Xu Hướng 9/2023 # Lễ Gia Tiên Trong Đám Cưới Truyền Thống Của Người Việt # Top 10 Xem Nhiều | Apim.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Lễ Gia Tiên Trong Đám Cưới Truyền Thống Của Người Việt # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Lễ Gia Tiên Trong Đám Cưới Truyền Thống Của Người Việt được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Lễ gia tiên là một trong những phong tục lâu đời không thể thiếu trong đám cưới truyền thống của người Việt Nam

Đám cưới truyền thống của người Việt Nam có khá nhiều phong tục. Các phong tục này đa số đều được truyền lại từ thời các cụ cho đến ngày hôm nay. Mặc dù, theo thời gian, đã có khá nhiều phong tục cưới thời xưa đã được đơn giản hoặc lượt bỏ bớt cho phù hợp với thời đại ngày này. Tuy nhiên, vẫn có những phong tục cưới mà người dân vẫn còn giữ cho đến ngày hôm nay. Những phong tục cưới còn duy trì đến ngày nay đa số là những phong tục được mọi người xem là hữu ích, hướng đến cội nguộn. Một trong những phong tục đó chính là lễ gia tiên

Lễ gia tiên là gì?

Lễ gia tiên là một trong những phong tục cưới truyền thống của người Việt Nam. Lễ này được tổ chức cả ở nhà trai và nhà gái. Nó được xem là buổi lễ thông báo của gia đình trước bàn thờ tổ tiên về việc cưới vợ, gã con cháu trong nhà. Trong lễ gia tiên, cô dâu và chú rể sẽ thắp hương lên bàn thờ tổ tiên để tỏ lòng nhớ đến cội nguồn, tổ tiên của mình.

Đối với nhà gái, khi người con gái chính thức bước ra đi lấy chồng thì sẽ làm lễ gia tiên thông báo với tổ tiên bên nhà gái.

Còn đối với nhà trai, lễ gia tiên được xem như là một buổi lễ ra mắt của nàng dâu đối với gia đình và tổ tiên của nhà chồng.

Lễ gia tiên có ý nghĩa gì?

Nếu phân tích theo âm Hán Việt thì ” GIA” có ý nghĩa là ” Gia Đình “.

Còn ” Tiên” mang 2 ý nghĩa khác nhau. Ý nghĩa thứ nhất có nghĩa là ” Đầu Tiên” hay là ” Trên Hết” hoặc là ” Trước Hết”. Ý nghĩa thứ hai có nghĩa là ” Tổ Tiên “.

Như vậy, nếu xét theo ý nghĩa từ phân tích trên thì lễ gia tiên có nghĩa là buổi lễ trước tiên của gia đình hoặc là buổi lễ ra mắt gia đình tổ tiên.

Tại sao phải tổ chức lễ gia tiên?

Ông bà ta từ xưa đến nay đều có truyền thống thờ cúng tổ tiên. Người xưa có câu “Chim có tổ, người có tông” cũng hàm ý bày tỏ lòng biết ơn của con người ngày nay đối với công ơn sinh dưỡng của cha mẹ, tổ tiên.

Đám cưới được cho là một trong những sự kiện trọng đại nhất trong gia đình. Do đó, việc tổ chức một nghi lễ để ra mắt và thông báo cho tổ tiên gia đình là một việc nhất định phải làm. Cho dù gia đình là gã con gái hay cưới vợ cho con trai thì cũng phải thực hiện nghi lễ gia tiên, thắp hương cho dòng họ tổ tiên của nhà mình.

Trang trí gia tiên Lễ gia tiên được tổ chức khi nào? Lễ gia tiên được tổ chức ở đâu?

Theo truyền thống thì lễ gia tiên được tổ chức trong lễ hỏi và cả trong lễ cưới. Ngày nay, để tiết kiệm thời gian, nhiều lễ hỏi và lễ cưới đã được gộp chung 1 ngày, do đó họ cũng làm lễ gia tiên trong ngày hôm đó luôn.

Nếu tổ chức lễ hỏi riêng thì trong lễ hỏi, lễ gia tiên chỉ tổ chức tại nhà gái. Trong lễ hỏi, sau khi các bậc cha chú của hai nhà thưa chuyện xong, nhà gái chính thức nhập lễ vật và chấp nhận lời hỏi cưới của bên nhà trai thì lễ gia tiên mới chính thức được cử hành. Cô dâu và chú rể sẽ thắp hương tại bàn thờ gia tiên nhà gái, ra mắt tổ tiên nhà gái.

Tham dự lễ gia tiên bao gồm những ai?

Trong đám cưới và lễ gia tiên thì đương nhiên cô dâu và chú rể sẽ là nhân vật chính của buổi lễ. Ngoài cô dâu và chú rể ra, tùy thuộc lễ gia tiên tổ chức tại nhà trai hay nhà gái mà cha mẹ của chú rể hoặc cha mẹ của cô dâu sẽ là những người đứng ra và hướng dẫn cho đôi trai gái thắp hương trước bàn thờ tổ tiên

Bàn thờ gia tiên

Bàn thờ gia tiên là nơi thiêng liêng nhất trong buổi lễ gia tiên. Bàn thờ gia tiên được mọi người chăm chút kỹ lưỡng và trang trí thật đẹp trong ngày cưới. Bàn thờ tổ tiên trong lễ cưới được bố trí như sau:

– Chính diện bàn thờ là nơi đặt ảnh hoặc linh vị của tổ tiên. Một số nơi cũng dán chữ hỷ ngay chính diện thay cho ảnh hoặc linh vị tổ tiên

– Hai bên đặt bộ lư đồng và cặp nến long phụng

– Ngoài ra còn trang trí thêm bình hoa và chậu trái cây ngũ quả

– Có nhiều nơi không trang trí bình hoa thì họ thay thế bằng 2 chậu trầu cau được tết thành hình cặp long phụng đặt 2 bên của bàn thờ.

Bàn thờ gia tiên

Đối với bên nhà gái, ngoài bàn thờ chính là nơi thờ và thắp hương cho tổ tiên, lễ gia tiên còn phải có một bàn mâm quả nữa.

Bàn mâm quả được phủ khăn bàn lịch sự và được đặt thấp hơn bàn thờ gian tiên. Bàn này dùng để đặt các loại mâm quả mà nhà trai mang sang để xin cưới dâu.

Nhà gái cũng bổ trí thêm bàn họ cho khách bên đàn trai và đàn gái cũng ngồi thưa chuyện với nhau, trước khi tiến đến làm lễ gia tiên. Bàn họ thường có 12 ghế, mỗi nhà 6 ghế. Số lượng này có thể tăng hay giảm tùy theo số lượng người bên nhà trai đi sang bên nhà gái chứ không cố định.

Trên bàn họ, nhà gái chuẩn bị sẵn tách trà, bình trà hoặc nước suối kết hợp với trang trí những bình hoa tươi để đón tiếp đoàn nhà trai.

Lễ gia tiên được tổ chức như thế nào?

Nghi thức tổ chức lễ gia tiên của nhà gái và nhà trai có chút khác nhau. Lễ gia tiên của lễ hỏi và lễ cưới cũng có sự khác nhau.

Nghi thức tổ chức lễ gia tiên ở nhà gái Nghi thức tổ chức lễ gia tiên trong lễ hỏi ở nhà gái

Như đã đề cập ở bên trên, trong lễ hỏi, chỉ có nhà gái tổ chức lễ gia tiên mà thôi. Lễ hỏi là ngày nhà trai mang sính lễ được đựng trong các tráp cưới, các mâm quả cưới sang bên nhà gái để hỏi cưới dâu cho con cháu bên nhà trai.

Lễ hỏi sẽ được nhà trai thông báo cho nhà gái biết trước về ngày giờ, số lượng người nhà trai sẽ qua bên nhà gái. Từ đó nhà gái chuẩn bị sẵn mọi thứ để đón tiếp nhà trai.

Bên nhà gái sẽ trang trí và chuẩn bị bàn thờ gia tiên thật trang trọng. Chuẩn bị thêm bàn mâm quả để đặt các loại mâm quả nhà gái mang sang. Chuẩn bị bàn họ với số lượng người đã được thông báo.

Khi nhà trai sang, nhà gái sẽ mời các đại diện bên nhà trai vào nhà ngồi vào bàn họ. Nhà trai một bên, nhà gái một bên. Bên nhà trai sẽ lần lượt chào hỏi và giới thiệu các thành viên trong đoàn nhà trai. Sau đó nêu lý do có mặt tại nhà gái ngày hôm nay cùng với các lễ vật mang theo gồm có những gì. Cuối cùng đại diện nhà trai xin phép nhà gái cho phép hai cháu được thành hôn.

Đại diện nhà gái sẽ đứng lên và giới thiệu bản thân và đưa ra lời chấp thuận nhận lễ vật cũng như là chấp thuận lời cầu hôn của bên nhà trai. Đại diện bên nhà gái sẽ mang một số sính lễ của nhà trai mang sang đặt lên bàn thờ gia tiên của nhà gái để cúng tổ tiên.

Nghi thức tổ chức lễ gia tiên trong lễ cưới của nhà gái

Trong lễ cưới, lễ gia tiên lại một lần nữa được nhà gái cử hành. Trong ngày cưới, đoàn nhà trai sẽ qua nhà gái để rước dâu. Đến nơi, sau khi hoàn tất các thủ tục chào hỏi và phát biểu của hai nhà, hôn lễ sẽ chính thức được cửa hành. Lễ gia tiên là lễ được cử hành cuối cùng trong lễ cưới tại nhà gái. Bố của cô dâu hoặc là người đại diện nam giới của bên nhà gái sẽ là người thắp hương đầu tiên lên bàn thờ gia tiên. Đồng thời, người này cũng là người đọc lời khấn thông báo người con gái trong nhà chuẩn bị xuất giá, và giới thiệu chàng rể tương lai ra mắt tổ tiên.

Sau đó, cô dâu chú rể theo sự hướng dẫn của người đại diện cùng nhau thắp hương lên bàn thờ gia tiên của bên nhà gái. Sau khi hương khói được thắp lên thì cũng là lúc kết thúc lễ gia tiên tại nhà gái, mọi người sẽ bắt đầu chuẩn bị rước dâu về nhà chồng.

Nghi thức tổ chức lễ gia tiên ở nhà trai.

Cô dâu chú rể lên xe hoa và cùng với đoàn rước dâu đi về nhà trai. Theo tục lệ xưa, thì mẹ cô dâu sẽ không đi đưa dâu. Khi đoàn rước dâu về đến bên nhà trai thì cô dâu chú rể phải thực hiện lễ gia tiên một lần nữa tại nhà trai.

Lễ gia tiên tại nhà trai mang ý nghĩa thông báo hôn lễ của con cháu trong nhà cho tổ tiên biết. Đồng thời giới thiệu và ra mắt nàng dâu mới trước các vị tổ tiên của bên nhà trai.

Cũng giống như lễ gia tiên bên nhà gái, cha chú rể hoặc một đại diện nam giới bên nhà trai sẽ là người thắp hương trước trên bàn thờ gia tiên. Sau đó người này sẽ hướng dẫn cô dâu và chú rể cùng thắp hương lên bàn thờ gia tiên của bên nhà trai. Sau khi lễ kết thúc, cô dâu chú rể cùng cúi lại và dâng trà cho cha mẹ của chú rể. Đồng thời cũng dâng trà nước mới các vị tiền bối trong gia đình nhà trai.

Lễ vật trên bàn thờ gia tiên của bên nhà trai thường có mâm ngũ quả, chậu hoa tươi, trầu cau, hộp bánh, hộp trà…

Lời khấn trong lễ gia tiên

Thời xưa, trong lễ cưới, người xưa luôn có những bài khấn vái trước tổ tiên để mong tổ tiên phù hộ cho cô dâu chú rể sống hạnh phúc bên nhau trọn đời. Những bài khấn vái thời xưa mang nặng tính chất phong kiến cũng như sùng bái thần linh. Nó không còn phù hợp với thời đại ngày nay nữa.

Lời khấn ngày nay được viết lmột cách dễ hiểu và ngắn gọn. Bạn có thể tham khảo bài khấn sau đây:

” Hôm nay ngày lành tháng tốt

Được sự đồng ý và thống nhất của gia đình hai bên. Chúng con chính thức cử hành hôn lễ cho 2 cháu. Nguyễn Văn A và Phạm Thị B. Nay lễ đã thành. Chúng con xin dâng các lễ vật theo truyền thống đến các chư vị tổ tiên. Mong các vị tổ tiên phù hộ cho 2 cháu “Trăm Năm Hạnh Phúc”, “Đầu Bạc Răng Long”. Chúng con xin thành tâm kính khấn.”

Lễ gia tiên trong đám cưới của 3 miền có gì khác nhau

Bàn thờ cho lễ gia tiên là bàn thờ chính của gia đình, trước buổi lễ cần dọn dẹp sạch sẽ, có thể phủ thêm vải đỏ và câu đối. Trên bàn thờ phải có một mâm ngũ quả, có thể kết hình long phụng cho thêm phần long trọng, hoa tươi – thường là hoa lay ơn, một con gà luộc và một đĩa xôi gấc đỏ. Ngoài ra, khi nhà trai rước được cô dâu về nhà, sẽ mang một phần mâm quả của tráp xin dâu, thường gọi là mâm lại quả và không có trầu cau, rượu, về sẽ thắp hương trên bàn thờ.

Lễ cưới hỏi của người miền Trung thường đơn giản, không cầu kỳ với quan niệm “trọng lễ nghi khi tài vật”. Thường bàn lễ gia tiên được chuẩn bị rất chu đáo và cẩn thận, mâm lễ cúng sẽ có đầy đủ trầu cau, rượu trà, nến tơ hồng và không thể thiếu bánh phu thê. Nhà trai nếu khá giả thì mâm lễ sẽ có thêm bánh kem và bánh dẻo chứ không cúng heo quay như nhiều nơi.

Lễ gia tiên trong đám cưới của người miền Nam

Với người miền Nam, lễ cưới là một dịp vô cùng quan trọng, yếu tố thẩm mỹ và lễ nghi đều được đặt lên cao. Thường các gia đình sẽ lập một bàn thờ giả ngay tại phòng khách rộng rãi nhất để đảm bảo được sự trang trọng. Bàn thờ gia tiên sẽ được treo phông đỏ, treo chữ hỷ và câu đối, cặp lư đồng đã được đánh bóng kỹ trước đó, cặp mâm quả hình long phụng kết tỉ mỉ, bình hoa lớn. Trên bàn thờ cũng có thể để ảnh tổ tiên, ông bà hoặc có thể bỏ trống, bày sẵn mâm ngũ quả, gà luộc hoặc cầu kỳ hơn, có thể đặt mâm trái cây hình long phụng để bàn thờ thêm đẹp mắt.

Một trong những nghi thức quan trọng trong lễ gia tiên của người miền Nam chính là Lễ Rước Đèn. Lễ lên đèn là lễ quan trọng nhất đối với các lễ cưới tại khu vực Nam Bộ. Đa phần tất cả những đám cưới tại Nam Bộ đều thực hiện nghi lễ này. Hai ngọn nến long phụng do nhà trai mang đến được đem ra chuẩn bị sẵn. Bàn thờ tổ tiên được bày trí gọn gàng sạch sẽ, người đại diện hướng dẫn cô dâu và chú rể thực hiện lễ lên đèn dân lên bàn thờ tổ tiên.

Hai ngọn nến long phụng (người Nam Bộ gọi là đèn cầy long phụng) sẽ được đốt lên từ ngọn lửa của ngọn đèn đặt trên bàn thờ. Người đại diện sẽ cầm 2 ngọn nến long phụng khấn vái trước. Sau khi lửa cháy đều trên ngọn nến, người đại diện sẽ trao cho cô dâu chú rể mỗi người 1 ngọn nến để cắm vào chân đèn của bàn thờ gia tiên. Ngọn nến phải cháy thông dong và đều đặn vì nếu cháy bên cao bên thấp sẽ mang đến điều không may như gia đình sẽ bất hòa, vợ chồng dễ cãi nhau, còn nếu cháy đều thì mang ý nghĩa vợ chồng hòa thuận, làm ăn phát đạt…. Để nến khỏi tắt trong quá trình làm lễ, người nhà sẽ tạm thời tắt bớt quạt và đóng bớt cửa sổ để tránh gió làm tắt ngón nến.

Trang trí gia tiên với tông màu đỏ

Trong lễ cưới nói riêng, lễ gia tiên nói chung thì tông màu đỏ chính là tông màu được ưa chuộng nhất. Màu đỏ là màu đại diện cho niềm vui, hỷ sự, niềm may mắn nên nó là tông màu chính cho những sự kiện lớn trong gia đình.

Màu đỏ trong trang trí gia tiên được chủ yếu bố trí ở các phông nền, khăn trải bàn, áo ghế và hoa trang trí trên bàn thờ gia tiên, bàn thờ họ.

Một số mẫu trang trí gia tiên với tông màu đỏ

trang trí gia tiên với tông màu đỏ Trang trí gia tiên với tông màu xanh lá

Xanh lá là màu của thiên nhiên, màu của cây cỏ, hoa lá. Một không khí tươi mát và thanh khiết được tạo ra khi bạn sử dụng tông màu xanh lá để trang trí gia tiên. Màu xanh lá thường được kết hợp với màu trắng để tạo phong cách nhẹ nhàng, thoái mái.

Màu xanh lá trong trang trí gia tiên được bố trí ở các phông chính diện của bàn thờ, các loại hoa trang trí kết hợp xanh lá và hoa trắng, các loại nơ được buộc trên ghế trong bàn họ.

Một số mẫu trang trí gia tiên với tông màu xanh lá

Trang trí gia tiên với tông màu hồng

Màu hồng là màu của sự lãng mạn, là màu của sự đáng yêu. Trang trí gia tiên theo tông màu hồng không những giúp bạn có một không gian cưới thật xinh xắn mà còn mang một không khí lãng mạn nữa.

Người ta thường sử dụng kết hợp tông màu hồng đậm và hồng nhạt để tạo ra hiệu ứng cho kiểu trang trí này. Tông màu hồng nhạt được sử dụng cho áo ghế, khăn trải bàn, các phông màn phụ. Trong khí đó tông màu hồng đậm được sử dụng cho các loại nơ trên áo ghế, tấm phủ khăn bàn, khăn trải bàn thờ gia tiên và bàn mâm quả.

Một số mẫu trang trí gia tiên với tông màu hồng

bàn thờ gia tiên, lễ gia tiên, lễ gia tiên là gì, lễ gia tiên miền bắc, lễ gia tiên miền nam, lễ gia tiên miền trung, lễ gia tiên nhà gái, lễ gia tiên nhà trai, lễ gia tiên tổ chức khi nào, lễ gia tiên tổ chức ở đâu, lễ gia tiên trong đám cưới, lời khấn, lời khấn bái lễ gia tiên, lời khấn lễ gia tiên, nghi thức tổ chức lễ gia tiên, tại sao phải tổ chức lễ gia tiên, thành phần tham dự lễ gia tiên, trang trí gia tiên, ý nghĩa của lễ gia tiên

Sính Lễ Cưới Trong Đám Cưới Truyền Thống Của Người Việt Nam.

Tráp mâm quả bánh:

Bánh phu thê phổ biến cả 3 miền Bắc Trung và Nam. Miền Bắc bánh có hình tròn, hình ảnh của bầu trời. Nó tượng trưng cho cực dương. Bánh được nhuộm màu đỏ, vàng bằng phẩm màu tự nhiên. Nó được gói trong giấy bóng kính và tạo khuôn hình tròn.

Ở miền Trung và Nam thì bánh phu thê là sự hài hòa của đất trời, âm dương đồng thuận, bánh khác nhau về màu sắc và kiểu dáng. Bánh màu trắng được gói trong hộp vuông làm từ lá dứa. Phần nhân được đặt trọn trong phần bột đã dàn mỏng thể hiện sự ôm ấp, che chở của tình nghĩa phu thê. Triết lý ngũ hành thể hiện qua năm màu có trong bánh: màu trắng của bột lọc và cơm dừa, màu vàng của nhân đỗ, màu đen của hạt vừng, màu xanh của lá và màu đỏ của lạt buộc hay chữ hỷ trang trí trên bành. Điều này thể hiện sự hài hòa của trời đất, sự kết hợp hoàn hảo của vợ chồng.

Bánh pía

Bánh Pía là đặc sản nổi tiếng của Tỉnh Sóc Trăng. Sự kết hợp hoàn hảo của các nguyên liêu đậu xanh, sầu riêng và trứng muối đã tạo ra một loại bánh có vị ngon tuyệt vời.

Bánh pía rất phổ biến ở các tỉnh miền Nam. Trong lễ cưới, người miền Nam thường sử dụng bánh pía làm sính lễ và được nhà trai mang qua nhà gái trong đám hỏi. Cũng như các lễ vật khác, bánh pía được đặt riêng ra 1 tráp khoảng 20 đến 30 cái.

Ngày nay, người ta làm ra nhiều loại bánh pía có nhân khác nhau như đậu xanh, dừa, mè đen, khoai môn, ….

Bánh cốm

Bánh cốm làm từ nguyên liệu gì

Bánh cốm là loại bánh làm từ cốm. Nhân của bánh cốm được làm từ đậu xanh, dừa nạo, mức bí hoặc mức sen. Bánh có màu xanh lá cây được bộc bên ngoài bằng tấm nylong trong suốt, trước khi được cho vào hộp giấy vuông.

Nguồn góc của bánh cốm

Nguồn góc của bánh cốm được bắt đầu từ truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh.

Sơn Tinh Thủy Tinh kể về cuộc đối đầu giữa thần núi Sơn Tinh và thần nước Thủy Tinh. Cả trổ hết tài phép đấu với nhau để tranh giành công chúa Mỵ Nương xinh đẹp. Để đánh bại Sơn Tinh, Thủy Tinh làm phép cho nước dâng lên khắp nơi, tuy nhiên nước đến đâu thì Sơn Tinh làm phép cho núi chặn nước đến đó. Cuối cùng phần thắng thuộc về Sơn Tinh và đã kết hôn với Mỵ Nương.

Sự tích Sơn Tinh – Thủy Tinh

Sau hôn lễ, Sơn Tinh và Mỵ Nương đi khắp nơi để giúp đỡ dân chúng khắc phục các hậu quả do Thủy Tinh gây ra. Họ rất đau lòng vì những trận lụt lội đã làm cho người dân mất mùa, đói rét, lâm vào cảnh màn trời chiếu đất. Để giúp đỡ cho dân, họ đã làm rất nhiều việc như dạy cho dân chúng cách chăn nuôi, trồng trọt, dựng lại nhà cửa.

Trong một ngày đẹp trời, họ đã vô tình phát hiện ra một giống lúa nếp có hương thơm đặt biệt. Biết đã tìm ra được giống lúa nếp ngon, họ hướng dẫn cho người dân cách trồng trọt và tạo giống. Nhờ đó cuộc sống của người dân ngày càng được cãi thiện và tốt hơn.

Để nhớ ơn công lao của Mỵ Nương và Sơn Tinh, người dân đã làm ra một loại bánh từ loài nếp này. Loài bánh này hình vuông, có màu xanh lá cây, dẽo ngon, tinh khiết được gọi là bánh cốm.

Bánh cốm có hình vuông. Trong tư tưởng của người xưa thì “Trời Tròn Đất Vuông” thì bánh cốm đại diện cho đất mẹ bao la.

Cũng từ tình yêu của Mỵ Nương và Sơn Tinh trong truyền thuyết mà đến nay, bánh cốm đã trở thành một loại bánh không thể thiếu trong tất cả các lễ cưới tại miền Bắc

Do phong tục tập quán bên cạnh yếu tố địa lý và khí hậu, bánh cốm chỉ phổ biến ở các tỉnh miền Bắc. Vì vậy bánh cốm thường được sản xuất tại khu vực đồng bằng sông Hồng, còn từ miền Trung trở vào Nam không phổ biến loại bánh này.

Trong tác phẩm Hà Nội 36 phố phường của Thạch Lam cũng có đề cập đến loài bánh này

Một thứ bánh ngon mà cũng không đắt, một thứ bánh gợi cho ta những kỷ niệm rất nhiều màu. Bánh cốm chính là thứ bánh cưới, trao đi đổi lại trong những mùa thu, để chứng nhận cho cái sung sướng của cặp vợ chồng mới, và cái vui mừng của họ hàng. Vuông vắn như quyển sách vàng, bọc lá chuối xanh buộc lạt đỏ; cái dây lạt đỏ như sợi dây tơ hồng buộc chặt lấy những cái ái ân. Nhân đậu xanh giã nhuyễn, vương mấy sợi dừa, và đường thì ngọt đậm. Có lẽ chúng ta có quyền phàn nàn rằng cái thứ bánh ấy và nhiều thức bánh khác của ta nữa, phần nhiều ngọt quá, ăn hay chóng chán. Nhưng bánh mừng đám cưới lại nhạt ư? Cho nên họ làm ngọt, hết sức ngọt, để tận tình dung cái đằm thắm của cặp vợ chồng (cũng vì thế mà tình yêu chóng chán )

Bánh kem

Bánh kem được xuất thân từ phương Tây. Tại đây, mỗi khi có dịp sinh nhật, đám cưới hay tiệc tùng, người phương Tây thường đặt bánh kem để ăn mừng. Thông qua việc giao thương các nước phương Tây với Châu Á, bánh kem du nhập vào Việt Nam.Hiện nay, bánh kem là bánh không thể thiếu trong mỗi đám cưới trong nghi thức cắt bánh.

Mỗi 1 bánh kem là một tác phẩm nghệ thuật với những trang trí hoa văn đầy điêu luyện của các nghệ sỹ làm bánh. Trong đám cưới thường có 2 loại bánh kem.

Loại thứ nhất được là loại bánh kem 1 tầng, nó được đặt vào trong tráp mâm quả đi kèm với các mâm quả khác khi đem sính lễ qua nhà gái. Nó thể hiện sự chu đáo và ngọt ngào của chú rể đối với cô dâu.

Loại thứ hai được gọi là bánh kem trong nhà hàng tiệc cưới. Bánh kem này thường có ít nhất 3 tầng. Đối với một số nhà hàng có tặng bánh kem thì tầng trên cùng là bánh kem thật, còn các tầng dưới là bánh giả. Loài bánh này sẽ được cô dâu chú rể cắt khi làm nghi thức cưới tại nhà hàng.

Tráp Trầu Cau

Nguồn góc lễ cưới phải có trầu cau

Phong tục sính lễ cưới luôn có trầu cau được bắt nguồn từ Sự Tích Trầu Cau. Sự Tích Trầu Cau là một tác phẩm trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Nó đã ra đời từ thời vua Hùng, có nghĩa là hơn 2000 năm trước công nguyên.

Tóm tắt sự tích Trầu Cau:

Sự tích này cũng đã được ghi lại trong sử thi “Lĩnh Nam Trích Quái“. Sự tích này là một dạng văn học truyền miệng, được truyền từ đời này sang đời khác cho đến hiện tại và nó cũng có rất nhiều dị bản khác nhau.

Ý nghĩa của trầu cau trong đám cưới Việt

Trong phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt Nam từ Bắc ra Nam, sính lễ cưới lúc nào cũng có tráp trầu cau. Trầu Cau đại diện cho lòng chung thủy và tình yêu sắc son trong tình cảm vợ chồng được lưu truyền từ xa xưa đến nay. Chính vì lý do này, trầu cau luôn là lễ vật không thể thiếu trong lễ cưới hỏi.

Ngoài ra, người xưa còn có câu “Miếng trầu là đầu câu chuyện“. Vì thế trầu cau còn như là một cầu nối, khởi đầu cho cuộc nói chuyện của 2 nhà trai và nhà gái trong việc bàn bạc tính toán lễ cưới cho đôi trai gái.

Số lượng trầu cau bao nhiêu là đủ?

Theo phong tục xưa, người ta tính cứ 1 bộ trầu cau sẽ gồm 1 quả cau và 2 lá trầu. Khi tổ chức lễ cưới, người ta đặt khoảng 60 đến 80 bộ trầu cau trong tráp trầu cau (nhiều địa phương sẽ gọi là mâm quả trầu cau)

Còn ngày nay lại thịnh hành số lượng 105 bộ quả trầu cau trong 1 tráp. Người ta cho rằng 105 đại diện cho ý nghĩa Trăm Năm Hạnh Phúc của cô dâu và chú rể. Do đó khi đặt trầu cau để làm sính lễ cưới, các bạn có thể lưu ý lựa chọn số lượng cho phù hợp.

Các kiểu trưng bày tráp trầu cau

Có rất nhiều kiểu trưng bày tráp trầu cau, khi bạn đặt bạn có thể yêu cầu nhà cung cấp cho xem các mẫu tráp trầu cau và giá cả của từng mẫu để bạn có thể chọn lựa. Webdamcuoi xin giới thiệu một số mẫu tiêu biểu bên dưới.

Tráp trầu cau phổ biến

Tráp trầu cau đơn giản

Tráp trầu cau trang trí hình chim phụngTráp trầu cau trang trí nơ và lá dừa kiểng

Tráp trầu cau trang trí hình long phụng

tráp trầu cau trang trí lá dừa kiểng uốn hình timTráp trầu cau trang trí hoa hồng và lá

Tráp trầu cau trang trí hoa lan hồ điệp và lá dừa kiểng

Khay trầu tem

Ngoài tráp trầu cau, khi đem sính lễ qua nhà gái, nhà trai còn chuẩn bị thêm 1 khay trầu têm đi kèm với bao lì xì và trà rượu

Tráp mâm quả trái cây

Quả nho

Từ xưa người ta đã có câu thành ngữ rằng “hoa thơm quả ngọt” vì vậy, nho được cho là đại diện cho một cuộc sống lứa đôi hạnh phúc, có nhiều hương vị ngọt ngào. Ngoài ra, hình ảnh chùm nho còn chứa đựng lời chúc con cháu đầy đàn cho cặp đôi mới cưới.

Quả táo theo tiếng Hán Việt có nghĩa là Bình Quả. Theo nhiều người nó mang đến bình an, may mắn và hạnh phúc cho đôi vợ chồng trẻ

Quả thanh long

Thanh Long đại diện cho rồng. Một linh vật cát tường. Ngoài ra vẻ ngoài của trái thanh long của rất ấn tượng khi trưng bày trên mâm ngũ quả.

Ngoài ra thanh long cũng mang rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe của con người. Cụ thể là 6 lợi ích sau:

Tốt cho tim mạch

Hỗ trợ tiêu hóa

Ngăn ngừa tiêu đường

Giảm viêm khớp

Phòng chống ung thư

Giảm cân

Làm đẹp da

Quả mãng cầu

Chữ cầu trong tên của quả mãng cầu tượng trưng chó ý nghĩa con cháu cầu xin tổ tiên phù hộ những điều tốt đẹp cho hôn sự của đôi vợ chồng trẻ.

Quả cam

Cam thường được trưng bày trên bàn thờ gia tiên ở miền Bắc hơn miền Nam bởi người Bắc tin rằng cam sẽ mang lại may mắn, xua đuổi tà ma nhờ hương vị của chúng. Còn đối với người miền Nam, cam thường khiến người ta liên tưởng đến sự “cam chịu”, nên thường không được sử dụng để trưng bày trên bàn thờ gia tiên trong đám cưới.

Quả xoài

Đây là một loại quả thường thấy trên bàn thờ lễ gia tiên và người Nam thường đọc chữ “Xoài” thành “Xài”, nên nó mang ý nghĩa là sự dư dả về tài chính cho cặp đôi mới cưới.

Tráp Trà rượu

Ông bà xưa có câu “Khách đến nhà không trà thì rượu” . Vì vậy trong những cuộc hội vui, họp mặt gia đình, bạn bè của người Việt đều không thể thiếu Trà và Rượu. Mâm quả có Trà và Rượu sẽ được dâng lên bàn thờ trong quá trình cử hành nghi thức, mang ý nghĩa tâm linh như là lời con cháu kính hiếu mời các vị cao niên, ông bà tổ tiên cùng chứng giám cho đôi trẻ và cũng là để xin phép tổ tiên cho đám cưới được diễn ra vui vẻ, hạnh phúc.

Mâm quả heo quay thuộc tính Mặn, phổ biến nhất trong mâm quả cưới. Thông thường mâm quả cưới sẽ được chọn lựa theo cách thức đầy đủ nhất sẽ bao gồm Trầu – Cau, Trà – Rượu, Mặn – Ngọt. Tùy vào mỗi gia đình sẽ lựa chọn heo quay loại lớn hay nhỏ (heo sữa). Heo quay sẽ được 2 người khiêng và nó mang ý nghĩa chúc cô dâu và chú rể sớm có tin vui, tài lộc vẹn toàn.

Tráp mâm quả xôi gấc

Xôi gấc là gì?

Xôi gấc là loại xôi có màu đỏ. Sở dĩ gọi là sôi gấc bởi vì màu đỏ cửa nó được tạo ra từ trái gấc trong quá trình làm xôi. Đây có thể nói là món ăn quan trọng trong mâm cổ truyền thống của người Việt, đặc biệt là trong những dịp lễ quan trọng như cưới hỏi.

Ý nghĩa sôi gấc trong ngày cưới

Xôi gấc có màu đặc trưng là màu đỏ tương. Màu đỏ từ bao đời nay luôn được xem là màu đại cát, mang may mắn đến cho mọi người, đặc biệt trong các ngày cưới hỏi.

Xôi gấc được làm từ các nguyên liệu tự nhiên như nếp và trái gấc, những nguyên liệu được sinh ra từ đất mẹ thiêng liêng nên nó mang lại phước lành và hạnh phúc cho lứa đôi.

Xôt gấc trong sính lễ cưới được đổ thành hình trái tim, bên trên trang trí bằng lớp đậu xanh có hình chữ song hỷ. Người ta thường xếp 1 khay mâm quả gồm 6 cái sôi gấc thành 1 vòng tròn. Ở giữa vòng tròn trang trí thêm hoa tươi hoa ruy băng.

Xôi gấc được nấu từ nếp dẻo thơm, nguyên chất, ngọt tự nhiên, kết hợp với những quả gấc chín tươi, đỏ mộng. Ngoài ra còn có thêm đậu xanh tùy ý.

Đi kèm mâm xôi gấc thường có thêm một con gà với ý nghĩa “gà đẻ trứng vàng” mang đến sự sung túc và hạnh phúc.

Tráp mâm quả xôi gà luộc

Ở một số nơi, người ta còn có thể thay thế mâm xôi gà luột bằng xôi gà quay.

Bao lì xì tiền nạp tài

Tiền nạp tài thường được để trong 2 bao lì xì màu đỏ. Nó được trao cho nhà gái chung với các sính lễ trong lễ hỏi hoặc lễ cưới.

Đèn Long Phụng

Trong lễ cưới của người miền Nam không thể thiếu cặp đèn Long Phụng. Đèn này được nhà trai chuẩn bị sẵn để sử dụng trong lễ rước đèn trong nghi lễ cưới.

Nếu thấy bài viết hay , chia sẻ ngay với bạn bè

Pinterest

Linkedin

Tumblr

Lễ Gia Tiên Trong Đám Cưới Người Việt

Nghi lễ tại họ nhà gái

Thắp hương bàn thờ.

Họ nhà gái mời nhà trai vào nhà, nhà trai cho đặt đồ lễ lên bàn thờ, chú rể phụ hay những người phụ bưng đồ lễ vật đứng dàn hàng ngang trước mặt cá cô dâu phụ hay các thiếu nữ bên đằng gái cũng đứng hàng ngang đối diện để nhận những mâm quả lễ vật. Những người này đem lễ vật đặt lên bàn thờ có thứ tự trước bàn thờ gia tiên. Nhười chủ hôn nhà trai mở nắp quả, khăn đỏ phủ lễ vật. Ngay sau lời mở đầu buổi lễ xin phép. Nhà gái cho thắp hương để chú rể và cô dâu cúng lễ gia tiên. Ðèn nhang phải do bố, anh trai hoặc em trai cô dâu thắp.

Lễ gia tiên

Chú rể vào lễ bàn thờ gia tiên nhà vợ bốn lễ, rồi sau đó cô dâu cũng lễ theo. Ngày nay cô dâu chú rể cùng lể một lượt theo nghi thức chú rể “bái gối” và cô dâu ngồi bệt, mỗi lần chú rể bái cô dâu chờ động tác cho nhịp nhàng.

Lễ mừng

Lễ gia tiên xong hai vợ chồng phải ra lễ mừng cha mẹ vợ. Hai vợ chồng mới lạy cha mẹ ngay liền trước bàn thờ gia tiên, thường được cha mẹ miễn thủ tục này để tỏ lòng thương yêu rộng lượng. Ý nghĩa của việc mừng cha mẹ vợ để tạ ơn công nuôi dưỡng vợ mình, còn cô dâu lễ mừng cũng có ý nghĩa tạ ơn công cha mẹ tác thành lương duyên giai ngẫu cho mình.

Khi chú rể lễ mừng, Thường cha mẹ cho tiền hoặc vàng , bạc, người phụ rể sẽ nhận hộ chú rể. Ngày nay tập tục này có nhiều thay đổi trong lễ này, cha mẹ không cho tiền. Nếu cho tiền thì cho cô dâu trong đêm nhóm họ trước ngày vu quy, tại buổi lễ có thể người cha vợ quyết định cho lại vợ chồng mới số “tiền đồng” hay “tiền chợ” mà họ đằng trai trao cho đằng gái khi trình lễ vật. Bà mẹ vợ cũng nhân dịp này cho con gái một vài món nữ trang có ngụ ý rằng đây là của riêng con gái do bà mẹ tằn tiện để dành cho chị được phép dùng trong cơn nguy cấp để hộ thân.

Sau khi chàng rể làm đủ mọi nghi thức rồi, nhà gái mời nhà trai uống nước, ăn trầu và hai họ chúc tụng cho cô dâu chú rể những điều tốt lành.

Thường nhà gái làm cổ mời nhà trai, ngày nay theo khuôn phép gia đình nền nếp chú rể và cô dâu không ngồi vào bàn trong tiệc đãi, mà phải đưa nhau đến từng bàn mời khách khứa đôi bên mà cũng là dịp để nhận biệt rõ những người thân thuộc.

Họ nhà trai ngồi lại nhà gái cho đến lúc được giờ tốt, giờ hoàng đạo, cụ già chủ hôn xin với nhà gái cho rước dâu. Cô dâu lúc đó y phục chỉnh tề trang điểm với đủ đồ nữ trang của mình cùng đồ dẫn cưới trước , đựng trong gương phủ nhiễu điều.

Họ nhà gái có một số người theo cô dâu, trong đó có cô phụ dâu. Cô phụ dâu được lựa trong số những thiếu nữ chưa lập gia đình cũng như phụ rể là những người chưa vợ, đây là dịp giới thiệu những trai gái có thể tiếp nối kết duyên.

Nghi lễ bên họ nhà trai

Lễ rước dâu

Cụ già chủ hôn lại dẫn đầu đám rước dâu, đốt nhang (hương) trước khi đám rước lên đường. Ði theo cụ già cầm hương là hai họ nhà trai nhà gái. Việc câm hương này, nhiều người giải thích rằng để vị thần chủ về hôn lễ chứng. Nhưng có người cho rằng là để đốt vía những kẻ xấu mồm xấu miệng quở mắng khi đám cưới đi qua.

Tuỳ theo tục lệ của từng địa phương, có nơi cha mẹ chàng rể không đi mà để chú rể đi cùng với ông tộc trưởng đảm nhiệm chủ hôn. Ờ miền Bắc và miền Trung khi đi rước dâu cha mẹ cô dâu cũng không đi, vì để tránh nổi buồn chia cách nên phải nhờ người thân tộc đi thay mình. Nhưng ở miền Nam do lối suy nghĩ phóng khoáng hơn nên cả hai gia đình thông gia đều tham dự rước, họ hãnh diện về sự tồn tại đủ đôi của bậc cha mẹ trong ngày cưới của con.

Cách Làm Món Tôm Chiên Xù Trong Mâm Cỗ Đám Cưới Truyền Thống Của Người Việt

+ 400 gram tôm to

+ 300 gram bột mỳ đa dụng

+ 1 thìa bột nở

+ 1 thìa con muối

+ 1-2 quả trứng.

+ Bước 1: Tôm mua về các nàng đem rửa sạch, bóc vỏ, dùng chiếc tăm nhỏ khều chỉ đen ở phần sống lưng và bụng của tôm cho sạch hơn. Đặt tôm trên giấy thấm dầu hoặc lau khô tôm (mục đích là để tôm sẽ quyện bột hơn và khi chiên sẽ không bị bắn mỡ)

+ Bước 2: Trộn 300 gram bột mỳ đa dụng với 1 thìa con muối và 1 thìa bột nở, đảo thật đều cho các loại bột và muối được hòa tan và đều nhau và để riêng. Trứng đập ra bát, đánh tan.

Cách chiên tôm như thế nào để tôm được thẳng đẹp giòn lâu?

+ Tôm sú còn tươi nhất, cố gắng tránh dùng tôm đông lạnh. Như vậy mùi vị và sắc của tôm sẽ ngon hơn.

+ Vài củ sả

+ Dầu mè

+ Dầu ăn

+ Gia vị: muối

+ Rau xà lách, cà chua

Các bước thực hiện cách chiên tôm thẳng đẹp giòn lâu:

+ Bước 1: Để tôm chiên tẩm bột được thẳng đẹp, trước lúc tẩm bột hãy dùng mủi dao cắt phía bụng tôm 2-3 lằn nhỏ, sau đó tẩm bột chiên thì sẽ thẳng hơn. Hồi trước có làm nhà hàng mấy tháng, mình cũng đã làm như thế. Ai có cách gì hay hơn mình cũng rất muốn biết.

+ Bước 2: Đối với sả: bạn nên cắt bỏ bớt phần lá già bên ngoài cùng phần gốc cứng. Rửa sạch với nước rồi dùng dao cắt sả thành từng khúc ngắn khoảng bằng ngón tay trỏ. Sau đó dùng chày đập dập, tác dụng là để sả tiết hết tinh dầu, tạo độ thơm cho món ăn.

+ Bước 3: Đối với tôm sau khi thực hiện như bước 1, đem tôm vừa mua về thì thả vào chậu lớn. Tôm sau khi đã được rửa sạch thì dùng kéo nhọn, rạch một đường ở lưng tôm để rút bỏ phần đen dài. Sau đó loại bỏ chất bẩn ở ngay phần đầu tôm. Chú ý nhẹ tay để tránh cho chỗ vỏ ở đầu không bị bung ra.

+ Bước 4: Ướp tôm sú đã làm sạch với một chút bột canh, phần sả đã đập dập cùng với một thìa dầu mè. Dầu mè dùng để ướp tôm sẽ có tác dụng cho thịt tôm lúc chiên sẽ ngậy và giòn hơn. Dùng đũa đảo đều để gia vị được ngấm với tôm. Để khoảng 30 phút cho thấm gia vị.

+ Bước 6: Sau khi chiên, vớt tôm ra bằng muôi lỗ . Tôm chiên đặt vào giấy thấm dầu để giảm đi sự béo và ngấy. Trên đĩa sắp sẵn lá xà lách cùng hoa hồng cà chua, xếp tôm theo hướng đối đầu vào trong, chú ý sô người ăn và số lượng tôm bạn mua để bày biện sao cho đĩa tôm đẹp nhất.

Bật mí cách lựa chọn và nhận biết tôm tươi ngon nhất

+ Kiểm tra độ rộng giữa các khớp của tôm: Để kiểm tra độ tươi của tôm (nhất là đối với các loại tôm to), bạn đưa tôm ra ánh sáng và kéo dài con tôm và xem độ rộng giữa các khớp trên lớp vỏ và thịt tôm. Nếu phần khớp này rộng chứng tỏ tôm kém tươi do để quá lâu hoặc để trong tủ đông trong thời gian dài. Khớp trên lớp vỏ và thịt tôm rộng chứng tỏ tôm kém tươi.

+ Hình dáng của tôm: Với những con tôm hỏng, thân chúng thường uốn cong thành hình tròn chứ không có dáng thẳng hoặc hơi cong cong như tôm sống.

+ Không mua những con tôm chảy nhớt: Không nên mua những con tôm đã bị chảy nhớt. Phần lớn những con tôm này thường uốn cong thân thành hình tròn chứ không nằm thẳng như bình thường.

+ Chân tôm: Cần quan sát xem phần chân của tôm còn gắn chặt vào thân hay không, thịt tôm phải săn chắc.

+ Cách chọn tôm sú: Trước hết tôm phải còn sống. Bạn chú ý thấy tôm có vỏ bóng, trơn, sống giữa thân tôm tươi và trong, đó mới là tôm ngon, chắc thịt.

+ Cách chọn tôm hùm: Tôm hùm khỏe ngon là tôm có càng xanh trong và vỏ tươi bóng.

+ Cách chọn tôm sắt: Là loại tôm có kích thước nhỏ hơn các loại tôm khác nhưng rất ngon, khi chế biến có vị ngọt đậm đà. Chọn tôm còn tươi, có màu hồng trắng, nếu tôm có màu hồng đậm là tôm để lâu, đã ươn, không đảm bảo chất lượng.

+ Cách chọn tôm biển (tôm he): Khi cầm tôm lên xem, tôm còn nhảy tanh tách, có màu hồng trắng, mắt xanh, đó mới là tôm ngon và còn khỏe.

Cách Vái Lạy Trong Đám Tang Đúng Phong Tục Truyền Thống Của Người Việt

Cách vái lạy trong đám tang lễ

Vái lạy luôn là hình thức bắt buộc mà tất cả những đám tang, viếng người đã khuất phải có, với ý nghĩa thể hiện sự đưa tiễn trang trọng mà những người còn sống thực hiện. Chính vì vậy, rất nhiều người thường băn khoăn và không biết rằng đi viếng đám tang như thế nào, vái lạy mấy lần?,… thì bài viết này của VnDoc sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách thức vái lạy trong đám tang theo đúng phong tục truyền thống của người Việt ta.

Cách vái lạy trong đám tang đúng phong tục truyền thống của người Việt

1. Đám tang (đám ma) là gì?

Đám tang hay đám ma, lễ tang, tang lễ, tang ma là một trong những phong tục của Việt Nam. Bao gồm nhiều quy trình của những người đang sống thực hiện đối với người vừa chết.

Tang lễ được tổ chức khác nhau ở các dân tộc trên Việt Nam, mỗi một dân tộc có những nghi lễ tổ chức khác nhau mặc dù không nhiều nhưng đều có những bước cơ bản tương đối giống nhau ở các người Kinh cũng như các dân tộc thiểu số khác. Trong tang lễ ngày nay lại có những điểm khác so với thời kỳ từ thế kỷ 20 trở về trước.

2. Nghi thức vái lạy trong đám tang

Cách lạy đám tang đúng cách là thể hiện lòng cung kính với người đã khuất. Việc này không nên khinh suất mà cần phải thật tỉ mỉ. Đặc biệt là với sự cầu kỳ của phong tục của người Á Đông.

1. LẠY tức là chắp hai tay đưa cao quá trán và hạ từ từ xuống phía trước mặt đến ngang ngực và trong một số trường hợp rất cung kính thì người lạy tiếp tục quỳ xuống, chống hai lòng bàn tay xuống đất rồi đầu cuối đến khi trán chạm đất thì hết quy trình 1 lạy. Nếu người lạy ở tư thế đứng lạy thì có thể kẹp thêm một nén nhang giữa hai lòng bàn tay úp vào nhau cũng được. Với động tác lạy thì người lạy phải nhìn về phía trước, khi tay đưa xuống thì đầu đồng thời cuối xuống theo.

2. VÁI là đứng (hoặc quỳ), hai tay chắp như lạy nhưng động tác đưa xuống nhanh hơn và chỉ đưa đến trước ngực, đầu cúi xuống khi vái.

Vái có hình thức tương tự như lạy nhưng tốc độ nhanh hơn, đầu hơi cúi. Vái làm sau khi lạy và chỉ vái 2 cái. Đây là các hình thức bắt buộc phải có trong phong tục của người Việt khi tham gia các lễ cúng tế, khi đi chùa, đặc biệt là khi dự đám tang.

Cách lạy đám tang của Việt Nam sẽ đặc biệt hơn một chút. Đối với người Việt, khi vái lạy đám tang thì phân chia thành 2 kiểu đó là của 2 giới đàn ông và đàn bà.

Đàn ông: Vẫn là tư thế đứng nghiêm, chắp tay trước ngực, đưa tay lên quá đầu rồi cúi xuống. Sau đó, đưa tay xòe úp xuống đất, quỳ gối và cúi mình xuống, gần chạm trán với mặt đất. Cuối cùng, úp hai bàn tay lại để lên đầu gối chân trái, co lên và đứng dậy.

Đàn bà: Ngồi xuống đất để hai chân vắt chéo nghiêng về bên trái, bàn chân phải thì ngửa lên và để dưới đùi chân trái. Sau đó, chắp tay để trước mặt đưa lên trên trán rồi dần cúi đầu xuống. Để đầu gần chạm đất thì đưa xòe bàn tay để lên đầu. Để nguyên tư thế đó 1, 2 giây rồi lạy vài lần theo đúng nghi thức, sau đứng lên và lùi về sau. Người nhà đáp lễ người đến viếng cần trả bằng số lạy và số vái của họ để thể hiện sự ” đáp lễ đầy đủ”.

Thông thường thì lạy có 3 kiểu: Lạy 2 lạy, lạy 3 lạy và lạy 4 lạy. Còn Vái (còn gọi là bái) thì chỉ thực hiện sau khi lạy và chỉ 2 vái mà thôi (cho dù có thực hiện 2, 3, hay 4 lạy cũng thế).

3. Theo người Việt Nam, việc vái lạy không chỉ dành cho khi khi đi dự đám tang, lạy khi cúng tế, lạy Phật ở chùa,… mà vái lạy còn dùng cho người sống nữa. Ngày xưa, chắc các bạn nghe từ “Lạy mẹ con đi lấy chồng“, đọc thơ Nguyễn Du cũng thấy có việc lạy người sống đấy thôi. Ngày xưa ở miền Bắc (thời phong kiến) khi con dâu mới về nhà chồng đều phải lạy (còn gọi là “lễ”) cha mẹ chồng. Hoặc khi làm lễ mừng thọ thì cũng có chuyện người sống lạy người sống đó thôi.

4. Về cách lạy: Người ta chỉ lạy 2 lạy dành cho người sống; Lạy 3 lạy dành cho lạy Phật, lạy thần thánh (ví dụ khi cúng đất đai) và lạy 4 lạy để lạy vong (hồn người chết).

5. Khi nhà nào đó có người qua đời thì người ta chỉ đi viếng (còn gọi là đi đám tang) sau khi đã nhập liệm (đã liệm người quá cố vào trong quan tài). Lúc đó mới có chuyện vái lạy.

6. Quan niệm về lạy khi dự đám tang cũng có nguyên tắc của nó. Khi người quá cố còn đó (dù đã liệm trong quan tài) thì vẫn được xem như người còn sống nên để lạy đúng thì chỉ lạy 2 lạy (và vái 2 vái). Một số gia đình có để bàn thờ Phật trước hương án có di ảnh người quá cố thì người đi đám lạy bàn thờ Phật 3 lạy (và 2 vái), sau đó lạy trước bàn hương án có di ảnh người quá cố 2 lạy (như lạy người sống). Nếu khi đến thắp hương cho người quá cố (đã được an táng rồi) thì lại lạy 4 lạy (và vái 3 vái).

7. Việc đại diện gia đình (con, chồng/vợ, anh chị em,… của người quá cố) lạy đáp lễ (lạy trả) người đi đám tang chỉ thực hiện khi quan tài người quá cố còn đang quàng tại nơi làm lễ (gia đình, nhà tang lễ,…) chứ không thực hiện khi đã an táng xong người quá cố. Việc đáp lễ tức là thay mặt người quá cố đáp trả lễ của người đến viếng. Do đó, khi người đi viếng lạy bao nhiêu lạy thì phải đáp trả bấy nhiêu lạy (không nhiều hơn, không ít hơn). Điều này không phải là “trả hết lễ” mà chỉ mang ý nghĩa ” đáp lễ một cách đầy đủ”.

3. Ý nghĩa của cách lạy đám tang

Người ta sẽ thực hiện nghi thức vái lạy sau khi đã nhập liệm, tức là người quá cố đã được liệm vào trong quan tài. Đôi khi nhìn vào cách lạy đám tang có thể đoán được mối quan hệ của họ với nhau.

Có trường hợp khi lạy thì qua loa, cẩu thả cho xong thì đầu họ sẽ không cúi sát xuống đất, thao tác nhanh, đơn giản và không tôn nghiêm. Điều này chứng tỏ họ đến tham gia tang lễ là bị bắt buộc, vốn chỉ là đi cho có, hành lễ cho xong việc.

Ngược lại, khi thao tác chậm rãi, thái độ đau buồn nhưng trang nghiêm mà hành lễ thì mối quan hệ của họ tốt đẹp. Hoặc vài trường hợp chứng tỏ người đi dự tang có học thức, có văn minh, hành xử lịch sự.

Việc này thể hiện sự thương tiếc, lòng kính cẩn của người còn sống với người đã mất. Cách lạy trong đám tang một phần thể hiện thái độ của người bái tế với người đã thăng thiên.

Nếu không sợ dơ bẩn quần áo, tay chắp cùng với nén hương mà quỳ xuống vái lạy thì càng chứng tỏ tâm họ đã không còn vướng bận điều gì. Khi họ hoàn tất quy trình bái lạy một cách trang nghiêm, một lòng hướng về người nằm đó thì coi như đó là sự hiếu kính cuối cùng mà họ có thể làm được khi người đã ra đi.

Hành động chắp tay cúi mình, cúi đầu hay quỳ xuống trước ban thờ, quan tài của người đã mất không phải là hành động thấp hèn. Nó cũng không phải việc gì làm mất nhân cách hay sự tôn quý của một con người.

Khi thực hiện nghi thức này, dường như còn có ý nghĩa hy vọng người ra đi được siêu thoát ở thế giới bên kia. Đó là đạo nghĩa của con người tiến bộ. Đây như một sự giao cảm với bề trên, việc bái lạy bày tỏ niềm tôn kính và sự tưởng niệm trong các đám tang.

Cách lạy đám tang đúng mực không những có giá trị về hình thức mà đôi khi còn ảnh hưởng đến vấn đề tâm linh. Ngay từ khi tu dưỡng đạo đức làm người, chúng ta đã phải học cách bái lạy. Đây được coi là một nghi thức, cũng là truyền thống cao đẹp, thấm sâu vào tâm thức con người Việt từ bao đời.

Nghi Thức Lễ Gia Tiên Trong Đám Cưới Việt Nam

Nghi lễ tại họ nhà gái

Thắp hương bàn thờ.

Họ nhà gái mời nhà trai vào nhà, nhà trai cho đặt đồ lễ lên bàn thờ, chú rể phụ hay những người phụ bưng đồ lễ vật đứng dàn hàng ngang trước mặt cá cô dâu phụ hay các thiếu nữ bên đằng gái cũng đứng hàng ngang đối diện để nhận những mâm quả lễ vật. Những người này đem lễ vật đặt lên bàn thờ có thứ tự trước bàn thờ gia tiên. Nhười chủ hôn nhà trai mở nắp quả, khăn đỏ phủ lễ vật. Ngay sau lời mở đầu buổi lễ xin phép. Nhà gái cho thắp hương để chú rể và cô dâu cúng lễ gia tiên. Ðèn nhang phải do bố, anh trai hoặc em trai cô dâu thắp.

Lễ gia tiên

Chú rể vào lễ bàn thờ gia tiên nhà vợ bốn lễ, rồi sau đó cô dâu cũng lễ theo. Ngày nay cô dâu chú rể cùng lể một lượt theo nghi thức chú rể “bái gối” và cô dâu ngồi bệt, mỗi lần chú rể bái cô dâu chờ động tác cho nhịp nhàng.

Lễ mừng

Lễ gia tiên xong hai vợ chồng phải ra lễ mừng cha mẹ vợ. Hai vợ chồng mới lạy cha mẹ ngay liền trước bàn thờ gia tiên, thường được cha mẹ miễn thủ tục này để tỏ lòng thương yêu rộng lượng. Ý nghĩa của việc mừng cha mẹ vợ để tạ ơn công nuôi dưỡng vợ mình, còn cô dâu lễ mừng cũng có ý nghĩa tạ ơn công cha mẹ tác thành lương duyên giai ngẫu cho mình.

Khi chú rể lễ mừng, Thường cha mẹ cho tiền hoặc vàng , bạc, người phụ rể sẽ nhận hộ chú rể. Ngày nay tập tục này có nhiều thay đổi trong lễ này, cha mẹ không cho tiền. Nếu cho tiền thì cho cô dâu trong đêm nhóm họ trước ngày vu quy, tại buổi lễ có thể người cha vợ quyết định cho lại vợ chồng mới số “tiền đồng” hay “tiền chợ” mà họ đằng trai trao cho đằng gái khi trình lễ vật. Bà mẹ vợ cũng nhân dịp này cho con gái một vài món nữ trang có ngụ ý rằng đây là của riêng con gái do bà mẹ tằn tiện để dành cho chị được phép dùng trong cơn nguy cấp để hộ thân.

Sau khi chàng rể làm đủ mọi nghi thức rồi, nhà gái mời nhà trai uống nước, ăn trầu và hai họ chúc tụng cho cô dâu chú rể những điều tốt lành.

Thường nhà gái làm cổ mời nhà trai, ngày nay theo khuôn phép gia đình nền nếp chú rể và cô dâu không ngồi vào bàn trong tiệc đãi, mà phải đưa nhau đến từng bàn mời khách khứa đôi bên mà cũng là dịp để nhận biệt rõ những người thân thuộc.

Họ nhà trai ngồi lại nhà gái cho đến lúc được giờ tốt, giờ hoàng đạo, cụ già chủ hôn xin với nhà gái cho rước dâu. Cô dâu lúc đó y phục chỉnh tề trang điểm với đủ đồ nữ trang của mình cùng đồ dẫn cưới trước , đựng trong gương phủ nhiễu điều.

Họ nhà gái có một số người theo cô dâu, trong đó có cô phụ dâu. Cô phụ dâu được lựa trong số những thiếu nữ chưa lập gia đình cũng như phụ rể là những người chưa vợ, đây là dịp giới thiệu những trai gái có thể tiếp nối kết duyên.

Nghi lễ bên họ nhà trai

Lễ rước dâu

Cụ già chủ hôn lại dẫn đầu đám rước dâu, đốt nhang (hương) trước khi đám rước lên đường. Ði theo cụ già cầm hương là hai họ nhà trai nhà gái. Việc câm hương này, nhiều người giải thích rằng để vị thần chủ về hôn lễ chứng. Nhưng có người cho rằng là để đốt vía những kẻ xấu mồm xấu miệng quở mắng khi đám cưới đi qua.

Tuỳ theo tục lệ của từng địa phương, có nơi cha mẹ chàng rể không đi mà để chú rể đi cùng với ông tộc trưởng đảm nhiệm chủ hôn. Ờ miền Bắc và miền Trung khi đi rước dâu cha mẹ cô dâu cũng không đi, vì để tránh nổi buồn chia cách nên phải nhờ người thân tộc đi thay mình. Nhưng ở miền Nam do lối suy nghĩ phóng khoáng hơn nên cả hai gia đình thông gia đều tham dự rước, họ hãnh diện về sự tồn tại đủ đôi của bậc cha mẹ trong ngày cưới của con.

Cập nhật thông tin chi tiết về Lễ Gia Tiên Trong Đám Cưới Truyền Thống Của Người Việt trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!