Bạn đang xem bài viết Lời Tác Bạch (Cúng Dường Trai Phạn) được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
– Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
– Nam mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát
Kính bạch Ni sư trụ trì và quý Ni chúng Diệu Giác Ni tự
Hôm nay toàn thể BHT và đoàn sinh GĐPT Đức tâm chúng con cùng…. (nếu có)
Có duyên sự đầu thành đảnh lễ xin được cung kính tác bạch
(tất cả lạy một lạy, rồi đồng quỳ xuống đọc tiếp) Nam mô A Di Đà Phật
Kính bạch Ni sự Trụ Trì v quý Ni chúng, chúng con có nghe rằng :
” Muốn lên bờ giác phải dùng thuyền bố thí, muốn tạo phước điền phải nhờ cách phạn đăng”
Sinh ra thời mà không được gặp Phật là nỗi bất hạnh lớn lao cho chúng sanh, mà chủ yếu là xã hội lòai người. Song thật diễm phúc thay chúng ta còn có giáo pháp của Phật, còn có chư Tăng Ni là những bậc trưởng tử của Như Lai đang hành sử tác Như lai sứ, hành Như lai sự. Trên hoằng dương chánh pháp, dưới hạ hóa chúng sanh. Đó là điều mà hàng Phật tử chúng con phải luôn tâm niệm.
Ngày xưa, Đức Đại hiếu Mục Kiền Liên vâng lời Phật dạy, tổ chức lễ cúng dường Tam bảo, nay chúng con được được biết pháp cúng dường là một phương tiện gieo trồng phước đức được chư Phật chứng minh, thánh hiền hoan hỷ, nên hàng Phật tử chúng con noi gương thực hành.
Nên hôm nay đặc biệt đang trong mùa an cư kiết hạ, quý Ni chúng vì sự nghiệp lớn lao tế độ chúng sanh mà tấn tu đạo nghiệp. Chúng con tất cả với tấm lòng thành cúng dường trai phạn để nương nhờ đạo lực thanh tịnh của quý Ni chúng mà cùng tinh tấn tu học trên con đường đạo.
Kính bạch Ni sư trụ trì và quý Ni chúng, chúng con xin nguyện noi gương Đức Mục Kiền Liên nguyện làm con thảo. Thực hiện cuộc sống tinh tấn, thanh lương phụng trì Tam Bảo để xứng đáng với âm triêm Tam Bảo và nhất là sự ai mẫn giáo hóa, dắt dìu chúng sanh trong đạo nghiệp của quý Ni chúng.
Xin Ni sư Trụ trì và quý Ni chúng chứng minh cho lòng thành của chúng con mà thùy từ hoan hỷ nạp thọ.
Ngưỡng nguyện Ni sư trụ trì và quý Ni chúng pháp thể khinh an, đạo nghiệp viên thành, từ quang phổ chiếu.
Nam mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát Ma Ha Tát
( Đợi Chư Ni đáp từ rồi đọc tiếp…)
A di Đà Phật, trên Ni sư trụ trì và quí Ni chúng đã từ bi nạp thọ rồi, chúng con xin thành kính đảnh lễ tam bái
( Tất cả lạy 3 lạy ) GĐPT. Đức Tâm
Cúng Dường Trai Phạn Và Hộ Trì Cho Khóa Tu (Gn1)
Tổng kết
TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH
CÚNG DƯỜNG TRAI PHẠN VÀ HỘ TRÌ CHO KHÓA TU (GN1)
Bắt đầu vận động: 01/01/2018
Kết thúc vận động: 30/6/2018
Tổng tịnh tài đóng góp: 1.050.542.161 đồng
Tổng chi phí của chương trình: 1.050.725.000 đồng
Phần tịnh tài được nhận thêm: 182.839 đồng
(từ Quỹ lưu động)
Số lượt đóng góp: 755
Tăng bảo chính là những bậc tu hành chơn chánh, là hiện thân sống động cho việc hiểu và thực hành giáo Pháp (Pháp bảo) của đức Phật (Phật bảo). Tăng sĩ Phật Giáo ngoài việc tinh tấn tu học để hoàn thành sự nghiệp Tự độ còn có nhiệm vụ thiêng liêng là “độ tha”, truyền bá lời Phật dạy đến cho tha nhân, mong tất cả đều được sống trong pháp mầu giải thoát. Vì vậy, được may mắn là người Phật tử, chúng ta cần phải ý thức phát tâm hộ trì, nuôi dưỡng Tăng bảo để cho Phật Pháp được mãi hưng thịnh, đem lợi lạc lớn đến cho nhân sinh. Tôn kính và cúng dường, hộ trì cho Tăng bảo cũng chính là để đền đáp ân đức mà Tam bảo đã ban cho.
Ý thức được vai trò ấy, trong 06 tháng đầu năm 2018 vừa qua, song hành cùng với các hoạt động Phật sự, Thiện sự bên ngoài, Quỹ Đạo Phật Ngày Nay còn góp phần cúng dường, hỗ trợ tịnh tài cho các hoạt động như: Hộ trì các khóa tu, cúng dường Trai phạn cho Tăng đoàn chùa Giác Ngộ, chi trả chi phí điện sinh hoạt, hỗ trợ Phật sự cho Tăng đoàn chùa Giác Ngộ… với tổng chi phí lên đến trên 1 tỷ đồng. Cụ thể:
Hộ trì khóa tu
Từ tháng 01/2018 đến nay, chùa Giác Ngộ – “ngôi nhà hướng thượng” đã tổ chức được 11 kỳ khóa tu Ngày An Lạc, 11 kỳ khóa tu Tuổi trẻ hướng Phật, 10 kỳ khóa tu Búp sen Từ bi, 8 kỳ khóa tu Thiền Vipassana, 1 kỳ khóa tu Doanh nhân và Thiền, 1 kỳ khóa tu Xuất gia gieo duyên lần 3 (07/5/2018 – 13/5/2018), tịnh tài Quỹ Đạo Phật Ngày Nay hỗ trợ cho 42 kỳ khóa tu lên đến hơn 618 triệu đồng.
Hộ trì cho khóa tu, tạo điều kiện cho mọi người, mọi thành phần, mọi lứa tuổi đều có thể tiếp cận với Đạo Pháp chính là một trong những bước đi đầu trên con đường “Phụng sự nhân sinh” theo đúng tôn chỉ mà Quỹ Đạo Phật Ngày Nay đã đề ra. Số lượng hành giả vân tập về chùa tu học hằng tuần, hằng tháng, năng lượng tu tập an lạc có được từ những khóa tu học của mỗi hành giả chính là món quà tinh thần cao quý nhất mà những thành viên, Ban Điều hành Quỹ Đạo Phật Ngày Nay nhận được. Hy vọng rằng, với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Quỹ, các khóa tu chùa Giác Ngộ sẽ ngày càng phát triển, bước đường tu tập, chuyển hóa của những hành giả, những người hữu duyên cũng sẽ được sáng soi bởi ba ngọn đuốc “Đạo đức, Thiền định và Trí tuệ”.
Cúng dường Trai phạn cho Tăng đoàn chùa Giác Ngộ
Trong xã hội hiện nay, chư Tăng Ni hầu như không đi trì bình khất thực, vì vậy việc dâng cúng thực phẩm trong sạch lên chúng Tăng Ni mang một ý nghĩa vô cùng thiết thực. Trong Kinh 42 Chương dạy rằng: “Cúng dường Trai phạn cho 100 người phàm không bằng cúng cho một người làm thiện; cúng 1.000 người thiện không bằng cúng cho một người vô trụ, vô tu, vô chứng”. Lời dạy Kinh điển ấy là một bài học cho những ai đang tích lũy tư lương trên con đường hành thiện, tu nhân, học Phật.
Thấu hiểu được ý nghĩa sâu sắc đó, quý mạnh thường quân, quý thiện nam tín nữ của Quỹ Đạo Phật Ngày Nay đã phát tâm, hỷ cúng Trai phạn cho Tăng đoàn chùa Giác Ngộ trong suốt 06 tháng qua với tổng tịnh tài lên đến 72 triệu đồng. Với tâm nguyện thiết tha, nuôi dưỡng, bồi bổ Tăng tài, xương minh chánh Pháp, những thực phẩm thanh sạch và tinh khiết nhất đã được dâng cúng lên cho Tăng đoàn thọ thực. Sự yểm trợ từ quý vị chính là những cánh tay mạnh mẽ, hỗ trợ trực tiếp cho sự nghiệp phụng sự Đạo pháp và nhân sinh.
Chi trả chi phí điện
Các hoạt động ở chùa Giác Ngộ được diễn ra vô cùng sôi nổi. Hằng tuần, hàng tháng đều có nhiều hoạt động liên tục nối tiếp nhau, các phòng chức năng hoạt động hết công suất để phục vụ cho nhu cầu tu học của nhiều đối tượng. Nhằm tạo nhiều thuận duyên cho Tăng đoàn cũng như quý hành giả sinh hoạt và tu học, chùa Giác Ngộ đã từng bước xây dựng hệ thống hạ tầng, trang bị đầy đủ hệ thống điện, quạt. Trong 06 tháng vừa qua, Quỹ Đạo Phật Ngày Nay đã cúng dường tịnh tài hơn 221 triệu đồng hỗ trợ chi phí điện sinh hoạt của chùa Giác Ngộ.
Nguồn điện phục vụ cho việc sinh hoạt, tu học của Tăng đoàn; cho việc sinh hoạt, học tập của các hành giả khóa tu cuối tuần; duy trì việc tu học và sinh hoạt của các lớp giáo lý Bát chánh đạo, thư pháp, lớp dạy ngoại ngữ và việc sinh hoạt của các đội nhóm: chánh ngữ, chánh định, chánh kiến, Ban đạo ca, Ban cung nghinh – nghi lễ… Không dừng lại ở đó, Văn phòng chùa, Văn phòng Quỹ Đạo Phật Ngày Nay, Nhà sách Đạo Phật Ngày Nay… đều làm việc với nhiều máy móc hoạt động trên 8 giờ/ngày, 7 ngày/tuần.
Nằm giữa lòng đô thị với không gian nhỏ, ít mảng xanh, vì vậy quạt máy được trang bị cho từng phòng. Riêng tại chánh điện – nơi tổ chức các khóa lễ long trọng, tổ chức khóa tu với lượng hành giả lên đến 300 người thì máy lạnh là một giải pháp hiệu quả.
Với kết cấu 7 tầng, chùa Giác Ngộ còn trang bị hai thang máy, nhằm phục vụ cho việc di chuyển, đi lại của các quý Phật tử và đội ngũ phụng sự viên. Hệ thống này hỗ trợ tích cực cho các phụng sự viên trong việc vận chuyển bàn, ghế, khay cơm, vận chuyển Kinh sách từ kho đến các tầng. Đồng thời, đối với các hành giả lớn tuổi, thì việc đi leo bộ 7 tầng trong điều kiện khóa tu đông đúc quả là điều vô cùng khó khăn; vì vậy, hệ thống thang máy ra đời, nhằm giúp quý vị thuận lợi hơn trong việc di chuyển.
Hỗ trợ Phật sự cho Tăng đoàn chùa Giác Ngộ
Vì lợi lạc cho chúng sanh, TT. Thích Nhật Từ đã không mệt mỏi dấn thân vào con đường “hoằng dương chánh Pháp”, lan tỏa ánh sáng từ bi và trí tuệ của đức Thế Tôn đến với rộng khắp tha nhân. Nhận được sự ủy thác cũng như tin tưởng rất lớn từ phía giáo hội, có lịch thỉnh giảng hay Phật sự dù ở xa hay gần, Thượng tọa đều tranh thủ đến tham dự. Trên con đường “hoằng Pháp lợi sanh” ấy, Quỹ Đạo Phật Ngày Nay đã rất hoan hỷ được đứng phía sau, yểm trợ cho quý Tăng đoàn chùa Giác Ngộ thực hiện viên mãn các hoạt động Phật sự, thiện sự. Cụ thể, trong 06 tháng vừa qua, Quỹ đã được vinh hạnh hỗ trợ chi phí cho việc vận chuyển, đi lại của Tăng đoàn chùa Giác Ngộ với tổng tịnh tài lên đến hơn 138 triệu đồng.
Từ tháng 1-6/2018, dưới sự hỗ trợ tích cực của quý mạnh thường quân, quý nhà hảo tâm, mọi Phật sự, thiện sự của chùa Giác Ngộ đều được diễn ra suôn sẻ, thuận lợi. Thay mặt Tăng đoàn chùa Giác Ngộ, Quỹ Đạo Phật Ngày Nay xin chân thành cảm niệm công đức của hơn 755 vị mạnh thường quân, quý Phật tử hữu duyên đã phát tâm cúng dường cho chương trình. Nguyện chúc quý vị phước huệ trang nghiêm, sở nguyện tùy tâm, cát tường như ý!
Nam-mô Công Đức Lâm Bồ-tát Ma-ha-tát!
Trai Phạn, Trai Tăng &Amp; Trai Đàn
(HỒNG ĐÀO, dao.hong36@yahoo.com.vn)
ĐÁP:
Bạn Hồng Đào thân mến!
Cúng Trai phạn, Trai tăng và Trai đàn là những lễ cúng khá phổ biến trong các chùa viện hiện nay. Chữ cúng đây có nghĩa là cúng dường Tam bảo, riêng trong lễ Trai đàn cúng còn mang thêm nghĩa cúng bái. Trai có nghĩa là chay tịnh hay trong sạch, thanh tịnh.
Cúng Trai phạn là dâng cúng thực phẩm trong sạch, được làm ra đúng pháp lên chúng Tăng. Chư Tăng Ni hiện nay không đi khất thực, người Phật tử muốn cúng Trai phạn thì tự nấu nướng (hoặc nhờ nhà bếp của chùa nấu) rồi bày biện cơm nước lên trai đường (nhà ăn của chùa), hợp thời chư Tăng Ni tập trung tại trai đường sẽ tác bạch dâng cúng. Nếu chư Tăng đi khất thực, cúng Trai phạn là người Phật tử chuẩn bị cơm nước, đợi chư Tăng đi ngang qua liền kính lễ rồi sớt bát cúng dường.
Cúng Trai tăng bao gồm dâng cúng thực phẩm (Trai phạn) và một số vật dụng thiết yếu cho chư Tăng như y phục, thuốc men, sàng tọa… thường gọi là tứ sự. Nói một cách dễ hiểu, cúng Trai tăng là ngoài thực phẩm ra còn cúng thêm một số vật dụng khác nữa. Ngày nay, do đặc điểm của đời sống hiện đại rất khác xưa nên cúng Trai tăng được phương tiện bằng cúng thực phẩm và một ít tiền mặt (để chư Tăng Ni tùy nghi mua sắm các vật dụng cần thiết).
Riêng cúng Trai đàn có phần khác, nghĩa là cá nhân Phật tử hay tập thể (chùa cùng bá tánh) thiết lập đàn tràng trang nghiêm thanh tịnh để cầu an cho bản thân cùng gia đình (đàn Dược Sư) hay cầu siêu (đàn Bạt độ – Chẩn tế) cho thân nhân, dòng tộc và chúng sinh, hoặc tổng quát cầu quốc thái dân an, nguyện âm siêu dương thái.
Không như cúng Trai phạn và Trai tăng, cúng Trai đàn cần kinh phí khá lớn cho việc: Thiết lập đàn tràng, sắm sửa nhiều lễ phẩm, có nhiều lễ tiết trong trai đàn, thỉnh chư Tăng cúng dường (Trai tăng), thỉnh chư vị tôn đức chứng minh, sám chủ, kinh sư gia trì, tụng niệm kinh chú v.v… Với thời gian dài (từ một đến nhiều ngày), chư Tăng đông, kinh phí lớn…, nên cần hội đủ nhiều nhân duyên mới tổ chức một Trai đàn thành công viên mãn.
Khác Biệt Giữa Lễ Cúng Trai Phạn, Trai Tăng Và Trai Đàn
HỎI: Xin quý Báo giải thích rõ sự khác biệt giữa lễ cúng Trai phạn, Trai tăng và Trai đàn. (HỒNG ĐÀO, dao.hong36@yahoo.com.vn)
Khác biệt giữa lễ cúng Trai phạn, Trai tăng và Trai đàn
ĐÁP: Bạn Hồng Đào thân mến!
Cúng Trai phạn, Trai tăng và Trai đàn là những lễ cúng khá phổ biến trong các chùa viện hiện nay. Chữ cúng đây có nghĩa là cúng dường Tam bảo, riêng trong lễ Trai đàn cúng còn mang thêm nghĩa cúng bái. Trai có nghĩa là chay tịnh hay trong sạch, thanh tịnh.
Cúng Trai phạn là dâng cúng thực phẩm trong sạch, được làm ra đúng pháp lên chúng Tăng. Chư Tăng Ni hiện nay không đi khất thực, người Phật tử muốn cúng Trai phạn thì tự nấu nướng (hoặc nhờ nhà bếp của chùa nấu) rồi bày biện cơm nước lên trai đường (nhà ăn của chùa), hợp thời chư Tăng Ni tập trung tại trai đường sẽ tác bạch dâng cúng. Nếu chư Tăng đi khất thực, cúng Trai phạn là người Phật tử chuẩn bị cơm nước, đợi chư Tăng đi ngang qua liền kính lễ rồi sớt bát cúng dường.
Cúng Trai tăng bao gồm dâng cúng thực phẩm (Trai phạn) và một số vật dụng thiết yếu cho chư Tăng như y phục, thuốc men, sàng tọa… thường gọi là tứ sự. Nói một cách dễ hiểu, cúng Trai tăng là ngoài thực phẩm ra còn cúng thêm một số vật dụng khác nữa. Ngày nay, do đặc điểm của đời sống hiện đại rất khác xưa nên cúng Trai tăng được phương tiện bằng cúng thực phẩm và một ít tiền mặt (để chư Tăng Ni tùy nghi mua sắm các vật dụng cần thiết).
Riêng cúng Trai đàn có phần khác, nghĩa là cá nhân Phật tử hay tập thể (chùa cùng bá tánh) thiết lập đàn tràng trang nghiêm thanh tịnh để cầu an cho bản thân cùng gia đình (đàn Dược Sư) hay cầu siêu (đàn Bạt độ – Chẩn tế) cho thân nhân, dòng tộc và chúng sinh, hoặc tổng quát cầu quốc thái dân an, nguyện âm siêu dương thái. Không như cúng Trai phạn và Trai tăng, cúng Trai đàn cần kinh phí khá lớn cho việc: Thiết lập đàn tràng, sắm sửa nhiều lễ phẩm, có nhiều lễ tiết trong trai đàn, thỉnh chư Tăng cúng dường (Trai tăng), thỉnh chư vị tôn đức chứng minh, sám chủ, kinh sư gia trì, tụng niệm kinh chú v.v… Với thời gian dài (từ một đến nhiều ngày), chư Tăng đông, kinh phí lớn…, nên cần hội đủ nhiều nhân duyên mới tổ chức một Trai đàn thành công viên mãn.
Nhiên Như – Quảng Tánh
Cập nhật thông tin chi tiết về Lời Tác Bạch (Cúng Dường Trai Phạn) trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!