Bạn đang xem bài viết Lên Thanh Đa Thưởng Thức Món Tam Sên ‘Âm Thầm Sâu Lắng Lạ’ được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tam sên không phải là bộ đồ cúng nhập trạch hay gì đó, đơn giản chỉ là “bộ tam” ba món gồm dồi trường, thịt heo và mép bò, cùng ít rau dưa…. Nhìn cách sắp xếp thoạt thấy đơn giản, nhưng phải ăn mới nhận ra sự tinh tế.
Gắp một miếng dồi trường, kẹp thêm lát vả, cùng chút rau thơm, chấm với mắm ruốc, đưa lên miệng, vừa qua bờ môi lưỡi đã cảm nhận được các tầng nấc phong vị đằm thắm của hỗn hợp quả là “danh bất hư truyền” này.
Món ruốc Huế ở đây được các thực khách đặc biệt tấm tắc khen. Ngon như thế nào thì chỉ có thể bằng sự cảm nhận của miệng, môi, răng, lưỡi… chứ khó viết thành lời. Vắt vào miếng chanh, nếu vẫn chưa vừa ý thì xin thêm miếng nữa. Nhưng nếu gặp ông chủ đi ngang qua thì rất có thể được khuyến mãi cái lắc đầu: “Làm thế phá hư ruốc của tôi”!
Gặng hỏi quán tên gì, là “Huế”, “Rất Huế”, “Huế thương” hay “Đặc sản Huế”, mãi ông mới trả lời: Ái Mỹ. Ái Mỹ là “Yêu nước Mỹ” à (vì ông có thời gian sống ở Huê Kỳ mà?). Không, ái là yêu, mỹ là đẹp, đơn giản là yêu cái đẹp thôi!
Cái đẹp dường như theo ông vào trong từng món ăn. Tam sên là món ông lo nhất? Lo gì? Lo hết, khách đến ai cũng ăn món này, mà lúc đông họ kêu mà không có, tôi buồn lắm. Buồn, nhưng mà rồi mới đây, ông cho in cái thực đơn có chữ Ái Mỹ.
Ông chủ hay lo thực khách gọi thêm món này món kia. Ông bảo: Khách kêu thêm, tôi bán thì có thêm tiền, nhưng lại không ưng? Sao lạ vậy? Vậy là họ “phá hư cái đẹp” của món ăn rồi! Cái đẹp đó, ông bảo, “tôi đã dày công nghiên cứu, tính toán tốt nhất rồi”.
Nhưng khách kêu thì vẫn phải bán. Bàn đến trước kêu, bàn đến sau gọi, bàn mới đến lần đầu hỏi nó là gì rồi thử và tấm tắc khen… Cho nên cái món tam sên dễ hết.
Tam sên quả là một món ăn chơi, nói theo cách của dân miền Tây là “mồi bén”, nhâm nhi vào đầu câu chuyện. Quán bán độ chừng hai chục món, tùy khách lựa, có thể ăn thêm nem hay hến xúc bánh tráng… Nhưng tuyệt đối không nên bỏ qua lẩu cá dứa.
Mọi thứ thoạt trông thật đơn giản: một nồi lẩu, một dĩa nước mắm ớt, một rổ rau. Nhưng đừng để cho thị giác bị đánh lừa, hãy đợi đến khi nước sôi sùng sục, mở nắp nồi lên để cảm nhận mùi thơm khó tả…
Vớt những con cá dứa thân chỉ bằng ngón tay ra dĩa, cho ít rau vào, múc ít măng ra, thêm chút bún, vậy là húp xì xụp. Tay gắp một con cá, lấy đũa tuốt một phát nhẹ nhàng, thịt đi đằng thịt, còn trơ mỗi bộ xương. Chấm tí nước mắm ớt, vị béo ngậy của loài cá thoạt trông tầm thường, mất cảm tình, bỗng vừa chạm vào bờ môi đã kịp kích thích đầu lưỡi, lèn qua kẽ răng, rồi trôi ngay vào miệng. Thực khách cảm nhận trọn vẹn cái ngon của cá qua miệng, môi, răng, lưỡi, họng hết sức “âm thầm sâu lắng lạ” kiểu rất Huế.
Lại nói, con cá ghi trên thực đơn là “cá dứa” này cũng là một đề tài gây tranh cãi. Người bảo không phải cá dứa, kẻ nói cá ngạnh, người khẳng định cá chốt, kẻ chắc như đinh đóng cột: cá xác, dù trên thực đơn ghi rất rõ: cá dứa!
Vừa ăn, vừa cãi, nhưng có một thứ không ai cãi nhau đó là “Ngon!”.
Theo lời ông chủ thì cá đánh bắt ở sông Vàm Cỏ, do mấy người Khmer bán cho. Đôi bữa, ngày rằm, hay lễ lạt, “mấy người Khmer không đi đánh cá”, vậy là quán phải chữa cháy bằng cá kèo. Đã một lần tôi gặp cảnh này, ăn không thấy hợp.
Nói dông dài các món ăn, cũng chỉ tả được thế, khó nói được vì sự cảm thụ mỗi người một khác, chỉ biết rằng những ai từng đến đều tấm tắc.
Đôi lúc, bạn sẽ thấy ông chủ quán vui vẻ chào khách, nói đôi điều ba chuyện về món ăn, về cuộc đời, về Huế và cả thơ phú. Thi sĩ Hữu Loan thời xưa đã đến quán ông ăn, còn chép nguyên cả bài thơ Màu tím hoa sim. Bút tích này được ông lưu giữ, ép plastic, lâu lâu đem ra ngắm và khoe.
Đặc sản Huế ở chúng tôi thì có muôn vàn quán. Sang trọng, quý phái thì đến Đông Phố ở Hồ Xuân Hương. Hương hoa một chút thì ra Mi Tau ở trung tâm quận 1. Nhưng muốn ngon, bổ, rẻ mà vẫn mê cái điệu đà và đậm đà phong vị Huế thì tôi thường lên Thanh Đa và để được hòa vào cái âm thầm sâu lắng lạ này.
Mời bạn đọc tham dự Diễn đàn Món ngon của tôi
Bài viết tối đa khoảng 1.000 chữ, kèm hình ảnh (clip nếu có), và gửi về email monngoncuatoi@tuoitre.com.vn. Các bài viết được đăng sẽ được trả nhuận bút hấp dẫn!
Diễn đàn do báo Tuổi Trẻ tổ chức, với sự đồng hành của Công ty Nutifood.
Bạn Đã Thưởng Thức Món Tôm Hùm Sốt Chua Ngọt Chưa?
1. Tìm hiểu về món tôm hùm sốt chua ngọt
Tôm hùm sốt chua ngọt hấp dẫn
Màu đỏ đặc trưng của tôm hùm chỉ nhìn thôi là đã khiến cho thực khách muốn ăn và không thể nào từ chối được. Cùng với màu đỏ của tôm hùm chinh là màu sắc nổi bật của cà rốt cùng với màu xanh của rau giúp cho món ăn trở nên vô cùng hài hòa và tuyệt vời.
Thịt tôm hùm ngọt mềm và có chút dai dai, mang theo hương vị đặc trưng của vốn có trong tôm. Nước sốt chua chua ngọt ngọt, hòa quyện cùng với các hương vị khác nên khiến chúng ta ăn mãi không muốn ngừng.
Trong thịt tôm hùm có rất nhiều protein và chất béo nên nso rất tốt cho sức khỏe của cơ thể. Đặc biệt, món ăn này rất phù hợp với người già và trẻ nhỏ nếu có chế độ ăn phù hợp. Tuy nhiên, với những người đang thừa cân hoặc đang mắc bệnh gout và trong quá trình chữa bệnh gout thì không nên ăn nhiều món ăn này.
2. Hướng dẫn cách làm tôm hùm sốt chua ngọt
+ Bơ, cà rốt, hành lá
+ Bột ngọt, tiêu, đường, muối, hạt nêm
– Cách thực hiện tôm hùm sốt chua ngọt
Để có thể thực hiện món ăn này, trước tiên, các bạn rửa sạch tôm hùm cùng với muối và nước. Tiếp theo sau đó, bạn dùng con dao nhấn mạnh vào đầu tôm để cho nó chết.
Khi đã đảm bảo tôm sạch, các bạn bóc vỏ tôm và cắt thành từng khoanh. Làm như vậy để tôm có thể thấm đều tất cả các gia vị và vừa miệng ăn hơn. Cà rốt các bạn làm sạch và cắt hạt lựu.
Sau khi đã chuẩn bị xong hết các nguyên liệu, các bạn cho bơ nên chảo nấu cho tan rồi cho cà rốt, tôm và các gia vì đường, mắm cần thiết vào. Bạn không nên nấu tôm quá lâu sẽ khiến cho tôm dai và mất đi hương vị của tôm. Khi thực hiện xong các bước, các bạn có thể trang trí sao cho đẹp mắt nhất.
Tam Sên Là Gì ? Bộ Tam Sên Gồm Những Gì ?
Bộ tam sên là gì? Bộ tam sên là lễ vật có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quan niệm thờ cúng của người Việt. Theo đó, bộ tam sên bắt nguồn là Tam sinh. Trong đó, tam sinh sẽ bao gồm: Noãn sinh, Thai sinh và Thấp sinh.
Tam sên có ý nghĩa tượng trưng cho 3 loài vật: 1 loài sống trên không, một loại sống trên cạn và 1 loại sống dưới nước.
Theo quan niệm và lời giải thích của các chuyên gia văn hóa, bộ tam sên chính là đại diện cho 3 loại vật tượng trưng cho ý nghĩa của Thổ – Thủy – Thiên trong tâm linh. Trong đó, miếng thịt heo (tượng trưng cho loài vật sống trên cạn) – Thổ; Con tôm hoặc cua (tượng trưng cho loài vật sống dưới nước) – Thủy và trứng gà hoặc trứng vịt (tượng trưng cho loài có lông vũ bay trên trời) – Thiên.
Ngoài ra, “bộ tam sên” trong Kinh Lăng Nghiêm còn thể hiện một ý nghĩa khác và Đức Phật chia chúng sinh thành 12 loài đó là:
Loài được sinh từ trứng (gọi là Noãn sinh)
Loài được sinh từ thai (gọi là Thai sinh)
Loài được sinh ở dưới đất do ẩm ướt như côn trùng (gọi là Thấp sinh)
Loài được sinh ra hình chất mới nhờ loại bỏ bản chất cũ như gạo hóa mọt, bông lúa hóa sâu hay cỏ mục hóa đom đóm,… (gọi là Hóa sinh)
Loài có sắc (gọi là hình tướng).
Bên cạnh bộ tam sên, người dân hiện nay còn sử dụng cá lóc nướng để cúng Thần tài. Theo đó, cá lóc sẽ được đem đi nướng trui nguyên con đồng thời để nguyên vi vảy cũng như không cắt đuôi. Sở dĩ cá lóc phải để nguyên con bởi nó tượng trưng cho lòng thành kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên trước kia phải trải qua tháng ngày khai khoang khó khăn, khổ cực.
Tam sên là gì và bộ tam sên bao gồm những gì chắc chắn là câu hỏi được nhiều gia chủ quan tâm. Trên thực tế thờ cúng, bộ tam sên sẽ bao gồm những vật phẩm như sau:
Miếng thịt heo – Thổ (tượng trưng cho loài vật sống trên cạn)
Tôm hoặc cua – Thủy (tượng trưng cho loài vật sống dưới nước)
Trứng gà hoặc trứng vịt – Thiên (tượng trưng cho những loài có lông vũ bay trên trời và trứng cũng là để biểu trưng cho tính phồn thực)
Với đầy đủ những vật cúng này, bộ tam sên trong mâm cúng mang ý nghĩa cầu mong sự may mắn, thuận lợi, đủ đầy và tài lộc sẽ đến với gia đình. Hơn thế nữa, cúng tam sên là gì còn có ý nghĩa thể hiện lòng thành kính, biết ơn đến ông bà, tổ tiên cũng như các vị Thần, Phật trong gia đình.
Bộ tam sên cúng Thần tài, Ông địa
Bộ tam sên cúng thần tài là gì và bao gồm những lễ vật ra sao, các bạn có thể tham khảo chi tiết sau đây:
Để việc khai trương, buôn bán, được thuận lợi, may mắn và tài lộc đầy nhà, các bạn cần chuẩn bị đầy đủ lễ vật của một bộ tam sên khi cúng Thần tài, Ông địa. Mâm lễ cúng này sẽ giúp gia chủ thể hiện lòng thành tâm và biết ơn của mình đối với các vị thổ thần đồng thời cầu mong sự che chở, phù hợp cho công việc làm ăn kinh doanh được phát tài, phát lộc.
Theo đó, bộ tam sên cúng Thần tài, Ông địa sẽ được chuẩn bị với đầy đủ các lễ vật như sau:
Cúc vạn thọ: 1 bình
Mâm ngũ quả: 1 mâm
Cây nhang: 5 cây
Chung rượu đế: 5 chung
Đèn cầy: 2 cây
Điếu thuốc: 2 điếu
Vàng bạc đại: 2 miếng
Xôi chè cúng khai trương: 5 phần
Gạo và muối hột
Cùng với đó, bộ tam sên không thể thiếu: 1 miếng thịt ba rọi, 1 con tôm (hoặc có thể thay thế bằng cua) và 1 quả trứng. Gia chủ lưu ý tất cả những lễ vật này đều phải luộc, không được chế biến theo phương thức khác.
Đồng thời, gia chủ cần chuẩn bị thêm một số lễ vật cần thiết trước khi làm lễ cúng khai trương đó là nải chuối vàng, thay nước trong bình của Ông địa, Thần tài và thay nước bình hoa trước khi thắp nhang.
Bộ tam sên thường dùng trong nghi thức cúng nào?
Cúng tam sên là gì hay lễ tam sên là gì cũng được rất nhiều gia chủ quan tâm hiện nay. Theo đó, từ xưa đến nay, bộ tam sên đều được sử dụng vào những dịp lễ cúng quan trọng trong gia đình như một nét đẹp nhân sinh và văn hóa tâm linh của người Việt.
Với những ý nghĩa này, bộ tam sên thường được sử dụng trong các nghi lễ thờ cúng như:
Sử dụng cúng trong lễ khai trương, liên hoan nhà mới
Sử dụng để cúng đất đai, lễ động thổ và nhập trạch
Đĩa tam sên còn được sử dụng để cúng Ông địa, Thần tài
Bộ tam sên cũng được sử dụng trong lễ cúng thôi nôi, đầy tháng, cúng mụ cho các bé
Ngoài ra, bộ tam sên còn được dùng trong lễ cúng tam tai, giải hạn
#1 Bộ Tam Sên Gồm Món Gì? Và Ý Nghĩa Như Thế Nào?
” ” là 1 lễ vật cúng không thể thiếu trong các lễ cúng quan trọng như Bộ Tam Sêncúng khai trương, động thổ, khởi công,…v.v…Trong các mâm cúng thì bộ tam sên chúng ta thường thấy 1 miếng thịt ba rọi, 3 hoặc 5 con tôm (hoặc 1 con cua) và 1 loại trứng vịt, nhưng không hẳn ai cũng biết bộ tam sên gồm những gì? và ý nghĩa của bộ tam sên như thế nào
Ý nghĩa bộ Tam Sên trong những mâm cúng
Theo dân gian, Tam Sên là bắt nguồn từ tên gọi ” Tam sinh “, là biểu tượng của: Thai sinh, Noãn sinh và Thấp sinh. Tam sên: là 3 loài vật biểu tượng cho Thổ – miếng giết mổ heo (sống trên cạn), Thủy – con tôm hoặc cua (sống dưới nước), Thiên – trứng gà hoặc trứng vịt (đại diện loài sở hữu lông vũ bay trên trời, trứng là để tượng trưng cho tính phồn thực).
Vì thế, ý nghĩa bộ Tam Sên cúng là cầu mong được Thổ Thần phù hộ. Nhờ thế, công việc xây dựng nhà cửa, thuận buồm xuôi gió.
Chuẩn bị lễ vật cúng cùng với Bộ Tam Sên
Như mâm cúng động thổ thì để cầu sự thuận lợi trong quá trình xây cất, bạn cần chuẩn bị đầy đủ lễ vật bộ Tam Sên khi cúng động thổ, Sự đủ đầy của lễ vật cúng không chỉ cho thấy thành tâm của gia chủ tới các vị thổ thần. Mà còn mang đến may mắn cho chủ nhà mà còn công việc làm ăn, buôn bán sau này
1 bình bông cúc hoặc vạn thọ hoặc hoa lay ơn
Mâm ngũ quả cúng
5 cây nhang
3 chum rượu + 3 chum nước + 1 ly trà lớn
2 đèn cầy
3 điếu thuốc
Gạo hũ, muối hũ
Giấy cúng
5 phần xôi chè lớn
Một con gà luộc
Một bộ Tam Sên gồm : 1 miếng thịt ba rọi, 1 quả trứng , 1 con tôm ( hay cua ), tất cả đều luộc.
Bộ Tam Sên sử dụng trong các lễ cúng nào là đúng:
Bộ tam sên sử dụng để cúng thánh thần, thường cúng Thần Tài mùng 10 tháng Giêng, cúng Thổ Thần, cúng Động Thổ, Khai Trương,…. Một mâm cỗ sẽ được chuẩn bị một miếng thịt, 1 hoặc 1 vài con tôm hoặc 1 con cua, một quả trứng luộc. Tuy nhiên, tùy theo mỗi vùng miền mà bộ Tam Sên khác nhau, thí dụ ở Huế thì là người dân cúng Môi (mép) Bò, Dồi Trường, Lưỡi Heo; còn ở miền Nam thì họ thường cúng thêm Cá Lóc,…
Thổ Địa, Thần Tài là một trong những vị thần dân gian được người dân thờ tự có mong muốn cầu bình an, phong túc cho gia đạo cho nên lúc nào cúng Thần Tài- Thổ địa cũng có bộ Tam Sên. Không giống các vị thần thánh khác, phải đặt trên cao, nơi trang nghiêm. Thần Tài – Thổ Địa lại thường được đặt thờ dưới đất, hướng mặt ra cửa chính của mỗi gia đình.
Và việc cúng Thần Tài không chỉ là nghi tiết nhằm cầu tài lộc cho gia đình mà còn là 1 phương pháp hoài tưởng công ơn của những vị thần dân gian.Những để ý cần biết trước và sau khi cúng Thần Tài , Thổ Địa,…
Hàng ngày bạn phải thắp hương mỗi sáng từ 6h – 7h và chiều tối từ 6 – 7h, mỗi lần đốt 5 cây nhang.
Thay nước uống lúc đốt nhang, thay nước trong lọ hoa thường xuyên.
Không được để những con vật chó mèo đến quấy phá làm cho ô uế bàn độc Thần Tài, Thổ Địa.
Hàng tháng thường xuyên lau bàn thờ, tắm cho Thần Tài vào ngày cuối tháng và ngày 14 âm lịch mang nước lá bưởi, hay rượu pha nước
Khi cúng xong gạo, muối thì để lại cho có lộc, không được vung vãi ra ngoài.
Vàng, bạc đốt ở ngoài, rượu hay nước thì đứng từ bên cạnh cửa tưới vào nhà, với ý đem lộc vào nhà
Bộ tam sên hay bánh trái chia nhau trong nhà để ăn Mỗi mâm cúng đều có các lễ vật thiết yếu và các điều chú ý buộc phải tránh, cho nên sự chuẩn bị kỹ càng và chu đáo trong các mâm cúng vô cùng quan trọng.
Bài viết đã được DMCA
Cập nhật thông tin chi tiết về Lên Thanh Đa Thưởng Thức Món Tam Sên ‘Âm Thầm Sâu Lắng Lạ’ trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!