Xu Hướng 3/2023 # Lễ Hội Truyền Thống Đền Nguyên Phi Ỷ Lan # Top 5 View | Apim.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Lễ Hội Truyền Thống Đền Nguyên Phi Ỷ Lan # Top 5 View

Bạn đang xem bài viết Lễ Hội Truyền Thống Đền Nguyên Phi Ỷ Lan được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

   Tới dự có đồng chí Lý Duy Thanh – UVBTV huyện ủy, PCT UBND huyện; đồng chí Đặng Thị Huyền- UVBTV, trưởng BTC huyện ủy, đại diện lãnh đạo các phòng, ban, ngành, đoàn thể của Huyện, các xã, thị trấn cùng cán bộ, nhân dân xã Dương Xá và hàng nghìn du khách thập phương.

Ông Nguyễn Tiến Thoại- chủ tịch UBND xã Dương Xá phát biểu khai mạc lễ hội

   Trong Lịch sử dân tộc, dưới triều đại phong kiến, Nguyên Phi Ỷ Lan là một trong những phụ nữ Việt Nam xuất chúng tiêu biểu có tài trị nước, an dân. Là người phụ nữ duy nhất hai lần nhiếp chính thay chồng và con điều hành triều chính, thực hiện tốt việc mở kho cứu dân đói, dẹp yên loạn lạc, rồi dạy dân cấy lúa, trồng màu, chăn tằm dệt lụa, đắp đê phòng lụt… góp phần đưa đất nước vào giai đoạn thịnh trị. Bà còn là người có công phát triển đạo phật hưng thịnh vào thời Lý.

   Với công lao và đức độ của Bà, Bà được tôn phong là Mẫu Nghi thiên hạ, thượng đẳng tối linh thần và là Hoàng Hậu duy nhất có lăng tẩm và bia đá ghi danh tại quê nội Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh. Hiện nay, theo thống kê, trên cả nước có 72 nơi lập đền thờ bà, nhưng chùa và đền thờ Ỷ Lan được xây dựng ở Dương Xá ngay chính trên quê hương bà là lớn nhất. Với hệ thống truyền thuyết cùng các địa danh gắn bó với việc Ỷ Lan giúp vua Lý Thánh Tông và những di vật cổ của thời Lý hiện còn đã đưa khu di tích chùa và đền thờ bà Ỷ Lan ở Dương Xá trở thành trung tâm văn hóa nổi bật nhất, quan trọng nhất trong hệ thống di tích, tưởng niệm người phụ nữ có tài kinh bang tế thế.

     Lễ hội truyền thống được diễn ra trong 3 ngày 16, 17 và 18/ 3 tức ngày (19, 20 và 21/ 2 âm lịch). Tại Lễ hội đã diễn ra nhiều hoạt động Tế lễ mang đậm màu sắc tín ngưỡng tôn giáo lành mạnh và các hoạt động văn hóa thể thao sôi nổi, hấp dẫn, như: Hát quan họ tại Thủy Đình; thi đấu cờ tướng, tổ tôm điếm; thi đấu bóng chuyền da nam, nữ.                                                        C ác hoạt động tại lễ hội được xã Dương Xá tổ chức trang trọng, chu đáo theo tinh thần: vui tươi, lành mạnh, đoàn kết, an toàn, tiết kiệm và không có mê tín dị đoan.

   Một số hình ảnh tại lễ hội

Thi đấu cờ tướng

Thi đấu tổ tôm điếm

Thi đấu bóng chuyền da nữ

    Hoàng Anh (TT Văn Hóa,Thông Tin và Thể Thao)

Phòng Kinh Tế

Nguyên Phi Ỷ Lan Và Những Giai Thoạị

Ỷ Lan – có thuyết cho rằng tên thật của bà là Lê Thị Yến Loan – là một cô gái hái dâu, chăn tằm ở ngoại thành Thăng Long thời Lý. Ỷ Lan ra đời ở làng Thổ Lỗi (làng Sủi sau đổi là Siêu Loại, nay là xã Dương Xá, huyện Gia Lâm – Hà Nội) – năm nào không rõ, sử sách chỉ ghi lờ mờ: bà mất ở kinh thành Thăng Long vào năm 1117 – trên dưới 70 tuổi – thời Lý Nhân Tông. Sách Mộng khê bút đàm của Thẩm Hoạt có chép “Nhật Tôn (tức Lý Thánh Tông) mất, Càn Đức (Lý Nhân Tông) lên, dùng quan là Lý Thượng Cát (Lý Thường Kiệt) và mẹ là thái phi Lê Thị Yến Loan cùng coi việc nước”.

Thuở ấy vào năm Quý Mão (1063) Lý Thánh Tông đã đến bốn mươi tuổi. Vua chưa có con trai để truyền ngôi báu, đêm ngày triều thần lo ngại. Vua bèn thân hành đi cầu tự khắp các chùa chiền, miếu mạo nhưng không hiệu nghiệm, Lý Thánh Tông lo lắng cho triều đình nhà Lý và xã tắc Đại Việt. Một sớm mùa xuân, vua về viếng thăm chùa Dâu (tổng Dương quang phủ Thuận Thành) dân làng mở hội nghênh giá. Thánh Tông hoàng đế cùng hòa vào dân chúng trong hội làng đông vui. Trai gái, già trẻ các làng đều ra rước vua. Đoàn xa giá của vua đi đến đâu, các làng lân cận nô nức, đổ xô về phía ấy. Duy chỉ cô thôn nữ xinh đẹp của làng Sủi vẫn điềm nhiên hái dâu, xem việc ngự giá của vua không có quan hệ gì đến mình. Cô gái vẫn miệt mài bên bãi dâu, mặc cho đoàn ngự diễu qua. Lý Thánh Tông lấy làm lạ, bèn cho đòi người con gái có vẻ “kiêu căng” đang đứng bên nương dâu kề gốc lan ấy đến trước kiệu rồng để hỏi. Vua ngồi trên kiệu trông thấy lấy làm lạ, truyền gọi lại hỏi, người con gái ứng đối trôi chảy mạch lạc, không có vẻ gì là luống cuống sợ hãi. Qua câu chuyện, Vua Lý hết sức chú ý đến giọng nói thanh thoát như tiếng chuông của cô ta, và khi Vua tỏ lời khen, thì nàng mỉm cười mà hát một câu hát như sau:

Người thanh thì tiếng cũng thanh Chuông kêu đánh ở góc đình cũng kêu.

Vua thấy cô gái ăn mặc quê mùa, nhưng cử chỉ đoan trang dịu dàng, lời lời phong nhã, đối đáp phân minh, lễ nghĩa khác hẳn những người con gái mà vua đã từng gặp. Vua yêu vì sắc, trọng vì nết, nên cho cô gái theo long giá về kinh đô. Cô gái làng quê được đón về cung vua ấy là Yến Cô Nương xinh đẹp, nết na của làng Siêu-Loại (Sủi). Nhưng Lý Thánh Tông là ông vua chăm việc nước, luôn luôn thân chinh dẹp giặc. Vua ít nhàn rỗi để ngự tới cung Ỷ Lan. Đương lúc cung Ỷ Lan vắng tiếng đàn, tiếng sáo, thì bỗng một hôm sau khi Thánh Tông đi trảy hội chùa Thổ Lỗi, cung Ỷ Lan lại nhộn nhịp hơn xưa. Yến Cô Nương nhờ “thông minh vốn sẵn tư trời” được học tập, trau dồi đã trở thành một cung phi “nổi danh tài sắc một thời” kinh sử làu thông, văn chương uyên bác. Lý Thánh Tông đem lòng yêu mến, phong làm Ỷ Lan phu nhân, lấy tên cung Ỷ Lan và cũng có ý kỷ niệm cô gái đứng tựa bên gốc lan, khi tuân lệnh đến bệ kiến buổi đầu ở làng Sủi (Siêu Loại).

Sau đó (1066), Ỷ Lan sinh hạ được một hoàng tử lấy tên là Kiền Đức (Càn Ðức). Càn Đức trán cao, tay dài quá gối, thông minh, tuấn tú, vua càng yêu dấu hơn, Yến Loan được tôn là Ỷ Lan nguyên phi – đứng đầu các cung phi, sau thái hậu; con trai được lập làm thái tử.

Năm Kỷ Dậu (1069), Lý Thánh Tông thân chinh đi đánh giặc ngoại xâm. Trong khi vua cùng Lý Thường Kiệt ở ngoài biên cương, Ỷ Lan nguyên phi đảm đang, chăm lo quốc sự, trị nước điều khiển có kỷ cương khiến thần dân thán phục, cõi nước được yên vui. Lý Thánh Tông từ ngoài biên ải đánh trận lâu ngày không thắng, chán nản rút quân quay về. Về chưa đến nơi, nghe dân chúng Châu Cư Liên (Tiên Lữ, Hải Hưng) ca ngợi nguyên phi Ỷ Lan ở nhà trị nước rất giỏi, lòng dân cảm hóa, được suy tôn là bà Quan Âm, vua Thánh Tông tự trách mình: “Nguyên phi là đàn bà còn làm được như thế, ta là đàn ông há thua sao! Vua lại tiếp tục trở ra đánh giặc, lần này thắng trận. Năm đó, mùa hạ vua đem quân về ca khúc khải hoàn, đại xá cho thiên hạ, giảm thuế khóa, phát tiền lụa, thóc cho dân nghèo. Ỷ Lan rất nhân từ dạy con ngoan, đào tạo con trở thành một nhà vua anh minh sau này; lại lo cho dân giàu nước mạnh, yêu thương nhân dân được mọi người kính phục.

Năm Nhâm Tý (1072) tháng giêng mùa xuân, Lý Thánh Tông mất ở điện Hội Tiên. Hoàng thái tử Kiền Đức lên ngôi vua, tức vua Lý Nhân Tông. Khi ấy vua mới lên bảy, tôn mẹ là ỶLan nguyên phi lên làm Linh Nhân hoàng thái hậu. Ỷ Lan vừa giúp coi triều chính, vừa làm nhiệm vụ bà mẹ dạy dỗ con. Trong khi vua còn thơ ấu, Ỷ Lan điều khiển cả quốc gia, cùng tể tướng Lý Thường Kiệt chủ trương đánh quân Tống xâm lược. Hai lần quân Tống đến (1075, 1077) vua Lý Nhân Tông chưa quá 10 tuổi, Ỷ Lan đã cùng Thái sư Lý Đạo Thành lo việc binh lương chuyển ra tiền tuyến. Trong lúc Tổ quốc lâm nguy Ỷ Lan đã cùng Lý Thường Kiệt giữ vững giang sơn, xã tắc; công ấy đời sau còn nhắc mãi.

Ỷ Lan xuất thân là một thôn nữ, nên hiểu thấu những khổ đau của người phụ nữ nông dân vì nghèo khổ phải đem thân gán nợ cho nhà giàu, bà cho xuất của trong kho chuộc về, và xây dựng chồng con hạnh phúc cho họ. Về việc này Ngô Sĩ Liên đã có lời bàn: “Con gái nghèo đến nỗi phải đợ mình làm mướn, con trai nghèo đến nỗi không vợ đó là cùng dân của thiên hạ. Thái hậu (tức Ỷ Lan) đổi mệnh cho họ cũng là việc nhân chính vậy!”. Ỷ Lan không những sửa sang việc quốc chính, tăng cường quân đội, bố phòng, chăm lo việc mở mang dân trí, việc thi cử học hành và còn ban hành nhiều điều ích quốc lợi dân. Ỷ Lan còn khuyên vua làm điều thiện, trị điều ác. Bà hiểu những gian nan của nông dân khi việc nông trang cày bừa không có trâu cày.Ỷ Lan bảo vua phạt tội nặng những kẻ trộm trâu và giết trâu bừa bãi; có lần bà đã nói với vua: “Gần đây người kinh thành và làng ấp đã có kẻ trốn đi chuyên nghề trộm trâu. Nông dân cùng quẫn. Mấy nhà phải cày chung một trâu. Trước đây, ta đã từng mách việc ấy, và nhà nước đã ra lệnh cấm. Nhưng nay việc giết trâu lại có nhiều hơn trước”. Nhân Tông bèn ra lệnh phạt rất nặng những người trộm và giết trâu, phạt cả vợ con và hàng xóm vì tội không tố giác.

Sống trong lầu son, gác tía mà lúc nào Ỷ Lan cũng không quên đến người nghèo, Ỷ Lan vẫn chăm sóc đến đời sống cùng cực của nông dân lao động. Cũng như Lý Thánh Tông, Ỷ Lan thường phát chẩn thóc lúa cho kẻ nghèo. Bà sùng đạo Phật, ưa làm việc từ thiện lập nhiều đình chùa.

Bà thường lui tới các đình chùa, trao đổi với các tăng ni thuyết giáo đạo Phật. Năm 1096, bà bày cỗ chay ở chùa Khai Quốc (tức sau là chùa Trấn Quốc ở Thăng Long) thết các sư. Tiệc xong, bà ngồi kê cứu đạo Phật với các vị sư già học rộng. Bà hỏi về nguồn gốc đạo Phật ở các nước và ở ta. Bà có óc phán đoán đòi hỏi các sư “nói có sách mách có chứng”. Chính nhờ câu chuyện giữa bà và các vị sư thời Lý (sách Thiên uyển tập anh ngữ lục đời Trần còn ghi lại tường tận chuyện này), mà đến nay ta còn biết gốc tích sự truyền bá đạo Phật vào nước ta. Có lần bà đến chùa Phổ Minh (Từ Liêm) tranh luận với sư Thông Biến về những điều của Phật giáo. Bà cũng có làm những bài kinh, có câu kệ còn truyền lại đến ngày nay:

Sắc là không, không tức sắc Không là sắc, sắc tức không Sắc? Không? thôi mặc cả, Mới thấu được chân tông (*)

Là một nữ nông dân nghèo, được hưởng phú quý vinh hoa, bà vẫn cho là điều “sắc sắc, không không”, đó là phù vân… Bà là một người phụ nữ vương giả, ngọc ngà vàng son không làm vẩn đục tâm hồn bà, cũng là một phụ nữ hiếm có trong lịch sử nghìn năm trước.

Ngày 25 tháng 7 năm Đinh Dậu, Hội tường đại khánh năm thứ 8 (1117) đời Lý Nhân Tông, bà mất, được hỏa táng, dâng thụy là Phù Thánh Linh Nhân Hoàng thái hậu, mai táng ở Thọ Lăng phủ Thiên Đức. Hiện nay còn miếu thờ bà ở hai xã Cẩm Đới và Cẩm Cầu huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương.

Quần thể đền thờ bà Nguyên Phi Ỷ Lan

Quần thể di tích đền thờ Nguyên phi Ỷ Lan còn có tên gọi chùa “bà Tấm”, đền “bà Tấm” – chùa Cả, đền Cả. Đền được xây dựng từ cuối thế kỷ XI, là nơi phụng thờ bà ngay chính trên quê hương Người. Chùa có tên “Linh nhân Tự Phúc Tự” do chính Linh Nhân hoàng thái hậu (Ỷ Lan) xây dựng khánh thành vào tháng 3 năm Ất Mùi 1115, đền kiến trúc theo lối cung đình, thời Lý, có 72 cửa thuộc loại cổ nhất nước ta.

Trong đền và chùa hiện còn nhiều hiện vật quý và hiếm. Nổi tiếng là đôi sư tử điêu khắc bằng đá, Sư tử được tạc từ 1 khối đá lớn cao 1.2m, rộng 1.36m trong tư thế nằm phủ phục, đường nét đặc biệt mềm mại, tạo cho chúa sơn lâm một vẻ đẹp, vừa uyển chuyển, vừa oai hùng mạnh mẽ – các chi tiết: đôi mắt to, lồi hẳn ra ngoài, ẩn dưới đôi lông mày rậm, mũi hở, hàm răng đều đặn, răng nanh to, nhọn và khoẻ, nhất là chân mập, có những móng cong sắc, quắp chặt, khiến cho người xem thấy rõ chúa sơn lâm ẩn tàng sức mạnh phi thường.

Tuy nhiên bằng nghệ thuật điêu khắc khéo léo tuyệt vời, bằng cách sử dụng nhiều hoạ tiết đan móc khi thì gợi nhớ tựa lưng vào nhau thành đường viền quanh miệng, khi thì to sù ở trên vai, khi lại xếp thành những bông hoa hé nở ở móng chân, khiến cho người xem có ấn tượng con vật đang sống vẫn thở nhịp nhàng. Cũng khác những con sư tử thường thấy điêu khắc ở các đình chùa; sư tử trong đền thờ Ỷ Lan đang vờn hòn ngọc, đồng thời trên trán được trổ chữ “vương” khẳng định vị trí chúa tể muôn loài, bảo vệ vật báu của đất nước. Đây là một công trình nghệ thuật điêu khắc tuyệt tác, một hiện vật cổ quý và hiếm ở Việt Nam, và còn cả ở khu vực Đông Nam Á. Trong cung còn 2 khám cổ thời Mạc hiện tìm thấy, các máng chạm trên khám như hoa lá, rồng phượng đều có giá trị về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Việt Nam.

Trong đền và chùa “bà Tấm” còn có một thành bậc bằng đá liền khối điêu khắc rồng lân thời Lý đang chạy xuống, dài 1.3m, cao 0.8m hành chục tấn; và nhóm tượng ba ông tam thế ngồi trên đầu hai con sư tử cao 4m, tạc bằng những khối đá rất tinh xảo, cũng là những hiện vật độc đáo đã trải qua gần 9 thế kỷ, còn lại đến ngày nay.

Đặc biệt còn đôi câu đối ở đền từ cổ xưa ghi rõ: “Thập bát tử, diêu phỏng thế tại tam truyền chiêu lênh thục” – “Bách dư sở tự quán địa lưu cố trạch tối linh thanh”. (có nghĩa: đời nhà Lý thứ 3 kén được người con gái đẹp, có đức và có tài. Trên đất nước ta có trên 1 trăm nơi thờ nhưng đây chính là quê hương của Bà được lưu truyền đến ngày nay và rất linh thiêng).

Tượng Nguyên Phi Ỷ Lan được tạc rất đẹp, khi Bà là Nguyên Phi cùng tượng 6 vị cung nữ trong triều. Hiện nay nước ta có 72 nơi lập đền thờ bà. Nhưng đền chùa và đền thờ Ỷ Lan được xây dựng ở Dương Xá ngay chính trên quê hương Bà. Đền Nguyên Phi Ỷ Lan không chỉ là nơi thờ phụng một danh nhân lịch sử văn hoá nổi tiếng của nước nhà mà còn là điểm di tích cách mạng rất đáng trân trọng của dân tộc. Trong thời kỳ tiền khởi nghĩa đây là nơi được đón các đồng chí Trung ương và xứ uỷ Bắc Kỳ như Hoàng Văn Thụ, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp…đi về hoạt động. Hàng năm nhân dân trong vùng đã kéo về mở hội truyền thống suốt 3 ngày (19, 20, 21 tháng 2 âm lịch) tại Dương Xá.

Hội đền bà Tấm – Nguyên Phi Ỷ Lan

Đền Bà Tấm nay thuộc xã Dương Xá, huyện Gia Lâm ngoại thành Hà Nội, xưa thuộc làng Thổ Lỗi, huyện Siêu Loại, phủ Thuận An, tỉnh Bắc Ninh.

Dương Xá gồm ba thôn là Dương Đình, Dương Đá và Dương Đanh (Tam Dương), xa nữa là ba ngõ trong một làng, đền Bà Tấm nằm trên đất của thôn Dương Đá. Trước đây riêng Dương Xá là một xã, nhưng nay hợp với Thuận Quang và Yên Bình thành xã Dương Xá mới.

Trong hậu cung đền có tượng bà Tấm (Nguyên Phi Ỷ Lan) và sáu tượng nữ khác gọi là lục bộ. Gian ngoài có đặt một số đồ thờ và chiếc ngai, trên ngai có bài vị ghi “Lý triều đệ tam hoàng thái hậu” và một vài bia ký ở hai gian bên cạnh. Đặc biệt có bộ khám long đình rất đẹp mang niên đại thời Mạc.

Hàng năm ngày tiệc lệ chính là 19/2 âm lịch, ngày hội lớn là 25/7, tương truyền là ngày giỗ bà. Ngoài ra vào các dịp xuân thu, những ngày sóc vọng đều có lễ trong đền.

Xưa kia hội đền bà Tấm rất lớn, không phải chỉ có Dương Xá và Thuận Quang tổ chức, mà cả tổng Dương Quang cũ (gồm chín xã suốt từ xã Sủi (Phú Thị) cho tới xã Văn Lâm (Hải Hưng) và những làng cấy ruộng hậu của đền.

Trong đền còn giữ được tấm bia ghi rõ tên các làng cấy ruộng hậu của đền với số lượng cụ thể. Do hội khá lớn, nên thường phải năm năm mới tổ chức một lần. Hội cuối cùng, theo trí nhớ của dân làng, được tổ chức vào năm 1939, nhiều người còn nhớ cả tên người được giải cờ người năm đó là ông Trần Nhật Tân.

Trước đây chính hội là từ 19 đến 22/2 âm lịch, nhưng thực chất người ta đã rục rịch từ ngày 16 và đến tận 25/2 mới hết hội. Ngay từ tiệc đầu xuân dân làng đã tụ hội tại đền để chuẩn bị hội xuân tế lễ cẩn cáo với Bà, mong phù hộ cho làng. Dân làng chọn cử các tiên chỉ, tổng cờ, ban tế cùng các việc khác cho ngày hội.

Ngày 19/2 âm lịch tương truyền là ngày sinh của bà Tấm. Ngày hội được mở đầu bằng một đám rước long trọng – rước nước. Đám rước khởi hành từ đền Bà Tấm lên tới giếng nước cạnh chùa làng Sủi (Phú Thị) cách đền khoảng 2km.

Đi đầu đám rước là cờ ngũ hành, tiếp đến là Tổng cờ, rồi đến chiêng, trống, bát bửu, liền sau đó là long đình rước bà Ỷ Lan (bài vị), có những người phục dịch theo kiệu. Đường đi từ đền theo đường 179 ngày nay lên làng Sủi.

Sau kiệu Bà là kiệu đựng chóe dùng lấy nước. Các cụ già còn nhớ trước kia trong đền có một chiếc chóe bằng sứ Nhật Bản rất cao và to, nhưng nay đã bị mất. Ngoài ra là kiệu của các thôn thuộc Dương Xá và tất cả các làng cấy ruộng nhà đền.

Do vậy mà đám rước rất lớn và dài, bởi vì ruộng đất lộc của bà trải rộng tới tận Nghĩa Trai, Bình Trù, Liên Mỹ… Bà cũng được coi là Mẫu nghi thiên hạ. Do qui mô của đám rước dài và lớn như vậy nên nó kéo dài tới bốn năm tiếng đồng hồ mới rước được nước về tới đền.

Trong lúc diễn ra cuộc rước nước, thì từ các thôn cũng tiến hành rước lễ vật ra đền để tế lễ. Sau khi kiệu Bà và nước được đưa vào đền yên vị, các bô lão năm thôn được cử vào ban tế tiến hành kiểm tra lễ vật rất nghiêm ngặt.

Lễ vật để tế lễ trong ngày hội hoàn toàn là trầu, rượu. Từ thượng cổ năm nào cũng vậy có chăng thêm thì chỉ có bánh gai, bánh mật mà thôi.

Tương truyền việc làm oản xôi thờ cũng phải rất tinh khiết. Phải dùng nước ở giếng Quán Đôi, đầu thôn Dương Đình, gánh về nhà trước đó ba bốn ngày để thật trong, khi đó mới đem ra vo gạo và thổi xôi, như vậy mới đảm bảo độ tinh khiết. Sau khi đã xem xét lễ vật một cách kỹ lưỡng, cuộc tế lễ bắt đầu. Trong “Lý triều đệ tam hoàng đế” bản chữ Hán còn chép rõ bản văn tế Hoàng thái hậu về mùa xuân ở đền.

– Triều Lý, Hoàng đế thứ ba Ỷ Lan linh ứng, dung mạo thơm tho, đức hạnh đoan trang, trí hòa hiền hậu, trinh tiết phép lành, lừng danh nhân hậu… giúp nước đầy phúc, nghĩa đẹp, một mực hiền hòa đôn hậu, dẹp hết nạn, yêu nước; đoan trang điềm lành, cứu đời yên dân, giúp nước bảo vệ sự nghiệp, gây dựng cơ đồ, vun trồng nền ơn, ban phúc, phát của… đức lớn lừng danh, hành vi tao nhã, giữ nề nếp, yên dân giữ nước, lòng nhân đức mở rộng kéo dài không nghỉ. – Rất linh Hoàng thái hậu ngôi trên, rằng có lễ tế trong mùa xuân. – Kính mong Hoàng thái hậu xét đến chỗ tối tăm, Đoan trang thuần túy công ơn ấy ghi lại ức năm, muốn kỷ. Nay gặp thời lành, tế mùa xuân, lễ mọn, tình thâm, kính cẩn, xin được chiếu cố, ban phúc, giúp nước thịnh vượng, giúp cứu vớt dân cư ấm no.

Xin tâu trình”

Chắc chắn văn tế này được làm về sau và tới nay không rõ vào ngày hội nội dung bài tế có giống như trên không, song ít nhất đó cũng là cứ liệu để thấy được niềm mong ước cầu xin của dân làng đối với Bà. Sau cuộc lễ chính thức của các cụ trong hội đồng, ra vào không ngớt là các cuộc dâng lễ của dân làng và khách thập phương. Ngày hội đầu tiên kéo dài cho đến khuya trong không khí nghiêm trang tại đền cùng các cuộc vui ngoài sân và khu vực xung quanh.

Tương truyền sau khi tế lễ xong ngày hôm đó cũng như buổi hôm sau, lễ vật được chia ra làm đôi, riêng Dương Đá (là nơi sinh ra Bà) được một nửa, nửa kia mới được chia cho các thôn còn lại trong xã. Riêng ông chủ tế được biếu 60 phẩm oản và 60 quả chuối.

Những cụ già đều khẳng định hội xưa không có chi tiết về kiệu và võng lọng của ông bán dầu trong đám rước ngày hội (người mà theo truyền thuyết đã báo trước cho Ỷ Lan biết sẽ trở thành hoàng hậu). Tuy nhiên theo Bắc Ninh dư địa chí của Đỗ Trọng Vĩ, (mục cổ tích) khi nói về miếu Lý Thái hậu lại nhắc đến chi tiết này như sau: “Người con gái làng Dương Xá hái dâu trong nương. Có một ông lão bán dầu trông thấy trên đầu cô có đám mây tía liền đến bảo cô ta đi gặp vua. Người con gái từ chối nói: “Mẹ tôi sai tôi đi hái dâu chứ không sai đi xem vua” .

Ông lão nài thêm: “Sau này nếu quả cô được quí hiển thì cho tôi võng lọng đi trước”. Đến lúc đó, cô gái mới chịu nghe theo ông lão đến chỗ vua ngự… Lý Nhân Tông lên ngôi, tôn cô làm hoàng thái hậu. Nhớ lời ông bán dầu, mỗi khi ngự giá lại cho võng lọng của ông bán dầu đi trước. Về sau, dân vẫn giữ lệ cũ. Hàng năm ngày nhập tịch mở hội, vẫn rước một cái kiệu đỏ để không và một đôi lọng xanh đi trước kiệu thần, không dám thay đổi. Ngày 20/2 hội cũng bắt đầu bằng những cuộc rước.

Song lần này là rước Thành hoàng và lễ vật của các thôn thuộc Dương Xá và những nơi ăn lộc ruộng của đền bái vọng dâng lễ. Trừ kiệu của bốn thôn thuộc Dương Xá và Thuận Quang được vào trong đền, còn tất cả các kiệu của những làng khác đều phải đứng bên ngoài cổng đền (chỗ đường 5 bây giờ) bái vọng vào. Lễ vật được chuyển vào trong đền.

Tại sân đền còn có tục phất cờ tổng, truyền rằng nhất là vào những năm trời âm u, múa cờ là để xua tan mây ám cho trời quang mây tạnh. Thuận Quang là làng được quyền lựa chọn tổng cờ cho hội hàng năm. Tổng cờ cũng được lựa chọn cẩn thận, là người không tang chế, đẹp người, khỏe mạnh và nhanh nhẹn.

Ngoài ra còn có hai thủ hiệu trống và chiêng. Cả thủ hiệu cờ và thủ hiệu trống, chiêng đều mặc đẹp và phải tập luyện từ trước. Các động tác và điệu múa của họ cũng giống như hiệu cờ, hiệu trống và hiệu chiêng ở hội Gióng. Hiệu cờ cũng quì, nhảy múa ba lần như ba ván ở hội Gióng. Lá cờ cũng dài như ở hội Gióng, nhưng tổng cờ phải tập luyện cẩn thận, thuần thục, tránh để cờ lùng nhùng mà cuốn vào cán, như vậy sẽ bị phạt vạ rất nặng và có lỗi với Thánh. Do đó mà các tổng cờ luôn luôn phải chú ý trong khi luyện tập.

Tại bãi Xây ở trong đền, ngày trước rất rộng và cây cối um tùm, mát mẻ, là nơi diễn ra cuộc đấu cờ người. Người đẹp nhất được chọn làm tướng. Mỗi quân cờ đều có một chiếc ghế đầu để ngồi. Riêng tướng cờ được che thêm một chiếc lọng. Người chơi đánh nước nào thì người đóng vai quân cờ chuyển chỗ theo nước đánh. Cứ như vậy ván cờ diễn ra căng thẳng với sự đấu trí của người chơi, nhưng lại hấp dẫn người xem không chỉ vì các nước cờ tài ba mà còn bởi các màu sắc và sự thanh tú của các nam nữ đóng quân cờ. Cuộc đánh cờ phân thắng bại cho các địch thủ kéo dài cho tới hết hội. Đến cuối hội người ta mới xác định rõ người thắng và trao giải cho người nhất cuộc .

Mỗi năm hội đều có phường hát ở các nơi đến đăng cai hát giữ cửa đền, suốt từ 19/2 đến hết hội. Thường thường các phường hát đến xin, địa phương tín nhiệm phường nào thì cho phép họ tới hát giữ cửa đền cho đến khi rã đám mới thanh toán tiền cho họ. Ngoài ra các phường chèo, tuồng khác cũng đến góp vui cho hội thêm sôi nổi. Trong hội còn có các trò chơi khác như tổ tôm điếm, đấu vật, chọi gà, đốt pháo và thời pháp thuộc có cả hát cô đầu… Cứ như vậy lễ hội đền bà Tấm kéo dài cho đến hết ngày 2l/ 2 âm lịch. Ngày 22/2 là ngày tế rã đám và kết thúc hội, cũng vào ngày đó các giải vật, giải cờ mới phân ngôi nhất nhì và làm lễ trao giải .

1.Trong các làng thờ Nguyên phi Ỷ Lan thì hội ở Dương Xá có qui mô lớn nhất. Hội có rước nước từ trên Sủi (Phú Thị) với đám rước lớn gồm cả tổng Dương Quang xưa và các làng ăn lộc đền Bà Tấm.

Nếu như ở Như Quỳnh (Hải Hưng) hay chùa Dạm (Nam Sơn, Quế Võ, Bắc Ninh), Phú Thị (Gia Lâm, Hà Nội) nhất mực mọi người đều cho chỉ thờ Nguyên phi Ỷ Lan, thì tại Dương Xá, bà Tấm và Nguyên phi chỉ là một và có một quá trình lịch sử dài từ một hình tượng cô Tấm lam lũ và thông minh đến vị Nguyên phi tài ba, tháo vát. Chỉ có Dương Xá kiêng chữ Tấm gọi là bổi, Cám gọi là đớn.

2. Vào dịp hội, cả Dương Xá, Như Quỳnh và Phú Thị đều rước giao hiếu và cả ba nơi đều trân trọng yêu quí Mẫu nghi thiên hạ của mình. Cũng dễ nhận ra điều đó vì Thổ Lỗi trang xưa bao gồm đất đai suốt từ Sủi (Phú Thị) cho tới Văn Lâm, Văn Giang, Hải Hưng ngày nay. Cả ba làng trên đều thuộc trang Thổ Lỗi ấy, do vậy không lấy làm lạ khi xuất hiện tâm thức kính trọng, cả ba làng đều coi Nguyên phi Ỷ Lan là người của quê mình.

Chi tiết ông bán dầu ở hội làng Ghênh (Như Quỳnh) nhắc đến đoạn cô Tấm dựa bên khóm lan khi đi hái dâu và gặp vua để thành hoàng hậu sau này. Tục bông sòng ở hội làng Phú Thị (Sủi) nhằm kể lại sự tích đầu thai của vua Lý Nhân Tông và cuối cùng là những nghi thức và lễ vật của ngày hội nói lên quãng đời cuối cùng của Nguyên phi chuyên tâm vào việc xây dựng chùa chiền, làm điều thiện, tu nhân tích đức nơi cửa phật.

4. Những năm gần đây, hội đền Bà Tấm ngày càng trở thành một lễ hội lớn. Khu vực đền đã được tu sửa khang trang hơn, đẹp hơn. Ngày hội được sự tổ chức khá chu đáo của chính quyền địa phương và nhân dân trong xã. Nhiều trò vui dân gian được khôi phục lại như tổ tôm điếm, chọi gà… Một số sinh hoạt mới được tổ chức…Trong một khu vực đền hơn hai hécta, các trò chơi được bố trí hợp lý cho nên đã thu hút người xem rất đông. Dương Xá lại là nơi gần Thủ đô, nằm cạnh đường quốc lộ số 5, do đó khách trẩy hội cũng rất tiện lợi, vì vậy khách đến hội mỗi năm một đông thêm.

Địa danh Trâu Quỳ có từ tích truyện con trâu của bà Nguyên Phi Ỷ Lan

Tháng 1 năm Nhâm Tý ( 1072), vua Lý Thánh Tông qua đời, thái tử Càn Đức mới 6 tuổi lên nối ngôi, đó là vua Lý Nhân Tông ( 1072 – 1127). Thái tử Càn Đức là con đẻ của Ỷ Lan nguyên phi, bà được tôn phong là Linh Nhân thái phi, còn hoàng hậu họ Dương được tôn phong là Dương thái hậu. Luật xưa quy định, hoangg đế lên ngôi lúc còn nhỏ tuổi, thái hậu được quyền buông mành nhiếp chính. Chỉ thái hậu mới được quyền buông rèm nhưng Dương thái hậu lại không phải là mẹ đẻ của Lý Nhân Tông, điều đó khiến Linh Nhân thái phi căm tức. Sau khi vua Lý Thánh Tông qua đời, Hoàng hậu Thượng Dương dựa vào thế lực của Lý Đạo Thành, đã gạt Ỷ Lan ra khỏi triều đình. Từ đây, cuộc chiến cung đình bắt đầu bùng nổ!

Sau được Lý Thường Kiệt giúp đỡ, Ý Lan quyết tâm tìm cách trở lại nắm quyền nhiếp chính. Bàn bạc với Lý Thường Kiệt về ý đồ của mình, rồi giả bộ ốm để chờ hoàng thượng tới thăm. Đúng như những gì bà dự đoán, sau buổi thiết triều với các đại thần, hoàng thượng đã vào cung thăm bà. Bà rơm rớm nước mắt, nắm lấy tay Lý Nhân Tông và khẽ kêu lên: ” Con ơi, mẹ già khó nhọc mới có ngày hôm nay mà bây giờ phú quý người khác được hưởng. Vậy con để mẹ già vào đâu?”.

Nhà vua trẻ đau khổ ái ngại cúi đầu và đã hiểu được ý của mẹ. Sau đó ít lâu dưới sự hậu thuẫn của mẹ, ông bèn cách chức thái sư Lý Đạo Thành và điều vào xứ Nghệ trấn thủ, đồng thời bắt giam hoàng hậu Thượng Dương và 72 cung nữ chống đối vào lãnh cung.

Năm Đinh Tỵ ( 1077), triều Tống phát đại binh sang xâm chiếm nước Đại Việt. Với mong muốn để Lý Thường Kiệt rảnh tay lo việc trận mạc, Thái hậu Ỷ Lan đã bỏ qua hiềm khích cũ, điều Lý Đạo Thành từ Nghệ An về, phục hồi chức Thái sư như trước cùng mình điều khiển việc triều đình, huy động sức người sức của vào trận. Nhờ vậy, nước Đại Việt đã làm nên chiến thắng hiển hách. Quân giặc, hùng hổ toan làm cỏ nước Đại Việt đã phải cam chịu thất bại, tan giã rút quân về nước. Trong chiến thắng này, công lao của Thái hậu Ỷ Lan là vô cùng lớn.Sau này hoàng hậu bị đày địa ngục, chỉ mấy ngày sau bà nhận được bọc kín vua ban. Đó là một dải lụa trắng rất dài thể hiện bà phải chết.

Vụ thảm án Hoàng hậu Thượng Dương và 72 cung nữ triều Lý đã lùi vào dĩ vãng nhưng dư âm của nó vẫn tồn tại và ngày càng dằn vặt Ỷ Lan. Bà rất chăm đi lễ, cúng tế và xây dựng chùa chiền nhiều không kể xiết. Từ đáy sâu tâm hồn bà cảm thấy ân hận về việc Thượng Dương và 72 thị nữ vô tội bị chết oan. Bà đã phát tâm đi tu, mong tìm thấy sự thanh thản và cầu mong Thượng Dương cùng 72 thị nữ đại xá cho bà. 72 ngôi chùa được bà dựng lên ở xứ Bắc đã ghi nhận tấm lòng của bà. Người đời đã phong cho bà là Phật bà Quan âm thờ phụng ở nhiều nơi!

Chùa Dạm và truyền thuyết về Hoàng thái hậu Ỷ Lan

Theo thư tịch sử sách cổ, chùa Dạm được nhà Lý cho xây dựng thành đại danh lam vào thế kỷ XI. Đến thời Lê Trung Hưng, chùa Dạm được trùng tu lớn và được phản ánh qua tấm bia “Đại Lãm Thần Quang tự tôn tạo hộ pháp bi” khắc năm Chính Hoà 17 (1696) của chùa. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, chùa Dạm bị giặc phá huỷ gần như hoàn toàn.

Hiện chùa Dạm thời Lý, chỉ còn là dấu tích nền móng với nhiều tầng nền giật cấp lớn với vách đá kè móng (cao 5-6), những tảng chân cột (70cm x 70cm) được chạm khắc cánh hoa sen cầu kỳ và những viên gạch ngói của thời Lý với hoa văn cúc dây, sen dây được chạm khắc tinh xảo nghệ thuật, nằm chìm nổi trong nền móng; đặc biệt ở đây còn bảo lưu được một cột đá nguyên khối cao khoảng 5m, thân cột chạm nổi đôi rồng chầu thời Lý tuyệt đẹp: rồng có đầu vươn cao chầu vào viên ngọc đang toả sáng, mào và bờm tóc bốc lên như ngọn lửa. Năm 1986, trên nền đất chùa cũ của chùa, nhân dân địa phương xây dựng một ngôi chùa và một ngôi đền nhỏ theo kiểu “tiền Phật, hậu Thần” để thờ Phật và thờ Hoàng thái hậu Ỷ Lan, cùng vua Lý Nhân Tông là những người có công xây dựng chùa Dạm thành đại danh lam vào thời Lý.

Song thuộc về di sản văn hoá phi vật thể của chùa Dạm, nổi tiếng là truyền thuyết kể về Hoàng Thái hậu Ỷ Lan có công xây dựng chùa và được dân gian gọi là “Chùa Bà Tấm”. Truyền thuyết kể rằng: Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan quê làng Thổ Lỗi xứ Kinh Bắc, mẹ mất từ lúc còn nhỏ, bố lấy vợ kế nên Ỷ Lan có tuổi thơ như “Cô Tấm” trong chuyện cổ tích Tấm Cám. Vua Lý Thánh Tông 40 tuổi mà vẫn chưa có con trai, lên thường đi các đền chùa để cầu tự. Khi xa giá của vua về đến làng Thổ Lỗi, nhân dân đổ ra xem rất đông, riêng chỉ có một cô gái cứ mải mê đứng dưới gốc lan để làm cỏ, mà trên đầu lại có đám mây vàng che phủ. Lý Thánh Tông lấy làm lạ liền cho người gọi nàng đến hỏi thì hóa ra là một cô gái đẹp, lại đối đáp thông minh, dịu dàng. Vua liền vời nàng về kinh đô phong làm Nguyên Phi Ỷ Lan. Về đến cung vua, nàng được nhà vua vô cùng yêu quý và đã sinh ra Thái tử Càn Đức. Nhưng trong quá trình mang thai, Dương Hậu đã vô cùng ghen ghét với nàng, nhiều lần dùng kế hãm hại mẹ con nàng. Khi thái tử Càn Đức sinh ra, chẳng may mắc bệnh “hoá hổ” người mọc đầy lông lá, Dương hậu lại càng dèm pha nói rằng Ỷ Lan đã sinh ra muông thú và xúi vua giam nàng vào phòng tối nhiều tháng. Sau này, Thái tử Càn Đức được chính Quốc sư Nguyễn Minh Không chữa khỏi bệnh. Thái tử lên ngôi, biết chuyện xưa Dương Hậu hại hai mẹ con ông, liền phục oan cho mẹ phong mẹ làm Hoàng Thái Hậu và cho mở cuộc điều tra, đã bắt Dương Hậu và 72 người tòng phạm đem xử. Thái Hậu Ỷ Lan khuyên can vua cũng không được, đành phải xây dựng 72 ngôi chùa để cầu phúc. Hoàng Thái hậu Ỷ Lan là người đàn bà giỏi việc nước: Nhà vua thân chinh cầm quân đánh giặc phương Nam, đã thay vua trị vì việc nước, cùng với các quan lo lắng việc nước, vỗ về muôn dân. Khi vua Lý Thánh Tông mất, con là Lý Nhân Tông lên ngôi vua còn nhỏ dại, một lần nữa bà lại buông rèm nhiếp chính thay con trị nước. Cùng với Lý Thường Kiệt chỉ huy quân Đại Việt đánh tan hơn 30 vạn quân xâm lược Tống vào mùa xuân năm 1077. Mặc dù có nhiều công lao với nước với dân, nhưng Thái hậu Ỷ Lan bao giờ cũng thể hiện là người đàn bà dịu dàng nhân từ độ lượng. Vì vậy, trong dân gian đã ví và gọi là “Bà Tấm”. Để ghi nhớ công lao của Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan xây dựng chùa Dạm, về sau nhân dân vùng Dạm đã thờ phụng Thái hậu Ỷ Lan và vua Lý Nhân Tông ở đây và gọi luôn chùa Dạm là chùa “Bà Tấm”.

Ngoài truyền thuyết trên, còn có truyền thuyết về “Ngòi Con Tên” cũng xoay quanh phản ánh về việc xây dựng chùa Dạm. Truyền thuyết kể rằng: Sau khi tiến hành xây dựng xong chùa Dạm, Thái hậu Ỷ Lan thường về đây tụng kinh niệm Phật, về già đã về ở hẳn đây hương khói thờ Phật. Bà đã ban phát cho dân ở đây 100 mẫu ruộng để làm hương hoả của chùa và hàng năm cho mở hội lớn tại chùa Dạm. Để tiện cho việc về thăm mẹ và vãn cảnh chùa Dạm bằng thuyền rồng, vua Lý Nhân Tông đã lệnh cho dân vùng này phải đào ngay một con ngòi chạy thẳng tắp nối sông Thiên Đức (Đuống) từ Quế Ổ chạy qua các làng xã của Chi Lăng, Yên Giả, Nam Sơn đến chân núi chùa Dạm. Vì con ngòi được đào thẳng tắp như con tên, nên nhân dân trong vùng gọi là “Ngòi Con Tên” v.v…

Chùa Dạm với những di sản văn hoá vật thể (quy mô nền móng, gạch ngói, con giống, cột đá) và những di sản văn hoá phi vật thể (truyền thuyết, tín ngưỡng, lễ hội); đặc biệt truyền thuyết kể về Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan có công xây dựng chùa, không những đã được sử sách ghi lại, mà còn đi vào tâm linh tín ngưỡng dân gian, được nhân dân thờ phụng. Chùa Dạm từng là đại danh lam nổi tiếng làm nên văn hiến xứ Kinh Bắc – Bắc Ninh.

Những Lễ Hội Truyền Thống Tại Côn Đảo

Những Lễ Hội Truyền Thống Tại Côn Đảo

Côn Đảo không chỉ có những di tích lịch sử hào hùng mà còn có nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc. Tham gia chuyến du lich Con Dao, du khách sẽ được hòa mình vào nhiều lễ hội hấp dẫn: ngày Côn Đảo, ngày giỗ cô Sáu, ngày lễ Vu Lan, lễ hội miếu bà Phi Yến.

Côn Sơn – Côn Đảo

1. Ngày Côn Đảo

Hàng năm cứ đến tháng 7 các cựu tù chính trị lại mong muốn trở lại Côn Đảo để cùng nhắc nhớ nhau về những câu chuyện nghĩa tình lao khổ trong 113 năm lịch sử nhà tù Côn Đảo. Hôm nay 27-7 không chỉ là ngày tri ân thương binh liệt sĩ của cả nước, còn là lễ giỗ chung (20-6 âm lịch) của những người tù chính trị đã mất tại Côn Đảo.

Từ ý tưởng của nguyên Thủ tướng

10 năm trước, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã đưa ra ý tưởng về một “ngày Côn Đảo” và đến hôm nay, “ngày Côn Đảo” được long trọng tổ chức lần thứ hai.

“Nên chăng một lễ cầu siêu long trọng dành cho những người đã khuất sẽ được cử hành định kỳ hằng năm, tiếp nối từ truyền thống dân tộc như một mỹ tục mới mà chúng ta sẽ xây dựng. Ngày ấy rất có thể được chọn làm “ngày Côn Đảo” được tiến hành trong cả nước. Ngày Côn Đảo cũng là ngày hành hương dành cho thân nhân các gia đình liệt sĩ đã ngã xuống nơi đây và cũng đánh dấu ngày mở đầu mùa du lịch Côn Đảo” – nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

Ngày giỗ chung

Chiều 26-7, đền thờ Côn Đảo nhộn nhịp trong đám giỗ lớn. 22 nhóm cụm dân cư và các cơ quan ở Côn Đảo tụ họp, xôn xao trong hội thi nấu ăn. Mỗi nhóm một món, các cô, các chị cắm cúi chăm chút nêm nếm thật đậm đà, trang trí thật đẹp trước khi rón rén mang bày trên bàn thờ, thắp nén nhang thơm. Trên hành lang đền thờ, dưới bóng hồng chung, từng nhóm thanh niên quây lấy những bác, những chú cựu tù, say mê nghe kể chuyện ngày xưa. Có lịch sử đặc biệt, Côn Đảo và nhất là nghĩa trang Hàng Dương thường tổ chức những đám giỗ, nhưng hôm nay ai cũng xuýt xoa: “Lần đầu tiên làm tại đền thờ, không ngờ đám giỗ lớn thế này…”.

Không lớn sao được khi đây là đám giỗ chung của hai vạn người tù đã nằm lại Côn Đảo. Từng người cựu tù tóc bạc, chân yếu, chống nạng theo nhau đến trước bàn thờ, tỏa ra các ngôi mộ trong nghĩa trang Hàng Dương. Đền thờ Côn Đảo nghi ngút khói hương, tiếng chuông trầm bổng, lời văn tế vấn vít: “Ngút ngàn sóng bể, đảo quê hương cô quạnh lúc xế tà/ Côn Lôn nhấp nhô, ngày hai bận theo hải triều lên xuống/ Vạn oan hồn lẩn khuất… Cái chết như lưỡi dao sắc cứa tim đồng đội, như lời nhắn gởi vững tin vào thắng lợi ngày mai/ Vĩnh viễn ra đi đem cái sống còn cho người ở lại, quằn quại đớn đau, vẫn rực lên niềm tin tưởng diệu kỳ/ Món nợ ân tình ngày càng lớn mãi, biết bao giờ đền đáp được ơn sâu/ Bởi cái chết chưa phải là đã hết, chết vì non sông vẫn sống mãi muôn đời…”. Không mấy trau chuốt, không chuẩn niêm luật nhưng là những lời tế được viết ra từ trong tim, ông Bùi Văn Toản, “hạt nhân” của lễ giỗ, đã chứng minh lòng thành của mình bằng mấy mươi năm làm việc cho Côn Đảo và vì Côn Đảo. “Rất khó khăn, rất vất vả từ việc thống nhất chủ trương, quan điểm đến tổ chức, đến kinh phí, nhưng việc phải làm vẫn cứ làm, việc phải thành vẫn cứ thành, ấy là do những thúc đẩy đã được ấp ủ từ những ngày tù ngục Côn Đảo” – ông nói như đinh đóng cột giữa hàng trăm công việc tổ chức đang vây bọc.

Trời sụp tối, gió lồng lộng và đúng như dự đoán, trời không đổ mưa. Nhóm múa của các cô cựu tù, lạ thay, vẫn duyên dáng, dẻo mềm trong điệu nhạc hùng tráng, những giọng hát tuổi 70 vẫn cao vút: “Giữa ngàn thác lũ nghiêng trời đất, nhưng cánh hoa kia vẫn ngược dòng… Lời hẹn hò rướm máu trong tim/ Lời dặn dò thắm thiết sao quên/ Dù chị đi, dù em đi xa mãi cuộc đời/ Nhưng nụ cười còn đó trên môi…” (Những cánh hoa ngược dòng – Hồng Nguyễn). Những bài hát của một thời cứ thế tiếp nối nhau. Dù thấm mệt sau những chuyến bay, chuyến tàu, chuyến xe dài để đến được Côn Đảo, nhưng các ông cựu tù đầu bạc tuổi 70, 80 vẫn lắc đầu khi được mời ra xe về nghỉ. Ai cũng bảo: “Tuổi già nhiều bệnh thật nhưng tinh thần mạnh, lòng vui, thế là khỏe. Không sao đâu”. Đã nhiều lần cùng các ông đến Côn Đảo, hôm nay thật sự thấy ai nấy đều như trẻ ra, dù rằng trong ba tháng chuẩn bị đã có ba ông bất ngờ từ trần, phải rút tên khỏi danh sách tham dự. Lễ giỗ kết thúc đúng với phong tục của từng gia đình người Việt khi mỗi người được chia một phần lộc cúng mang về.

Niềm vui anh hùng

“Bác sĩ đây, cứu tinh của chúng tôi đây” – ông Nguyễn Nhành chợt reo to khi vừa ngẩng lên bên ngôi mộ của Anh hùng lực lượng vũ trang Lưu Chí Hiếu, một trong những ngôi sao sáng Côn Đảo. Ông lao đến ôm chầm lấy một người đàn ông có điệu bộ quắc thước và nụ cười hiền lành, tay vẫy rối rít những người bạn đồng lao: “Bác sĩ Triết ở đây”. Lập tức, một vòng vây hình thành, quây tròn xung quanh. Bác sĩ Nguyễn Minh Triết mỉm cười gật đầu chào mọi người. Những ông cựu tù mới phút trước còn trầm mặc trước những ngôi mộ đồng đội, thoắt đã hớn hở cười, ai cũng giơ ngón tay chỉ vào mình rồi quay sang chỉ bác sĩ: “Tôi còn sống chính là nhờ ông ấy. Ông ấy đã cứu hàng ngàn sinh mệnh tù chính trị”.

Bác sĩ Triết cũng là một tù chính trị. Ông bị bắt năm 1968, vào tù, bị đày ra Côn Đảo, biết ông là bác sĩ, giám thị trại lập tức đưa ông lên phục vụ ở trạm xá. Chính nơi đây, những người tù tả tơi sau một trận tra tấn, suy kiệt sau một đợt tuyệt thực… đã được ông cấp cứu, cho thuốc, truyền dịch, tìm mọi cách giữ lại trạm xá để chăm sóc. Bốn năm ở Côn Đảo, hàng chục người phải cấp cứu mỗi ngày, bằng tấm lòng đồng đội, ông đã làm được nhiều việc hơn cả một đời bác sĩ. Ông Nguyễn Nhành, ông Mai Hồng cùng đồng thanh nói: “Ông ấy xứng đáng là anh hùng”. Bác sĩ Triết mỉm cười xua tay: “Không, chỉ là nghề nghiệp của tôi thôi. Các anh mới đáng anh hùng”.

Đây là lần đầu bác sĩ Triết trở lại Côn Đảo cùng một tập thể cựu tù chính trị lớn thế này, những lần trước ông chỉ đi với gia đình. Câu chuyện rộn ràng bất ngờ ở Hàng Dương quanh ông hôm nay mang một niềm tự hào thật đặc biệt: hôm nay, tất cả họ đều đã trở thành anh hùng với danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang được tặng cho tập thể tù chính trị Côn Đảo giai đoạn chống Mỹ.

Mỗi cựu tù chính trị đều từng quá quen thuộc với xà lim, ngục tối, chuồng cọp ở Côn Đảo, từng nhiều lần kể đi kể lại những câu chuyện thử thách ý chí và sức chịu đựng, những cuộc tấn công vào tinh thần lẫn bản năng con người, nhưng trong câu chuyện hôm nay có thể nghe rõ niềm vui, niềm tự hào lấp lánh trong từng câu nói, từng tiếng cười, từng giọt nước mắt. Bà Nguyễn Thị Lựu (Tuy Phước, Bình Định) dẫn tay người bạn đi qua khu nhà trừng giới, chỉ vào những xà lim nhỏ hẹp với cánh cửa sắt đầy đe dọa của trại Phú Hải (trại 2): “Tôi đã ở đây bốn năm, phòng tôi có năm chị mất vì suy kiệt”, rồi bà bỗng hát: “Chốn lao tù là nơi ta rèn tâm trí/ Đây cũng là chiến trường mà ta không cần vũ khí”. Nhìn đội tiêu binh rước cờ, danh hiệu Anh hùng lên sân khấu, nhiều người lại rơi nước mắt, lại nhìn vào những hàng mộ trong nghĩa trang Hàng Dương…

2. Ngày Giỗ Cô Sáu

Cô Sáu hy sinh ngày 23-1-1952 đã trở thành một ngày hội của người dân Côn Đảo…Gia đình nào cũng làm giỗ chị. Nhà nhà mang hoa, mang lễ ra thắp hương kín mộ chị từ sáng tới khuya. Từ một liệt sỹ anh hùng hy sinh vì dân, vì nước, để rồi trở thành một vị thần hộ mệnh của nhân dân Côn Đảo, đó là điều mà chỉ có chị- người cộng sản kiên trung bất khuất hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ mới làm được!

Hình ảnh người con gái anh hùng Đất Đỏ Võ Thị Sáu ai ai cũng biết. Chị Sáu sinh năm 1933 tại thị trấn Đất Đỏ, huyện Long Đất. Năm 1947, khi mới 14 tuổi, Võ Thị Sáu trở thành chiến sĩ trinh sát của Đội Công an xung phong Đất Đỏ. Tết Canh Dần (1950), Võ Thị Sáu tình nguyện tìm diệt bọn ác ôn chuyên vào chợ Đất Đỏ quê chị để cướp bóc. Diệt được bọn ác ôn này, nhưng Sáu lại bị bọn ác ôn khác đuổi theo, bắt được. Tháng 4- 1950, Võ thị Sáu bị giam ở khám Chí Hòa. Bọn Pháp mở phiên tòa xử chị “án tử hình” khi chưa đủ tuổi thành niên. Pháp sợ dư luận phản đối, nên chúng đưa Võ Thị Sáu ra Côn Đảo để hành quyết. Bốn giờ sáng ngày 21-1-1952, tàu chở Võ Thị Sáu cùng với 40 tù chính trị và 3 tử tù nữa vượt biển ra Côn Đảo. Ngày 23-1-1952, người tử tù nhỏ tuổi nhất ở Côn Đảo không cho kẻ thù bịt mắt, cất cao tiếng hát “Tiến quân ca”: Đoàn quân Việt nam đi. Sao vàng phất phới… Khi giặc nổ súng, Võ Thị Sáu thét lên: Đả đảo thực dân Pháp! Việt Nam độc lập muôn năm! Hồ Chủ Tịch muôn năm!

Bảy tên đao phủ đứng cách chị vài mét, đồng loạt nổ súng, nhưng chị không chết. Vì bọn đao phủ bị hoảng loạn, run rẩy trước ánh mắt nhìn của chị Sáu.Tên đội lê dương tức giận rút súng ngắn tiến lại, dí tận mang tai chị bóp cò. Đó là 7 giờ sáng ngày 23-1-1952, Võ Thị Sáu tròn 17 tuổi.

Đã 52 năm kể từ ngày Võ Thị Sáu hy sinh, tên chị đã thành tên nhiều đường phố, trường học ở rất nhiều thành phố, thị xã trong cả nước. Chị đã bất tử đi vào thơ ca, âm nhạc, điêu khắc. Nghiêng mình Sáu hái bông hoa ven đường / Cài lên mái tóc rối tung / Cất cao tiếng hát giữa vòng lưỡi lê… (PQ). Năm 1993, Võ Thị Sáu được Nhà nước truy tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tại thị trấn Đất Đỏ, đã dựng tượng Võ Thị Sáu cao 6 mét. Ở Côn Đảo, mộ chị SÁu ở Khu B được xây lại đàng hoàng hơn. Huyện Côn Đảo cũng đã xây dựng Nhà tưởng niệm anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu trong một khuôn viên rộng, kề bên núi và biển.

Ở tượng đài Võ Thị Sáu ở Đất Đỏ, lư hương khi nào cũng có những nén hương mới thắp, khói nghi ngút suốt ngày. Ở Côn Đảo, mộ chị Sáu ngày nào cũng có người đến thắp nhang. Bà con ở chợ Côn Đảo kể rằng, trước khi đi “ăn hàng” ở đất liền phải ra vái xin chị Sáu phù hộ. Anh Bảy Oanh, một cựu tù Côn Đảo hiện là Trưởng Ban quản lý Di tích Côn Đảo kể, ở Đảo bây giờ, nam nữ thanh niên trước khi làm đám cưới thường ra Hàng Dương viếng mộ chị Sáu. Họ thắp hương, cúng gương lược, rồi lầm rầm khấn vái mong chị phù hộ cho. Hiện vẫn con vài chục gia đình công chức, gác ngục thời ấy ở lại Côn Đảo, trong nhà họ đều có bàn thờ Chị Sáu. Chị Sáu đối với họ như thần hộ mệnh! Bà con gọi chị Sáu là Cô Sáu hoặc Bà Sáu. Khi thề bồi thì người ta nói: “Thề có Cô Sáu chứng giám”. Khi mắng nhau, thì bảo: “Cô Sáu vặn cổ mày đi”! Ngày 23-1 hàng năm là ngày giỗ chị Sáu. Đây là ngày giỗ rất lớn ở Côn Đảo mà Nhà nước và nhân dân đều cùng tổ chức. Ngày giỗ, nhiều người nấu cúng ở nhà. Nhiều người mang lễ vật, hoa quả, hương đèn ra Nhà tưởng niệm. Nhiều người ở Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Cần Thơ, Đồng Tháp…, dù phải vượt biển, vẫn ra Côn Đảo giỗ chị Sáu.

Trước đây Côn Đảo lấy ngày 23/01 DL hàng năm là ngày giỗ Nữ Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu theo thông số của giấy báo tử của Thời Pháp đúng thời gian Cô đã hi sinh. Nay, ở đây chúng ta dựa vào ngày ÂL 27 tháng Chạp làm ngày giỗ của Cô, theo thông tin cập nhật từ Bảo tàng Côn Đảo, bắt đầu từ năm 2010.

3. Lễ Vu Lan

Nhân mùa Vu Lan, mùa của tri ân và báo ân, vào ngày 11-8-2013, Sư cô Thích Nữ Huệ Đức (Trụ trì Quan Âm Tu Viện, chúng tôi đã dẫn đoàn gồm chư Ni và Phật tử của chùa đi thăm Côn Đảo để bày tỏ lòng tri ân sâu sắc của mình đến những vị anh hùng, liệt sĩ đã oanh liệt hy sinh cho độc lập, tự do của Tổ quốc.

Côn Đảo (hay còn gọi là đảo Côn Lôn) là một quần đảo ở ngoài khơi bờ biển Nam Bộ (Việt Nam) và cũng là huyện trực thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Ngày 1 tháng 2 năm 1862, tướng Bonard đã ký quyết định thành lập nhà tù Côn Đảo, từ đó biến Côn Lôn thành nơi giam giữ những người tù chính trị Việt Nam với hệ thống chuồng cọp nổi tiếng. Dưới thời Pháp thuộc, trong dân gian đã lưu truyền câu ca dao rằng:

“Côn Lôn đi dễ khó về

Già đi bỏ xác, trai về nắm xương.”

Với chính sách đàn áp man rợ của quân thù, rất nhiều chiến sĩ cách mạng Việt Nam đã phải hy sinh tại Côn Đảo, trong đó có những nhân vật nổi tiếng như Nguyễn An Ninh, Lê Hồng Phong, Võ Thị Sáu…. Người ta đã ví những nhà tù ở Côn Đảo như là đại ngục trần gian, đủ thấy sự giã man, tàn bạo của quân thù đối với các tu binh như thế nào, Hiện tại, các vị anh hùng, liệt sĩ ấy được an nghỉ tại nghĩa trang Hàng Dương trên Côn Đảo.

Vào năm 1873, việc xây dựng Cầu tàu Côn Đảo đã khiến cho ít nhất 914 người đã ngã xuống trong quá trình lấy đá từ Núi Chúa mang ra biển để xây dựng cầu tàu. Để tưởng nhớ những người đã khuất, nên người ta đã đặt tên cho cây cầu ấy là Cầu Tàu 914.

Như vậy là có đến hàng chục nghìn người đã phải thiệt mạng tại Côn Đảo, biến Côn Đảo từ một hòn đảo trong lành, thơ mộng trở thành một hòn đảo của sự tàn bạo, chết chóc, âm khí nặng nề. Cũng may là vào năm 1964, một vị danh tăng thuộc Tổ đình Vĩnh Nghiêm, chúng tôi đã sáng lập chùa Vân Sơn (còn gọi là chùa Núi Một) tại Côn Đảo để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng tâm linh cho dân chúng địa phương, cũng là nơi nương tựa cho anh linh những người đã khuất. Chùa Vân Sơn đã được trùng tu vào cuối năm 2011 và đã trở nên khang trang, rộng rãi và uy nghiêm hơn trước.

Trong chuyến viếng thăm Côn Đảo của mình, đoàn chư Ni và Phật tử Quan Âm Tu Viện đã đến đặt lẵng hoa hồng, thắp nến tại hơn 2,000 ngôi mộ ở nghĩa trang Hàng Dương và viếng mộ của chị Võ Thị Sáu, mộ chiến sĩ Nguyễn An Ninh, Lê Hồng Phong, và đến thăm các nhà tù tại Côn Đảo.

Bên cạnh đó, đoàn còn tổ chức Lễ Hỏa Tịnh, rải cát Mạn-đà-la cầu nguyện cho anh linh của các chiến sĩ cách mạng, tù nhân và đồng bào đã hy sinh vì chính nghĩa và tử nạn vì thiên tai, hoạn nạn, nhất là anh linh của những người đã ngã xuống cho sự độc lập, tự do của Tổ quốc và hòa bình, thống nhất đất nước Việt Nam thân yêu trên Côn Đảo.

Những ngon nến lung linh được thắp sáng trong đêm tại các nhà tù và trên các ngôi mộ ở nghĩa trang Hàng Dương đã tạo nên một không gian thiêng liêng và ấm áp nghĩa tình.

Đây là một việc làm vô cùng cao đẹp, thể hiện tinh thần biết ơn và đền ơn của người đệ tử Phật. Việc làm này càng đặc biệt hơn vì được thực hiện trong mùa Vu Lan, một mùa lễ hội để cho người con Phật tưởng nhớ và báo đáp thâm ân của cha mẹ, ân đức của những người ân nhân và không quên tưởng nhớ đến ân đức sâu nặng của các bậc tiền bối hữu công, các anh hùng liệt sĩ, các chiến sĩ cách mạng đã anh dũng hy sinh để cho chúng ta có được cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc như ngày hôm nay.

Văn Khấn Tại Đền Cô Tư Ỷ La

Văn khấn tại đền cô Tư Ỷ La- Cô Tư Địa Phủ

Tứ phủ thánh cô có một cô bé theo hầu mẫu Thượng Ngàn tại vùng đất Tuyên Quang. Cô chính là cô Tư Ỷ La, xếp hàng thứ 4 trong tứ phủ thánh cô. 

Thần tích cô Tư Ỷ La

Trong Thập nhị vị Thánh Cô, cô Tư Ỷ La đứng thứ tư. Tương truyền cô chính là con gái vua Đế Thích chính cung. Theo lệnh vua cha, cô theo hầu Mẫu Thượng Ngàn tại đất Tuyên Quang. Sau này, khi mẫu giá ngự ở đó, người ta lập đền Mẫu Ỷ La nên cô cũng được gọi là Cô Tư Ỷ La. Cô Tư được gọi là Cô Tư Ỷ La là theo địa danh của nơi thờ Cô.

Văn khấn tại đền cô Tư Ỷ La- Cô Tư Địa Phủ

Mẫu đặc biệt yêu quý và cho phép cô hầu cận bên mình. Có nhiều ý kiến cho rằng cô hầu cận bên Chầu Bà Đệ Tứ Khâm Sai. Tuy nhiên, chính xác theo sử sách ghi chép lại thì cô hầu cận bên mẫu Thượng Ngàn. Như vậy, chúng ta có thể hiểu Cô Tư Ỷ La và Cô Tư tại đền Chầu Bà Đệ Tứ là hai cô khác nhau.

Ngoài ra Cô Tư Ỷ La còn có một danh hiệu khác là Cô Tư Tứ Tổng Tây Hồ. Danh hiệu này cho thấy có thể cô Tư đã từng giáng xuống vùng đất Tây Hồ, Hà Nội rong chơi, và điển hình nhất là hiện nay vẫn có ban thờ Cô Tư tại đình Tứ Liên; một ngôi đình cổ nằm ở gần Phủ Tây Hồ, Hà Nội.

Đền thờ cô Tư Ỷ La

Tương truyền, Cô Tư Ỷ La không có đền thờ riêng. Cô được thờ chung điện với mẫu Ỷ La, tọa lạc tại thành phố Tuyên Quang. Nơi đây cũng được coi là điện thờ chính của cô. Ngoài ra, như đã nói ở trên, Cô Tư còn được thờ vọng trong Đình Tứ Liên, phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội.

Giá hầu cô Tư Ỷ La

Hiếm khi thấy Cô Tư Ỷ La ngự giá về đồng. Do vậy, khó có thể nói về trang phục cũng như cung cách cô về. Tuy nhiên theo phỏng đoán thì có thể khi hầu giá Cô Tư Ỷ La thường mặc xiêm áo màu vàng nhạt hoặc màu xanh, cô có thể khai cuông và múa hồi hầu Mẫu.

Văn khấn tại đền cô Tư Ỷ La- Cô Tư Địa Phủ

Văn khấn tại đền cô Tư Ỷ La- Cô Tư Địa Phủ

“Hương thơm thấu chín tầng trời

Cô Tư thượng ngự chính nơi bản đền

Hội đàn thập nhị cung tiên

Cô Tư ngự áo hoa hiên dịu dàng

Khăn thêu long phượng sắc vàng

Hoa trâm cài tóc khuyên vàng đeo tai

Nhiễu thêu, cườm đính, phượng hài

Quạt trầm e thẹn đan đài bước ra

Tả trỗi nhạc hữu dâng hoa

Quần tiên hội nghị đàn ca vang lừng

Xe rồng từ chốn thiềm cung

Cô tư hạ giá ngự đồng thoắt ngay

Phút đâu khói toả mây bay

Cô tư loan giá ngự rầy thung dung

Cô thương đệ tử thanh đồng

Đắng cay mấy nỗi nặng lòng thế gian

Đường trường cách trở gian nan

Khuyến người tu đức vẻ vang muôn đời

An khang trường thọ rạng ngời

Phúc trời lộc bể độ người hữu tâm

Xoè hoa đôi cánh quạt trầm

Quạt cho tan biến tham sân khổ nàn

Xoè hoa đôi cánh quạt vàng

Quạt cho bốn chữ an khang thọ trường

Xoè hoa đôi cánh quạt hương

Quạt cho bát hướng tứ phương thái hoà

Phúc lành đưa đến gần xa

Quân thần đồng thuận âu ca thái bình

Thoắt thôi giở gót thu hình

Địa tiên hoa phủ hoàng đình ngự chơi

Tấu lên Địa Mẫu chính ngôi

Giở về trần giới rong chơi Tây Hồ

Sớm sương lác đác lờ mờ

Chiều chơi lên tới Tam Cờ Ỷ La

Phủ Giày trảy hội tháng ba

Sòng Sơn tháng chín kiệu hoa sẵn sàng

Thỉnh Cô trắc giáng bản đàn

Khuông phù đệ tử an khang thọ trường”.

Cập nhật thông tin chi tiết về Lễ Hội Truyền Thống Đền Nguyên Phi Ỷ Lan trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!