Làm thủ tục xin VISA với học viên du học Mỹ: Những nội dung cơ bản

Sau khi hoàn thành giai đoạn 1 tại Việt Nam của chương trình liên kết đào tạo Thạc sĩ Kinh tế tài chính với Đại học Ohio, một trong các việc quan trọng nhất để tiếp tục tham gia giai đoạn 2 tại ĐH ohio đó là làm các thủ tục chuẩn bị xin VISA du học.

Hệ thống giáo dục đại học ở Hoa Kỳ rất phong phú với hơn 3.500 trường và trên 500 ngành học khác nhau. Chương trình đại học ở Hoa Kỳ kéo dài 3 hoặc 4 năm (khác với Việt Nam, các trường College cũng được xem là đại học), Thạc sĩ từ 1 đến 2 năm, TS. từ 3 đến 6 năm tùy theo bậc chuyển tiếp là đại học hay cao học. Có hai loại trường đại học ở Hoa Kỳ là đại học công lập và đại học tư thục. Các trường đại học công lập (State University) do chính quyền bang lập ra và tài trợ nhằm cung cấp một nền giáo dục với chi phí thấp cho người dân ở bang đó. Các trường tư thục (Private University) tại Hoa Kỳ chiếm tỷ lệ rất cao và có chất lượng tốt nhưng học phí cao hơn. Nên lưu ý, có hai loại trường tư thục ở Hoa Kỳ: trường phi lợi nhuận (Non-profit) và trường có lợi nhuận (For-profit). Các trường do các giáo hội thành lập và quản lý cũng được xem là các trường tư thục và thường là các trường phi lợi nhuận.

Do đó, cần phải hết sức kĩ lưỡng khi lựa chọn trường phù hợp, đặc biệt là phải lựa chọn được trường nằm trong danh sách các trường mà Bộ Nội vụ Hoa Kỳ cho phép cấp thị thực cho du học sinh quốc tế. Một trong những nguyên nhân “trượt” visa là do Phụ huynh – Học sinh lựa chọn trường không nằm trong danh mục được phép của Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ (U.S Department of Homeland Security) cấp visa du học (www.ice.gov), dẫn đến không chỉ “tiền mất, tật mang” mà còn “lỡ” cơ hội du học.

Với các bạn học viên MFE khóa 1, chẳng còn bao nhiêu thời gian nữa là đã đến thời điểm các bạn hoàn thành các môn học trong giai đoạn 1 tại Việt Nam (Trường ĐH KTQD). Để tiếp tục học tiếp giai đoạn 2 tại Đại học Ohio, Hoa Kỳ một trong các việc quan trọng nhất các bạn cần làm để tiếp tục tham gia giai đoạn 2 đó là làm các thủ tục chuẩn bị xin VISA du học. Sau đây là một số nội dung cơ bản cần biết về Hồ sơ xin Visa du học Mỹ trích từ website http://idp.com.vn. Chúng tôi cũng sẽ mời chuyên gia để có thể chỉ dẫn tốt hơn cho các bạn về những điều cần lưu ý khi làm hồ sơ tài chính và chuẩn bị phỏng vấn.

Đại học Ohio, Hoa Kỳ

Visa Du học sinh F-1 (Visa dành cho sinh viên du học Mỹ)
Visa Du học sinh F-1 cho phép bạn được vào nước Mỹ với tư cách một du học sinh toàn thời gian để theo học tại các trường Cao đẳng, Đại học hoặc cơ sở giáo dục được công nhận. Bạn phải đăng ký học một chương trình hoặc một khóa học để lấy văn bằng Sau Đại học, Đại học, Cao đẳng hoặc Chứng chỉ. Trường mà bạn theo học phải là trường được Chính phủ Mỹ cho phép tiếp nhận du học sinh quốc tế.

Quá trình nộp hồ sơ visa sẽ được bắt đầu với việc nhận I-20 do nhà trường cấp. I-20 xác nhận việc bạn chấp nhận thư mời nhập học và ghi danh tại một trường Mỹ. Quá trình xin visa có vẻ mất thời gian và khó khăn, nhưng Ban quản lý chương trình MFE (1+1) sẽ luôn hỗ trợ và hướng dẫn bạn trong từng bước của quá trình làm hồ sơ.

Bước 1: Đóng phí SEVIS (Student and Exchange Visitor Information System)
SEVIS là Chương trình Thông tin Sinh viên và Khách trao đổi được xây dựng dựa trên hệ thống Internet bởi Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS) và Bộ Ngoại giao Mỹ (DOS).
SEVIS duy trì các thông tin cập nhật và chính xác về tình trạng của tất cả các diện du khách đến Mỹ (F, M, and J) và những người phụ thuộc của họ. Các trường Mỹ (đại học, cao đẳng, và học viện) phải chuyển các thông tin bắt buộc tới các tổ chức có liên quan của chính phủ Mỹ qua SEVIS.

Lưu ý: Bạn không thể nộp đơn xin visa F-1 cho đến khi bạn đóng lệ phí SEVIS.
Phí SEVIS hiện nay: 200 đô-la Mỹ
Cách đóng phí SEVIS: Trả bằng thẻ tín dụng qua: http://www.fmjfee.com/

Bước 2: đóng lệ phí visa tại ngân hàng Citibank
Ngân hàng Citibank là ngân hàng được Đại sứ quán/Tổng Lãnh sự quán Mỹ ủy quyền để thu lệ phí visa F-1 tại Việt Nam. Lệ phí visa còn được biết đến như là phí MRV (Machine Readable Visa).
Lệ phí Visa: 160 đô-la Mỹ
Phương thức đóng lệ phí Visa: Bằng tiền mặt (đô-la Mỹ) tại ngân hàng Citibank
Sau khi thanh toán xong lệ phí visa, bạn sẽ nhận được Phiếu thu có 2 liên. Phiếu thu này sẽ được kích hoạt 2 ngày sau khi lệ phí được thanh toán.

Bước 3: Điền mẫu đơn xin thị thực (trực tuyến)
Bạn có thể truy cập vào https://ceac.state.gov/genniv/ và điền tất cả thông tin yêu cầu trên mẫu đơn xin thị thực du học sinh DS-160.
Bạn cũng cần chuẩn bị ảnh cỡ 5cm x 5cm (trên phông nền trắng) và được chụp trong vòng 6 tháng gần nhất để tải lên mạng trong quá trình điền mẫu đơn DS-160.
Bạn cần in trang xác nhận có mã số đơn của bạn sau khi đã điền xong mẫu đơn DS-160.

Bước 4: Đặt lịch hẹn phỏng vấn (trực tuyến)
Sau khi nhận được mã số đơn DS-160, bạn sẽ dùng mã số này để đăng ký lịch hẹn phỏng vấn qua mạng thông qua trang web của Đại sứ quán Mỹ hoặc Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại TP. HCM. Mỗi đương đơn chỉ được đặt một lịch hẹn phỏng vấn. Cần lưu ý rằng nếu số lượng cuộc hẹn của một đương đơn nhiều hơn 1 thì tất cả cuộc hẹn trên hệ thống sẽ bị hủy bỏ. Sau khi đặt lịch hẹn, bạn cần in xác nhận đã đặt lịch hẹn và mang theo tới buổi phỏng vấn.

Bước 5: Tham dự phỏng vấn
Vào ngày phỏng vấn, bạn cần đăng ký với quầy thích hợp tại Lãnh sự quán 15 phút trước giờ được hẹn phỏng vấn. Bạn cần mang đầy đủ các giấy tờ theo danh sách hướng dẫn của nhân viên tư vấn.

Danh mục giấy tờ yêu cầu dành cho Visa F-1 (Visa sinh viên)
1. Hộ chiếu (còn hiệu lực ít nhất 6 tháng)
2. Ảnh cỡ 5cm x 5cm
3. Lịch hẹn phỏng vấn
4. Mẫu đơn điền trên mạng (DS-160)
5. Phiếu thu lệ phí visa
6. Biên lai đóng phí SEVIS
7. I-20
8. Thư mời nhập học của trường
9. Hồ sơ chứng minh tài chính
10. Tất cả bằng cấp và bảng điểm
11. Điểm của các kỳ thi tiêu chuẩn do trường Mỹ yêu cầu
12. Giấy xác nhận kinh nghiệm làm việc
13. Các giấy tờ liên quan khác

Bước 6: Hoàn trả Hộ chiếu theo đường chuyển phát nhanh

Nếu đơn xin visa của bạn được chấp thuận, bạn sẽ được nhận lại hộ chiếu cùng visa thông qua dịch vụ chuyển phát nhanh EMS trong vòng 3 ngày làm việc. Lệ phí chuyển phát nhanh là 25.000 đồng hoặc 40.000 đồng tùy thuộc vào địa điểm chuyển phát. Lệ phí này phải trả bằng tiền đồng Việt Nam (tiền mặt). Nếu bị từ chối cấp visa, bạn sẽ được trả lại hộ chiếu cùng những giấy tờ cần thiết khác ngay sau cuộc phỏng vấn.
(Nguồn: idp.com.vn)

Một số địa chỉ tham khảo:

Các website quan trọng cho sinh viên du học

– http://www.collegeboard.com : Website này cung cấp thông tin tổng quát về trường đại học. Từ đó, sinh viên có thể hiểu được trình độ trường đại học ở mức độ nào (dựa vào yêu cầu điểm SAT của từng trường). Ngoài ra, sinh viên cũng có thể tìm kiếm học bổng tại website này.

– http://www.usnews.com : Webiste này dùng để xem xếp hạng của trường đại học. Thứ tự hạng này được đánh giá trên toàn bộ các mặt của trường đại học.

Sinh viên học thạc sĩ/tiến sĩ nên xem thứ tự hạng theo ngành sẽ chính xác hơn.

– http://www.princetonreview.com : Website cung cấp thông tin về học bổng của các trường đại học và các tổ chức. Đây là website có hiệu quả rất cao trong việc tìm học bổng của trường đại học

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *