Xu Hướng 6/2023 # Lễ Cúng Mụ Cho Trẻ Của Người Nùng Ở Lạng Sơn # Top 12 View | Apim.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Lễ Cúng Mụ Cho Trẻ Của Người Nùng Ở Lạng Sơn # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Lễ Cúng Mụ Cho Trẻ Của Người Nùng Ở Lạng Sơn được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Lễ cúng mụ (lễ Sam-nơ) cho trẻ sơ sinh là một trong những tập tục độc đáo đã tồn tại từ lâu đời của tộc người Nùng Cháo ở xã Xuân Mai, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.

Người Nùng là một bộ phận dân tộc sống ở nhiều tỉnh Miền núi phía Bắc. Người Nùng có nhiều phân hệ với các tên gọi như: Nùng Inh, Nùng Phàn Sình và Nùng Cháo… Người Nùng Cháo ở Lạng Sơn có nhiều tập tục đáng quý, trong đó họ có tập tục cúng mụ.

Người Nùng Cháo sau khi sinh đứa trẻ được 3 ngày phải làm lễ cúng tổ tiên, báo cho gia tiên biết gia đình có thêm thành viên mới, tạ ơn bà mụ và cầu an cho đứa trẻ lớn khôn khỏe mạnh. Nếu đứa trẻ là cháu đầu lòng, chưa làm lễ ”Lẩu mưng”- đặt bàn thờ khi mang thai 7 tháng, thì trong lễ Sam-nơ, bên ngoại (các cô, dì, chú, bác) mang theo xôi, gà, lợn quay kèm theo bàn mụ, cây hoa cắm và một chiếc nôi đan bằng tre sang bên nhà nội để làm lễ cho cháu.

Theo quan niệm của người Nùng Cháo, trên đường mang lễ vật sang nhà nội, ông ngoại tuyệt đối không được nói chuyện với bất cứ ai, kể cả khi gặp người quen thân trên đường, ai hỏi gì cũng không được nói bất cứ câu gì, cứ lẳng lặng mà đi thẳng đến nhà nội. Khi đến nơi, ông ngoại đi thẳng vào chỗ đặt bàn thờ mụ, treo bàn mụ lên chỗ đã được nhà nội chuẩn bị sẵn, rồi bắt đầu bày lễ ra cúng. Nếu nói chuyện với người đi đường thì ma quỷ sẽ biết hôm nay làm lễ cúng mụ cho đứa trẻ, ma quỷ sẽ đi theo ông ngoại về đến nhà nội để làm hại đứa trẻ, sẽ làm cháu quấy khóc và gặp điều không may mắn. Cho nên, người dân khi thấy ai cầm nôi và bàn mụ, khi gặp mà không chào hỏi, thì họ biết ngay là gia đình đó đang đi làm lễ cúng mụ cho con cháu.

Khi chuẩn bị mâm lễ cúng mụ, nếu là cháu trai thì chuẩn bị gà trống, nếu là cháu gái thì chuẩn bị gà mái mang đến. Ngoài ra, nhà ngoại chuẩn bị hai bát xôi thật đầy, tượng trưng cho hai bầu sữa mẹ để bà đẻ có nhiều sữa, hai bát xôi này chỉ dành cho bà đẻ ăn sau khi cúng. Đặc biệt, có những gia đình còn làm món canh gà nấu gừng nghệ cho vào ống tre (hoặc chai), sau khi cúng thì lấy xuống rót vào chén rượu cho mỗi người uống một chút để mừng cho cháu ra đời khỏe mạnh. Con gà để cúng mụ thì chỉ có bố mẹ đứa trẻ được ăn và phải ăn hết, những người khác không được ăn con gà này. Nếu ăn không hết thì đổ đi chứ tuyệt đối không cho người khác ăn. Theo lý giải của đồng bào, đó là do bà mụ đã làm phép vào con gà, bố mẹ phải ăn hết con gà đó thì hồn vía đứa trẻ mới hòa nhập được cùng với hồn vía bố mẹ, đứa trẻ sớm quen hơi và gần gũi bố mẹ đẻ hơn.

Trong ngày cúng mụ, nếu có điều kiện, gia đình có thể mời bà Then, thầy Mo đến cúng cầu cho con cháu mình được bình an, khỏe mạnh. Khi bà Then cúng xong, bà ngoại tắm rửa cho em bé, nói một câu chúc tốt đẹp, mong cháu hay ăn chóng lớn, khỏe mạnh thông minh và may mắn. Cũng có nhà khi cúng xong ông ngoại vào buồng cháu nằm ngủ một giấc, với dụng ý là để cho cháu bé dễ ăn dễ ngủ, chóng lớn và ngoan ngoãn.

Lễ cúng mụ có thể được tổ chức trong một đến hai ngày, làng xóm bạn bè họ hàng đến ăn uống chúc mừng cho đứa trẻ. Quà mừng cho đứa bé thường là gạo, tiền, tấm vải hay quần áo để đứa trẻ lấy lộc.

Trải qua hàng trăm năm hình thành và phát triển, người Nùng nói chung và người Nùng Cháo ở tỉnh Lạng Sơn nói riêng đã xác lập cho mình một diện mạo kinh tế, văn hóa, xã hội khá rõ nét, đồng thời lưu giữ được nhiều truyền thống văn hóa đặc sắc cho đến ngày nay, lễ Sam-nơ là một trong những nét văn hóa đó./.

(Theo Dân tộc Việt)

Tục Thờ Cúng Thổ Công Của Người Nùng

(VOV5) – Tục thờ cúng Thổ công là nét sinh hoạt tín ngưỡng của người Nùng. Thổ công là vị thần đất cai quản mảnh đất mà dân bản sinh sống. Khi đến một khu đất mới để lập bản, việc trước tiên của đồng bào Nùng là lập Miếu thờ Thổ công. Việc thờ cúng Thổ công còn mang ý nghĩa tưởng nhớ những người đầu tiên đã có công khai làng, lập bản.

Đồng bào Nùng ở một số nơi quan niệm, miếu nào càng đơn sơ thì càng uy linh. Xưa kia chỉ có đàn ông trong bản mới được ra cúng miếu Thổ công, nhưng những năm gần đây phụ nữ cũng được tham gia. Khu vực dựng miếu thờ Thổ công được dân bản bảo vệ nghiêm ngặt. Ở các bản Nùng còn có quy ước không ai được phép chặt củi, trồng cây hay sản xuất ở khu vực miều thờ Thổ công.

Lễ cúng Thổ công được tổ chức lớn nhất vào ngày mồng 2 Tết Nguyên đán. Từng dòng họ vào cúng theo trật tự nhất định. Đầu tiên là dòng họ lớn hoặc có uy tín trong bản, sau mới đến các dòng họ khác. Lễ vật không thiếu con gà sống thiến, đôi bánh chưng, mâm bánh khảo, rượu, gạo nếp trắng, bánh kẹo…Trong các lễ vật, con gà cúng của dòng họ nào béo, vàng thịt, đẹp mắt nhất, thì được cho là dòng họ đó làm ăn tấn tới. Ở một số nơi, đồng bào ngầm coi đây là một cuộc thi xem dòng họ, gia đình nhà nào mát tay, làm ăn khấm khá trong năm thông qua mâm lễ vật. Ngoài dịp tết Nguyên đán, Tết Thanh minh mồng 2 tháng 3 âm lịch, Tết Đoan ngọ 5 tháng 5 âm lịch hay Tết mừng cơm mới mồng 10 tháng 10 âm lịch… đồng bào Nùng cũng làm lễ cúng Thổ công, nhưng cách thức có phần khác so với lễ cúng Thổ công trong dịp Tết Nguyên đán, đồng bào chỉ cử một nhóm người. Ông Lộc Khang, nhà sưu tầm, nghiên cứu văn hoá dân gian ở tỉnh Lạng Sơn, cho biết: “Ngôi miếu và khoảng đất linh thiêng ấy là nơi sinh hoạt tâm linh cho cả xóm. Mỗi khi gia đình có việc như xây, sửa nhà, lấy vợ, gả chồng, ma chay… cũng thường mang lễ vật như đĩa xôi, con gà luộc đến miếu thắp hương xin phép Thổ công. Nhưng thiêng liêng nhất và đông vui nhất là lễ cúng thổ công vào dịp Tết hằng năm”.

Sau lễ cúng, mọi người thụ lộc tại miếu Thổ công, rót rượu chúc tụng nhau vui vẻ. Còn riêng gà, bánh chưng và xôi vàng sẽ đem về. Chén rượu đã rót ra cúng thổ công sẽ được đổ xung quanh bát hương và quanh miếu. Kết thúc lễ cúng, trên đường ra về, mọi người cùng gọi gà, gọi lợn về nhà và xôi vàng được vãi ra cho gà, lợn ăn. Người Nùng quan niệm rằng làm như vậy thì sang năm mới lợn, gà đầy chuồng, chăn nuôi phát triển và may mắn.

Bà con dân tộc Nùng ngày nay, dù sinh sống ở các địa phương khác nhau, nhưng vẫn coi trọng lễ cúng thổ công. Với đồng bào đây không chỉ là một buổi lễ sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng đơn thuần, mà ẩn chứa trong đó là sự đoàn kết, gắn bó keo sơn cộng đồng nơi cư trú.

Tô Tuấn

Cúng Gia Tiên Khi Cúng Mụ Cho Trẻ

Tại sao lại cần phải cúng 12 bà Mụ khi trẻ đầy cữ, đầy tháng, đầy năm? Ý nghĩa của việc làm này như thế nào? Bài khấn cúng Mụ ra sao?

Ý nghĩa:

Ông bà ta xưa quan niệm rằng: Đứa trẻ được sinh ra là do các vị Đại Tiên (Bà chúa Đầu thai), Tiên Mụ mà trực tiếp là 12 bộ Tiên Nương (12 bà Mụ) nặn ra ban cho. Vì vậy, khi đứa trẻ đầy cữ (đứa trẻ chào đời được 3 ngày), đầy tháng (đứa trẻ chào đời được một tháng), đầy năm; bố mẹ, ông bà đứa trẻ phải bày tiệc cúng Mụ để tạ ơn các bà Mụ và cầu xin các Mụ ban cho đứa trẻ mọi điều may mắn tốt lành.

Sắm lễ:

Lễ cúng Mụ phải được làm cẩn thận chu đáo, với các lễ vật bao gồm:

1) 12 đôi hài xanh giống hệt nhau và một đôi hài cũng màu xanh nhưng to hơn

2) 12 nén vàng xanh giống nhau và một nén vàng xanh to hơn.

3) 12 bộ váy áo đẹp màu xanh giống hệt nhau và một bộ váy áo xanh cắt giống 12 bộ kia nhưng to hơn.

4) 12 miếng trầu cánh phượng giống hệt nhau và một miếng trầu têm cánh phượng to hơn.

5) 12 bộ đồ chơi: Bát, đũa, thìa, chén cốc, con giống, xe cộ, nón, mũ… giống hệt nhau và một bộ giống như vậy nhưng to hơn (những đồ lễ này có thể bằng nhựa, bằng sành sứ).

6) 12 con cua, 12 con ốc, 12 con tôm to nhỏ bằng nhau để sống (có thể đồ chín) là lễ vật dâng cúng 12 bà Mụ.Và mỗi loại một con to hơn hoặc nhiều con (ít nhất ba con) cũng để sống là lễ vật dâng cúng bà Mụ Chúa. (Các con này để vào bát to bày cúng, sau khi cúng xong thì đem cua, ốc thả ra ao, hồ; tôm có thể thụ lộc).

7) Phẩm oản, bánh kẹo, hoa quả chia đều thành 12 phần giống nhau và một phần có đủ phẩm oản, bánh kẹo, hoa quả nhưng lớn hơn (hoặc nhiều hơn).

8) Lễ mặn: Xôi, gà, cơm, canh, các món lễ mặn, rượu…

9) Bát hương, lọ hoa tươi nhiều màu, tiền vàng, cốc nước thanh tịnh (bày ở mâm trên cùng lễ mặn).

Bày lễ:

Bày lễ cúng Mụ mang tính chất thành kính, văn hoá và nghệ thuật, thường bàn lễ cúng Mụ được bày (trình bày) một cách hài hoà, cân đối.

+ Tất cả lễ vật dâng bà Mụ chúa để ở chính giữa phía trên của hương án

+ Lễ vật dâng 12 bà Mụ chia thành 12 phần giống nhau

+ Mâm lễ mặn cùng hương, hoa nước để trên cùng

+ Mâm tôm, cua, ốc để phía dưới

Sau khi bày lễ xong, bố hoặc mẹ cháu bé thắp 3 nén hương, rồi bế cháu bé ra trước ấn khấn:

VĂN KHẤN LỄ CÚNG MỤ

Nam mô A Di Đà Phật ! Nam mô A Di Đà Phât ! Nam mô A Di Đà Phật ! Con kính lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa. Con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa. Con kính lạy Đệ tam Tiên Mụ đại tiên chúa. Con kính lạy Thập nhị bộ Tiên Nương Con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương Hôm nay là ngày…. Tháng………… năm…. Vợ chồng con là………………………………………………………………………………….. sinh được con (trai, gái) đặt tên là………………………………… Chúng con ngụ tại:……………………………………………………………………………………………………………………… Nay nhân ngày đầy tháng (đẫy cữ, đầy năm) chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bầy lên trước án, trước bàn tọa chư vị Tôn thân kính cân tâu trình: Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các đấng thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu tên là…………………………………. sinh ngày…………………….. được mẹ tròn con vuông. Cúi xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì, vuốt ve che chờ cho cháu được ăn ngoan, ngủ yên, hay ăn chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô tai, vô ương vô hạn, vô ách, phù hộ cho cháu bé được tươi đep, thông minh, sáng láng, thần mệnh bình yên, cường tráng, kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quí. Gia đình con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo. Xin thành tăm đỉnh lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành. Nam mô A Di Đà Phật ! Nam mô A Di Đà Phật ! Nam mô A Di Đà Phật Ị

Khi đã khấn xong thì bố hoặc mẹ chắp tay bé lại vái trưóc án 3 vái sau 3 tuần hương thì lễ tạ. Sau đó gia đình mang vàng mã, váy áo đi hoá, vẩy rượu lúc đang hoá; đem tôm, cua, ôc đi phóng sinh tại các ao, hồ, sông để cầu phúc; các đồ chơi bằng nhựa, sành sứ thì giữ lại cho cháu bé để lấy phước.

Cuối cùng cả gia đình và bạn bè cùng thụ lộc chúc cho bé mọi điều tốt lành.

Bài Văn Khấn Đền Mẫu Đồng Đăng Lạng Sơn Và Cách Sắm Lễ

Sắm lễ văn khấn đền mẫu đồng đăng lạng sơn

Lễ Chay: Gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản… dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát (nếu có). Lễ chay cũng dùng để dâng ban Thánh Mẫu.

Lễ Mặn: Nếu Quý vị có quan điểm phải dùng mặn thì chúng tôi khuyên mua đồ chay hình tướng gà, lợn, giò, chả.

Lễ đồ sống: Tuyệt đối không dùng các đồ lễ sống gồm trứng, gạo, muối hoặc thịt tại các ban quan Ngũ Hổ, Bạch xà, Thanh xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ phủ.

Cỗ sơn trang: Gồm những đồ đặc sản chay Việt Nam: Không được dùng cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả… Nếu có gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì cũng thuộc vào lễ này.

Lễ ban thờ cô, thờ cậu: Thường gồm oản, quả, hương hoa, gương, lược… Nghĩa là những đồ chơi mà người ta thường làm cho trẻ nhỏ. Nhưng lễ vật này cầu kỳ, nhỏ, đẹp và được bao trong những túi nhỏ xinh xắn, đẹp mắt.

Lễ thần Thành Hoàng, Thư điền: Phải dùng chay mới có phúc và những lời cầu nguyện được linh ứng.

Văn khấn đền mẫu đồng đăng lạng sơn

– Con kính lạy Đức Hiệu Thiên chí tôn kim quyết Ngọc Hoàng Huyền cung cao Thượng đế. – Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. – Con xin kính Cửu trùng Thanh Vân lục cung công chúa. – Con kính lạy Đức thiên tiên Quỳnh Hoa Liễu Hạnh Mã Hoàng Công chúa, sắc phong Chế Thắng Hoà Diệu đại vương, gia phong Tiên Hương Thánh Mấu. – Con kính lạy Đức đệ nhị đỉnh thượng cao sơn triều mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương. – Con kính lạy Đức đệ tứ khâm sai Thánh Mẫu, tứ vi chầu bà, năm tòa quan lớn, mười dinh các quan, mười hai Tiên cô, mười hai Thánh cậu, ngũ hổ Đại tướng, Thanh Hoàng Bạch xà đại tướng.

Hưởng tử (chúng) con là: …………… Ngụ tại: ……………. Hôm nay là ngày ……. tháng …… năm …… Hương tử con đến nơi Điện (Phủ, Đền) ……… chắp tay kính lễ khấu đầu vọng bái, lòng con thành khẩn, dạ con thiết tha, kính dâng lễ vật, cúi xin các Ngài xót thương phù hộ độ trì cho gia chung chúng con sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn. Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô A Di Đà Phật ! Nam mô A Di Đà Phật ! Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)

Cập nhật thông tin chi tiết về Lễ Cúng Mụ Cho Trẻ Của Người Nùng Ở Lạng Sơn trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!