Bạn đang xem bài viết Lễ Hoá Vàng Cúng Đưa Dịp Tết Được Tổ Chức Vào Ngày Nào Mới Hợp Lý? được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hoá vàng là một nghi thức trong lễ cúng đưa ông bà về với thế giới bên kia là một trong những lễ rất quan trọng đối với người Việt trong dịp Tết Nguyên đán. Tuy vậy, lễ cúng đưa có nhất thiết phải được tổ chức từ mồng 3 hoặc mồng 4 Tết như một số gia đình Việt vẫn thường làm?
Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, Tiến sĩ Trần Đình Hằng – Phân viện trưởng Viện Văn hoá Nghệ thuật Quốc gia tại Huế – cho biết: Lễ cúng đưa ông bà là một lễ cúng trong dịp Tết Nguyên đán nhằm đưa tiễn ông, bà mình về lại thế giới bên kia. Lúc đó, con cháu trong nhà mới thực sự hết Tết và chính thức được ra khỏi nhà để hỏi thăm, mở rộng mối quan hệ với bạn bè hay đối tác làm ăn… Bởi lẽ, dân gian thường có câu “mồng 1 Tết cha, mồng 2 Tết mẹ, mồng 3 Tết thầy”, còn về ý nghĩa của 3 ngày Tết trên thì có lẽ nhiều người đã hiểu rõ. Sau ba ngày Tết trên, gia đình sẽ làm một mâm cơm cúng đưa ông bà trở lại thế giới bên kia. Ý nghĩa 3 ngày Tết có dụng ý nhắc nhở, khuyên răn con người ta nhớ về cội nguồn, về đạo lý làm người.
“Lễ cúng đưa không cố định vào ngày mùng 3 hay mùng 4 Tết. Lễ cúng đưa hoàn toàn có thể tổ chức vào ngày mùng 2 tết. Nói như vậy là bởi lẽ, trước đó trong lễ cúng Tất niên thì gia chủ đã mời ông bà tổ tiên về bàn thờ ăn tết với con cháu, sau ngày mùng 1 Tết đầu năm thì ta hoàn toàn có thể tổ chức lễ cúng đưa vào trưa mùng 2 tết.
Nhiều gia đình muốn ông bà mình ở lại lâu hơn thì có thể tổ chức lễ cúng đưa vào mùng 5 Tết, hoàn toàn không có vấn đề gì cả. Như vậy, lễ cúng đưa ông bà có thể được tổ chức trong 4 ngày từ mùng 2 đến mồng 5 Tết”, Tiến sĩ Hằng nhấn mạnh.
Hoá vàng là một trong những nghi thức trong lễ cúng đưa. Đây cũng là nghi thức cuối cùng trong lễ cúng đưa. Có nghĩa là khi gia chủ mời ông bà tổ tiên về bàn thờ trong lễ cúng Tất niên thì họ cúng kèm vàng mã (quần áo giấy, tiền vàng).
Khi đến ngày tổ chức lễ cúng đưa, gia chủ sẽ đốt hết vàng mã được cúng trong dịp Tết (hoá vàng). Việc đốt đi là một hình thức chuyển hóa xác nhận việc ông bà, người thân đã nhận được và đưa về thế giới bên kia, Tiến sĩ Hằng thông tin thêm.
Cúng Mùng 3 Tết Và Lễ Hoá Vàng Tiễn Tổ Tiên
Bài cúng tiễn các cụ ngày Tết
Văn cúng mùng 3 Tết và lễ hoá vàng tiễn tổ tiên
Cúng mùng 3 Tết nguyên đán và lễ hoá vàng tiễn tổ tiên đều là những tập tục, nghi lễ quan trọng trong văn hoá lễ Tết của người Việt ta. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người còn chưa nắm rõ, hiểu cụ thể về ý nghĩa, tầm quan trọng cũng như cách thức, thủ tục tiến hành về cúng ngày mùng 3 Tết cũng như lễ hoá vàng tiễn các vị tổ tiên. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc nhé.
Theo truyền thống xưa, hầu hết từ ngày 29- 30 Tết, các gia đình Việt đã làm lễ cúng mời Tổ tiên về dự 3 ngày Tết. Trong những ngày Tết, các bậc gia thần, tổ tiên luôn ngự trên bàn thờ. Do vậy, đèn hương không bao giờ được tắt, các đồ dâng cúng như hoa quả, mâm ngũ quả và bánh kẹo phải đợi đến “ngày hóa vàng” mới được hạ xuống.
Đến ngày mùng 3 Tết hoặc ngày khai hạ mồng bảy Tết, là ngày cuối cùng, tiệc xuân đã mãn, các gia đình lại cáo lễ để tiễn đưa Tổ tiên trở về âm cảnh.
Do mỗi vùng miền có một phong tục khác nhau, nên một số nơi chỉ cúng đến ngày mùng 2 Tết (tức là chỉ có 2 ngày Tết), nhưng theo một số quan điểm vùng miền khác, như thế là chưa đúng, chưa phù hợp.
Bởi lẽ, ngày mùng 3 Tết theo quan niệm dân gian vẫn là ngày Tết thầy, nên các gia đình vẫn phải làm cơm mời ông bà tổ tiên ở lại ăn Tết với con cháu. Mùng 4 và mùng 5 mới là ngày làm cơm cúng tiễn các cụ.
1. Ý nghĩa lễ hóa vàng ngày mùng 3 Tết
Tại nước ta, phong tục tập quán mỗi vùng lại khác nhau trong những ngày Tết. Ngày lễ cúng hóa vàng hết tết có nơi được thực hiện vào ngày mùng 2 Tết nhưng cũng có nơi thực hiện vào ngày mùng 3, mùng 4, mùng 5 hoặc ngày mùng 7 – ngày hạ bàn thờ. Nhưng hầu như mọi người thực hiện hóa vàng hết tết vào ngày mùng 3 tết. Vì thế văn khấn mùng 3 tết cũng chính là văn khấn hóa vàng ngày tết 2020 Canh Tý.
Ý nghĩa của lễ hóa vàng dịp Tết đó chính là hóa hương vàng, quần áo, vàng mã tiễn ông bà tổ tiên về với âm cảnh sau 3 ngày Tết sum họp với gia đình. Ngày này còn có tên gọi khác là ngày “tạ âm cảnh” hoặc “ngày hóa vàng”. Bài cúng hóa vàng hết tết có ý nghĩa quan trọng, thể hiện tấm lòng thành kính của người đang sống và cầu mong ông bà tổ tiên, các vị Chư Thần phù hộ độ trì một năm mới vạn sự tốt lành.
Lễ hóa vàng của người Việt
Sau những ngày cúng Tết, lễ hóa vàng được người Việt Nam rất chú trọng. Tùy theo hoàn cảnh mỗi gia đình mà cách chuẩn bị khác nhau. Đó được gọi là lễ tạ gia tiên gia thần và chư vị thánh thần, phật. Theo quan niệm dân gian, có lễ tạ thì tấm lòng của chủ nhà mới được người âm chứng giám.
Sau khi lễ, các gia chủ sẽ hóa vàng. Phần tiền, vàng của gia thần phải hóa trước, tiền vàng, đồ dùng của tổ tiên hóa sau. Tục xưa, tại nơi đốt vàng mã, người ta thường đặt vài cây mía dài. Dân gian cho rằng đây là đòn gánh để các linh hồn dùng làm gậy chống, hay mang hàng hóa.
2. Cúng mùng 3 Tết
Đa phần các lễ vật cúng hóa vàng ( cúng mùng 3 tết năm 2020) như hương hoa, đèn nến, vàng mã đều đã được chuẩn bị từ trước Tết. Chỉ duy nhất mâm cỗ cúng là cần chuẩn bị mới. Đây là cỗ cúng mặn cuối cùng trong dịp Tết Canh Tý, cần được chuẩn bị thịnh soạn, tươm tất hơn. Cỗ cúng cần có các món chủ yếu như gà luộc, xôi, canh, rau xào, thịt đông, giò,…
Ngoài ra, mỗi gia đình trước khi hóa vàng còn cần chuẩn bị một bạt gạo và một bát muối, rải từ nhà ra ngõ để bố thí cho tảo sinh tảo lạc để hương vàng mà gia đình hóa đốt thì ông bà tổ tiên sẽ được hưởng hết, có lệ phí về với âm cảnh, sống đầy đủ ở thế giới bên kia. Khi đốt hóa vàng thì cần hóa vàng bên bàn thờ Thổ công thần linh trước, sau đó mới đến bàn thờ gia tiên.
Phần sắm lễ hóa vàng
Lễ vật dâng cúng trong lễ tạ năm mới (lễ hóa vàng) gồm: Nhang, hoa, ngũ quả, trầu cau, rượu, đèn nến, bánh kẹo, mâm lễ mặn hoặc chay cùng các món ăn ngày Tết đầy đủ, tinh khiết.
Mâm cúng hoá vàng gồm những gì
Mâm cỗ hóa vàng thường được gia chủ cúng vào ngày mùng 3 Tết. Đây chính là bữa cỗ mặn cuối cùng có tính nghi lễ thờ cúng Tổ tiên.
Trong mâm cơm, phải có đầy đủ gà, các món luộc, xào, canh, miến, rượu và mâm ngũ quả, bánh kẹo, cau trầu. Đặc biệt, vàng mã, tiền âm phải được chuẩn bị chu đáo để Tổ tiên có đủ lệ phí về trời.
Cách chuẩn bị lễ cúng hóa vàng cũng giống như lễ cúng gia tiên gồm: Mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét).
Mâm cỗ mặn hoặc chay cũng đầy đủ các món đặc trưng của mâm cúng ngày Tết như món luộc, xào, canh, miến, rượu. Nếu cúng mặn thì mâm cơm không thể thiếu con gà trống.
Mâm cơm cúng Tết của người Việt
Từ xa xưa, tại nơi đốt hóa vàng người ta đặt vài cây mía dài để làm “phương tiện” cho các linh hồn mang hàng hóa theo.
Tục hoá vàng dựa trên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, vật hoá vàng thường gắn với đời sống thường nhật, để thấy con người ở thế giới bên kia sống gần với dương gian. Tục này nhằm cung cấp cho người đã khuất tiền, quần áo (giấy), gậy đi đường (cây mía).
3. Văn khấn hóa vàng mùng 3 Tết
(Dùng khi đốt vàng mã, làm lễ hóa vàng)
– Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)
– Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương
– Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần
– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ. Chư vị Tôn thần
– Con kính lạy Ngài Đương niên hành khiển, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch Tôn thần.
– Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, nội ngoại tiên linh.
Hôm nay là ngày mùng 3 tháng giêng năm……………..
Chúng con là: …………………………………………………….tuổi…………………
Hiện cư ngụ tại……………………………………………………………………………
(Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam)
Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cung bày trước án. Kính cẩn thưa trình: tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh.
Kính xin lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, mọi chỗ tốt lành, con cháu được bách sự như ý, vạn sự bình an, tài lộc song toàn, gia đạo hưng vượng.
Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)
4. Văn khấn lễ tạ năm mới (lễ hóa vàng)
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.
Ngài Đương niên, Ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các Ngài Thổ Địa, Táo Quân, Long mạch, Tôn thần.
Các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ nội ngoài tiên linh.
Hôm nay là ngày mồng….. tháng Giêng năm………
Tín chủ chúng con…………………………………
Ngụ tại………………………………………………
Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật phù tửu lễ nghi, cung trần trước án.
Kính cẩn thưa trình: tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ Tôn Thần, rước tiễn tiên linh trở về âm giới.
Kính xin: Lưu phúc lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm mộ, mọi chỗ tốt lành. Cháu con được giữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng. Lòng thành kính cẩn lễ bạc tiễn dâng, lượng cả xét soi. Cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo!
5. Bài cúng hóa vàng ngày Tết
Hôm nay ngày….
Tức năm thứ năm mươi… Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Tại: Thôn… xã… huyện… tỉnh….
Tín chủ là:…… cùng toàn gia kính bái.
Nay nhân ngày lễ tạ.
Kính cẩn sắm một lễ gồm….
Gọi là lễ mọn lòng thành, kính dâng lên:
Đông trù Tư mệnh Táo phủ thần quân, bản gia tiên sư, bản viên thổ công, liệt vị tôn thần.
Trước linh vị của:
Hiển:
Hiển:
Hiển:
…
Và các vị tổ bá, tổ thúc, tổ cô, cùng các vong linh phụng thờ theo tiên tổ.
Kính cẩn thưa rằng:
Tiệc xuân đã mãn
Lễ tạ kính trình
Rước tiễn tiên linh
Lại về âm giới
Buổi đầu năm mới
Toàn gia mong đợi
Lưu phúc lưu ân
Kính cáo tôn thần
Phù trì phù hộ
Dương cơ âm mộ
Ghi chú:
Mọi chỗ tốt lành
(Theo Tập văn cúng gia tiên – Nhà XB Văn hoá Dân tộc). Trên đây là một số chia sẻ của VnDoc về cách làm lễ hóa vàng ngày Tết và bài văn khấn hóa vàng. Ngoài lễ cúng hóa vàng sau Tết thì trước Tết cũng có các lễ cúng quan trọng như cúng tất niên, cúng giao thừa… Đây đều là những lễ cúng quan trong trong dịp Tết âm lịch của người Việt nên các bạn phải tìm hiểu cho kỹ để chuẩn bị lễ cúng sao cho trang trọng và thành tâm.
Con cháu an ninh
Vận hành khang thái.
Cẩn cáo!
– Đối với bàn thờ chung cho cả gia thần và gia tiên thì khấn gia thần trước, gia tiên sau. Nếu thờ gia thần ở bàn thờ riêng thì tách riêng ra hoặc thắp hương trước, rồi khấn chung một lượt ở gian chính thờ gia tiên.
Cúng Tất Niên 2022 Vào Giờ Nào Hợp Lý Nhất?
Cúng tất niên vào giờ nào, mâm cỗ cần có những gì… là băn khoăn của nhiều người khi chuẩn bị cho buổi lễ quan trọng bậc nhất trong năm này.
Tầm cuối tháng Chạp, các gia đình đều tất bật chuẩn bị cúng tất niên, lo lắng bày biện mâm cỗ dâng lên tổ tiên, mong muốn xua đi những điều xui xẻo ở năm cũ, chào đón những điều tốt lành sẽ đến trong năm mới. Tuy nhiên không phải ai cũng biết mâm cúng tất niên cần chuẩn bị gì, cúng ngày nào, giờ nào hợp lý nhất.
Nên cúng tất niên vào giờ nào?
Tùy theo từng gia đình mà có thời điểm cúng tất niên khác nhau. Phần lớn mọi người đều chuẩn bị lễ cúng tất niên vào ngày cuối năm. Trong năm 2021 này, lễ cúng tất niên có thể diễn ra vào ngày 30 tháng Chạp năm Tân Sửu, tức là ngày 11/2. Những gia đình có việc bận vào ngày đó (phải trực Tết, hay trên đường về quê…) có thể cúng sớm trong những ngày trước đó.
Tùy theo từng gia đình mà có thời điểm cúng tất niên khác nhau. (Ảnh: Internet)
Về giờ cúng cũng không cần quá câu nệ. Thường các gia đình sẽ cúng vào chiều 30 Tết, sau đó hạ lễ để cả nhà cùng ăn bữa tối cuối cùng trong năm. Cũng có gia đình cúng trưa hoặc tối muộn, tùy vào điều kiện, hoàn cảnh riêng.
Nhiều người cho rằng, ngày 30 Tết Tân Sửu có hai khung giờ đẹp để làm lễ cúng tất niên, đó là giờ Tỵ (tức 9-11h) và giờ Tuất (17-19h).
Mâm cúng tất niên cần có gì?
Thành phần món ăn trên mâm cúng tất niên phụ thuộc rất nhiều vào phong tục tập quán và văn hóa của từng vùng, và thói quen, truyền thống của mỗi gia đình. Nhìn chung, có vài món không thể thiếu là gà, xôi và bánh chưng (hoặc bánh tét).
Mâm cúng tất niên ở mỗi vùng miền đều có nét riêng. (Ảnh: Internet)
Người miền Bắc, nhất là người Hà Nội, thường chuẩn bị mâm cơm cúng rất chu toàn và tỉ mỉ với nhiều món ăn truyền thống như gà luộc, canh măng, miến xào, nem, xôi, bánh chưng, dưa muối.Người miền Trung không quá cầu kỳ, tỉ mẩn như người Bắc, các món ăn trên mâm cúng tất niên khá đơn giản, thường có giò lụa, thịt gà, thịt heo, bánh chưng, bánh tét kèm với đĩa hành muối.
Còn miền Nam, do thời tiết ngày Tết nóng hơn so với miền Trung và miền Bắc nên thực đơn cúng tất niên thường có canh khổ qua, chả giò, thịt kho trứng, bánh tét ăn kèm với củ kiệu.
Ý nghĩa lễ cúng tất niên
30 Tết là lúc mọi người tạm gác lại những ngược xuôi tất bật, cùng trở về nhà quây quần với nhau nhìn lại một năm đã qua, tận hưởng không khí ấm cúng cùng gia đình.
Những mâm cỗ được chuẩn bị tỉ mỉ dâng lên bàn thờ gia tiên là cách để bày tỏ sự biết ơn, lòng thành kính của con cháu đối với những người đã khuất, với ông bà tổ tiên. Đây cũng là cách gia chủ thể hiện tấm lòng thành với thần linh, cầu mong gia đình được phù hộ độ trì trong năm mới.
Tất niên chính là thời khắc gia đình sum họp đầy đủ. (Ảnh: Zing.vn)
Trong văn hóa người Việt Nam, cỗ tất niên chính là bữa cơm sum họp, đoàn tụ gia đình, người ở phương xa cũng luôn muốn được trở về dự bữa cơm này. Đây cũng là dịp linh hồn ông bà tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu. Vì thế, ý nghĩa của lễ cúng tất niên không đơn giản chỉ nằm ở mâm cao cỗ đầy mà còn nằm ở tấm lòng con người thành tâm với gia tiên và yêu thương, gần gũi với gia đình.
Theo vtc.vn
Nên Làm Lễ Cúng Đầy Tháng Cho Bé Trai Vào Giờ Nào Là Hợp Lý?
Một trong những sự kiện quan trọng trong giai đoạn phát triển của bé là đầy tháng để thông báo sự có mặt của thành viên mới trong gia đình bày tỏ lòng biết ơn và cầu mong các Bà Mụ, Đức Ông sẽ ban phước lành, may mắn cho đứa trẻ. Vì thế cúng đầy tháng cho bé trai vào thời gian nào là hợp ký được nhiều bố mẹ quan tâm.
Cùng đồng hành suốt khoảng thời gian dài ấy chính là người chồng, ông bà bố mẹ và song hành mang ý nghĩa tâm linh chính là tâm niệm theo dân gian có sự đỡ đầu, sự phù hộ độ trì của tổ tiên và nhất là 12 bà mụ, 1 bà Chúa Thiên Thai Và 3 Đức Ông để mẹ tròn con vuông.
Xem và chọn giờ tốt để làm lễ đầy tháng cho các bé là chọn giờ không xung khắc, hợp với tuổi của con để các con luôn khỏe mạnh và luôn gặp bình an trong cuộc sống sau này.
Cúng đầy tháng cho bé trai vào thời gian nào là tốt nhất
Nhiều người cho rằng cúng đầy tháng nên làm lễ vào buổi sáng vì thời tiết buổi sáng mát mẻ, ít nắng, nếu có nắng thì cũng diệu hơn so với buổi trưa và buổi chiều, như vậy sẽ mang lại nhều may mắn cho bé.
Còn theo sách cổ đại thì khi cúng đầy tháng cho bé trai hay bé gái cũng vậy, làm lễ vào buổi nào cũng được, chủ yếu là giờ cử hành phải tốt, không được xung khắc với tuổi, phải hợp với mạng và tuổi của bé. Vì vậy các bậc phụ huynh cũng nên quan tâm đến các khung giờ hoàng đạo của ngày để chọn giờ phù hợp nhất cho con.
Đây có lẽ là cách tính ngày phổ biến nhất hiện nay. Hầu hết khách hàng của chúng tôi tại Tp Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu đều tính theo cách này.
Ví dụ: Bé nhà bạn sinh ngày 16/7 đến 16/8 là đủ 30 ngày tuổi
Bé gái thì làm lễ đầy tháng ngày 14/8 (đủ 30-2 ngày)
Bé trai thì làm lễ đầy tháng ngày 14/8 (đủ 30-1 ngày)
Đây cũng là một cách tính được nhiều gia đình áp dụng. Với cách tính này thì Nam sẽ tính cộng thêm 1 ngày, nữ thì trừ đi 1 ngày
Ví dụ: Bé nhà bạn sinh ngày 14/3 đến 14/4 đủ 30 ngày tuổi
Bé trai thì làm lễ đầy tháng ngày 15/4 ( đủ 30+1 ngày)
Bé gái thì làm lễ đầy tháng ngày 13/4 ( đủ 30-1 ngày)
Chọn cúng đầy tháng lúc mấy giờ là tốt
Trong sách chiêm tinh và phong thủy học luôn có ghi rằng: Năm tốt không bằng tháng tốt, tháng tốt không bằng ngày tốt, ngày tốt không bằng giờ tốt. Do đó những việc quan trọng trong cuộc đời nếu không chọn được năm tốt, tháng tốt thì cũng cố gắng chọn được giờ tốt mà thực hiện.
Với cách tính này thì dựa vào cung hoàng đạo, tam hợp tứ hành xung để tính giờ cúng đầy tháng. Với cách tính này nhiều người không có kinh nghiệm rất khó để tính. Cụ thể cách tính như sau
Ví dụ: Con của bạn sinh vào 26/09/2019 (dương lịch) thì ngày âm lịch là ngày 28 tháng 8 năm Kỷ Hợi (âm lịch)
Với tuổi Hợi thì tam hợp có Hợi – Mùi – Mẹo còn tứ hành xung có Hợi – Tỵ – Dần – Thân
Dựa vào tam hợp và tứ hành xung thì tổ chức lễ cúng đầy tháng tốt nhất vào các giờ Hợi – Mùi – Mẹo ngoài ra đặc biệt tránh vào giờ tứ hành xung Hợi – Tỵ – Dần – Thân.
Cách tính giờ cúng đầy tháng cho thuận tiện
Đây là cách chọn giờ phù hợp với các gia đình bận rộn. Đây cũng là xu hướng mà các gia đình đang hướng tới trong thời đại này. Nếu gia đình Anh Chị bân rộn, để không ảnh hưởng tới công việc có thể chọn giờ nào thuận tiện cho gia đình mình để cúng đầy tháng.
Cách tính giờ cúng đầy tháng vào buổi sáng
Buổi sáng thời tiết mát mẻ, nhiều gia đình chọn cúng trong buổi sáng, trước 12h trưa là được. Nếu Anh Chị muốn cúng đầy tháng cho bé trong buổi sáng có thể bày mâm cúng trước và tới đúng giờ là cúng được. Cúng xong gia đình có thể xin lộc để cùng ăn uống trong bữa trưa.
Cập nhật thông tin chi tiết về Lễ Hoá Vàng Cúng Đưa Dịp Tết Được Tổ Chức Vào Ngày Nào Mới Hợp Lý? trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!