Bạn đang xem bài viết Kinh Nhật Tụng: Vạn Phật Thánh Thành được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Publisher Description
Quyển cẩm nang này gồm có nghi thức tụng kinh sáng và tối hàng ngày cũng như các nghi lễ đặc biệt trong các tu viện Phật giáo Đại thừa. Phần văn bản tiếng Trung Hoa của các nghi lễ được đi kèm với tiếng Việt và tiếng Anh cũng như phiên âm theo pinyin để phát âm.
Buổi tụng kinh sáng, theo truyền thống từ 4 đến 5 giờ sáng mỗi sáng sớm, bao gồm thần chú Lăng Nghiêm (từ Kinh Lăng Nghiêm), Chú Đại Bi cùng các thần chú khác ngắn hơn, Tâm Kinh, và Mười Đại Nguyện của Đức Bồ Tát Phổ Hiền từ Kinh Hoa Nghiêm.
Lễ buổi tối theo truyền thống từ 6 đến 7 giờ tối và luân phiên giữa Kinh A Di Đà và Lễ Sám Hối Tám Mươi Tám Vị Phật.
Ngoài ra, quyển cẩm nang này còn có các nghi lễ phóng sanh, tắm Phật, Lễ Đại Bi Sám cùng các nghi lễ khác. Cẩm nang này cũng có Kinh Vu Lan, là kinh về thực hành hiếu hạnh.
This handbook contains the liturgy for daily morning and evening recitation as well as for special ceremonies in Mahayana Buddhist monasteries. The text for these ceremonies is in Vietnamese and is accompanied by Pinyin Romanization and English translation. Morning ceremony, which traditionally last from 4 to 5 am every morning, consists of the Surangama Mantra (from the Surangama Sutra), the Great Compassion Mantra and other shorter mantras, the Heart Sutra, and the Ten Great Vows of Samantabhadra (Universal Worthy) Bodhisattva taken from the Avatamsaka (Flower Adornment) Sutra. Evening ceremony traditionally lasts between 6 to 7 pm and alternates between the Amitabha Sutra and the Eighty-Eight Buddha Repentance Ceremony. In addition, the handbook contains ceremonies for liberating life, bathing the Buddha, the Great Compassion Repentance Ceremony, among others. It also includes the Ullambana Sutra, the sutra on the practice of filial piety.
Tụng Kinh, Lạy Phật, Sám Hối
Trong quá trình tiến tu, Thái tử Sĩ Ðạt Ta ngồi thiền định dưới cội bồ đề trong 21 ngày là đạt quả vị Vô thượng Ðẳng giác. Còn chúng ta đầy phiền não, nên ngồi yên thì trần lao hiện ra. Chẳng những không thành Phật, mà tu một lúc chúng ta trở thành hung ác, phiền muộn. Ðó là vì chúng ta chất chứa toàn nghiệp trần lao, nên khi tu, tâm phiền não này có sẵn và tự động bộc phát. Trái lại tâm đức Phật có toàn hột giống thanh tịnh, nó tự nảy mầm, kết thành quả Bồ đề khi Ngài tư duy, thâm nhập thiền định. Có thể ví tâm nhơ bẩn của chúng sinh như đất có sẵn hột cỏ, gặp phân, nước, cỏ lên nhanh. Chúng ta tự xác định mình là chúng sanh với đầy đủ chúng sanh nghiệp, chúng sanh phiền não, nên không thể nào làm như Phật. Từ thân phận chúng sanh phàm phu ấy khởi tu, chúng ta cần nỗ lực chuyển nghiệp trước. Ðức Phật dạy rằng quá trình tu tập để chuyển nghiệp không đơn giản, phải trải qua 3 a-tăng-kỳ kiếp mới chuyển được tất cả nghiệp ác của chúng ta.
Mỗi a-tăng-kỳ kiếp là thời gian vô định, tùy thộc vào năng lực tu hành của từng người khác nhau. A-tăng-kỳ thứ nhất, chúng ta làm sao cho sạch nghiệp, đắc được quả vị A La Hán, mới coi như hoàn tất giai đoạn một. Bước qua a-tăng-kỳ thứ hai, chúng ta tu quán nhân duyên và phát sanh được trí huệ vô lậu, thấy được quá khứ cùng mối tương quan của ta và người. Và ở a-tăng-kỳ thứ ba, chúng ta phải tu Bồ Tát đạo cho viên mãn. Như vậy, một đời người không thể nào thực hiện trọn vẹn 3 việc: thanh tịnh hóa thân tâm, phát sanh trí tuệ và thực hiện đầy đủ công đức. Thành tựu 3 việc này rồi, mới ngồi Bồ Ðề đạo tràng 21 ngày, phá ma quân, thành Vô thượng Ðẳng giác.
Ý thức tinh thần Phật dạy như thế, chúng ta tự biết không thể tu chân thật môn để tiếp cận được chân lý. Từ đó, chúng ta phải trở lại tu phương tiện của đức Phật, tức tạo điều kiện để chúng ta thâm nhập Phật đạo. Phương tiện mà chúng ta thường tu là đọc tụng kinh điển, kết hợp với tu thiền quán. Vì có đọc kinh điển chúng ta mới tâm đắc và suy nghĩ về lời Phật dạy. Chúng ta đọc tụng và quán sát 12 bộ kinh là 12 vấn đề lớn của đức Phật dạy, đó là bước đầu quán sát giáo pháp Pháp thân. Vì chúng ta không thể thấy trực tiếp Pháp thân Phật, nên coi lời dạy của Phật là Pháp thân Ngài.
Trong thời gian này, chúng ta siêng năng đọc tụng kinh điển và ngồi yên quán sát lời dạy đó để ứng dụng trong cuộc sống. Lúc ấy chúng ta chỉ mới tu trong tâm. Phương tiện này giúp tâm ta thanh tịnh dễ dàng. Thật vậy trên bước đường tu, chúng ta tự làm cho tâm thanh tịnh không đơn giản. Ðiển hình như Kiều Trần Như hay Xá lợi Phất tu trải qua 60 kiếp cũng không đắc được A La Hán. Nhưng có đức Phật đắc đạo rồi, giống như có người phát minh ra chân lý, chúng ta chỉ cần nghiên cứu chân lý thì dễ hơn, còn tự tìm ra không nỗi. Chúng ta dễ đắc đạo nhờ nương theo giáo pháp Phật có sẵn, suy nghĩ, chứng nghiệm trong cuộc sống. Tu theo pháp Phật, quán sát pháp, phiền não chúng ta tự lắng yên.
Tôi tâm đắc pháp tu này, vì khi đọc tụng lời Phật, tôi tự cảm thấy an lành, tức lấy hình ảnh đẹp để xóa hình ảnh xấu trong lòng. Tu đúng pháp như vậy, mỗi niệm tâm, ta cảm thấy thăng hoa cuộc sống tâm linh, dần dần đẹp, khỏe, giàu, được kính trọng thêm; vì đã lấy Phật đức trang nghiêm thân tâm. Cách tu này có kết quả nhanh nhất. Thật vậy, ta là phàm phu, nhưng khoác áo Phật vào thân, đưa pháp Phật vào lời nói, lấy tâm Phật gắn vào tâm chúng ta, thì chúng ta trở thành biểu tượng của Phật.
Như vậy, chỉ mới quán pháp Phật, có giáo pháp Pháp thân thôi, mà chúng ta biến thành thường trú pháp thân Phật, vì lời nói, suy nghĩ, việc làm của chúng ta giống Phật, khiến người liên tưởng đến Phật. Không làm được như vậy, mà chúng ta tu mang hình thức tu, là phạm tội phá pháp. Suy nghĩ lời Phật dạy là Thiền và đọc tụng kinh điển là Giáo; kết hợp hai pháp phương tiện này lại để tu mới có kết quả tốt. Vì đọc kinh suông, không suy nghĩ, không hiểu nghĩa, cũng chẵng có tác dụng gì. Và không thiền thì làm sao phát sanh trí tuệ.
Trong quá trình tu đọc tụng kinh điển và thiền quán, mỗi ngày phiền não chúng ta lắng yên và tâm trí trở nên sáng suốt. Còn để nguyên phiền não mà đọc tụng kinh thì chúng ta quên lời Phật dạy, không áp dụng được trong cuộc sống lẫn lộn Phật và ma, tất nhiên đầu óc cũng u mê. Ngoài việc sử dụng pháp tụng kinh kèm với thiền quán, chúng ta còn có pháp phương tiện thứ hai là lạy Phật và thiền quán.
Người đọc tụng kinh điển, nhưng không đạt được kết quả tốt vì không kết hợp pháp đọc tụng kinh với thiền quán, tức miệng đọc mà tâm nghĩ sai trái, nên phước không sanh. Trong lúc đọc tụng kinh và nghĩ đến Phật thì phải hiện tướng bên ngoài tốt, dễ thương; vì Phật dạy tướng tùy tâm hiện. Căn cứ vào lời dạy ấy, nên chưa hiện hảo tướng là biết tâm chúng ta chưa tốt. Ngài Thiên Thai dạy chúng ta phải lạy Phật, sám hối cho đến thấy hảo tướng Phật và hảo tướng ta hiện ra. Thấy hảo tướng Phật, là Phật đã vào tâm ta và sẽ thể hiện ra hình tướng của ta, nên lúc ấy tâm ta mới là thiền, thân mới làm giống Phật. Tu ở giai đoạn hai, chúng ta vừa lạy Phật vừa quán tưởng với tất cả tâm thành. Lạy mà không quán tưởng thì lạy một cách máy móc, lạy hư không hay lạy khối xi măng, làm sao có phước được. Tệ hơn nữa, thân lạy Phật mà tâm khởi niệm ác, chắc chắn đọa.
Trên tinh thần quán tưởng mới là quan trọng, chúng ta phải thiền quán trước thì mới thấy thân ta ở trước Phật và có Phật để chúng ta lạy. Quán được một Phật hay nhiều Phật, hay nói khác nương được lực Phổ Hiền để “nhứt thân phục hiện sát trần thân”, tức đảnh lễ không sót một vị Phật nào, thể hiện tâm thành đạt đến đỉnh cao nhất. Lạy Phật suông không có thiền quán chẳng khác gì chúng ta làm một động tác thể thao, không đạt được lợi lạc nào cho đời sống tâm linh. Lạy kèm theo thiền quán thì lạy xong nét mặt chúng ta sáng ra, vui tươi, không mệt. Mỗi lần tu, chúng ta kiểm chứng việc lạy Phật đúng hay sai bằng cách căn cứ vào kết quả sau khi lạy. Lạy nhẹ nhàng, không tháo mồ hôi, không thấy mệt, tâm hồn thanh thản, an lạc là biết chúng đã nhập tâm, cảm được mười phương Phật, nên hành lễ đạt đến siêu tự nhiên, không biết nóng lạnh, vượt được sự chi phối của ngoại duyên, thâm nhập đạo. Còn lạy Phật đổ mồ hôi đầm đìa, thở không ra hơi, tim đập dồn dập, đến mức sợ không dám lạy nữa là chúng ta đã tu sai pháp.
Người tu đúng phải có kết quả tốt. Chúng ta nỗ lực huân tu Phật pháp, càng đem giáo pháp nhiều vào tâm càng tốt. Riêng tôi, nhờ siêng năng đọc tụng kinh điển, suy gẫm những việc làm cao quý của Phật và Bồ Tát càng thấy thích tu. Và sử dụng phương tiện lạy Phật song hành với thiền quán, nên thấy Phật, mới lạy được Phật, công đức mới sanh, được những điều bất tư nghì như sức khỏe lại tăng theo tuổi đời, tâm hồn an vui theo nghịch cảnh. Tu a-tăng-kỳ kiếp thứ nhất cho đến sạch nghiệp, tức đạt đến vị trí của Bồ Tát đệ bát địa, chuyển A lại da thức thành Bạch tịnh thức thì tâm không còn móng khởi điều gì nữa.
Ðến phương tiện thứ ba, chúng ta sám hối, nhưng cũng phải kèm thea gia công thiền quán. Chúng ta thường chọn ngày 15 và 30 làm lễ sám hối, Phật gọi là ngày trưởng tịnh. Ngày 15 trăng tỏ và 30 không có trăng là thời gian mà mặt trăng ảnh hưởng đến cơ thể chúng ta, tạo thành nhiều chuyển đổI, kể cả tâm lý cũng đổi theo. Ngày ấy chúng ta không tu thì nghiệp ác dễ sanh trưởng. Vì vậy, đức Phật chọn ngày này để tu, không cho làm, sợ sanh phiền não, không phải chọn đó là ngày tốt.
Chúng ta ngồi yên để kiểm điểm lại là vừa sám hối vừa tu tập thiền quán mới thực là sám hối. Có người nghĩ lạy Phật sẽ hết tội, nhưng Phật không bắt tội cũng không tha tội cho ta được. Ngài không đẩy ta vào địa ngục, cũng không đưa ta lên thiên đàng. Chúng ta không cầu xin Phật. Nhưng tại sao chúng ta lạy Phật? Lạy Phật và sám hối chính là mượn hình ảnh thánh thiện trọn lành của Phật để thay thế hình ảnh xấu ác, tội lỗi. Vì thế, tu sám hối, chúng ta phải quán được 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp của Ngài, 3.000 oai nghi, 80.000 tế hạnh, đem đức tướng ấy của Phật so với thân ô uế, tội lỗi, dễ ghét của chúng ta, để thấy rõ chúng ta phạm những sai lầm gì mà ra nông nỗi này và đức Phật tạo phước đức gì mà Ngài cao sang như vậy. Muốn biết tội đời trước, chúng ta nhìn thành quả đời này của mình. Ðời trước sát sanh hại mạng, gian tham nên đời này bệnh hoạn, yếu đuối, nghèo khó.
Chúng ta sám tiền khiên, hối hậu quá, nghĩa là nhận ra sai lầm quá khứ và ăn năn, không tái phạm. Chúng ta theo Phật, hiện tại cứ lo làm việc tốt thì hạt giống tốt tự lên, lâu ngày điều tốt này thay cho sai lầm xấu của quá khứ. Còn chúng ta cứ sống với xấu ác quá khứ thì một thời gian sau, xấu ấy sẽ bộc phát thành hiện tại. Nếu ác nghiệp cũ không khởi hiện hành thì nó cũng bị hư hoại luôn. Kiểm chứng kết quả tu thấy chúng ta không còn giận, không còn buồn là biết chúng ta đã tiêu hủy được hạt giống xấu. Muốn hạt giống ác mất, phải trồng hạt giống tốt, là trồng căn lành bằng cách lạy Phật, sám hối. Nghĩ về Phật, về Thánh hiền, tán thán công đức các Ngài thì những điều cao quý ấy trang nghiêm tâm ta, tội lần tiêu, lòng chúng ta tự thanh thản.
Tóm lại, tụng kinh, lạy Phật, sám hối song hành với thiền quán, chúng ta quan sát xem Phật, Bồ Tát, Thánh hiền làm gì, chúng ta tập làm theo, để điều chỉnh thân tâm chúng ta lần cho giống các Ngài. Chuyển hóa được tâm thành thánh thiện, chắc chắn hoàn cảnh cũng tự chuyển đổi tốt đẹp theo ; vì Phật dạy y báo tùy thuộc chánh báo. Nương theo những chiếc phao phương tiện mà đức Phật để lại, chúng ta hành xử lợi lạc cho mình và người để Phật pháp còn mãi trên thế gian lợi lạc chúng hữu tình.
(Hòa Thượng Thích Trí Quảng)
Nghi Thức Tụng Kinh Nam Mô A Di Đà Phật
Việt Nam là một đất nước đa dạng về tôn giáo và tín ngưỡng. Có những tôn giáo được truyền bá vào Việt Nam từ rất lâu đời và trở thành đời sống tinh thần cho đại đa số người dân Việt. Phật giáo luôn là một trong những tín ngưỡng văn hóa lớn nhất của chúng ta với rất nhiều những chùa chiền, miếu thờ hay những lễ nghi thờ cúng khác nhau. Việc thờ cúng tranh tượng phật trong gia đình sẽ giúp cho các gia chủ được bình an, hạnh phúc, sức khỏe dồi dào và luôn gặp may mắn trong cuộc sống. Hình Phật A Di Đà là một trong số đó.
Nguồn gốc Phật A Di Đà
Nhiều người cho rằng việc thờ cúng một vị thần Phật nào đó hoặc đặt niềm tin vào một thế lực siêu nhiên chỉ là việc làm vô căn cứ, đó là sản phẩm của trí tưởng tượng của con người. Phật giáo được truyền bá vào Việt Nam từ rất lâu đời, đi cùng với đó là những câu chuyện, những sự tích với các bài học khác nhau, những vị thần phật cũng luôn gắn liền với sự mơ hồ. Phật A Di Đà là một vị phật được thờ cúng nhiều nhất hiện nay trong chùa, miếu hay cúng tại gia. Tuy nhiên rất ít người có thể biết được rằng Phật A Di Đà có thật không?
Theo giáo lý Phật giáo thì Phật A Di Đà là giáo chủ cõi “Tây Phương Cực Lạc”, đây là một cõi Niết Bàn mà các Phật tử luôn muốn hướng đến. Khoảng cách giữa chốn trần gian và “Tây Phương Cực Lạc” là “Mười Muôn Ức Cõi”. Trong kinh A Di Đà đã nói rõ, chính Phật Thích ca Mâu Ni bằng trí tuệ siêu việt và sự giác ngộ của mình Phật đã thấy nhân duyên lớn của chúng sinh ở Ta Bà với Đức Phật A Di Đà và cõi Tây phương Cực lạc nên đã giới thiệu pháp môn Tịnh độ để người hữu duyên tu tập. Như vậy hầu hết những phật tử đều là người phàm nên quan niệm về cõi Tây Phương Cực Lạc và đức phật A Di Đà không thể kiểm chứng được. Vì vậy những phật tử muốn biết phật A Di Đà có thật hay không còn tùy thuộc vào duyên của mỗi người. Tuy nhiên phật Thích Ca Mâu Ni đã kiểm chứng về sự giác ngộ và duyên của người phàm với cõi Tây Phương Cực Lạc thì chúng ta cứ tin và thành tâm tu tập sẽ có ngày giác ngộ được.
Một sự tích khác là theo kinh Bi Hoa, về đời vua Chuyển Luân Thánh Vương tên Vô Tránh Niệm có vị đại thần tên là Bảo Hải, tức là thân phụ của Phật Bảo Tạng. Một hôm vua Vô Tránh Niệm nghe Phật thuyết pháp liền phát tâm cúng dường đầy đủ các lễ vật cho đức Phật và Đại chúng trong ba tháng. Vị đại thần Bảo Hải khuyên vua nên phát tâm bồ đề cầu đạo vô thượng. Vua liền nguyện nếu sau này thành Phật sẽ làm giáo chủ cảnh giới trang nghiêm thanh tịnh để giáo hóa chúng sanh. Vua Vô Tránh Niệm vừa phát nguyện xong, đức Bảo Tạng Như Lai liền thọ ký cho vua sau này thành Phật sẽ lấy hiệu là A Di Đà và ở cõi Tây Phương Cực Lạc. Vị Đại Thần Bảo Hải sau này cũng thành Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni.
Sự truyền bá Phật A Di Đà
Như chúng ta đã nhắc đến ở trên việc thờ cúng tranh tượng phật luôn là tín ngưỡng văn hóa và còn là đời sống tinh thần của các phật tử. Mỗi một vị phật hay Bồ Tát sẽ ứng với các lời cầu nguyện khác nhau. Với Phật A Di Đà được gắn với ánh chiều tà rạng rỡ, lan ra khắp mọi ngõ ngách vũ trụ mà không làm thiêu đốt hay mù lòa. Chính vì thế việc thờ cúng tranh phật hoặc tượng phật A Di Đà sẽ giúp cho các gia chủ có được sự soi sáng trong cuộc đời, tránh được những điều đen tối, xua đuổi tà ma và bảo vệ gia đình. Ánh sáng của Phật A Di Đà luôn có thể tiêu diệt được những thế lực xấu xa, bảo vệ chúng sinh và giúp chúng sinh giác ngộ phật giáo.
Ngày nay việc truyền bá thông tin vô cùng dễ dàng phật giáo cũng ngày càng phát triển và được người dân tin cậy nhiều hơn. Đây là đời sống văn hóa của người dân Việt Nam khi mà cuộc sống quá xô bồ, luôn cần một niềm tin vào một thế lực nào đó để mong muốn được bình yên, có cuộc sống an lạc thanh thản. Việc thờ cúng hoặc treo ảnh Phật A Di Đà trong nhà sẽ giúp cho các gia chủ có thể răn dạy được con cháu, luôn hướng đến điều tốt và có cuộc sống yên bình.
Bài niệm trong việc thờ cúng Phật A Di Đà
Các gia đình có treo hoặc thờ cúng phật A Di Đà luôn có bài niệm riêng ở trong kinh giáo. Trong đó câu niệm Nam Mô A Di Đà Phật là nhiều nhất. Trong sáu chữ này luôn chứa đựng huyền cơ và cả một câu chuyện trong đó. Đầu tiên chúng ta phải nhắc đến sự ngắn gọn trong câu niệm. Rất nhiều tín đồ phật giáo phải bỏ công sức và sự khó khăn để có thể học được những câu niệm trong kinh phật. Với câu niệm Nam Mô A Di Đà Phật vừa đơn giản lại rất dễ nhớ, dễ thuộc. Chính vì thế mà câu niệm này được các tín đồ sử dụng nhiều nhất cho các trường hợp thờ cúng phật giáo. Với câu niệm Nam Mô A Di Đà Phật tất cả các tín đồ từ trung đến hạ, người già, người trẻ đều có thể niệm được.
Theo giải thích pháp môn niệm phật thì từ “Nam Mô” có nghĩa là quy y, lòng quyết tâm vâng theo những lời phật dạy. Mỗi một cá nhân niệm “Nam Mô” là cả sự thành kính và sự mong mỏi được soi sáng trong dòng đời tất bật, được bao bọc trước những giông bão và những chấp niệm tâm ma. Đặc biệt trong phật giáo có một câu “Niệm một tiếng Nam Mô cả đời ăn không hết”. Vì vậy chúng ta có thể thấy sức mạnh của hai từ Nam Mô.
Từ A Di Đà có nghĩa là vô lượng quang và vô lượng thọ. Khi niệm A Di Đà đây là giai đoạn tương tục giác của các tín đồ. Phật A Di Đà chủ quản cõi Tây Phương Cực Lạc nên luôn hướng đến việc soi sáng cho chúng sanh. Khi các tín đồ niệm A Di Đà là sự khao khát được dẫn lối, sự giác ngộ của bản thân về một cõi Niết Bàn không tranh đoạt, không có vướng bận, không có khổ đau.
Phật là viết tắt của từ Phật Đà có nghĩa là giác ngộ, dứt bỏ luân hồi, con người được giải thoát. Bao gồm cả 6 chữ thành một câu niệm dễ dàng nhưng chứa đựng trong đó là cả một sự giải thoát của con người.
Nghi thức tụng kinh Nam Mô A Di Đà Phật
Bởi là một vị phật vô lượng có thể phổ độ chính sanh nên việc tụng kinh hoặc cúng dường luôn có những nghi thức nhất định. Đối với kinh A Di Đà được chia thành nhiều khâu và các nghi thức khác nhau. Đầu tiên được nhắc đến nhiều nhất là cúng hương, cúng tán thán phật, cúng quán tưởng, tán lư hương, chú đại bi, sám hối, nghi thức trì tụng…Trong đó chúng ta phải kể đến “Chú Đại Bi”. Đây là bài chú được các chúng sanh sử dụng nhiều nhất với mong muốn sám hối mọi lỗi lầm, mong được các vị phật dẫn đường chỉ lối cho cuộc sống thanh thản.
Các cách tụng kinh A Di Đà theo từng nghi thức đã có nhắn đến trong kinh phật, các tín đồ cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng kinh phật để có thể thực hiện nghi lễ đúng nhất. Đặc biệt đối với các gia chủ cần phân biệt được giữa cách tụng kinh và thờ cúng Phật A Di Đà với Phật Thích Ca Mâu Ni. Bởi vì xét về tạo hình hai vị Phật có tạo hình gần giống nhau nên rất dễ gây nhầm lẫn cho người mới tiếp cận Phật giáo.
Việc treo hình Phật A Di Đà trong gia đình cũng cần phải chú trọng đến một số điều cấm kỵ. Các gia chủ không thờ cúng mà chỉ treo ảnh phật cũng cần phải có được sự thành kính tuyệt đối với ngài, không được có những hành động hoặc lời nói khiếm nhã. Khi treo tranh Phật A Di Đà cần lựa chọn địa điểm phù hợp. Nên treo tranh tại những nơi trang trọng, cao ráo như là đối diện cửa ra vào hoặc là trên bàn thờ để thể hiện sự tin kính. Các gia chủ nên lưu ý tuyệt đối không được treo hình Phật A Di Đà ở gần cầu thanh hoặc đối diện, trong phòng ngủ cũng không được treo tranh Phật A Di Đà, bếp và khu chỗ vệ sinh cũng không được. Khi lau chùi vệ sinh tranh Phật A Di Đà cũng cần sử dụng khăn lau sạch, mới. Đặc biệt không được để ảnh Phật A Di Đà dưới đất hoặc cất trong tủ, trong két sắt hoặc treo quá thấp.
Như vậy chúng ta có thể nói Phật A Di Đà là một vị phật đầy quyền năng với tấm lòng bao dung cả thiên hạ. Đối với các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á như: Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản…đại đa số người dân là theo phật giáo nên nền văn hóa thờ cúng được truyền bá rất rộng và đầy đủ chi tiết. Tuy nhiên mỗi một quốc gia lại có những văn hóa, tôn giáo khác nhau nên trong việc thờ cúng cũng có những sự thay đổi cho phù hợp.
Tụng Kinh Phật Tại Nhà: Kéo Tà Ma Tìm Đến?
Ngày nay tự do tôn giáo tín ngưỡng, một người có thể lựa chọn cho mình theo một hay một số tôn giáo nếu những tôn giáo đó không mâu thuẫn hay quá đối lập hoặc bổ trợ cho nhau (thuận tu).
Càng tụng kinh càng khó tập trung, càng mệt mỏi
Bách gia nói chung, đồng nhân nói riêng nhờ sự tự do tín ngưỡng này, đồng thời cũng là thuận theo pháp tu của Đạo Mẫu được phép kết hợp với quy y Phật và tụng kinh, tìm hiểu, tham chiếu kinh Phật, học sự tĩnh tâm, sự từ bi, tâm biết sám hối … của kinh Phật mà quán xét và hỗ trợ trong việc tu tập sự định tâm cơ sở nhất. Đồng thời cũng là nương nhờ một phần vào việc tụng đọc kinh Phật cơ sở như Kinh phổ môn, kinh A di đà, Kinh Địa Tạng, Kinh Thủy Sám, Bát nhã tâm kinh …để trước là sám hối tội nghiệp của bản thân, gia tiên gia chung, cầu tâm tính được bình an, sau nữa là mong cầu siêu thoát cho gia tiên, oan gia thậm chí cao hơn là các vong linh hữu duyên…
Lí thuyết là như vậy, ai cũng biết cũng được rao giảng rằng tụng kinh Phật rất tốt. Nhưng điều gì cũng có hai mặt, tụng kinh Phật tốt và đem lại hiệu quả khi nào? Tụng thế nào? Tụng lúc nào… không phải ai cũng nắm rõ.
Vậy nên rất nhiều người, cả người thường và cả đồng nhân trong đạo ban đầu tụng kinh thấy khó tập trung, tụng dần dần càng tụng khuôn mặt càng xám càng mệt mỏi không rõ nguyên nhân, một số thậm chí còn bị ảo giác, nếu là đồng nhân biết cảm nhận âm dương thì dễ nhận thấy sự tăng đột biến của âm vong vây quanh mình lúc tụng kinh và kể cả sau khi tụng, nhiều lúc còn bị vong ma tác động quấy nhiễu làm đảo loạn cuộc sống và tâm thần bất an.
Tại sao tụng kinh lại bị như vậy?
Dù là kinh cầu siêu, phổ môn, địa tạng hay thủy sám…, bản chất đa phần là kinh độ âm nhưng mức độ, đối tượng và yêu cầu tín niệm lực gia trì khác nhau mà thôi.
Tụng kinh tại gia Khi gõ tiếng chuông thỉnh bắt đầu tụng kinh, tiếng chuông này như sự thông báo chấn động đến không gian xung quanh không chỉ dương nghe thấy mà cả phần âm cũng nghe thấy, mục đích của tiếng chuông thỉnh là cầu sự gia ân chứng giám của chư Phật chư hộ và chứng giám cho người chuẩn bị tụng kinh, nhưng khi nghe tiếng chuông này, việc chư Phật chư hộ pháp có nghe được và xuống gia hộ chứng tâm cho người tụng hay không còn phụ thuộc vào tâm thức ý nguyện của người tụng có thật tâm, thành tâm, tín tâm hay không, có lòng từ lòng thiện lòng cầu sám hối thật không … rất nhiều.
Còn vong ma xung quanh, vong lang thang, vong hữu duyên hay vong oan gia thì chưa cần biết những việc đó, nghe tiếng chuông là đã đến thậm chí kéo nhau đến xem có chuyện gì và có lợi ích gì không rồi.
Đương nhiên dù người tụng kinh tại gia chứ chưa nói đến tụng kinh tại đền, điện hay chùa… đều có tối thiểu là thổ địa và tiền chủ hậu chủ cai quản mảnh đất đó quản lý không cho phép vong ma ra vào bừa bãi. Nhưng đó là nếu vong ma lang thang yếu ớt và nhỏ lẻ qua lại, còn khi đã gõ chuông thỉnh hoặc bắt đầu tụng kinh thì tiếng chuông tiếng kinh như một sự ” kích thích” kéo vong ma đến cùng một lúc, đông đảo và đặc biệt trong đó không tránh được có cả vong có pháp lực đã tồn tại nhiều năm, thậm chí tà ác…. Thổ địa hoặc chúa đất, vong tiền hậu chủ lúc này đa phần là sức yếu không ngăn lại được.
Còn nếu tụng tại đền, điện, chùa …
Nếu tụng kinh tại đến, chùa thì còn phải xét xem ngôi đền, điện, chùa đó có linh khí không ? có hộ pháp gia trì thực không mới có thể gia hộ cho người tụng giảm bớt vong ma kéo đến được. Đặc biệt bên nhà Phật đề cao sự từ bi độ cho vong ma, nên ngay cả khi các sư ni tụng kinh, nếu vong ma kéo đến đa phần chư hộ pháp đều cho phép được vào để cho vong được cầu hưởng lợi lạc và độ vãng sinh…nên chính sư ni khi tụng kinh xung quanh vong ma luôn có, thậm chí còn nhiều hơn cả người thường.
Lúc này nếu người tụng kinh có sự thành tâm thành kính và tín tâm thực sự để kêu cầu được chư Phật hộ Pháp và nếu là đồng nhân còn có thêm chư Thánh ân chiêm chứng tâm hoặc người hộ đạo gia hộ, thì những vong ma này ắt thấy đây là nơi sẽ có lợi lạc vì có năng lượng Phật Thánh giáng xuống và người tụng kinh này cũng sẽ tạo lợi lạc cho vong, ma. Vong ma càng về kéo đến càng đông cầu xin sự gia hộ cứu vớt không phải của người tụng kinh mà của Chư Phật, Thánh, người bảo trợ kia.
Nếu là vong linh có tu đạo có pháp lực và đạo hạnh, thấy người tụng kinh có tâm đạo cũng sẽ vì thế mà ở bên hoặc thường đến gia trì cộng hưởng tín lực tín tâm cho người tụng, vừa là giúp cho người tụng kinh đem lợi lạc đến cho chúng vong và có tiến tu, cũng vừa là tự giúp chính những vong linh có đạo này tiến tu đạo hạnh của chính họ (công đức hộ đạo người thực tu). Những vong linh thấy sự lợi lạc và sự thành tín của người tụng mà thành tâm lắng nghe, đọc theo, tụng theo và thậm chí bảo vệ cho người tụng kinh đều có lợi lạc.
Tụng kinh, trì chú: Hãy hiểu và biết điểm dừng
Tuy nhiên, dù là người có tín tâm và tín lực gia trì khi tụng kinh độ âm, ban đầu vô cùng lợi lạc nhưng vì số lượng vong linh lang thang, vong hữu duyên và cả vong oan gia theo nhau mà kéo đến càng đông, đến một lúc nào đó tự thân tín niệm gia trì của người tụng trở nên quá yếu và không đủ lực gia trì độ âm cho vong kéo đến xin độ nữa, thì tự khắc những âm khí xung quanh quá lớn ám vào người tụng. Điều này khiến riêng khí huyết cũng suy giảm mà thần hồn cũng kém đi, thành ra ngày càng mệt mỏi, cơ thể suy yếu, sắc diện kém, dễ nổi sân, cáu gắt vô cớ…
Nếu không hiểu và không biết điểm dừng, biết cách thức kiềm chế kiểm soát vong ma kéo đến hoặc tạm thời dừng tụng kinh độ âm đúng lúc để gia trì thêm khí huyết bản thân và kêu cầu thổ địa, gia tiên, thậm chí có lễ kêu cầu Thành Hoàng bản cảnh gia hộ đuổi bớt vong ma …nếu được chấp thuận và hỗ trợ thì dần dần sẽ trở lại bình thường. Sau khi có chuẩn bị vững mạnh hơn về khí huyết, tâm tính trở lại bình thân thuần thiện và được sự gia hộ thì bắt đầu tụng tiếp cũng chưa muộn.
Tụng kinh: Cần đủ lòng thành & từ bi
Nếu người tụng kinh kia chưa đủ tâm, đủ tín thành, đủ lòng từ bi thương xót chúng vong… thì khi tụng kinh kia, đặc biệt là các kinh độ âm cần tín lực gia trì lớn như kinh a di đà, kinh địa tạng, cao hơn là kinh thủy sám, …. tâm người tụng còn động loạn nhiễu nhương bao tục sự, tâm mong cầu, tâm tham sân si, tâm từ bi và đạo hạnh (với đồng nhân có đạo) không đủ để gia trì tín lực, niệm lực cho kinh thì nếu ” may mắn” vong linh kia sẽ xem xét còn gì lợi lạc cho họ không, nếu những người tụng kinh không có đủ tín lực nhưng có cúng đồ ăn, đồ khao chúng sinh thì họ vẫn đến, có thể thành thói quen ăn rồi ở luôn đó, chờ được cho ăn. Và nếu không cho đủ cho vong linh đói khát ăn đều, họ sẽ đâm ra phá phách đòi hỏi, còn nếu xét không có lợi ích gì và cũng không ép được người gọi mời bất đắc dĩ kia nuôi họ ăn, họ sẽ dần dần bỏ đi.
Trong trường hợp gặp phải vong linh tà ác lại có pháp lực thì rất có thể ở lại hại người tụng kinh hoặc phá phách. Đặc biệt: đồng khí tương cầu, nhiều người tụng kinh lời nói thì mong muốn cầu tâm an, cầu vãng sinh cho gia tiên, vong linh oan gia… nhưng tâm không những không có đủ tín lực gia trì, mà còn chất chứa quá nhiều tham sân si của tục sự đời thướng bám quấn lấy tâm trí thì khi tụng kinh lời tụng phát ra, mang theo cả tâm sân si của người tụng phát tán… Lúc này, những vong ma tâm tính tương tự hoặc tà ác (có thể có pháp lực hoặc không) kéo đến, và đương nhiên những vong ma tà ác này không dễ dàng bỏ đi khi thấy “con mồi” của chúng ngay trước mắt.
Tại sao lại gọi người tụng kinh, trì chú là “con mồi”?
Vì rằng nếu là vong cùng tâm tham, sân, si hoặc vong tà ác, vong sẽ tác động thêm vào tâm lý của người tụng kinh, tăng thêm sự tham, sân, si, sự hỗn loạn tâm trí của người tụng kinh, mục đích có thể chỉ:
Để thỏa mãn sự phá phách của mình
Hoặc mong người tụng vì bị phá phách đâm ra sợ hãi mà cầu cúng hoặc cúng đồ ăn thức uống
Hoặc báo mộng giả mộng để người tụng kinh thêm sợ hãi hoặc mong cầu mà cúng kiếng phụng thờ
Thậm chí giả báo, ban cho ít năng lực dị năng cơ sở (kể cả người tụng kinh kia có căn hay không có căn) để người ta lập bát hương, lập bàn thờ, lập điện… thờ cúng chúng, để chúng ăn và thụ hưởng không chỉ hương hoa thực quả mà còn cả tín ngưỡng lực cúng bái của người trước tụng kinh kéo chúng đến và của bách gia khác sau này bị lừa đến cúng bái…
Hoặc một số tà ác sống bằng lệ khí, oán khí, uất khí… còn liên tục tác động khiến người bị tác động sinh tâm nhiễu loạn, mệt mỏi hòng hút đi sinh khí và những lệ khí, oán khí, uất khí… kia để chúng tồn tại.
…………………….
Lúc này những người tụng ban đầu có thể với ý tốt, tâm tốt nhưng lại trở thành tay sai thành công cụ của tà ma và bị vong tà ma sai khiến lợi dụng. Nếu có thể tự thân nhận ra hoặc được người cứu giúp khai sáng mà thoát ra, dừng tụng, dừng cúng kiếng lễ lạt thờ phụng vong tà… thì là còn có phúc.
Không thì lâu dần lôi ma về nhà phụng thờ, gia tiên bỏ đi, tệ hơn là được chút dị năng hoặc ảo vọng lập điện lập bàn thờ kéo bách gia đến cúng bái thì còn là tự tạo nghiệp, không chỉ khí huyết bản thân bị hút mà phúc quả bản thân, gia đình, gia tiên đều bị cạn sạch, nghiệp cho hiện đời và cả đời sau đều phải gánh chịu.
Người có căn, tụng kinh càng lôi kéo vong ma nhiều hơn
Đó là nói về việc tụng kinh với bách gia nói chung. Riêng với đồng nhân trong đạo nhập tu nương tựa cửa Đình Thần, việc tụng kinh Phật càng lôi kéo vong ma nhiều hơn, vong tà ác cấp cao hơn và biểu hiện bị vong bám tá càng rõ rệt… tại sao vậy ?
Trước tiên phải hiểu về bản chất của đồng nhân Đạo Mẫu:
“Một người có căn đặc biệt là căn sâu quả nặng đạo ta thường do nhiều yếu tố, nhưng phần quan trọng nhất là những người sinh ra trong muôn một linh hồn chân linh và cơ thể phù hợp với việc thu nhận kết nối với năng lượng bản nguyên của vũ trụ, cũng như khi sinh cơ thể những người có căn sâu do linh khí, khí mạch đại địa hun đúc vào đó là căn cơ của con đồng.
Trong số khí mạch đại địa đó có khí âm tử và khí âm sát. Khí linh đại địa bao gồm cả hai loại: khí âm tử và khí âm sát nếu thêm năng lượng bản nguyên vũ trụ nữa thì là thuốc bổ cho các âm vong.
Thuốc bổ thì hơn món ăn hàng ngày nhiều, nó có nhiều công dụng cho vong tà mà đặc biệt khi kết hợp với tín ngưỡng lực sẽ có công dụng lớn nhất đó là làm đạo hạnh của vong tà càng ngày càng mạnh lên chí ít chúng cũng hưởng năng lượng mà tồn tại để lé tránh luân hồi.
Anh có thuốc bổ mà tôi cần, nhưng anh không bán cũng không cho vậy tôi phải tìm cách lấy, phải đòi bằng được.
…Vì vậy mà mười người có căn thì gần như cả mười có vong tà bám theo để ăn cướp phần thuốc bổ đó (nếu là vong tà), hoặc đòi lấy coi như trả nợ (nếu là oan gia).” – Trích: Đạo Mẫu tứ phủ đình thần kinh thư dẫn tu cơ sở – Phẩm 5: Pháp môn thử lính.
Như vậy, đồng nhân trong đạo dù không tụng kinh vẫn có sẵn vong linh, vong oan gia và tà ma đeo bám rồi. Nay nếu tụng kinh độ âm nữa thì vong và tà ma càng kéo đến nhiều. Khi đã kéo đến lại nhận thấy đây là cơ hội để chiếm được “thuốc bổ”, sao có thể dễ dàng bỏ đi được.
Đồng nhân nếu tụng kinh không đúng
Thông thường ban đầu dễ thấy nhất là đồng nhân đặc biệt là đồng sát âm sẽ bị nhiễm âm khí mà sinh ra mệt mỏi, xanh sao do bị hao hụt khí huyết và âm vong xung quanh quá nhiều.
Hoặc oan gia kéo đến hoặc cầu cướp đi sinh khí đòi nợ, hoặc gây chướng ngại mệt mỏi cho đồng nhân khiến đồng nhân thoái chí trong tu tập, tụng niệm kinh
Hoặc tà ma vây bám tác động thúc đẩy các tâm niệm ác, tâm tham sân si, tâm ảo vọng mong cầu… hòng trước là phá hoại đạo tâm của đồng nhân (đạo khai ma khởi, đạo cao một thước ma cao một trượng là ý này), sau nữa là vì đồng nhân căn cơ sát âm thường hay được ban dị năng từ sớm, cảm nhận âm dương dù là mức độ cơ sở, nếu mới nhập đạo, đạo tâm chưa vững lại thần hồn chân linh còn yếu dễ bị tác động thông qua hình thức giả Thần Thánh ứng báo, giả Gia tiên ứng báo hay người hộ đạo ứng báo…, để đồng nhân sinh tâm ngã mạn bản thân, ảo mộng dị năng…
Hoặc ma tà có thể ban cho đồng nhân thêm dị năng cơ sở để tăng thêm sự ngã mạn sái tâm này… tác động để đồng nhân hành đạo trái pháp Thánh, trái nguyên tắc… thu hút bách gia đến cậy sở, bái kính, có thể lập điện hoặc chỉ cần bát hương… là vong tà đã có cơ sở để ngồi hưởng cúng bái và ăn cắp tín ngưỡng lực bách gia rồi.
Người thường cho dị năng thu hút bách gia đã là miếng mồi báu bở, nhưng đồng nhân có hầu Thánh và đã từng có bóng Thánh giáng, đặc biệt là đồng nổi lại càng được ma tà nhắm đến và không dễ gì buông bỏ. Chúng lợi dụng đồng nhân và làm mờ mắt đồng nhân bởi những ảo vọng, những tài lộc, danh vị, thậm chí những mong cầu tục sự cuộc sống dung tục khác… để biến đồng nhân thành tay sai đắc lực cho chúng.
Đây vừa là khó khăn thử thách, nhưng cũng là cơ hội tu tập của con đồng.
Vì đạo nào chả có chướng ngại, vượt qua chướng ngại như thế nào mới là vấn đề.
Trường hợp này, đồng nhân hiểu đạo khi tụng kinh Phật trước nên ưu tiên các kinh Bát nhã nhằm thanh tẩy và an yên tâm, sau tụng kinh độ âm cho gia tiên hoặc oan gia ở mức cơ sở như kinh phổ môn, sau nữa mới tụng đến kinh di đà cầu siêu cho vong linh nói chung, cao hơn nữa mới đến kinh địa tạng, thủy sám… dù ở mức cơ bản hay nâng cao, tốt nhất nên tụng tại bản điện chốn tổ có chư hộ pháp và hành sai cửa Thánh cùng tổ dòng đồng gia hộ, bảo trợ.
Nếu tụng tại gia thì áp dụng với đồng nhân đã có cơ bản định tâm hoặc có người hộ đạo theo sát được Chư Thánh gia ân cắt cử hoặc cho phép đi theo bảo trợ, sẽ hạn chế và ngăn chặn được phần nào những vong linh lang thang, oan gia và ma tà quá ồ ạt đến đòi nợ hay quấy nhiễu, lợi dụng phá phách đồng nhân.
Nói là ngăn chặn và hạn chế phần nào tức là vẫn có, vì đồng nhân đã nhập đạo là phải tu, nếu tâm không sân, không si, không tham, không vọng tưởng mong cầu… thì dù vong ma có đến, oan gia có phá cũng không làm gì được.
Để vong tà và oan gia kéo đến gây áp lực hay đòi nợ vừa là thuận theo nhân quả có nợ phải trả, cũng là thử thách và là bài học để con đồng rèn luyện bản thân, tu tâm thanh tịnh vượt chướng ngại của ma tà kia, đến khi tâm đủ tịnh, lòng đủ từ bi, thần hồn sẽ ngày càng vững mạnh, đến khi đủ tự lực và tự tín niệm lực, khởi tâm tụng kinh độ âm lúc này sẽ vô cùng lợi lạc cho chính đồng nhân trong quá trình tiến tu, lại lợi lạc cho vong linh được dẫn độ, cũng là tu tập tạo âm phúc cho đồng nhân.
Như vậy, việc tụng kinh độ âm luôn luôn có vong ma kéo đến, dù là người thường hay đồng nhân cửa đạo Thánh. Khi đã hiểu căn nguyên, mục đích và cách xử lý, người tụng kinh có thể vững tin nỗ lực hơn trong tụng niệm, người có đạo càng nhất tâm hơn trong đồng tu Đạo Phật và Đạo Thánh, để từ đó mà tiến tu vững chắc và đem lại lợi lạc cho tất thảy chúng âm vong hữu duyên nương nhờ theo đúng căn cơ và năng lực niệm lực tín lực của bản thân.
Việc nghe kinh đơn thuần có khiến vong ma kéo đến?
Từ bạn đọc Camellia Japonica Li: “Mình theo đạo Cao Đài. Có mở kinh trong nhà lúc ngủ kể từ khi bầu em bé đến giờ bé đã gần 4 tuổi, nghe quen rồi nên giờ vẫn mở.
Bài viết từ Thầy Trần Thêm Đăng lại, trích dẫn vui lòng ghi nguồn tác giả & web chúng tôi đầy đủ
Cập nhật thông tin chi tiết về Kinh Nhật Tụng: Vạn Phật Thánh Thành trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!