Bạn đang xem bài viết Kỷ Niệm Những Ngày Giỗ được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
KỶ NIỆM NHỮNG NGÀY GIỖ
Hà Bạch Trúc
(để tưởng nhớ cha mẹ mỗi dịp Tết về)
Những kỷ niệm đầu tiên của tôi hầu như đều gắn liền với những ngày giỗ. Thật vậy, ngược dòng ký ức trở về dĩ vãng, hình ảnh xa nhất mà tôi nhìn thấy chính là hình ảnh của gia đình tôi trên đường về quê để dự đám giỗ của ông nội tôi. Đó là những hình ảnh đẹp nhất, những kỷ niệm mang đầy mùi vị hạnh phúc và màu sắc của tình thương gia tộc. Mặc dù đã hơn nửa thế kỷ trôi qua nhưng trong ký ức tôi vẫn còn in đậm nét những hình ảnh êm đềm và ấm cúng đó.
Hằng năm cứ vào ngày mồng sáu Tết âm lịch là ba tôi lại chở cả gia đình về quê để dự đám giỗ ông nội. Ông bà nội tôi có mười người con. Tất cả đều lập nghiệp ở phương xa, rải rác khắp nơi từ Sàigòn đến các tỉnh. Ông nội mất sớm, nên tôi chỉ biết có bà nội.
Tờ mờ sáng tinh sương mẹ tôi đã lần lượt đánh thức mấy anh chị em tôi dậy. Mặc dù vẫn còn say ngủ nhưng chúng tôi đứa nào cũng cố gắng tỉnh dậy thật nhanh vì biết rằng ngày hôm nay sẽ vui lắm, sẽ được ăn uống no nê và nhất là sẽ được chơi đùa thỏa thích với các anh chi em họ hàng thân thuộc mà mỗi năm chúng tôi chỉ được gặp có một vài lần.
Mọi người lục đục lên xe. Trời vẫn còn tối, tôi còn nhớ là đèn đường chưa tắt, thế mà ba tôi năm nào cũng than trễ, bởi lẽ ông còn phải ghé qua đường Tôn Thọ Tường để mua vài món ăn đem về cúng ông nội: bánh mì “nóng dòn”, thịt heo quay và nhất là vịt quay là món mà ông nội hồi còn sống rất ưa thích. Rồi trên suốt đoạn đường từ Sàigòn về đến quê, năm nào ba tôi cũng kể có một câu chuyện, đó là câu chuyện về ông nội, về những điều ông thường dậy dỗ con cái, những việc ông hay làm, những điều ông hay nói, những món ăn ông ưa thích v.v…
Trời hừng sáng thì gia đình tôi cũng vừa đến nhà bà nội. Mọi người đã tề tựu về đông đủ; tôi thấy có mặt tất cả các bác, các cô, các chú của tôi. Năm nào cũng thế, mặc dù mỗi người sống một nơi, dù bận rộn thế nào đi nữa thì đến ngày này, tất cả mọi gia đình đều kéo về nhà bà nội để cúng giỗ cho ông nội. Thường thì các cô tôi đã về từ một hai ngày trước để phụ bà nội sắp xếp mọi việc. Trong nhà và ngoài sân, nơi đâu cũng đầy người.
Gia đình nào cũng có năm bảy người con cho nên đám trẻ là đông nhất. Giữa rừng người vừa lớn vừa nhỏ, vừa quen vừa không quen đó, anh em tôi phải đi tìm bà nội để chào bà trước hết, sau đó theo thứ tự, tìm chào tất cả các bác, các chú, các cô. Sau nghi thức đó, anh em tôi mới được tự do nhập bầy với đám anh chị em họ cùng trang lứa để cùng nhau chơi đùa thỏa thích trong khu vườn rộng thênh thang của bà nội.
Trong khi đám trẻ chơi đùa thoải mái thì người lớn cũng nhộn nhịp không kém. Ba tôi cùng với các bác, các chú và các anh em rể tay bắt mặt mừng, nói chuyện vui như pháo nổ. Ngòai những người thân trong gia đình còn có rất đông khách đến dự là những người quen, những người láng giềng, hoặc con cháu của những người đã từng quen biết ông bà nội tôi. Mọi năm họ đều nhớ đến ngày giỗ của ông nội để đến tham dự. Nếu vì lý do sức khỏe hay vì lý do gì đó không đến được thì họ cũng cho con cháu đại diện đến dự. Tôi thấy tất cả mọi người, từ bà nội cho đến ba tôi, các bác các chú các cô đều rất quý những người này. Năm nào có người không đến được thì ai cũng nhắc và hỏi thăm hết. Mặc dù còn nhỏ nhưng tôi cũng nhận biết được điều này và cũng cảm nhận được rằng đây là một điều hay ho đáng làm. Sau này lớn lên tôi mới hiểu được là điều này nói lên mối tương quan trong xã hội Việt Nam, được biểu lộ qua tình cảm bạn bè, qua tình láng giềng, nhà nào có việc thì mình có bổn phận phải đến chia vui hay chia buồn hoặc giúp đở khi hữu sự.
Mẹ tôi và các cô tíu tít trong bếp, vừa nấu nướng vừa trò chuyện, ồn ào náo nhiệt vô cùng. Mỗi người một món, ai cũng cố gắng trổ tài làm những món ngon nhất lạ nhất để cúng ông nội. Hình như mọi người đều nghĩ ông nội còn rất gần gũi với mọi người hay thậm chí vẫn còn hiện diện bên con cháu, cho nên ai cũng cố gắng làm những điều hay điều tốt cho ông vui. Mặc dù ông nội mất đã lâu nhưng nhờ những ngày giỗ như thế này, con cái vẫn còn tưởng nhớ đến ông rất nhiều. Nhiều lần tôi nghĩ giá ông nội nhìn thấy được cảnh này thì có lẽ ông vui lắm khi thấy con cháu tề tựu về đông đủ để tưởng nhớ đến ông, để gặp gỡ nhau, hàn huyên tâm sự hay kể cho nhau nghe những vui buồn, những khó khăn trong cuộc sống hầu chia sẻ hay giúp đỡ nhau khi cần thìết. Hoặc chỉ nhìn thấy cảnh con cháu hòa thuận với nhau là ông cũng đủ vui rồi.
Người vui nhất có lẽ là bà nội. Tôi thấy bà nội đi tới đi lui, chỉ huy chỗ này, sắp xếp chỗ nọ, gói ghém mấy phần bánh và trái cây để chiều nay sau đám giỗ khi mọi người ra về bà sẽ có quà cho tất cả mọi người. Bà nội hỏi han hết thẩy mọi người, từ con cháu đến những người khách đến dự; mặc dù rất đông người nhưng ai bà cũng biết. Rất nhiều năm, tôi thấy bà nội chờ dịp đủ mặt các con trong ngày giỗ để đưa ra những vấn đề quan trọng trong gia đình mà bà cần bàn với tất cả các con. Ba tôi hay các bác, các chú các cô cũng thế, ai có điều gì quan trọng để thông báo hay hỏi ý kiến mọi người trong gia đình, thì đều đợi đến ngày giỗ để đem ra trình bày.
Trong suốt những năm chiến tranh, mặc dù đường xá kém an ninh, mặc dù khó khăn trong cuộc sống nhưng năm nào ba tôi và tất cả anh chị em cùng cố gắng đưa gia đình về tham dự ngày giỗ ông nội. Năm nào cũng thế, không thiếu một người. Từ đó tôi hiểu rằng ngày giỗ đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt Nam. Đám giỗ là dịp để con cái tưởng nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ cha và biểu lộ sự tưởng nhớ đó một cách cụ thể, không những khi cha mẹ còn sống mà cả khi cha mẹ đã qua đời. Ngày giỗ cũng là dịp để anh em họp mặt với nhau, cùng nhau hồi tưởng đến cha mẹ, nhắc nhở tình cảm ruột thịt và truyền đạt tinh thần gia tộc đến tất cả các con các cháu thuộc nhiều thế hệ.
Rồi cha mẹ tôi cũng lần lượt qua đời. Theo tục lệ của gia đình, hàng năm tôi cũng làm đám giỗ cho cha mẹ. Vào ngày đó tôi xin nghỉ phép để ở nhà nấu mâm cơm cúng cha mẹ. Tôi thức dậy từ sáng sớm, lui cui trong bếp làm vài món ăn mà tôi nghĩ cha mẹ tôi ưa thích, vừa làm vừa hồi tưởng lại những kỷ niệm với mẹ cha. Tôi cảm thấy tinh thần thanh thản và ấm áp lạ thường, như thể những ngày còn được sống gần cha mẹ. Không gian và thời gian như dừng lại; những lúc đó tôi tìm được sự thăng bằng tuyệt đối trong tâm hồn. Tất cả chỉ nhờ vào một biểu tượng và một sự thể hiện rất đơn giản gói ghém trong ý nghĩa của một ngày giỗ.
Các bạn đồng nghiệp Hòa Lan của tôi đã chấp nhận từ lâu những ngày nghỉ giỗ trong năm của tôi. Họ không còn thắc mắc tại sao tôi không nghỉ làm để ăn mừng sinh nhật mà lại nghỉ làm để làm đám giỗ cho cha mẹ. Họ hiểu đó là phong tục tập quán của tôi nói riêng và của người Việt Nam nói chung, và họ tôn trọng điều đó. Họ cho đó là một điều tốt đẹp cần nên duy trì. Ngày giỗ chiếm một vị trí đặc biệt trong cuộc sống thường nhật của tôi ở xứ người.
Thời gian tôi sống ở Hòa Lan cũng ngang bằng thời gian tôi sống ở Việt Nam. Xa quê hương đã lâu, mải mê hội nhập vào xã hội Hòa Lan để xây dựng cho mình một cuộc sống, tôi đã học hỏi được nhiều điều hay của xứ người và có thể tôi đã quên đi nhiều điều về đất nước Việt Nam. Riêng có một điều tôi không bao giờ quên, đó là tập quán của những ngày giỗ Việt Nam. Kỷ niệm về những ngày giỗ là những hình ảnh đẹp trong tâm trí tôi, gợi cho tôi nhớ khung canh đầm ấm của gia đình sum họp, nhắc tôi nhớ tới cội nguồn và công ơn cha mẹ, chữ hiếu trong đạo làm con, tình thân ruột thịt gia đình và đạo nghĩa con người với nhau khi còn sống cũng như đối với người đã khuất. Chính những kỷ niệm này đã cho tôi niềm tin và sự tự hào dân tộc cũng như cho tôi sức mạnh tinh thần và nghị lực phấn đấu những khi gặp phải khó khăn trong cuộc sống.
Đối với người Việt Nam, ý nghĩa của những ngày giỗ đã thấm nhuần trong tâm tưởng của mọi người, sâu đến độ người ta không còn thắc mắc về ý nghĩa đó nữa. Cũng như đối với phần lớn những phong tục tập quán khác, người ta chỉ làm theo mà không cần hiểu cũng như không cần giải thích. Nếu nói rằng Văn hóa là những gì còn sót lại sau khi đã quên hết*, thì ngày giỗ là một nét đặc thù của nền văn hóa Việt Nam vậy.
* La culture, c’est ce qui reste quand on a tout oublié. Edouard Herriot (1872-1957), nhà văn, sử gia văn học Pháp.
trở về trang chính
Dâng Hương Nữ Tướng Lê Chân Nhân Kỷ Niệm 1971 Năm Ngày Giỗ
QTV – Ngày 19/1, tại đền thờ An Biên, huyện Đông Triều đã tổ chức lễ dâng hương nữ tướng Lê Chân nhân kỷ niệm 1971 năm ngày giỗ của bà (25/12/0043- 25/12 năm Quý Tỵ 2013).
Đền thờ nữ tướng Lê Chân (đền An Biên) toạ lạc bên sườn núi Vẻn thuộc làng Vẻn cổ, thôn An Biên, xã Thuỷ An, huyện Đông Triều. Đây chính là nơi nữ tướng Lê Chân sinh ra và lớn lên những năm tháng tuổi thơ cùng cha mẹ. Khi bà qua đời, nhân dân ghi nhớ công lao to lớn của bà đã xây dựng ngôi đền ngay trên quê hương để thờ bà Lê Chân, một nữ tướng xinh đẹp, tài giỏi đã lãnh đạo nhân dân đứng lên đánh giặc trong cuộc kháng chiến chống ách đô hộ phương Bắc dưới thời Hai Bà Trưng. Từ dũng tướng đánh giặc, nữ tướng Lê Chân trở thành Thánh Mẫu trong cảm quan tín ngưỡng dân gian, là hiện tượng văn hóa đặc biệt. Khi Lê Chân qua đời, đền thờ Bà được lập ở nhiều nơi của các tỉnh như Quảng Ninh, Hà Nam, Hải Phòng, Hà Nội…
Lễ dâng hương tôn vinh, tưởng niệm công lao của nữ tướng Lê Chân nhân kỷ niệm 1971 năm ngày giỗ của bà
Năm 2005, đền An Biên đã được UBND tỉnh Quảng Ninh xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá. Hằng năm, tại đền An Biên có ba ngày lễ lớn gồm: Ngày 8-2 (âm lịch)- ngày sinh của bà; ngày 15-8 (âm lịch)- ngày thắng trận và ngày 25-12 (âm lịch) là ngày mất của bà.
Kỷ niệm 1971 năm ngày giỗ của bà năm nay, đông đảo nhân dân và du khách thập phương bằng lòng thành kính, tri ân sâu sắc đã dâng hương tưởng niệm người nữ tướng anh hùng có công với đất nước. Đây cũng là dịp để các thế hệ con cháu học tập tinh thần yêu nước, ý chí độc lập tự cường từ vị nữ tướng quốc anh hùng, góp phần xây dựng quê hương Chiến khu Đông Triều ngày càng giàu mạnh./.
Thu Trang (Đài TTTH Đông Triều)
Kỷ Niệm Ngày Sân Khấu Việt Nam (12
Năm 2011, Thủ tướng đã ký và ban hành quyết định số 13/QĐ-TTg lấy ngày 12-8 âm lịch làm Ngày Sân khấu Việt Nam. Từ đó đến nay, Ngày giỗ tổ sân khấu được tổ chức rộng rãi khắp các tỉnh, thành, trong đó có Đồng Nai.
Các nghệ sĩ Nhà hát Nghệ thuật Đồng Nai biểu diễn tiết mục ca múa phục vụ khán giả Ảnh: MY NY
Đây là dịp để giới nghệ sĩ tưởng nhớ và tri ân các vị tổ nghề, các thế hệ nghệ sĩ đã có nhiều đóng góp cho nền sân khấu nghệ thuật. Bên cạnh những niềm vui với nghề, theo đuổi đam mê nghệ thuật, các nghệ sĩ vẫn còn nhiều trăn trở…
Đây là dịp để giới nghệ sĩ tưởng nhớ và tri ân các vị tổ nghề, các thế hệ nghệ sĩ đã có nhiều đóng góp cho nền sân khấu nghệ thuật. Bên cạnh những niềm vui với nghề, theo đuổi đam mê nghệ thuật, các nghệ sĩ vẫn còn nhiều trăn trở…
* Nét đẹp văn hóa…
Xuất thân là tài tử hoạt động văn nghệ quần chúng, tham gia nghệ thuật không chuyên từ những năm 1980, nghệ nhân dân gian Phạm Lơ (Chủ nhiệm CLB đờn ca tài tử tỉnh Đồng Nai) gặt hái nhiều thành tích nổi bật. Trong đó phải kể đến việc ông trực tiếp đào tạo cho rất nhiều thế hệ nghệ sĩ, nhạc công, tài tử. Chỉ tính riêng những tài tử của tỉnh, nhờ sự chỉ dạy của ông đã mang về hàng chục tấm huy chương tại các liên hoan đờn ca tài tử cấp tỉnh, khu vực và toàn quốc.
Đến bây giờ, khi tuổi đã cao, nghệ nhân Phạm Lơ vẫn lặng thầm theo dõi, chỉ bảo, truyền nghề cho các nghệ sĩ trẻ. Dù không phải hoạt động chuyên nghiệp nhưng nghệ nhân Phạm Lơ luôn xem trọng lễ giỗ Tổ nghiệp hằng năm. Ông nói rằng, tùy vào điều kiện thời gian mà các nghệ sĩ sẽ chọn từ ngày 10 đến 12-8 âm lịch để tổ chức ngày giỗ trang trọng. Trong ngày lễ, các nghệ sĩ thường biểu diễn những trích đoạn sân khấu, vài câu vọng cổ hay đơn giản hát một ca khúc, chơi một bản nhạc yêu thích trước bàn thờ tổ để báo cáo với Tổ nghiệp về kết quả của một năm lao động, học tập.
“Trong bối cảnh sân khấu bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và đang phải cạnh tranh gay gắt với các loại hình nghệ thuật nghe nhìn khác, Ngày giỗ Tổ càng trở nên quan trọng về mặt tinh thần. Trong ngày lễ, nghệ sĩ thể hiện niềm tin được Tổ nghiệp yêu thương, cho theo đuổi nghề thuận lợi, giúp họ cố gắng phấn đấu hơn để được khán giả yêu mến. Việc thành tâm hướng về Tổ nghiệp là tín hiệu đáng mừng, thể hiện sự trân trọng, say mê của nghệ sĩ với nghề của mình” – nghệ nhân Phạm Lơ bày tỏ.
Các nghệ sĩ Nhà hát Nghệ thuật Đồng Nai biểu diễn các tiết mục ca múa phục vụ khán giả. Ảnh: M.NY
NSƯT Xuân Vương, Nhà hát Nghệ thuật Đồng Nai cho rằng, giỗ Tổ sân khấu từ lâu đã trở thành một ngày thiêng liêng đối với những người làm nghệ thuật trong và ngoài tỉnh. Dù là chuyên hay không chuyên, một khi đã bước chân vào nghệ thuật rồi thì đến ngày giỗ Tổ mọi người vẫn luôn dành thời gian để thắp hương tưởng nhớ Tổ nghiệp. Đây là tín ngưỡng Tổ nghề, là một nét đẹp văn hóa đẹp của giới sân khấu Nam bộ nói riêng và sân khấu Việt Nam nói chung.
Lễ giỗ Tổ nghề sân khấu hằng năm đều được Trung tâm Văn hóa – thông tin và thể thao chúng tôi Thành tổ chức bài bản, thu hút đông nghệ sĩ, diễn viên trên địa bàn huyện tham gia. Anh Phạm Văn Đức, cán bộ trung tâm cho biết, lễ giỗ là dịp để những người làm nghệ thuật ở cơ sở nhìn lại hoạt động của mình và cảm tạ Tổ nghiệp đã ban cho sức khỏe, tài năng để cống hiến cho khán giả. Từ ngày lễ, trung tâm có dịp gặp gỡ, chia sẻ với anh chị em nghệ sĩ, cùng “xốc” lại phong trào văn hóa, văn nghệ của địa phương để hoạt động ngày một hiệu quả hơn.
Nhiều người cho rằng, tri ân Tổ nghiệp nhân Ngày Sân khấu Việt Nam là cách để các thế hệ nghệ sĩ tự soi rọi lại chính mình để có hướng đi đúng đắn. Từ đó, có những cống hiến và lan tỏa nghệ thuật, những giá trị chân – thiện – mỹ đến với cộng đồng.
* Và những trăn trở với nghề…
Nhắc đến nghệ thuật ở Đồng Nai không thể không nhắc đến các nghệ sĩ “gạo cội” như: Giang Mạnh Hà, Quế Anh, Xuân Vương, Lâm Bảo Thịnh… Tên tuổi của họ đã trở nên quen thuộc trong lòng khán giả mộ điệu qua những vai diễn, vở diễn, những tác phẩm nghệ thuật “đi cùng năm tháng”.
Gắn bó với sân khấu Đồng Nai mấy chục năm, trong vai trò nghệ sĩ và nhà quản lý, NSƯT Quế Anh có lẽ là người hiểu hơn ai hết về đóng góp cũng như nỗi vất vả mà các nghệ sĩ đã trải qua khi nguyện gắn bó cuộc đời mình với nghệ thuật biểu diễn. Theo NSƯT Quế Anh, hiện nay những nghệ sĩ chọn gắn bó với sân khấu, nhất là sân khấu truyền thống chủ yếu là vì đam mê.
Bên cạnh tài năng, anh chị em nghệ sĩ còn phải năng động, sáng tạo để đưa nghệ thuật đến với công chúng. Các nghệ sĩ, diễn viên như con tằm “rút ruột nhả tơ”, chấp nhận vất vả với những chuyến lưu diễn về cơ sở, chấp nhận hy sinh những giây phút quây quần bên gia đình cuối tuần để mang lời ca, tiếng hát, niềm vui đến với mọi người, mọi nhà.
Các nghệ sĩ của Nhà hát Nghệ thuật Đồng Nai biểu diễn vở cải lương Niềm khát phục vụ khán giả
“Mặc dù hệ thống trang thiết bị của nhà hát còn chưa đầy đủ nhưng các nghệ sĩ đều tự mình khắc phục để có những chương trình biểu diễn tốt nhất phục vụ khán giả. Tuy nhiên, cái khó của nhà hát hiện nay là việc tuyển chọn các nghệ sĩ trẻ về tuổi đời và có khả năng diễn xuất để đào tạo, kế thừa đội ngũ nghệ sĩ đang ở độ “chín” như hiện nay. Ngoài ra, lực lượng nhạc công và hậu đài của nhà hát vẫn còn khá mỏng, việc tuyển nhân sự cho bộ phận này vẫn còn gặp nhiều khó khăn” – NSƯT Quế Anh chia sẻ.
Nhiều năm đến với nghệ thuật, NSND Giang Mạnh Hà, Phó chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam nói rằng, nghệ thuật truyền thống hay các chương trình ca múa nhạc gần đây đã được đầu tư, dàn dựng công phu, có sức hấp dẫn không chỉ với mỗi người dân Việt Nam mà còn với du khách quốc tế. Vấn đề là làm thế nào để tạo được “sợi dây” kết nối giữa khán giả với sân khấu. Bởi đây là lĩnh vực nghe nhiều, nhìn nhiều. Càng gần gũi với đời sống càng dễ tiếp cận với công chúng khán giả.
“Khán giả bây giờ không như ngày xưa, phải thật hay và hấp dẫn thì họ mới xem. Trong bối cảnh phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, điều đáng ghi nhận là các nghệ sĩ ở Đồng Nai đã nỗ lực tìm tòi hướng đi mới, nghiên cứu đề tài và hình thức thể hiện. Việc thu hút khán giả đã được quan tâm, chú trọng, tuy nhiên, cần thực hiện thường xuyên và liên tục, có chiến lược dài hơi, hiệu quả. Ngoài ra, cần có thêm những chính sách ưu tiên, cơ chế đặc thù cho nghệ thuật để giữ chân nghệ sĩ, nhất là người trẻ gắn bó với nghề” – NSND Giang Mạnh Hà nhấn mạnh.
My Ny
Ca Sỹ Mai Tuấn Ra Album Chủ Đề Mẹ Và Mùa Xuân Kỷ Niệm 30 Năm Ngày Giỗ Mẹ
Năm mới Tết đến nhà nhà quay quần bên nhau thật vui vẻ và đằm ấm nhưng năm đó, cách đây 30 năm. Mai Tuấn vẫn còn nhớ như in, Mẹ của Mai Tuấn đột ngột qua đời trong nỗi đau thương khôn tả của cả gia đình đó là ngày 26/11 âm lịch.
Thế là cả nhà đón Tết với một không khí ảm đạm, u buồn. Ba Mai Tuấn cũng đã cố khuyên các con hãy vui lên đề đón chào năm mới. Thế nhưng, làm sao mà cố vui cho được? Kể từ xuân năm đó đã không còn bóng Mẹ.
Ca sỹ – Thầy giáo Mai Tuấn với những tình khúc Bolero ngọt ngào hát về Mẹ và Mùa xuân.
Album Mẹ và Mùa Xuân của Mai Tuấn.
Xuân này vắng bóng Mẹ tôi
Còn ai gói bánh, canh nồi lửa khuya
Mà nay mẹ nở xa lìa con sao?
Đến nay đã 30 năm đón xuân vắng mẹ.
Và cũng bao năm nay kể từ khi bước vào con đường ca hát Mai Tuấn luôn ấp ủ làm được một Album gồm những bài hát về Mẹ và Mùa xuân để tặng Mẹ nhưng đến nay mới có thể thực hiện được. Album Mẹ và Mùa xuân mang tâm sự của những người con bao năm xa quê luôn mong mõi được ngày về để được gặp mẹ, để được ngã vào vòng tay thương yêu của Mẹ nhưng trớ trêu thay đến ngày trở về thì Mẹ đã ra đi vĩnh viễn hay tâm sự trống vắng cô đơn buồn tủi của những người con trong những ngày Xuân vắng mẹ…
Các bài hát như Mùa xuân của Mẹ, Xuân này con về Mẹ ở đâu? của nhạc sỹ Trịnh Lâm Ngân. Mỗi mùa xuân về lại thêm một lần dối mẹ, cảm ơn của nhạc sỹ Ngân Khánh, xuân này con không về cùa nhạc sỹ Nhật Ngân, Xuân vắng mẹ thơ Nguyễn Thị Mỹ Hạnh nhạc Trịnh Thùy Mỹ, Bông vạn thọ của nhạc sỹ Võ thiện Thanh. Lời bài hát như đưa người nghe lạc vào ký ức của những ngày xuân quay quần bên gia đình, bên Mẹ hiền cũng như lạc vào những cung bậc cảm xúc, nghẹn ngào, trống vắng của những ngày xuân vắng Mẹ.
Hai album xuân một Bolero buồn da diết, một remix sôi động trẻ trung để đáp ứng với mọi sở thích của người nghe trong dịp xuân về. Đó chính là tâm ý của chàng ca sỹ thầy giáo Mai tuấn muốn gửi tặng cho những fan hâm mộ của mình trong dịp xuân về.
Ngoài ra Mai Tuấn trong dịp xuân năm nay Mai Tuấn còn ra rất nhiều MV Xuân rất hay và đẹp như MV “Say đắm nàng xuân”, “Nếu xuân này vắng em”, “Bông vạn thọ”, “Mỗi mùa xuân về lại thêm 1 lần dối Mẹ”…
Xin chúc cho tiếng hát Mai Tuấn ngày càng thăng hoa, bay xa hơn nữa và cảm ơn anh vì những nỗ lực, cống hiến để đem đến cho người nghe những sản phẩm âm nhạc hay và thật sự đi vào lòng người.
Kỷ Niệm 80 Năm Ngày Truyền Thống Công Nhân Vùng Mỏ
Tối 11/11, tại Quảng trường 30/10 (TP Hạ Long), tỉnh Quảng Ninh- Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam- Tổng Công ty Đông Bắc đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 80 Ngày Truyền thống Công nhân Vùng mỏ- Truyền thống ngành Than 12/11 (1936- 2023).
Tiết mục văn nghệ “Tự hào Than Việt Nam” mở đầu cho Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Truyền thống Công nhân Vùng mỏ- Truyền thống ngành Than
Dự lễ kỷ niệm về phía lãnh đạo Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội; Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ; Phạm Thế Duyệt, nguyên ủy viên Thường vụ, Thường trực Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đại biểu đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố.
Về phía tỉnh Quảng Ninh có các đồng chí: Nguyễn Văn Đọc, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Đỗ Thị Hoàng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Đức Long, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và các đồng chí nguyên là lãnh đạo tỉnh.
Về phía Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam và Tổng Công ty Đông Bắc có các đồng chí: Lê Minh Chuẩn, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn; Thiếu tướng Phạm Ngọc Tuyển, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tổng Công ty.
Tham gia lễ kỷ niệm còn có các tập thể, cá nhân Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang của tỉnh Quảng Ninh, Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản, Tổng Công ty Đông Bắc.
Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại buổi lễ.
Diễn văn tại Lễ kỷ niệm do đồng chí Nguyễn Văn Đọc, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh trình bày đã khẳng định: Vùng mỏ Quảng Ninh- cái nôi phong trào cách mạng của Giai cấp công nhân Việt Nam, với khẩu hiệu “kỷ luật và đồng tâm” đã giành thắng lợi trong cuộc Tổng bãi công 1936, mang lại bài học to lớn về tập hợp lực lượng công nhân trong đấu tranh, về tinh thần kỷ luật chặt chẽ, đồng tâm hành động, tương thân, tương ái của những người công nhân mỏ. Đồng thời cũng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng và nâng cao địa vị của giai cấp công nhân Việt Nam trên trường quốc tế. Bài học “Kỷ luật và đồng tâm” đã trở thành giá trị tinh thần vô giá đồng hành cùng quân và dân Quảng Ninh góp phần đánh thắng trận đầu 5-8-1964 chống chiến tranh phá hoại Miền Bắc của Đế quốc Mỹ, lớp lớp người con Quảng Ninh và Binh đoàn Than ra chiến trường giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước; và 30 năm đổi mới xây dựng tỉnh Quảng Ninh như ngày hôm nay.
Các đại biểu Trung ương, tỉnh, Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam, Tổng Công ty Đông Bắc tham dự Lễ Kỷ niệm
80 năm qua, vùng đất Mỏ Quảng Ninh luôn được sự quan tâm, tình cảm đặt biệt của Trung ương. Quảng Ninh đã vinh dự và tự hào 9 lần Bác Hồ về thăm, là nơi duy nhất Người cho dựng tượng tại đảo Cô Tô khi Người còn sống. Thực hiện lời dạy của Bác, thợ mỏ, cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc Quảng Ninh không ngừng thi đua phấn đấu xây dựng Quảng Ninh trở thành trung tâm công nghiệp than, nhiệt điện và vật liệu xây dựng của cả nước; là khu vực trọng điểm phát triển du lịch, dịch vụ, thương mại; tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách và thu nhập đầu người duy trì ở mức cao. Là một trong số ít tỉnh tự cân đối ngân sách và chủ động đổi mới trong xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; đột phá trong cải cách hành chính, phương thức đầu tư kết cấu hạ tầng và xây dựng đô thị; giữ vững quốc phòng – an ninh. Được Trung ương tin tưởng cho xây dựng thí điểm Khu hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn.
Đồng chí Nguyễn Văn Đọc, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu.
Ý thức sâu sắc về sự kế tục lịch sử, xứng đáng sự nghiệp vĩ đại của các thế hệ cha ông để lại, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy khẳng định: Đảng bộ, quân và dân tỉnh Quảng Ninh cùng với ngành Than nguyện giữ mãi nhiệt huyết, vun đắp truyền thống anh hùng, vẻ vang của Đảng, của dân tộc Việt Nam, của giai cấp công nhân Vùng mỏ bất khuất. Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, lòng yêu quê hương, đất nước, tinh thần tự lực tự cường và trí tuệ Việt Nam, biến chủ nghĩa anh hùng cách mạng và truyền thống vẻ vang trở thành nguồn lực và sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn, thách thức, quyết tâm thực hiện tâm nguyện của Bác: Quảng Ninh trở thành một tỉnh giàu đẹp và ngành Than trở thành một ngành gương mẫu.
Chúc mừng Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh, cán bộ, công nhân, lao động ngành Than, Tổng Công ty Đông Bắc, tại lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Truyền thống Công nhân Vùng mỏ- Truyền thống ngành Than, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội ghi nhận, biểu dương những kết quả trong phát triển kinh tế- xã hội, sản xuất của tỉnh Quảng Ninh, ngành Than, Tổng Công ty Đông Bắc đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước.
Đồng chí Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng các thế hệ cán bộ, công nhân viên ngành Than và nhân dân Quảng Ninh đã lao động cần cù, sáng tạo, tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức nhằm vào mục đích chung là sản xuất thật nhiều than cho Tổ quốc.
Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội trao tặng bức ảnh Bác Hồ cho Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam và Tổng Công ty Đông Bắc.
Chương trình còn có sự góp mặt của các ca sỹ Quảng Ninh đã thành danh.
Đặc biệt các tiết mục nghệ thuật với sự tham gia của các ca sỹ Quảng Ninh đã thành danh trong cả nước như NSND Quang Thọ với ca khúc Tôi là người thợ mỏ; ca sỹ Đăng Dương với ca khúc Những ngôi sao ca đêm; ca sỹ Hồ Quỳnh Hương với ca khúc Quê em; ca sỹ Ngọc Anh với ca khúc Nụ cười Hạ Long; ca sỹ Đức Tuấn- Ngọc Anh với ca khúc Tình ca người thợ mỏ; ca sỹ Tuấn Anh- Hoàng Tùng- Hoàng Thái với ca khúc Đất mỏ anh hùng…. và các tiết mục múa, hoạt cảnh, đồng diễn của công nhân các đơn vị thuộc Tập đoàn Than- Khoáng sản, Tổng Công ty Đông Bắc đã nhận được sự cổ vũ rất nhiệt tình của đông đảo cán bộ, nhân dân tham gia lễ kỷ niệm.
Nghệ sỹ nhân dân Quang Thọ với ca khúc Tôi là người thợ lò.
Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Truyền thống Công nhân Vùng mỏ- Truyền thống ngành Than đã thành công tốt đẹp, góp phần khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, kiên cường, bất khuất, đặc biệt là truyền thống Kỷ luật và Đồng tâm trong đội ngũ công nhân Vùng mỏ, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với các thế hệ thợ mỏ Việt Nam đã hy sinh xương máu vì độc lập dân tộc, vì sự nghiệp cách mạng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì sự phát triển của ngành Than, của tỉnh Quảng Ninh.
Lan Hương- Hùng Sơn
Gợi Ý Thiết Kế Mẫu Giấy Mời Dự Lễ Kỷ Niệm Hiện Đại, Sang Trọng
Tổ chức Lễ kỷ niệm là ngày đánh dấu mốc son của một dịp đặc biệt nào đấy đối với mỗi người. Có thể là ngày sinh nhật, là ngày kỷ niệm thành lập công ty, hay cũng có thể là ngày kỷ niệm ngày cưới,… Đều là những ngày vô cùng quan trọng, là sự khởi nguồn của những niềm vui. Để luôn nhắc nhở những ngày trọng đại này, mọi người thường hay tổ chức những buổi lễ kỷ niệm. Hiện nay mọi người rất chăm chút cho lễ kỷ niệm thành lập doanh nghiệp và lễ kỷ niệm ngày cưới. Một trong những thứ không thể thiếu đó là giấy mời. Vì vậy, để giúp quý vị có thể thiết kế được một mẫu giấy mời dự lễ kỷ niệm ưng ý. Trong bài viết này Cyber Show sẽ mang đến một vài gợi ý để quý khách có thể tham khảo.
Thiết kế mẫu giấy mời lễ kỷ niệm thành lập doanh nghiệp Mang màu sắc doanh nghiệpMỗi doanh nghiệp đều luôn có một màu sắc của riêng mình. Đó chính là màu sắc mà họ sử dụng cho logo của công ty.
Không chỉ thế, việc thiết kế mẫu giấy mời dự lễ kỷ niệm có màu sắc của công ty. Còn mang lại sự độc đáo, riêng biệt, tạo được dấu ấn về bữa tiệc trong lòng các vị khách.
Thiết kế theo phong cách sang trọngNếu quý vị đang tìm kiếm một sự sáng tạo hơn nữa; thì phong cách sang trọng rất phù hợp với bữa tiệc kỷ niệm của công ty. Thông thường, những buổi lễ kỷ niệm sẽ được tổ chức với quy mô lớn.
Thiết kế mầy giấy mời lễ kỷ niệm ngày cưới Truyền thốngThông thường, mọi người sẽ thường lựa chọn thiết kế theo kiểu truyền thống. Bởi nó mang đến sự gợi nhớ về ngày xưa cũ, về ngày cưới của cặp đôi kỷ niệm.
Vì vậy, nhiều cặp đôi thường lựa chọn dựa vào chiếc thiệp cưới năm xưa của mình. Để tạo nên một tấm thiệp mời kỷ niệm mang tính sáng tạo; nhưng vẫn đậm nét truyền thống.
Hiện đạiTuy nhiên, nếu quý vị muốn phá cách hơn một chút; thì mẫu giấy mời dự lễ kỷ niệm theo phong cách hiện đại cũng là một sự lựa chọn khá phù hợp.
Thay vì sử dụng những màu sắc truyền thống như đỏ, vàng đồng, hồng. Quý khách có thể sáng tạo hơn trong sự pha trộn màu. Để tạo nên một tấm thiệp mang phong cách tân thời.
Phía trên là một vài gợi ý mà Cyber Show muốn đem đến cho quý khách. Chúng tôi hy vọng rằng quý vị sẽ có một thiết kế mẫu giấy mời dự lễ kỷ niệm ưng ý; và một ngày kỷ niệm tràn đầy niềm vui. Cyber Show mong rằng sẽ có cơ hội hợp tác với quý khách trong thời gian sớm nhất.
Cập nhật thông tin chi tiết về Kỷ Niệm Những Ngày Giỗ trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!