Xu Hướng 3/2023 # Lộc Tồn Và Bác Sĩ # Top 10 View | Apim.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Lộc Tồn Và Bác Sĩ # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Lộc Tồn Và Bác Sĩ được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

(Tuvivietnam – Siêu tầm)

* BÁC SĨ  luôn luôn đồng cung với LỘC TỒN nhưng người ta thường nói đến LỘC TỒN kẻ để dành, mấy ai nhắc đến  BÁC SĨ kẻ học rộng. Thậm chí phú TỬ VI nói LỘC TỒN uyên bác nhưng thật ra đâu phải vậy, đó là công lao của sao BÁC SĨ. Nói LỘC TỒN có tính thị phi oan cho sao này, thật ra đó là sao  BÁC SĨ còn mang tên kẻ bài bác, bài xích…

* LỘC TỒN thật ra cầm đầu một nhóm sao đặc biệt gồm LỘC TỒN KÌNH DƯƠNG ĐƯỜNG PHÙ QUỐC ẤN ĐÀ LA..

TỒN TẠI, CÒN ĐÓ…

LỘC TỒN chủ tồn tại, còn đó thì đối cung của nó là sao PHI LIÊM chủ tan rã, ly tán, phân chia, chia ly. Khi bên nầy tồn tại bên ngoài kia PHI LIÊM tan rã ra thành những mảnh vụn. Tạo ra quy luật “ta còn thì mầy mất”. Trong đời thường ta thường gặp các câu hỏi. Anh ấy có còn không? Công ty ấy còn tồn tại không? Mối tình ấy có còn không?… Hằng trăm câu hỏi xoay quanh chữ “Còn”. Nếu không bị phá cách thì thấy LỘC TỒN ta có quyền nói còn. Đúng chưa? Nhưng quan trọng là cái gì còn? Còn đau à, còn ngoại tình à, còn theo giặc à, còn khổ à… Nếu thấy vui như ĐÀO HỒNG HỈ ta nói vui, nếu thấy TANG KHỐC lại còn khóc nữa. Vì thế Hạn LỘC TỒN có người lại nói còn đó trong tôi một nỗi buồn. Cũng có người lại nói Địa vị còn thế là vui rồi.

* Đó là tính chất của kẻ ưa để dành có thế mà giàu. Đi với LƯU HÀ thành cách lưu trữ. Trái tính với LỘC TỒN là PHI LIÊM là đem chia chác ra, phân chia ra. Hai sao ở 2 thế đối đầu nhau luôn xung chiếu lẫn nhau.

* LỘC TỒN lấy câu ‘Tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn’ làm phương châm lẽ sống, đến miếng giẻ rách cũng dành dụm cho… con cháu đời sau. Vì LỘC TỒN là cái kho chứa  tài lộc, mà ta đang ở thời kỳ (quan niệm cách đây trên 2000 năm) cái gì cũng tài lộc được hết. Bạn cũng từng thấy những kho hàng đồ sộ, đến những kho nho nhỏ trong nhà bạn, đến chẳng có gì gọi là kho, biến tủ thành kho, biến túi xách thành kho… tùy thuộc rất nhiều vào các sao Tầm quan trọng chỉ sự to lớn như KHÔI VIỆT, HỒNG LOAN… Cụ thể LỘC TỒN đi với các sao nầy ta có quyền đoán. Ôi! cái kho gì to thế. Do là cái kho sao nầy ưa sao Tài Sản (là VŨ KHÚC) để ta nhìn vào kết luận kho nầy chứa tiền. Còn ham muốn một ngôi sao chủ về nhà kho là THIÊN PHỦ. Thế là bạn biết kho và nhà kho. Ví dụ ta có VŨ PHỦ + LỘC TỒN không bị phá cách, thế là thoải mái.

Trở lại với dành dụm và để dành nhưng cũng có kẻ dành dụm nước mắt, có kẻ để dành tai họa lưu lại về sau như thị phi, như nợ nần cho cháu phải trả, những oán hờn, nghiệt ngã.

KẺ HỌC RỘNG, Kẻ Sỹ Đây Rồi:

Sỹ là người có học, người đi học. Sỹ phu là người đàn ông có học, Kẻ Sỹ là kẻ có học tùy quan niệm của mỗi người, như Nguyễn Công Trứ nào là chưa ra làm quan phải như thế nào, làm xong rồi phải sống như thế nào, đó là quan niệm cá nhân. Cũng như Khương Tử NH a ngồi câu nơi sông Vị với lưỡi câu thẳng là huyền thoại nhưng có kẻ tin (tin thì theo đó mà làm để chết đói, ngây thơ hết chỗ nói) chẳng qua ông ấy chưa gặp sao “Thời Cơ”, sao “Khúc rẻ cuộc đời”, sao “Bước Khởi Đâu” ẩn dật, âm thầm câu cá mưu sinh gặp Minh Quân phát hiện vời ra giúp nước. Y sỹ, Họa sỹ, Văn sỹ, Nhạc sỹ, Thi sỹ, Tu sỹ… có phải là kẻ sỹ không? Không phải Sỹ sao người đời phong cho Sỹ? Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu có phải kẻ sỹ không? Cuối đời ông ấy làm nghề bói toán kiếm sống. Các Sỹ đâu có cần thiết phải được ông Vua công nhận là kẻ sỹ, chịu chữa bệnh cho Vua mà không chữa cho dân lành, các Sỹ đều giống nhau ở chỗ sỹ diện của người có học không chịu phục vụ cho kẻ ác, kẻ bất tài. Kẻ sỹ không thể hôm nay viết như thế nầy, ngày mai viết thế khác, không thể hôm nay ca ngợi người nầy ngày mai ca ngợi người khác. Thậm chí có người không thèm ăn thóc nhà Chu, đúng là ngốc sỹ, nhà Chu cũng ăn thóc từ nhân dân mà ra. Kẻ sỹ chỉ là người có học mà thôi, tùy theo nghề học mà ta có một họa sỹ khác với một thợ vẽ. Một Họa sỹ gởi gắm tâm trạng trong bức tranh, thợ vẽ chỉ sao chép lại mà thôi. Đói thì cũng vẽ chân dung bậy bạ kiếm sống, cần thì pano cũng chơi, làm gì có chuyện cầm cọ chờ vẽ râu Vua mới được gọi là Họa sỹ.

 BÁC BỎ, BÀI XÍCH, BÀI BÁC…

Là tính chất của sao BÁC SĨ nếu có TRIỆT thành cách bài trừ (một sao bài bác gặp thêm một sao trừ bỏ). BÁC SĨ bài bác vì PHI LIÊM ở đối cung phỉ báng, mạ lỵ, hàm hồ quá và sao này còn làm nhiều điều sai trái, bất chính. Cho nên MỆNH Hạn ngộ sao  BÁC SĨ vướng phải thị phi. Bác bỏ luận điệu sai trái là sao BÁC SĨ, sao nầy luôn luôn đi chung với LỘC TỒN.

Nhưng điều muốn nói tính chất văn học của sao BÁC SỸ rất là cao, buồn cười sao “cái kho” hưởng hết. Sao BÁC SỸ chung sống với LỘC TỒN bị lu mờ bởi sao tài lộc nầy (sống với người giàu chịu thiêt, trình độ của BÁC SỸ bị LỘC TỒN hưởng hết). Ngoài đời cũng có một câu ca dao mới cũng hay: “Thủ kho to hơn thủ trưởng, đến nhà thủ trưởng lại tưởng là kho, đến nhà thủ kho lại to hơn thủ trưởng”

THĂM HỎI, TƯỞNG NHỚ…

Thăm hỏi ai còn hay mất. Tưởng nhớ thăm hỏi. Hợp với sao ĐIẾU KHÁCH

Đặc biệt vận hạn đến sao LỘC TỒN lòng thường tưởng nhớ đến ai đó, vì từ LỘC TỒN ta có bộ TƯỚNG ẤN và TƯỚNG QUÂN, BỆNH PHÙ  tam hợp, bộ nầy thực chất là ấn tượng vui buồn, vinh nhục… khiến lòng ta có những phút giây hồi tưởng mạnh nhất là có thêm KHÔI VIỆT từ đó ta luôn băn khoăn ai còn, ai mất..

Điều đáng nói nữa LỘC TỒN trong nhịp đời chủ sự tồn tại, đi với Cát tinh có nghĩa là tồn tại trong niềm vui, trong thành công. Hợp với LIÊM TRINH là trường tồn như đã nói, hợp với LƯU HÀ là tồn tại và lưu lại. Đi với tài tinh như VŨ KHÚC, THIÊN PHỦ là giàu sang, đi với CƠ LƯƠNG là phú quý ông. Đóng ở MỆNH hưởng tổ nghiệp, đồng thời là “trọng hậu đa y thực” (lo lắng dành dụm về sau có nhiều áo quần và thức ăn). Đóng ở Điên, Tài là “đôi kim tích ngọc” (vàng chôn ngọc cất). Tuy nhiên LỘC TỒN không phù hợp với một số sao điển hình là CỰ MÔN , PHÁ QUÂN, KHÔNG KIẾP , HÓA KỴ. Đáng sợ là đi với KHÔNG KIẾP.

“LỘC đảo MÃ đảo kị THÁI TUẾ chi hợp KIẾP KHÔNG.”

“KIẾP KHÔNG, THÁI TUẾ suy vi. LỘC MÃ ngộ TRIỆT ích gì mà mong.”

“LỘC ngộ KIẾP KHÔNG đồng qui.

Cũng là vô dụng hoá vi cơ hàn.”

LỘC TỒN khi tốt và khi xấu

KHI TỐT:

Là kẻ có trình độ được quyền bài xích, bài trừ, bài bác cái xấu.

Là tồn tại lâu dài với quyền lực, địa vị, tài sản.

Bảo tồn, bảo tàng tài sản, di sản, sự nghiệp cha ông để lại đến ngày sau. Tồn tại theo năm tháng

Là dành dụm được, dồn cất được, là của để dành.

Là cái kho tài sản do dành dụm mà có.

KHI XẤU:

Không tồn tại, là mất đi, là không còn. Từ không còn địa vị, tài sản đến không còn tính mạng. Không bảo tồn được địa vị, di sản, sự nghiệp cha ông để lại. Nếu có còn là còn tai, còn hoạ, còn oán, còn thù, còn buồn phiền uất hận, ngậm ngùi theo năm tháng. Còn lại thân thể tật nguyền với con tim thương tích. Là cái túi rỗng không tiền, thậm chí không có giấy tờ minh chứng.

Là bị cấm cất trữ, cấm giữ gìn dù cho đó là di vật, di sản của tiền nhân, là kỷ niệm của bản thân, là công lao cả cuộc đời bồi đắp. Thậm chí còn can tội lưu trữ, tàng trữ. Xấu quá thì đôi khi không còn cả mồ mả, không còn con cháu phụng thờ.

MỘT PHÁ CÁCH của LỘC TỒN.

CỰ MÔN+ LỘC TỒN:

“CỰ phùng TỒN TÚ cát giả tàng hung”.

Cách cát giả tàng hung, hay còn gọi là cát xứ tàng hung. Chữ giả nầy các sách TỬ VI âm qua chữ Việt là dã hoặc dả nghĩa của nó là giả so với thật, vậy thì viết giả là chính xác. ‘Cát giả tàng hung’ là Tốt giả ẩn tàng hung họa thật. ‘Cát xứ tàng hung’ là trong cái tốt đẹp ẩn tàng hung họa. Ví dụ rất cụ thể, rất thực dụng là con heo quay, con gà quay trông rất ngon lành, rất đẹp mắt màu sắc đẹp không chối cãi nhưng chắc chắn rằng, tôi có 2 con heo, một tươi và một con chết bệnh. Dĩ nhiên tôi chọn con chết vì bịnh tôi quay. Thế thôi, cho nên thịt heo ngon nhất là thịt heo luộc. Con gà ngon nhất là con gà luộc.

* Cũng là cách xung đột mâu thuẩn của kẻ trên và người dưới, mạnh ai nấy làm. Trên bảo dưới không nghe. Trên phản đối dưới bài bác. 2 cái mâu thuẩn cùng tồn tại song song với nhau. Trong gia đình là sự bất mãn của cha mẹ với con cái, của chồng đối với vợ, của anh đối với em…

* Cũng còn là cách. Ngôn ngữ bất cẩn.

Một lời nói bất cẩn với kẻ trên, hoặc với kẻ ngang hàng nhưng để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người khác không xóa nhòa được. Cũng quy về tồn tại sự bất mãn. Bất mãn là CỰ MÔN mà tồn tại là LỘC TỒN = Tồn tại sự bất mãn. Nói mấy mọi việc vẫn Vũ Nh ư Cẩn con của ông Vẫn Nh ư Cũ.

Còn đó trong tôi một nỗi buồn

Mây trời xanh ngắt gợi nhớ thương

Lối cũ ta về không gặp lại

Thì hỏi làm sao không vấn vương?

Phẫu Thuật Nội Soi Khâu Lại Bong Điểm Bám Dây Chằng Chéo Trướcphó Giáo Sư, Tiến Sĩ, Bác Sĩ Nguyễn Mạnh Khánh

Phẫu thuật nội soi khớp

Phẫu thuật nội soi khâu lại bong điểm bám dây chằng chéo trước

TS.BS. Nguyễn Mạnh Khánh– Bong điểm bám dây chằng chéo trước khớp gối là  một thương tổn khá thường gặp, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên như sau chấn thương thể thao, tai nạn giao thông…

1. Phân loại

Bong điểm bám dây chằng chéo trước thực chất là vỡ mâm chày ở phần gai chày nơi có dây chằng chéo trước bám vào. Thương tổn này lần đầu tiên được Poncet đề cập trong y văn vào năm 1895. Sau đó đã được tác giả Meyer và McKeever (1959) phân loại các thể tổn thương khá chi tiết dựa trên mức độ di lệch của mảnh xương bong ra:

– Độ I: mảnh gãy bong không di lệch

– Độ II: mảnh gãy di lệch một phần (mảnh xương bong ra di lệch lên trên khỏi vị trí bám vào mâm chày)

– Độ III: mảnh gãy di lệch hoàn toàn (không còn sự tiếp xúc giữa mảnh xương bong ra và mâm chày):

+ độ IIIA: chỉ có phần xương ở vị trí bám của dây chằng chéo trước bong ra

+ độ IIIB: cả phần gai chày cũng bị bong ra

– Độ IV: được Zariczynj (1197) bổ sung thêm: gãy phức tạp nhiều mảnh gai chày

Hình 1. Phân loại bong điểm bám dây chằng chéo trước khớp gối theo Meyer và McKeever

2. Chẩn đoán hình ảnh

Dựa trên phim X quang khớp gối tư thế thẳng và nghiêng cho phép đánh giá loại gãy và mức độ di lệch của mảnh xương gãy. Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan) rất hữu ích để đánh giá giải phẫu và mức độ phức tạp của xương gãy. Hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) cần thiết để đánh giá các tổn thương của sụn khớp, sụn chêm và dây chằng.

3. Điều trị

– Chỉ định điều trị bong điểm bám dây chằng chéo trước khớp gối phụ thuộc vào loại gãy, có kẹt phần mềm vào diện gãy hay không và các tổn thương khớp gối phối hợp.

– Mục đích điều trị nhằm:

+ Nắn chỉnh vị trí gãy về đúng giải phẫu và dây chằng chéo trước còn liên tục.

+ Cố định vững chắc để cho phép vận động sớm khớp gối

+ Loại bỏ những nguyên nhân gây kẹt khớp, hạn chế duỗi khớp gối và impingement do mảnh gãy di lệch

– Điều trị cụ thể:

+ Độ I: điều trị bảo tồn bằng ống bột trong thời gian 4-6 tuần. Cần kiểm tra X quang định kỳ để chắc chắn mảnh gãy không di lệch thứ phát. Sau khi tháo bột cần tập phục hồi chức năng tích cực để tránh nguy cơ cứng khớp gối.

+ Độ II: trong phần lớn các trường hợp có thể điều trị bảo tồn bằng bột sau khi nắn chỉnh và chọc hút máu tụ trong khớp. Nếu nắn chỉnh không đạt yêu cầu cần chuyển sang phẫu thuật nội soi và cố định mảnh gãy.

+ Độ III/IV: chỉ định phẫu thuật nội soi nắn chỉnh và cố định lại mảnh gãy. Có nhiều phương pháp cố định khác nhau như khâu chỉ thép, bắt vít, khâu chỉ neo, kim Kirschner…

Hình 2. Hình ảnh X quang bong điểm bám dây chằng chéo trước khớp gối phải

Hình 3. Hình ảnh X quang kiểm tra sau khi phẫu thuật nội soi khớp gối

khâu lại điểm bám dây chằng chéo trước bằng chỉ thép

Hình 4. Cơ năng khớp gối sau phẫu thuật 2 tháng, gối gấp tối đa

Hình 6. Cơ năng khớp gối sau phẫu thuật 2 tháng, gối duỗi tối đa

Hình 7. Hình ảnh X quang sau phẫu thuật 4 tháng, can xương tiến triển tốt

Video 1. Chức năng khớp gối sau phẫu thuật 4 tháng, gối gấp duỗi tối đa

Video 2. Khám lâm sàng sau phẫu thuật 4 tháng: gối vững, không có dấu hiệu ngăn kéo

Video 3. Kỹ thuật nội soi khâu lại điểm bám dây chằng chéo trước khớp gối kiểu số 8 bằng chỉ không tiêu

Video 4. Kỹ thuật nội soi khâu lại điểm bám dây chằng chéo trước xuyên qua mảnh gãy bằng chỉ không tiêu

Video 5. Kỹ thuật nội soi khâu lại điểm bám dây chằng chéo trước bằng chỉ không tiêu

Cách Bốc Bát Hương Và Thờ Cúng – Bác Hùng Y

Lâu nay ta thường nhờ các thầy bốc hộ bát hương tại Điện – Đền – Chùa rồi mang về nhà thờ không biết có đúng không ? Thầy chùa thì cô quả, cô độc – Thủ Nhang Đền đồng cô, bóng cậu – Điện thì thầy cũng chẳng ra gì, vợ, chồng, con, cháu … cờ bạc lô đề, bất hiếu, chửi cha, mắng mẹ… Không phải tất cả đều thế nhưng tìm thầy gia đình tử tế, hòa thuận, làm ăn phát đạt không thấy có.

Đời lạ thế đấy chúng chẳng ra gì, mà mình lại hi vọng, nó mang lại sự may mắn, linh thiêng cho mình. Thần linh ở chùa, ở đền, điện và ở nhà khác nhau, hoàn toàn không thể bốc bát hương Thần linh, ở đó về thờ Thần linh nhà mình được. Bốc ở đó, ma đói ma khát theo bát hương về, dành ăn, tranh chỗ với các cụ nhà mình thì sao nhỉ. Bọn ma đói lý luận: gia chủ rước chúng về, chứ chúng có tự đến đâu, Các thầy phải làm cho nhà mình phải loạn, phải điêu đứng, mình mới cúng, mới lễ thì các thầy mới có ăn chứ.

Người xưa thường chọn người cao tuổi, hiền lành tử tế, gia cảnh yên ấm, hạnh phúc, con cháu phương trưởng, đề huề, làm ăn khấm khá, thịnh vượng nhờ bốc bát hương, gọi là “xin Phúc lộc của cụ”. Không nhờ được thì tự bốc lấy tốt bằng mấy lần nhờ chúng nó tiền mất tập vẫn còn.

CÁCH BỐC BÁT HƯƠNG – BÁC HÙNG Y

Bát hương mua về, rửa sạch bằng nước ngũ vị hương rồi tẩy bằng gừng với rượu, lau khô bằng khăn mặt mới. Lấy 3 – 5 hoặc 7 sấp tiền âm (mà người bán đã sắp sẵn các loại tiền vào rồi gấp đôi lại bó 10 sấp làm một). Tháo ra vo nhầu cho dễ cháy, đốt trong chậu nhôm hoặc sắt thật sạch, úp bát hương lên lửa, quay miệng bát 3 vòng thuận, 3 vòng ngược chiều kim đồng hồ, trừ hết tà ma ngoại đạo cố tình ẩn nấp trong đó. Làm sao đốt cho cháy hết mấy sấp tiền âm đó, rồi thả vào đáy bát hương gọi là cốt kim ngân (tiền vàng). Đặt cốt thất bảo (khi mua bát hương người ta thường bán kèm) vào đáy bát hương rồi dùng tay bốc gio vào. Một số người khi bốc gio vào họ cũng đếm từng bốc làm sao chia hết cho 4 thừa 1 gọi là chữ SINH. Ví dụ: 5 – 9 – 13 – 17 – 21 bốc, chẳng mất gì thì tại sao lại không làm theo.

Trong suốt quá trình đốt kim ngân, bốc tro vào bát hương ta luôn cầu nguyện: Bát hương này con xin được thờ …. (Ví dụ: Đức thánh tổ hay Bà Cô tổ…) Mỗi khi con thắp hương lên xin kính thỉnh Đức thánh tổ của dòng họ…, bà Cô tổ của dòng họ … Về với chúng con nhận hương, hoa, quả, đồ lễ chúng con dâng cúng… Nói đi nói lại nhiều lần, cho đến khi hoàn thành, đặt ngay ngắn bát hương lên bàn thờ, thắp mấy nén nhang cắm vào, nói thêm 1 đến 3 lần nữa. Đến bát thứ 2 hay thứ 3 cũng làm thế, dự định bát nào thờ gì thì kêu cầu cho bát đó. Nguyên tắc là trước tiên bao giờ cũng bốc bát hương ở giữa thờ Quan Thần linh và… Khi đặt lân ban thờ đồng thời xin ngài cho bốc các bát hương gia tiên, hội đồng bà cô, ông mãnh…

Nếu nhà con thứ thường có 3 bát hương:

1 – Bát đầu tiên bên trái (từ ngoài nhìn vào) CÁC CỤ TỔ TIÊN HAI BÊN NỘI NGOẠI

2 – Bát thứ 2 từ trái qua phải (ở giữa) TRỜI – PHẬT – CÁC VUA – CÁC MẪU – CÁC TRẦU – CÁC QUAN – CÁC VỊ TIÊN – THÁNH – THẦN – CÁC QUAN THẦN LINH BẢN ĐỊA THẦN HOÀNG BẢN THỔ – THẦN CÔNG THỔ ĐỊA, THẦN TÀI – THẦN QUÂN TÁO CÔNG.

3 – Bát thứ 3 ngoài cùng bên phải HỘI ĐỒNG BÀ CÔ, ÔNG MÃNH, CÁC CÔ BÉ ĐỎ, CẬU BÉ ĐỎ. Nhà con trưởng có thêm 2 bát hai đầu:

Bát đầu tiên bên trái: ĐỨC THÁNH TỔ DÒNG HỌ…

Bát cuối cùng bên phải: BÀ CÔ TỔ DÒNG HỌ…

Theo truyền thuyết xưa mỗi dòng họ được sinh ra từ một Đức thánh tổ. Đức thánh tổ là người phù hộ, độ trì cho con cháu nhà mình theo luật trời đất. Bà cô tổ, là người được nhà Trời phái xuống để trông nom cai quản con cháu dòng họ. Người có quyền nâng đỡ cho người nào có hiếu, có đức … Vì vậy 2 người này là quan trọng nhất, nên mỗi người được riêng 01 bát hương. Trong khi các cụ tổ tiên 2 bên nội ngoại có bao nhiêu người cũng chỉ chung nhau 1 bát, tất cả các các bà cô, ông mãnh, chết trẻ,chưa siêu thoát, các bé đỏ chết do sẩy, nạo… cũng chung nhau 1 bát.

Riêng bát hương ở giữa thờ: TRỜI – PHẬT – CÁC VUA – CÁC MẪU – CÁC TRẦU – CÁC QUAN – CÁC VỊ TIÊN – THÁNH – THẦN – CÁC QUAN THẦN LINH – THẦN HOÀNG BẢN THỔ – THẦN CÔNG THỔ ĐỊA, THẦN TÀI – THẦN QUÂN TÁO CÔNG… Lý luận về bát hương này là: Tâm đức của người khấn cầu hay còn gọi là đẳng cấp bậc thầy mà có thể thỉnh được đến cấp nào. Vì dụ: Bình thường là thỉnh được THẦN, Thần linh trở xuống, Cao hơn là thỉnh được THÁNH, cao nữa là CÁC MẪU – CÁC TRẦU – CÁC QUAN – CÁC VỊ TIÊN… Đỉnh cao nhất là thỉnh được: CÁC VUA – TRỜI – PHẬT – Sau khi bốc đủ số bát hương, 3 bát là con thứ – 5 bát là con trưởng, nhưng ngày nay nhiều nhà thờ đủ năm bát mà chẳng cần là con trưởng. Thắp hương bát giữa 9 nén các bát còn lại 5 nén. Từ lần thứ 2 bát giữa 7 nén các bát còn lại 3 nén, lần thứ 3 giữa 5 nén các bát còn lại 1 nén. (hàng ngày giữa 3 nén, các bát còn lại 1 nén. Giữa lần 2 hoặc lần 3 hóa vàng dâng các cụ. Ngày mùng 1, ngày rằm giữa 5 hay 7 hay 9 là tùy tâm.

Sau 2 tuần hương đưa cả bàn tay về vị trí từng bát hương lại nhắc lại địa vị của từng bát ví dụ như: Bát hương này con thờ CÁC CỤ TỔ TIÊN HAI BÊN NỘI NGOẠI, từ nay mỗi khi thắp hương con xin được kính thỉnh các cụ tổ tiên 2 bên nội ngoại về nhận lễ dâng cúng của con cháu… Làm lần lượt từ giữa ra 2 bên, trái trước phải sau.

Do bát hương mới bốc nên 100 ngày đầu tiên sáng nào cũng phải thay nước, thắp hương, có thể giữa 3 nén còn lại mỗi bát còn lại 1 nén. Nếu có thể pha ấm trà thì tốt. Nhớ đủ 100 ngày đầu tiên để an vị bát hương được tốt.

Bài khấn đã có các bạn thêm hoặc bớt vào cho đúng mục đích. Sắp mâm lễ gồm Hoa 5 mầu – quả 7 loại khác nhau – Sôi, gà, bánh, kẹo, trà thuốc, trầu cau, Mã gồm bộ quan thần linh đầy đủ cả ngựa đỏ, 2 bộ bà chúa đất, vàng hoa đỏ, vàng hoa vàng, vàng 5 mầu (ngũ phương), thoi vàng, thoi bạc, Tiền vàng (nên mua nhiều 1 chút) và 7 tờ tiền dương. Nếu có thể tìm được 1 bộ tiền quan: Thiên quan, Tào quan, Phật quan, Địa quan, Thủy quan thì tốt hơn.

Mâm cơm mặn, đặt bên dưới, thấp hơn ban thờ một chút. Trong khi cúng rót thêm rượu 1 đến 2 lần (lần 1 rót ít thôi để lần 2 lần 3 có thể rót thêm). Cúng được 1 lúc thì pha trà mời các cụ, cũng thỉnh thoảng lại rót thêm 1 đến 2 lần. Hóa vàng xong thì xin thụ lộc, hạ cơm cúng, bánh kẹo, quả… mời mọi người đến cùng ăn,càng đông người dự càng tốt.

CÁCH BỐC BÁT HƯƠNG ĐÚNG PHONG THỦY

Luôn nhìn ra hướng đẹp nhất có thể như; cửa ra vào, cửa sổ mà không cần tuổi tác bát trạch, phong thủy làm gì. Nếu phong thủy có thật thì các triều đại không bao giờ sụp đổ, các nhà giầu có không bao giờ lụn bại, phá sản…

Ban thờ thần tài và ông thổ địa:

Nếu làm ăn, cửa hàng cửa hiệu có thể đặt thêm ban thờ dưới đất, hướng ra cửa được thì tốt hoặc nằm bên trái nhìn về bên phải hoặc phải nhìn về bên trái cửa ra vào. Cách bốc bát hương cũng như vậy đơn giản không cần phải cầu kỳ nhưng thể hiện sự trang nghiêm, thành kính. NGOÀI RA KHÔNG ĐẶT CÁC BAN THỜ KHÁC.

Ngày trước, khi làm ăn khó khăn các thầy khuyên tôi nên thờ Phật bà để bà phù hộ mọi việc được hanh thông. Sư Trung tốt nghiệp đại học phật giáo tại chùa Quán Sứ – Hà Nội đến cũng vài nhà sư khác làm lễ tụng kinh, trì chú, hô thần, nhập tượng rất bài bản. Lễ xong Sư nói thế này: Thờ để mình luôn nghĩ; nhà thờ Phật thì không nên làm được điều xằng bậy, chứ chẳng có Phật nào về đâu. 4 năm tôi ăn học ở chùa Quán Sứ, trung tâm chính trị Phạt giáo nhất Việt Nam mà chẳng thấy một lần Phật về, thì nhà bác Phật về sao được. Mấy năm liền làm ăn càng trật vật hơn. Thì ra là thế này:

Ban thờ Phật tại nhà; vài vong hồn cuồng tín thấy mình thờ phật mà không thành kính, trang nghiêm, thì sinh ra thù ghét, kéo bè kéo đảng đến đuổi các cụ nhà ta không cho vào nhà, hành hạ gia chủ khổ sở mới thỏa lòng. Chúng ta ở nhà vẫn phải ăn mặn, mặc quần đùi cởi trần, lao động sản xuất ra con người… không thể giữ lễ như ở chùa được. Một ngày kia có cụ hòa thượng là bậc cao tăng đến nhà. Cụ nói: Phật là để thờ trong chùa, nơi đấy có đủ điều kiện sạch sẽ, tôn nghiêm, có người chăm sóc hương khói, kinh kệ… Chỉ khi nào các đàn lễ lớn, thầy chủ tế có uy lực, có nhiều công đức may ra ngài mới quán chiếu xuống một chút. Đưa Phật về nhà, hướng về ngài, đọc lại các bài kinh, giảng cho ngàinghe như là Phật không thuộc bài, hàng ngày con đọc, con giảng lại cho Phật nghe nhé. Không biết thế có phải là nhạo báng Phật không nhỉ.

TỤNG KINH, TRÌ CHÚ Rất tốt nhưng hướng về ban thờ gia tiên nhà mình để các cụ nghe, hiểu hướng tâm theo phật. Hồi hướng công đức trì tụng, cho các cụ mau siêu thoát mới là đúng. Hầu hết các nhà sau khi bỏ ban Phật đi đều thấy nhẹ nhàng, làm ăn có vẻ thông thoáng hơn. Chúng nó nói Lão Hàng rào bê tông sui mình bỏ ban Phật, có tội thì lão chịu, chứ mình không biết, là không việc gì. Có đứa khi tháo ra, khi thả xuống sông, mồm luôn mồm lẩm bẩm: Bác Hùng Y sui, chứ thực tâm con không dám, có gì cụ về trừng phạt bác ấy, đừng hại con. Hê hê !!! Mỗi lần như vậy Bác Lại hắt sì hơi, ốmđau mấy giây liền.

Tháo ban thờ cho vào bao tải, tất cả tượng, lọ hoa, bát hương, cốc chén, đồ thờ… + 1 bát gạo + 1 bát muối + 7 – 10 lễ tiền vàng + 7 đến 10 tờ tiền dương cho vào bao, thả tất xuống sông thế là xong. Lũ dở hơi kia mải đuổi theo quên đường về thế là thoát từ đó làm ăn lại hanh thông.

Tất cả các bát hương khác mà chúng nó bịa ra như: thờ bản mệnh, hay thần hộ mệnh. hoặc chúng bịa ra hợp ông hoàng, bà chúa nào đó phải thờ mới có tài lộc thì đều là lếu láo cả.

Tin hay không tùy mỗi người, cũng như thờ Phật tại gia. Bạn đủ đức độ, nhân hậu, phúc thiện, tâm thành, thánh thiện thì cứ thờ. Bác thì không có tất cả những điều đó, nhà lại ăn mặn, tiền vẫn thích, vợ thì vẫn muốn được sướng nên không kiêng được.

Bài đọc nằm trong chuyên mục “Bất truyền truyền”, tác giả Bác Hùng Y

Trà Vinh: Tổ Chức Ngày Lễ Giỗ Bác Hồ Tại Đền Thờ Bác

Lễ giỗ năm nay thu hút hơn 600 cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang, hội viên phụ nữ và nhân dân từ khắp nơi trong tỉnh về dự, thắp hương tưởng niệm, ôn lại truyền thống hào hùng của quân dân Trà Vinh trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và lịch sử xây dựng Đền thờ Bác tại xã Long Đức.

Năm 1969, khi nghe tin Bác Hồ mất, để bày tỏ lòng kính yêu, quân dân xã Long Đức đã tiến hành xây dựng đền thờ Bác ngay trong tầm bom pháo của kẻ thù. Đền thờ Bác Hồ được chính thức khởi công xây dựng vào ngày 10/3/1970.

Công việc xây dựng đền phải làm vào ban đêm, du kích cùng nhân dân địa phương chia ra làm nhiều tổ, vừa bảo đảm vận chuyển nguyên vật liệu vào khu vực xây đền, qua mắt các căn cứ quân sự của địch chung quanh; vừa phải trực chiến chống càn, bảo vệ nhân dân và khu vực xây dựng đền.

Miệt mài gần 10 tháng làm việc bất chấp bom đạn, sự càn quét, đánh phá của địch, quân dân xã Long Đức đã chung sức, đồng lòng hoàn thành Đền thờ Bác Hồ và chính thức khánh thành vào đúng ngày 30 Tết Nguyên đán năm 1971.

Trải qua hơn 4 thập niên, Đền thờ Bác Hồ đã được trùng tu, tôn tạo lại cảnh quan trên diện tích rộng hơn 7ha. Ngày 30/9/1989, Đền thờ Bác Hồ được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, trở thành biểu tượng tình cảm, niềm tự hào của nhân dân Trà Vinh đối với vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.

Vào tháng 4/2012, Khu di tích Đền thờ Bác tiếp tục được xây dựng công trình nhà sàn Bác Hồ, do Trung tâm Ứng dụng Trưng bày – Bảo tàng Hồ Chí Minh thiết kế hạng mục phục chế.

Mô hình nhà sàn được thiết kế, phục chế theo bản vẽ được lưu giữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh với tỷ lệ 97%. Các tài liệu, hiện vật được phục chế đều tuân thủ theo các yêu cầu thiết kế, chất liệu, màu sắc và đảm bảo tính chân thật như hiện vật gốc.

Từ năm 1992, khi tỉnh Trà Vinh được tái lập, theo nguyện vọng của quân dân trong tỉnh, Tỉnh ủy Trà Vinh đã chỉ đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức lễ giỗ Bác hằng năm vào ngày 2/9.

Vào dịp này, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Trà Vinh tổ chức nhiều hoạt động thiết thực như tổ chức gói bánh tét, xây mâm quả đẹp ngon để dâng cúng Bác Hồ; tổ chức cuộc thi tìm hiểu và học tập về tấm gương đạo đức của Bác; tổng kết phong trào phụ nữ thi đua yêu nước qua một năm để báo công lên Bác.

Các hoạt động này đã trở thành một truyền thống văn hóa tốt đẹp, ngày càng thu hút đông đảo nhân dân Trà Vinh, người dân từ các nơi trong nước và kiều bào về tham dự lễ giỗ Bác Hồ./.

TTX

Cập nhật thông tin chi tiết về Lộc Tồn Và Bác Sĩ trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!