Bạn đang xem bài viết Kỹ Thuật Ức Chế Co Cứng Tay được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
KỸ THUẬT ỨC CHẾ CO CỨNG TAY
ĐẠI CƯƠNG
Định nghĩa
Co cứng là sự tăng của trương lực cơ cùng với sự phóng đại của các phản xạ gân xương do cung phản xạ cơ bị kích thích qúa mức. Co cứng là hậu qủa của tổn thương bó tháp, đồng thời đó cũng là một thành phần nằm trong hội chứng Neuron vận động trên.
Biểu hiện lâm sàng
Biểu hiện lâm sàng của co cứng là tăng trương lực cơ, tăng phản xạ gân xương, hạn chế hoặc mất vận động tự chủ ở tay. Co cứng làm kháng lại các vận động, co cứng tăng khi người bệnh chú ý thực hiện các vận động đặc biệt khi gắng sức (cố làm gì đó). Cụ thể là co cứng các cơ gấp, nhóm cơ hạ đai vai và tay, cơ cố định và kéo xương bả vai ra sau, cơ khép và xoay trong cánh tay, cơ gấp và quay sấp khuỷu tay và cổ tay, cơ gấp và khép các ngón tay
Mẫu co cứng ở vai và tay: Đai vai bị kéo xuống dưới, ra sau; khớp vai khép, xoay trong; khớp khuỷu gấp, cẳng tay quay sấp; cổ tay gấp mặt lòng, nghiêng phía xương trụ; các ngón tay gấp, khép
Hậu quả của co cứng
Giảm hoặc mất khả năng vận động của tay và toàn thân, ảnh hưởng đến chăm sóc và điều trị, khó hoặc không thực hiện các hoạt động tự chăm sóc bản thân trong đời sống và sinh hoạt thường ngày
Có thể gây nên các biến chứng như loét da, đau, co rút gây biến dạng và mất chức năng khớp, tay và nửa người bên liệt.
CHỈ ĐỊNH
Khi co cứng ảnh hưởng đến vận động, thực hiện chức năng của tay và toàn thân
Trước khi tập vận động và hoạt động trị liệu
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Khi người bệnh không có biểu hiện co cứng
CHUẨN BỊ
Người thực hiện
Kỹ thuật viên đã được đào tạo và thành thạo kỹ thuật
Người nhà hoặc bản thân người bệnh đã được hướng dẫn đầy đủ
Phương tiện
Giường bệnh hoặc giường tập
Bàn ghế, nẹp, túi cát…
Người bệnh
Thông báo, giải thích rõ ràng để người bệnh và gia đình yên tâm và chủ động phối hợp
Hồ sơ bệnh án:Phiếu điều trị vật lý có chỉ định của bác sỹ
Ngày điều trị, giờ điều trị
Tình trạng người bệnh trước trong và sau khi tập
Tên kỹ thuật viên thực hiện y lệnh
CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
Kiểm tra hồ sơ bệnh án
Chỉ định của Bác sỹ
Tên kỹ thuật viên thực hiện y lệnh
Kiểm tra người bệnh
Tình trạng người bệnh trước khi tập.
Đánh giá tình trạng co cứng: vị trí, mức độ
Thực hiện kỹ thuật
. Ở tư thế nằm
Kỹ thuật vị thế: Người bệnh nằm ở vị thế chống lại mẫu co cứng
Ức chế co cứng: Người tập thực hiện các động tác vận động ngược lại với mẫu co cứng, cụ thể là đưa xương bả vai lên trên và ra trước; dạng và xoay ngoài khớp vai; duỗi khớp khuỷu và xoay ngửa cẳng tay; gấp khớp cổ tay về phía mu bàn tay; duỗi, dạng ngón tay cái và các ngón khác
. Ở tư thế ngồi
Kỹ thuật vị thế ức chế co cứng: Ghế ngồi có chiều cao phù hợp với người bệnh; đầu, thân mình thẳng, cân xứng hai bên, hai vai cân đối; trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai bên mông và hai chân; bàn chân sát trên sàn nhà, khớp cổ chân, khớp gối, khớp háng vuông góc; lưng thẳng.
Kỹ thuật ức chế co cứng: Ngồi dồn trọng lượng lên tay liệt ở tư thế tay liệt duỗi, xoay ngửa, khớp khuỷu duỗi, khớp cổ tay gấp mặt mu; ngón tay cái và các ngón tay khác duỗi, dạng.
. Ở tư thế đứng Dồn trọng lượng lên tay liệt ở tư thế đứng với tay liệt duỗi, xoay ngửa, khớp khuỷu duỗi, khớp cổ tay gấp mặt mu; ngón tay cái và các ngón tay khác duỗi, dạng.
THEO DÕI
Đánh giá tình trạng người bệnh sau khi tập
Theo dõi phát hiện các dấu hiệu bất thường
Nếu có bất thường xử trí kịp thời theo đúng phác đồ, báo cáo bác sỹ
Ghi chép hồ sơ bệnh án: Tình trạng người bệnh trong và sau khi tập
TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
Đau cơ: Thuốc giảm đau, nghỉ ngơi, các biện pháp vật lí trị liệu
Tập quá sức: Nghỉ ngơi.
Kỹ Thuật Nuôi Cá Chép Đỏ (Chép Ông Táo)
Cá chép đỏ (cá chép ông Táo) là giống cá chép Nhật, thường có màu vàng hoặc đỏ được dùng để cúng ông Táo và phóng sinh vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm. Nuôi cá chép đỏ bán trong dịp cúng ông Táo hàng năm hoặc để phục vụ cho các đại lễ nhà phật để phóng sinh có thể thu được lãi rất cao. Nhưng làm thế nào để ương giống thành công cũng như bán được đúng thời điểm không phải ai cũng biết.Muốn cá đạt tỷ lệ sống cao, kích cỡ phù hợp và bán đúng thời điểm, người nuôi cần quan tâm và tìm hiểu rõ kỹ thuật ương nuôi. Nắm được kỹ thuật nuôi cá chép vàng chắc chắn thì không có gì là không thành công.
Cải tạo ao nuôi cá chép đỏ
Diện tích ao nuôi có thể dao động từ vài trăm đến vài nghìn m2 tùy từng hộ nuôi. Mùa vụ ương nuôi bắt đầu từ tháng 8 – 9 (dương lịch). Người có kinh nghiệm có thể mua cá bột về ương, còn không nên mua cá hương về nuôi sẽ ít rủi ro hơn.
Sau khi tát cạn ao, tiến hành dọn sạch bèo, cỏ xung quanh bờ ao, đầm nén lại bờ ao, đắp lại cống bọng, tiêu diệt hết cá dữ trong ao. Có thể sên vét bớt lớp bùn đáy nếu lượng bùn quá dày, chỉ để độ sâu bùn 10 – 25 cm, rải vôi bột với liều lượng 7 – 10 kg/100 m 2, dùng trang, trang phẳng đáy cho vôi trộn lẫn với bùn. Những ao bị chua (có váng phèn) hoặc ao có cá bị bệnh ở vụ nuôi trước thì tăng lượng vôi lên 1,5 – 2 lần. Đảm bảo độ cao của bờ ao 1,4 – 1,6 m
Đáy ao được san phẳng và có độ dốc về cống thoát. Sau khi tẩy trùng đáy ao thì có thể phơi ao khoảng 3 ngày, tiến hành bón lót phân chuồng ủ mục và phân xanh với liều lượng 30 – 40 kg phân chuồng và 40 – 50 kg phân xanh trên 100 m2. Phân chuồng rải đều khắp ao, phân xanh được bó lại từng bó dìm ở các góc ao.
Đối với ao ương cá bột, sau khi phơi đáy, bón phân nên lấy nước vào ao (lọc qua lưới có mắt dày), mực nước 0,7 – 1 m. Đối với ao nuôi cá hương thì có thể lọc nước vào ao khoảng 0,5 m, ngâm ao 5 – 7 ngày nước ao sẽ có màu xanh nõn chuối (màu của tảo), lọc nước tiếp vào ao đạt độ sâu 1 m trước khi thả cá.
Thả giống cá chép đỏ và chăm sóc
Ao ương cá bột, sau khi lấy nước 1 – 2 ngày phải thả cá bột ngay để hạn chế các loài địch hại như như bọ gạo, bắp cày… tấn công (vì cá khi mới thả còn yếu). Mật độ cá thả 150 – 200 con/m 2, sau khi thả cần cho cá ăn ngay, thức ăn là trứng gà, vịt, liều lượng 1 quả/3 – 4 vạn cá bột. Trứng được luộc lên, lấy lòng đỏ chà qua vợt vải màn, sau đó hòa loãng, té đều xung quanh ao ngày 2 lần (9 giờ và 17 giờ), cho ăn liên tục trong 3 ngày đầu.
Tiếp đến dùng bột đậu tương trộn với bột cá, cám, ngô theo tỷ lệ (30/30/40) đun chín làm thức ăn và cho cá ăn ngày 2 lần với liều lượng: tuần thứ nhất: 0,5 kg/vạn cá; tuần 2: 1 kg/vạn cá; tuần 3: 2 kg/vạn cá và tuần 4: 3 kg/vạn cá. Bón phân định kỳ 15 ngày/lần, phân chuồng 20 – 30 kg/100 m 2, phân xanh 30 – 40 kg/100 m 2.
Trong quá trình ương nuôi, những ngày đầu dùng vợt vớt trứng ếch nhái, cóc đẻ trong ao vào sáng sớm hoặc đổ dầu hỏa khung tre di chuyển từ từ quanh ao để tiêu diệt bọ gạo hại cá. Sau 20 ngày ương cần quấy dẻo cá bằng cách dùng trâu hoặc rong rào kéo quanh ao cho nước đục (2 – 3 ngày/lần) để luyện cá.
Sau khi ương cá chép đỏ lên cá hương, người nuôi có thể san thưa ra ao khác để nuôi tiếp lên giống, nếu không có ao thì có thể bán bớt cá, chỉ nên nuôi mật độ 50 – 60 con/m 2. Khi kéo lưới thu cá, do cá còn nhỏ khả năng chịu đựng với môi trường kém, do vậy cần dùng những tấm lưới nhỏ (màn tuyn) để kéo cá ở từng khu vực trong ao, tránh dùng lưới lớn kéo toàn bộ ao (cá sẽ bị chết do ngạt khi thời gian kéo lưới dài) gây hao hụt lớn.
Trong quá trình ương cá từ giai đoạn hương đến khi xuất bán, cần duy trì nước ao 1 – 1,2 m. Cho ăn thức ăn công nghiệp (độ đạm 25 – 30%) và thức ăn tự chế (nấu chín: bột cá, bột đậu nành, ngô, khoai, mì… được phối trộn với tỷ lệ của bột đậu nành và bột cá chiếm 25 – 35%). Mỗi ngày cho ăn 2 bữa (sáng và chiều). Lượng thức ăn hàng ngày 7 – 10% trọng lượng thân cá. Thức ăn công nghiệp được vãi đều xung quanh gần bờ ao, thức ăn tự chế được chế với nước (dạng sền sệt), cho vào xô té đều xung quanh ao. Chú ý do mật độ thả dày nên cần cho cá ăn đủ bữa và cố gắng phân phối đều thức ăn xuống ao để đảm bảo 90% cá có thể nhận được thức ăn, tránh hiện tượng cá còi. Định kỳ bổ sung phân chuồng và phân xanh hàng tháng để tăng thức ăn tự nhiên. Nếu ao cạn nước phải cấp đủ nước vào ao.
Trong quá trình nuôi cần kiểm tra cá 2 – 3 ngày/lần bằng cách dùng vợt có cán dài, đứng trên bờ xúc nhanh vào những chỗ cá thường tập trung và bắt cá lên quan sát. Cá có màu tươi sáng, khỏe và bụng căng tròn là đạt yêu cầu, nếu cá bụng lép đầu to chứng tỏ bị thiếu thức ăn nên cần tăng thức ăn kịp thời.
Trong giai đoạn chuyển mùa (cuối thu đầu đông) cá thường nhiễm một số bệnh do vi khuẩn hoặc nấm gây ra, do vậy, cần khử trùng nước ao định kỳ bằng vôi bột (CaO) 1 lần/tháng, liều lượng 2 kg/100 m 2 (vôi được hòa loãng té đều xuống mặt ao). Vào mùa đông, khi nhiệt độ hạ thấp cần dâng đủ nước, chỉ cho cá ăn khi nhiệt độ nước từ 18 0 C trở lên và cho ăn vào lúc nhiệt độ cao nhất trong ngày. Thời gian này không được sử dụng lưới chài tránh làm xây xát cá. Khi cá có biểu hiện bị bệnh nấm thủy mi, trên cơ thể có nhiều sợi nấm mọc cụm lại với nhau như các cục bông màu trắng, cần giảm lượng thức ăn (30%), sử dụng formol (7 – 10 ppm) để phun xuống ao 3 lần (2 ngày/lần) và có thể thay 20 – 30% lượng nước trong ao.
Khi cá bị nhiễm bệnh do vi khuẩn, cá có biểu hiện lờ đờ, cơ thể bị xơ, mất nhớt dạt vào bờ và chết dần. Cần giảm lượng thức ăn (30 – 40%) và có thể dùng kháng sinh Ciprofloxacin hoặc Streptomycine (thuốc thú y) với liều lượng 5 – 7 g/kg thức ăn để cho cá ăn. Đồng thời, dùng viên sủi Vicato để khử trùng nước ao với liều lượng 0,5 – 0,8 g/m3 (0,5 – 0,8 ppm), dùng 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày.
Trong quá trình nuôi cần căn cứ vào điều kiện thời tiết, sức khỏe của cá để có sự điều chỉnh thức ăn và bổ sung lượng nước vào sao cho hợp lý, giúp cá nuôi sinh trưởng và phát triển tốt.
Thu hoạch cá chép đỏ
Trước khi thu hoạch 15 ngày, cần dùng rong, chà rào kéo quanh ao 1 – 2 lần (3 ngày/lần) để quấy dẻo cá. Từ ngày 20 – 21 tháng 12 (âm lịch) bơm 50% lượng nước ao, dùng lưới vét cá, sau đó bơm cạn bắt hết số cá còn lại.
Cá thu hoạch được chuyển lên bể, gióng nước sạch và sục khí, sau 1 giờ sử dụng ống nhựa dùi lỗ tháo hết lượng nước đục (do cá thải ra), đồng thời cấp nước mới vào bể. Dùng vợt khung vuông vớt bỏ hết lượng đá sỏi, ốc vặn (lẫn cùng với cá khi chuyển vào bể) dưới đáy bể ra ngoài. Đối với bể xi măng có độ sâu nước 50 – 60 cm có thể chứa được 10 – 15 kg cá/m 2. Sau khi đưa cá lên bể cần ép (luyện cá) 3 – 5 giờ mới được xuất bán. Trước khi vận chuyển nên chuẩn bị đầy đủ bao tải, túi nylon, dây buộc và bình ôxy để đảm bảo cá khỏe mạnh khi đến tay người sử dụng.
Chàng Kỹ Sư Bị Từ Chối Hẹn Hò Vì ‘Đôi Co’ Mâm Cỗ Với Nhà Gái
Trong chương trình ‘Bạn muốn hẹn hò’ phiên bản ‘Hẹn ăn trưa’ mới đây, chàng trai Minh Khang (31 tuổi, kỹ sư IT) được kết đôi với cô gái Thu Thảo (31 tuổi, điều dưỡng).
Minh Khang chia sẻ với MC Cát Tường và nữ điều dưỡng về quá khứ anh và người yêu cũ từng đi đến quyết định đám cưới nhưng cuối cùng phải hủy bỏ. Lý do là bởi sự mâu thuẫn trong chuyện đãi tiệc cưới giữa hai bên gia đình.
Cụ thể chàng trai chia sẻ, gia đình anh ít khách nên chỉ muốn làm 3 bàn cỗ nhưng bên nhà gái tổ chức đến 15 bàn.
‘Nhà gái mời nhiều gấp 5 lần nhà em. Em thấy mời nhiều quá nên nói có thể giảm bớt số bàn hay không. Em cũng xuất phát từ ý tốt vì mời nhiều quá khó kiểm soát được số lượng khách, lỡ họ không tới hết sẽ bị lỗ.
Bên nhà gái cũng giảm nhưng giảm từ 15 bàn xuống 13 bàn. Nhà em nghĩ: ‘Chỉ là giảm cho có, vẫn hơn nhà em tới 10 bàn’. Vậy thì bên nam có thấy thoải mái hay không?’, chàng trai kể lại.
Khi MC hỏi ‘nếu sắp tới có đám cưới làm bao nhiêu mâm cỗ?’ chàng trai vẫn khẳng định, gia đình anh chỉ mời 3 bàn khách.
Anh giải thích thêm: ‘Em bị nói là áp đặt nhưng em không áp đặt. Mấy bàn không quan trọng, quan trọng là người đó ‘có chơi có chịu’. Nếu mời nhiều mà bị lỗ bên đó phải chịu hết. Mời nhiều rồi lỗ bắt bên em phải chịu, em thấy không công bằng, không thỏa đáng’.
Chuyện này khiến Cát Tường phải kêu lên: ‘Khó quá em ơi. Khi nào cưới hai em tự quyết định’.
Sau màn trao đổi này, dường như chàng trai không lấy được cảm tình của cô gái. Bởi vậy, ở thời điểm quyết định, cô gái đã không bấm nút.
Thu Thảo giải thích: ‘Cảm giác gặp Minh Khang, bạn không tạo được điểm nhấn cho em để em thích bạn ấy’.
theo Vietnamnet
Điều Trị Co Cứng Cơ Sau Tai Biến Mạch Não Tại Khoa Thần Kinh Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Thanh Hóa
Điều trị co cứng cơ sau tai biến mạch não tại khoa Thần kinh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa
Thạc sĩ-Bác sĩ: Đoàn Thị Bích
ĐỊNH NGHĨA: “Co cứng là tình trạng tăng lên của phản xạ trương lực (trương lực cơ) phụ thuộc vào tốc độ kéo giãn kèm theo sự phóng đại của các phản xạ gân xương do cung phản xạ cơ bị kích thích quá mức, co cứng là một thành phần nằm trong hội chứng Nơ ron vận động trên”.Lance JW (1980). Là một rối loạn trương lực cơ do nguyên nhân tổn thương TKTW đặc trưng bởi sự tăng sức cản khi vận động thụ động một đoạn chi thể. Trương lực cơ tăng do mất những thông tin ức chế từ trên xuống( bó lưới tủy) gây nên tăng kích thích của thoi vận động cơ và neuron anpha.
CÁC YẾU TỐ LÀM TĂNG CO CỨNG:
Nhiễm trùng đường niệu, táo bón, móng chân mọc quặp vào trong, loét tì đè, nẹp chỉnh hình hoặc xe lăn quá chật.
CÁC MẪU CO CỨNG:
– Toàn thể: chấn thương sọ não, xơ cứng rãi rác.
– Khu trú: tai biến mạch máu não.
– Theo vùng: chấn thương tủy sống.
CÁC TRIỆU CHỨNG LIÊN QUAN ĐẾN CO CỨNG:
– Đau
– Cứng đờ
– Rung giật(clonus)
– Cơn co thắt các cơ gấp và duỗi (flexor and extensor spams)
– Điều hợp và kiểm soát các vận động tinh vi kém
– Biến dạng khớp
CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY CO CỨNG:
– Tai biến mạch máu não
– Bại não
– Chấn thương sọ não
– Tổn thương tủy sống
– Các bệnh thoái hóa myelin: xơ cứng rãi rác, cơ cứng cột bên teo cơ.
– Các bệnh thoái hóa thần kinh: thoái hóa tiểu não
– Các bệnh khác.
CÁC KHIẾM KHUYẾT PHỐI HỢP VỚI CO CỨNG:
– Cơ bị rút ngắn, yếu cơ
– Cơ hoạt động quá mức phụ thuộc sự kéo dãn, bao gồm co cứng đồng động, co cứng loạn trương lực cơ.
Do đó có 3 giải pháp làm giảm tác động có hại của co cứng là:
– Kéo dài cơ.– Tập vận động.– Giãn cơ tại chỗ.
CÁC MẪU CO CỨNG CHI DƯỚI:
– Bàn chân duỗi, nghiêng trong.
– Ngón chân gấp. quắp
– Duỗi gối
– Khép đùi
– Háng gấp.
CÁC MẪU CO CỨNG CHI TRÊN
– Khép vai
– Gấp khuỷu
– Cẳng tay quay sấp
– Gấp cổ tay
– Bàn tay nắm chặt
– Ngón tay cái khép và gấp vào gan tay
CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ
1. Co cứng nặng ảnh hưởng đến chức năng:
– Ảnh hưởng đến đặt tư thế bệnh nhân trên giường hoặc xe lăn.
– Ảnh hưởng đến vận động
– Ảnh hưởng đến thực hiện các hoạt động chăm sóc sinh hoạt hàng ngày.
– Ảnh hưởng đến vệ sinh bản thân: ví dụ co cứng các cơ khép làm ảnh hưởng đến việc đặt thông tiểu, co cứng các cơ gấp bàn và ngón tay gây khó khăn cho việc mở lòng bàn tay
2. Co cứng nặng có thể dẫn đến những biến chứng: loét da, đau, biến chứng khớp ( ví dụ trật khớp háng do co cứng các cơ khép).
ĐIỀU TRỊ CO CỨNG
Các phương pháp vật lý trị liệu và vận động trị liêu:
– Đứng trên bàn nghiêng quay ( đặc biệt giảm co cứng sau chấn thương tủy sống).
– Các bài tập kéo dãn đều đặn ( phòng ngừa co rút và duy trì tầm vận động khớp)
– Nẹp hoặc bó bột chu kỳ( duy trì vị trí ức chế phản xạ kéo dãn của chi bi co rút và phòng ngừa co rút)
– Kích thích điện: kích thích qua da, kích thích thần kinh cơ, cột sống ( còn tranh luận)
Thuốc uống: diazepam, baclofen, dantrolene sodium, tizanidine
Điều trị tại chỗ : Tiêm phenol, botilinum toxin
Bơm thuốc trong màng cứng: baclofen
Các phương pháp phẫu thuật:
– Các phương pháp phá hủy: cắt bỏ tủy hoặc cát bỏ cột tủy
– Phương pháp chỉnh hình: kéo dài, giải phóng hoặc chuyển gân
– Các phương pháp đặc biệt:cắt chọn lọc các rế sau ở trẻ bại não, phẫu thuật xương để sữa các biến dạng.
PHƯƠNG PHÁP TIÊM TẠI CHỖ BOTILINUM TOXINE TYPE A. (BD: Dysport, Botox).
Cơ chế: Chặn dẫn truyền qua bản vận động thần kinh cơ ( ngăn cản việc giải phóng Achetylcholin từ các đầu tận màng trước synap thần kinh). Chặn có chọn lọc các cơ co cứng.
Ưu điểm của điều trị co cứng bằng Botilinum Toxin (Dysport):
– Có hiệu quả trong các trường hợp co cứng mãn tính
– Hiệu quả tại chỗ, ít hoặc hiếm có tác động toàn thân
– Kết quả tốt khi kết hợp với các phương pháp điều trị khác: bó bột, đặt nẹp, VLTL
– Có thể tiêm nhắc lại nếu cần thiết
– Tác dụng phụ nếu có thường tại chỗ tiêm và hồi phục lại được
Hạn chế của điều trị co cứng bằng Botilinum Toxin (Dysport)
– Hiệu quả kéo dài 4-6 tháng ( xuất hiện các chồi synap thần kinh mới để nối các sợi cơ – trương lực cơ quay trở lại).
– Không chỉ định trong co cứng toàn thể
– Thường đòi hỏi phải tiêm nhắc lai để duy trì các kết quả lâm sàng.
Kỹ thuật tiêm Botilinum Toxin (Dysport)
– Lựa chọn cơ mục tiêu đúng để tiêm, cơ mục tiêu được xác định bằng mốc giải phẫu, máy kích thích điện, máy điện cơ
– Đòi hỏi cần có kiến thức về giải phẫu chức năng và các mốc giải phẫu
– Tiêm trong cơ
– Liều tiêm cho từng cơ thay đổi tùy theo mức độ co cứng, độ lớn của cơ và mục tiêu điều trị.
Các lần tiêm cách nhau 4-6 tháng.
Hình 11: Máy kích thích điện và kim
Điều trị sau tiêm:
– Tập vận động trị liệu và hoạt động trị liệu: các mục tiêu chức năng của chi, kéo dãn các cơ được tiêm, tập mạnh và tạo thuận các cơ đối vận
– Nẹp hoặc bó bột chu kỳ làm tăng tác dụng của Botilinum Toxin
– Giảm liều thuốc uống
Đánh giá lại bệnh nhân sau tiêm Botilinum Toxin (Dysport).
– Khám lâm sàng
– Đánh giá chức năng
Hiện nay kỹ thuật tiêm Botilinum Toxin (Dysport) cho bệnh nhân liệt co cứng nửa người sau TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO (như các mẫu co cứng ở chi trên và chi dưới đã trình bầy ở trên) đã đuợc triển khai thường qui tại khoa THẦN KINH BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THANH HÓA. Sau một tháng tất cả các bệnh nhân đều được đánh giá lại, kết quả cho thấy đều đáp ứng tốt với thuốc Dysport (Chỉ số Ashwoth được cải thiện rõ rệt). Đây là kỹ thuật mới đem lại rất nhiều lợi ích cho bệnh nhân, đặc biệt thuốc Dysport hiện nay đã được bảo hiểm y tế chi trả (giá của 1 lọ thuốc 500UI gần 7 triệu, bệnh nhân tiêm tối đa 1 lần 2 lọ 500UI) và thời gian vào viện để tiêm thuốc mất khoảng 2 đến 3 ngày.
Cập nhật thông tin chi tiết về Kỹ Thuật Ức Chế Co Cứng Tay trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!