Xu Hướng 9/2023 # Linh Hồn Sau Khi Chết 3 Ngày Sẽ Đi Về Đâu? # Top 15 Xem Nhiều | Apim.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Linh Hồn Sau Khi Chết 3 Ngày Sẽ Đi Về Đâu? # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Linh Hồn Sau Khi Chết 3 Ngày Sẽ Đi Về Đâu? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đối với những gia đình có người thân vừa mất thường không tránh khỏi bàng hoàng hụt hẫng, đồng thời luôn suy nghĩ về người thân xem liệu rằng họ có còn ở quanh đây không? Linh hồn sau khi chết 3 ngày sẽ đi về đâu? Trong khuôn khổ bài viết Hoa viên muốn đưa đến cho độc giả một số ý kiến, góc nhìn về những câu hỏi này.

Linh hồn người mới chết Sau khi chết sẽ như thế nào

Sau khi chết đi, linh hồn con người bắt đầu rời khỏi thể xác, lúc này họ có thể vẫn chưa nhận ra là mình đã chết là vẫn quanh quẩn quanh nhà. Điều cần làm lúc này là nhờ những vị cao tăng đến khai tâm để họ biết là mình đã ra đi.

Tìm hiểu dịch vụ mai táng trọn gói tại Hoa viên Bình Dương

Linh hồn sau khi chết 3 ngày có về nhà không

Trong giai đoạn thân Trung Ấm, cứ mỗi 7 ngày thần thức sẽ tỉnh rồi lại hôn mê, vậy nên dân gian có tục cúng thất (7 ngày cúng một lần) để cho hương linh được hưởng. Điều cần lưu ý là hương linh phải được gọi tên thỉnh mới thì mới có thể thụ hưởng được và đồ cúng nên là đồ chay, tránh giết thịt heo bò gà hoặc cúng đồ ăn mặn để tránh khiến vong linh phải chịu thêm nghiệp sát sanh.

Hi vọng qua bài viết này, Công viên nghĩa trang Bình Dương đã giải đáp được một số thắc mắc của bạn đọc về việc linh hồn sau khi chết 3 ngày sẽ đi về đâu. Tùy theo mỗi dân tộc và mỗi tôn giáo khác nhau sẽ có những lí giải khác nhau thế nhưng điều gia đình nên quan tâm là làm sao để có người thân của mình có được một tang lễ chu toàn nhất, một mộ phần đẹp để họ nhanh chóng yên nghỉ, có như vậy thì dù là ở đâu đi chăng nữa, chúng ta vẫn sẽ luôn yên lòng khi người thân của mình đã được chăm lo một cách chu toàn nhất.

Quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ bán đất nghĩa trang, tư vấn dịch vụ mai táng trọn gói, báo dịch vụ tang lễ trọn gói hoặc đăng kí tham quan những mẫu mộ đá đẹp như mẫu lăng mộ đá đẹp, mẫu lăng mộ đơn giản  xin vui lòng liên hệ trực tiếp để nhân được sự tư vấn tận tình nhất

Được tìm kiếm nhiều trên Google:

Người chết đi về đâu trong 49 ngày

Gọi hồn người chết sau 49 ngày

Linh hồn người chết oan

Tìm hiểu về linh hồn sau khi chết

Sau khi chết chúng ta là ai

Sau Lễ Cúng 100 Ngày Linh Hồn Người Đã Mất Sẽ Đi Về Đâu?

Chuyên gia tư vấn Hoàng Dương Bình: Bạn thân mến

Ta thường thấy có những người khi sống bị coi như bát nước bỏ đi, nhưng khi chết lại được tang lo cũng lễ linh đình. Ngược lại có nhiều người khi chết được lo lắng nhớ thương, lo cho người chết không biết được lên thiên đường hay xuống địa ngục, có nhiều gia đình có tổ chức cúng 100 ngày với mong muốn hành động đó trợ giúp cho người mới khuất. Còn trợ giúp được gì thì đúng là không mấy ai biết.

Chuyên gia cũng đã chứng kiến có trường hợp không cúng 100 ngày hay 49 ngày. Tất cả chỉ gói gọn trong 3 ngày là xong. Theo thầy thì việc cúng lễ mà thầy hay làm chỉ đóng vai trò chia sẻ, hỗ trợ, nâng đỡ. Còn thức tỉnh, giải thoát được hay không phụ thuộc vào nội lực của chính người đã khuất.

Và tất cả đều phải tôn trọng luật tự nhiên, tôn trọng nhân quả người đã khuất, trường hợp cúng 3 ngày xong này, theo thầy đó là do người ấy đã đi nhẹ, cũng chẳng biết về những chuyện người sống đang làm. Nếu có cúng thêm cho đúng bài thì cũng chỉ là thỏa mãn ý muốn người nhà thôi.

Quay trở lại với những câu hỏi của bạn, chuyên gia cẩn thận tham vấn một bậc thiện tu, người cho biết là các hiện thực sau khi chết là quá kỳ vĩ và rộng lớn nên mô tả bằng lời để hiểu là không thể, vậy chỉ gợi ý nôm để qua đó chúng ta tham khảo, từ đó ngộ sâu hơn:

Cúng 100 ngày nên chọn ngày âm, không cần mâm cao cỗ đầy, nhưng phải làm thật tâm thật lòng vì thật tâm chính là phải Đạo, thật lòng chính là tu Phật

* Tại sao phải làm lễ cúng 100 ngày?

Theo bậc thiện tu thì đây là làm theo phong tục. Mà phong tục là do con người đặt ra căn cứ vào bối cảnh xã hội, tâm lý cụ thể, đúng ở thời điểm này nhưng sai ở thời điểm khác.

Cũng theo người, tác động của việc làm lễ cúng cơm 100 ngày (kể cả 49 ngày) là làm cho người sống an tâm, chứ khó làm thay đổi vấn đề của người mất . Các cụ chọn ngày này cũng rất khoa học, giúp con cháu, người thân thôi khóc, dứt ra để về với thế giới lao động, sinh hoạt bình thường. Chứ ngày xưa có những nhà cúng đến 3 năm, nhiều đêm ra đồng ấp mộ (ngủ ôm mộ), khóc ròng mãi thì cũng hại sức khỏe.

Thật lòng chính là phải đạo, chính là tu Phật. Còn người ở thế giới vô hình thì vẫn đi theo nhân quả đã làm khi còn sống, theo đúng luật trời định. Nếu khi sống mà thiện, làm nhiều việc tốt thì họ vẫn về nơi nước chúa, đất Phật, hoặc đầu thai làm người có cuộc sống tốt và ngược lại.

* Khi làm lễ cúng 100 ngày có phải chọn ngày đẹp không?

Bạn hỏi, khi làm lễ có phải chọn ngày đẹp không? Chọn ngày âm hay ngày dương? Theo vị thiện tu thì không cần thiết, nhưng đã là người đời thì còn “cái tôi”, còn lo lắng, vậy hãy cứ chọn ngày âm và ngày đẹp theo phong tục, khi chọn rồi, chịu khó quan sát hiện thực sẽ thấy có đúng, có sai và từ đó mà hiểu hơn, ngộ ra.

Ngộ ra rồi, cái Ngã tan đi thì Tâm trong sẽ mở, sẽ thấy ngày ngày âm hay ngày dương đều được, không có ngày đẹp ngày xấu. Về lễ cũng cũng vậy, làm đơn sơ hay mâm cao cỗ đầy đều được miễn là thật lòng.

Cúng 100 ngày mà diễn, giả khóc giả cười, hối lộ thần linh thì còn có hại. Ta có khi chỉ cần quả chuối củ khoai được rửa sạch sẽ, dâng cúng trân trọng cũng xong. Đừng đi tìm đạo ở những lý thuyết xa xôi, thật tâm chính là phải Đạo, thật lòng chính là tu Phật.

Trong thư bạn có hỏi rằng, lễ 100 ngày chính là sự học Phật trực tiếp, không đi ngang qua kinh điển vậy lợi nhiều hơn hại? Theo bậc hiền tu thì cái gì cũng có 2 mặt, tốt nhất là khi làm lễ hãy bình tâm, yêu thương, không luyến ái đau khổ. Không giả tạo hình thức, không mê tín dị đoan, không báng bổ bậy bạ thì người lễ cũng thêm phước phần, người chết cũng cảm thấy được quan tâm chăm sóc, vậy thôi.

Sau khi mất hoặc sau 100 ngày thì hồn sẽ về gặp tổ tiên, những hồn còn mê lầm thì sẽ tha phương cầu thực không nơi nương tựa

* Sau 100 ngày linh hồn đi về đâu, lưu lạc phương nào?

Bậc hiền tu cười nói rằng đừng quá lo lắng, lá đều rơi về cội, sau khi mất hoặc sau 100 ngày thì hồn sẽ về gặp tổ tiên. Những hồn còn mê lầm thì sẽ tha phương cầu thực không nơi nương tựa.

Đại sư chia sẻ thông điệp về linh hồn là bất tử, không có cái chết và không phải lo lắng về cái chết. Chúng ta cần mạnh dạn đối diện, quan sát và tìm hiểu “cái chết” để nhận ra “cái sống”, nhận ra sự sống. Từ đó liên hệ được với tổ tiên, cội nguồn trong sâu tận lòng mình, trở thành người có Tâm, có tổ tiên trong lòng.

Mình sống đấy nếu không có Tâm (hoặc tâm bị khóa) , hồn mình không có Linh, thì các thế lực bóng tối dễ điều khiển, dễ làm điều dại dột, không hạnh phúc. Sống đấy mà hồn vía, tâm trí phiêu bạt lang thang, chạy theo những mục tiêu ảo vọng

Theo bậc hiền tu, ai cũng có vấn đề của riêng mình. Nếu mình có tục lệ cúng 100 ngày, thì nên vận dụng lễ cúng ấy để hoàn thiện bản thân. Cách làm như đã nói đó là hãy cúng lễ bình tâm, giản dị, chân thành, người khuất cảm nhận được sự ấm áp, người sống cúng có hạnh phúc tại tâm.

Theo Hoàng Dương Bình (Tuổi Trẻ Thủ Đô)

Việc Cúng Người Chết Sau 100 Ngày Thì Người Chết Thường Sẽ Đi Về Đâu

Chuyên gia ơi, tôi có đôi chút thắc mắc về tang ma hiếu sự muốn được chia sẻ và hỏi nhỏ như sau: Chúng ta đều biết, sinh lão bệnh tử là quy luật khó tránh của con người. Cha mẹ sinh ra ta, lao lực vất vả chăm nuôi ta, đến khi về già thì suy yếu mệt mỏi bệnh tật rồi cũng sẽ ra đi. Nhưng cha mẹ ông bà đã chết thì không phải là hoàn toàn mất hẳn, mà vẫn còn lui tới cõi dương gian để thăm nom, gia hộ cho con cháu được khỏe mạnh, làm ăn tấn phát. Vậy cho tôi hỏi người đã khuất sau nghi thức cúng 100 ngày sẽ ra sao và người chết sau 100 ngày hồn sẽ hóa thành con gì? Tính 100 ngày người mất như thế nào?

Ý nghĩa cúng 100 ngày cho người chết

Trong quan niệm tâm linh từ thời xa xưa thì cách tính 100 ngày người mất như thế nào và nghi thức làm lễ 100 ngày người mất cực kỳ quan trọng và có ý nghĩa sâu xa. Tùy theo vị trí địa lý, phong tục từng vùng miền thì nghi thức này đều có sự khác nhau. Tuy nhiên dù khác nhau về cách thức nhưng đều có chung mục đích đó là thể hiện lòng kính trọng và tưởng nhớ người đã nằm xuống, giúp linh hồn người đó sớm siêu thoát và được đầu thai chuyển kiếp. Tính 100 ngày người mất như thế nào thì thưa rằng phép tính được bắt buộc kể từ ngày người đó trút hơi thở cuối cùng.

Trước ngày giỗ đầu, người theo Phật giáo ở Việt Nam thông thường sẽ cúng cho người vừa mất vào ngày 49 và 100. Phần lớn mọi người đều đã biết tục cúng 49 ngày có ý nghĩa như thế nào và làm khá trọng thể, mời họ hàng làng xóm đến dùng cỗ to, thịnh soạn.

Nhưng đến khi cúng 100 ngày, thường ít người để tâm tìm hiểu và đều chỉ mời người đã mất về quây quần tụ họp, hưởng bữa cơm gia đình với người trong nhà mà thôi.

Có người nói rằng con người bất phân nam nữ đều có 7 vía, cúng 49 ngày là bởi 7×7, mỗi 7 ngày trôi qua linh hồn người đã mất sẽ vượt qua một cửa ngục. Khi vừa qua cửa thứ 7, trọn 49 ngày thì người nhà cần sửa soạn đồ lễ để vừa là cầu siêu cho người ấy, vừa giúp linh hồn sớm được đầu thai, siêu thoát hoặc sẽ hóa thành con vật.

Khi đến trọn 100 ngày sau khi giã từ cõi đời, con cháu thân nhân chỉ cần làm lễ cúng, sắp sửa đồ trên ban thờ để tỏ lòng thương nhớ, tưởng niệm cốt ở lòng thành chứ không cần thương khóc, đốt vàng mã nhiều như lễ 49 ngày.

Nhờ những lần cúng lễ này, người đã mất sẽ rất cảm kích tấm lòng mà con cháu hay người thân dành cho mình. Đồng thời họ nương nhờ Phật lực, nhờ quý Tăng ni có đức độ và đạo lực mà hương linh được hưởng sự no vui thù thắng vi diệu.

Vậy xin hỏi, tại sao lại phải làm lễ cúng cơm cho người mất sau 100 ngày? Khi làm lễ cúng nên tính theo lịch âm hay lịch dương, cần chuẩn bị lễ cúng như thế nào mới phải đạo?

Tôi tìm hiểu thì được biết, nhiều nơi dân ta chỉ quan niệm có lễ 49 chứ không có lễ 100 ngày. Nhiều nơi gọi lễ cúng 100 ngày là tốt khốc và chọn đó làm ngày nhập chung bàn thờ người đã mất vào bàn thờ tổ tiên ông bà, liệu cách làm này có đúng chăng?

Chẳng phải nhà Phật nói: “Lễ Phật một lễ, tội diệt hà sa”. Thực hiện những nghi lễ tức là học Phật trực tiếp, không ngang qua phương tiện sách sở kinh điển; thực hiện các nghi lễ cũng là tu Phật trực tiếp. Như vậy, lễ 100 ngày là lợi nhiều hơn hại phải không?

Và cũng xin được hỏi thêm chuyên gia rằng, sau lễ cúng lễ 100 ngày, linh hồn người đã mất sẽ đi đâu? Bởi có người nói, linh hồn phải trải qua 10 cửa địa ngục mới thực sự đầu thai, nên há chăng tròn 100 ngày chưa được siêu thoát, người thân của chúng ta sẽ lưu lạc chốn nào?

Đàm Đức Bình (Tây Hồ, Hà Nội)

Vì sao phải thắp nhang 100 ngày sau khi đặt ban thờ Thần Tài – Ông Địa?

Chuyên gia tư vấn Hoàng Dương Bình:

Bạn thân mến

Ta thường thấy có những người khi sống bị coi như bát nước bỏ đi, nhưng khi chết lại được tang lo cũng lễ linh đình. Ngược lại có nhiều người khi chết được lo lắng nhớ thương, lo cho người chết không biết được lên thiên đường hay xuống địa ngục, có nhiều gia đình có tổ chức cúng 100 ngày với mong muốn hành động đó trợ giúp cho người mới khuất. Còn trợ giúp được gì thì đúng là không mấy ai biết.

Chuyên gia cũng đã chứng kiến có trường hợp không cúng cơm 100 ngày hay 49 ngày. Tất cả chỉ gói gọn trong 3 ngày là xong. Theo thầy thì việc cúng lễ mà thầy hay làm chỉ đóng vai trò chia sẻ, hỗ trợ, nâng đỡ. Còn thức tỉnh, giải thoát được hay không phụ thuộc vào nội lực của chính người đã khuất.

Và tất cả đều phải tôn trọng luật tự nhiên, tôn trọng nhân quả người đã khuất, trường hợp cúng 3 ngày xong này, theo thầy đó là do người ấy đã đi nhẹ, cũng chẳng biết về những chuyện người sống đang làm. Nếu có cúng thêm cho đúng bài thì cũng chỉ là thỏa mãn ý muốn người nhà thôi.

Quay trở lại với những câu hỏi của bạn, chuyên gia cẩn thận tham vấn một bậc thiện tu, người cho biết là các hiện thực sau khi chết là quá kỳ vĩ và rộng lớn nên mô tả bằng lời để hiểu là không thể, vậy chỉ gợi ý nôm để qua đó chúng ta tham khảo, từ đó ngộ sâu hơn:

* Tại sao phải làm lễ cúng người mất sau 100 ngày?

Theo bậc thiện tu thì đây là làm theo phong tục. Mà phong tục là do con người đặt ra căn cứ vào bối cảnh xã hội, tâm lý cụ thể, đúng ở thời điểm này nhưng sai ở thời điểm khác. Ý nghĩa cúng 100 ngày còn được biết với cái tên khác là lễ tốt khóc hay thôi khóc. Trong quan niệm xưa thì linh hồn của người đã khuất vẫn còn vương vấn và luẩn quẩn trong nhà. Vì thế để linh hồn được an nghỉ và siêu thoát thì lễ 100 ngày được ra đời với mục đó cao thượng đó.

Lễ 100 ngày giúp linh hồn người đó thoải mái, không còn ý niệm vương vấn cõi trần gian. Đặc biệt trong nghi thức cổ xưa này thì con cháu không được khóc thương cho người đó nữa. Nên mới được gọi với cái tên lễ thôi khóc.

Cũng theo người, tác động của việc làm lễ cúng cơm cho người mất 100 ngày (kể cả 49 ngày) là làm cho người sống an tâm, chứ khó làm thay đổi vấn đề của người mất . Các cụ chọn ngày này cũng rất khoa học, giúp con cháu, người thân thôi khóc, dứt ra để về với thế giới lao động, sinh hoạt bình thường. Chứ ngày xưa có những nhà cúng đến 3 năm, nhiều đêm ra đồng ấp mộ (ngủ ôm mộ), khóc ròng mãi thì cũng hại sức khỏe.

Thật lòng chính là phải đạo, chính là tu Phật. Còn người ở thế giới vô hình thì vẫn đi theo nhân quả đã làm khi còn sống, theo đúng luật trời định. Nếu khi sống mà thiện, làm nhiều việc tốt thì họ vẫn về nơi nước chúa, đất Phật, hoặc đầu thai làm người có cuộc sống tốt và ngược lại.

* Khi làm lễ cúng 100 ngày có phải chọn ngày đẹp không?

Bạn hỏi, khi làm lễ có phải chọn ngày đẹp không? Chọn ngày âm hay ngày dương? Theo vị thiện tu thì không cần thiết, nhưng đã là người đời thì còn “cái tôi”, còn lo lắng, vậy hãy cứ chọn ngày âm và ngày đẹp theo phong tục, khi chọn rồi, chịu khó quan sát hiện thực sẽ thấy có đúng, có sai và từ đó mà hiểu hơn, ngộ ra.

Ngộ ra rồi, cái Ngã tan đi thì Tâm trong sẽ mở, sẽ thấy ngày ngày âm hay ngày dương đều được, không có ngày đẹp ngày xấu. Về lễ cũng cũng vậy, làm đơn sơ hay mâm cao cỗ đầy đều được miễn là thật lòng.

Cúng 100 ngày mà diễn, giả khóc giả cười, hối lộ thần linh thì còn có hại. Ta có khi chỉ cần quả chuối củ khoai được rửa sạch sẽ, dâng cúng trân trọng cũng xong. Đừng đi tìm đạo ở những lý thuyết xa xôi, thật tâm chính là phải Đạo, thật lòng chính là tu Phật.

Trong thư bạn có hỏi rằng, lễ 100 ngày chính là sự học Phật trực tiếp, không đi ngang qua kinh điển vậy lợi nhiều hơn hại? Theo bậc hiền tu thì cái gì cũng có 2 mặt, tốt nhất là khi làm lễ hãy bình tâm, yêu thương, không luyến ái đau khổ. Không giả tạo hình thức, không mê tín dị đoan, không báng bổ bậy bạ thì người lễ cũng thêm phước phần, người chết cũng cảm thấy được quan tâm chăm sóc, vậy thôi.

* Người chết sau lễ cúng 100 ngày linh hồn đi về đâu, lưu lạc phương nào?

Bạn đừng quá lo lắng về việc người chết sau 100 ngày đi về đâu. Bậc hiền tu đã cười và nói rằng đừng quá lo lắng, lá đều rơi về cội, sau khi mất hoặc sau 100 ngày thì hồn sẽ về gặp tổ tiên. Những hồn còn mê lầm thì sẽ tha phương cầu thực không nơi nương tựa.

Đại sư chia sẻ thông điệp về linh hồn là bất tử, không có cái chết và không phải lo lắng về cái chết. Chúng ta cần mạnh dạn đối diện, quan sát và tìm hiểu “cái chết” để nhận ra “cái sống”, nhận ra sự sống. Từ đó liên hệ được với tổ tiên, cội nguồn trong sâu tận lòng mình, trở thành người có Tâm, có tổ tiên trong lòng.

Mình sống đấy nếu không có Tâm (hoặc tâm bị khóa) , hồn mình không có Linh, thì các thế lực bóng tối dễ điều khiển, dễ làm điều dại dột, không hạnh phúc. Sống đấy mà hồn vía, tâm trí phiêu bạt lang thang, chạy theo những mục tiêu ảo vọng

Theo bậc hiền tu, ai cũng có vấn đề của riêng mình. Nếu mình có tục lệ cúng người chết sau 100 ngày, thì nên vận dụng lễ cúng ấy để hoàn thiện bản thân. Cách làm như đã nói đó là hãy cúng lễ bình tâm, giản dị, chân thành, người khuất cảm nhận được sự ấm áp, người sống cúng có hạnh phúc tại tâm.

Người chết sau 100 ngày hồn sẽ hóa thành con gì?

Theo Hoàng Dương Bình(Tuổi Trẻ Thủ Đô)

Sau Khi Chết 7 Ngày, Hồn Người Chết Có Thực Sự Trở Về Nhà Không? Nếu Có, Hãy Làm 5 Điều Này Cho Họ

Theo phong tục dân gian, khi trong nhà có người qua đời cần bảo quản linh cữu trong nhà 3 ngày rồi mới mang đi mai táng. Người ta quan niệm linh hồn người chết sau 7 ngày sẽ trở về nhà, gọi là “tuần thất đầu tiên”. Nhiều người vẫn bán tín bán nghi rằng, liệu sau khi chết đi, linh hồn người ta có thể thực sự trở về dương gian được không?Đầu thất

Trong phong tục tang lễ của người xưa, “đầu thất” là chỉ ngày thứ 7 sau khi người chết tạ thế. Mọi người đều tin rằng vào ngày “đầu thất”, linh hồn người chết sẽ trở về nhà. Người nhà cần chuẩn bị một mâm cơm, sau đó trốn đi trước khi linh hồn người thân trở về (có thể trốn trong chăn, hoặc đi ngủ).

Nếu hồn nhìn thấy người nhà sẽ tưởng nhớ không muốn rời đi, từ đó ảnh hưởng tới việc đầu thai. Lại có người nói vào giờ Tý của ngày “đầu thất” người nhà nên đốt một đồ vật có giống như hình cái thang để linh hồn có thể theo chiếc thang này lên trời.

Những điều chú ý vào ngày “đầu thất”

Theo kinh Địa Tạng, thần thức của một người sau khi chết hầu hết đều phải trải qua giai đoạn trung gian. Tuổi thọ của thân trung ấm (nôm na là sự sống sau khi chết) tối đa là 49 ngày, sau đó người chết sẽ thọ sinh vào một cảnh giới tương ứng với nghiệp lực mà họ đã gây tạo.

Ngày thứ 7 sau khi con người mất đi được gọi là “đầu thất”. Cứ tính lần lượt theo thứ tự tổng cộng là bảy bảy 49 ngày và cứ hết 7 ngày được tính là một “tuần thất”. Trong tuần thất đầu tiên, thời gian linh hồn trở về dương gian là từ giờ Tý tới giờ Hợi.

1. Vào đêm của ngày đầu thất là thời khắc đầu tiên linh hồn được trở về dương gian sau khi qua đời. Vào thời điểm này ý thức của người chết chưa hoàn toàn bị mất đi, có nghĩa là họ chưa ý thức được bản thân mình đã chết, cũng chưa thể được gọi là ma.

Bởi vậy điều đầu tiên người nhà cần chú ý là giữ tâm thái tưởng nhớ tới người chết và đừng vì những chuyện nhỏ trong gia đình dẫn tới mâu thuẫn to tiếng, cãi cọ. Bởi vì làm vậy sẽ khiến linh hồn người chết thấy đau lòng, tiếc nuối, lưu luyến cõi hồng trần mà không muốn rời đi.

2. Vào giờ Tý của ngày đầu thất linh hồn sẽ được quỷ đầu trâu mặt ngựa, bốn vị quỷ âm sai bảo vệ đưa về dương gian. Đúng vào giờ Tý sẽ từ cửa sổ và ống khói để đi vào nhà. Lúc này người nhà cần chuẩn bị một mâm cỗ chay cúng lễ. Trong các vật phẩm cúng lễ kỵ cúng thịt bò, thịt ngựa và những thứ hôi tanh. Cỗ chay càng thịnh soạn càng tốt, là để đáp tạ bốn vị quỷ sai đã đưa linh hồn về nhà, đồng thời cũng để họ không chèn ép linh hồn. Trong mâm cỗ chay cũng có thể bày loại đồ ăn mà linh hồn khi sống thích ăn để họ nhận và mang đi đường.

3. Đồng thời vào giờ Tý người nhà nên bày một bát nước sạch và một bát năm loại ngũ cốc trước cửa nhà. Ý nghĩa của việc đặt một bát nước là để người quá cố gột rửa đi bụi trần, tiêu trừ tai nạn và yên tâm lên đường. Bày một bát có năm loại ngũ cốc là để phòng trừ tà, đuổi độc. Vào sáng sớm hôm sau, bát nước cần đổ ngay trước cổng nhà còn bát ngũ cốc đổ ra chỗ thoát nước.

4. Trong ngày đầu thất, người nhà không được phép ra mộ để cúng lễ. Bởi vào ngày đầu thất, Thần linh tại mộ của người mất sẽ chính thức ghi chép lại tên tuổi của họ trong từ trường âm trạch và khi ghé bước tuần tra sẽ tìm người thế thân. Bởi vậy trong tuần thất đầu tiên nếu vô tình mạo phạm lui tới mộ phần cúng lễ sẽ làm cả thổ công và linh hồn ham mê những đồ cúng lễ không thể rời đi mà người sống cũng có thể sẽ bị bắt đi theo.

5. Vào đêm linh hồn trở về, những người đang mang thai hoặc đang trong thời gian ở cữ trong nhà đều nên trốn đi nơi khác để tránh va chạm với linh hồn và âm binh các ngả. Đối với những linh hồn đột ngột tạ thế, vào tuần thất đầu tiên thường sẽ báo mộng cho người nhà. Khi đó người nhà không được sợ hãi mà cần tĩnh tâm hỏi linh hồn muốn gì, cần gì để họ yên tâm ra đi. Sau ngày đầu thất, linh hồn người chết sẽ đi tới Vọng Hương đài và bắt đầu tới đường Hoàng Tuyền một đi không trở lại.

Người ta sau khi qua đời vì sao phải cúng thất?

Người sau khi qua đời vì sao phải cúng thất? Có rất nhiều người hỏi vấn đề này, vì sao phải làm thất? Người vãng sinh (đến thế giới Cực Lạc) và người sinh thiên (chuyển sinh ở cõi trời) đều không có thân trung ấm thì không cần làm thất. Thế nhưng người thông thường nghiệp chướng sâu nặng thì đều có thân trung ấm.

Con người trong cõi nhân sinh ai cũng phải trải qua lục đạo luân hồi (6 nẻo luân hồi). Khoảng thời gian bắt đầu từ khi con người chết đi cho tới khi đi đầu thai chuyển sinh gọi là giai đoạn “Thân trung ấm”.

Ví dụ như một đứa trẻ trong thời gian ở âm gian đợi cơ duyên chuyển sinh cứ 7 ngày được tính là một kỳ. Nếu 7 ngày kết thúc vẫn chưa tìm được cơ duyên chuyển sinh thì tiếp tục đợi 7 ngày nữa, cứ như vậy trong vòng 49 ngày. Do vậy trong giai đoạn này cần phải cúng lễ siêu độ cho họ.

Trung ấm thông thường tồn tại 49 ngày, chính là 7 lần 7. Trong thời gian trung ấm thì cứ 7 ngày, người chết lại có một lần biến dị sinh tử, cũng chính là nói họ cứ 7 ngày thì có một lần rất đau khổ.

Bởi thế, con người cũng nhất định không được tự sát. Tự sát thì vô cùng thống khổ, vì sao vậy? Hễ là người tự sát mà chết thì thân trung ấm mỗi 7 ngày một lần lại phải tự sát một lần. Nó không phải làm một lần rồi xong mà mỗi 7 ngày thì phải diễn lại một lần, rất khổ sở. Thí dụ như treo cổ mà chết, mỗi lần cách 7 ngày họ lại phải treo cổ một lần. Uống thuốc độc mà chết thì cách 7 ngày họ lại phải uống độc một lần…

Trong thời gian thọ thân trung ấm, hương linh vẫn thọ dụng được tất cả những vật phẩm mà thân nhân dâng cúng (thường là cơm, nước, hương, hoa) nhưng chỉ hưởng mùi vị của thức ăn mà thôi. Vì thế, thân trung ấm còn được gọi là hương ấm (thọ dụng mùi hương của thực phẩm). Cho nên trong vòng 49 ngày, thân nhân cần dâng cúng cơm nước hàng ngày cho người chết để họ được no đủ. Đặc biệt vào những ngày tuần thất thường cúng kính trang trọng hơn như đến chùa hoặc thỉnh chư tăng về nhà làm lễ cầu siêu cho người quá vãng.

Sau 49 ngày, khi thần thức tìm được cảnh giới tái sinh, thường thì họ sinh về một trong sáu cõi của lục đạo (Trời, A Tu La, người, súc sinh, ngạ quỷ và địa ngục) và từ đây sự thọ dụng của họ có khác biệt. Đơn cử như nếu thần thức sinh vào cõi Trời thì họ sẽ không ăn thực phẩm của cõi người. Vì thực phẩm ở cõi trời có vị cao cấp hơn rất nhiều lần. Hoặc nếu họ đọa vào địa ngục thì cũng không thể thọ dụng được thực phẩm của loài người vì bị hành hạ, phải ăn hòn sắt nóng, uống nước đồng sôi, chịu nhiều đau khổ cùng cực… Duy chỉ có các chúng sinh trong loài quỷ thần thì vẫn có thể “ăn” được những phẩm vật do thân nhân dâng cúng.

***

Theo phong tục ở các làng quê Việt Nam, khi trong nhà có người qua đời, con cháu phải túc trực bên linh cữu 3 ngày rồi mới được đưa đi mai táng. Quê tôi cũng không ngoại lệ nhưng khi mai táng xong gia đình còn mời pháp sư về làm một nghi lễ gọi là “Lê kiều vong”. Bà ngoại tôi mất năm 79 tuổi không phải vì bệnh tật mà vì tuổi già. Khi còn sống bà còng gập lưng nên lúc nào bên cạnh cũng phải có một cây gậy trúc.

Còn có một phong tục nữa là nếu trong nhà có ai không may qua đời vào “giờ trùng” thì khi đào huyệt sẽ phải đào 2 cái. Một cái huyệt giả, nông gọi là thiên di và một cái huyệt thật. Khi mai táng họ sẽ đưa linh cữu người quá cố qua huyệt thiên di đó trước rồi mới an táng tại huyệt thật. Lại nói về lúc đưa bà đi mai táng, cậu tôi vốn có tật ở chân, hôm đó nằm mệt nên không đi được.

Dì tôi chặt một cành tre và dán giấy màu trắng lên đó như hình cái thang rồi đưa cho thầy pháp sư. Pháp sư bày lễ trước sân nhà với hoa quả và những đồ chay thông thường trên một chiếc bàn. Ông ngồi đó tụng kinh trong vòng 3 tiếng đồng hồ rồi từng người con trong nhà sẽ phải ngồi bên cạnh thầy cầm cành trúc đó.

Nếu cành trúc rung lên là báo hiệu linh hồn người mất đã nhập vào người đang giữ cành trúc. Khi đó sẽ làm lễ để đưa vong đó ra mộ. Hôm đó là một ngày tháng 7 nóng bức, trời cũng đã nhá nhem tối, từng người từng người ngồi cầm cành trúc mà vẫn không thấy nó rung lên.

Mọi người đều lo lắng không biết quá trình làm lễ xảy ra chuyện gì. Có những linh hồn về còn trách mắng con cái khi sống đã đối xử tệ với mình. Còn hồn bà ngoại tôi thì sao nhỉ? Tôi tò mò không hiểu sau khi bà mất 3 ngày sẽ về nói với con cháu những gì.

Mãi tới hơn 6h tối, tôi mới thấy anh họ mình từ ngoài ngõ chạy vào bảo mọi người rằng hồn bà đang trên nhà cậu tôi. Mọi người chạy vội lên nhà thì thấy cậu đang nằm khóc. Pháp sư dỗ dành và đưa cậu xuống nhà bà để ngồi cầm cành trúc đó. Tôi thấy cậu cứ khóc và mếu máo: ” Đã bảo không muốn đi rồi mà còn sai người tới bắt đi “.

Khi xuống nhà, tôi thấy dáng đi của cậu còng còng như bà ngoại mà chân lại không còn bị dị tật nữa, hoàn toàn như thường. Cậu đi vào phòng nơi bà tôi đã nằm trước khi qua đời rồi hỏi: ” Gậy của bà đâu? “. Mọi người đưa cho cậu cây gậy mà bà còn dùng khi sống, sau đó cậu đi quanh nhà nhìn một vòng và chỉ khóc.

Khi trở dậy, mọi người hỏi đã nhìn thấy gì, cậu bóp trán hồi lâu kể lại: “Cậu đang nằm thì cảm giác như có một luồng hơi lạnh tiến lại thân thể và cứ lưu luyến, khóc lóc không muốn ra khỏi nhà nhưng như có ai đó bắt ép phải đi. Trên đường từ nhà ra mộ bà, cậu chỉ thấy một vệt sáng và cứ đi theo vệt sáng chỉ đường ấy”.

Sau Khi Bị Nạo Phá, Vong Linh Của Các Thai Nhi Rốt Cuộc Đi Đâu ?

Hình ảnh của thai nhi ( 2 tháng, 4 tháng, 5 tháng )

Trước mắt, những người nạo phá thai ngày càng nhiều, vả lại càng lúc càng có xu thế ở độ tuổi thấp. Vì sao mà có nhiều người nạo phá thai như vậy ? Bởi vì đều không hiểu rõ hậu quả của việc nạo phá thai là nghiêm trọng như thế nào, chỉ muốn vội vàng dứt bỏ đi cái gọi là ” khối chướng ngại ” này, hoặc còn gọi là ” cái gai trong mắt ” !

Mọi người có biết rằng những thiên thần nhỏ bé bị nạo phá tàn nhẫn vứt bỏ đi đều đi đâu không ? Các bé đều qua những ngày tháng tốt lành không ? liệu có phải chịu lạnh chịu đói, bị bắt nạt hay không ? hay là những vong hồn thai nhi này vẫn thơ thẩn lang thang trên thế gian đây ? hay là sau khi nạo phá xong thì thật sự biến mất biệt tăm biệt tích vậy ?

Sau khi bạn quyết định nạo phá nó đi, vong hồn thai nhi đáng thương đã mất đi gia đình, chẳng còn nơi nương tựa nữa rồi ! Các bé chỉ có thể thơ thẩn lang thang trên cõi nhân gian, chẳng có cái để ăn, chẳng có cái để mặc, vừa lạnh vừa đói, lại còn chịu sự bắt nạt của những cô hồn dã quỷ nữa, bởi vì chúng nó quá nhỏ bé, vốn dĩ chẳng có năng lực để bảo vệ bản thân !

Và Các bé lớn lên trong sự thơ thẩn lang thang, chịu đủ những đau đớn dày vò như thế, mãi cho đến sau 3 năm, các bé bắt đầu hiểu chuyện rồi ! Cũng chính là 3-6 năm khoảng thời gian này , các bé sẽ tìm thấy cha mẹ của mình, ngày đêm bám bên cạnh người của cha mẹ, rồi kế đến có những đòi hỏi, tìm kiếm sự chăm nom và sự ấm áp của cha mẹ, thế nhưng chúng ta phận làm cha mẹ lại chẳng biết có sự việc này.

Từ 6 – 12 năm khoảng thời gian này là thời kì cứng đầu phá phách nhất. Các bé do thời gian lâu dài không được sự bù đắp của cha mẹ nên bèn sản sinh ra oán khí, gây phá hoại trong nhà.

Ví dụ như trong nhà sẽ phát ra những tiếng va chạm leng keng chẳng thể hiểu nổi, chúng sẽ bắt nạt những đứa em trai em gái nhỏ của mình, khiến cho các em nhỏ vô duyên vô cớ la khóc không ngừng; phá hoại tình cảm giữa cha mẹ, khiến cho cha mẹ cãi vã nhau, mãi cho đến khi tình cảm tan vỡ.

Từ 12 – 16 năm khoảng thời gian này rất dễ ngăn cản tài vận của cha mẹ; vong hồn thai nhi sẽ nhân lúc cha mẹ đi đến chùa miếu cúng bái mà bám theo đến đó và còn kêu oan khắp nơi, khiến cho cha mẹ chẳng cách nào đắc được sự phù hộ của thần phật, tạo thành việc rất nhiều cha mẹ vô hình trung bị đau bệnh; các bé cũng làm trở ngại sự phát triển trên mặt sự nghiệp của cha mẹ, cản trở con đường phát tài một cách rất nghiêm trọng; vong linh các bé sẽ bất chấp thủ đoạn để báo thù người cha người mẹ đã đem mình giết hại !

Kinh Phật nói rằng lũy kiếp nhiều đời muốn chuyển kiếp đầu thai đắc được một cái thân người thì ví như ” con rùa mù sống trong biển lớn, một trăm năm mới ngoi lên một lần mà đúng lúc ấy đầu lọt qua lỗ hổng của khúc cây lênh đênh trên biển ” khó khăn như vậy, có thể thấy rằng nỗi ai oán của những vong linh của các thai nhi bị nạo phá ấy sâu nặng biết nhường nào !

Thời cổ xưa là đàn ông giết người nhiều, bởi vì phải ra chiến trường đánh giặc. Ngày nay thì là phụ nữ giết người nhiều, bởi vì nạo phá thai. Trên thực tế thì bất luận là nam hay nữ đều là những người cộng nghiệp. Trong tình huống bình thường, nếu như đứa bé bị nạo phá là con trai thì nó sẽ đeo bám lấy mẹ; nếu là con gái thì sẽ đeo bám lấy cha. Vả lại, vong linh thai nhi sẽ từ từ lớn lên theo thời gian, năng lực báo thù cha mẹ của chúng cũng sẽ càng lúc càng lớn mạnh. Tóm lại, đấy đều là sự thật tuyệt đối, tin hay không tin đều do bản thân mình quyết định, mỗi người đều có sự tự do để phán đoán !

Bất luận là đứa trẻ chết hay sống thì đều là con của bạn ! Những đứa mà duyên phận tốt thì có khả năng được siêu độ, thế nhưng lại có biết bao nhiêu vong linh thai nhi chưa được siêu độ, lên trời chẳng có đường, vào đất chẳng có cửa, quả thật vô cùng đáng thương ! Hy vọng rằng mọi người có thể nhận thức được tội ác của việc nạo phá thai, sự bi thảm của những vong linh của các thai nhi bị nạo phá, hãy rộng tuyên truyền những họa hoạn của việc nạo phá thai cho những người bên cạnh xung quanh mình nghe. Những người đã từng nạo phá thai phải chân thành sám hối, tận hết sức siêu độ, tạo phước cúng dường, niệm tụng kinh phật, vì bọn trẻ mà tìm cho chúng một nơi đi tốt đẹp.

A Di Đà Phật ! Nguyện tất cả vong linh của những thai nhi khổ nạn sớm được an lạc !

Vong linh của những thai nhi đến báo ân nói rằng đã phải đợi 300 năm mới đợi được mối duyên phận với cha mẹ, nhưng lại bị nạo phá đi một cách tàn nhẫn, ngày ngày chịu nhịn đói, chịu rét lạnh, nhặt rác mà ăn !

Nó đã nói với tôi rất nhiều những nỗi đau khổ của những thai nhi bị nạo phá. Tôi vừa khóc vừa ghi lại nhật kí. Bọn trẻ chúng nó quả thật rất khổ sở; nó bảo với tôi rằng mẹ nó là người bắc kinh, hiện đang làm việc ở Phủ Thuận. Khi mẹ cậu đang mang thai cậu trong bụng được 3 tháng thì phát hiện ra sự có mặt của cậu; bởi vì mẹ cậu không có kết hôn nên bèn đến bệnh viện để nạo phá. Cậu bảo với tôi rằng thật ra thì vài hôm trước khi nạo phá, cậu đã từng báo mộng cho mẹ cậu, bảo với mẹ cậu rằng chớ có giết cậu, thế nhưng mẹ cậu vốn dĩ chẳng nhớ lấy giấc mộng, vì thế mà đến bệnh viện để nạo phá rồi.

Do mẹ cậu từ nhỏ đã kháng thuốc, chỉ còn cách làm thủ thuật dẫn sản ( đẻ bằng cách kích thích ). Cậu bảo rằng bác sĩ đã dùng cái kìm ( cái kẹp ) rất lớn để hút nát đầu của cậu, khảm đứt đầu của cậu, óc não và cổ bèn nhanh chóng phân rời. Cậu bảo rằng thứ đau khổ cực lớn ấy là cái mà người lớn các người không hiểu được đâu, sau đó cơ thể bị hút ra ngoài, xương bị dập nát khi đang còn sống; lúc bấy giờ cậu vẫn chưa chết, trong miệng vẫn còn hơi. Bác sĩ thấy chưa chết bèn cầm lấy cái kìm, bèn nhắm vào trên đầu cậu giáng một đòn nặng nề xuống, ngay lập tức cậu cái gì cũng chẳng biết nữa rồi ! Đợi đến sau khi cậu tỉnh lại thì đã ở trong một đống rác rất to lớn. Từ đấy trở đi, cậu mỗi ngày đều vào cái thời gian mà mẹ của cậu nạo phá thai, cậu lại cứ bị chiếc kìm kéo ra từ trong bụng lần nữa, lại chết thêm lần nữa, mỗi một năm … những thai nhi bị nạo phá sau khi chết đi có thân trung ấm; bác sĩ làm thủ thuật đem chiếc kìm đặt trên đầu của đứa bé; trên đầu của đứa bé bèn mỗi ngày gánh lấy chiếc kìm đó, thân thể không ngừng chảy máu.

Các bạn ơi, tôi thật sự viết tiếp không nổi nữa rồi, nước mắt tuôn mãi chẳng ngừng; vong linh của những thai nhi bị nạo phá toàn thân đẫm máu, mỗi ngày máu chảy không ngừng. Vong linh của cậu bé bị nạo phá này bảo với tôi rằng cậu tên là Gia Gia. Cậu bảo rằng cậu đến để báo ân của mẹ. Cậu bảo rằng sau khi cậu chết, mỗi ngày đều phải đi đến bên trên một ngọn núi rất to, đi nhìn xem mẹ, trong miệng không ngừng gọi mẹ, thế nhưng mẹ không nghe thấy tiếng gọi kêu gào của cậu. Mỗi ngày cậu đều núp bên trong các khe đá. Mỗi khi mẹ của cậu nằm ngủ trong chiếc chăn ấm áp, cậu thì lại đang chịu cơn rét lạnh. Gia Gia bảo với tôi rằng không gian của cậu chẳng có mặt trời, chẳng có điện; rất nhiều những con ác ma và ác quỷ bắt các bé, nhìn thấy thì ăn thịt chúng. Gia Gia mỗi ngày đều phải gánh chịu, thân thể cứ chết lặp lại nhiều lần, bị chia cắt chân tay, sau đó lại còn phải chịu đói, lại còn phải né tránh bọn ác quỷ.

Gia Gia nói rằng : hiện giờ cơ thể của mẹ cậu vô cùng không tốt, bởi vì quả báo của việc nạo phá thai, khiến cho mẹ cậu mắc phải bệnh phụ khoa, ung thư vú. Gia Gia nói rằng : Phật cũng đến tiếp dẫn cậu nhiều lần, thế nhưng cậu rất hận. Gia Gia bảo với tôi rằng nỗi khổ của con là vô biên vô tận. Cậu bảo rằng cậu ngày ngày đi nhặt rác ăn, ngày ngày ăn hư cái bụng ; tôi vừa nhìn Gia Gia mà vừa khóc chẳng thành tiếng; tôi chẳng biết còn có thể viết tiếp nhật kí nữa hay không. Đứa bé quả thật quá khổ rồi. Tôi nhìn thấy quần áo của Gia Gia rất tả tơi; trên gương mặt nhỏ bé ấy đều toàn là nước mắt. Các bạn ơi, khi các bạn oán trách vận mệnh của mình không tốt thì các bạn đã nghĩ đến những đứa con thân yêu nhất của các bạn chưa ? Tâm của bạn có sám hối không ? Bạn có biết là đứa bé khổ biết bao nhiêu không ? Khi các bạn đang hưởng thụ niềm khoái lạc nam nữ, có nghĩ đến con của các bạn hay không ?

Cùng lúc tôi đang viết nhật kí thì Gia Gia đang nhìn tôi. Trong đôi mắt của cậu tràn đầy những quyến luyến đối với thế giới. Gia Gia bảo với tôi rằng, chỉ vì để đợi được duyên phận với mẹ của cậu, cậu đã đợi 300 năm, thế nhưng mẹ thì lại ngay đến cả mặt trời cũng đều không để cho cậu nhìn thấy. Cậu bảo với tôi rằng nhất định phải đem những trải nghiệm của cậu bảo lại với mọi người.

Các bạn thân mến. Các bạn cũng là người, chớ có nạo phá thai có được không ? Gia Gia ngày nào cũng ăn rác, các bạn có biết không ? Hỡi những người bạn đã từng nạo phá thai, tôi hy vọng các bạn mỗi ngày đều đọc ” Kim Cang Kinh ” cho vong linh của những thai nhi đã bị các bạn nạo phá, để cho những vong linh thai nhi đã bị nạo phá là người thân của các bạn cùng đọc có được không ? Chỉ cần các bạn hành động lên, bắt đầu làm từ một việc nhỏ bên mình thì các bé sẽ được giải thoát rồi. Các bạn ngày ngày đều đi chùa miếu, nhà thờ cầu này cầu nọ, tự mình làm nhiều việc sai trái như thế, các bạn có thể mọi chuyện đều thuận lợi sao ? Chúng ta hãy hành động, dùng cái tâm chân thành của mình đi đọc kinh. Trong số những người nhà thân thích của bạn, bạn có thể trợ đọc, các bạn dụng tâm đi làm, chẳng phải cũng là cứu người đấy sao ?

Tâm ý của Gia Gia tôi đã dẫn đến rồi, mọi người hãy giúp đỡ những đứa bé này có được không ? hãy dùng một chút thòi gian đọc một bộ kinh; tôi khi nãy đã đọc một bộ ” Kim Cang Kinh ” cho Gia Gia rồi, tôi nhìn thấy Gia Gia trở nên rất xinh đẹp, chiếc kìm đã không còn nữa, con dao cắm ở sau lưng cũng chẳng còn nữa, cậu bé nhảy cẫng lên sung sướng, mọi người đã hiểu chưa ? Khi bạn dùng cái tâm chân thành đi cứu người, bạn có còn cần đến nhà thờ cầu nguyện này nọ không ? ( Không nhất định phải là Kim Cang Kinh, Địa Tạng Kinh cũng có công đức như nhau, chỉ cần các bạn có cái tâm sám hối chân thành thì bộ kinh nào cũng đều như nhau, hãy nhớ kĩ là nhất định phải sám hối một cách chân thành đấy ).

Trích dẫn từ Phật Thuyết Kinh Diệt Tội Trường Thọ

Lúc bấy giờ Đức Phổ Quang Chánh Kiến Như Lai bảo người nữ Điên Đảo rằng:

‘Ở thế gian có năm loại nghiệp ác khó mà sám hối cho sạch. Những gì là năm?

Lúc bấy giờ người nữ Điên Đảo nghẹn ngào khóc than, lệ tuôn như mưa, cúi đầu đảnh lễ sát đất, và quỳ lết đến trước Phật, rồi thưa với Phật rằng:

‘Đức Thế Tôn, bậc đại từ cứu hộ tất cả. Cúi mong Thế Tôn thương xót, xin hãy thuyết Pháp cho con.’

Đức Phổ Quang Chánh Kiến Như Lai lại bảo rằng:

‘Nghiệp ác do con gây ra sẽ khiến con đọa Địa ngục Vô Gián và phải chịu đau đớn không chút tạm ngưng .

Ở trong địa ngục nóng bỏng, luồng gió lạnh bỗng nhiên thổi đến và làm cho người tội tạm thoáng được lạnh. Ở trong địa ngục lạnh buốt, luồng gió nóng bỗng nhiên thổi đến và làm cho người tội tạm thoáng được nóng.

Địa ngục Vô Gián thì không phải như vậy. Ở địa ngục này, lửa từ trên bắn xuống, lửa ở dưới bốc lên. Ở bốn phía tường của ngục này đều làm bằng sắt. Bên trên có lưới giăng sắt bao phủ. Trên bốn cửa thành của đông tây nam bắc đều có lửa nghiệp cháy hừng hực.

Nếu một người thọ tội thì thân họ cũng đầy chật cả ngục và thân dài đến 80.000 yojana. Nếu nhiều người thọ tội thì thân họ cũng đầy khắp cả ngục.

Toàn thân của người tội có những con rắn sắt khổng lồ quấn quanh. Nọc độc của nó còn thống khổ hơn cả lửa dữ. Có con bò vào miệng rồi chui ra mắt hoặc tai của người tội. Chúng siết chặt toàn thân của họ từ kiếp này đến kiếp khác. Tứ chi và các đốt xương của người tội luôn có lửa cháy rực phun ra.

Lại có quạ sắt mổ ăn thịt tội nhân. Hoặc có chó đồng cắn xé thân xác người tội. Các ngục tốt đầu trâu cầm binh khí và thét ra tiếng ác vang dội như sấm sét nổ.

Thân Người Khó Được

Con cố ý phá thai nên sẽ chuốc lấy khổ này. Nếu Ta nói dối thì Ta không gọi là Phật

Một thời, Thế Tôn trú ở Vesàli, tại Trùng Các giảng đường, dạy các Tỷ-kheo:

1-Ví như, này các Tỷ-kheo, một người quăng một khúc gỗ có một lỗ hổng vào biển lớn. Tại đấy có con rùa mù, sau mỗi trăm năm nổi lên một lần .

Các ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, con rùa mù ấy sau mỗi trăm năm nổi lên một lần, có thể chui cổ vào khúc gỗ có một lỗ hổng hay không?

Năm khi mười họa may ra có thể được, bạch Thế Tôn, sau một thời gian dài.

Ta tuyên bố rằng còn mau hơn, này các Tỷ-kheo, là con rùa mù ấy, sau mỗi trăm năm nổi lên một lần, có thể chui cổ vào khúc gỗ có một lỗ hổng ấy; còn hơn kẻ ngu, khi một lần đã rơi vào đọa xứ để được làm người trở lại. Vì sao?

Vì rằng ở đấy không có pháp hành, chánh hành, thiện nghiệp, phước nghiệp. Ở đấy, này các Tỷ-kheo, chỉ có ăn thịt lẫn nhau, và chỉ có người yếu bị ăn thịt. Vì sao?

Vì không thấy được bốn Thánh đế. Thế nào là bốn? Thánh đế về Khổ… Thánh đế về Con đường đưa đến Khổ diệt.

Do vậy, này các Tỷ-kheo, một cố gắng cần phải làm để rõ biết: “Ðây là Khổ”… một cố gắng cần phải làm để rõ biết: “Ðây là Con đường đưa đến Khổ diệt”.

2- Ví như, này các Tỷ-kheo, quả đất lớn này chỉ toàn một bãi nước và một người đến ném xuống đấy một khúc cây có một lỗ hổng. Rồi gió phương Ðông thổi nó trôi về phương Tây; gió phương Tây thổi nó trôi về phương Ðông; gió phương Bắc thổi nó trôi về phương Nam; gió phương Nam thổi nó trôi về phương Bắc. Tại đấy, một con rùa mù cứ mỗi trăm năm nổi lên một lần.

Các ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, con rùa mù ấy sau mỗi trăm năm nổi lên một lần, có thể chui cổ vào trong khúc cây có một lỗ hổng không?

Thật khó được vậy, bạch Thế Tôn, con rùa mù ấy, sau mỗi trăm năm nổi lên một lần, có thể chui cổ vào trong khúc cây có một lỗ hổng ấy!

Thật khó được vậy, này các Tỷ-kheo, là được làm người! Thật khó được vậy, này các Tỷ-kheo, là Như Lai xuất hiện ở đời, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác! Thật khó được vậy, này các Tỷ-kheo, là Pháp và Luật này do Như Lai thuyết giảng chiếu sáng trên đời.

Nhưng nay, này các Tỷ-kheo, các ông đã được làm người, và Như Lai xuất hiện ở đời, bậc A-la-hán, Chánh đẳng Chánh giác. Và Pháp và Luật được Như Lai thuyết giảng chói sáng ở đời.

Do vậy, này các Tỷ-kheo, một cố gắng cần phải làm để rõ biết: “Ðây là Khổ”… một cố gắng cần phải làm để rõ biết: “Ðây là Con đường đưa đến Khổ diệt”.

( Kinh Tương Ưng Bộ V, chương 12, phẩm Vực thẳm)

49 Ngày Sau Khi Chết Gia Quyến Nên Làm Gì?

I. THỰC HÀNH THEO PHẬT PHÁP

– Điều căn bản và quan trọng nhất là gia đình nên y theo Phật pháp để giúp cho vong linh được siêu thoát.

– Trong đám tang người quá cố, khi nhập liệm, gia đình nên mang những đồ quý báu của người mất bố thí cho người nghèo rồi hồi hướng công đức ấy cho người chết.

– Nên làm lễ tang đơn giản, vì càng rườm rà càng hao tốn tiền của, sức lực một cách vô ích, người chết không những không được lợi ích gì, có khi còn phải gánh chịu thêm nghiệp quả xấu do thân nhân gia đình không biết tạo thêm nghiệp tội. Gia đình phải biết tiết kiệm phước, không được có bất cứ hành vi phung phí gạo, rau… Phải vì người chết mà tích phước, làm việc công đức như: cúng dường Tam bảo, phóng sanh, in kinh, cứu giúp người nghèo khổ… Đem những công đước này hồi hướng cho người vãng sanh, họ sẽ được lợi ích thù thắng, không gì sánh bằng.

– Từ lúc người chết ra đi cho đến 49 ngày, gia đình thân quyến chớ có sát sanh đãi đằng cúng tế, vì làm vậy người mất sẽ bị oan đối không được siêu thoát. Cả nhà ai nấy đều phải nhất luật giữ gìn trai giới, dù có khách khứa cũng không được thiết đãi rượu thịt, tránh làm các thứ ô uế khác như phải cữ việc vợ chồng, giữ ngũ giới thập thiện, tuyệt đối không được sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ, không uống rượu.

– Gia đình tiếp tục luân phiên niệm Phật và khai thị nhắc nhở hương linh, thì nhất định sẽ giúp người thân mình được giải thoát.

– Đối với Pháp sư, gia đình nên chọn mời những bậc đạo hạnh chân chính. Còn những hạng phóng đãng phá giới và chỉ biết nhìn đến tài lợi, thì ta không nên cầu thỉnh. Nếu gia đình không biết đó là hạng pháp sư vi phạm giới luật, tịnh hạnh không nghiêm, không đúng đắn, ngông cuồng… thì người chết lúc này là thân trung ấm nên có sự cảm nhận rất bén nhạy, nếu biết kẻ ấy lừa gạt, người chết sẽ thất vọng sanh ra hối hận, tức giận, phải đọa vào khổ thú. Cho nên, gia đình phải cẩn trọng việc này.

– Trường hợp này, các thiện tri thức phải dùng những lời như sau đây mà khai thị cho hương linh: “Phật biết rằng thân của bậc tăng-già tên… tức là thân của Phật. Ngươi phải khởi ý tưởng rằng chỉ nương theo pháp, chứ không nương theo người. Mặc dù người tác pháp đó có lầm lỗi thế nào đi nữa, đều là do cái lỗi của ý thức chưa được trong sạch đó thôi. Tỷ như người soi gương, vì mặt mình không sạch, nên cái bóng trong gương cũng nhơ bẩn. Vậy thì biết chắc rằng sở dĩ kẻ tác pháp có sai lầm, đều do tâm niệm của ngươi chưa trong sạch vậy. Ngươi nên khởi tưởng như thế và phải hết lòng cung kính ái mộ, thì việc làm gì cũng đều biến thành Phật sự thanh tịnh và mình vẫn không mất lợi lạc”.

– Gia quyến trước khi rước Pháp sư làm Phật sự, cũng nên đối trước bàn hương linh mà khai thị bảy phen như thế, thì dù trong khi làm Phật sự có đôi chút sai lầm, cũng vẫn được.

II. CÁCH LÀM VIỆC PHƯỚC THIỆN

Điểm trọng yếu của việc phước thiện là phải lấy hạnh bố thí làm gốc. Để hương linh được lợi ích, gia đình đem di sản của người chết đi bố thí là tốt hơn hết. Nếu không, thì bố thí của cải của gia đình người thân hoặc của bà con, bạn bè mà giúp vào cũng được, người chết chắc chắn được lợi ích. Kinh Vô thường đã nói: “Sau khi người thân mất, gia đình nên lấy y phục mới mẻ của người chết, hoặc lấy những vật thọ dụng của kẻ còn sống: chia làm 3 phần, vì người chết đó mà cúng dường Phật-đà, Đạt-ma và Tăng-già (Tam bảo). Nhờ đó mà người chết dù nghiệp nặng cũng trở thành nhẹ và được công đức phước lợi thù thắng. Không nên đem những y phục tốt đẹp mặc cho người chết để đem đi tống táng. Vì sao? Vì không có lợi gì. Chỉ nhờ những công đức làm việc phước báu nói trên, người chết dù đọa vào Ngạ quỉ, cũng được hưởng rất nhiều lợi ích”. Trong kinh Ưu-bà-tắc cũng có nói: “Nếu người cha chết rồi bị đọa vào trong Ngạ quỉ, mà người con vì cha làm những việc phước đức, nên biết, người cha liền được hưởng thọ. Nếu được sanh lên Trời thì người chết không còn nghĩ đến vật dụng trong cõi Người nữa. Vì sao? Vì ở cõi Trời, người ta đã được đầy đủ bảo vật thù thắng rồi. Nếu phải đọa vào địa ngục, thì thân họ phải chịu bao nhiêu khổ não, không được thảnh thơi để nhớ nghĩ luyến tiếc mọi vật, vậy nên không được hưởng thọ. Kẻ đọa vào súc sanh, nên biết cũng như thế. Nếu hỏi tại sao ở trong ngạ quỉ người chết có thể liền được hưởng thọ lợi ích, thì biết vì người ấy sẵn có lòng tham lam bỏn xẻn, cho nên phải đọa vào ngạ quỉ. Khi đã làm ngạ quỉ, họ thường hay hối hận tội lỗi ngày trước, suy nghĩ muốn được lợi ích, bởi thế họ được hưởng lợi ích”.

Đấy là nói rõ chỗ lợi của quỉ thú, còn đối với công phu làm việc phước thiện, thật không luống uổng, vì không những kẻ chết, mà người sống hiện tại cũng chung phần được hưởng. Như trong kinh nói: “Nếu như kẻ chết đã thác sinh vào ác đạo khác, nhưng còn bao nhiêu bà con còn đọa trong ngạ quỉ, nếu người sống có làm việc phước đức, tức thì họ cũng đều được lợi ích. Vì thế, người có trí, nên vì ngạ quỉ mà siêng năng làm việc công đức”.

Lưu ý rằng khi lấy di sản của kẻ chết làm việc phước đức, trước hết phải xét rõ người ấy lúc còn sống, tính tình có bỏn sẻn không. Điều này rất quan trọng, vì khi thấy gia đình người thân đem di sản của mình ra làm Phật sự hay bố thí, thấy vật dụng đó bây giờ thành sở hữu của kẻ khác, người chết liền sanh lòng giận hờn, tiếc nuối, rồi khởi lên tà niệm, liền bị nghiệp lực dắt vào ác đạo. Cho nên thiện tri thức hoặc người thân gia đình phải khai thị cho người chết những lời như sau đây “Ông/bà tên… Nay ta vì ông/bà mà đem di sản của ông/bà làm Phật sự hay bố thí. Làm như thế, tức là lấy của cải hữu lậu làm việc vô lậu, nhờ ở công đức này, ông/bà sẽ được siêu sanh Tịnh độ, thoát khỏi cảnh sanh tử luân hồi. Ông/bà phải chăm lòng thành kính niệm Phật A-di-đà, cầu Ngài đến cứu độ cho. Đối với di sản, ông/bà cần phải rời bỏ, chớ nên bận lòng, phải hoàn toàn không mến tiếc tham đắm mới được. Vì những thế tài (tài sản thế gian) dù có hoàn toàn để lại, ông/bà cũng không thể thọ dụng được nữa. Như thế, đối với ông/bà, chúng đã thành vô dụng, còn luyến tiếc làm gì?”.

III. CÁCH SẮP ĐẶT CÚNG TẾ

Về cách sắp đặt cúng tế, thì rất kỵ việc sát sanh, vì việc sát sanh càng làm liên lụy khổ quả cho người chết. Thân trung ấm nếu một phen thấy được việc ấy lập tức bảo thôi; nhưng ngặt nỗi âm, dương cách trở, người thân gia đình không thể nào nghe được, vẫn trở lại sát sanh như thường. Kẻ chết không thể ngăn nổi sân niệm khởi lên, liền phải đọa vào địa ngục. Cho nên người sắp đặt cúng tế cần phải cẩn thận chú ý.

Nếu muốn cúng tế, thì nên dùng đồ chay, hương, hoa, sữa, bánh và trái cây, chớ dùng những đồ uế tạp và sát hại sanh vật. Kinh Địa Tạng đã nói: “Làm những việc sát hại, cho đến bái tế quỉ thần đã không có một mảy may phước đức, không có lợi gì mà còn kết thêm tội lỗi sâu nặng cho người chết. Dù cho người chết, đời sau hoặc đời này có thể chứng được Thánh quả, hoặc sanh lên Trời, nhưng khi lâm chung bị gia đình làm những ác nhân ấy (tức là nhân sát hại) làm cho họ phải liên lụy nhiều bề, chậm sanh về chỗ lành. Huống chi kẻ chết đó khi sống còn chưa từng làm một chút việc lành, chỉ một bề nương theo gốc nghiệp mà tạo tác, theo lý phải chịu vào ác thú. Nỡ nào gia đình người thân lại gây thêm nghiệp cho họ?”. Gia đình nên lưu tâm đến điều này.

PHẦN THAM KHẢO THÊM:

1. Khai thị cho người bệnh

Bất luận người bệnh đã tắt thở hay chưa, đều phải khai thị. Xin gợi ý các lời khai thị như sau:

– Bài thứ nhất

– Bài thứ hai

Nam mô A-di-đà Phật.

Phật tử…, pháp danh…

Sanh lão bệnh tử là con đường mọi người phải đi qua, không ai có thể tránh được. Đã có sanh ắt phải có tử.

Phật đã nói thể gian này là khổ, là vô thường. Lúc này, Phật tử hãy buông xả mọi việc, tâm không nên gợi lên những than hận hay cố chấp. hãy thành tâm niệm Phật với lòng tin và sự khẩn cầu sanh về Tây phương Cực Lạc quốc. Hãy niệm Phật với chánh niệm để tiêu tan nghiệp chướng, cho thân tâm được tự tại.

Hãy khẩn cầu với lòng thành kính. Nhất tâm niệm Phật, khẩu cầu đức Đại từ đại bi A-di-đà Phật đến tiếp độ, phóng quang soi sáng và dùng Phật lực để giúp người niệm A-di-đà Phật với chánh niệm.

Hãy khẩn vầu Phật A-di-đà đến tiếp độ, niệm niệm A-di-đà Phật, niệm niệm cầu sanh về Tây phương Cực Lạc quốc.

Nam mô A-di-đà Phật.

2. Khai thị cho oan gia trái chủ

Nam mô A-di-đà Phật.

Phật tử…, pháp danh… từ nhiều đời nhiều kiếp đã gây ra nhiều oan gia trái chủ.

Giờ đây xin khẩn cầu quí vị và các thân hữu hãy nhất tâm niệm Phật để giúp đỡ ông/bà… được vãng sanh Tây phương Cực Lạc quốc, hoàn thành Phật sự. Vô lượng công đức sẽ hồi hướng cho quí vị thoát mọi khổ ải và được an lạc.

Cầu xin quí vị hãy vì nhân duyên thù thắng này mà phát tâm Bồ-đề, với lòng tin tưởng sâu sắc mà niệm Phật cầu sanh Tây phương Cực Lạc quốc, toại nguyện vô lượng Phật độ.

Nam mô A-di-đà Phật.

Trích Trợ Giúp Người Khi Lâm Chung Tỳ kheo Thích Nhuận Nghi cẩn biên

Cập nhật thông tin chi tiết về Linh Hồn Sau Khi Chết 3 Ngày Sẽ Đi Về Đâu? trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!