Bạn đang xem bài viết Luật Lệ Thờ Cúng Ông Tổ Nghề Gái Điếm, Ăn Trộm Ở Việt Nam được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tổ nghề có đôi lông mày trắng (thần Bạch Mi) lạ lùng nhất trong các Tổ nghề. Không những thế, ông còn được các nhà chứa và giới ăn trộm “tranh giành” là ông tổ nghề của mình.
Do gần gũi về mặt địa lý cũng như có sự ảnh hưởng, giao thoa văn hóa với Trung Quốc mà ở Việt Nam, một thời, thần lông mày trắng (thần Bạch Mi) vẫn được không ít nhà chứa và nhiều tên trộm chuyên nghiệp thờ để được phù hộ cho được đông khách, dễ “làm ăn”.
Một ông tổ hai “nghề” thờ
Mặc dù là tổ nghề song lại là của những “nghề” khá nhạy cảm và bị xã hội lên án nên thường tục thờ thần Bạch Mi không được phổ biến rộng rãi hay nói khác chỉ những người trong “nghề” mới am tường.
Trong giới “buôn phấn bán hương”, tục này được Đại thi hào Nguyễn Du miêu tả trong Truyện Kiều, đoạn Mã giám Sinh đưa Kiều về giao cho Tú bà, Tú bà bắt Kiều quỳ lạỵ tổ, như sau: “Giữa thì hương án hẳn hoi/Trên treo một tượng trắng đôi lông mày/Lầu xanh quen thói xưa nay/Nghề này thì lấy ông này tiên sư/Hương hoa hôm sớm phụng thờ/Cô nào xấu vía, có thưa mối hàng/Cởi xiêm trút áo sỗ sang/Trước thần sẽ nguyện mảnh hương lầm rầm/Đổi hoa lót xuống chiếu nằm/Bướm ong bay lại ầm ầm tứ vi”.
Đền thờ thần Bạch Mi
Như vậy, có thể thấy, phàm những nhà chứa, hoặc gái làng chơi xưa đều thờ cúng Thần Bạch Mi. Cứ đến mồng một, ngày rằm thì đều lấy khăn tay lau mồ hôi lau qua mặt Thần một lượt. Có làm như vậy mới được khách thương yêu lưu luyến không thôi.
Hoặc, trong lúc làm ăn vắng khách, bị ế hàng, chủ nhà chứa hoặc chính bản thân gái bán hoa đến trước thần Mày Trắng, trút bỏ cả quần áo, đốt hương van vái, cầu nguyện. Ðoạn lấy hoa mới cúng trên bàn thờ đem lót ở chiếu mình nằm, tất sẽ đắt khách hàng…
Trong giới “đào tường khoét vách” thì việc thờ vị thần này lại kèm theo những luật lệ nghiêm ngặt và phức tạp hơn. Chẳng hạn, ngoài những lễ cúng thông thường vào ngày rằm, mồng một, theo luật tổ, chỉ được truyền cho con cái ruột hoặc con rể chứ không được truyền cho người dưng. Nếu tuyệt tự thì có thể chọn con nuôi. Sau khi được tổ “ô kê”, môn sinh uống rượu thề có pha tiết gà sống và bắt đầu theo chân sư phụ (thường là cha) học nghề ngay đêm đầu tiên.
Khi nhập môn được nhập môn với cấp “lôi”. Môn sinh chỉ theo sư phụ để cảnh giới, cũng là học điều nghiên hiện trường. Đúng một năm sau, môn sinh sẽ được lên cấp “điện”, được truyền dạy lý thuyết “phép” ẩn thân, độn thổ và được phép leo vô hàng rào phụ giúp khuân đồ mang ra ngoài.
Sau khi đạt cấp “phong”, môn sinh phải thực hiện thành công đủ 99 vụ trộm mà không bị nạn nhân bắt quả tang mới được tiếp tục vượt qua một bài thi rất đơn giản để leo lên cấp “hỏa”: Sư phụ bảo học trò nhập nha vào một nhà. Chờ cho học trò chui khuất vào trong, sư phụ… la làng: “Bớ làng xóm! Có ăn trộm!”.
Gã học trò phải tìm đủ mọi cách thoát thân an toàn. Đạt cấp “hỏa” xem như gã học trò được giữ chức “trợ lý ăn trộm” và có quyền lập bàn thờ tổ và nhận đệ tử. Gã trộm đạt cấp “hỏa” có đủ bản lĩnh xuất quỷ nhập thần, lỡ vận thất thời còn có thể làm thầy tử vi xem ngày giờ cưới gả, xuất hành, mua may bán đắt để độ nhật.
Từ cấp “hỏa” gã trộm phải tiếp tục nhập nha thành công 99 vụ để lên cấp, tuần tự theo: hỏa, sơn, thủy, thổ, mộc. Ở mỗi cấp cao hơn, đạo chích có thêm một số quyền năng nhiệm mầu hơn.
Thần Bạch Mi là ai?
Dù không phổ biến và chính thống nhưng chắc chắn ở Việt Nam có tồn tại việc thờ vị thần lông mày trắng này. Vậy thần Bạch Mi có xuất xứ từ đâu và tại sao được thờ?
Có hai thuyết nói về vị thần này còn gây nhiều tranh cãi. Thuyết thứ nhất cho rằng, đó chính là Tể tướng nước Tề thời Xuân Thu.
Nguyên đời Xuân Thu, Quản Di Ngô tức Quản Trọng được Tề Hoàn công vời đến, bàn về quốc sách trước khi được phong làm Tể tướng, có hỏi: “Làm sao có của đủ dùng trong nước?”.Quản Trọng hiến kế thưa: “Khai mỏ để đúc tiền, nấu nước biển làm muối cho lợi chung cả thiên hạ, buôn để một chỗ, đợi dịp cao mà bán ra lấy lãi; lập 300 nhà nữ lư cho khách buôn bán đi lại tụ họp mua vui để lấy thuế….”.
Lập “nữ lư” tức là lập nhà chứa gái để khách mua vui. Ðể họ làm lén hay khi khách mua hoa – nhất là hạng thương buôn – thì biết có chỗ. Thế là bọn gái nầy vừa có tiền, lợi cho cá nhân vừa nộp thuế làm lợi cho nhà nước.
“Nữ lư” có thể được coi như một tổ chức lầu xanh đầu tiên. Cho nên, nghề làm này “thì lấy ông nầy tiên sư”, suy tôn là một vị tổ để cầu cho được phát đạt, cửa hàng đông khách và cũng như nhiều nghề khác… đều có tổ!
Quản Trọng có đôi mày trắng như trong tranh vẽ, được Hoàn công nước Tề phong làm Tể tướng, lại còn được các lầu xanh tôn là thần Bạch Mi làm tổ của nghề.
Ðời nhà Minh (1368-1648), các lầu xanh có tục lạ là đuổi vía, khi cô nào vắng khách, bị ế hàng thì đến trước thần Mày Trắng, trút bỏ cả quần áo, đốt hương van vái, cầu nguyện. Ðoạn lấy hoa mới cúng trên bàn thờ đem lót ở chiếu mình nằm, tất sẽ đắt khách hàng.
Một thuyết khác lại cho rằng, thần Bạch Mi chính là Hồng Nhai Tiên Sinh trong truyền thuyết cổ đại của Trung Hoa. Sách Vạn Trai tỏa lục kể rằng, kỹ nữ Hồng Nhai người thời Tam Hoàng, là người đầu tiên mở ra kỹ viện và được coi là thủy tổ của nghề kỹ nữ. Sách Lữ Thị Xuân Thu, Cổ Thi nói: “Thần Bạch Mi nguyên là bề tôi của Hoàng Đế có danh là Linh Luân, là người chế ra nhạc luật”.
Linh Luân nghe được tiếng chim kêu phân ra được 12 luật, Hoàng Đế mới sai Linh Luân đúc 12 chiếc chuông để hòa với ngũ âm”. Sách Lộ Sữ cũng chép: Linh Luân chế ra khánh để hòa với bát âm, đều hòa với ngũ âm thành ra lịch pháp, phối hợp với bát âm xếp thành ngôi thứ. Từ đó mấy kỹ nữ (gái làng chơi xuất thân từ nhạc công) mới lấy Thần Bạch Mi tức Hồng Nhai Tiên Sinh, hoặc gọi Linh Luân làm tổ sư gia.
Đến thời “Phản Thanh phục Minh”, thành viên các “hội kín” được huấn luyện 5 kỹ năng tình báo gồm: hành thích (ám sát), hành tẩu (bỏ chạy), hành ẩn (ẩn trốn), hành quy (hóa thân) và hành phục (nhập vai) theo từng đẳng cấp. Căn cứ vào đẳng cấp, họ được phân vào vai ăn mày, thích khách, kỹ nữ để làm “tình báo” lấy thông tin.
Có thuyết còn cho rằng, các lực lượng phản Thanh phục Minh lấy các lầu xanh làm trạm giao liên. Để phân biệt với các lầu xanh bình thường, họ thờ Bạch Mi Lão Thần để làm ám hiệu. Công cuộc phản Thanh phục Minh thoái trào, nhân sự Thiên Địa Hội tỏa khắp các nơi, bị mất gốc và chuyển hóa thành… tệ nạn xã hội.
Văn Hóa Thờ Tổ Nghề Ở Việt Nam
Thờ tổ nghề là truyền thống tốt đẹp ở Việt Nam, với mong muốn nhờ sự phù hộ của tổ nghề giúp cho ngành nghề phát triển, người làm nghề có được cuộc sống sung túc, ấm no, hạnh phúc.
Tổ nghề là ai?
Tổ nghề (hay Đức Thánh Tổ, Tổ sư) là một hoặc nhiều người có công lớn đối với việc sáng lập và truyền bá một nghề nào đó. Do đó được các thế hệ sau tôn trọng và suy tôn là người sáng lập vì đã có công tạo ra nghề, gọi là tổ nghề. Tổ nghề thường là những người có thật, nhưng lại được người đời sau tôn thờ vì đã có công sáng tạo ra nghề, truyền lại cho các thế hệ sau.
Việt Nam có khoảng 5.400 làng nghề, trong đó có khoảng 2000 làng nghề truyền thống. Đa số các làng nghề ở Việt Nam dân làng đều thờ tổ nghề, nhất là ở các làng nghề truyền thống, có lịch sử lâu đời. Tuy nhiên, có một số ít làng nghề do hoàn cảnh khách quan, lịch sử không ghi lại “tích của tổ nghề” nên dân làng không biết ai là tổ nghề để thờ cúng. Ở các làng nghề Việt Nam, dân làng có thể lập bàn thờ vị tổ nghề tại gia, nhưng phổ biến vẫn là lập miếu, đền, đình để thờ tổ nghề riêng của làng nghề mình. Đặc biệt, ở nhiều làng, có những vị tổ nghề còn được dân làng tôn làm Thành Hoàng làng, tức là vị thần linh cai quản làng, là thần hộ mệnh, phù hộ và che chở cũng như ban phúc cho dân làng.
Văn hóa thờ cúng tổ nghề ở Việt Nam diễn ra như thế nào?
Các nghề đều có tổ nghề, có khi nhiều người là tổ cùng một nghề hoặc cùng một nghề nhưng mỗi nơi thờ một vị tổ khác nhau nhưng cũng có khi một người là vị tổ của nhiều nghề khác nhau. Chưa có số liệu thống kê có bao nhiêu vị tổ nghề nhưng ước tính ở Việt Nam có khoảng 130 vị tổ nghề. Hà Nội là nơi có nhiều làng nghề nhất cả nước. Ví dụ như làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ có tổ của nghề này là ông Trương Công Thành, một vị tướng thời Lý; Bà tổ nghề dệt lụa ở làng Vạn Phúc có tên là A Lã Thị Nương, thế kỷ thứ 9; làng nghề nhiếp ảnh Lai Xá cụ Khánh Ký tổ nghề. Vị tổ nghề bách nghệ, tổ nghề đầu tiên chính là Vua Hùng, người có công dựng nước. Nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa Nguyễn Đức Tố Lưu, cho biết: “Chúng ta có 2 vị bách nghệ tổ sư, một nam và một nữ. Nam là Hiên viên Hoàng Đế tức vua Hùng, nữ là vợ Vua tức Hoàng hậu Tây Thiên Lăng Thị Tiêu. Về sau có thêm những vị tổ nghề khác như tổ nghề kim hoàn, đúc đồng, thủ công… Đình Kim Ngân ở Hà Nội là nơi thờ tổ bách nghệ vua Hùng, người có nhiều sáng chế thời cổ đại, dạy dân nhiều nghề như làm nhà, làm nông, viết chữ.”
Tục thờ tổ nghề là phong tục tập quán, nghi lễ linh thiêng của dân làng. Hàng năm, lễ cúng tổ nghề thường được tổ chức vào ngày sinh hoặc ngày mất của vị tổ nghề, nếu không biết được ngày sinh, ngày mất của vị tổ nghề, thì dân làng tổ chức vào ngày hội làng. Dân làng tin rằng thờ tổ nghề sẽ được tổ nghề phù hộ cho dân làng bảo tồn và phát triển nghề nghiệp của mình. Tục thờ tổ nghề cũng chính là đạo thờ tổ tiên, trở thành sợi dây liên kết, gắn bó mọi người lại với nhau, thể hiện đạo hiếu trong nhân sinh quan của người Việt Nam. Nhà giáo, nhà nghiên cứu văn hóa Vũ Ngọc Khôi, cho biết: “Đạo hiếu gắn với thờ cúng tổ nghề. Chuyện thờ các vị tổ nghề chứng tỏ là chúng ta thể hiện thái độ tri ân của những kẻ hậu sinh, nhớ công lao những người đi trước đã khai thông, mở lối cho mình. Nếu như chúng ta không có thái độ biết ơn, tri ân như thế chắc chắn sau này chúng ta không thể mở mày mở mặt ra được.”
Trong việc thờ cúng tổ tiên, hương (hay còn gọi là nhang) đóng một vai trò vô cùng quan trọng.
Nguồn gốc của Hương (Nhang)
Trên bàn thờ tổ tiên mọi gia đình, cây nhang thắp đỏ càng thêm ấm cúng, vấn vương hương khói, là gạch nối giữa thần linh đất trời, giữa người đã khuất và trần tục.
Cây nhang có nguồn gốc từ Ả Rập, được các lái buôn Hy Lạp đưa sang bán tại các nước châu Á. Người dân châu Á mau chóng ưa thích cái hương thơm của nhang. Loại bột này lấy từ cây boswellia sacra mọc rất nhiều ở miền Nam bán đảo Ả Rập. Nhờ có đặc tính ấy nên nhang được đem dùng ở những nơi tôn nghiêm. Người Babylon có tục đốt nhang để làm an lòng các vị thần linh.
Nghề buôn nhang thịnh hành ở Ả Rập vào đầu Công nguyên. Sau đó, nghề làm nhang phát triển mạnh ở châu Á cùng với sự phát triển của đạo Phật, có thể nói chính đạo Phật đã được truyền bá rộng rãi cùng với hương thơm huyền ảo của cây nhang.
Ở Việt Nam, không khó để thấy thi thoảng xuất hiện ở trên đường các nam hoặc nữ phật tử, đã trọng tuổi đi bộ đem các loại nhang thơm đến mời mua. Đó là lòng thành, tâm phước. Tiền lời bán được từ cây nhang đem về Phật đường sử dụng vào mọi việc từ thiện.
Ở mỗi nước thì văn hóa thờ cúng cũng như thói quen sử dụng nhang trong thờ cúng của họ lại khác nhau. Người Trung Hoa đốt nhang không những để thờ cúng mà còn để biết thời khắc trong đêm gọi là “đồng hồ nhang”, nhưng chỉ đốt mỗi đêm một khoanh nhang duy nhất. Tại các đền chùa họ đốt nhang thành từng ôm, khói xông nghi ngút lan tỏa mù mịt. Người Nhật Bản đốt mỗi đêm 12 cây nhang, mỗi cây có một mùi hương khác nhau. Nhu cầu đốt nhang ngày càng lớn ở các quốc gia theo đạo Phật và công việc làm nhang hầu như do phụ nữ đảm trách. Người Malaysia dùng nhang ít hơn các nước khác trong vùng, nhưng có loại nhang cao đến 5 – 6m, đường kính to bằng cây cột nhà, dùng để đốt dâng cúng thần “tài lộc”. Cây nhang của người Ấn Độ có hình dáng cầu kỳ, mùi thơm nhẹ nhàng, thanh thoát, dễ tập trung tư tưởng khi cầu nguyện.
Cây nhang từ lâu đã ngự trị ở mọi nơi thờ phụng, từ chùa chiền, đình miếu cho đến mọi gia đình, bất kỳ sướng khổ, sang hèn. Đối với người Việt nói riêng và người Á Đông nói chung, thắp một nén nhang mang ý nghĩa thiêng liêng và là nếp văn hóa trong cuộc sống hàng ngày.
Cây nhang được làm như thế nào?
Nhang thường được làm bằng tre, bột nhang làm bằng bột vỏ cây bồ lời và bột cám cưa. Màu vàng được tạo bằng bột cây huỳnh đàn và mùi hương được tạo từ bột cây trầm gió nên thường được gọi là hương trầm.
Ở nước ta, có rất nhiều địa phương có nghề làm nhang. Ở TP. Hồ Chí Minh, sản xuất nhang chủ yếu tập trung tại khu Bà Hom và đường Hậu Giang (quận 6). Ở miền Bắc, nghề làm nhang chính gốc phải kể đến vùng Dốc Lã, Hưng Yên vì đây là quê hương của bà tổ nghề nhang. Nguyên liệu nhang là tổng hợp của nhiều vị thuốc Bắc, thường từ 10 – 15 vị như: mộc hương, đại hoàng, địa liên, nhục đầu, bạch chỉ, trầm hương…
Tuy nhiên, giá trầm hương càng ngày càng quá cao nên nhiều người thường lấy nhựa quả trám làm giả mùi trầm hương. Chính vì vậy mà giá cả có phần chênh lệch. Người làm nhang có thể vì lợi nhuận mà bớt đi vài vị thuốc, nhưng hương thơm của nhang cũng không vì thế mà bị ảnh hưởng nhiều. Muốn phân biệt trầm thật hay giả chỉ có cách đốt cây nhang chứ mắt thường không sao phân biệt được. Trầm giả có mùi thơm hắc, trong khi trầm thật có mùi thơm nhẹ nhàng quyến rũ. Chính vì vậy mà người pha chế hương thơm phải có nhiều kinh nghiệm. Mùi hương cũng có nhiều loại, từ hương thơm ngát, nồng nàn đến hương thơm ngọt dịu … Thậm chí, người ta còn dùng mùi hương để chữa các bệnh sổ mũi, đau đầu… vì trong thành phần của nó có vị thuốc.
Sản phẩm nhang cũng có nhiều loại và được gọi bằng nhiều tên khác nhau, chẳng hạn như nhang vuốt, nhang vòng, nhang sào, nhang nén… Cây nhang thường được dùng trong các gia đình là loại nhang nhỏ, đường kính chừng bốn, năm ly và dài độ bốn, năm tấc.
Ngoài ra hiện nay trên thị trường còn xuất hiện loại nhang lớn. Cây nhang loại lớn do người Hoa sản xuất tại Chợ Lớn (TP. Hồ Chí Minh) có chiều dài từ 1 – 2 mét. Nhiều đình, chùa, nơi thờ tự thường dùng nhang khoanh có đường kính đến 1m, có thể cháy trong vòng 10 – 15 ngày mới tàn.
Cần nói thêm rằng, kỹ nghệ làm nhang ngày càng phát triển đã dẫn đến sự ra đời của cây nhang điện. Đó là cây nhang có bề ngoài trông cũng giống cây nhang thật, trên đỉnh có bóng đèn nhỏ gắn với dây dẫn điện nằm bên trong để cắm vào nguồn điện. Hễ bật công tắc thì bóng điện sáng từa tựa như cây nhang đang cháy (tất nhiên là không có mùi hương và cũng không tàn lụi). Sử dụng nhang điện không có ý nghĩa như cây nhang cổ truyền nên không ai dùng nhang điện vào việc cúng chạp, tế lễ và tất nhiên là không sử dụng trong ngày giỗ tổ nghề truyền thống.
Hương sạch Phong Thủy Vượng
Bạn hoàn toàn có thể tách một ít phần bột để so sánh với các loại nhang trên thị trường. Tăm nhang Phong Thủy Vượng có màu nâu đen, sần sùi thô mộc vì đó là nhang làm theo phương pháp truyền thống, không sử dụng hóa chất độc hại. Còn những loại nhang trên thị trường nếu tăm nhang có màu vàng sậm, láng mịn thì chắc chắn nhang được tẩm axit photphoric (H3PO4)
Đến với Phong thủy Tam Nguyên, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng của sản phẩm, giúp không gian tâm linh của nhà bạn thêm phần trang nghiêm, ấm cúng và giúp những ý niệm, cầu mong của bạn thêm phần linh nghiệm. Đặc biệt, nếu bạn đặt mua 5 hộp sản phẩm Hương sạch Phong Thủy Vượng, chúng tôi sẽ tặng bạn ngay 1 hộp hương và miễn phí vận chuyển đến tận tay các bạn.
Truyền Thuyết Về Ông Tổ Nghề Xây Dựng Ở Việt Nam
Tìm hiểu về ngày giỗ tổ xây dựng
Truyền thuyết về ông tổ nghề xây dựng ở Việt NamCúng giỗ tổ nghề xây dựng cũng là một ngày lễ được rất nhiều người theo nghề xây dựng coi trọng. Để tìm hiểu về ngày giỗ tổ nghề xây dựng cũng như sự tích về ông tổ nghề xây dựng, mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây của VnDoc.
Từ xa xưa, các ngành nghề đều có ngày giỗ Tổ để tưởng nhớ đến người sáng lập nghề và được truyền bá rộng rãi trong xã hội. Đây là một hình thức văn hóa thể hiện tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” của thế hệ sau. Ở nước ta trong các ngành nghề, có thể nói là ngành xây dựng (gồm các nghề: thợ xây, thợ mộc, thợ cơ khí) có đến 2 ngày cúng giỗ cách nhau 6 tháng. Đó là ngày 13 tháng 6 và ngày 20 tháng Chạp Âm lịch hàng năm. Đa số thợ trong nghề đến ngày là lo cúng giỗ và biết ông Tổ là ông Lỗ Ban nhưng ý nghĩa và nguồn gỗc ít người hiểu rõ.
Sự tích ông tổ nghề xây dựngTruyền thuyết ghi lại, vào thời Lục quốc phân tranh trong lịch sử Trung Quốc, ở nước Lỗ có một người thợ mộc tài giỏi. Ông tuân lệnh nhà vua bỏ ra gần 3 năm ròng rã nghiên cứu và chế tạo ra một con diều bằng gỗ có thể chở được một người, lợi dụng hướng gió mà thả bay lên trời thám thính tình hình quân lính nước Tống ở biên thùy. Lỗ Ban danh tiếng vang lừng, được mọi người tôn sùng là bậc thầy của thợ mộc nước Lỗ.
Trước thời Lục quốc khoảng 500 năm, cũng tại nước Lỗ có ông Công Thư Ban chỉ huy tất cả thợ xây dựng đền đài cung điện, nghiên cứu và chế tạo ra hai dụng cụ để phục vụ cho xây dựng chuẩn xác và mau chóng. Đó là “quy” giống như chiếc compa ngày nay, và “củ” là chiếc thước bọt nước cổ xưa.
Mạnh Tử có hạ bút tán dương ca ngợi công lao Công Thư Ban như sau: “Công Thư tử chi xảo, bất dĩ quy củ, bất năng phương viên hành”, có thể tạm dịch: “Công thư thật tinh xảo, không có thước compa và thước thủy thì không thể tạo thành mặt hình tròn và hình vuông phẳng được”. Cũng theo truyền thuyết, giới thợ lúc ấy gọi ông là Lỗ Công Thư Ban, lâu ngày chỉ gọi là Lỗ Ban và Lỗ Công Thư Ban đã nghiên cứu thiên văn, địa lý kết hợp với 8 quẻ bát quái và sáng tạo ra cây thước Lỗ Ban riêng biệt của nghề mộc (ngay cả nghề thợ hồ cũng sử dụng) để phục vụ cho việc đặt đòn mái, đo khuôn nhà, khuôn cửa. Thước có chiều dài 1 thước Tàu (khoảng 44 cm) gồm 4 cung, 16 cửa xấu, tốt. Đến thời Lỗ Ban thuở Lục quốc phân tranh, ông đem đúc kết lại kinh nghiệm, hiệu chỉnh lại thước Lỗ Ban cũng chiều như cũ, nhưng có 8 cung, 32 của tốt, xấu, may, rủi, sinh tử, ly biệt…
Đời này truyền sang đời khác và do hoàn cảnh lịch sử truyền lại, đến nay, cả Trung Quốc và Việt Nam cũng như một số nước khác ở châu á, những làng nghề xây dựng đều xem Lỗ Ban là ông Tổ nghề của mình. Cứ đến ngày 13 tháng 6 và ngày 20 tháng Chạp Âm lịch hàng năm đều tổ chức ngày giỗ của ông Lỗ Ban.
Vào ngày lễ giỗ Tổ xây dựng được tất cả anh em thợ trong làng nghề tổ chức nghiêm túc và long trọng, nhất là ngày 20 tháng Chạp Âm lịch. Ngày xưa, cúng Tổ phải có lễ Tam sanh, cả làng nghề phân theo từng nhóm thợ mà đóng góp tiền bạc để lo tổ chức lễ cúng giỗ tổ. Lễ Tam sanh gồm 1 con gà trống trắng, một con heo đực và một vò rượu nếp trắng. Chủ lễ là một người thợ có uy tín hoặc lớn tuổi nhất đứng ra để bái lễ… Ngoài ra, các thợ mới vào nghề, đây là lễ nhập môn ra mắt Tổ nghề. Lễ vật cúng giỗ tổ cho một thợ mới là một chú gà trống, trai rượu nếp trắng, nhang thơm. Đặt lên bàn thờ Tổ khấn vái rồi ba xá, ba lạy. Chủ lễ tiếp nhận lễ vật và trao lại cho “tân môn đồ” một ly rượu trắng, sau đó “tân môn đồ” lễ phép nâng ly rượu mời người thợ mà mình tôn làm thầy để thọ giáo. Thầy uống cạn ly với ý nghĩa: sẽ dạy nghề cho môn đồ thật chí tình, trọn nghĩa.
Giỗ tổ ngày 13 tháng 6 thì đơn giản hơn và thường cúng tại nơi làm. Lễ vật một bộ tam sên (một quả trứng luộc, một con tôm nướng, một miếng thịt heo quay), gà lược, chè xôi, rượu nếp trắng,… Sau đó, tất cả các thợ và khách quây quần lại với nhau, cùng vui ly rượu với những mẩu chuyện vui buồn trong nghề và truyền cho nhau những kinh nghiệm, bí quyết tay nghề để học hỏi lẫn nhau.
Ông Tổ Nghề Tóc Việt Nam Xuất Hiện Ở Thời Nào? (P1)
Cắt tóc dạo ở Hà Nội những năm cuối thế kỷ 19
Nghề tóc, cũng như mọi nghề nghiệp khác, là một lĩnh vực hoạt động mà qua đào tạo, người làm nghề có được những tri thức, những kỹ năng để tạo ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Điều kiện cần và đủ cho nghề tóc ra đời bao gồm những yếu tố sau:
1. Sự phát triển của kỹ thuật: Trong nghề tóc, đó là kỹ thuật luyện kim với các sản phẩm, dụng cụ làm nghề thô sơ nhất như dao. Các sản phẩm tinh xảo và chuyên dụng khác, cũng xuất phát từ kỹ nghệ luyện kim về sau mới xuất hiện.
2. Nhu cầu xã hội: Nhu cầu này là của số đông, ở nhiều giai tầng khác nhau trong xã hội. Giả thuyết các thái giám cắt tóc cho các ông vua, bà chúa trong các triều đại phong kiến, là ông tổ nghề tóc, không thể xem là có cơ sở vì khi đó công việc này chỉ được thực hiện cho một vài người ở phạm vi hẹp, không phải từ nhu cầu xã hội.
Mái tóc của người Việt xưa (ảnh tư liệu Pháp)
Trên cơ sở các yếu tố này, người viết đặt ra những giả thuyết:
Ông tổ nghề tóc VN là người đầu tiên cắt tóc cho các bà đầm Pháp?Việc xác định ai là ông tổ nghề tóc VN, hiện vẫn đang có nhiều ý kiến tranh cãi. Theo ý kiến của một số nhà tạo mẫu tóc đại diện cho giới làm tóc ở hai miền Nam, Bắc thuộc nhiều thế hệ, mặc dù là tranh cãi chủ yếu xoay quanh vấn đề địa giới, nhưng thống nhất ở một điểm: Ông tổ nghề tóc VN có thể xuất hiện ở thời Pháp thuộc, đầu thế kỷ XX, là người đầu tiên tiếp cận được với những dụng cụ làm tóc chuyên dụng (có nguồn gốc từ Pháp, do các bà đầm Pháp mang sang VN); và được hướng dẫn các kỹ năng làm tóc từ chính những bà đầm này.
Các kểu tóc của thiếu nữ Hà Nội xưa
Theo đó, nhu cầu làm đẹp cùng váy đầm, tóc ngắn đã lan dần sang các bà vợ của giới quan chức, thơ lại làm việc cho người Pháp. Đây cũng là những khách hàng đầu tiên của người hành nghề làm tóc thời đó tại Việt Nam.
Vậy người Việt ở khu vực nào, Nam Kỳ – với Sài Gòn, Gia Định; Bắc Kỳ – Hà Nội, Hải Phòng; và Trung Kỳ – Hội An, Đà Nẵng, đã tiếp cận sớm nhất với “văn minh” làm tóc, thông qua những người Pháp?
Câu hỏi này đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ. Do đó, các vị tiền bối của nghề tóc thuộc thế hệ nửa đầu thế kỷ XX vẫn không tìm được tiếng nói chung khi muốn xác định ai, ở khu vực nào, là người đầu tiên hành nghề làm tóc ở VN!
See Also
Cũng xin nói thêm, phải đến những thập niên 1920-1930, cùng với sự mở rộng của các đô thị, tầng lớp tiểu tư sản người Việt ra đời, văn minh phương Tây “đổ bộ” vào sinh hoạt hàng ngày như nghệ thuật, thời trang…, thì mới có hình ảnh cô tân thời răng trắng, áo dài, tóc bồng. Khi đó, khái niệm “thời trang” bao gồm nghề tóc như một hiện tượng xã hội, mới có mặt ở Hà Nội – Sài Gòn.
Nghề tóc có thể ra đời từ phong trào Duy Tân – Đông Kinh Nghĩa Thục?Một trong những tiền đề cho sự ra đời văn hóa thị dân đầu thế kỷ XX, là phong trào Duy Tân năm 1905. Đây là cuộc vận động cải cách xã hội, “chấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh” với tâm điểm là “đoạn tuyệt với cái lạc hậu cũ”, hô hào đàn ông VN “bỏ búi tó” và “cắt tóc ngắn”. Vì vậy, dân chúng có lúc đã gọi những người tham gia phong trào gọi là “Giặc Tông đơ” hoặc “Phong trào Húi hè!” hoặc “Giặc Đồng Bào”. Phong trào “Cắt Búi Tó, Cắt Tóc Ngắn” khởi đi miền Trung, từ các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi ra Huế và được dân chúng khắp nơi hưởng ứng nhiệt liệt. Thanh niên, học sinh từng đoàn, từng nhóm, đứng trên mọi nẻo đường với chiếc kéo, chiếc tông đơ (tondeuse) trên tay, ca vang bài “Húi hè!” với lời hát: “Húi hè, húi hè! Bỏ cái ngu nầy, bỏ cái dại nầy. Ngày nay ta cúp, ngày mai ta cạo, Húi hè!”.
Một gương mặt sáng lập Đông Kinh Nghĩa Thục, chí sĩ Nguyễn Quyền (1869 – 1941), còn có bài thơ “Cắt tóc”: “Phen này cắt tóc đi tu/ Tụng kinh Độc Lập ở chùa Duy Tân …”
Có thể thấy ở thời này, các dụng cụ của nghề tóc như kéo, tông đơ và nhu cầu xã hội đều đã có. Vậy chúng ta có thể khẳng định nghề tóc ở VN đã có ở thời này.
Chuyên đề Tóc Đẹp số 40 Sign Up to Our NewsletterGet notified about exclusive offers every week!
Lấy Trộm Bài Vị Thờ Cúng Có Phạm Luật?
TAND chúng tôi vừa có quyết định tạm ngừng phiên tòa xét xử vụ án “đòi lại tài sản và yêu cầu công khai xin lỗi” giữa nguyên đơn là ông Lê Văn Trừ (75 tuổi, ngụ Q.9, chúng tôi đối với bị đơn là bà N.A. (49 tuổi, con gái ông Trừ).
Lấy bài vị ông bà đem… thủy táng
Vụ kiện khởi nguồn từ những mâu thuẫn, tranh chấp đất đai trong nội bộ gia đình ông Trừ. Đầu năm 2023, ông Trừ đã có đơn gửi Công an TP Biên Hòa (Đồng Nai), Công an chúng tôi Phú (Q.2), Công an Q.2 (TP.HCM) tố giác bà A. về hành vi chiếm giữ hũ cốt của mẹ ông và hai bài vị thờ cha mẹ.
Theo ông Trừ, ông là người thừa kế hàng thứ nhất và duy nhất của cha mẹ ông. Sau khi mẹ ông qua đời, căn cứ lời căn dặn của mẹ lúc còn sống, ông Trừ mang hũ cốt của mẹ gửi bên cạnh hũ cốt của cha tại Quan Âm Tu Viện (P.Bửu Hòa, TP Biên Hòa) để thờ cúng.
Do mâu thuẫn với cha nên tháng 9-2023, bà A. đến Quan Âm Tu Viện lấy hũ cốt bà nội và hai bài vị về gửi tại một ngôi chùa ở Q.2 (TP.HCM). Sau đó, bà A. tiếp tục đến lấy thêm hũ cốt ông nội nhưng bị sư trụ trì của chùa ngăn lại. Sau khi biết sự việc, ông Trừ nhiều lần yêu cầu con gái trả lại các di vật nêu trên, nhưng bà A. không trả mà còn xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của ông, quấy rối qua điện thoại và qua mạng khiến cuộc sống của ông bị xáo trộn. Ông Trừ đề nghị cơ quan điều tra khởi tố bà A. về hành vi “trộm cắp tài sản” (là hài cốt, bài vị).
Thụ lý đơn tố giác, Công an TP Biên Hòa xác minh và kết luận đây chỉ là tranh chấp về quyền thờ tự giữa hai bên, chứ không có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự. Từ đó, công an đã hướng dẫn ông Trừ gửi đơn khởi kiện đến tòa.
Sau khi đi tìm nhiều nơi, ông Trừ phát hiện con gái gửi hũ cốt của mẹ ông trong chùa nên ông đã đến xin về. Riêng hai bài vị, bà A. cho rằng đã “thủy táng” xuống sông Đồng Nai nên không có để trả lại.
“Tôi là hàng thừa kế thứ nhất của mẹ tôi. Xét dưới góc độ tài sản, bài vị là di vật, là tài sản vô giá, là tín ngưỡng vô cùng quan trọng đối với bản thân tôi. Tôi mới là người có toàn quyền quyết định nơi đặt hũ cốt, nơi thờ cúng cha mẹ. Bà A. mặc dù là con gái tôi, là hàng thừa kế thứ hai nhưng không có tư cách tranh giành thờ tự với tôi” – ông Trừ viết trong đơn gửi đến tòa.
Từ đó, ông đề nghị tòa án giải quyết các yêu cầu: trả lại hài cốt, xin lỗi công khai và chấm dứt hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của gia đình ông. Đồng thời đề nghị tòa buộc bị đơn không được đến nhà ông, không được đến Quan Âm Tu Viện. Lý do, theo ông Trừ, việc con gái ông lấy trộm hũ hài cốt và hai bài vị không phải để tranh giành thờ tự, mà mục đích là để uy hiếp ông. Ông vẫn giữ nguyên quan điểm đây không phải là tranh chấp trong gia đình, mà ảnh hưởng đến tâm linh, tín ngưỡng, vi phạm pháp luật hình sự về tội trộm cắp tài sản.
Vật đặc định, đã vứt không thể lấy lại?
Trong suốt quá trình giải quyết vụ án, bà A. luôn vắng mặt tại tòa. Tại đơn gửi đến tòa, bà A. không đồng ý với toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông Trừ. Lý do: hũ hài cốt ông Trừ đã lấy lại, còn bài vị và bảng tên trên hũ cốt bà đã thủy táng.
Tháng 11-2023, TAND Q.2 mở phiên xét xử sơ thẩm. Theo tòa, với phong tục tập quán người Việt, trách nhiệm và quyền thờ cúng cha mẹ được giao cho con trai cả trong gia đình. Ông Trừ là con trai duy nhất nên ông có quyền quản lý đối với bài vị và hài cốt của cha mẹ ông. Theo di nguyện của cha mẹ, ông đã gửi bài vị và hài cốt họ cạnh nhau tại Quan Âm Tu Viện. Việc bà A. tự ý mang hũ cốt và bài vị đi khi chưa được ông Trừ đồng ý là trái với đạo lý, trái với phong tục tập quán của người Việt.
Tuy nhiên, theo lời khai của các bên, bài vị được làm bằng đá, ghi ngày tháng, họ tên, năm sinh và năm mất của người được thờ. Tòa án cho rằng bài vị ghi tên người chết nên đây chỉ là vật thờ cúng, mang giá trị tinh thần, tâm linh, chứ không có giá trị trong giao dịch dân sự. “Hiện tại pháp luật không có quy định về việc sử dụng, chiếm hữu và định đoạt đối với bài vị.
Tuy nhiên, căn cứ vào khoản 2 điều 113 Bộ luật dân sự, bài vị được coi là vật đặc định (không có vật thay thế). Ông Trừ là người ở hàng thừa kế thứ nhất, cũng là người bỏ tiền ra mua bài vị, gửi và đóng phí cho chùa. Do đó, ông Trừ được xác định là người có quyền sở hữu đối với những vật này. Việc bà A. tự ý lấy bài vị được coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu của ông Trừ đối với những di vật này. Bà A. có trách nhiệm hoàn trả đúng vật đó hoặc bồi thường cho ông Trừ nếu ông có yêu cầu” – tòa án cấp sơ thẩm nhận xét.
Theo lời khai của bà A., bài vị đã được bà thủy táng tại sông Đồng Nai. Ông Trừ không đưa ra được các chứng cứ chứng minh những di vật này đang tồn tại và do bà A. chiếm hữu. Do vật tranh chấp không còn nên tòa án cho rằng yêu cầu đòi lại tài sản của nguyên đơn là không phù hợp. Các yêu cầu con gái xin lỗi của ông Trừ cũng không được tòa án chấp nhận.
Tại phiên xử phúc thẩm lần đầu, phía ông Trừ vẫn giữ nguyên yêu cầu đòi lại bài vị. “Bà A. nói đã thủy táng bài vị xuống sông Đồng Nai chỉ là cái cớ để không trả lại. Bà thủy táng ở đâu, tại vị trí nào phải nói rõ? Nếu đã thủy táng, đề nghị tòa tuyên buộc bà phải tổ chức mò tìm để trả lại bài vị” – luật sư bảo vệ cho ông Trừ đề nghị. Xét vụ án còn nhiều vấn đề chưa làm sáng tỏ, đại diện viện kiểm sát đã đề nghị tạm dừng phiên tòa và HĐXX đã chấp nhận.
Chiều 27-5, phiên tòa phúc thẩm mở lại lần hai nhưng tiếp tục tạm hoãn để thu thập thêm chứng cứ.
Khó xác định việc lấy bài vị là trộm cắp tài sản
Luật sư Nguyễn Văn Đức (Đoàn luật sư chúng tôi cho rằng nếu người con chiếm giữ hũ cốt không trả lại có thể bị xử lý về tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt. Pháp luật quy định vấn đề này rất rõ. Tuy nhiên, việc chiếm giữ bài vị lại chưa có quy định cụ thể. Bài vị là vật không thể thay thế. Nay bị đơn nói đã mất không còn để trả lại, nguyên đơn nói vật vẫn còn thì nguyên đơn phải chứng minh.
“Trường hợp này, ông Trừ có thể yêu cầu bị đơn bồi thường giá trị của bài vị. Tuy nhiên, do ông không yêu cầu nên tòa án không có căn cứ để xem xét” – luật sư Đức nói.
Ông Tổ Nghề Nhiếp Ảnh Việt Nam Là Ai?
“Xưa nay không ai tái sinh được xương thịt, tuy ứng theo lòng, chụp ảnh tái hiện được tinh thần”, “ngoài nghìn dặm mà vẫn y trước mắt, khiến mọi người đều tỏ được tấm lòng thành hiếu”…. Những câu văn này như một “tuyên ngôn” cho nhiếp ảnh ở Việt Nam và người được coi là tổ nghề của nhiếp ảnh Việt Nam chính là cụ Đặng Huy Trứ.
Đặng Huy Trứ (1825- 1874) là một quan chức lớn triều Nguyễn, có tư tưởng canh tân. Chính vì thế, năm 1865, khi đi sứ Trung Quốc, tới Hương Cảng (Hồng Kông) với nhiệm vụ “Thám phỏng dương tình” (nghe ngóng thái độ của các nước phương Tây đối với ta), ông đã được tận mắt chứng kiến kỹ thuật nhiếp ảnh do người Anh quốc đưa sang, đang được nhiều người ưa chuộng.
Cụ Đặng Huy Trứ
Theo nghệ sỹ nhiếp ảnh – nhà nghiên cứu Hoàng Kim Đáng, thì tại Hương Cảng, ông đã chụp thử hai bức chân dung: một bức mặc Triều phục, một bức ông mặc như thương nhân Trung Quốc và thử vẽ hai bức chân dung nói trên để so sánh. Điều đó cho thấy ý định học nghề ảnh và mở hiệu ảnh ở Hà Nội cũng được hình thành ngay trong chuyến đi ấy. Và thế là 2 năm sau, 1867, Đặng Huy Trứ lại được cử sang Trung Quốc với nhiệm vụ mua sắm vũ khí. Nhân thể, ông thuê một người Trung Quốc tên là Dương Khải Trí mua sắm giúp các dụng cụ máy móc về nhiếp ảnh và ông học cách chụp ảnh để về nước mở hiệu ảnh.
Khi trở về nước, ông lấy hiệu Lạc Sinh Công Điếm và cho sửa sang lại thành tiệm chụp ảnh lấy tên là Cảm Hiếu Đường ở phố Thanh Hà, Hà Nội (nay là phố Ngõ Gạch). Tiệm ảnh này được khai trương vào ngày 14/3/1869.
Như vậy, lịch sử khẳng định rằng nhiếp ảnh Việt Nam do người Việt Nam khởi xướng chính thức ra đời, sau nhiếp ảnh thế giới 30 năm. Đặng Huy Trứ đã mở ra một cơ hội lớn để người Việt Nam có thể lưu giữ ký ức của chính mình, của gia đình, dòng họ và quan trọng hơn nữa là lịch sử xã hội bằng hình ảnh. Xét về một khía cạnh nào đó, Đặng Huy Trứ đã mang đến một thứ “chữ viết” mới – một thứ ngôn ngữ hình ảnh – để cộng đồng có thể sử dụng.
Hiện nay, Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam đã mở Trung tâm Lưu trữ và Triển lãm ảnh quốc gia nhằm sưu tầm những bức ảnh về Việt Nam xưa. Những bức ảnh sưu tầm được trong giai đoạn cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, cho thấy các bức ảnh do người Việt Nam chụp phần lớn vẫn là chân dung với tính chất kỷ niệm. Đến khoảng những năm 30 của thế kỷ 20 thì mới xuất hiện nhiều những sáng tác ảnh của người Việt Nam: chụp phong cảnh – xã hội – con người.
Sự vĩ đại của nhiếp ảnh (và sau đó là phim ảnh) chính là ở chỗ nó là phương tiện duy nhất để lưu giữ lại hiện thực bằng hình. Và chính vì quá khứ không thể chụp lại, cho nên mỗi cú bấm máy đều có cơ hội được ghi vào lịch sử. Các bức ảnh cổ về Việt Nam trở thành nguồn ký ức hình ảnh duy nhất về quá khứ của dân tộc. Mỗi bức ảnh mất đi là một phần ký ức ấy bị mất đi vĩnh viễn. Vì thế chúng ta cần phải lưu giữ, sưu tầm trước khi là quá muộn.
Cập nhật thông tin chi tiết về Luật Lệ Thờ Cúng Ông Tổ Nghề Gái Điếm, Ăn Trộm Ở Việt Nam trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!