Bạn đang xem bài viết Mâm Cơm Cúng Tất Niên Gồm Những Gì ? Gợi Ý Cách Chuẩn Bị Thực Đơn được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ý nghĩa đặc biệt của mâm cơm cúng tất niên trong mỗi gia đình Việt
Tất niên hay tiệc tất niên là một trong những phong tục mang nét đẹp văn hóa truyền thống từ lâu đời của người Việt. Theo đó, nghi thức này có ý nghĩa đánh dấu sự kết thúc của năm cũ và chào đón một năm mới với nhiều điều mong ước tốt đẹp, may mắn và thành công hơn. Không những thế, đây còn là dịp để gia chủ cũng như các thành viên trong gia đình bày tỏ sự biết ơn và lòng thành kính của mình đối với ông bà tổ tiên đã phù hộ độ trì trong suốt một năm qua.
Thông thường theo phong tục của người Việt, lễ tất niên sẽ được tiến hành vào chiều ngày 30 Tết hoặc có thể sớm hơn tùy theo điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng gia đình. Vào ngày này, cả gia đình sẽ quây quần, sum họp bên mâm cơm tất niên, cùng ăn uống và trò chuyện để cùng nhìn lại một năm đã qua. Đặc biệt, sau mâm cơm này, các thành viên trong gia đình có thể thức để cùng nhau đón thời khắc giao thừa thiêng liêng – thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.
Lễ vật cần thiết gia chủ nên chuẩn bị trong mâm cơm cúng tất niên
Hương và đèn (hoặc có thể sử dụng nến): mâm cơm cúng tất niên sẽ không được trọn vẹn nếu thiếu đi hai lễ vật quan trọng này. Bởi hương và đèn là những lễ vật tượng trưng cho sự tinh tú cũng như là sợi dây kết nối giữa hai thế giới âm – dương. Nếu không có đèn, gia chủ có thể chọn thay thế bằng nến. Đồng thời để biểu tượng cho mặt trăng và mặt trời, gia chủ nên đặt hai bên bàn thờ hai cây đèn hoặc hai cây nến.
Mâm ngũ quả: Là mâm cúng không thể thiếu khi cúng gia tiên trong ngày tất niên. Do vậy khi lựa chọn, gia chủ cần chọn những loại hoa quả tươi chín đều, đẹp mắt, không bị bầm dập hay sâu thối. Đặc biệt không sử dụng các loại hoa quả là đồ giả để đặt lên mâm cúng tất niên.
Bên cạnh đó, gia chủ không được đặt mâm ngũ quả ở chính giữa bát hương bởi theo quan niệm trong tâm linh, mâm ngũ quả đặt ở vị trí này sẽ làm che đi trục khí chính. Vì thế, gia chủ nên để mâm ngũ quả cúng tất niên sang bên cạnh. Ngoài ra, hoa cúng gia tiên, gia chủ cũng không được sử dụng hoa giả, hoa nhựa.
Ngoài ra, một số lễ vật gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ cho mâm cơm cúng tất niên đó là: trà (hoặc có thể thay thế sử dụng bằng rượu, nước lọc,..), vàng mã, giấy tiền, bánh kẹo, bánh chưng, gạo, muối trắng,…
Chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên đơn giản theo phong tục 3 miền
Mâm cơm cúng tất niên của người dân miền Bắc
Người dân miền Bắc thường chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên với những món ăn quen thuộc như sau:
Để làm phong phú thêm mâm cơm cúng cũng như mang đậm hương vị truyền thống, gia chủ có thể chuẩn bị thêm những món ăn như dưa hành muối, nộm hay thịt đông. Những món ăn này tuy bình dị nhưng mang nhiều ý nghĩa gắn với đời sống của người dân miền Bắc.
Mâm cơm cũng tất niên của người dân miền Trung
Khác với mâm cơm cúng tất niên của người miền Bắc, người dân miền Trung sẽ chuẩn bị mâm cơm cúng này với những món ăn cụ thể như sau:
Tùy theo bản sắc của từng vùng miền mà mâm cơm cúng tất niên sẽ được gia chủ chuẩn bị với sự phù hợp và tươm tất nhất. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là sự thành tâm của gia chủ đối với gia tiên tiền tổ trong gia đình.
Mâm cơm cúng tất niên của người dân miền Nam
Người miền Nam sẽ chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên trong gia đình với những món ăn đặc trưng như sau:
Rau củ cải ngâm nước mắm
Canh măng nấu xương (có thể dùng măng tươi hoặc măng khô)
Canh khổ qua nhồi thịt (còn gọi là canh mướp đắng nhồi thịt)
Thịt kho tàu (thịt heo kho với trứng và nước cốt dừa)
Thịt lợn luộc
Gỏi tôm thịt
Cúng Tất Niên Gồm Những Món Gì? Thực Đơn Mâm Cơm Cúng Tất Niên Đơn Giản
Cúng tất niên (hay tất niên, tiệc tất niên) là một nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời của người Việt. Tiệc tất niên là bữa tiệc đánh dấu sự kết thúc của năm cũ và để chào đón năm mới với mong ước rằng những điều tốt đẹp, may mắn, hạnh phúc và thành công sẽ đến với chúng ta. Tiệc tất niên còn là dịp để các thành viên trong gia đình có thể gắn bó với nhau hơn, đồng thời cũng là dịp để mọi người bày tỏ lòng biết ơn thành kính tới ông bà tổ tiên đã phù hộ cho cả nhà suốt năm qua.
Theo truyền thống, lễ cúng tất niên thường được tổ chức vào chiều ngày 30 Tết (hoặc 29 Tết nếu tháng Chạp không đủ 30 ngày). Tuy nhiên, ngày nay, các gia đình có thể sắp xếp tổ chức tiệc tất niên sớm hơn một chút tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của từng gia đình. Vào ngày cúng tất niên, cả đại gia đình thường tụ tập, quây quần bên mâm cơm tất niên, cùng nhau trò chuyện, cùng nhau thưởng thức các món ăn truyền thống và cùng tổng kết lại một năm đã qua. Đặc biệt hơn là sau mâm cơm tất niên, các thành viên trong gia đình có thể thức đến đêm và cùng nhau đón khoảnh khắc giao thừa thiêng liêng.
Mâm cúng tất niên truyền thống thường gồm các lễ vật sau:
Hương và đèn
Hương và đèn là hai lễ vật rất quan trọng và không thể thiếu trong cúng tất niên. Hương và đèn là những lễ vật đại diện cho sự tinh tú và là sợi dây gắn kết giữa cõi âm và cõi dương. Các gia đình thường chuẩn bị hai cây đèn đặt hai bên bàn thờ để biểu tượng cho mặt trời và mặt trăng. Bạn cũng có thể thay thế đèn bằng nến cũng được.
Gạo, muối.
Trà, rượu, nước lọc.
Giấy tiền vàng mã.
Bánh kẹo.
Trầu cau.
Chè, xôi, cháo trắng.
Tam sên.
Gà ta luộc.
Heo sữa quay.
Bánh bao.
Bánh chưng hoặc bánh tét.
Chả lụa.
Mâm cơm cúng tất niên của người dân miền Bắc thường gồm các món ăn quen thuộc như: Canh móng giò hầm măng, xôi gấc và bánh chưng, giò hoặc chả lụa, gà trống luộc nguyên con (hoặc sử dụng thịt lợn luộc), miến nấu lòng gà. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung thêm một số món ăn bình dị khác như dưa hành muối, nộm, thịt đông…
Mâm cơm cúng tất niên của miền Nam
Khác với miền Bắc, mâm cơm cúng tất tiên của người dân miền Trung thường có các món ăn như: Giò lụa Huế, miến Huế, gà bóp rau răm, măng khô ninh, thịt lợn luộc, ram rán. Ngoài ra, tùy theo bản sắc từng khu vực mà mâm cúng có thể thay đổi hoặc thêm các món ăn khác cho phù hợp.
Mâm cơm cúng tất niên của người dân miền Nam thường có các món ăn đặc trưng như: Bánh tét, củ cải ngâm nước mắm, thịt lợn luộc, gỏi tôm thịt, giò chả, canh măng nấu xương (bạn có thể dùng măng tươi hoặc măng khô), canh khổ qua nhồi thịt (hay còn được gọi là canh mướp đắng nhồi thịt), thịt kho tàu (là món thịt heo kho với trứng và nước cốt dừa). Bên cạnh đó, các gia đình có thể thêm bớt các món ăn sao cho phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện gia đình mình.
Gợi ý một số thực đơn mâm cơm cúng tất niên đơn giản
Mâm Cơm Tất Niên Gồm Những Gì?
Tất niên hay còn gọi là lễ Tất niên, tiệc Tất niên là một nghi thức nhằm đánh dấu kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới. Đây là phong tục tập quán lâu đời và mang nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Mâm cơm tất niên thường được sửa soạn đầy đủ để sum họp gia đình, cúng gia tiên, thần phật, để kết thúc năm cũ, đón năm mới về. Đặc biệt nhiều gia đình còn cúng tất niên để mời tổ tiên về ăn tết cùng con cháu.
Cúng tất niên thường được tiến hành vào trưa hoặc chiều cuối cùng của năm cũ. Tuy niên, tùy vào điều kiện kinh tết của mỗi gai đình mà các gia chủ sắm cho mâm cúng tất niên cũng khác nhau. Nhưng thông thường cúng tất niên gồm có mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà và mâm cỗ mặn. Mâm cỗ mặn thì thường bao gồm các món ăn ngày tết như canh mọc, canh măng, gà luộc, bánh chưng, nem rán, rau, giò, dưa muối, củ kiệu… Trong đó, mâm ngũ quả, hương hoa thường được đặt trên bàn thờ và sẽ thờ suốt Tết, mâm cỗ mặn được đặt ở bàn thờ phụ, hoặc một chiếc bàn nhỏ chữ nhật thấp hơn đặt trước bàn thờ chính. Tất cả phải được bày biện 1 cách trang nghiêm.
Mâm cơm tất niên gồm những gì?
Mâm cơm cuối cùng của năm cũ được coi là quan trọng nhất trong mỗi gia đình. Đây là khoảng thời gian thiêng liêng mà các thành viên quây quần bên nhau. Tất cả cùng nhau vui đùa, nói chuyện vui, động viên nhau phấn đấu trong năm mới.
Với những năm trở lại đây, nhiều gia đình có xu hướng làm tất niên sớm hơn, luân phiên trong vài ngày trước tết để có thể đến được nhà nhau, hoặc hoàn thành sớm để tổ chức những kế hoạch nào đó như du lịch.
Về cơ bản, các gia đình vào ngày 30 Tết cần chuẩn bị 2 mâm: 1 mâm cúng tất niên và sau đó là ăn tối, còn 1 mâm khác chuẩn bị cho cúng giao thừa. Người đàn ông lớn tuổi nhất trong nhà thắp hương và đọc văn khấn, rồi các thành viên khác làm lễ vái. Nội dung chính là mời thần linh, gia tiên về ăn Tết cùng gia đình. Để cho giản tiện, nhiều gia đình gộp chung lễ cúng tất niên với lễ cúng giao thừa.
Bữa cơm ngày cuối năm được làm thịnh soạn hơn ngày thường. Tùy từng vùng miền mà có những đặc trưng riêng, như miền Bắc hay có canh móng giò hầm măng, miến lòng gà, xôi, bánh chưng, nem, giò lụa, giò xào…; miền Trung hay có bánh chưng, bánh tét, giò lụa, gà bóp rau răm, thịt heo luộc, giá chua…; miền Nam hay có bánh tét, canh măng, thịt kho tàu, gỏi tôm thịt, nem, chả giò…
Mỗi gia đình bày trí mâm lễ cúng một khác, tuy vậy cỗ cúng (mặn hay chay) nên đặt ở dưới cái bàn con bên dưới. Trên bàn thờ chính chỉ để hoa tươi, quả tươi, một ít tiền vàng mã mang tính tượng trưng. Cũng có thể đặt bánh chưng, xôi, chè trên bàn thờ chính. Không nên cắm “cành vàng lá ngọc” (hàng mã) lên bàn thờ vì có chứa nhiều trường khí âm bất lợi.
Mâm ngũ quả dành cúng gia tiên nên chọn các loại hoa quả thông dụng, ăn được, đẹp mắt và phải là hoa quả vừa đủ chín có thể ăn được. Hoa quả xanh, hoa quả giả (bằng nhựa) không được dùng cúng gia tiên. Đĩa/mâm ngũ quả không đặt trước chính giữa bát hương vì chắn mất trục khí chính, mà nên để ở hai bên.
Hoa bày trên bàn thờ cũng vậy, cần phải hoa tươi chứ không dùng hoa giả, hoa nhựa. Nhiều người hay lấy câu “miễn thành tâm là được” để ngụy biện, khi thực hiện lại chạy theo hình thức, khoe mẽ với người ngoài mà không chú trọng đến chất lượng của hoa quả để thờ cúng.
Gần đây nhiều người hay gán ghép phong thủy cho mọi lĩnh vực, từ hoa thờ đến mâm ngũ quả, rồi suy luận không căn cứ. Chẳng hạn quả lựu nhiều hạt, tượng trưng cho sự đầy đủ, phát triển; bưởi, dưa hấu căng tròn, tượng trưng cho sự đầy đủ, may mắn hoặc như cam, nghĩa gốc là ngọt (đồng cam cộng khổ, chia sẻ ngọt bùi) lại bị suy diễn thành cam chịu. Thậm chí một số người còn sa đà vào tâm linh không cần thiết như đếm nải chuối có quả lẻ mới mua, đếm phật thủ có lẻ nhánh mới được, tổng số quả trên mâm phải hợp mệnh chủ nhà… Đây là những suy luận về mặt ý nghĩa và khiên cưỡng. Nhiều khi suy luận quá đà thì sẽ không còn hoa quả nào để bày trí.
Trong bữa cơm tất niên, các thành viên nên có mặt đông đủ, nói những chuyện vui trong năm hay những dự định năm mới, động viên nhau vươn lên, nỗ lực hơn, tạo một bầu không khí đầm ấm, hòa thuận.
Gợi Ý Thực Đơn Mâm Cỗ Cúng Tất Niên Ngày 30 Tết
Cỗ cúng tất niên gồm những gì?
Lễ cúng tất niên là nghi lễ quan trọng trong ngày Tết Nguyên đán của người Việt, đánh dấu một năm kết thúc và chuẩn bị bước sang năm mới. Người Việt thường làm cỗ cúng tất niên vào ngày 29 tháng Chạp nếu là năm thiếu và ngày 30 tháng Chạp nếu là năm đủ. Ngày này cũng được gọi là ngày tất niên. Các gia đình sẽ sum họp đông đủ, quây quần bên mâm cơm cúng, thành tâm hành lễ, khấn vái và sau đó xin lộc, ngồi bên nhau thưởng thức món ăn chào năm mới. Thông thường tiệc tất niên diễn ra vào chiều hoặc tối ngày 30 Tết. Tùy từng phong tục vùng miền, gia chủ có thể mời thêm bạn bè, khách đến dự.
Sau khi ăn tiệc tất niên, mọi người trong gia đình sẽ cùng nhau đón giao thừa. Đây cũng là phong tục tập quán lâu đời của người Việt, được gìn giữ và duy trì từ ngàn đời nay.
Cỗ cúng tất niên gồm những món truyền thống, quen thuộc với người Việt như bánh chưng , canh măng , gà luộc , thịt bò xào súp lơ cà rốt , canh măng , hành muối, giò bê. (Ảnh: @trangnhimtron)
Ngoài ra, có thể chuẩn bị thêm những món hải sản như tôm hấp , mực xào rau củ để mâm cỗ tất niên đa dạng hơn. (Ảnh: Thùy Duyên Nguyễn)
Mâm cỗ tất niên của người miền Bắc còn có món thịt đông . Món được làm từ phần chân giò heo, cà tốt, mộc nhĩ, bì heo. Thịt chân giò cùng các nguyên liệu kèm theo được ninh nhừ, sau đó để đông đặc lại giống món thạch vừa đẹp, ăn lại ngon miệng, và không bị ngấy như những món ăn khác. (Ảnh: huong_catus)
Thay vì gà luộc , có thể chế biến gà quay hoặc gà rang. Các bà nội trợ cũng có thể nấu canh bóng thả, món canh vừa thanh mát, giúp chống ngán (Ảnh: thai.liii)
Ngoài các món truyền thống, mâm cỗ tất niên nên có các món chống ngán như nộm, hành muối, nem chua. (Ảnh: Quỳnh Lê)
Nếu gia đình đông người, bạn có thể tham khảo mâm cỗ trên, gồm nhiều món hấp dẫn: gà hấp lá chanh, nem bơ hải sản, chả cua bể, nộm đủ đủ tai heo, giò ngũ sắc, nơ xào thịt bò, tôm tẩm bột rán, khoai chiên, canh măng nấu móng giò, cải chíp chần nấm. (Ảnh: San San)
Một mâm cỗ tất niên được trình bày đẹp mắt gồm 2 món giò và nem chua mua từ nhà hàng, 5 món tự nấu gồm: gà luộc , rươi rán, xôi gấc, há cảo bọc thịt hoa hồng, canh rau củ, bánh chưng , nem cua bể. (Ảnh: Trần Thị Minh)
Theo Thoidai
Dâu mới xung phong làm cỗ giỗ bố, 3 tiếng làm xong 4 mâm, mẹ chồng “nở mày nở mặt”
Trong khoảng hơn 3 tiếng, Nguyễn Hằng (28 tuổi, Hà Nội) đã một mình làm xong 4 mâm cỗ mà không cần đến sự trợ giúp của mọi người.
Vì luôn thương và chiều chồng đi làm vất vả, chẳng thích hàng quán nên ngày nào Nguyễn Hằng cũng chăm chỉ vào bếp nấu cơm chiều. Đây cũng là bữa duy nhất trong ngày cả hai được ăn cùng nhau nên Hằng chẳng muốn bỏ lỡ chút nào.
Để biết nấu được nhiều món, cô nàng thường tranh thủ tham khảo các công thức nấu ăn trên hội nhóm mạng xã hội, từ đó về chế biến theo khẩu vị của mình và chồng. Cũng nhờ vậy mà 9X biết rất nhiều món. Chẳng thế mà mới đây, khi giỗ bố, anh chị chồng lại ở xa, cô đã “xung phong” nhận với mẹ chồng, để mình cô “cân cả thế giới” làm cỗ.
Cô vợ trẻ cho biết, tính mình nếu đã vào bếp thì chỉ thích tự mình làm, nên mặc dù mọi người có nhã ý giúp nhưng Hằng đều từ chối vì có thể làm không ý cô sẽ mất công phải làm lại. Do làm một mình nên 9X phải hoạt động hết công suất, luôn chân luôn tay, cũng không có thời gian để nghỉ ngơi.
Các mâm cỗ của Hằng gồm 12 món: Gà luộc, xôi đỗ, nem rán, tôm hấp, nộm gà, trứng hấp vân, miến xào, rau củ luộc, thịt bò xào thập cẩm, dưa chuột chẻ, dưa góp, canh sườn. Tráng miệng: Dưa hấu, dưa vàng.
Hằng chia sẻ, vì mâm cỗ chủ yếu là các món truyền thống mặn, nhạt, xào, canh… đủ cả nên cô sắp xếp nấu các món cần nhiều thời gian trước mà không phải đứng đợi như ninh xương, luộc gà, nấu xôi… rồi trong khoảng thời gian đó 9X chuẩn bị nguyên liệu cho các món khác.
Thêm vào đó, buổi tối hôm trước Hằng tiến hành phân loại rau củ, loại nào có thể làm luôn mà không ảnh hưởng đến hương vị món ăn thì cô làm trước. Chẳng hạn như nhặt rau thơm, tỉa cà rốt…
Thực đơn nấu bao nhiêu món và nấu những món gì cũng được nàng dâu mới lên kế hoạch trước để đi chợ không bị quên. “Ví dụ, cần nấu những món gì, những món đó cần những nguyên liệu gì mình đều viết ra giấy, đến khi đi chợ mua được gì chỉ cần gạch đi là xong. Như vậy sẽ không bị cập rập và không bị quên nguyên liệu”, Hằng chia sẻ.
Sau lần đầu làm cỗ giỗ bố chồng này, Hằng đã rất vui vì ai ăn cũng thấy ngon miệng. Riêng mẹ chồng vô cùng tự hào vì nàng dâu được cô dì chú bác họ hàng khen ngợi hết lời.
Hằng tâm sự, bản thân cô cũng không có kinh nghiệm gì nhiều, chỉ cần cảm thấy hào hứng, vui vẻ thì sẽ không thấy mệt khi làm cỗ hoặc nấu ăn như vậy. Nhìn mọi người ăn vui vẻ là cô đã thấy sức mình bỏ ra đã được đền đáp rồi. Cô cũng khuyên các chị em nội trợ phải làm cỗ, trước khi thực hiện hãy lên thực đơn chi tiết, sắp xếp thứ tự các món cần nấu trước, món nào nấu sau thì sẽ không bị rối, mất thời gian vô ích.
Khi đăng các mâm cỗ lên mạng xã hội, 9X tiếp tục nhận được cơn mưa lời khen từ chị em nội trợ. Cũng có một số người không tin nàng dâu tự đảm nhiệm hết các việc để có thể hoàn thiện 4 mâm cỗ trong hơn 3 tiếng với đủ món như vậy. Song, chỉ cần xem cách Hằng triển khai mọi thứ rất nhanh và khoa học cũng đủ thấy việc cô làm được là hoàn toàn có thể.
Theo Khampha
Cập nhật thông tin chi tiết về Mâm Cơm Cúng Tất Niên Gồm Những Gì ? Gợi Ý Cách Chuẩn Bị Thực Đơn trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!