Xu Hướng 12/2023 # Lợi Ích Nhiệm Màu Khi Uống Nước Cúng Trên Bàn Thờ Phật # Top 13 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Lợi Ích Nhiệm Màu Khi Uống Nước Cúng Trên Bàn Thờ Phật được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đồ cúng dường cho Phật, quan trọng nhất và đơn giản nhất là cúng dường một ly nước. Vậy uống nước cúng trên bàn thờ Phật có lợi ích hay nhiệm màu gì?

Đặc tính của nước là trong sạch, phẳng lặng, thuần khiết. Chính vì thế khi ta cúng nước lên Phật, liền nghĩ đến tâm của ta phải thanh tịnh, bình đẳng, trong sạch như nước.

Các bạn nếu như chú ý sẽ thấy, khi các bạn vào trong các chùa miếu nhà Phật, bạn xem thấy chánh điện thờ Thích Ca Mâu Ni Phật được gọi là “Đại hùng bảo điện”, bạn xem kiến trúc của nó, bên ngoài xem thấy có hai tầng, bên trong là một tầng, đều là để đề tỉnh chúng ta. Bên ngoài hai tầng dạy chúng ta phải biết tùy tục, “Phật pháp tại thế gian, bất hoại thế gian pháp”. Bên trong thì cần phải bình đẳng, nên bên trong không thể có hai kiểu; bên ngoài có thể không bình đẳng, bên trong quyết định phải bình đẳng. Bên ngoài bình đẳng, thì trật tự xã hội sẽ bị phá hoại. Bên ngoài nhất định có tôn ti, có cha con, có huynh đệ, có già trẻ; đó là có trật tự; không thể đem trật tự này phá hoại được. Hai tầng bên ngoài biểu thị cho trật tự xã hội, quyết định phải tuân thủ, bên trong quyết định phải bình đẳng. Ý nghĩa vô cùng hay!

Đồ vật cúng đều là biểu pháp. Chúng ta trước Phật thắp hương, hương là đại biểu cho cái gì? Trong bài tán hương “Giới định chân hương”, chân hương không phải chỉ cho hương mà bạn thắp, nhìn thấy hương đó liền phải biết: “Ta phải tu giới, phải tu định, phải tu huệ”. Giới định huệ là hương trong chân tâm tự tánh của ta; dạy bạn khi nghe đến hương, nhìn thấy hương, thì phải nghĩ đến “ta phải tu giới định huệ, ta phải đoạn tham sân si”, không có điều gì không phải là đề tỉnh chúng ta. Đồ cúng dường cho Phật, quan trọng nhất và đơn giản nhất là cúng dường một ly nước.

Nên cúng nước suối hoặc nước lạnh, không nên cúng nước đun sôi để nguội, nước trà hoặc các loại nước có màu.

Những thứ khác như hoa hương, thứ gì cũng không có, hương không thắp cũng không sao, nhưng nước thì nhất định phải cúng một ly. Nước đại biểu cho cái gì? Nước đại biểu cho tâm. Nhìn đến ly nước, “tâm của ta có thanh tịnh như nước, một trần không nhiễm hay không?”. Cho nên nước đại biểu cho thanh tịnh, bình đẳng, phải nắm được ý nghĩa này. Ly nước đó không phải cúng dường cho Phật uống, mà là để cho mọi người chúng ta xem, nhìn đến ly nước này, tâm của ta phải thanh tịnh, phải bình đẳng, dùng cái phương pháp này để đề tỉnh chúng ta. Không cái gì không phải là đau họng nhọc lòng nghĩ ra phương cách để dạy chúng ta, chúng ta mới thể hội được Phật đối với chúng ta, ân đức lớn lao như vậy, sắp đặt chu đáo như vậy, không thể không bội phục đến 5 vóc sát đất.

Chư vị phải ghi nhớ, nước dùng để cúng Phật không thể dùng nước trà, trà có màu sắc, như vậy thì không thanh tịnh, biểu thị trong tâm có ô nhiễm, cho nên phải cúng nước trong. Nước trong này là dùng nước tự nhiên hoặc là nước sôi, cái đó không quan trọng, chỉ cần nước đó thanh sạch, không có thứ gì không tinh sạch bên trong, như vậy là được rồi, bạn phải hiểu được ý nghĩa biểu pháp của nó; cũng chính là “minh tu lương bằng đề tỉnh – cần có bạn tốt nhắc nhở”. Thời thời khắc khắc phải đề tỉnh chúng ta, chỉ cần một khắc không đề tỉnh, chúng ta liền sẽ bị mê mất, liền làm ra việc sai trái, liền hồ đồ mất. Cho nên cách thực thi trong giáo học nhà Phật, chân thật là rất hay.

Lợi Ích Khi Niệm Phật Quan Thế Âm Bồ Tát

Phật tử thường xuyên niệm Phật Quan Thế Âm bồ tát sẽ không còn tính tham. Do bồ tát giúp cho người niệm nuôi dưỡng lòng từ bi, hành pháp bố thí, khiến cho con người luôn mong muốn dâng tặng giúp đỡ người khác chứ không có ý chiếm đoạt tài sản của người khác.

Phật tử niệm phật mẹ Quan Âm bồ tát giúp không còn giận hờn. Do bồ tát giúp cho con người có lòng từ bi, trí tuệ to lớn. Có từ bi sẽ hiểu và thông cảm cho người khác mà không sân si. Với trí tuệ giúp cho con người nhìn thấy thế gian vô thường, vạn vật do duyên, dù đến hay đi cũng không nuối tiếc.

Phật tử thường niệm Phật Quan Thế Âm bồ tát giúp không còn si mê. Do bồ tát sẽ giúp chúng ta khai mở trí tuệ thanh tịnh. Dùng trí tuệ chúng ta sẽ hiểu được duyên sanh, lúc hợp lúc tan, không chấp trước hay luyến ai một người hay sự vật nào đó.

Phật tử thường niệm Phật Quan Thế Âm bồ tát sẽ tránh được những bệnh nan y, hoặc cho dù có bị nhưng cũng sẽ chữa khỏi. Do trong Ngũ Bách Danh có tán thán đức hiệu ngài “Không bị chết Do bệnh ác triền thân”

Phật tử thường niệm Phật Quan Thế Âm bồ tát sẽ giúp chúng ta không còn bất cứ sự đau khổ nào nữa. Do trong kinh Phổ Môn đức Phật Thích Ca có dạy “Nếu có vô lượng trăm ngàn muôn ức chúng sanh chịu các khổ não, nghe đến danh hiệu Phật Quan Âm bồ tát đây, dốc lòng xưng niệm danh hiệu, thì tức thời Phật Quan Âm bồ tát sẽ tìm theo tiếng kêu cứu đó mà cứu thoát.”

Phật tử thường Quan Thế Âm bồ tát có muốn cầu con trai hay con gái chi cũng đều được toại ý; lại sinh con trai có phước đức trí tuệ, con gái thì đoan chính xinh đẹp. Do trong kinh Phổ Môn ngài đã phát thệ nguyện đó.

Phật tử thường niệm Phật Quan Thế Âm bồ tát Dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nguy nan nào, cũng sẽ cảm thấy yên tâm không còn chút sợ hãi. Do năng lực của bồ tát sẽ che chở làm cho chúng ta cảm thấy vững lòng, được năng lực này nên trong kinh Phổ môn có khen tặng đức hiệu ngài là “Thí Vô Úy”

Phật tử thường niệm Phật Quan Thế Âm bồ tát giả sử như trong đời này bị nghèo thiếu, cửa nhà bất hạnh, sống trong khổ sở, bị người khinh bỉ cười chê…do các nghiệp ác đời trước chiêu cảm lấy quả báo hiện tại, nhờ vào bi nguyện độ sanh và năng lực tự tại rộng lớn của ngài, chúng ta sẽ không còn bị các khổ đó nữa. Do ngài có năng lực “Phá trừ các nghiệp chướng trọng tội”

Phật tử thường niệm Phật Quan Thế Âm bồ tát giả sử như trong đời này, do nhu cầu sống, cần cầu tiền của, nhà cửa, lợi lộc, công danh sự nghiệp…chúng ta cũng sẽ được toại ý, do ngài có năng lực “Làm thỏa mãn các điều mong cầu” chẳng những thỏa mãn về giàu sang, danh lợi mà ngài còn phương tiện dẫn dắt phật tử tu phước, tu tuệ. Do bổn nguyện của ngài rốt ráo là muốn cho chúng sanh được “Đại an lạc giải thoát”

Phật tử thường niệm Phật Quan Thế Âm bồ tát sẽ không còn phải chịu quả báo đau khổ trong các đường ác như địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh cùng các khổ sanh già bệnh chết. Do trong kinh Phổ Môn ngài có lập thệ nguyện “Các loài trong đường dữ: Địa ngục, quỷ, súc sanh; Sanh, già bệnh chết khổ, Lần đều khiến dứt hết.”

Phật tử thường niệm Phật Quan Thế Âm bồ tát sẽ không lo sợ bị các ác quỷ, tà thần cùng các loại tà thuật li mị võng lưỡng làm hại; những bùa chú, độc dược cũng không thể làm thương tổn đến bạn. Do bồ tát có năng lực hàng phục các thiên ma, chế ngự các ngoại đạo.

Phật tử thường niệm Phật Quan Thế Âm bồ tát sẽ được chư thiên cùng các vị thiện thần thường ngày đêm bảo vệ, không cho những điều ác xâm tổn đến. Do bồ tát có uy đức rất lớn, có nhiều quyến thuộc là chư thiên, thiện thần, họ sẽ vì kính phục uy đức của bồ tát mà đến bảo vệ chúng ta.

Phật tử thường niệm Phật Quan Thế Âm bồ tát nếu muốn sinh về bất cứ cõi Phật nào trong mười phương, cũng sẽ được toại ý. Do ngài có năng lực thần thông tự tại, bi nguyện rộng khắp, phát thệ nguyện tiếp độ tất cả chúng sinh.

Phật tử thường niệm Mẹ Quan Thế Âm bồ tát sẽ giải trừ được những oán kết từ nhiều đời trước, oán gia trái chủ kết nghiệp sẽ không còn theo báo thù nữa. Do ngài có đức hiệu “Chúng oán tất thoái tán” nghĩa là các oán thù thảy đều lui tan.

Phật tử thường niệm Quan Âm bồ tát hoặc giả là nghe đến danh hiệu ngài, thấy được thân tướng của ngài, lòng nghĩ tưởng đến ngài, công đức sẽ không biến mất, sau này nhờ đó mà chúng ta sẽ không bị khổ não nơi các cõi. Do trong kinh Phổ Môn có nói: “Văn danh cập kiến thân, tâm niệm bất không quá, năng diệt chư hữu khổ”.

Bởi do: Đức Phật Quan Âm bồ tát đã thành Phật từ kiếp lâu xa hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai, từ lâu đã thành tựu được tâm đại từ đại bi, đã chứng đắt hết thảy các tam muội đà la ni, có năng lực thần thông và sức tự tại không thể nghĩ bàn. Ngài khởi lòng từ bi rộng khắp, thương tưởng đến tất cả các chúng sanh đang bị thọ khổ trong sáu đường, nên thường dùng sức thần thông tự tại du hóa khắp mười phương cõi nước, khéo hiện các thân hình, ứng hợp với tâm niệm của chúng sanh để độ họ.

Lại nữa, do bi nguyện độ sanh của ngài quá rộng sâu, lấy việc cứu khổ chúng sinh làm bản hoài, nên ngài không chỉ ứng hiện nơi cõi ta bà này, mà tất cả các cõi khác, ngay cả cõi Địa ngục ngài cũng hóa hiện đến để độ họ “Vô sát bất hiện thân”

Trong kinh “Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi” ngài đã thể hiện tâm từ bi cùng tột đó là “Tốc linh mãn túc chư hy cầu” khiến cho chúng sanh mau được tất cả những điều mong cầu hiếm có; chẳng những ngài Do tâm từ bi rộng lớn, sức thần thông tự tại, có năng lực đáp ứng tất cả những điều mong cầu của chúng sanh, dù là những điều mong cầu đó quá to lớn, quá cao vời, mà ngài lại còn khéo dùng phương tiện dẫn dụ khiến cho chúng sanh phát khởi những tâm vô vi, tâm vô nhiễm, tâm quán không, tâm cung kính, tâm khiêm hạ, tâm không tạp loạn; khiến cho chúng sanh phát khởi tâm đại thừa tu tập các thiện pháp và các pháp ba-la-mật để lần khiến cho chúng sanh đắc tứ quả, đắc thập địa, tiến đến ngôi Đẳng giác, Diệu giác mới thôi.

Đức Phật Quan Âm bồ tát đức cao vời vợi, từ bi rộng lớn. Trong kinh Phổ Môn đức Phật Thích Ca có dạy: “Này Vô Tận Ý! Phật Quan Âm bồ tát có sức oai thần như thế, nếu có chúng sanh nào cung kính lễ bái Phật Quan Âm bồ tát thì phước đức chẳng luống mất. Bởi thế cho nên chúng sanh đều phải thọ trì danh hiệu Phật Quan Âm bồ tát.” Đức Phật Quan Âm bồ tát có uy đức, làm lợi lạc cho chúng sanh nhiều như thế, lẽ nào chúng ta không nghĩ nhớ, niệm danh hiệu Ngài hay sao?

Ý Nghĩa Của Việc Cúng Nước Trên Bàn Thờ Phật

Trang chủ

Ý nghĩa của việc cúng nước trên bàn thờ Phật

Cúng nước đến Phật, Hòa thượng Tịnh Không khuyên chúng ta nên cúng ly nước bằng thủy tinh, trong suốt, có thể từ bên ngoài nhìn thấy nước bên trong. Nên cúng nước suối hoặc nước lạnh, không nên cúng nước đun sôi để nguội, nước trà hoặc các loại nước có màu.

Đặc tính của nước là trong sạch, phẳng lặng, thuần khiết. Chính vì thế khi ta cúng nước lên Phật, liền nghĩ đến tâm của ta phải thanh tịnh, bình đẳng, trong sạch như nước. Trong cuộc sống chúng ta đối nhân xử thế, ứng xử giao tiếp người, sự, vật, tâm chúng ta không nên có sự phân biệt giàu-nghèo, sang-hèn, trí-ngu. Như vua Võ Tắc Thiên nói: “Con người lúc mới sinh ra đều giống nhau, đều bình đẳng. Khi trưởng thành khoác lên mình chiếc áo lông bào thì gọi là vua. Còn nếu khoác lên mình chiếc áo rách thì gọi là ăn mày”. Trong nhà Thiền cũng có một mẫu chuyện rất nổi tiếng, đó là: “Lục Tổ Huệ Năng đến huyện Huỳnh Mai yết kiến Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn để cầu pháp. Khi gặp, Ngũ Tổ hỏi: “Ngươi từ đâu đến? Đến đây cầu việc gì?”. Huệ Năng đáp: “Con từ Lĩnh Nam đến. Đến đây chỉ cầu làm Phật, không cầu việc gì khác”. Tổ tiếp: “Ngươi là người xứ Lĩnh Nam lại là dân man rợ, thành Phật thế nào được!”. Huệ Năng đáp: “Con người tuy có phân chia Nam Bắc, chớ Phật tánh vốn không có Nam Bắc. Cái thân man rợ này đối với hòa thượng tuy chẳng giống nhau, nhưng cái tánh Phật đâu có khác!”.

Qua kinh tạng Pàli, trở về thời Ấn- độ lúc bấy giờ. Đức Phật phủ nhận sự phân chia giai cấp xã hội và kỳ thị giới tính. Ngài dạy hành động (hay việc làm) nói lên giá trị của mỗi người là Bà La Môn, Sát Đế Lợi, Phệ Xá hay Thủ Đà La, mà không phải là dòng dõi hay chủng tộc. Càng hiểu rõ được cái giá trị tôn trọng quyền bình đẳng tột cùng của Đức Phật Thích Ca đã nói : “Không có giai cấp trong dòng máu cùng đỏ, không có hận thù trong giọt nước mắt cùng mặn”.

Qua ba mẫu chuyện trên ta thấy cách ứng nhân xử thế của người xưa thật đẹp, thật cao thượng. Ngày nay trong cuộc sống, trong công việc tuy có sự phân biệt giám đốc, nhân viên, người chủ, giúp việc, v.v…, nhưng nếu chúng ta biết ứng xử với nhau theo tinh thần “bổn phận của người Phật tử tại gia” thì cuộc sống sẽ tốt đẹp.

Bổn phận chủ đối với người giúp việc trong nhà, phải có đủ 5 điều: – Chủ nhà trước khi sai khiến người giúp việc làm gì, trước phải biết họ đói, no, ấm, lạnh thế nào để họ có đủ sức khỏe và vui lòng làm lụng.

– Lúc nào người giúp việc bị bệnh hoạn, phải chăm non thuốc thang và để cho họ được nghỉ ngơi, để bồi bổ sức khỏe lại.

– Khi họ có phạm lỗi gì, phải xét coi họ cố ý hay vô tình. Nếu vô ý lầm lỡ, thì nên dung thứ. Nếu họ quyết lòng phá hại, thì phải làm nghiêm trách hẳn hoi, với lời lẽ thanh nhã, cho họ biết lỗi để chừa.

– Khi họ tiện tặn tích góp được số tiền riêng, không nên tìm cách thâu đoạt.

– Khi muốn thưởng công lao cho họ, phải giữ mực công bình, tùy công lao của mỗi người mà phân chia cho cân xứng.

Bổn phận người giúp việc đối với chủ nhà, cũng phải có đủ 5 điều kiện: – Mỗi buổi sáng phải thức dậy trước chủ nhà, không đợi kêu.

– Phải biết phần việc nào của mỗi ngày, cứ y như thường lệ mà thi hành, không đợi chủ sai bảo.

– Khi làm việc phải thận trọng đồ dùng của chủ, không làm cẩu thả, hư hao.

– Phải hết lòng kính mến chủ nhà, lúc chủ ra đi, phải ân cần đưa tiễn; lúc chủ trở về, phải vui mừng tiếp đón.

– Không nên chỉ trích, nói xấu chủ với người ngoài.

Cúng nước đến Phật, Hòa thượng Tịnh Không khuyên chúng ta nên cúng ly nước bằng thủy tinh, trong suốt, có thể từ bên ngoài nhìn thấy nước bên trong. Nên cúng nước suối hoặc nước lạnh, không nên cúng nước đun sôi để nguội, nước trà hoặc các loại nước có màu. Nhìn thấy nước chúng ta phải liên tưởng đến tâm thanh tịnh, bình đẳng của chính mình. Ứng nhân xử thế giao tiếp phải dùng tâm bình đẳng. Ngài nói các vật cúng khác (bông, trái cây, nhang, đèn,….) có thể thiếu, không cần thiết, nhưng đặc biệt ly nước cúng Phật thì không thể thiếu. Do tâm thanh tịnh sanh ra công đức, tâm thanh tịnh sanh trí tuệ, tâm thanh tịnh vượt thoát luân hồi.

Thích Hạnh Phú

Ý Nghĩa Của Ly Nước Trên Bàn Thờ Phật

Lập bàn thờ Phật tại gia là việc vô cùng quan trọng đối với các gia đình Phật tử. Thờ Phật là tín ngưỡng tâm linh, xuất phát từ sự thành tâm và lòng tôn kính đối với Đức Phật. Qua đó cũng là để cầu mong bình an, sức khỏe và may mắn.

Bàn thờ Phật thường được bài trí khá đơn giản. Các vật phẩm cần có trên bàn thờ Phật gồm: Bát hương, tranh ảnh Phật (tượng Phật), đèn thờ, lư đựng hương, lọ để cắm hoa, đĩa để trái cây, khay đựng chén nước.

Ly nước (chén nước, cốc nước) là một trong những vật phẩm không thể thiếu trên bàn thờ Phật. Nó giúp cho việc thờ cúng được đầy đủ, trang trọng hơn. Qua đó thể hiện được tấm lòng thành kính với Đức Phật.

Ý Nghĩa Của Ly Nước Trên Bàn Thờ Phật

Nước là biểu tượng của nguồn sống, là phương tiện thanh tẩy và là trung tâm tái sinh. Đặc tính của ly nước thờ Phật là trong sạch, phẳng lặng và thuần khiết.

Việc cúng nước cho Phật không phải là để Phật uống. Mà dụng ý của Phật muốn nhắc nhớ chúng ta trong cuộc sống đối người tiếp vật phải trong sạch, thanh tịnh như nước vậy. Không được có sự phân biệt sang – hèn, giàu – nghèo hay trí – ngu.

Ly nước trên bàn thờ Phật còn là biểu thị cho cái tâm phải thanh tịnh, bình đẳng, sáng sạch như nước khi đứng trước Đức Phật. Bởi vậy mà các vật cúng khác có thể thiếu nhưng đặc biệt ly nước cúng Phật thì không thể thiếu. Do tâm thanh tịnh sẽ sinh công đức, tâm thanh tịnh sẽ sinh trí tuệ, tâm thanh tịnh sẽ vượt thoát luân hồi.

Nước sử dụng để cúng Phật là loại nước nào? Bàn thờ Phật để mấy ly nước ?

Loại nước được dùng để cúng trên bàn thờ Phật là nước thanh sạch, trong, không có thứ gì không tinh sạch bên trong. Nên cúng Phật nước suối hoặc nước lạnh.

Nước dùng để cúng Phật không thể dùng các loại nước có ga, các loại nước có màu hay các loại nước trà. Vì như vậy thì không thanh tịnh, biểu thị trong tâm có ô nhiễm. Nên phải cúng bằng nước trong.

Chưa có một quy định nào nói về việc trên bàn thờ Phật phải sử dụng 3 hay 5 ly nước thờ. Cho nên tùy vào không gian thờ cúng của gia đình mà gia chủ có sự lựa chọn cho phù hợp. Tuy nhiên cần lưu ý số ly nước trên bàn thờ Phật phải là số lẻ, không được thờ số chẵn. Và ly nước thờ cần phải được thay nước hàng ngày, để đảm bảo yếu tố thanh tịnh.

Cách sắp xếp, bài trí đồ thờ trên bàn thờ Phật

Bàn thờ Phật luôn được đặt ở trên cao. Nơi thể hiện được sự tôn kính, thanh tịnh và trang nghiêm nhất trong nhà. Bài trí trên bàn thờ Phật nên đơn giản, ngăn nắp, tránh cầu kỳ rối mắt. Đồ thờ cần chuẩn bị gồm: Bát hương, tranh ảnh Phật (tượng Phật), đèn thờ, lư đựng hương, lọ để cắm hoa, đĩa để trái cây, khay đựng chén nước…

Cách bài trí bàn thờ Phật như sau:

– Bát hương: Được đặt ở chính giữa bàn thờ, lùi về phía bên trong một chút. Bát hương không nên để quá đầy tro. Vào ngày 15 âm lịch hàng tháng có thể rút bớt chân hương cho sạch sẽ.

– Tranh ảnh Phật (tượng Phật): Tranh ảnh Phật (tượng Phật) thường được gia chủ Thỉnh về tại các cửa hàng, cơ sở uy tín. Thỉnh Phật về nhà sẽ an vị Phật lên trên bàn thờ và luôn. Vị trí đặt tranh ảnh Phật (tượng Phật) là phía sau bát hương.

– Đèn thờ: Đèn thờ có thể sử dụng một đèn hoặc một cặp đèn. Nếu dùng một đèn thì nên đặt ở chính giữa bàn thờ, phía trước tranh ảnh Phật (tượng Phật). Nếu dùng một cặp đèn thờ thì đặt đèn sang hai bên, về hai phía cạnh của bàn thờ. Để đảm bảo cho đèn thờ tỏa sáng toàn bộ không gian thờ cúng.

– Lọ hoa: Lọ hoa đặt phía bên phải của bàn thờ Phật (theo hướng nhìn từ ngoài vào). Hoa để cắm bàn thờ Phật tốt nhất là dùng hoa sen, hoa huệ hoặc cây sống đời.

– Đĩa để trái cây: Đĩa trái cây để phía bên trái bàn thờ Phật (theo hướng nhìn từ ngoài vào). Sắp trái cây lên đĩa nên quay cuống, lá lên trên. Tránh ngược cuống xuống dưới mà trái với tự nhiên.

– Khay đựng chén nước: Khay đựng chén nước được đặt ở giữa, phía trước của bát hương. Hoặc có thể đặt phía bên trái bàn thờ, cạnh đĩa trái cây.

– Lư đựng hương: Lư đựng hương được đặt bên cạnh bát hương, phía đối diện lọ hoa.

Lưu ý:

Tất cả các vật phẩm trên bàn thờ Phật sử dụng để cúng dường Phật thì không được dùng cho bàn thờ gia tiên hay bất kể việc gì khác. Lễ cúng Phật phải là đồ chay, tuyệt đối không được cúng đồ mặn. Không sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ… để dâng cúng trên bàn thờ Phật. Hoa và trái cây để cúng Phật phải là đồ tươi, ngon, không dùng đồ đã héo úa, hư hỏng. Bàn thờ Phật tuyệt đối không được đặt những vật tượng trưng cho mê tín dị đoan như bùa chú, hồn phách… Điều này đi ngược lại giáo lý của nhà Phật.

Những lưu ý khi thờ Phật tại gia

Thờ Phật tại gia thì gia chủ chỉ nên thờ nhiều nhất là ba Vị Phật. Và nhớ rằng nếu thờ Tam Thế Phật thì phải sắp đặt chung một bàn thờ. Nếu thờ Phật bằng tranh ảnh Phật thì nên treo ngay ngắn, thẳng hàng nhau, kích thước bằng nhau. Không nên treo ảnh Phật cái cao – cái thấp hay thờ ảnh Phật cái to – cái bé. Sẽ khiến bàn thờ trông lộn xộn, mất đi tính thẩm mỹ và thiếu trang nghiêm. Còn nếu thờ tượng Phật thì phải đặt tượng ngang hàng, đồng bậc với nhau. Không nên để tầng trên – cấp dưới. Tượng Phật cũng nên lựa chọn có kích thước tương đồng nhau, cho bàn thờ được ngăn nắp, trang nghiêm hơn.

Lần đầu Thỉnh tượng Phật về nhà phải làm lễ thượng tượng (lễ an vị Phật). Không cần làm lễ quá linh đình, chỉ cần làm đơn giản, miễn sao vẫn thể hiện được sự trang nghiêm.

Thờ Phật tại gia, mỗi người nên nhớ tới đức hạnh của Ngài mà chỉnh đốn thân tâm mình. Mỗi ngày cải thiện cách cư xử, thấm nhuần tinh thần từ bi, bác ái, bình đẳng của Ngài. Sống xứng đáng với danh nghĩa là một gia đình có thờ Phật.

Tranh ảnh, tượng Phật thờ lâu năm bị hư hỏng không thể sửa chữa được thì nên thay mới. Khi thay mới rồi thì tranh ảnh, tượng Phật cũ phải dâng vào chùa chờ dịp nhập tháp. Không được bạ đâu bỏ đó mà mang tội.

Trước khi Thỉnh Phật về nhà phải chuẩn bị mọi thứ xong xuôi, bàn thờ phải được bài trí sẵn sàng. Thỉnh tượng Phật từ cửa hàng ra là về thẳng nhà và thượng Phật lên bàn thờ để làm lễ an vị Phật.

Vì Sao Trên Bàn Thờ Cúng Phật Không Thể Thiếu Ly Nước?

Chúng ta đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ có tâm tri ân, báo ân đối với công sinh thành và dưỡng dục. Do đó, bàn thờ gia tiên được lập ra là để có phương tiện để chúng ta khởi tâm cúng dường tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã quá vãng.

Phật đối với chúng ta có mối quan hệ là Thầy – Trò. Phật là người thầy của các người thầy nên gọi là Bổn Sư. Chúng ta sống trong đời này được hạnh phúc viên mãn là nương theo những lời dạy của Phật, Bồ Tát. Do vậy, việc làm bàn thờ Phật và có tượng / ảnh Phật thì chúng ta cũng cần cúng dường. Việc cúng dường Phật không phải là Phật cần những thứ chúng ta cúng dường, mà đó là phương tiện Phật đưa ra để giúp chúng ta tu được tâm cúng dường, cung kính và phát khởi lòng thành.

Nước đại biểu cho cái gì? Nước đại biểu cho tâm. Nhìn đến ly nước, “tâm của ta có thanh tịnh như nước, một trần không nhiễm hay không?” Cho nên nước đại biểu cho thanh tịnh, bình đẳng, phải nắm được ý nghĩa này. Ly nước đó không phải cúng dường cho Phật uống, mà là để cho mọi người chúng ta xem, nhìn đến ly nước này, tâm của ta phải thanh tịnh, phải bình đẳng, dùng cái phương pháp này để đề tỉnh chúng ta. Không cái gì không phải là đau họng nhọc lòng nghĩ ra phương cách để dạy chúng ta, chúng ta mới thể hội được Phật đối với chúng ta, ân đức lớn lao như vậy, sắp đặt chu đáo như vậy, không thể không bội phục đến 5 vóc sát đất.

Ý nghĩa chân thật của cúng ly nước là ở chỗ này. Việc cúng nước cho Phật không phải là để Phật uống, mà dụng ý của Phật muốn nhắc nhở chúng ta, trong cuộc sống hàng ngày, từng giờ từng phút, đối người tiếp vật phải trong sạch, thanh tịnh như nước vậy. Nào có phải mê tín chứ? Chư vị phải ghi nhớ, nước dùng để cúng Phật không thể dùng nước trà, trà có màu sắc, như vậy thì không thanh tịnh, biểu thị trong tâm có ô nhiễm, cho nên phải cúng nước trong. Nước trong này là dùng nước tự nhiên hoặc là nước sôi, cái đó không quan trọng, chỉ cần nước đó thanh sạch, không có thứ gì không tinh sạch bên trong, như vậy là được rồi, bạn phải hiểu được ý nghĩa biểu pháp của nó; cũng chính là “minh tu lương bằng đề tỉnh – cần có bạn tốt nhắc nhở”. Thời thời khắc khắc phải đề tỉnh chúng ta, chỉ cần một khắc không đề tỉnh, chúng ta liền sẽ bị mê mất, liền làm ra việc sai trái, liền hồ đồ mất. Cho nên cách thực thi trong giáo học nhà Phật, chân thật là rất hay.

Chúng ta thờ Phật thì cần phải hiểu rõ ý nghĩa của việc thờ cúng, ý nghĩa biểu pháp và giáo dục của các đồ thờ. Được như vậy thì trí tuệ của chúng ta mới hiện tiền, mới không bị sa vào mê tín.

Nguồn: Đường về cõi tịnh

Ly nước cúng Phật ( ly nước trong cúng phật) là vật dụng thờ cúng không thể thiếu khi chúng ta thờ Phật, thờ gia tiên. Sản phẩm ly nước cúng có phát hành tại Thuận Duyên văn hóa phẩm Phật giáo – 128B Trần Phú, P4, Q5

Nước Ép Mâm Xôi Là Gì? Giá Trị Dinh Dưỡng & Lợi Ích

Thông tin chung về nước ép mâm xôi

Nước ép quả mâm xôi là loại nước ép được làm bằng cách trộn hoặc ép quả mâm xôi tươi, có tên khoa học là Rubus strigosus. Do tính chất vô cùng chua cay của loại nước ép này, nó thường được pha trộn với đá và các chất làm ngọt khác để giúp ngon miệng hơn. Nước ép này được yêu thích vì hương vị tươi mát, làm cho nó trở thành một thức uống mùa hè lý tưởng. Nhưng nó chứa một số chất dinh dưỡng có thể tăng cường sức khỏe tổng thể.

Về mặt dinh dưỡng, nước ép quả mâm xôi sở hữu hầu hết tất cả các chất dinh dưỡng có trong quả mâm xôi. Nước ép này thường chứa nhiều vitamin C và chất xơ. Nó cũng chứa một lượng nhỏ chất sắt, magiê, axit béo omega-3, kali và vitamin B6 . Một cốc nước ép này không đường thường chứa khoảng 100 calo.

Tác dụng của nước ép mâm xôi đối với sức khoẻ 1. Cải thiện sức khoẻ tim mạch

Có một lượng anthocyanin tốt được tìm thấy trong loại nước ép này. Nó giúp bảo vệ chống lại bệnh tim bằng cách cải thiện tính toàn vẹn và sức mạnh của các động mạch và mạch máu.

2. Khả năng ngăn ngừa ung thư

Một nghiên cứu năm 2023 đã quan sát tác dụng chống ung thư của các hợp chất đối với ung thư ruột kết. Nó cho thấy thành phần tổng thể của quả mọng như quả mâm xôi có thể chống lại căn bệnh ung thư này. Một nghiên cứu khác trong Tạp chí về chất gây ung thư cũng kết luận rằng chất phytochemical từ quả mâm xôi có thể ức chế các giai đoạn của ung thư ruột kết. Ngoài ra, có nguồn kết luận rằng nó có thể bảo vệ chống lại tác hại do tia UVB gây ra, ngăn ngừa dẫn đến ung thư da.

3. Tăng cường hệ thống miễn dịch

Với hàm lượng vitamin C tuyệt vời, nước ép này có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Đồng thời, nó cũng chống lại bất kỳ số lượng nhiễm trùng hoặc mầm bệnh tiềm ẩn. Các chất chống oxy hóa trong nước ép cũng làm giảm sự căng thẳng cho hệ thống miễn dịch bằng cách giảm viêm mãn tính.

4. Cải thiện vòng tuần hoàn

Chất kali trong quả mâm xôi giúp giảm huyết áp và các hoạt chất khác hoạt động như chất làm loãng máu. Do đó, nước ép này cung cấp chất dinh dưỡng và oxy tốt hơn cho cơ thể và giảm các triệu chứng tăng huyết áp.

5. Cải thiện hệ tiêu hoá

Chất xơ trong nước ép này có thể cải thiện chuyển động và tăng cường sức khỏe tiêu hóa.

6. Hỗ trợ giảm cân

Vì loại nước ép này có nhiều chất xơ và ít calo, nó sẽ là một sự bổ sung dinh dưỡng tuyệt vời cho chế độ ăn uống của bạn. Nó có thể giúp bạn cảm thấy no và ngăn ngừa ăn quá nhiều hay thói quen ăn vặt.

Tác dụng phụ khi sử dụng nước ép mâm xôi

Các tác dụng phụ từ ​​việc uống nước ép này phát sinh nếu một người bị dị ứng với quả mâm xôi. Nếu chưa được rửa đúng cách sẽ làm tăng nguy cơ vi khuẩn hoặc các hóa chất không mong muốn khác trên trái cây. Việc tiêu thụ quá mức cũng có thể gây khó chịu cho dạ dày và tiêu chảy. Vì vậy hãy sử dụng nước ép này trong chừng mực.

Tóm lại, nước ép này có một số lợi ích tuyệt vời cho sức khoẻ. Bạn nên đọc trước các lưu ý khi sử dụng và hãy đảm bảo mình không bị dị ứng với quả mâm xôi. Khi mua hoặc chế biến nước ép này, bạn nên lưu ý rửa sạch để tránh các tác dụng xấu.

Cập nhật thông tin chi tiết về Lợi Ích Nhiệm Màu Khi Uống Nước Cúng Trên Bàn Thờ Phật trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!