Bạn đang xem bài viết Mâm Cơm Cúng Rằm Tháng 7 Gồm Những Gì, Chuẩn Bị Sao Cho Đầy Đủ Nhất? được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Dù cùng là ngày Rằm tháng 7 nhưng lễ Vu Lan và Xá tội vong nhân hoàn toàn khác nhau về ý nghĩa, chính vì vậy, mâm cỗ thờ Phật, cúng gia tiên và cúng cô hồn trong ngày này cũng khác nhau.
Mâm cỗ chay thờ Phật
Với những gia đình theo đạo Phật, mâm cỗ chay thanh tịnh trong ngày rằm tháng 7 để dâng lên Phật là không thể thiếu.
– Xôi trắng ruốc nấm hương/ Xôi gấc/ Xôi đỗ xanh/ Xôi vò hạt sen
– Giò, chả chay
– Nem chay/ Nem hoa quả/ Nem rau nấm
– Nộm rau củ/ Gỏi hoa chuối ngó sen
– Canh nấm/ canh rau củ/ canh bóng nấu chay
– Củ cải, chuối xanh kho chay
– Cải thìa sốt nấm hương/ Đậu hũ non sốt nấm
Mâm cỗ mặn cúng gia tiên
Mâm cỗ mặn của các gia đình dâng lên ông bà tổ tiên, tưởng nhớ đến những người đi trước thường được chuẩn bị chu đáo.
Dân gian ta có câu “Cả năm được rằm tháng bảy/ Cả thảy được rằm tháng giêng” nói lên tầm quan trọng của hai ngày lễ lớn trong năm. Chính vì vậy, mâm cỗ mặn của các gia đình dâng lên ông bà tổ tiên, tưởng nhớ đến những người đi trước thường được chuẩn bị chu đáo. Các món ăn không thể thiếu trong ngày Rằm tháng 7 gồm:
– Gà lễ cánh tiên
– Xôi vừng dừa/ Xôi gà xối mỡ hành/ Xôi đỗ xanh/ Bánh chưng
– Nem rán truyền thống/ Nem rán tôm thịt/ Nem hải sản
– Canh bóng thập cẩm/ Canh nấm mọc củ sen
– Giò lụa/ Chả quế
– Nộm gà xé phay/ Nộm đu đủ bò khô/ Nộm hoa chuối/ Nộm ngó sen
Mâm cỗ cúng chúng sinh
Mâm cúng chúng sinh thường được đặt ngoài trời hoặc cửa nhà và cúng vào chiều tối 14/7 hoặc 15/7 (âm lịch).
Cúng chúng sinh hay còn gọi là cúng cô hồn thể hiện lòng thương, sự từ bi của con người đối với những linh hồn còn vương vấn cõi trần, không nơi nương tựa…Mâm cúng chúng sinh thường được đặt ngoài trời hoặc cửa nhà và cúng vào chiều tối 14/7 hoặc 15/7 (âm lịch). Trên mâm cúng chúng sinh lễ vật gồm có:
– Muối gạo (để rắc bốn phương tám hướng sau khi cúng xong)
– Cháo trắng nấu loãng (12 bát nhỏ)
– Hoa quả (tốt nhất là 5 loại quả có 5 màu sắc khác nhau)
– Quần áo chúng sinh nhiều màu sắc khác nhau
– Các loại bỏng ngô, bánh kẹo
– Tiền vàng
– Nước
– 3 nén hương và 2 ngọn nến nhỏ
Video: Dịch vụ nấu cỗ ngày rằm tháng 7 đắt khách, hái ra tiền
Hướng Dẫn Cách Chuẩn Bị Mâm Cơm Cúng Rằm Tháng 7 Đầy Đủ Nhất
Dân gian có câu “Cúng quanh năm không bằng rằm tháng Bảy” bởi đây là ngày rằm lớn nhất trong năm và là ngày tết Trung Nguyên (xá tội vong nhân) và tết Vu Lan (lễ báo hiếu), do đó bài viết sẽ hướng dẫn cách chuẩn bị cơm cúng vào rằm tháng 7 âm lịch chu đáo và đầy đủ:
Chuẩn bị mâm cúng Phật Rằm tháng 7
Đồ lễ cúng Phật Rằm tháng 7:
Hương: Các loại hương đốt có hương thơm.
Hoa: Các loài hoa có hương thơm (không kiêng về tên hoa và số lượng).
Trà: Nước trà tỏa hương của sáu vị là đắng, cay, chua, chát, mặn, ngọt là sáu vị nuôi sống tất cả chúng sinh.
Quả: Số lượng tùy ý, không kiêng kỵ 2 quả hay 4 quả,… Nên cúng quả đã chín vì có hương từ vị để vong linh thọ hưởng, quả xanh chưa có hương thơm của vị. (Tránh tình trạng biến ban thờ thành chỗ cất đồ).
Thực: mâm cơm chay, nếu có xôi chè thì bày cả xôi chè để cúng.
Vị trí đặt lễ: Lễ cúng Phật được đặt ở nơi cao nhất.
Hoa tươi lễ Phật là: hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… Không dùng các loại hoa tạp, hoa dại khi cúng rằm tháng 7.
Mâm cúng: một mâm cơm chay hoặc một mâm ngũ quả, bó hoa, nhang, đèn cầy cúng tại nhà.
Khi cúng, tốt nhất là đọc một khóa kinh – kinh Vu Lan – để hiểu rõ về ngày này, hồi hướng công đức cho những người thân trong quá khứ được siêu sinh. Sau khi cúi đầu lạy Phật, dâng lễ, tạ ơn, cầu xin và hứa nguyện, bạn có thể tụng kinh niệm Phật. Nếu chưa biết tụng kinh niệm Phật thì đọc bài kinh Vu lan được bán rất nhiều hiện nay tại các chùa.
Cách chuẩn bị mâm cúng gia tiên ngày Rằm tháng 7
Vị trí đặt lễ: Lễ cúng gia tiên đặt dưới lễ cúng Phật và lễ cúng thần linh.
Mâm cỗ cúng gia tiên bao gồm: Lễ cúng gia tiên nên có một mâm cơm, có thể là món mặn, có thể là món chay tùy vào hoàn cảnh và căn cơ của người đang sống. Trên mâm cúng gia tiên bày một mâm cỗ mặn (thường có xôi, gà luộc, các món xào, món canh), tiền vàng và cả những vật dụng dành cho người cõi âm làm bằng giấy tượng trưng từ những vật truyền thống (giống như đồ thật) như quần áo, giày dép, áo bào, cung điện, ngựa, các vật dụng trang sức… để cho người cõi Âm có được một cuộc sống tiện nghi giống như người Dương trần.
Hướng dẵn chuẩn bị mâm cúng chúng sinh ngày Rằm tháng 7
Trái với mâm cúng Phật và gia tiên. Lễ cúng cô hồn được tổ chức vào buổi chiều tối ngày 14/7 hoặc 15/7. Bởi vì, người ta quan niệm, đây là thời gian những vong linh trên đường trở về địa ngục nên cũng là lúc cúng cô hồn chuẩn nhất. Mọi việc cúng phải được hoàn tất vào ngày 15/7.
Trên mâm cúng chúng sinh lễ vật gồm có:
Muối gạo (1 đĩa sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng sau khi cúng xong)
Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ)
Hoa quả (5 loại 5 mầu)
12 cục đường thẻ
Quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng…)
Các loại bỏng ngô, bánh, kẹo
Tiền vàng (tiền thật các loại mệnh giá và tiền vàng mã)
Nước: 3 chum (hay 3 ly nhỏ ), 3 cây nhang , 2 ngọn nến nhỏ…..
Ngoài ra, vào dịp lễ Vu Lan, rằm tháng Bảy, mỗi gia đình có thể phóng sinh chim, cá, tôm, cua… Tùy vào điều kiện của mỗi gia đình, việc phóng sinh không bắt buộc phải thực hiện trong ngày Rằm tháng 7 mà có thể thực hiện quanh năm, miễn là khi phóng sinh có suy nghĩ vô tư, trong sáng, thành tâm làm phúc.
Lưu ý: Khi cúng chúng sinh không nên cúng xôi và gà, không cúng đồ mặn để vong không phạm phải tham, sân si. Không cúng trong nhà mà cúng ngoài sân. Khi rải tiền vàng ra mâm, để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương. Các đồ vật cúng xong không đem vào nhà mà chia đi, vàng mã đốt ngay tại chỗ, muối gạo mang ra ngã 3 rải tám hướng.
Chuẩn Bị Mâm Cúng Rằm Tháng 7 Vào Ngày Nào, Cần Những Gì Cho Đầy Đủ, Tươm Tất Nhất
Lễ Vu Lan trùng với Rằm tháng Bảy thường được coi trọng và tổ chức với ý nghĩa để con cháu tri ân, báo hiếu với tổ tiên, cha mẹ với mục đích giáo dục con người về lòng biết hơn, hiếu thảo với đấng sinh thành.
Thông thường, lễ cúng Rằm tháng 7 bao gồm lễ cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên, cúng thí thực cô hồn và cúng phóng sinh.
Trong đó, lễ cúng Phật, thần linh và gia tiên được làm vào ban ngày. Còn lễ bố thí cho các cô hồn thường được thực hiện vào buổi chiều tối.
Nên cúng Rằm tháng 7 vào ngày nào?
Ngày Rằm là ngày 15 âm lịch hàng tháng và cúng Rằm thông thường cũng sẽ diễn ra đúng vào ngày đó.
Tuy nhiên, cúng Rằm tháng 7 không nhất thiết phải đúng vào ngày 15/7 âm lịch mà có thể vào bất kỳ ngày nào trong tháng 7 âm lịch miễn là trước ngày 15/7.
Theo dân gian, người ta thường cúng Rằm tháng 7 trong các ngày từ 2-14/7 âm lịch. Không nhất thiết phải chọn ngày đẹp, chỉ cần ngày cúng có thời gian và khi cúng phải thành tâm là được.
Việc cúng như vậy là do quan niệm xưa: Từ ngày 2-14/7 âm lịch, Diêm vương sẽ cho mở cửa Quỷ Môn Quan để các vong hồn được về với dương giới, thọ hưởng những đồ vật mà người dân cúng tế.
Do đó, mọi người thường sẽ chuẩn bị các mâm cỗ để cúng và mời linh hồn người thân đã khuất về để dùng cơm. Đồng thời đây cũng là dịp để cúng thực, bố thí cho các linh hồn vất vưởng, không nơi nương tựa.
Mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 thường bao gồm các món như: gà luộc, xôi đỗ xanh, giò lụa, nem, canh miến mọc,… và thường bao gồm 3 lễ sau: cúng Phật, cúng trong nhà và cúng ngoài trời.
Bàn Phật là bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát, thường thờ ở mỗi nhà. Rằm tháng 7 là một ngày lễ lớn đối với những người theo đạo Phật, cũng là ngày lễ Vu Lan.
Đối với cúng bàn Phật thì bạn chỉ cần chuẩn bị một mâm cơm chay hoặc một mâm ngũ quả đơn giản để cúng Phật và thường nên cúng vào ban ngày. Trên mâm cúng cần có hoa tươi, không dùng hoa dại, hoa giả để cúng Rằm tháng 7.
Sau khi cúng, mâm cúng Phật thường sẽ được gia đình thụ lộc ngay tại nhà.
Cúng trong nhà hay còn gọi là cúng thần linh và gia tiên thường đặt ở dưới lễ cúng Phật. Mâm cúng này thường sẽ là mâm cúng mặn. Nên chuẩn bị mâm cúng tươm tất, các món ăn đa dạng cùng những thực phẩm bổ dưỡng, tươi sạch, thể hiện cho lòng thành kính, biết ơn tổ tiên.
Mâm cúng mặn thường gồm các món như xôi, gà luộc, canh, cơm, cá kho, món xào, món nộm,.. Kèm theo là trái cây, hoa cúng, nước, rượu, nhang, nến, vàng mã và cả những vật dụng dành cho người cõi âm làm bằng giấy tượng trưng như quần áo, giày dép,…
Cúng ngoài trời hay còn gọi là cúng chúng sinh hoặc cúng cô hồn với mục đích bố thí cho những cô hồn thất thế, sa cơ lỡ vận, không nhà cửa hay nơi nương tựa.
Lễ cúng cô hồn được thực hiện vào buổi chiều tối ngày 14/7 hoặc 15/7 âm lịch do quan niệm đây là khoảng thời gian các vong linh đang trên đường trở về địa ngục do đó là khoảng thời gian tốt nhất để cúng.
Mâm cúng chúng sinh thường bao gồm các lễ vật như sau:
– Muối gạo (1 dĩa sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng sau khi cúng xong).
– Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ).
– Hoa quả (5 loại 5 màu).
– Các loại bỏng ngô, bánh, kẹo.
– 12 cục đường thẻ.
– Quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng…).
– Tiền trần (là tiền thật, thường là tiền lẻ) và vàng mã.
– 3 chung nước (hay 3 ly nhỏ ), nhang và nến.
Một lưu ý quan trọng của lễ cúng cô hồn là nên cúng chay. Theo quan niệm dân gian cúng đồ mặn sẽ khơi dậy lòng tham, sân si của các vong hồn.
Mâm cúng thường được đặt ngoài trời, khi cúng tiền vàng sẽ được rải đều trên mâm, bên cạnh đó không thể thiếu các loại nhang, trầm sử dụng trong các mâm cúng. Kết thúc lễ cúng cô hồn, gạo và muối được vãi ra sân hay ra đường, sau đó là đốt vàng mã.
Mâm cỗ được sắp xếp gọn gàng, đẹp mắt thể hiện thái độ tôn trọng, trang nghiêm.
Trong khi đó, lễ cúng Phật, thần linh, gia tiền có thể làm cỗ chay hoặc mặn tùy thuộc vào gia chủ miễn sao thể hiện lòng thành.
Cách Chuẩn Bị Mâm Cỗ Cúng Rằm Tháng 7 Đầy Đủ Nhất
Theo tục lệ của người Việt, ngày rằm tháng 7 là ngày lễ Vu lan hay xá tội vong nhân cũng khác nhau về ý nghĩa nên việc chuẩn bị mâm cỗ cúng phải phù hợp hoàn cảnh. Trong đó mâm cỗ cúng phật, cúng thần linh, cúng gia tiên hay cúng cô hồn chuẩn bị sắm lễ sẽ khác nhau.
Mâm cỗ cúng rằm tháng 7 thần linh và gia tiên
Tuỳ mỗi gia đình có thể cúng chay hoặc cúng mặn
Những món chay nên có trong mâm cỗ cúng rằm tháng 7 gồm:
– Xôi đỗ xanh/ xôi gấc/ xôi vò
– Gà chay
– Nem chay rán
– Giò lụa chay
– Đậu đũa luộc
– Canh nấm/ Canh rau củ chay
– Gỏi/ Nộm chay
Cúng rằm tháng 7: Mâm cỗ cúng phật, cúng thần linh, cúng gia tiên hay cúng cô hồn chuẩn bị sắm lễ sẽ khác nhau.
Mâm cỗ mặn cúng thần linh và gia tiên
Cúng thần linh hay tổ tiên bạn chuẩn bị cỗ mặn để nhớ đến những người đã khuất. Bên cạnh đó, bạn chuẩn bị kèm theo tiền vàng và cả những vật dụng dành cho người cõi Âm làm bằng giấy tượng trưng từ những vật truyền thống (giống như đồ thật) như quần áo, giày dép, đến những vật hiện đại như xe cộ, điện thoại… để cho người Âm có được một cuộc sống tiện nghi, đầy đủ giống như người Dương trần.
– Gà ta luộc (Chọn gà trống từ 1,3-1,5kg)
– Xôi vò/ Xôi đỗ xanh/ Xôi dừa/ Xôi gấc
– Nem rán
– Canh rau củ thập cẩm/ Canh nấm mọc/ Canh sườn bí đao
– Giò lụa
– Nộm gà xé phay/ Nộm đu đủ bò khô/ Nộm hoa chuối
Mâm cỗ cúng rằm tháng 7 chúng sinh
Mâm cỗ cúng chúng sinh hay cô hồn thể hiện lòng thương từ bi của người trần với những linh hồn còn vương vấn cõi trần không nơi nương tựa. Lễ cúng thường được đặt ngoài trời trước cửa nhà vào chiều tối 14 hay giữa trưa 15/7 âm lịch. Sắm sửa lễ vật mâm cỗ cúng chúng sinh thường là đồ chay bao gồm:
– Muối gạo (để rắc bốn phương tám hướng sau khi cúng xong)
– Cháo trắng nấu loãng (12 bát nhỏ)
– Hoa quả (chuẩn bị 5 loại quả)
– Quần áo chúng sinh nhiều màu sắc khác nhau
– Các loại bỏng ngô, bánh kẹo
– Tiền vàng
– Nước
– 3 nén hương và 2 ngọn nến nhỏ
Cúng Rằm tháng 7 vào giờ nào ngày nào?
Theo xu hướng chung các gia đình thường cúng Rằm tháng Bảy từ ngày mùng 10 tháng bảy âm lịch đến trước ngày chính rằm (tức là ngày 15/7 âm lịch). Còn ngày 15/7 sẽ chỉ để cúng các cô hồn vương vất, không nơi nương tựa, đang bị đói ăn. Lúc này mâm cũng được dọn ngoài đường, trước nhà… nhưng không được để trong nhà, tránh trường hợp các vong hồn theo vào.
Còn với lễ Vu lan báo hiếu cha mẹ cầu siêu, báo hiếu tổ tiên, nên thực hiện vào ban ngày. Tuy nhiên, dù chọn giờ nào thì việc cúng cô hồn cũng đều phải diễn ra vào trước 12 giờ đêm ngày 15/7 âm lịch.
Những lưu ý làm mâm cỗ cúng rằm tháng 7
– Đối với mâm cúng Phật, thần linh và gia tiên làm trong nhà còn với cúng cô hồn chúng sinh ở ngoài trời trước cửa nhà hoặc thực hiện ở chùa.
– Với những gia đình thờ Phật thì mâm cúng Phật được đặt ở vị trí cao rồi mới đến mâm cúng thần linh và cuối cùng là gia tiên.
– Trong ngày rằm tháng 7 thì có rất nhiều vong hồn còn vất vưởng nên món cúng như quần áo vàng mã dành cho gia tiên nên ghi rõ người nhận, khi cúng đọc văn khấn thần linh thổ địa rồi sau đó đọc to rõ tên hương hồn người nhận.
Cập nhật thông tin chi tiết về Mâm Cơm Cúng Rằm Tháng 7 Gồm Những Gì, Chuẩn Bị Sao Cho Đầy Đủ Nhất? trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!