Xu Hướng 4/2023 # Lễ Vật Phẩm Cúng Giỗ Tổ Hùng Vương # Top 11 View | Apim.edu.vn

Xu Hướng 4/2023 # Lễ Vật Phẩm Cúng Giỗ Tổ Hùng Vương # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Lễ Vật Phẩm Cúng Giỗ Tổ Hùng Vương được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bộ Văn hóa hướng dẫn nghi thức tưởng niệm các Vua Hùng Trong Công văn số 796/HD-BVHTTDL ngày 18/3/2009) ghi rõ Lễ phẩm gồm

Bánh dày 18 chiếc (dâng lên 18 đời Vua Hùng) – Bánh chưng 18 chiếc (dâng lên 18 đời Vua Hùng) – Hương hoa, nước, trầu, cau, rượu và ngũ quả.

Bánh dày hình tròn, tượng trưng cho Trời, thường không có nhân. Bánh chưng hình vuông, tượng trưng cho Đất, bên trong có nhân mặn.

Bên cạnh hướng dẫn đó thì lễ vật dâng cúng trong các buổi tế lễ Hùng Vương hầu hết ở các địa phương gần như giống nhau đều bao gồm: xôi, oản, hoa quả, rượu, hương, gạo muối, bánh chưng bánh dày, gà luộc (bắt buộc phải là gà trống thiến), thịt lợn (bắt buộc là lợn đen). Riêng làng Vy, Trẹo (thị trấn Hùng Sơn), Hùng Lô (Việt Trì) khi cúng lợn, thường đặt cả con đã mổ sạch, kèm theo số tiết lợn cắt được. Một số làng cúng cá chép như ở Đào Xá, Bến Đá (Cẩm Khê); một số làng ở Đoan Hùng, Yên Lập quy định đồ dâng lễ phải có thịt trâu đen.

Tại Đền Thượng còn lưu giữ tấm bia đá thời phong kiến ghi về “Điển lệ miếu thờ Hùng Vương” có quy định : Lễ phẩm dùng cho ngày Giỗ Tổ của dân tộc gồm: bò, dê, lợn, xôi.

Theo truyền thuyết, Hùng Vương là con của cha Lạc Long Quân – giống Rồng và mẹ Âu Cơ – giống Tiên, đã có công dựng lên nhà nước Văn Lang cổ đại, thuộc vùng đất Phú Thọ ngày nay. Đối với cộng đồng các làng xung quanh đền Hùng, Hùng Vương còn là thần tổ gắn với nghề nông, dạy dân cày ruộng, cấy lúa, ban linh khí cho đất đai, nhà cửa, cây trồng, vật nuôi sinh sôi nảy nở, mùa màng bội thu.

Từ hàng nghìn năm qua, nhân dân trên khắp mọi miền của đất nước đã lưu truyền Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương để thể hiện sự biết ơn với vị thủy tổ, mong Ngài phù hộ cho quốc thái dân an, vật thịnh, mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu. Vào dịp Giỗ Tổ, nhân dân chuẩn bị lễ vật như bánh chưng, bánh giầy, bánh mật, tam sinh (thịt lợn, bò, dê) và hoa thơm, trái ngọt để dâng cúng.

Tương truyền rằng, trong ngày vua Hùng tổ chức lễ hội kén người kế vị ngai vàng. Hai mươi vị hoàng tử đua nhau dâng sơn hào hải vị, ngọc ngà châu báu lên vua cha, chỉ riêng chàng Lang Liêu – hoàng tử út được thần báo mộng đã dâng vua đôi cặp bánh khiêm nhường, giản dị. Nhưng thật không ngờ, hai thức bánh thô sơ bình thường ấy lại được vua cha trầm trồ khen ngợi, làm đẹp lòng hơn cả. Bánh nếp gạo nấu vừa chín tới, mùi vị gạo cơm bốc lên, lại được điểm thêm nhân đậu vàng với thịt heo chín mềm… làm vua cha ngây ngất. Lang Liêu thật thà kể lại chuyện được thần chỉ dẫn cho cách làm bánh. Nghe thế, vua cha biết rằng trời đã muốn giúp mình chọn được thái tử tài ba, đức hạnh, thay mình trị vì toàn dân sau này. Hùng Vương tuyên bố truyền ngôi cho Lang Liêu.

Ngoài gạo nếp, nguyên liệu để làm bánh chưng còn có đỗ xanh, lá dong và thịt lợn. Đỗ xanh thường được chọn công phu, tốt nhất là loại đỗ trồng ở vùng đồi trung du Việt Nam. Thịt lợn phải là loại lợn ỉn, nuôi chạy bộ, chỉ ăn cám rau tự nhiên.Không phải phần thịt lợn nào cũng được chọn làm bánh mà chỉ có thịt ba chỉ, kết hợp cả mỡ và nạc nên nhân bánh sẽ có vị béo đậm đà, không khô bã như các loại thịt mông, nạc thăn. Gạo nếp sau khi đã được xóc muối cho ngấm vị mặn mặn, chát chát của biển, được đổ vào khuôn lót lá dong riềng, từng nắm đỗ tròn tròn đã đồ chín bẻ ra làm đôi, rồi đặt từng miếng thịt đã ướp hạt tiêu, hành củ vào giữa, sau đó gói lá lại.

Các nhà Nho ngày xưa dùng phép “chiết tự” để phân tách chữ, cho thấy chữ Nghĩa 義 do hai phần ghép lại: Phần trên là chữ Dương 羊 là con Dê, phần dưới là chữ ngã 我 là Ta. Dê là một trong 5 con vật người xưa thường đem ra tế Trời đất, Thần linh và Tổ tiên, như Đàn Nam giao ở Cung đình Huế còn ghi tạc. Năm con vật đem tế đó gọi là Ngũ sanh gồm Trâu, Dê, Heo, Gà, Bò.

Sở dĩ như thế là vì năm ngoái con cháu cầu xin Tổ tiên phù hộ nên năm nay mùa màng bội thu, gia súc đầy đàn,con cháu đem thịt của gia súc cúng tế để tỏ lòng tạ ơn của con cháu. Chữ Dương 羊ghép với chữ Ngã 我 thành ra chữ NGHĨA 義. Như vậy, lễ phẩm cúng tế Tổ tiêntheo nghi thức tín ngưỡng cổ truyền phải có món mặn mới là con cháu ăn ở có Nghĩa. Đó là quan niệm của nhà Nho, mà Tộc nào ngày xưa cũng có nhiều nhà Nho.

Những năm gần đây, việc ăn chay, cúng chay của tôn giáo đã thâm nhập vào tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên ở một số nhà thờ tộc ở nhiều nơi, không cúng Lễ phẩm mặn trong Tiền đường. Nhiều người không rõ lí luận về sự khác nhau giữa tín ngưỡng với tôn giáo nên đồng tình ; cũng có người vị nể, sợ bất hòa nên phải chịu đựng, nhưng trong lòng cảm thấy áy náy, chưa tròn hiếu nghĩa với Tổ tiên.

Một số người nghĩ nôm na : Ngày xưa, cuộc sống khó khăn đói khổ, con cháu chưa kịp mời cha mẹ, ông bà ăn vài món thơm ngon thì họ đã khuất núi rồi. Bây giờ có của ăn của để, cúng tế phải có món mặn kèm theo các món chay để các hương linh tùy nghi phối hưởng, đúng như trong văn cúng của các Tộc là dâng “Hương đăng, quả phẩm, phù lang tửu, sanh tư bàn soạn thứ phẩm chi nghi. ” Cho nên, ngày Rằm tháng Mười nhiều người cúng mặn cho Tổ tiên ông bà để bớt ái tuất khi nghĩ về người đã khuất…

Qua các tư liệu trên, tôi thấy rằng cúng tế Tiên linh Tổ tiên tại Nhà thờ Tộc thì nên cúng mặn mới đúng hình thức tín ngưỡng truyền thống của dân tộc. Còn khi dọn cỗ bàn liên hoan thì nên có một vài mâm chay dành riêng cho những người ăn chay.

Theo thethaohangngay

Lễ Vật Mâm Lễ Cúng Giỗ Tổ Hùng Vương

Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3. Câu nói đó đã nói lên lòng biết ơn, sự kính trọng của con cháu Việt Nam đối với công lao dựng nước của các vị Vua Hùng.

Thế nên cứ đến dịp lễ mặc dù không ai bảo ai thì mọi người dân đều tạm gác công việc và hành hương về đất tổ với lòng thành kính, biết ơn gửi đến những vị vua thời sơ khai của đất nước. Tuy vậy việc sắm lễ vật để đi lễ, dâng lên các vị vua sao cho đúng, đảm bảo trang nghiêm thì không phải ai cũng biết điều đó.

Theo quy định của Bộ VHTTDL cũng như tục lệ cha ông ta ngày xưa truyền lại thì mâm lễ gồm có: bánh chưng và bánh dày, ngoài ra còn có thêm xôi, hoa quả, rượu, gạo, muối.

Bánh dày thường là bánh dày chay gồm 18 chiếc tương đương với 18 vị vua Hùng, bánh dày hình tròn mang ý nghĩa tượng trưng cho trời. Bánh chưng là bánh chưng xanh nhân mặn cũng có 18 chiếc, bánh chưng hình vuông mang ý nghĩa tượng trưng cho đất.

Theo dân gian bánh chưng hình vuông thuộc âm vì nó góc cạnh, hình khối cụ thể, tượng trưng cho đất, đất có cây, cỏ, hoa lá, đồng ruộng, núi rừng thì màu cũng phải xanh, trong bánh có thịt, bỏ đỗ để lấy ý nghĩa đất che trở vạn vật… Bánh dày hình tròn thuộc dương, không có góc cạnh, hình khối cụ thể, có thể giãn nở mọi phía tượng trưng cho trời nên phải màu trắng, không nhân. Sự đối lập nhau như giữa âm và dương, trời và đất, đàn ông và đàn bà mà hóa ra lại thành sự kết hợp với nhau theo chân lý trời đất vạn vật.

Vuông và tròn, ở đó nói lên biết bao sự tốt đẹp, gắn bó, thủy chung, tình nghĩa vợ chồng, đạo lý uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành, công ơn dưỡng dục bao la như trời đất của cha mẹ.

Ngoài ra theo tín ngưỡng phồn thực trong dân gian và triết lý “Nõ – Nường – Chày – Cối – Chưng – Dày”, thì mang ý nghĩa của sự sinh sôi, nảy nở. Trên mâm lễ dâng cúng ngày giỗ tổ Hùng Vương, bánh chưng biểu tượng cho cha Rồng, bánh dày biểu tượng cho mẹ Tiên. Cha Rồng mẹ Tiên chính là khởi thủy cho cộng đồng dân tộc Lạc Việt sau này. Dân gian ngày trước vẫn có tục lệ buộc hay ấp hai chiếc bánh một sấp một ngửa đặt lên bàn thờ, khi biếu khách khứa, họ hàng cũng giữ tục biếu một cặp bánh chưng.

Hai thứ bánh vô cùng đơn giản lại mang ý nghĩa cả giá trị văn hóa, triết lý nhân sinh của nền văn hiến Việt Nam. Tháng ba âm lịch, thời khắc đẹp đẽ nhất trong năm, khi thiên nhiên đất trời giao hòa, cái rét đậm của mùa đông đã qua đi, chỉ còn rét nàng Bân đến vài ngày, mùa vụ lúa sắp bắt đầu, con cháu khắp nơi náo nức một lòng hướng về đất tổ. Những điều đó khắc sâu vào tiềm thức, gợi nhớ nhịp chày giã bánh tràn đầy niềm tin, hy vọng của chàng Liêu ngày nào để rút ra những bài học ý nghĩa nhân sinh đẹp nhất./.

➥ Khi bạn muốn thưởng thức, sử dụng trên mâm cỗ, mâm lễ những chiếc bánh chưng ngon đậm đà văn hóa truyền thống dân tộc, những chiếc bánh chưng đặc biệt như: bánh chưng nếp cẩm, bánh chưng gấc, bánh chưng cốm… Bánh chưng từ các làng nghề nổi tiếng như Bờ Đậu, Tranh Khúc, Lỗ Khê…

☎ Vui lòng gọi số 096 831 8765 để đặt mua bánh chưng. Bánh sẽ được đưa đến bạn.!

❖ Cửa hàng Bánh Chưng Ngon: Ngõ 554 Trường Chinh – Ngã Tư Sở

Văn Khấn Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Văn khấn cúng tại đền Hùng

Văn khấn ngày giỗ tổ Hùng Vương

Giỗ tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm là dịp để con cháu tỏ lòng biết ơn tới các vị vua Hùng đã có công dựng nước và phù họ cho chúng ta cuộc sống sau này. Sau khi có lịch nghỉ 30/4 – 1/5, nhiều gia đình sẽ lên lịch đi Đền Hùng để tham dự lễ giỗ Tổ.Vào ngày giỗ tổ Hùng Vương, chúng ta cần chuẩn bị mâm cỗ cúng và bài văn khấn giỗ tổ Hùng Vương. Mời các bạn cùng tham khảo bài văn khấn giỗ Tổ sau đây.

Sắm lễ, đồ cúng giỗ tổ Hùng Vương

Bộ Văn hóa hướng dẫn nghi thức tưởng niệm các Vua Hùng Trong Công văn số 796/HD-BVHTTDL ngày 18/3/2009) ghi rõ Lễ phẩm gồm:

Bánh dày 18 chiếc (dâng lên 18 đời Vua Hùng)

Bánh chưng 18 chiếc (dâng lên 18 đời Vua Hùng)

Hương hoa, nước, trầu, cau, rượu và ngũ quả.

Bánh dày hình tròn, tượng trưng cho Trời, thường không có nhân. Bánh chưng hình vuông, tượng trưng cho Đất, bên trong có nhân mặn.

Bên cạnh hướng dẫn đó thì lễ vật dâng cúng trong các buổi tế lễ Hùng Vương hầu hết ở các địa phương gần như giống nhau đều bao gồm: xôi, oản, hoa quả, rượu, hương, gạo muối, bánh chưng bánh dày, gà luộc (bắt buộc phải là gà trống thiến), thịt lợn (bắt buộc là lợn đen).

Tại Đền Thượng còn lưu giữ tấm bia đá thời phong kiến ghi về “Điển lệ miếu thờ Hùng Vương” có quy định: Lễ phẩm dùng cho ngày Giỗ Tổ của dân tộc gồm: bò, dê, lợn, xôi.

Bài cúng giỗ tổ Hùng Vương

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con xin kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần.

Con kính lạy các Vua Hùng linh thiêng, gây dựng nên đất Tổ.

Hương tử con là………………………………………………..Tuổi………….

Ngụ tại……………………………………………………………………….

Hôm nay là ngày…… tháng……năm………………..(Âm lịch) Nhân ngày giỗ Tổ

Hương tử con đến nơi……………Đền thờ Vua Hùng thành tâm kính nghĩ: Vua Hùng và các bậc tổ tiên đã có công dựng nước, tạo nên giang sơn đất nước mấy nghìn năm, luôn ban phúc lành che chở cho dân. Nay hương tử chúng con thành tâm dâng lên lễ bạc, hiến tế hương hoa, phẩm oản…

Cầu mong cho các Vị Vua Hùng luôn giữ mai uy nghiêm và linh thương để bảo vệ nước, rủ lòng thương xót, phù hộ che chở cho chúng con sức khoẻ dồi dào, mọi sự tốt lành, lắm tài nhiều lộc, an khang thịnh vượng, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Bài khấn giỗ tổ Hùng Vương

Nam mô a di đà Phật! ( 3 lần )

Kính lạy chín phương trời đất,

Mười phương chư Phật, Thánh hiền.

Lạy các Vua Hùng linh thiêng,

Gây dựng đất này Tiên tổ.

Con tên là…… địa chỉ…………… Nhân ngày Giỗ tổ con xin gởi đến đáng bề trên chút hương hoa lễ phẩm thể hiện lòng thành của gia đình con đến các

Vua Hùng và các bậc tổ tiên.

Kính xin độ trì phù hộ,

Mọi chuyện tốt lành bình an.

Bách bệnh giảm trừ tiêu tan,

Điều lành mang đến vẹn toàn.

Điều dữ mang đi, yên ổn.

Đi đến nơi, về đến chốn,

Tai qua nạn khỏi tháng ngày.

Cầu được ước thấy, gặp may,

Mọi điều hanh thông, thuận lợi.

Con cái học hành tấn tới,

Ngoan ngoãn nghe lời mẹ cha.

Thi đỗ lớp gần, trường xa,

Mát mặt gia đình làng nước.

Tình duyên gặp người kiếp trước,

Ý trung nhân… xứng muôn phần.

Tình xa duyên thắm như gần,

Suốt đời yêu thương nhất mực.

Đi làm… thăng quan tiến chức,

Buôn bán một vốn bốn lời.

Hạnh phúc thanh thản một đời,

Nam mô a di đà Phật!

Kính lạy cao xanh Trời đất,

Lạy các Vua Hùng linh thiêng.

Đức Thánh Trần cõi người hiền,

Muôn đời độ trì phù hộ! Nam mô a di đà Phật! ( cúi lạy 3 cái )

Văn khấn giỗ tổ Hùng Vương

Dưới đây là bài Văn khấn ngày giỗ Tổ Hùng Vương được sử dụng rộng rãi nhất.

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)

Kính lạy chín phương trời đất, Mười phương chư Phật, Thánh hiền.

Lạy các Vua Hùng linh thiêng, Gây dựng đất này Tiên tổ.

Con tên là…… địa chỉ……………

Nhân ngày Giỗ tổ con xin gởi đến đấng bề trên chút hương hoa lễ phẩm thể hiện lòng thành của gia đình con đến các Vua Hùng và các bậc tổ tiên.

Kính xin độ trì phù hộ,

Mọi chuyện tốt lành bình an.

Bách bệnh giảm trừ tiêu tan,

Điều lành mang đến vẹn toàn. Điều dữ mang đi, yên ổn.

Đi đến nơi, về đến chốn,

Tai qua nạn khỏi tháng ngày

Cầu được ước thấy, gặp may, Mọi điều hanh thông, thuận lợi.

Con cái học hành tấn tới, Ngoan ngoãn nghe lời mẹ cha. Thi đỗ lớp gần, trường xa, mát mặt gia đình làng nước.

Tình duyên gặp người kiếp trước, Ý trung nhân… xứng muôn phần.

Tình xa duyên thắm như gần, Suốt đời yêu thương nhất mực.

Đi làm… thăng quan tiến chức, Buôn bán một vốn bốn lời.

Hạnh phúc thanh thản một đời.

Nam mô a di đà Phật!

Kính lạy cao xanh Trời đất, Lạy các Vua Hùng linh thiêng. Đức Thánh Trần cõi người hiền, Muôn đời độ trì phù hộ!

Nam mô a di đà Phật! (cúi lạy 3 cái)

Văn tế Giỗ tổ Hùng Vương:

Việt Nam, ngày 10 tháng 3 năm 4897 Việt lịch. Tế chủ thành tâm chắp tay cúi đầu đảnh lễ dâng hương, kính cáo cùng:

Tiên Linh Thủy tổ Việt tộc Kinh Dương vương Lộc Tục

Tiên Linh Việt tổ phụ Lạc Long Quân Sùng Lãm

Tiên Linh Việt tổ mẫu Âu Cơ

Tiên Linh 18 đại Hùng Vương

Tiên Linh tiên vương các triều đại

Tiên Linh các Anh hùng Liệt nữ

Tiên Linh trăm họ Âu Lạc Việt

Cáo rằng:

Nước có nguồn, cây có cội

Chim có tổ, người có tông

Bảo tồn bản sắc cội nguồn để làm người không vong bản

Ghi nhớ công nghiệp tiên tổ cho con cháu biết giống dòng

Nhớ chư tổ linh xưa,

Lĩnh Nam một dải hoang vu, công khai phá mồ hôi tràn Đông Hải

Âu Lạc hai dòng hợp nhất, giữ giống nòi máu đỏ đẫm Hoa Nam

Tiếng BỐ ƠI rươm rướm lệ dân Hùng

Lời LY ƯỚC nỉ non đàn chim Việt

Nào bảo bọc dân ương

Nào chăm lo dân hạnh

Chống giặc tự thiếu niên, tài Thánh Gióng vang danh Phù Đổng

Ngăn sông bằng đức tịnh, hạnh Sơn Tinh rạng rỡ Tản Viên

Lo nông tang như An Tiêm, hoang đảo thành đồng dưa trù phú

Tình bao la như Đồng Tử, thành trì hóa dạ trạch phiêu diêu

Gương hiếu đạo mộc mạc Lang Liêu

Tình sắc son thủy chung Cao thị

Trống đồng dội vạn thù khiếp vía

Đàn đá reo muôn dân ca xang

Hai nghìn sáu trăm năm dư là bản hùng ca thần công Bắc địch

Mười tám triều đại nguyên sơ là nôi văn minh thánh tích Nam di

Than ôi,

Một phút sa cơ, ngàn năm quốc hận

May nhờ,

Thiên đức Việt tổ, triệu dân đồng lòng

Chống giặc Bắc, núi sông là hầm chông hào lũy

Hóa dân Nam, chương đạo thay kiếm kích binh đao

Qua gian khó dập dồn, nước non lại đến kỳ thái bình độc lập

Bao chiến công vang dội, con cháu giữ tròn dải gấm vóc non sông

Tuy 54 dân tộc anh em đoàn kết một lòng

Nhưng năm ngàn năm văn hiến chưa xứng đền ơn nghĩa cả

Kính lạy chư linh, chúng con nay:

Mượn nhang đèn thể hiện lòng thành

Dâng bánh trái hàm ơn tiên tổ

Nguyện rằng:

Xem núi sông là máu thịt, quyết bảo toàn từng tấc đất, không phụ chí tổ vương

Tiếp văn hóa từ muôn phương, gắng thu nhập từng phát minh, dựng văn minh Việt tộc

Cố sao cho: Trống trường mãi rền vang, cáo thế giới “Việt sư hưng Việt quốc”

Chiêng quốc lễ ngân dài, nhắc nhân tâm “Nam đế trị Nam bang”

Thắp trăm nén nhang

Lòng thành đảnh lễ

Linh thiêng chư tổ

Chứng giám lòng thành

Nhất tâm hồi hướng Việt tổ thánh linh đăng đàn thụ lễ

phiêu thạch ba

Cẩn bút

Lịch Nghỉ Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương Và 30/4

Sau Tết Nguyên Đán Canh Tý, người lao động sẽ có 2 dịp nghỉ lễ là Giỗ tổ Hùng Vương và nghỉ lễ 30/4 và Quốc tế lao động 1/5.

Lịch nghỉ Giỗ tổ Hùng Vương 2020

Lịch nghỉ Lễ Giỗ tổ và 30/4 – 1/5/2020

Dịp Giỗ tổ Hùng Vương 2020, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trên cả nước sẽ được nghỉ 1 ngày duy nhất.

Theo quy định tại Điều 115 Bộ luật Lao động 2012, người lao động được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương 1 ngày trong dịp Giỗ tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng Ba âm lịch).

Năm nay, lễ Giỗ tổ Hùng Vương ngày 10/3 âm lịch (tức ngày 2/4/2020 dương lịch) rơi vào giữa tuần – thứ Năm. Do vậy, người lao động chỉ được nghỉ 1 ngày duy nhất mà không được hoán đổi ngày nghỉ hay nghỉ kèm ngày cuối tuần như năm trước đó.

Lịch nghỉ Lễ 30/4 và 1/5

Theo thông báo chính thức của bộ LĐTB & XH, dịp lễ Chiến thắng 30/4 và Quốc tế lao động 1/5, người lao động được nghỉ tổng cộng 4 ngày liên tiếp. Cụ thể, từ thứ Năm ngày 30/4/2020 đến hết Chủ Nhật 3/5/2020.

Nguyên nhân là do lễ Chiến thắng 30 tháng 4 và Quốc tế lao động mùng 1 tháng 5 của năm 2020 rơi vào thứ Năm và thứ Sáu giữa tuần. Lao động được nghỉ và hưởng nguyên lương 2 ngày này.

Tuy nhiên, ngoài ngày nghỉ chính thức, có thêm thêm 2 ngày nghỉ cuối tuần là Thứ Bảy và Chủ Nhật. Vì thế, mà đợt nghỉ lễ này sẽ kéo dài 4 ngày liên tiếp.

Lịch nghỉ lễ áp dụng cho các cán bộ công nhân viên chức, người lao động. Thời gian nghỉ có thể thay đổi bởi một số cơ quan tổ chức do yêu cầu đặc thù của công việc.

Với các cơ quan, đơn vị không nghỉ cố định thứ Bảy và Chủ nhật hàng tuần sẽ căn cứ vào chương trình, kế hoạch cụ thể của đơn vị để bố trí lịch nghỉ phù hợp.

Có thể nói, trong năm Canh Tý 2020, đây là kỳ nghỉ dài thứ 2 sau dịp Tết Nguyên Đán (nghỉ 07 ngày).

(Theo Gia đình và Xã hội)

Cập nhật thông tin chi tiết về Lễ Vật Phẩm Cúng Giỗ Tổ Hùng Vương trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!