Xu Hướng 9/2023 # Lễ Vía Quan Thánh Đế Quân Tại Miếu Quan Đế (Quận Bình Tân) # Top 16 Xem Nhiều | Apim.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Lễ Vía Quan Thánh Đế Quân Tại Miếu Quan Đế (Quận Bình Tân) # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Lễ Vía Quan Thánh Đế Quân Tại Miếu Quan Đế (Quận Bình Tân) được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Sáng ngày 24-7-2011 (nhằm ngày 24 tháng 6 âm lịch), Ban trị sự miếu Quan Đế quận Bình Tân đã long trọng tổ chức lễ vía Ông với nhiều hoạt động thu hút khá đông bà con người Hoa, người Việt và khách thập phương.

Cùng tham dự lễ có đại diện Ban Công tác người Hoa Thành phố, lãnh đạo Ban Dân vận, Mặt trận Tổ quốc Quận Bình Tân; lãnh đạo chính quyền và Mặt trận Tổ quốc Phường An Lạc; tập thề Ban trị sự Miếu và bà con, du khách,…

Lễ vía Quan Thánh Đế Quân là một hoạt động tín ngưỡng dân gian của đồng bào người Hoa thành phố, đã xuất hiện ngoài 300 năm, được hình thành và gắn liền với quá trình di dân của người Hoa đến định cư ở Việt Nam.

Quan Thánh Đế Quân là nhân vật có thật vào thời Tam Quốc ở Trung Quốc, tên là Quan Vũ, tự là Vân Trường, Ông sinh năm 162, mất năm 220. Hình tượng Quan Công biểu trưng cho tính cao thượng của người quân tử. Trong hoạt động kinh tế cần giữ chữ tín với đối tác và khách hàng, do đó tính cách tín nghĩa của Quan Công được đưa ra như một tấm gương để mọi người noi theo và đồng thời cũng là một vị thần mà mọi người mong muốn Ông phù hộ cho việc kinh doanh phát đạt, buôn may bán đắt.

Tại thành phố Hồ Chí Minh có hơn 15 ngôi miếu có thờ Ông. Trong ngày hôm nay, nhiều Hội quán, Miếu thờ đã tổ chức lễ vía ông với nhiều hoạt động truyền thống như hát cổ nhạc, đấu thánh đèn, múa lân, thu hút đông đảo bà con người Hoa, người Việt và du khách thập phương đến thắp hương và tham dự lễ hội.

K. Thành

(Tin / Ảnh)

Văn Khấn Cúng Lễ Ở Đình, Đền, Chùa, Miếu, Phủ

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Hướng dẫn trình tự lễ tại đình, đền chùa và miếu phủ như sau

1. Dâng lễ

– Theo lệ thường, người ta lễ thần Thổ địa, thủ Đền trước, gọi là lễ trình vì đó là lễ cáo Thần linh Thổ Địa nơi mình đến dâng lễ. Người thực hành tín ngưỡng cao lễ Thần linh cho phép được tiến hành lễ tại Đình, Đền, Miếu, Phủ.

– Sau đó người ta sửa sang lễ vật một lần nữa. Mỗi lễ đều được sắp bày ra các mâm và khay chuyên dùng vào việc cúng lễ tại Đình, Đền, Miếu, Phủ.

– Kế đến là đặt lễ vào các ban. Khi dâng lễ phải kính cẩn dùng hai tay dâng lễ vật, đặt cẩn trọng lên bàn thờ. Cần đặt lễ vật lên ban chính trở ra ban ngoài cùng.

– Chỉ sau khi đã đặt xong lễ vật lên các ban thì mới được thắp hương.

– Khi làm lễ, cần phải lễ từ ban thờ chính đến ban ngoài cùng. Thường lễ ban cuối cùng là ban thờ cô thờ cậu.

a. Thứ tự khi thắp hương:

– Thắp từ trong ra ngoài – Ban thờ chính của điện được đặt theo hàng dọc, ở gian giữa được thắp hương trước. – Các ban thờ hai bên được thắp hương sau khi đã thắp xong hương ban chính ở gian giữa. – Khi thắp hương cần dùng số lẻ: 1, 3, 5, 7 nén. Thường thì 3 nén. – Sau khi hương được châm lửa thì dùng hai tay dâng hương lên ngang trán, vái ba vái rồi dùng cả hai tay kính cẩn cắm hương vào bình trên ban thờ. – Nếu có sớ tấu trình thì kẹp sớ vào giữa bàn tay hoặc đặt lên một cái đĩa nhỏ, hai tay nâng đĩa sớ lên ngang mày rồi vái 3 lần. – Trước khi khấn thường có thỉnh chuông. Thỉnh ba hồi chuông. Thỉnh chuông xong thì mới khấn lễ.

b. Văn khấn:

– Khi tiến hành lễ dâng hương bạn có thể đọc văn khấn, sớ trình trước các ban, hoặc chỉ cần đặt văn khấn, sớ trình lên một cái đĩa nhỏ, rồi đặt vào mâm lễ dângcúng cũng được. – Khi hoá vàng thì phải hoá văn khấn và sớ trước.

2. Hạ lễ:

Sau khi kết thúc khấn, lễ ở các ban thờ, thì trong khi đợi hết một tuần nhang có thể viếng thăm phong cảnh nơi thừa tự, thờ tự.

Khi thắp hết một tuần nhang có thể thắp thêm một tuần nhang nữa. Thắp nhang xong, vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi hạ tiền, vàng… (đồ mã) đem ra nơi hoá vàng để hoá. Khi hoá tiền, vàng… cần hoá từng lễ một, từ lễ cảu ban thờ chính cho tới cuối cùng là lễ tiền vàng… ở ban thờ Cô thờ cậu.

Hoá tiền vàng xong mới hạ lễ dâng cúng khác. Khi hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính. Riêng các đồ lễ ở bàn thờ Cô, thờ Cậu như gương, lược… thì để nguyên trên bàn thờ hoặc giả nơi đặt bàn thờ này có nơi để riêng thì nên gom vào đó mà không đem về.

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Mình tuổi mão nè gặp rất nhiều khó khăn trong cs và trong cv nè k có ngày nào là k gặp khó khăn cả

Lễ Hội Đền Bà Chúa Kho Tại Bắc Ninh

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt, hiếm có ngôi đền nhỏ nào lại thu hút được nhiều khách thập phương, đặc biệt là giới buôn bán, kinh doanh như Đền Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh, bởi nơi đây được dân gian truyền tụng là “ngân hàng vàng mã” và rất linh thiêng.

Lễ hội Đền Bà Chúa Kho diễn ra vào ngày 12 tháng giêng hàng năm

Lễ hội Đền Bà Chúa Kho được diễn ra vào ngày 12 tháng giêng, tổ chức tại đền Bà Chúa Kho, thôn Cổ Mễ, xã Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh để tưởng niệm Ngày giỗ Bà Chúa Kho.

Lễ hội Đền Bà Chúa Kho chính là nơi tưởng niệm một người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ trước và sau chiến thắng Như Nguyệt đã khéo tích trữ lương thực, tổ chức sản xuất, trông nom kho tàng quốc gia. Bà đã có công giúp triều đình nhà Lý trông coi kho lương thực tại Núi Kho (tỉnh Bắc Ninh) và đã “thác” trong cuộc kháng chiến chống quân Tống vào ngày 12 tháng giêng năm 1077 (Đinh Tỵ).

Nhà vua thương tiếc đã phong cho Bà là Phúc Thần. Người dân nhớ thương Bà nên lập đền thờ tại kho lương thực cũ của triều đình ở Núi Kho và gọi Bà với một niềm tôn kính là: Bà Chúa Kho.

Người dân nô nức đến hội đền Bà Chúa Kho – Bắc Ninh Đền Bà Chúa Kho nhộn nhịp du khách đến hành hương “vay vốn”

Bà Chúa Kho là người phụ nữ nhan sắc xuất thân từ một gia đình nghèo khó ở làng Quả Cảm gần đó. Sau khi lấy vua Lý, thấy ruộng đất ở đây bị hoang hoá, bà xin vua cho về làng để khai khẩn ruộng hoang, chiêu dân lập ấp. Bà bị giặc sát hại trong lúc phát lương cứu đỡ dân làng. Không ai biết tên bà, khi bà qua đời, nhân dân lập đền thờ để ghi lại công ơn của bà đã hết lòng trông coi các “lẫm thóc, lẫm tiền” của Nhà nước, chăm lo cho dân làng ấm no. Triều đại phong kiến đã ghi nhận công lao của bà qua việc sắc phong đền thờ bà là “Chủ khổ linh từ” (Đền thiêng thờ bà Chúa Kho). Ở thôn Cổ Mễ còn một ngôi chùa và ngôi đình cổ. Chùa Cổ Mễ đã có từ lâu đời. Ngày nay trong chùa còn ba pho tượng đá mang rõ phong cách điêu khắc thời Mạc khá đẹp. Chùa còn lại đến nay là công trình kiến trúc thế kỷ XIX, làm theo kiểu chữ T chạm khắc công phu.

Đình Cổ Mễ kiểu chữ nhất với hai vì năm gian. Các mảng chạm khắc gỗ thể hiện theo các đề tài ngũ hổ tranh châu, long vân khánh hội với nghệ thuật điêu luyện. Đình Cổ Mễ thờ Trương Hống, Trương Hát là những vị anh hùng có công giúp Triệu Quang Phục (549-570) chống giặc Lương.

Hàng năm dòng người lại đổ về đền Bà Chúa Kho nườm nượp. Có người cầu an, cầu lộc, nhưng đa phần đến để “vay vốn” Bà Chúa Kho, mong cho một năm làm ăn phát đạt, vốn liếng dồi dào,… Tâm lý “vay vốn” của người dân cũng bắt nguồn từ những huyền tích xưa, và được củng cố thêm rằng “dù trải qua kháng chiến ác liệt thì đền Bà Chúa Kho vẫn trụ vững”.

Nghi thức “vay vốn” Bà Chúa Kho cũng rất rõ ràng, người ta ghi trong sớ là vay bao nhiêu, làm gì và bao lâu sẽ trả. Thậm chí có người còn hứa là vay 1 trả 3, trả 10… Với quan niệm đã vay thì phải trả, nên dù có làm ăn tốt hay không thì cuối năm người ta vẫn giữ đúng lời hứa, tức là tạ lễ ở đền Bà Chúa Kho.

Trong dịp lễ hội đông đúc người vào ra, xung quanh đền Bà Chúa Kho có hàng trăm cửa hàng bán đồ cúng tế. Mâm lễ được khách hành hương mua sắm tùy tâm, có khi đơn giản là bông hoa, thẻ hương với vài ba tập tiền âm phủ, cầu kỳ hơn thì là đĩa xôi con gà, hay một mâm ngũ quả đủ đầy… chủ yếu là thành tâm cầu khấn.

Tượng Quan Công Đặt Ở Vị Trí Nào? Cách Thờ Quan Thánh Đế Quân

Tượng Quan Công – Quan Vũ – Quan Vân Trường:

Quan Vũ cũng được gọi là Quan Công, biểu tự Vân Trường hoặc Trường Sinh là một vị tướng thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời Tam Quốc ở Trung Quốc. Ông là người đã góp công lớn vào việc thành lập nhà Thục Hán, với vị hoàng đế đầu tiên là Lưu Bị.

Ông cũng là người đứng đầu trong số ngũ hổ tướng của nhà Thục Hán theo cách nói của tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa, bao gồm: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung và Mã Siêu. Ông là anh em kết nghĩa với Lưu Bị và Trương Phi.

Là một trong những nhân vật lịch sử của Trung Quốc được biết đến nhiều nhất ở khu vực Đông Á, hình tượng của ông đã được tiểu thuyết hóa trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung và sau này được khắc họa trong các dạng hình nghệ thuật như kịch, chèo, tuồng, phim ảnh v.v… với những chiến tích và phẩm chất đạo đức được đề cao cũng như được thần thánh hóa trong các câu chuyện dân gian, bắt đầu từ thời kỳ nhà Tùy (581-618).

Quan Công được thờ cúng ở nhiều nơi với tượng mặt đỏ, râu dài, tay cầm cây thanh long yển nguyệt và/hoặc cưỡi ngựa xích thố, đặc biệt là ở Hồng Kông. Tương truyền thanh long đao của ông nặng 82 cân (khoảng 49 kg ngày nay). Dân gian xem ông như một biểu tượng của tính hào hiệp, trượng nghĩa và trung thành.

Quan Vũ được đánh giá là người dũng cảm phi thường, đứng đầu toàn quân. Ông trọng điều nghĩa, giữ chữ tín, là bầy tôi trung thành.

Dù được Tào Tháo hậu đãi nhưng ông không từ bỏ Lưu Bị; theo Lưu Bị nhiều năm phải trải qua gian lao khó nhọc nhưng ông vẫn một lòng không thay đổi. Ông cùng với Triệu Vân, Trương Phi là nhưng vị tướng theo sớm Lưu Bị nhất và trung thành nhất với Lưu Bị.

Việc thờ Quan Vũ ở Việt Nam có từ nhiều thế kỷ, từ Bắc đến Nam. Người Việt Nam thờ ông trong nhiều chùa, thờ chung với Phật. Người Việt gọi là Hán Thọ Đình Hầu, hay phổ biến là Quan Thánh Đế Quân. Trong dân gian tôn là thần Trung Nghĩa. Bàn thờ thường đặt trong điện Quan Đế.

Quan Vũ được dân gian tạc tượng và vẽ tranh rất nhiều, theo mô phỏng sự mô tả của Kinh Minh thánh: mày tằm hình chữ bát, mắt phượng sáng như sao, râu rồng rõ năm chòm, trán hùm thân lẫm liệt.

Cách Thờ Quan Thánh Đế Quân:

“Quan thánh Đế quân”, hay còn gọi là “Quan đế”, vốn là một trong “Hộ pháp tứ soái” của Đạo giáo. Tín ngưỡng Đạo giáo ngày nay chủ yếu thờ phụng Quan Công như một Thần Tài.

Người Hoa tin rằng, thờ Quan Thánh sẽ mang lại vận khí cho gia chủ, trừ tà ma và tránh được những điều không may mắn. Quan điểm người Việt trước đây theo Phật giáo thờ Quan Công nhằm tôn trọng đức tính trung hiền của ông, là tấm gương cho con cháu noi theo.

Ngày nay, tượng quan thánh được bày ở nhiều nơi với ý nghĩa trang trí và phong thủy, không chỉ để thờ cúng trong các đền miếu nữa.

Lứa tuổi để bày và thờ Quan Công là từ 25 tuổi trở lên và chỉ có nam mới được thờ.

Tượng Quan Công khảm tam khí:

Quan Thánh Đế hội tụ đầy đủ những chuẩn mực đạo đức phong kiến như: nhân, lễ, nghĩa, dũng, trí, tín nên thờ ông là thể hiện sự đề cao lòng trung thành, hiệp nghĩa, trừ gian, tức những ước mong tốt đẹp gửi gắm vào yếu tố tâm linh.

Người ta tin rằng tất cả năng lượng âm đều không thể vào nhà nếu có sự hiện hữu của Quan Công. Hai người anh em của ông (Lưu Bị và Trương Phi) cũng được xem là những hình ảnh may mắn.

Tượng Quan Công bằng đồng đỏ:

Theo quan niệm phong thủy, đặt tượng Quan Công nên dùng tượng đá phong thủy hoặc bằng đồng, bằng đồng dát vàng… để tăng sức mạnh năng lượng trừ tà. Tượng Quan Công có gương mặt càng hung dữ càng tốt.

Các mẫu tượng Quan Thánh thường dùng là tượng Quan Công đứng chống đao, Quan Công cưỡi ngựa vung đao, Quan Công ngồi đọc sách…

Tượng Quan Công bằng đồng dát vàng: Tượng Quan Công đặt ở vị trí nào?

– Với những hướng nhà xấu ảnh hưởng tới gia chủ thì nên dùng tượng Quan Công trấn giữ ở cửa, quay mặt ra hướng chính diện của cửa lớn. Đối với những hướng nhà bị sao xấu chiếu tới cũng dùng tượng quan công để chế hóa.

– Với những người làm chức lớn hay có tầm quan trọng trong kinh doanh, chính trị hoặc các tổ chức sẽ thường xuyên gặp phải những người đố kị chơi xấu, thường xuyên dùng âm mưu thủ đoạn để hãm hại. Do đó người ta tin rằng các nhà lãnh tụ và doanh nhân khi đạt Quan Công sau lưng, tại nơi làm việc, họ sẽ luôn nhận đươc sự hỗ trợ mạnh mẽ để chống lại những thế lực đang làm ảnh hưởng đến họ.

Tượng Quan Công bằng đồng cát tút:

– Để Trấn hạch nên đặt ở chính giữa hướng nhìn thẳng ra cửa ra vào hoặc ở các vị trí Sát tinh chiếu như: hoạ hại, lục sát, ngũ quỷ, tuyệt mệnh…Trong trường hợp nhà hướng Chính Bắc, Tây Bắc, Chính Tây có thể bày ở trung tâm của căn nhà hoặc căn phòng.

– Để cầu tài, người Trung quốc thường thờ Quan Công với ý nghĩa ngài sẽ mang lại cho gia đình nhiều tài lộc, công việc làm ăn kinh doanh thuận lợi, dẹp trừ tiểu nhân.

– Cấm kị đặt tượng ở những nơi như phòng ngủ, phòng bếp hay nhà vệ sinh, những nơi không trang nghiêm, tĩnh tại phạm bất kính.

Tượng Quan Vân Trường cưỡi ngựa cầm đao: Tượng Quan Công bằng đồng, nơi bán tượng Quan Vân Trường phong thủy

Tượng Quan Công được bày phòng khách, thư phòng, phòng làm việc vừa để trang trí, vừa để trấn trạch, xua tà khí, mang may mắn, cát khí, thể hiện uy quyền của gia chủ.

Tượng đồng Quan công đặc biệt thích hợp với những người làm ăn kinh doanh, người lãnh đạo, người làm việc trong ngành quân đội, công an…

Các mẫu tượng đồng Quan Công phổ biến như: tượng đồng quan công đứng chống đao, tượng đồng quan công cưỡi ngựa, tượng đồng quan công ngồi đọc sách, tượng đồng quan công múa võ, tượng đồng quan công đứng xách đao,….

Tượng đồng Quan Công có các kích cỡ phổ thông như 24cm, 30cm, 42cm, 48cm, 61cm, 69cm, 81cm, 89cm…. chuẩn theo cung đẹp thước lỗ ban phong thủy.

Tượng Quan Vân Trường bằng đồng cát tút cưỡi ngựa vung đao:

Tượng Quan Vân Trường bằng đồng thường được đúc bằng đồng thau, để nguyên màu đồng vàng hoặc hun giả cổ, đúc bằng đồng đỏ, đồng đỏ khảm tam khí, tượng Quan công cao cấp bằng đồng Cát tút (đồng vỏ đạn quân sự) hoặc dát vàng toàn bộ cực sang trọng và đẳng cấp, tăng thêm sức mạnh trong phong thủy.

Cơ sở đúc đồng Bảo Long chuyên đồ đồng cao cấp, các sản phẩm thờ cúng, đồ thờ bằng đồng, tranh đồng, tượng đồng, tượng phong thủy… đúc thủ công trực tiếp, chất lượng, bền đẹp, tinh xảo.

Chuyên đúc các sản phẩm tượng Quan Vân Trường bằng đồng các dáng khác nhau, khuôn mặt cương nghị, anh dũng, thần thái tự nhiên, có hồn, đường nét tỉ mỉ, tinh tế.

Tượng Quan Công ngồi đọc sách:

CÔNG TY TNHH ĐỒNG MỸ NGHỆ BẢO LONG

Xưởng sản xuất: Xóm 1 – Tống Xá – Ý Yên – Nam Định

Cửa hàng 1: Số 621 La Thành, Ba Đình, Hà Nội

Cửa hàng 2: Lô 14-16, Số 277 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Cửa hàng 3: Số 65 Cộng Hòa, P 4, Q Tân Bình, TP Hồ Chí Minh

Chi Tiết Lễ Cúng Rằm Tháng Giêng Cầu Bình An Cho Gia Đình

Theo Đại đức Thích Thanh Phương, Tết Nguyên Tiêu có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới. “Nguyên” là thứ nhất, “tiêu” là đêm. Tết Nguyên Tiêu còn gọi là Tết Thượng Nguyên, bởi còn có Tết Trung Nguyên (rằm tháng Bảy) và Tết Hạ Nguyên (rằm tháng Mười). Đứng về khía cạnh văn hóa, rằm tháng Giêng là một lễ lớn theo tín ngưỡng Việt Nam. Là một nước thuần nông, tháng Giêng là tháng bắt đầu của những người nông dân chuẩn bị xuống đồng. Trước khi hạ điền, họ làm lễ để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên, để cầu cho mưa thuận gió hòa, mong một năm mùa màng bội thu.

Theo Phật giáo thì ngày mồng Một và ngày rằm hằng tháng được coi là ngày của Phật, các tín đồ đến ngày ấy phải đi lễ chùa. Rằm tháng Giêng là rằm đầu tiên, nhiều người tin rằng ngày ấy đức Phật giáng lâm tại các chùa để chứng độ lòng thành của Phật tử, lại thêm cái không khí vui xuân còn đậm đà cho nên số người đi chùa đông đảo hơn. Bởi vậy mới nói: “Lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng Giêng”. Đây còn là ngày vía thiên quan, người ta đến chùa nhương sao để xin giải trừ tai ách. Còn theo Nho học thì xưa ngày này là Tết Trạng Nguyên. Nhân dịp trăng sáng đầu năm, nhà vua cho mở đại tiệc tại vườn thượng uyển, triệu các vị trạng nguyên đến dự hội, ngắm cảnh, xem hoa, làm thơ xướng họa, ca ngợi các vẻ đẹp thiên nhiên và ân đức nhà vua đã đem lại thái bình thịnh trị. Từ đó về sau, lễ hội Tết Nguyên Tiêu đã được lưu truyền rộng rãi trong dân. Trong dân gian với số đông người theo phong tục thờ cúng ông bà thì rằm tháng Giêng trước hết được hiểu một cách đơn giản là ngày rằm lớn. Tùy theo tín ngưỡng và ngành nghề, có gia đình lễ bái chư Phật, có gia đình cúng thổ công, thần tài hoặc cúng âm hồn các đẳng… Nhưng luôn có cúng gia tiên, bày tỏ lòng hiếu kính với ông bà, cha mẹ, cảm ơn trên đã phù hộ cho con cháu an lành, làm ăn khá giả. Số gia đình theo đạo Phật cúng chay và ăn chay. Lễ vật dâng cúng thường dùng rau quả, trầu cau, chè xôi, các món đậu, canh xào…

Với những ý nghĩa trọng đại đó, các chùa đồng loạt tổ chức lễ cúng rằm tháng Giêng nguyện cầu cho quốc thái dân an, xã hội an bình, nhà nhà an vui. Tại các chùa theo truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy thường kỷ niệm sự kiện trọng đại này bằng cách thọ hạnh đầu đà ngăn oai nghi nằm, thức trọn đêm; hoăc cúng đèn, hay cúng dường đặt bát đến chư Tăng cầu phúc đầu năm. Đối với Phật giáo Đại Thừa, các chùa trong những ngày Rằm đều tổ chức những nghi thức cầu an cho đại chúng, có chùa còn làm lễ Quy y, tạo điều kiện để những người có duyên với Phật giáo được chính thức công nhận và học tập theo những điều Phật dạy.

Nghi thức cúng tại gia

Ngoài việc tới chùa cầu bình an, may mắn, sức khỏe đầu năm trong dịp rằm tháng Giêng, người Việt cũng rất coi trọng lễ cúng tại nhà. Để đón rằm tháng Giêng, các gia đình thường sắm hai lễ: một là cúng Phật, thần linh và hai là lễ cúng gia tiên vào giờ Ngọ.

Cúng Phật: Là mâm lễ chay tinh khiết cùng hương hoa đèn nến.

Cúng gia tiên: Là mâm lễ mặn với các món ăn ngày tết đầy đủ, tinh khiết. Các vật phẩm khác như: Hương hoa vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu. Bánh trôi được nhiều gia đình dâng cúng rằm tháng Giêng để mong mọi việc trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy.

Nếu là Phật tử thì có thể tới chùa hoặc ngồi trước bàn thờ Phật (tại gia) tụng kinh Phổ Môn hoặc kinh Dược Sư để cầu bình an cho gia đạo và đọc bài ca tụng công đức của Đức Phật như sau:

Tán Phật

“Phật thân rực rỡ tựa kim san

Thanh tịnh không gì thể sánh ngang

Vô Thượng Chí Tôn công đức mãn

Cúi đầu con lạy

Phật Sơn Vương.

Phật đức bao la như đại dương

Bảo châu tàng chứa đủ bên trong

Trí tuệ vô biên vô lượng đức

Đại định uy linh giác vẹn toàn.

Phật tại chân như pháp giới tàng

Không sắc không hình chẳng bụi mang”

Văn khấn Tết Nguyên Tiêu tại nhà

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị tôn thần.

Con kính lạy ngài bản cảnh Thành hoàng, ngài bản xứ Thổ địa, ngài bản gia Táo quân cùng chư vị tôn thần.

Con kính lạy Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỉ, thúc bá đệ huynh, cô di, tỉ muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là:

………………………………………………………………

Ngụ tại:

………………………………………………………………

Hôm nay là ngày rằm tháng giêng năm… gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các các cụ Tổ khảo, Tổ tỉ, chư vị hương linh gia tiên nội ngoại họ………………. nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy).

Hiểu đúng về cúng sao giải hạn

Đại đức Thích Thanh Phương cho biết, cúng sao giải hạn không phải là một nghi thức Phật giáo mà nguyên thuỷ của nó từ Lão giáo ở Trung Hoa. Sao hạn được tính theo học thuyết ngũ hành xung khắc. Theo sự vận chuyển của ngũ hành, mỗi năm có một vì sao chiếu mạng hợp với tuổi của từng người. Còn hạn là ách nạn, là cách thức riêng ứng với sao chiếu mạng tốt hay xấu. Theo đó, có chín ngôi sao (có sách nói là bảy sao) phát sáng trên trời, đó là: Nhật Diệu, Nguyệt Diệu, Hỏa Diệu, Thủy Diệu, Mộc Diệu, Kim Diệu, Thổ Diệu, La Hầu và Kế Đô. Có sách thêm sao Thái Bạch nữa thành mười sao. Chín ngôi sao này còn gọi là Cửu Diệu, là các sao phối trí theo các phương, sắp xếp theo mười hai chi và ngũ hành. Hàng năm, mỗi tuổi chịu ảnh hưởng của một ngôi sao, gọi nôm na là sao “chiếu mạng”. Do đó, có năm gặp sao tốt, có năm gặp sao xấu. Sao La Hầu và Kế Đô là sao xấu, là loại ám hư tinh, vì hai sao này chẳng thấy được mặt trời. Tuy bắt nguồn từ Lão giáo ở Trung Hoa nhưng tập tục này lại ăn sâu vào quan niệm của người dân Việt, rồi dần dà theo thời gian trở thành một tập tục lâu đời của người Việt. Qua quá trình giao thoa văn hóa, không biết từ bao giờ, nó nghiễm nhiên trở thành tục lệ Phật giáo.

Theo quan điểm của Phật giáo, không có ngôi sao nào chiếu vào con người mà nhờ đó được phúc lợi hay mang tai họa, bởi vì tất cả đều do nhân quả của chính người ấy làm nên. Đức Phật dạy, không có quả nào từ trên trời rơi xuống, hoặc dưới đất hiện lên, mà đều do các hành động qua thân, khẩu và ý của con người tạo ra. Mọi sự thành công hay thất bại của mỗi người trong đời chẳng phải do ai ban phát cho, mà do những hành động hoặc lời nói đã tạo từ trước (nhân), cộng với các yếu tố trong hiện tại (duyên), khi nhân duyên đầy đủ thì lãnh thọ quả báo (quả). Tuy nhiên, cúng sao giải hạn là một trong những hình thức phương tiện các chùa Phật giáo vận dụng để đưa chúng sinh đến gần với Phật pháp. Khi vận dụng nghi thức cúng sao giải hạn của Lão giáo, các thầy chủ lễ không sử dụng nghi thức Lão giáo mà thay vào đó là tụng kinh, sử dụng các nghi thức của Phật giáo, để cho những ai chưa phải Phật tử được nghe lời kinh mà thức tỉnh. Những ai đã là Phật tử rồi, có dịp ôn lại lời kinh để việc học Phật, tu Phật càng vững chãi hơn, tinh tấn hơn. Hơn nữa, qua việc cúng bái đó, Tăng Ni có cơ hội tiếp cận, gần gũi và giúp đỡ quần chúng; khuyên họ làm lành lánh dữ, đi chùa tụng kinh lạy Phật, bố thí cúng dường… Tuy nhiên một số nơi khi cử hành nghi thức cúng sao hạn nặng nề, phiền phức, mang vẻ âm u huyền bí, làm mất sự trong sáng của nền tín ngưỡng Phật giáo và bản chất của phong tục. Chính điều đó đã biến phong tục ngày càng mang màu sắc mê tín trầm trọng, kèm theo những đánh giá không tốt về Phật giáo.

Việt Hà (ghi)

Gợi Ý Cách Nấu Các Món Chay Để Cúng Lễ Giỗ Tại Nhà

Món chè – Món ngọt không thể thiếu trong mâm cỗ chay

Gợi ý cách nấu các món chay để cúng lễ giỗ đầu tiên phải kể đến chè bởi nó là món ngon và giải nhiệt rất tốt. Chè thì bạn có nhiều lựa chọn để nấu vì cơ bản nó không dùng các gia vị nhiều và phù hợp với chế độ ăn chay. Bạn có thể lựa chọn nấu chè đậu xanh đánh, chè trôi nước, chè hạt sen hay chè đường (gạo và đậu) đều được.

Món ngon cỗ chay dễ thực hiện

Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn nấu món chè đơn giản nhất là chè đậu xanh đánh. Cách làm như sau: Cho ít đậu xanh không vỏ vào vo và ngâm như gạo với nước lạnh khoảng 30 phút. Sau đó cho vào nồi điện cùng nước để nấu, lân lâu nên khuấy đều để chè không bị đọng lại dưới nồi sẽ bị cháy.

Khi chè sôi lật vung lên đến khi thấy đậu xanh nhuyễn bạn lấy muỗng đánh đều để đậu xanh tan ra. Lưu ý là không nên để quá đặc vì chè sẽ cứng, không ngon, để nước nhiều hơn mức sền sệt là được. Cho đường vào khuấy đều cho tan đường để thêm 5 phút. Múc ra chén khi chè nguội sẽ tự đông lại.

Nem chay chiên giòn – Món khai vị hấp dẫn

Mâm cỗ chay cần có món khai vị và nem là lựa chọn hợp lý. Gợi ý cách nấu các món chay để cúng lễ giỗ đừng bỏ qua nem chay. Nguyên liệu bao gồm: Tàu hũ ki, mộc nhĩ, cà rốt, giá, măng, gừng, tỏi, hành lá, dầu đậu nành. Cách làm như sau:

Tàu hũ cắt miếng vuông, còn cà rốt, củ hành, mộc nhĩ, gừng, măng cắt dạng sợi. Cho dầu vào chảo và gừng tỏi đập dập vào phi vàng rồi cho mộc nhĩ vào đảo đều. Cho tiếp giá,cà rốt, măng,hành củ vào xào tiếp để làm nhân. Sau đó nhét nguyên liệu vào tàu hủ rồi gói lại đem chiên vàng giòn là được.

Cơm chiên thập cẩm chay – Món ăn no

Gợi ý cách nấu các món chay để cúng lễ giỗ cần phải có món ăn no. Cơm chiên thập cẩm chay vừa ăn no mà lại không ngán nhưu cơm chiên thường nhờ có nhiều rau củ quả.

Nguyên liệu để làm cơm chiên gồm: cơm trắng, đậu Hà Lan, cà rốt, bắp Mỹ, bí khô, rong biển cắt sợi, nấm đông cô khô, dầu ăn,nước tương, muối. Cách làm như sau:

Bí khô, nấm đông cô, cà rốt cắt dạng hạt (sau đó đem chần qua cà rốt cho mềm)

Bắc chảo và cho dầu ăn vào, khi dầu sôi cho bí khô vào xào, tiếp tục cho cà rốt, đậu, bắp Mỹ và nấm vào xào chung.

Cho cơm vào chiên cùng rồi nêm gia vị như muối, bột ngọt, nước tương vào xào cùng đến khi rau củ chín, thấm đều gia vị.

Chiên đến khi cơm tơi và rau củ chín đều, múc ra dĩa rồi trang trí bằng ngò tây và rong biển sợi.

Món rau càng cua trộn – Món chay dễ ăn và bắt miệng

Món trộn cũng là món nằm trong gợi ý cách nấu các món chay để cúng lễ giỗ hấp dẫn. Nguyên liệu gồm rau càng cua, cà chua bi, sườn non chay, hành tím, chanh, gia vị cơ bản. Cách làm như sau:

Nhặt và rửa rau càng cua, cắt khúc vừa. Cà chua rửa rồi cắt dọc. Sườn non ngâm nước mềm rồi vắt khô, xé nhỏ rồi chiên giòn.

Cắt mỏng hành tím rồi phi vàng.

Làm sốt trộn: Chanh, đường, muối, tiêu xay lượng vừa khẩu vị đánh tan rồi cho dầu dùng để phi hành vào đánh đều.

Bỏ rau càng cua vào bát to khi nào chuẩn bị dọn thì trộn với sườn non chiên, nước sốt. Múc ra dĩa và cho cà chua kèm rắc hành phi lên trên.

Hi vọng với những gợi ý cách nấu các món chay để cúng lễ giỗ này sẽ giúp các bạn lên được thực đơn nhanh chóng. Nếu bạn không biết nấu cỗ chay thế nào cho ngon hoặc quá bận rộn. Hãy đặt cỗ chay tại Nấu Cỗ 29 để đảm bảo ngon – an toàn- giá rẻ và nhanh chóng nhé!

Cập nhật thông tin chi tiết về Lễ Vía Quan Thánh Đế Quân Tại Miếu Quan Đế (Quận Bình Tân) trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!