét mang nhiều ý nghĩa nhân sinh cao cả. Bánh chưng miền Bắc thể hiện cho trời đất, còn bánh tét miền Nam lại mang ý nghĩa tình mẫu tử. Bánh được bọc nhiều lá như người mẹ bọc lấy người con, ăn bánh Tét lại nghĩ về mẹ, sống với mẹ, như chị em đùm bọc lẫn nhau cùng một mẹ sinh ra. Chiếc bánh nhìn giản đơn nhưng thấm đẫm triết lý của người miền Nam về con người và cuộc sống.

Thịt kho

Món thịt kho tàu tuy giản dị nhưng bao năm qua luôn giữ vị trí không thể thiếu trên mâm cơm ngày Tết. Chỉ mâm cơm cúng của miền Nam mới có món ăn hấp dẫn này.

Thịt kho tàu là món ăn hiếm hoi xuất hiện trong cả thực đơn hàng ngày lẫn mâm cỗ Tết. Với thịt, trứng, vị đậm đà, màu sắc bắt mát, món ăn này mang đến sự ấm cúng, sum vầy. Sự hoà hợp các nguyên liệu thể hiện tình cảm gia đình hòa thuận, yên vui. Hương vị và ý nghĩa đã khiến thịt kho tàu trở nên quen thuộc và trường tồn cùng Tết của người miền Nam.

Canh khổ qua (canh mướp đắng)

Canh khổ qua cũng là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết. Theo quan niệm của người miền Nam thì canh khổ qua là món ăn để mong ước sẽ qua đi sự cơ cực, không may mắn bắt đầu một năm mới tươi sáng. Món canh tuy hơi đắng nhưng lại là món ăn có tác dụng tốt cho cơ thể.

Bánh tráng cuốn

Trong mâm cỗ ngày tết còn một món ăn quen thuộc nữa là món bánh tráng cuốn. Bánh tráng trắng cuộn lấy thịt heo hoặc tôm cùng rau xanh hòa quyện mang hương vị thanh đạm, thể hiện cho một năm may mắn, tươi mới và tràn đầy sinh lực.

Củ kiệu tôm khô

Thật là thiếu sót nếu không nhắc đến món củ kiệu tôm khô, món ăn tuy bình dị nhưng là món ăn không thể thiếu, luôn xuất hiện trên mâm cỗ ngày tết.

Tôm khô củ kiệu là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của người dân Sài Gòn. Ngày Tết sẽ mất đi nhiều ý nghĩa nếu như không có sự kết hợp hài hòa của củ kiệu và tôm khô, nó cũng giống như sự kết hợp của bánh chưng xanh – dưa hành – thịt mỡ vậy.

Các món ăn trên mang đậm bản sắc văn hóa ẩm thực của người Nam bộ. Bên cạnh đó cũng có các món như gà luộc, nem rán, xôi gấc… giống miền Bắc.

Tuy có đôi chút khác nhau về các món ăn giữa các vùng miền nhưng tất cả đều có chung một ý nghĩa là tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên, cầu cho một năm mới ngập tràn hạnh phúc và nhiều may mắn.

An Mai

Cập nhật thông tin chi tiết về Mâm Cơm Ngày Tết Miền Trung: Hơi Thở Mùa Xuân Mới trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!