Xu Hướng 12/2023 # Lễ Phật Và Y Học # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Lễ Phật Và Y Học được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Từ trước đến nay, chúng tôi vẫn nghĩ lễ Phật chỉ là một hành động bày tỏ lòng cung kính cũng như để sám hối nghiệp chướng, điều phục tâm ngã mạn của chính mình mà thôi, chứ chẳng hề biết lễ Phật còn là một phương pháp tập luyện thân thể tuyệt diệu.

Trong một lần được tiếp chuyện cô Cát Tường, cô có nhắc đến tác phẩm Lễ Phật Dữ Y Học (Lễ Phật và Y Học) của pháp sư Ðạo Chứng do Tịnh Tông Học Hội ấn hành và tha thiết yêu cầu chúng tôi chuyển ngữ sang tiếng Việt. Trước khi đọc tập sách này, chúng tôi thường lễ Phật theo thói quen, lễ một cách máy móc, lễ cho đủ số. Lễ xong ai nấy thường thở phì phò, mồ hôi nhễ nhại, chứ chưa bao giờ được hưởng pháp vị vi diệu trong khi lễ Phật cả.

Thử thực hành theo cách lễ Phật do Pháp Sư từ bi chỉ dạy, dù chưa nắm hoàn toàn được yếu quyết lễ Phật, chúng tôi đã nhận thấy việc lễ Phật trở nên nhẹ nhàng, thoải mái hơn. Cứ mỗi lần quỳ xuống, cúi thân rạp lạy, lại quán tưởng Ðức Phật đoan nghiêm vi diệu, nghiễm nhiên đứng trên hai bàn tay sen của mình, lòng chúng tôi lại thấy lâng lâng khôn tả. Trước đây, mỗi lần lạy Phật sám hối, lễ xong 108 lễ là mệt nhoài; nay lễ đủ 108 lễ chỉ thấy hơi mệt, tâm tình cũng thoải mái, ý cũng chuyên chú hơn. Chúng tôi tin chắc rằng nếu tập luyện lâu ngày theo đúng cách Pháp Sư dạy, chắc chắn việc lễ Phật sẽ trở thành một niềm pháp hỷ sung mãn vô biên đúng như các đệ tử của Pháp Sư đã trần thuật.

Do tập sách khá dày, đã thế 2/3 cuốn sách lại luận giải nhiều về cơ sở sinh lý/vật lý của phương pháp này, nếu dịch đủ cả, bản dịch sẽ trở nên quá dài, trở thành một cuốn sách giáo khoa về sinh vật học, khiến điểm cốt yếu của tập sách này là cách lễ Phật đúng quy cách bị mờ nhạt đi. Vì thế, chúng tôi chỉ chọn dịch phần khái luận, phương pháp lễ Phật và một hai luận điểm Pháp Sư dùng để chứng minh tính cách khoa học và hợp lý của phương pháp lễ Phật này. Tưởng cũng nên nói thêm, trước khi xuất gia, Pháp Sư Ðạo Chứng từng là một vị nữ bác sĩ, khuê danh là Quách Huệ Trân. Sau khi bị ác chứng ung thư, nhờ chí tâm tin tưởng vào Tam Bảo và lễ sám, bác sĩ Quách đã vượt qua được những di chứng ngặt nghèo của căn bệnh. Với lòng tin nhiệt thành vào Tam Bảo, nhất là pháp môn Tịnh Ðộ, bà đã xuất gia và trở thành một vị pháp sư hữu danh của Phật giáo Trung Hoa. Khi nghiên cứu cách lạy Phật này, Ngài đã chú tâm diễn giải và hoàn thiện nó trên cơ sở y học và vật lý học. Vì thế, có thể nói không sợ phóng đại rằng cách lạy Phật này rất hợp lý và rất khoa học.

Ngưỡng mong những vị đồng tu có duyên đọc đến tác phẩm này sẽ tìm được niềm vui pháp hỷ sung mãn trong việc lễ Phật, cũng như càng lễ sám, tu niệm, càng thấy thân tâm khang kiện hơn.

Ðạo Chứng Pháp Sư biên thuật Chuyển ngữ: Bửu Quang tự đệ tử Như Hòa

Mời bạn tải vệ nội dung đầy đủ của quyển sách: Download Le Phat va y hoc hoặc xem video bên dưới:

Lễ Khai Trương Phòng Khám Đa Khoa Trường Đại Học Y Tế Công Cộng

Sáng ngày 17/08/2023, tại Trường Đại học Y tế công cộng (ĐHYTCC) diễn ra Lễ Khai trương Phòng Khám đa khoa, địa chỉ: Số 1A, đường Đức Thắng, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội (trực thuộc Trường Đại học Y tế công cộng). Tham dự buổi lễ có chúng tôi Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), đại diện các Vụ cục (Bộ Y tế), đại diện Sở Y tế Hà Nội, Ủy ban Nhân dân (UBND) và Công an quận Bắc Từ Liêm, UBND, Công an phường Đức Thắng, các bệnh viện, các Trung tâm Y tế, các cơ sở đào tạo trên địa bàn Hà Nội v.v.

Ảnh: chúng tôi Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ

Phát biểu tại buổi lễ, chúng tôi Lương Ngọc Khuê đánh giá cao nhưng nỗ lực về đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai các dịch vụ Trường Đại học Y tế công cộng liên tục đạt được trong thời gian qua. PGS. TS Lương Ngọc Khuê cho rằng việc nhà trường thành lập phòng khám đã khoa đánh dấu một bước tiến mới của Trường ĐHYTCC sang lĩnh vực hoạt động mới, nhằm đào tạo và cung cấp nhân lực y tế cho một số chương trình mới như xét nghiệm, công tác xã hội, dinh dưỡng. Bên cạnh đó, phòng khám cũng sẽ góp phần quan trọng trong việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học của nhà trường trong lĩnh vực y tế công cộng, phục vụ cho nhiệm vụ khám chữa bệnh, quản lý sức khỏe và nhiệm vụ đào tạo của nhà trường.

Ảnh: Lãnh đạo Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) tặng hoa cho Ban Giám hiệu Trường Đại học Y tế công cộng

Trong bài phát biểu của mình, chúng tôi Bùi Thị Thu Hà, Hiệu trưởng Trường ĐHYTCC chia sẻ, phòng khám đa khoa Trường ĐHYTCC được cấp phép hoạt động theo Giấy phép số 341/BYT – GPHĐ do Bộ Y tế cấp ngày 23/06/2023 với mục đích khám, điều trị, phòng bệnh và chữa bệnh bảo đảm chăm sóc ngoại trú về dự phòng và điều trị ở mức độ đa khoa cho cán bộ, công nhân viên, học sinh và nhân dân trong khu vực. Ngoài ra, phòng khám đa khoa Trường Đại học Y tế công cộng còn là cơ sở thực tập, thực tế cho sinh viên của Nhà trường…

Ảnh: chúng tôi Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) và chúng tôi Bùi Thị Thu Hà, Hiệu trưởng Trường ĐHYTCC kéo băng khánh thành Khòng khám đa khoa

Phòng khám có các chuyên khoa và các dịch vụ kỹ thuật: Nội, Ngoại, Sản, Nhi; Tai – Mũi – Họng; Răng – Hàm – Mặt; Mắt; Da liễu; Tâm thần; Phục hồi chức năng; Khám và tư vấn dinh dưỡng; Chẩn đoán ung thư sớm; Tiêm chủng; Bác sĩ gia đình; Nội soi, Xquang, siêu âm, xét nghiệm kỹ thuật cao; Khám sức khỏe (định kỳ, lái xe, có yếu tố nước ngoài).

Ảnh: Phòng khám và tư vấn dinh dưỡng trong ngày đầu khai trương

Phòng khám đa khoa Trường ĐHYTCC hướng tới cung cấp dịch vụ chất lượng cao với đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên hỗ trợ được đào tạo bài bản; phong cách phục vụ chuyên nghiệp, thân thiện; cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, sạch sẽ; trang thiết bị hiện đại; kết quả khám, tư vấn điều trị chất lượng. Đặc biệt, trong thời gian khai trương (từ 17/08-17/11/2023), Phòng khám đa khoa Trường ĐHYTCC giảm giá 30% tất cả các dịch vụ.

Lễ Khai Trương Phòng Khám Bệnh Viện Đại Học Y Dược I

Hôm nay, 03/03/2023, Lễ khai trương Phòng Khám Bệnh viện Đại Học Y Dược I đã diễn ra long trọng tại 525/7-9 Sư Vạn Hạnh, P.12, Q.10, Tp. HCM.

Với tâm huyết nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân ngày càng tiếp cận dễ dàng hơn các dịch vụ y tế chất lượng cao và hiện đại, Phòng Khám Bệnh viện Đại học Y Dược I là Phòng Khám đầu tiên được thành lập theo mô hình hợp tác công – tư giữa Bệnh viện Đại Học Y Dược Tp. HCM và Công Ty Cổ Phần Thương Mại và Đầu Tư Y tế Y Việt.

Không chỉ là phòng khám đầu tiên hoạt động theo mô hình hợp tác công – tư, Phòng Khám Bệnh viện Đại học Y Dược I được thành lập để trở thành một phòng khám đa khoa chất lượng cao với sự hợp tác toàn diện về chuyên môn của Bệnh Viện Đại Học Y Dược chúng tôi trong việc triển khai khám và điều trị ngoại trú, trong ngày với các chuyên khoa: Cơ – Xương – Khớp, Lão khoa, Nhi khoa, Nội Tiêu hóa – Viêm gan, Nội tổng quát và Nội tiết, Sản Phụ khoa, Tai – Mũi – Họng, Tim mạch, Nội soi, Xét nghiệm và Chẩn đoán hình ảnh.

Phòng Khám có diện tích trên 5.000 m2 với quy mô gồm 30 phòng khám và các phòng chức năng. Được đầu tư cơ sở vật chất khang trang và trang thiết bị máy móc hiện đại của các thương hiệu hàng đầu thế giới như GE, Fuji, Olympus, Kart Stoz, Phillip, Sysmex …: máy chụp cộng hưởng từ MRI 1.5, máy chụp cắt lớp CT scanner 128, máy X-Quang, máy đo loãng xương, máy siêu âm tim, siêu âm 4D, hệ thống máy xét nghiệm, máy nội soi tiêu hóa, nội soi tai mũi họng…., Phòng Khám Bệnh viện Đại học Y Dược I đáp ứng nhu cầu khám sức khoẻ toàn diện cho khách hàng ở mọi lứa tuổi, cho các cá nhân và công ty, cũng như chẩn đoán và điều trị ngoại trú các chuyên khoa nêu trên với mức chi phí hợp lý. Quan trọng hơn là Phòng Khám có một đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, dịch vụ y tế chất lượng cao cùng sự chuyện nghiệp và tận tâm.

Cùng theo đuổi những giá trị cốt lõi “Tiên phong – Thấu hiểu – Chuẩn mực – An toàn” và mô hình quản lý dịch vụ y tế chuyên nghiệp theo chuẩn quốc tế của Bệnh Viện Đại Học Y Dược Tp. HCM, Phòng Khám Bệnh viện Đại học Y Dược I là một làn gió mới góp phần thay đổi tích cực trong việc chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng và tạo thêm nhiều lựa chọn trong dịch vụ khám chữa bệnh cho người dân.

Bước Đầu Học Phật: 06

23 Tháng Mười Hai, 2023

BƯỚC ĐẦU HỌC PHẬT – HÒA THƯỢNG THÍCH THANH TỪ

PHẬT LỊCH 2541 – 1998

CÚNG DƯỜNG TAM BẢO

I.- MỞ ĐỀ

Thấy người làm việc lành việc phải, mình tán thán bằng lời, hoặc góp một phần công, giúp một phần của để thành tựu công việc lành ấy. Quả là người này đã có lòng lành đáng quý đáng mến. Huống nữa, Tam Bảo là cây cầu đưa chúng sanh từ bến mê qua bờ giác, Tam Bảo là con thuyền cứu vớt chúng sanh đang chìm trong bể khổ đưa đến bờ Niết-bàn, Tam Bảo là ngọn đèn sáng soi đường cho chúng sanh khỏi lạc trong rừng tối vô minh. Người phát tâm tán trợ bồi bổ tô đắp cho Tam Bảo thường còn ở thế gian thì công đức biết bao kể xiết. Vì Tam Bảo thường còn ở thế gian, chúng ta phát tâm cúng dường, quả là việc làm tự lợi lợi tha đầy đủ.

II.- ĐỊNH NGHĨA

Cúng dường là nuôi dưỡng khiến Tam Bảo hằng còn ở đời. Tất cả những sự bảo bọc giúp đỡ gìn giữ để Tam Bảo thường còn đều gọi là cúng dường. Tam Bảo là Phật, Pháp và Tăng. Phật đã quá khứ, chỉ còn lại hình tượng. Pháp bắt nguồn từ chữ Phạn đến chữ Hán còn nằm sẵn trong kho tàng nhà chùa. Tăng là những tu sĩ tu theo Phật học chánh pháp. Chính những vị này có bổn phận gìn giữ hình tượng Phật còn, phiên dịch giảng giải chánh pháp. Tam Bảo đều quý kính, song hệ trọng nhất là Tăng. Nếu không có Tăng ai gìn giữ chùa chiền, ai giảng dạy chánh pháp? Thế nên, cúng dường Tam Bảo là nói chung, mà hệ trọng là Tăng. Tăng chúng còn là Tam Bảo còn, Tăng chúng mất thì Tam Bảo cũng vắng bóng. Vì thế mọi sự cúng dường đều đặt nặng vào Tăng, với mục đích Tam Bảo tồn tại ở nhân gian.

III.- CÚNG DƯỜNG SAI LẠC

Thế mà có những người cúng dường một cách lệch lạc mất hết ý nghĩa cúng dường. Như có một Phật tử đi chùa đến thầy Trụ trì xin cúng năm đồng, liền đó được nghe hỏi “cầu cái gì”, Phật tử ngơ ngác. Thầy Trụ trì hỏi thêm “cầu an hay cầu siêu”, Phật tử bóp đầu suy nghĩ đáp “cầu siêu”, rồi biên một dọc tên vào sổ cầu siêu. Phật tử này như thế, Phật tử khác cũng thế. Đã thành thông lệ, cúng chùa là phải cầu siêu hay cầu an. Cầu an cầu siêu cho bản thân mình, cho gia đình mình, cho thân thuộc mình, sự cúng ấy quả là vì mình. Vì mình mà đi chùa, vì mình mà cúng chùa đích thực là tham lam ích kỷ. Nếu mang một tâm niệm tham lam ích kỷ đến với đạo, chưa xứng đáng một Phật tử. Cái hư dở này tại ai? Chính tại người hướng dẫn đã chỉ lối sai lạc.

Đến phần ông thầy, do Phật tử cầu siêu cầu an nên có tiền. Đồng tiền này sau một thời kinh cầu nguyện xong, ông tự coi như trọn quyền sử dụng không có tánh cách e dè sợ sệt gì cả. Nếu một buổi lễ cầu nguyện được Phật tử cúng nhiều tiền, thế là ông mặc tình phung phí, vì tự cho do công tụng cúng của mình mà được. Thế thì đời tu hành cốt vì giác ngộ giải thoát, vô tình trở thành người tụng kinh mướn. Người tu cốt xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo, biến thành kẻ thụ hưởng. Trái với mục đích xuất gia, trở thành kẻ hư hèn, chính vì nhận đồng tiền phi pháp. Cầu nguyện là một điều phụ thuộc nhỏ nhít trong Phật pháp, vì nó không phải là chân lý. Thế mà, người ta thổi phồng nó lên, để rồi cả đời người tu gần như hết tám mươi phần trăm (80%) Phật sự đều nằm trong những lễ cầu nguyện. Truyền bá một điều không phải chân lý, ắt hẳn chánh pháp phải chịu suy đồi. Người có trách nhiệm hướng dẫn Phật tử mà một bề cổ xúy cho sự cầu cúng, là đưa họ vào rừng sâu mê tín, gây thêm lòng tham lam ích kỷ cho họ. Quả là kẻ tạo thêm tội lỗi, chớ không phải người tu hành.

IV.- CÚNG DƯỜNG ĐÚNG PHÁP

Người Phật tử chân chánh khi phát tâm cúng dường Tam Bảo, chỉ vì mong cho Tam Bảo thường còn ở thế gian để đưa chúng sanh ra khỏi đau khổ mê lầm. Nếu đến chùa, Phật tử cúng năm mười đồng, Tăng, Ni có hỏi cầu điều gì, Phật tử nên thưa: “Chúng tôi chỉ cầu mong chư Tăng, chư Ni nhận món tịnh tài này để có phương tiện an ổn tu hành, hầu truyền bá chánh pháp lợi ích chúng sanh.” Chỉ vì Tam Bảo vì chúng sanh mà cúng dường, đây là tâm hồn cao thượng quảng đại vị tha. Làm việc bố thí cúng dường cao đẹp như vậy công đức làm sao giới hạn đuợc. Vì Tam Bảo thường còn ở thế gian để làm lợi ích cho chúng sanh, trong chúng sanh đã có bản thân mình và thân quyến mình rồi. Quên mình chỉ nghĩ đến toàn thể chúng sanh, không phải lòng lợi tha vô bờ bến là gì? Với một lòng vị tha rộng lớn như vậy, dù một số tiền nhỏ, một vật dụng mọn đem cúng dường cũng là phước đức vô biên. Cho nên nói “Phật dụng tâm”.

Tăng, Ni nhận sự 

cúng dường

 chân chánh của 

Phật tử

tự nhiên

 thấy mình có một 

trọng trách

 lớn lao 

vô cùng

. Làm sao 

tu hành

 tinh tiến? Làm sao 

truyền bá

chánh pháp

lợi ích 

chúng sanh? Để xứng đáng thọ nhận những thứ 

cúng dường

 của 

Phật tử

, chỉ cần 

nỗ lực 

tu hành

cố gắng

 học tập để 

hiện tại

 và 

vị lai

 làm 

lợi ích

chúng sanh

. Nếu hiện đời, Tăng, Ni, không làm tròn hai việc này, có thể 

mai kia

 phải mang lông đội sừng để trả nợ 

tín thí

. Biết như thế, hiểu như thế, Tăng, Ni làm sao dám lơi lỏng 

lơ là

 trong việc 

tu hành

 học tập. Thế là, nhờ sự 

cúng dường

 chân chánh của 

Phật tử

thúc đẩy

 Tăng, Ni đã cố gắng càng 

cố gắng

 hơn trong 

nhiệm vụ

thiêng liêng

 cao cả của chính mình. Thấy mình 

thiếu nợ

, mới 

cố gắng

 lo đền trả bằng cách 

nỗ lực

tu hành

 và 

độ sanh

, đây là 

mục tiêu

đức Phật

 bắt Tăng, Ni thọ nhận đồ 

cúng dường

 của 

Phật tử

. Tăng, Ni là người có bổn phận hướng dẫn 

tín đồ

cúng dường

 chân chánh đúng pháp thì, cả thầy trò đều cao thượng và 

lợi ích

 lớn. 

Chúng ta

 phải gan dạ đập tan những tập tục 

sai lầm

, đừng vì 

quyền lợi

, đừng vì 

cảm tình

, khiến cho 

chánh pháp

 đi lần vào chỗ mờ tối 

suy tàn

Chúng ta

 là người 

lãnh đạo

, không phải là kẻ theo đuôi 

tín đồ

 để cầu được nhi?u 

lợi dưỡng

. Đã dám 

bỏ nhà

 đi tu, tức là dám nhận chịu mọi sự đói rách 

nghèo nàn

, mọi sự 

gian truân

 khó khổ, 

vô lý

 vì sự 

ăn mặc

 mà đi ngược lại 

sơ tâm

siêu thoát

 của mình.

Tuy nhiên, nói thế không có nghĩa chúng tôi hoàn toàn phủ nhận sự cầu nguyện. Chúng ta thấy rõ cầu nguyện chỉ là trợ duyên nhỏ xíu, kẻ đối tượng cầu nguyện chỉ được lợi ích một hai phần mười, như trong kinh nói. Chúng ta đã thừa nhận “nhân quả nghiệp báo” là chân lý thì sự cầu nguyện là ngoại lệ, có kết quả cũng tí xíu thôi. Cổ vũ cho điều phi chân lý, để cho người xao lãng chân lý, là việc làm trái với chánh pháp. Vì lòng hiếu thảo của Phật tử, buộc lòng chúng ta phải cầu nguyện, khi cầu nguyện chúng ta phải cảnh cáo rằng: “Việc làm này là phụ thuộc không đáng kể, kết quả ít lắm.” Có thế mới khỏi lệch lạc trên con đường hoằng hóa lợi ích chúng sanh. Đã thấy cầu nguyện là việc phụ, chúng ta đừng vì nó làm mất thì giờ tu học của Tăng, Ni, làm mất thì giờ truyền bá chánh pháp.

V.- LỢI ÍCH CÚNG DƯỜNG

Cúng dường Tam Bảo được lợi ích tùy tâm niệm người Phật tử. Nếu vì mình và thân thuộc mình mà cúng dường, phước đức cũng theo tâm lượng hẹp hòi ấy. Nếu vì Tam Bảo thường còn và lợi ích chúng sanh, phước đức sẽ theo tâm lượng rộng rãi thênh thang này. Người Phật tử chân thật thì, bao giờ hay bất cứ việc gì cũng vì lợi ích chúng sanh. Đừng khi nào để lệch lạc mục tiêu tối thượng ấy. Chư Phật ra đời cũng vì chúng sanh, truyền bá chánh pháp cũng vì chúng sanh, chúng ta đền ơn chư Phật cũng vì cứu độ chúng sanh. Đó là tâm niệm rộng lớn cao cả của người tu theo đạo Phật. Vì chúng sanh mà cúng dường Tam Bảo, quả thật người Phật tử sống đúng chánh pháp, hành đúng chánh pháp. Hành động đúng chánh pháp thì công đức lượng đồng với chánh pháp, nghĩa là kiếp kiếp đời đời không mất. Nếu dạy Phật tử làm phước tạo công đức, Tăng, Ni nên dạy đúng tinh thần này.

VI.- KẾT LUẬN

Chúng ta tu theo đạo Phật là đi trên con đường sáng, ánh sáng giác ngộ đến đâu thì bóng đêm mê lầm tan đến đấy. Mê tín là một bóng đêm, giác ngộ là ngọn đèn sáng. Bóng đêm và ánh sáng hai cái không thể có đồng thời. Nếu sáng thì không tối, hoặc tối thì không sáng. Có giác ngộ là không có mê tín, có mê tín thì không có giác ngộ. Nếu chứa chấp mê tín là chúng ta đã phản bội với đạo giác ngộ. Trong đạo giác ngộ quả thật không có mê tín. Học đạo và truyền đạo giác ngộ, chúng ta cương quyết dẹp hết bóng đêm mê tín. Có được như vậy mới gọi là người trung thực với chánh pháp. Bằng ấp ủ nuôi dưỡng chứa chấp mê tín, dù kẻ ấy mỗi ngày cúng Phật trăm lần vẫn là kẻ phá hoại chánh pháp. Thà là chúng ta cam chịu chết đói, quyết không vì lợi dưỡng mà làm những điều mê tín, dẫn dắt người đi trên đường mê tín. Đã thừa nhận mình là Phật tử, quyết định không vì lòng tham để bị một số người lợi dụng dẫn đi con đường mê tín.

Phật Học Phổ Thông: Khóa 1

HT Thích Thiện Hoa

A. Mở Ðề

Xưa nay, những bậc có công ơn lớn đối với Quốc gia, xã hội đều được tôn sùng, nhưỡng mộ. Sự tôn sùng ngưỡng mộ này do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính là lòng tri ân và sự mong muốn được noi theo gương sáng. Tục ngữ có câu: “Ăn trái phải nhớ kẻ trồng cây, uống nước phải nhớ người đào giếng”.

 Lòng tri ân là một đức tính quí báu, mà những người có chút công bằng không thể thiếu được. Một xã hội gồm những phần tử phi ân bội nghĩa,ăn cháo đá bát, không có thể tồn tại được lâu dài, vì nó làm chán nản những kẻ có lòng, và làm khô cạn nguồn hy sinh. Vả lại, nếu con người thấy điều tốt, người hiền mà chẳng hâm mộ, thấy điều xấu, người ác mà không tránh xa, thì con người ấy là người thiếu căn bản đạo đức, thiếu mầm thiện, khó có thể tiến bộ. Vì những lý do trên, ta thấy trên thế giới, bất luận ở phương trời nào, dân tộc nào, thời đại nào, hễ kẻ có công với làng xóm, thì được làng xóm tôn thờ, kẻ có công với quốc gia, dân tộc, thì được quốc gia, dân tộc tôn thờ, kẻ có công đức với nhân loại, thì được nhân loại sùng thượng.

Sự thờ cúng trong các tôn giáo cũng không ra ngoài những lý do đã kể trên. Nhưng ở các tôn giáo, sự thờ cúng có tính cách thường trực và thiết tha hơn, vì các vị Giáo chủ là những bậc có công ơn lớn đối với nhân loại và là những gương sáng mà tín đồ cần đặt luôn luôn ở trước mắt để soi sáng đời mình. Trong các vị Giáo chủ, thì Ðức Phật là Vị được nhiều tín đồ sùng mộ nhất. Sự sùng mộ ở đây biểu hiện trong sự thờ, lạy và cúng Phật.

B. Chánh Ðề

I.- Thờ Phật

1) Phật là bậc đáng tôn thờ. Phật là những bậc đã dày công tu luyện phước đức và trí tuệ, cho nên đã được hoàn toàn sáng suốt và có đầy đủ đức hạnh cao quý. Các Ngài đã dùng đức và trí ấy để dẫn dắt chúng sanh ra ngoài biển khổ luân hồi, và đua đến địa vị sáng suốt an vui. Trong công việc độ sanh ấy, các Ngài lại không bao giờ thối chuyển ngã lòng mặc dù gặp trở lực khó khăn. Các Ngái đã nguyện độ cho toàn thể chúng sanh, cho đến khi nào không còn một chúng sanh nào để độ nữa mới thôi. thật là đúng với câu: “Tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn”. Một bậc có đủ ba đức tính quý báu là Bi, Trí, Dũng, ba đức tính căn bản mà một con người muốn được toàn thiện, toàn mỹ, toàn chân, không thể thiếu được. Một bậc siêu phàm xuất chúng, có những lời dạy quý báu, những cử chỉ cao thượng, những hành động sáng suốt, một đời sống gương mẫu như Phật, mà chúng ta không tôn thờ, thì còn tôn thờ ai nữa?

2) Nhưng chúng ta phải thờ Phật như thế nào mới đúng ý nghĩa. Như trên đã nói, chúng ta thờ Phật là để tỏ lòng tri ân của chúng ta đối với một Vị đã có ân đức lớn với nhân loại. Chúng ta thờ Phật là để có luôn luôn ở trước mặt một gương mẫu sáng suốt trọn lành để khuôn rập tư tưởng, lời nói và hành động của chúng ta được chân, thiện, mỹ như Phật vậy. Người ta thường nói: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Chúng ta thờ Phật là muốn luôn luôn được có bên mình ngọn đèn trí tuệ của Ngài, cái hương từ bi của Ngài, để được sáng lây, thơm lây, chứ không phải chúng ta có mục đích cầu cạnh Ngài để Ngài ban phước, trừ họa, để Ngài che chở cho chúng ta mua may bán đắt một cách bất lương, hay để chúng ta dựa vào thế lực của Ngài, tha hồ làm những điều bất chính. Nếu chúng ta thờ Ngài với mục đích sai lạc như vừa nói ở trên, thì không những chúng ta đã phỉ bán Ðức Phật, mà chúng ta còn tự tạo tư tưởng không tốt cho chúng ta nữa.

3) Phải thờ Ðức Phật nào? Ðức Phật nào cũng có nghĩa vô lượng quang, vô lượng thọ bao la cùng khắp và công đức tu hành phước trí vô lượng vô biên cả; nên hễ thờ một Ðức Phật là thờ tất cả các Ðức Phật. Nhưng chúng ta cũng nên tuỳ theo thời kỳ giáo hóa của mỗi Ðức Phật và pháp môn tu hành mà thờ cho xứng lý, hợp cơ. Thí dụ như hiện nay, chúng ta ở vào thời kỳ giáo hóa của Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni, thì lẽ cố nhiên, chúng ta phải thờ Ngài trước hết. Nếu tín đồ nào tu về “Tịnh Ðộ Tông”, chuyên về pháp môn “Trì danh niệm Phật” để cầu vãng sanh, thì tín đồ ấy phải thờ Ðức Phật A-Di-Ðà. Hoặc giả, nếu Phật tử muốn thờ tất cả Phật trong ba đời, thì nên thờ Ðức Phật Thích Ca, Ðức A-Di-Ðà, và Ðức Di-Lặc, gọi là thờ “Tam Thế Phật”.

4) Cách thức thờ Phật. Như vậy trong nhà tín đồ, nếu muốn thờ tượng Phật, thì nhiều nhất là ba Vị. Và nên nhớ rằng, trong khi thờ Tam Thế Phật, phải sắp đặc chung một bàn. Nếu tượng lồng kiếng thì nên treo ngay thẳng, không được cái cao, cái thấp, cũng không được cái to, cái bé; còn như tượng gỗ, tượng đồng tượng sành, thì để ngang hàng đồng bực, không nên để tùng trên, cấp dưới. Bàn thờ Phật phải đặt chính giữa nhà, bàn thờ ông bà ở phía dưới hoặc sau đúng câu: “Tiền Phật hậu Linh, hay Thượng Phật hạ Linh”. Nếu nhà lầu thì thờ Phật ở tầng trên. Tại bàn thờ Phật không nên để tạp vật nào khác, ngoài bình bông, lư hương,, chân đèn và dĩa quả. Những vật này mỗi ngày đều chăm sóc lau quét sạch sẽ luôn. Lần đầu tiên thỉnh Tượng Phật, tín đồ phải làm lễ thượng tượng, cũng gọi là lễ an vị Phật. Lễ này không bắt buộc phải tổ chức linh đình, chỉ nên làm một cách đơn giản, nhưng không kém vẻ trang nghiêm và tinh khiết. Muốn được hai đặc diểm ấy, chủ nhà phải dọn mình sạch sẽ: ăn chay, giữ giới và mời thêm thiện hữu trí thức đến hộ niệm một thời kinh. Và bắt đầu từ ngày làm lễ an vị Phật trở đi, tất cả mọi người trong nhà, mỗi ngày ra vô trông thấy tượng Phật, nên nghĩ nhớ đến đức hạnh cao cả của Ngài mà chỉnh đốn lại thân tâm mình. Mỗi ngày đều lo cải thiện lại sự cư xử với nhau, đối nội cũng như đối ngoại, phải luôn luôn thấm nhuần tinh thần từ bi, bác ái và bình đẳng. Như thế mới xứng đánh với danh nghĩa của một gia đình có thờ Phật. Thờ phụng lâu năm, tượng Phật bi hư rách, không thể sơn phết hay sửa chữa lại được, thì nên thay đổi tượng mới. Khi có tượng mới rồi thì tượng cũ phải dâng vào chùa chờ dịp nhập tháp, chớ không nên bạ đâu bỏ đó, mà mang tội.

II.- Lạy Phật

1) Ý nghĩa lạy Phật.– Ngày xưa, khi Ðức Phật còn tại thế, các đệ tử từ vua quan , đến dân chúng, mỗi lần được may mắn gặp Ðức Phật Thích Ca, đều cuối xuống ôm chân Phật và đặt trán mình klên chân Ngài để tỏ lòng ngưỡng mộ, tôn thờ một bậc tối thượng: Bi, trí siêu phàm. Cử chỉ ấy là một cử chỉ vô cùng khiêm tốn, nhu thuận và hoàn toàn tin cậy đối với Ðức Phật. Sau khi Phật nhập diệt, toàn thể tín đồ vẫn xem Ngài như còn tại thế, và cái cử chỉ cuối xuống ôm chân Phật vẫn còn tiếp nối tồn tại cho đến ngày nay và muôn ngàn năm sau. Cái cử chỉ ấy chỉ có cái công dụng làm cho tínn đồ bao giờ cũng hình dung như Ðức Phật còn ngồi trước mặt mình để chứng giám cho tấm lòng thành kính thiết tha của mình.

2) Phải lạy Phật như thế nào mới đúng ý nghĩa.- Ðể cho đúng với ý nghĩa trên, khi lạy Phật phải quỳ xuống, ngửa hai bàn tay ra như đang nâng hai chân Phật và cuối lưng xuống đặt trán mình trên hai lòng bàn tay. Trước khi lạy Phật, phải dọn mình cho sạch sẽ: rửa mặt, súc miệng, lau tay chân, thay y phục và mặc áo tràng. Xong xuôi, mới đốt hương ra trước bàn Phật, đứng ngay thẳng, tay chắp để trước ngực, mắt nhìn tượng Phật, tâm tưởng đến các tướng tốt và những đức hạnh cao cả của Ngài, và tỏ bày nguyện vọng chân chánh của mình, xá rồi cắm hương vào lư, đánh tiêng chuông và lạy Phật ba lạy. Lễ Phật như thế mới đúng pháp; trong kinh gọi là “thân tâm cung kính lễ” , nghĩa là thân tâm hăng hái tề chỉng, nghiêm trang, tâm thì hớn hở vui mừng và hết lòng thành kính như gặp được Phật còn tại thế. Trái lại, chúng ta lễ Phật với lòng ngã mạng (ngã mạng lễ), hay với tâm cầu danh (cầu danh lễ), thì đã không có kết qủa gì, mà còn mang thêm tội.

3) Bốn phép lạy (thuộc về lý).- Về phương diện lý thì có bốn phép lễ.

a) Phát trí thanh tịnh lễ.- Trong phép này, người hành lễ phải thấu suốt rằng cảnh giới của Chư Phật đều tùy tâm hiện bày, nên lạy một Ðức Phật, tức là lạy tất cả Chư Phật, lạy một lạy, tức là lạy tất cả Pháp giới, vì Pháp thân của Phật dung thông.

b) Biến nhập pháp giới lễ.- Trong pháp này, người hành lễ phải tự quán thân, tâm cùng tất cả các pháp, từ hồi nào đến giờ đều không rời pháp giới.

c) Chánh quán lễ.- Trong pháp này, người hành lễ lạy Ðức Phật ngay nơi tự tâm của mình, chứ không duyên với Ðức Phật nào khác, vì tất cả chúng sanh từ xưa đến nay, đều sẵn có Phật tánh viên mãn, bình đẳng và chân giác.

d) Thật tướng bình đẳng lễ.- Trong pháp lễ này, người hành lễ không thấy có tự, có tha; người và mình là một, phàm và Thánh nhứt như, thế và dụng không hai. Do đó, Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồtát có nói: “Năng lễ, sở lễ tánh không tịch”, nghĩa là người lạy, và đấng mình lạy, thể tánh đều vẳng lặng. Như thế mới thấu đáo và hợp lý Bát Nhã.

Bốn phép lễ này, lý cao khó nghĩ bàn, nếu chẳng phải bực thượng căn, thượng trí, thì không thấu nổi và khó làm theo được.

III.- Cúng Phật : Là nói tắt, nói cho đủ nghĩa là cúng dường Tam Bảo: Phật, Pháp, Tăng. Cúng dường có nghjĩa là cung cầp và nuôi dưỡng.

1.- Ý nghĩa về cúng Phật.- Có người sẽ hỏi: Tại sao Ðức Phật đã là bất sanh, bất diệt mà lại còn phải cúng dường? Thật ra, Ðức Phật đã thoát ra ngoài vòng sanh tử, thì đâu còn hạn cuộc trong sự ăn uống. Nhưng đây chỉ là một hình thức để ngụ ý rằng, mặc dầu Phật đã nhập diệt lâu rồi, nhưng đối với chúng ta, bao giờ cũng xem như Ngài còn tại thế. Xưa, các đệ tử, các đàn na thí chủ đã cúng dường Ngài như thế nào, nay chúng ta vẫn tiếp tục cái cử chỉ ấy. Sự cúng dường này làm cho chúng ta gần với Phật, có cảm tưởng như bao giờ cũng ở bên cạnh Phật. Cũng nhơn sự thờ phụng, lễ bái cúng dường này mà chúng ta được kết duyên lành với Phật, hình dung rõ rệt cuộc đời của Ngài để quyết noi theo bước chân của Ngài.

2.- Phải cúng Phật với những gì? (Về sự) .- Vẫn biếât rằng chúng ta nên cúng dường Phật để hình dung như Ngài còn tại thế, nhưng nếu chúng ta, mỗi khi cúng Phật, lại bày biện đủ thức ăn uống, nào yến tiệc cỗ bàn linh đình thì thật là phí của, phí công mà lại còn làm sai lạc ý nghĩa sâu xa của sự cúng Phật. Vậy muốn cúng Phật đúng ý nghĩa thì chỉ nên dùng hương thơm, đèn sáng, hoa tươi, trái tốt, nước trong và đôi khi thêm cơm trắng là đủ.

3.- Năm món diệu hương để cúng Phật. Ðoạn trên là nói về Sự, về hình tướng bên ngoài để cúng Phật. Còn về phương diện Lý, thì phải dùng năm món diệu hương để cúng Phật như sau:

a) Giới hương.- Pháp thân của Phật rất thanh tịnh, nếu về mặt Sự, chúng ta đã dùng hương trầm đốt cúng, thì về mặt Lý, chúng ta cũng phải trì giới cho trang nghiêm thanh tịnh, để cúng dường được đủ cả về Sự và Lý.

b) Ðịnh hương.- Thân tâm chúng ta bị mê nhiễm và thường loạn động trong mọi hoàn cảnh. Nếu để buông trôi mãi trong tình trạng ấy, thì chúng ta chẳng tu hành gì được. Vậy hằng ngày, hằng giờ, hằng phút, hằng giây, hằng sát na chúng ta phải cố gắng tập định tĩnh tâm hồn, đừng để cho những ý nghĩ, hành động xấu xa xâm chiếm tâm hồn và làm cho chúng ta phải loạn động. Làm cho tâm tư lắng xuống, như thế là dùng Ðịnh hương cúng Phật.

c) Huệ hương.- Huệ hương cúng Phật là lúc nào cũng phải lưu tâm vào ba món sáng tỏ: Văn huệ, Tư huệ, và Tu huệ. Văn huệ là lắng nghe lời giáo hóa quý báu của Chư Phật và Thánh Hiền Tăng, Tư huệ là đem những lời quý báu nói trên ra suy xét, nghiền ngẫm, biết thế nào là phải, thế nào là quấy, cái nào là chân thật, cái nào là luống dối để khỏi lầm lạc vào đường tà; Tu huệ là quyết tâm thực hành những điều mình cho là phải, trừ bỏ những điều mình cho là trái, thực hiên đ1ung đắng giáo lý sáng suốt của Ðức Phật.

d) Giải thoát hương.- Giải thoát hương cúng Phật là quyết tâm phá trừ ngã chấp, nguồn gốc của bao sự đau khổ luân hồi. Chúng ta phải luôn luôn quán vô ngã, không nhận chiếc thân tứ đại này là mình, cũng không nhìn cái nghiệp thức phân biệt là mình, để được thoát ly ra ngoài vòng sanh tử luân hồi.

e) Giải thoát tri kiến hương.- Chúng ta đã biết quán vô ngã, để phá trừ ngã chấp thì được giải thoát, song vẫn còn “Pháp chấp” ràng buộc, nên chưa đến được cảnh giới tự tại, vô ngại như Phật. Còn Pháp chấp nghĩa là còn thấy các pháp như : đất, nước, gió, lửa là có thật; còn thấy vui buồn sướng khổ là có thật. Khi nào chúng ta thể nhận được rằng tứ đại sở dĩ in tuồng có thật là vì chúng ta còn ở trong nghiệp người, chớ đối với các loài khác, như cá chẳng hạn, thì nước đâu phải là nước như chúng ta quan niệm, mà chính là lâu đài, nhà cửa; đối với loài mọt, thì gỗ đâu phải như chúng ta quan niệm, mà là những thức ăn và nhà ở. Cho đến vui, buồn, sướng, khổ đều là đối đãi với nhau mà sanh ra. Vậy thì Pháp cũng như Ngã, đều là giả dối, không có thật, mà chỉ là những danh từ suông mà thôi. Luôn luôn, quán như thế, để được giải thoát ra khỏi sự chấp Pháp, như thế gọi là “Giải thoát tri kiến hương” cúng Phật.

5.- Cúng dường Tăng bảo: Nếu chúng ta đã thành tâm thờ cúng Phật, thì tất nhiên chúng ta phải kính trọng Tăng. Chư Tăng đã thay Phật mà truyền giáo lý của Ngài lại cho chúng ta, lẽ nào chúng ta lại làm ngơ không biết đến? Chúng ta không nên phân biệt Tăng ở xứ nào, chùa nào hay phái nào. Vị Tăng nào có đủ giới đức chúng ta cũng sẵn sàng cung phụng cả, như thế gọi là cúng dường Tăng bảo.

C.- Kết Luận:

1.- Lợi ích của sự thơ lạy và cúng Phật. Như các đoạn trên đã nói, chúng ta thờ lạy và cúng Phật là do lòng tri ân sâu xa của chúng ta đối với bậc đã hy sinh tất cả hạnh phúc vĩnh cửu cho chúng sanh; Lý do thứ hai của sự thờ lạy và cúng, ấy là để cho chúng ta luôn luôn có trước mắt, trên đầu chúng ta, một cái gương mẫu hoàn toàn chân, thiện, mỹ để noi theo. Sự thờ lạy và cúng Phật, nếu thực hành một cách thành tâm, thiện chí và đúng ý nghĩa, thì sẽ đem lại cho người rất nhiều lợi ích trong hiện tại và vị lai:

a) Trong hiện tại: mỗi chúng ta và gia đình chúng ta, bao giờ cũng như sống trong bầu không khí xán lạn, trong ảnh hưởng tốt lành, đạo vị của Chư Phật. Chúng ta luôn luôn sống trong nghiêm chỉnh, trong lễ nghi, trên thuẫn dưới hòa, vì mỗi ý nghĩ, mỗi cử chỉ, mỗi lời nói của chúng ta đều được đôi mắt sáng suốt của Ðức Phật soi xuống. Chúng ta không dám sống bừa bãi, làm xằng, nghĩ quấy khi Ðức Phật đang ngự trị trong gia đình và trong lòng mỗi chúng ta. Chỉ những tâm hồn trống rổng, không tin tưởng, không tôn thờ một vị thiêng liêng cao cả nào, mới dễ sa ngã, trụy lạc. Cho nên trong gia đình, nếu muốn có hạnh phúc trong hiện tại, muốn sống một đời sống có ý nghĩa, muốn con em đừng bê tha, trụy lạc, thì người gia chủ nên thiết bàn Phật, để ngày ngày lễ bái và cúng dường Ngài và tập cho con em sống một đời sống hiền lương và có đạo vị.

b) Khi lâm chung: Nghiệp lành mà chúng ta đã huân tập trong hằng ngày sẽ cảm ứng đến lòng từ bi vô hạn của Chư Phật và Bồ tát. Do “Luật đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”, Chư Phật và Bồtát s sẽ phóng quang đến tiếp dẫn giác linh chúng ta về cõi Tịnh độ an vui, tự tại.

2.- Khuyên phát tâm chánh tín trong sự thờ, lạy và cúng Phật, Pháp, Tăng. Muốn có được kết qủa tốt đẹp như trên, chúng ta phải phát tâm chánh tín. Nếu thờ, lạy và cúng dường Ram bảo một cách sai lạc thì không những không ích lợi gì cho ta mà lại còn mang thêm tội, và trôi lăn mãi trong cảnh sanh tử luân hồi. Chúng ta phải tin tưởng một cách mạnh mẽ rằng:

a) Ðức Phật là bậc hoàn toàn gíac ngộ, siêu sanh, thoát tử, có năng lực độ thoát chúng sanh khỏi nẻo luân hồi, và xứng đáng làm thầy chúng sanh trong ba cõi. Vì thế nên chúng ta thờ Ngài.

b) Phật pháp là phương thuốc thần diệu, trừ được tất cả nguyên nhân đau khổ của chúng sanh; vì thế cho nên chúng ta thờ Phật pháp.

c) Chư Tăng, nếu có đủ giới hạnh thanh tịnh, là những Thầy sáng, bạn lành của chúng ta. Vì thế, chúng ta kính thờ, thân cận các Ngài để học hỏi đường lối tu hành.

d) Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh sáng suốt, nếu chí tâm tu tập theo Phật pháp, thì chắc chắn sẽ thành Phật.

e) Lý nhân qủa không hề sai chạy, nếu tâo nhân lành thì hưởng qủa tốt. Trong các nhân lành, không có nhân lành nào thù thắng hơn là nhân “Thờ Phật, lạy Phật, và cúng dường Tam Bảo”, đủ cả sự và lý. Vẫn biết thờ, lạy và cúng phật đủ cả hai phương diện sự và lý là khó, nhưng chung quanh chúng ta, ở trong thế giới này sẵn có vô lượng vô biên kim cương Bồtát và Hộ pháp thần vương, đồng phát tâm giúp đỡ, hộ niệm cho tất cả những người phát tâm chánh tínm thờ cúng Phật, thì lo gì công của chúng ta không tròn, qủa của chúng ta không mãn?

[ Quay lại ]

Ban Phật Học Cúng Dường Trường Hạ

Tin ảnh: TRÍ BÁ

Sáng 16-8-2023 (nhằm ngày 27-6 năm Canh Tý), Ban Phật học Chùa PH Xá Lợi cùng đại diện các đạo tràng đã tổ chức cúng dường chư Tăng nhân mùa an cư kiết hạ.

Tất cả chư Tăng và Phật tử đều thực hiện nghiêm túc quy định về phòng dịch Covid-19 của ngành y tế như rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn, mang khẩu trang,…

Mùa an cư năm nay, Chùa PH Xá Lợi đã tiếp đón 31 vị Tăng về tu tập. Cư sĩ Minh Ngọc thay mặt Ban Phật học và các Phật tử đã tác bạch với các chư Tăng:

“Năm nay, do dịch bệnh Covid tràn lan, nguy cơ bùng phát khắp nơi trên thế giới, nhưng cũng không thể là chướng duyên ngăn ngại Chùa Phật học Xá Lợi an cư kiết hạ vốn là truyền thống tốt đẹp từ thời Phật ngàn xưa để lại… Ban Phật học cùng các Phật tử gần xa có nhân duyên lớn, phước báo nhiều, nên giờ này mới được quỳ trước Trai đường diện kiến đoàn thể Tăng già oai nghiêm thanh tịnh, dâng lên lời tác bạch và lòng thành kính cúng dường các tịnh tài, tịnh vật.

Nguyện đem công đức này hồi hướng đến Phật pháp tăng huy, Pháp luân thường chuyển, Thiền môn nghiêm tịnh, tứ chúng an hòa, Phật tử đàn na, vun bồi phước tuệ.

Nguyện đem công đức này hồi hướng đến cha mẹ nhiều đời, nhiều kiếp của chúng con được thoát cảnh u đồ, siêu sinh Tịnh độ, và cha mẹ thân nhân hiện tiền của chúng con và tất cả chúng sanh đều được an vui phát khởi tâm bồ đề kiên cố.

Nguyện đem công đức này hồi hướng đến nhân loại tai qua nạn khỏi, dịch bệnh tiêu trừ, thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc”.

Chư Tăng đang an cư kiết hạ tại chùa PH Xá Lợi Cư sĩ Minh Ngọc tác bạch với chư Tăng Thượng tọa Thích Đồng Bổn ban pháp từ Từ trái qua: Cư sĩ Trí Tâm, Chúc Trọng và Minh Ngọc đại diện Ban Phật học Chùa PH Xá L ợi cú ng dường chư Tăng Phật tử cúng dường chư Tăng

Cập nhật thông tin chi tiết về Lễ Phật Và Y Học trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!