Bạn đang xem bài viết Làm Hành Chính Phải Biết: Chuẩn Bị Đồ Lễ Cúng Thần Tài được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chuẩn bị đồ lễ cúng thần tài – Quan sát kỹ chúng ta đều thấy bất kỳ 1 công ty hay 1 cửa hàng kinh doanh nào đều có 1 bàn thờ ông thần Tài đặt gần ngoài cửa. Người làm kinh doanh thờ thần tài nên làm lễ ở nơi kinh doanh chứ không nên làm ở đình, chùa
Việc cúng lễ thần tài đối với các doanh nghiệp luôn được chú trọng và quan tâm hàng đầu. Đều đặn mỗi sáng hoặc ngày Rằm, mùng 1 họ thường mua sắm đồ lễ để công việc làm ăn được suôn sẻ.
Nhân viên hành chính cần làm gì?
Trước 8h sáng, nhân viên hành chính phải chuẩn bị đồ lễ thắp hương đầy đủ theo quy định tại văn phòng, có thể là gói bánh, hoa quả. Chi phí mua sắm này cũng được dự trù sẵn: khoảng 100.000 đồng/ ngày.
Riêng ngày Rằm, mùng 1 hàng tháng, lễ, Tết thì nhân viên hành chính cần tìm hiểu và mua sắm đồ lễ theo đúng phong tục của từng nơi cho phù hợp
Mua sắm đồ lễ cúng Thần tài cần lưu ý mua những thứ đơn giản, lễ vừa phải, không xa xỉ lãng phí mới được thần tài chú ý. Đa phần chỉ cần hoa tươi, quả tươi, nước sạch. Nhiều nơi làm lễ cúng thần tài to hơn cả cúng tất niên là không cần thiết. Cụ thể:
– Nén hương: Trong đồ lễ luôn luôn phải có hương.
– Chén Nước: Nhân viên hành chính cần rửa sạch chén trước khi lấy nước mới. Lưu ý khi lấy nước: Lấy vừa đủ, không nhất thiết tràn đầy chén, Chỉ cần một chén nước là đủ, chứ không phải ba hay năm chén. Cẩn thận không để nước tràn ra hoặc đổ lên bàn.
– Hoa: Bình hoa có thể bằng thủy tinh, gốm sứ… đều được. Chỉ nên chọn hoa tươi, hoa có nụ và có hương thơm càng tốt. Không nên dùng hoa giả.
– Quả: Quả nên chọn loại tươi, ngon, nhìn nguyên vẹn, thường dùng táo, lê, chuối, cam, quýt… Cũng như hoa, không dùng quả nhựa, quả nhân tạo không ăn được.
– Đèn, nến: Đèn cúng là đèn thật như đèn dầu, nến. Không dùng đèn nhấp nháy, đèn điện… vì đều tạo ra trường khí xấu, ảnh hưởng đến việc thờ cúng.
Tùy theo phong tục từng công ty, từng vùng miền, điều này không có thời gian nào CHUẨN quy định cụ thể. Nhân viên hành chính có thể chọn giờ tốt cho cúng lễ trong ngày hoặc chọn ngày giờ tốt có sao tốt đến để kích hoạt trường khí dễ hơn.
Bài văn khấn thần tài
Kính lạy: Thần linh Thổ địa, Phúc đức Chính thần, Tài thần (nếu làm ở nơi kinh doanh, hay ngoài sân), Gia tiên họ …., bà cô ông mãnh, chư vị tiên linh (nếu làm trong nhà, ở ban thờ gia tiên thì thêm phần này)
Hôm nay là ngày …… tháng ….. năm Bính Thân.
Chúng con là…………………………………………………
Ngụ tại………………………………………………………
Chúng con thành tâm, bày biện hương hoa, nghi lễ cung trần, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.
Kính xin phù hộ độ trì, con cháu mạnh khỏe, gia đạo bình an, phát tài phát lộc, sở cầu như ý.
Những Kiêng Kỵ Khi Làm Lễ Và Chuẩn Bị Mâm Cỗ Cúng Táo Quân Không Phải Ai Cũng Biết
Khi thực hiện lễ cúng ông Công ông Táo có những kiêng kỵ nhất định mà gia chủ cần phải tránh.
1. Không cúng một số món ăn
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo không cần quá cầu kỳ tuy nhiên có một số món ăn không được cúng ngày này, trong đó có món cá rán.
Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, “Tuyệt đối không nên cúng cá rán trong mâm cỗ cúng Táo quân bởi cá chép cúng để phóng sinh rước các Táo về. Nếu cúng cá rán sẽ mâu thuẫn về phong tục cổ truyền”.
Còn theo Nhà nghiên cứu văn hóa, chúng tôi Nguyễn Thanh Tú, “Lễ mặn khi cúng Táo Quân phải có cá sống. Việc cúng cá rán sẽ không vi phạm nhưng không đúng mới mẫu gốc của phong tục”.
Thực tế, mâm lễ cúng ông Công ông Táo có thể là lễ chay, cũng có thể là lễ mặn, tùy theo điều kiện gia đình, quan trọng nhất vẫn là ở tấm lòng thành. Nhưng dù thành tâm đến đâu gia chủ tuyệt đối không dâng cúng các món như thịt chó, thịt vịt, thịt chim, thịt dê, trâu, trứng vịt lộn.. vì theo quan niệm dân gian, những thịt này dù ngon nhưng nó có ý nghĩa không may mắn nếu mang cúng.
Về mâm ngũ quả, lưu ý không cúng hoa quả giả vì điều này không thể hiện được sự thành tâm của gia chủ. Một số loại quả như sầu riêng, mít có mùi đậm đặc và có gai cũng không nên cúng.
Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà còn lưu ý, ngay trước khi cúng ông Công ông Táo, người cúng cũng không được ăn cá chép, ăn tiết canh ba ba, thịt rùa, thịt ba ba, thịt rắn, thịt chó, thịt mèo, rượu rắn, rượu cao hổ cốt… Tất nhiên là sẽ không được ăn tỏi, hành, mắm tôm, mắm tép… có mùi hôi mùi tanh ảnh hưởng đến không khí trang trọng của lễ cúng.
2. Chỉ cúng từ ngày 20 trở đi, không cúng sau 12 giờ ngày 23 tháng Chạp
– Ngày cúng: 23 tháng Chạp hàng năm mới là ngày chính để các Táo về trời, nhưng ngày nay, nhiều người đã làm lễ cúng từ vài hôm trước. Điều này hoàn toàn có thể được tuy nhiên cũng không nên cúng quá sớm. Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, “Mọi người có thể cúng trước ngày 23 nhưng chỉ nên cúng từ ngày 20 âm lịch trở đi”.
Trong đó, 15 là Rằm, 16 trăng tròn, 17 ngày xấu sẽ không ai cúng, 18 là ngày Tam nương, còn ngày 19 là ngày tận cùng từ đầu 1 đến đầu 2 nên cũng không ai thích. Do đó, cúng Táo quân có thể cúng từ ngày 20 đến ngày 23.
– Giờ cúng: Theo tín ngưỡng của dân gian, 12h trưa ngày 23 tháng Chạp là thời điểm ông Công ông Táo đã bay về trời. Vì thế, việc cúng lễ cần tiến hành trước giờ này của ngày này. Chuyên gia Nguyễn Song Hà cũng chia sẻ, “mọi người nên cúng trước giờ Ngọ (tức là trước 12 giờ trưa), bất đắc dĩ lắm mới cúng quá giờ Ngọ.
Nếu bận quá cũng phải cúng trước giờ Hợi (trước 23 giờ) và phải cúng giờ Tuất trở ra (trước 19-21 giờ). Không nên cúng 22 giờ bởi giờ đó muộn rồi, theo dân gian như vậy ông Công ông Táo sẽ bị nhỡ tàu, nhỡ xe, không kịp lên chầu Ngọc Hoàng”. 3. Không cúng ông Táo dưới bếp
Theo chuyên gia phong thủy Phạm Cương, nếu nhà có ban thờ Táo quân (thường đặt gần bếp) thì thắp hương ở ban thờ này. Nếu không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên, nơi trang trọng, linh thiêng nhất.
Không nên tự ý cúng lễ ở bếp vì từ xưa đến nay, ban thờ luôn được coi là “ăng ten” để giao tiếp giữa hai thế giới âm dương, giữa người trần thế và thần linh. Còn bếp là nơi chế biến các món ăn, có nhiều mùi dầu mỡ, không được trang trọng. Một lưu ý nhỏ là khi cúng nên đặt cá chép sống ở cạnh khu vực thờ cúng.
4. Không cầu khấn tài lộc
Theo phong thủy, khi cúng Ông Công, Ông Táo không nên xin được làm ăn phát đạt, tài lộc. Vì Táo quân lên thiên đình là để báo cáo việc lớn nhỏ của gia chủ với Ngọc Hoàng nên các gia đình chỉ nên khấn và cầu xin Táo quân báo cáo điều tốt, không nói điều xấu với thiên đình.
5. Không phóng sinh cá chép từ trên cao, ở nguồn nước bẩn
Cá chép tượng trưng cho thần linh nên khi thả phóng sinh cần nhẹ nhàng đưa cá xuống nước. Đặc biệt không được đứng từ trên cầu ném cá từ trên cao xuống nước rất có thể cá sẽ bị thương và chết, điều này là tối kỵ.
Sau khi thả cá, gia chủ nên lưu lại một chút xem cá đã bơi đi chưa, tránh tình trạng cá mắc kẹt trong túi, rác, chỗ nước nông không thể bơi đi được.
“Không mua cá chép về rồi thả cá bừa bãi ra những nguồn nước ô nhiễm làm cá bị chết, vừa làm ô nhiễm môi trường vừa đen đủi. Nếu phóng sinh cá chép phải chọn môi trường sạch để cá dễ dàng sống được…”, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà lưu ý.
Nguồn: https://eva.vn/bep-eva/nhung-kieng-ky-khi-lam-le-va-chuan-bi-mam-co-cung-tao-quan-khong-phai-ai-cung-biet-c162a418788.html
Bài Khấn Thần Tài Thổ Địa Chuẩn Nhất Không Phải Ai Cũng Biết
Cách khấn Thần Tài Thổ Địa chuẩn nhất không phải ai cũng biết
Khi thực hiện nghi thức cúng Thần Tài hằng ngày hay vào ngày mùng 10 hàng tháng, một việc quan trọng không thể thiếu là đọc văn khấn Thần Tài thỉnh Thần lên và nghe lời cầu khấn của gia chủ.
Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương. Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân. Con kính lạy Thần Tài vị tiền. Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ Địa cai quản trong xứ này. Tín chủ con là …………………………………………….Ngụ tại…………………………………………………. Hôm nay là ngày…… tháng….… năm……..
Tín chủ thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị.
Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!
Văn khấn Thần Tài, Thổ Địa có thể dùng trong các ngày:
Văn khấn Thần Tài hàng ngày mỗi sớm mở cửa hàng
Cúng Thần Tài, Thổ Địa mùng 10 hàng tháng
Cúng tượng Thần Tài mùng 1, ngày rằm hàng tháng
Ý nghĩa ngày Vía Thần Tài, cúng Thần Tài Thổ Địa
Ngày Vía Thần Tài chính là ngày 10 tháng Giêng âm lịch. Ngày thường, nhiều gia đình vẫn cúng hoa quả, trái cây, bánh kẹo đầy đủ trên bàn thờ Thần Tài. Nhưng trong ngày Vía Thần Tài thì lễ vật có phần trang trọng hơn.
Ngày Vía Thần Tài có ý nghĩa rất quan trọng với mọi nhà, nhất là người làm ăn, kinh doanh. Đây là ngày mọi người sắm lễ vật cúng tế Thần Tài, để cầu mong một năm làm ăn phát đạt, nhiều lộc, nhiều tiền.
Bên cạnh đó, nhà nhà, người người nô nức đi sắm vàng. Vì vậy, trong ngày này, các cửa hiệu bán vàng mở cửa rất sớm để phục vụ khách hàng. Theo quan niệm của người phương Đông nói chung và người Việt nói riêng, vàng thể hiện cho sự giàu sang, phú quý. Chính vì vậy, đi mua vàng trong ngày Vía Thần Tài là để mang tài lộc về nhà. Qua đó gửi gắm niềm mong ước có một năm dồi dào tiền bạc, buôn bán, kinh doanh thuận lợi. Mua vàng cũng là một việc làm hết sức thiết thực. Vì chuyển từ tiền sang vàng, nên cũng không mất đi đâu, mà càng thêm phần sung túc.
Sắm và chuẩn bị lễ cúng Thần tài, Thổ địa cần những gì?
Lễ cúng vào ngày Mồng Một (lễ Sóc) và lễ cúng vào chiều tối ngày Rằm (lễ Vọng) thường là lễ chay: Hương, hoa, trầu cau, quả, tiền vàng. Ngoài lễ chay cũng có thể cúng thêm lễ mặn vào ngày này gồm: Rượu, thịt gà luộc, các món mặn.
Sắm lễ ngày mồng một và ngày rằm chủ yếu là thành tâm kính lễ, cầu xin lễ vật có thể rất giản dị: hương, hoa, lá trầu, quả cau, chén nước.
Các loại hoa cúng Thần Tài, Thổ Địa phổ biến là mẫu đơn đỏ, hoa cúc, hoa hồng và các loại hoa có hương thơm như hoa ngọc lan, hoa cau…
Cách chọn mua và sử dụng tượng Thần Tài Thổ Địa giúp gia chủ phát lộc
Để chọn được một bộ tượng Thần Tài Thổ Địa đẹp thì bên cạnh lựa chọn ngoại hình còn phải lưu ý về quy trình thỉnh thờ và một số nguyên tắc phong thủy. Hiện nay, nhiều gia đình và các cơ sở kinh doanh đều có thờ tượng Thần Tài Thổ Địa nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về ý nghĩa cũng như những quy tắc trong việc thờ phụng và vị trí đặt tượng Thần Tài đem lại đại cát lợi cho gia chủ.
Đồ Cúng Động Thổ Cần Chuẩn Bị Những Gì Để Việc Tiến Hành Động Thổ
Chuẩn bị đồ cúng động thổ là việc làm không thể thiếu cho mỗi gia chủ trước khi bắt đầu động thổ một công trình nào đó. Mỗi nơi, mỗi vùng miền thì đồ cúng khác nhau đôi chút nhưng căn bản không thể thiếu được những nguyên liệu chủ chốt. Bài viết này đề cập đến những thứ mà gia chủ cần chuẩn bị để làm cho buồi lễ động thổ không có sai lầm gì.
Chuẩn bị đồ cúng động thổ cần những nguyên liệu nào?
Theo những danh sách chuẩn bị đồ cúng cần có, các gia chủ sẽ theo quan niệm từng nơi để chuẩn bị mâm đồ cúng. Đây là công việc khá quan trọng nên gia chủ nên quan tâm đến đồ cúng mình cần chuẩn bị, bởi vì nó thể hiện lòng thành mình với công thần thổ địa ở nơi đó. Không hẳn đồ cúng phải quá đặc sắc hay cầu kỳ mà chỉ cần chuẩn bị căn bản những đồ sau đây.
Những nguyên liệu cần chuẩn bị:
Mỗi thứ một món: con gà, đĩa xôi, đĩa muối, bát nước, bát gạo, gói thuốc, lạng chè, bộ đồ thần linh màu đỏ kèm cây kiếm trắng, đĩa ngủ quả, đinh vàng hoa, lư hương và đèn cầy ( đèn cầy có thể nhiều hơn 1 cây ). Đây có thể coi là đồ mặn, những đồ nhất thiết không thể thiếu. Quan niệm trần sao âm vậy đã làm cho phong tục cúng đồ mặn này trở nên thiêng liêng hơn bao giờ hết.
Ngoài đồ mặn căn bản còn có nửa lít rượu trắng, 3 hũ nhỏ để đựng muối gạo và nước. Trầu cau mỗi thứ 5 loại, 5 oản đỏ và 5 lễ tiền vàng cùng với 9 bông hồng đỏ- một vật không thể thiếu được.
Những nguyên liêu trên đều bắt nguồn từ xa xưa ông cha ta để lại, xuất phát từ dân dã không cao sang, rất dễ kiếm tìm phù hợp với mọi người. Không gò bó bắt buộc phải linh đình sang trọng, mà là tùy tâm chuẩn bị. Gia đình có hoàn cảnh như thế nào thì chuẩn bị đồ như thế đó. Đồng thời quan niệm về phong thần thổ địa không có kén chọn gia chủ, không vì gia chủ hoàn cảnh như thế đều tất tâm phù trợ đảm bảo bình an cho thổ nhưỡng tại đó.
Nếu gia chủ có điều kiện có thể bổ sung thêm nhiều đồ mặn gồm gà quay, lợn quay, rượu nước gạo nhang và đèn. Sinh ý từ tâm, tất cả đều hi vọng mình có một buổi lễ động thổ thuận lợi, sau này cất nhà cửa hay công trình đều mang lại may mắn cho từng người sống trong đó cùng với mâm đồ cúng động thổ đầy đủ.
Quy trình động thổ sau khi chuẩn bị đồ cúng động thổ
Hầu hết người Việt Nam sẽ tự tìm thầy phong thủy hoặc thầy bói để xem mệnh, cung, tuổi, xem ý định những oan hồn để đưa ra ngày nào hợp nhất, phù hợp nhất cho gia chủ mình. Họ tin rằng, may mắn đến với mình không phải điều hiển nhiên mà do tu tâm tích đức làm việc thiện mà ra. Mỗi nơi đều có những linh hồn tồn tại , xong xong đó thì có những phong thần thổ địa hay những thần linh cũng đều có, do vậy, sự kính trọng những vị thần sẽ mang lại sự may mắn cho họ. Việc lựa chọn ngày cũng vậy, đem lại sự phù hợp nhất về thời gian cũng như đúng đủ kịp thời những mong muốn mà phong thần thổ địa tại thổ cư đó.
Hay rất nhiều nơi hiện tại Việt Nam đều thuê riêng một thầy phong thủy cùng làm lễ với mình để tranh sự sai sót không hề muốn. Đồng thời đảm bảo việc chuẩn bị đồ lễ đúng đủ, cách thức tiến hành lễ bái theo đúng phong tục tập quán.
Ngươi ta thường đặt mâm đồ cúng trên một bàn và để ngoài trời ( trong nhà nếu đó là lễ động thổ sửa chữa công trình ) và theo hướng gia chủ hơp mệnh. Ví dụ gia chủ hợp hướng nam thì bàn đồ cúng động thổ sẽ hướng theo hướng đó phù hợp gia chủ khi hành lễ. Hướng nhà hay hướng của công trình thì đếu là hướng mà mặt tiền hướng ra, là cửa chính theo quan niệm dân gian thì đó là hướng tiền, điều mà mọi gia chủ hướng tới.
Thêm vào đó, khi lễ động thổ là để đào móng nhà, xưởng, mặt bằng thì hãy chọn trung tâm ngay chính diện để đặt bàn mâm cúng ở trên. Đây căn bản coi như là một yêu cầu tất thảy, gia chủ đừng lo lắng, hầu hết các việc này sẽ đều được hướng dẫn cẩn thận và tỉ mỉ dưới sự chỉ đạo của thầy phong thủy.
Nếu gia chủ có tuổi cấm kị trong xây dựng thì hãy mượn người hay còn gọi là người mượn tuổi thay gia chu chủ tiến hành lễ động thổ. Nếu không, thì gia chủ chuẩn bị quần áo chỉnh tề, thắp nhang hương vái bốn phương tám hướng sau đó hướng vào mâm lễ đồ cúng động thổ khấn bái, thường sẽ theo một bài văn khấn mà gia chủ đã chuẩn bị từ trước đó. Sau khi cúng xong hóa giấy tiền vàng bạc rồi rải muối dạo rượu nước ngay tại thổ đó. Cuối cùng tự tay mình cuốc một cái để hoàn thành lễ động thổ.
Như đã đề cập, nếu gia chủ không hợp tuổi thì người mượn tuổi sẽ làm hết các nghi thức trên khi động thổ.
Lưu ý: 3 hũ muối- gạo- nước thì phải cất kỹ say khi nhập trạch thì hãy mang vào bếp để trên bàn thờ ông Công, ông Táo. Đó là những điều gia chủ cần lưu ý khi làm lễ động thổ.
Cập nhật thông tin chi tiết về Làm Hành Chính Phải Biết: Chuẩn Bị Đồ Lễ Cúng Thần Tài trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!